Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN một số giải pháp cơ bản giúp học sinh sử dụng có hiệu quả các thao tác lập luận trong văn nghị luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.99 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
1. Mở đầu
Trang 1
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu:
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng
để giải quyết vấn đề.
2.3.1 Bước thứ nhất: Trang bị những kiến thức cơ bản về văn
nghị luận
2.3.2. Bước thứ 2: Xây dựng hệ thống bài tập giúp học sinh nhận
dạng các thao tác lập luận sử dụng trong văn nghị luận để học
cách sử dụng có hiệu quả các thao tác này.
2.3.3 Bước thứ 3 - Hướng dẫn học sinh vận dụng các thao tác
lập luận vào bài văn nghị luận.
2.3.4 Bước thứ 4 - Hướng dẫn học sinh vận dụng kết hợp các
thao tác nghị luận trong bài văn nghị luận.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động
giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị.
Tài liệu tham khảo

Trang 1
Trang 1
Trang 1


Trang 1
Trang 2
Trang 2
Trang 2
Trang 3
Trang 3
Trang 6
Trang 10
Trang 13
Trang 15
Trang 16
Trang 16
Trang 16
Trang 17


1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài:
- Ngữ văn là môn học có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát
triển năng lực cho học sinh. Môn học này góp phần hình thành những phẩm
chất tốt đẹp cho con người, bồi dưỡng tâm hồn, nâng cao nhận thức về cuộc
sống và kĩ năng sống... Tuy nhiên từ trước đến nay, việc dạy học thường tập
trung chủ yếu vào phân môn đọc - hiểu các văn bản văn học mà chưa thực sự
chú trọng đến các phân môn khác như làm văn, tiếng Việt.
- Hiện nay, theo yêu cầu của đổi mới giáo dục mà trọng tâm là đổi mới phương
pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực,
phẩm chất của học sinh. Muốn phát triển được năng lực học sinh cần chú trọng
rèn luyện cho các em kỹ năng. Đối với môn Ngữ văn là các kỹ năng đọc - hiểu,
nhận diện văn bản, hình thành văn bản... trong đó kỹ năng hình thành văn bản
nghị luận là một vấn đề quan trọng.

- Văn nghị luận là một kiểu bài quan trọng trong chương trình ngữ văn PTTH.
Tuy nhiên hiện nay chất lượng bài viết văn nghị luận của học sinh còn thấp. Vấn
đề này có nhiều nguyên do như học sinh viết bài còn viết theo cảm tính, nghĩ gì
viết nấy, chưa xây dựng được luận điểm, khả năng lập luận hạn chế, đặc biệt là
nắm chưa chắc các thao tác lập luận nên khi vận dụng các thao tác này vào bài
làm văn các em còn lúng túng hoặc khi đọc một văn bản nghị luận học sinh chưa
nhận diện một cách chính xác các thao tác lập luận sử dụng trong đó. Vì vậy, tôi
manh dạn chọn đề tài: Một số giải pháp cơ bản giúp học sinh sử dụng có hiệu
quả các thao tác lập luận trong văn nghị luận. Mong rằng bài viết này sẽ góp
một phần nhỏ vào việc dạy học hình thành kỹ năng làm văn nghị luận cho học
sinh hiện nay.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Qua việc nghiên cứu, tôi mong muốn tìm ra những cách thức có thể giúp học
sinh sử dụng có hiệu quả các thao tác lập luận trong văn nghị luận. Từ đó, tự
nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân, đồng thời qua đây cũng muốn chia
sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp về những biện pháp mà bản thân đã tìm hiểu
ứng dụng trong giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng bài viết văn nghị luận
ở học sinh hiện nay.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Các thao tác lập luận trong văn nghị luận: giải thích, chứng minh, so sánh,
phân tích, bác bỏ, bình luận.
- Đề tài được nghiên cứu tại trường THPT Quảng Xương 2. Áp dụng thực
nghiệm ở học sinh các lớp 11.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Về mặt lí luận: nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức về các
thao tác lập luận nêu trên.
- Thực tiễn: áp dụng giảng dạy ở các lớp, rút kinh nghiệm, hệ thống thành
phương pháp.
2



2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
- Văn nghị luận là một kiểu bài quan trọng trong chương trình Ngữ văn THPT.
Để làm tốt kiểu bài này học sinh không chỉ cần được trang bị kiến thức phong
phú về văn học và cuộc sống mà còn phải được trang bị đầy đủ kỹ năng cơ bản.
Trong đó kỹ năng sử dụng các thao tác lập luận là một kĩ năng thiết yếu. Có nắm
được các thao tác nghị luận học sinh mới vận dụng được vào trong quá trình viết
văn. Hơn nữa nắm chắc được kiến thức học sinh cũng có thể dễ dàng nhận diện
được các thao tác lập luận sử dụng trong các văn bản nghị luận.
- Xuất phát từ phương châm "học đi đôi với hành, lí luận phải gắn liền với thực
tiễn" nên khi học làm văn nghị luận, học sinh phải vận dụng được lý thuyết vào
việc hình thành bài viết. Các em phải hiểu rõ mình luận bàn về vấn đề gì? Để
thuyết phục người đọc, người nghe tin tưởng vào ý kiến của mình cần có những
lập luận nào? Sử dụng thao tác lập luận nào cho phù hợp? Nắm được vài trò của
các thao tác lập luận trong làm văn từ đó vận dụng có hiệu quả vào bài viết làm
tăng sức thuyết phục cho bài nghị luận.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
- Văn nghị luận có vai trò rất quan trọng trong đời sống. Nó có khả năng rèn
luyện tư duy, năng lực biểu đạt những quan niệm những tư tưởng sâu sắc trước
cuộc sống. Có được năng lực nghị luận là con người có được một điều kiện cơ
bản để thành đạt trong cuộc sống xã hội. Tuy nhiên hiện nay, học sinh chưa ý
thức được vấn đề này một cách sâu sắc. Khả năng diễn đạt, luận giải một vấn đề
cảu các em còn hạn chế. Đứng trước tập thể để đưa ra ý kiến của mình và thuyết
phục mọi người đồng tình với ý kiến của mình về một vấn đề nào đó nhiều em
còn lúng túng, diễn đạt chưa rõ, mạch lạc vấn đề. Vì vậy, rèn luyện kĩ năng văn
nghị luận cho học sinh là một yêu cầu rất cần thiết trong hoạt động dạy học Ngữ
văn hiện nay.
- Nghị luận là một kiểu bài làm văn mà học sinh đã được trang bị kiến thức từ
cấp THCS. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy rằng, khi viết bài

nghị luận học sinh thường viết theo cảm tính, nghĩ gì viết nấy thậm chí các em
còn không thiết lập dàn ý cơ bản trước khi viết. Việc vận dụng các thao tác nghị
luận vào trong bài viết còn nhiều hạn chế. Cụ thể, các em cũng có sử dụng các
thao tác như giải thích, phân tích, chứng minh... nhưng hiệu quả chưa cao, chưa
biết cách vận dụng kết hợp các thao tác vào trong bài viết.
- Trong chương trình Ngữ văn THPT, các thao tác lập luận trong văn nghị luận
là kiến thức trọng tâm của phân môn Làm văn lớp 11 với 4 thao tác chính là: so
sánh, phân tích, bác bỏ và bình luận. Đây là những thao tác cơ bản thường xuyên
vận dụng trong viết văn nghị luận. Sách giáo khoa hiện nay đã xây dựng cả bài
lý thuyết và thực hành song tiết học còn ít ỏi, việc thực hành mới dừng lại được
ở khâu giải các bài tập trong sách nên việc vận dụng kỹ năng vào một bài viết
hoàn chỉnh còn chưa có. Học sinh lại thường thụ động chưa biết cách hệ thống
kiến thức hoặc sáng tạo trong việc sử dụng các thao tác lập luận này nên bài viết
của các em chất lượng còn thấp.
3


2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết
vấn đề.
Học sinh muốn vận dụng một cách có hiệu quả các thao tác lập luận trong
văn nghị luận trước hết các em phải nắm vững kiến thức lý thuyết về các thao
tác này. Vì vậy, khi giảng dạy lý thuyết cho học sinh tôi chú trọng việc hệ thống
kiến thức, đối sánh các thao tác để học sinh nắm chắc được kiến thức cơ bản sau
đó cho các em thực hành các bài tập để thấy được sự vận dụng các thao tác lập
luận vào văn nghị luận như thế nào, từ đó rút ra cách thức sử dụng có hiệu quả
các thao tác này. Để việc hình thành kĩ năng sử dụng các thao tác lập luận trong
văn nghị luận cho học sinh có hiệu quả, tôi đã trăn trở và khái quát thành các
bước sau:
2.3.1 Bước thứ nhất: Trang bị những kiến thức cơ bản về văn nghị luận
Lý thuyết là một phần thiết yếu để hình thành kĩ năng. Việc giúp học sinh

nắm vững lý thuyết trước khi thực hành là điều vô cùng quan trọng. Hiện nay,
học sinh còn ngại học lý thuyết làm văn, học qua loa, nắm chàng màng kiến thức
nên khi vận dụng làm bài còn nhiều lúng túng.
Ở bước này giáo viên vận dụng trong các tiết học dạy lý thuyết để giúp các
em năm vững kiến thức về văn nghị luận. Đây là những kiến thức cơ bản nhất về
văn nghị luận nói chung và các thao tác lập luận trong văn nghị luận nói riêng:
* Nghị luận là kiểu bài làm văn dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luyện về
một vấn đề nào đó.
* Lập luận trong văn nghị luận.
- Lập luận là đưa ra các lý lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe (đọc) đến
một kết luận nào đó mà người nói (viết) muốn đạt tới.
- Để xây dựng lập luận trong văn nghị luận, cần xác định được luận điểm chính
xác, minh bạch; tìm được các luận cứ thuyết phục và vận dụng các phương pháp
lập luận hợp lí.
* Các thao tác lập luận trong văn nghị luận
Chương trình Ngữ văn học sinh được trang bị 6 thao tác lập luận cơ bản là: giải
thích, chứng minh, phân tích, so sánh, bác bỏ và bình luận. Bước thứ nhất
này, nhằm hế thống hoá kiến thức của các thao tác lập luận này.
Các thao tác lập luận này có thể tóm lược như sau:
 Thao tác lập luận giải thích
- Khái niệm: Vận dụng tri thức để hiểu vấn đề nghị luận một cách rõ ràng và
giúp người khác hiểu đúng ý của mình.
- Mục đích/ yêu cầu: Hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề nhằm nâng cao nhận thức, bồi
dưỡng tình cảm.
- Cách vận dụng: Dùng lý lẽ để giảng giải, cắt nghĩa vấn đề.
+ Giải thích cơ sở: Giải thích từ ngữ, khái niệm khó, nghĩa đen, nghĩa bóng của
từ.
+ Trên cơ sở đó, sử dụng thao tác lập luận giải thích, giải thích toàn bộ vấn đề,
chú ý nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn
 Thao tác lập luận chứng minh

4


- Khái niệm: là đưa ra những dẫn chứng, cứ liệu xác đáng để làm rõ một vấn đề.
- Mục đích: làm sáng tỏ và thuyết phục người đọc, người nghe tin tưởng vào vấn
đề.
- Cách vận dụng: Dùng lí lẽ, bằng chứng đã được thừa nhận để chứng tỏ đối
tượng. Xác định vấn đề chứng minh để tìm nguồn dẫn chứng phù hợp. Dẫn
chứng phải phong phú, tiêu biểu, toàn diện sát hợp với vấn đề cần chứng minh,
sắp xếp dẫn chứng phải lô gic, chặt chẽ và hợp lí.
 Thao tác lập luận phân tích
- Khái niệm: Chia tách đối tượng, sự vật, hiện tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố
nhỏ; xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ.
- Mục đích: làm rõ đặc điểm về nôi dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ
bên trong bên ngoài của đối tượng.
- Tác dụng: thấy được giá trị ý nghĩa của sự vật hiện tượng, mối quan hệ giữa
hình thức với bản chất, nội dung. Phân tích giúp nhận thức đầy đủ, sâu sắc cái
giá trị hoặc cái phi giá trị của đối tượng.
- Yêu cầu: nắm vững đặc điểm cấu trúc của đối tượng, chia tách một cách hợp lí.
Sau phân tích chi tiết phải tổng hợp khái quát lại để nhận thức đối tượng đầy đủ,
sâu sắc
- Cách vận dụng: Khi phân tích cần:
+ Chia nhỏ đối tượng thành các bộ phận theo những tiêu chí, quan hệ nhất định
để xem xét như quan hệ giữa các yếu tố tạo nên đối tượng, quan hệ nhân quả,
quan hệ giữa đối tượng với các đối tượng liên quan,...
 Thao tác lập luận so sánh
- Khái niệm: Là thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, đối tượng
hoặc là các mặt của một sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau, từ
đó thấy được giá trị của từng sự vật
- Mục đích: là làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối

tượng khác. So sánh đúng làm cho bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể sinh động
và có sức thuyết phục.
- Tác dụng: nhằm nhận thức nhanh chóng đặc điểm nổi bật của đối tượng và
cùng lúc hiểu biết được hai hay nhiều đối tượng.
- Yêu cầu: Khi so sánh phải đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá
trên cùng một tiêu chí mới thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa chúng,
đồng thời phải nêu rõ quan điểm ý kiến của người viết.
- Cách vận dụng:
+ Xác định đối tượng nghị luận, tìm một đối tượng tương đồng hay tương phản,
hoặc hai đối tượng cùng lúc
+ Chỉ ra những điểm giống nhau giữa các đối tượng.
+ Dựa vào nội dung cần tìm hiểu, chỉ ra điểm khác biệt giữa các đối tượng.
+ Xác định giá trị cụ thể của các đối tượng.
 Thao tác lập luận bác bỏ

5


- Khái niệm: là dùng lí lẽ, chứng cứ để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch
hoặc thiếu chính xác, ... từ đó, nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người
nghe (người đọc).
- Mục đích: Chỉ ra chỗ sai trái của ý kiến, trên cơ sở đó đưa ra nhận định đúng
và bảo vệ ý kiến lập trường đúng đắn của mình.
- Tác dụng: giúp nghị luận thêm sâu sắc và giàu tính thuyết phục
- Yêu cầu: khi bác bỏ ý kiến của người khác, cần nắm chắc những sai lầm của
họ, đưa ra các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục với thái độ thẳng thắn những cẩn
trọng, có chừng mực, khách quan, đúng mực.
- Cách vận dụng: Bác bỏ một ý kiến sai có thể thực hiện bằng nhiều cách: bác bỏ
luận điểm, bác bỏ luận cứ, bác bỏ cách lập luận hoặc kết hợp cả ba cách.
+ Bác bỏ luận điểm: thông thường có hai cách bác bỏ: Dùng thực tế và Dùng

phép suy luận
+ Bác bỏ luận cứ: vạch ra tính chất sai lầm, giả tạo trong lý lẽ và dẫn chứng
được sử dụng.
+ Bác bỏ lập luận: vạch ra mâu thuẫn, phi lôgíc trong lập luận của đối phương.
Lưu ý: Trong thực tế, một vấn đề nhiều khi có mặt đúng, mặt sai. Vì vậy, khi bác
bỏ hoặc khẳng định cần cân nhắc, phân tích từng mặt để tránh tình trạng khẳng
định chung chung hay bác bỏ, phủ nhận tất cả.
 Thao tác lập luận bình luận
- Khái niệm: là bàn bạc đánh giá vấn đề, sự việc, hiện tượng … đúng hay sai,
hay / dở; tốt / xấu, lợi / hại…; để nhận thức đối tượng, cách ứng xử phù hợp và
có phương châm hành động đúng.
- Mục đích: nhằm đề xuất và thuyết phục người đọc (người nghe) tán đồng với
nhận xét, đáng giá, bàn luận của mình về một hiện tượng (vấn đề) nào đó trong
cuộc sống hoặc trong văn học.
- Tác dụng: giúp chỉ ra được chỗ đúng/sai, hay/dở... của vấn đề được đưa ra bình
luận từ đó đí đến đánh giá thống nhất, đúng đắn, công bằng về vấn đề bình luận.
- Yêu cầu: cần phải trình bày trung thực, rõ ràng hiện tượng (vấn đề) được bình
luận. Đề xuất và chứng tỏ được ý kiến nhận định, đánh giá của mình là xác đáng
từ đó có lời bàn sâu rộng về chủ đề bình luận.
- Cách vận dụng: Có nhiều cách bình luận, tiến trình gồm ba bước cơ bản sau:
+ Nêu vấn đề cần bình luận. Khi nêu vấn đề cần bình luận cần phải đảm bảo yêu
cầu trung thực, khách quan và chỉ nêu ngắn gọn, rõ ràng những điều cơ bản theo
yêu cầu của chủ đề bình luận.
+ Đánh giá vấn đề cần bình luận:
. Khí đánh giá có thể đứng hẳn về một phía dùng lí lẽ và dẫn chứng để ủng hộ
phía đúng, phê phán phía sai.
. Kết hợp phần đúng của mỗi phía và loại bỏ phần hạn chế để đi tới một đánh giá
hợp lý, công bằng.
. Đưa ra cách đánh giá của riêng mình sau khi đã phân tích các quan điểm, ý
kiến khác nhau về đề tài cần bình luận.

6


Sau khi học xong phần lí thuyết giáo viên có thể yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ
tư duy về 6 thao tác lập luận này để dễ ghi nhớ.

Sơ đồ tư duy đơn giản về 6 thao tác lập luận trong văn nghị luận
2.3.2. Bước thứ 2: Xây dựng hệ thống bài tập giúp học sinh nhận dạng các
thao tác lập luận sử dụng trong văn nghị luận để học cách sử dụng có hiệu
quả các thao tác này.
Khi tổ chức dạy thực hành làm văn, một yếu tố không thể thiếu là hệ thống
bài tập. Bài tập chính là công cụ, là phương tiện để giáo viên thực hiện ý đồ rèn
luyện kỹ năng cho học sinh. Việc lựa chọn bài tập thực hành nhận dạng thao tác
lập luận trong văn nghị luận giúp học sinh củng cố kiến thức lý thuyết, xác định
chính xác được các thao tác đó mà còn thành thục hơn trong quá trình sử dụng
thao tác để viết bài. Hiện nay, sách giáo khoa đã có cơ bản bài tập tiêu biểu cho
từng bài học về từng thao tác lập luận. Do vậy, giáo viên phải lựa chọn được
những phù hợp với thời gian tiết học để các em thực hành, gây được hứng thú
cho các em trong quá trình học tập.
Khi giảng dạy ở từng bài, từng thao tác cần có hệ thống bài tập phù hợp.
Trong quá trình dạy, ngoài những bài tập cơ bản trong sách giáo khoa tôi thường
lựa chọn thêm những bài tập mới, thiết kế theo phiếu học tập để học sinh thực
hành vừa nhanh gọn, tiết kiệm được thời gian ít ỏi của tiết học vừa tăng hiệu quả
củng cố kiến thức cho các em.
Ví dụ khi cho học sinh thực hành thao tác lập luận phân tích, tôi thường in
sẵn những đoạn văn, văn bản nghị luận phát cho học sinh trong tiết học, yêu cầu
các em đọc và trả lời câu hỏi trong phiếu học tập.
Bài tập 1: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
7



Quá bức xúc trước hoạ tham nhũng, hối lộ, về cuối đời, khi đang bệnh
nặng ở Trung Quốc, Đặng Huy Trứ đã dốc hết trí tuệ và sinh lực để soạn cuốn
sách dày 650 trang bàn về nạn hối lộ và đức thanh liêm của người làm quan,
gọi là “Từ thụ yếu quy", tự bỏ tiền túi ra in năm 1868, mong để lại cho đòi sau
làm bài học. Đây là cuốn sách có một không hai ưong lịch sứ nước ta, một tác
phẩm đặc sắc và độc đáo. Sách “Từ thụ yếu quy" nêu lên làm quan phái luôn
luôn tâm niệm có 104 thứ hối lộ không thể nhận /
“Từ thụ yếu quy” đúc kết 104 kiểu hối lộ, tham nhũng điển hình phố biến
trong xã hội. Sau mỗi điều viết về tệ hối lộ, Đặng Huy Trứ kêu lên: Không thể
nhận ! Sau đây là một số trong 104 thứ hối lộ không thể nhận. Phần trình bày, ví
dụ, lấy điển tích Trung Hoa để làm gương rất kĩ, rất phong phú, xin được lược
qua.
Sĩ tử đi thi hối lộ cầu được đỗ. Phép thi quý là chọn được thực tài. Thế
mà có kẻ hèn kém, ngày thường chẳng chịu học hành, đến kì thi liền đem tiền
bạc đến hối lộ quan chấm thi, để cầu được đỗ. Những kẻ ấy, nếu được đỗ thì cả
đời họ chỉ tiến thân bằng con đường mờ ám, di hại cho dân chúng không nhỏ.
Thứ hối lộ ấy không thể nhận!
Quan lại xảo quyệt hối lộ cầu được tiến cử. Người làm quan phần đông
nóng lòng mưu cầu. giàu sang, hoặc muốn bổ vào chỗ dễ kiếm chác, hoặc mong
thăng chức,... Lúc đầu thì biếu ta sơn hào, hải vị, trà ngon, the tốt, tiếp đến là
tuỳ trên thích gì lớn nhỏ đều sẵn sàng dâng vàng bạc từ một lạng đến ba bốn
trăm lạng. Đến khi mua được chức quan thì lãi mẹ đẻ lãi con. Họ dùng quyền để
mà lấy lại, dùng ngày giỗ cha mẹ để mà lấy lại, dùng việc cưới xin con cái đế
mà lấy lại. Thứ hối lộ ấy không thể nhận!
Quản cơ, suất đội hối lộ để được ra coi cửa quan, cửa biển (tức hải
quan). Ở cứa biển, thuyền buôn trong nước thì đòi biếu tiền, gạo, thố sản.
Thuyền buôn của Tàu ra vào thì đòi biếu hàng Tàu, dăm ba lạng bạc. Như thế
hàng năm, họ thu được rất nhiều. Nghe tin cửa biển nào thiếu người thì họ chạy
chọt, vay tiền bạc để hối lộ ta. Được chức rồi thì họ sách nhiễu con buôn.

Không có vật gì dù nhỏ mọn mà họ không lấy. Thứ hối lộ ấy không thế nhận !
Địa phương hối lộ các quan thanh tra. Quan thanh tra đi đâu đều được
ban cấp tiền bạc... Dầu thế, địa phương vẫn chuẩn bị tiền nong, vàng bạc, chờ
xem mà sẽ biện lễ. Họ quà cáp nhiều, nói năng khéo, nên bao nhiêu khiêm
khuvết che đậy cho họ, rồi trên tờ trình đầy rẫy những lời tán dương, khen ngợi.
Vâng lệnh vua, cầm tờ tiết đi kinh lược việc lớn, mà cứ thế thì triều đình còn
trông cậy vào đâu ? Thứ hối lộ ấy không thế nhận !
Thương nhân hối lộ để xin giấu bớt thuế. Khi thuyền chở hàng ra cảng,
theo hai hạng quý và thường, rồi căn cứ vào số cân mà đánh thuế. Song phép
công cố định mà lòng người ham muốn không cùng. Con buôn thì lần đo khám
nào cũng đem tiền bạc hối hộ cho quan để ẩn lậu cho đi. Chỉ thấy họ lễ hậu mà
giảm cho, để túi riêng ta căng đầy, còn thuế khoá của triều đình thì bị thất thoát
- Thứ hối lộ ấy không thể nhận !
8


Con buôn nước ngoài hối lộ để cầu thân. Con buôn mang lễ vật biếu
quan nào trà Ô Long, quạt lông trắng, lộc nhưng, quế chi, the lụa Tồ Cháu, đồ
sứ Giang Tây,... Nhờ thế họ buôn bán hàng cấm, tung tiền ra để mua chuộc, xin
thầu việc này việc khác mà trở nên giàu có. Họ mưu dùng ta làm bức tường
chắn cho họ làm giàu. Thứ hối lộ ấy không thể nhận !
Còn có nhiều thứ hối lộ không thể nhận nữa như: Hối lộ để chia nhau
những thứ dôi ra trong kho, hối hộ để cầu xin làm việc thu thuế, nhà giàu keo
kiệt hối lộ để được miễn góp việc công, hối lộ để xin khai thác khoáng sản, Ế..
Bằng kinh nghiệm nhiều năm làm quan lo kinh tế cho triều đình, Đặng Huy Trứ
đã tổng kết gần như đủ mưu ma hối lộ, tham nhũng. Ông viết cuốn sách cách
đây hơn 140 năm, bây giờ đọc lên vẫn giật mình ! Tôi ước ao sách ‘‘Từ thụ yếu
quy” được tái bản, sẽ thành sách gối đầu giườỉig để cán bộ có chức có quyền
đọc mà tu thân.
(Theo )

a. Xác định thao tác lập luận chính được sử dụng trong văn bản trên.
b. Thao tác lập luận chính đó được sử dụng như thế nào trong văn bản?
Trả lời:
a. Thao tác lập luận chính được sử dụng trong văn bản trên là phân tích.
b. Trong văn bản, sau khi giới thiệu những nét chung nhất của cuốn Từ thụ yếu
quy của Đặng Huy Trứ, tác giả tập trung đi sâu vào những kiểu hối lộ, tham
nhũng điển hình trong xã hội lúc bấy giờ. Thao tác lập luận phân tích đã được sử
dụng để phân chia tệ tham nhũng, hối lộ nói chung thành những kiểu dạng riêng,
cụ thể, để người đọc có thể xem xét chúng một cách thấu đáo hơn. Trên cơ sở
đó, tác giả có thế làm cho người đọc thấy rõ Từ thụ yếu quy quả đúng là một
cuốn sách đặc sắc, độc đáo, đến nay vẫn xứng đáng là một tác phẩm gối đầu
giường của những người có quyền có chức, để họ đọc, ngẫm nghĩ, và qua đó tu
dưỡng đức thanh liêm.
Phiếu học tập

9


Bài tập 2:
Từ giữa thế kỉ XX, dân số thế giới tăng với nhịp độ chưa từng thấy. Năm
1950, dân số thế giới là 2.5 tỉ người và đến năm 1980, sau 30 năm đã lên tới 4,4,
tỉ người, năm 1987 là 5 tỉ. Nếu cứ theo tốc độ gia tăng của những năm 80 của
thế kỉ này (XX) thì đến giữa thế kỉ XXI (năm 2050), dân số thế giới sẽ đạt con
số gần 9 tỉ người. Dân số ngày càng tăng đã ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống
của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc cũng như toàn thể cộng đồng. Những ảnh hưởng
đó là: không có đủ lương thực, thực phẩm cung cấp cho bữa ăn hàng ngày, từ đó
dẫn đến cảnh đói nghèo, tình trạng thiếu dinh dưỡng dẫn đến sự suy thoái sức
khỏe, giống nòi không những không phát triển mà còn dễ dàng bị thoái hóa. Dân
số tăng trong khi việc làm, cơ sở sản xuất có hạn dẫn đến thiếu việc làm, thất
nghiệp ngày càng tăng, dân số tăng càng nhanh thì chất lượng cuộc sống của

cộng đồng, của gia đình và cá nhân sẽ giảm sút.
(Sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1, Nxb Giáo dục, 2007, tr.27)
Câu 1: Đối tượng được phân tích trong đoạn văn trên là gì?
Câu 2: Hãy chỉ ra cách phân tích đối tượng trong đoạn văn trên?
Trả lời:
Câu 1: Đối tượng phân tích trong văn bản trên là sự bùng nổ của dân số thế
giới, được nêu ở câu văn mở đầu đoạn, và cũng được nhắc lại nhiều lần trong
đoạn.
Câu 2: Cách thức phân tích:
- Phân tích theo quan hệ nguyên nhân – kết quả: dân số bùng nổ (nguyên
nhân) → ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của con người (kết quả).
- Phân tích theo quan hệ nội bộ của đối tượng: các ảnh hưởng xấu của
việc gia tăng dân số đến con người.
+ Tiếu lương thực thực phẩm
+ Suy dinh dưỡng, suy thoái giống nòi
+ Thiếu việc làm, thất nghiệp.
- Phân tích kết hợp chặt chẽ với tổng hợp: Dân số tăng → ảnh hưởng
đến nhiều mặt cuộc sống của con người → dân số tăng càng nhanh thì
chất lượng cuộc sống của cộng đồng, của gia đình và cá nhân sẽ giảm sút.
Bài tập 3: Cho đoạn văn nghị luận sau:
“Chớ tự kiêu tự đại. Tự kiêu tự đại là khờ dại. Vì mình hay, còn nhiều người hay
hơn mình. Mình giỏi còn nhiều người giỏi hơn mình. Tự kiêu tự đại tức là thoái
bộ. Sông to bể rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng của nó rộng
và sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn thì một chút nước cũng đầy tràn, vì độ lượng
nó hẹp nhỏ. Người mà tự kiêu tự mãn thì cũng như cái chén, cái đĩa cạn.”
(Hồ Chí Minh, “Cần kiệm liêm chính”)
Câu 1: Chỉ ra hai thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn văn trên?
Đoạn văn trên sử dụng hai thao tác lập luận là phân tích và so sánh, bởi:
- Đối tượng phân tích là thái độ tự kiêu tự đại của con người. Hồ Chí Minh đã
phân tích bằng cách chia tách ra hai lí do khiến người ta thấy tự kiêu tự đại là

khờ dại và tự kiêu tự đại tức là thoái bộ.
10


- So sánh người tự kiêu tự đại cũng như cái chén nhỏ, cái đĩa cạn.
Câu 2: Theo em thao tác lập luận nào là thao tác chính trong đoạn văn?
Mục đích nghị luận của văn bản trên: là muốn cho người đọc hiểu một
cách cặn kẽ về thái độ “tự kiêu tự đại” của con người, đó là một thói xấu, đáng
phê phán, không nên có. Việc so sánh (với cái chén nhỏ, cái đĩa cạn hay với
sông ti bể rộng) chỉ có tác dụng bổ trợ đẻ cho sự phân tích càng rõ ràng, sâu sắc,
thấm thía hơn thôi. Do đó thao tác lập luận chính là phân tích, không phải so
sánh.
Bài tập 4:
“Thấy người bị tai nạn xe cộ quằn quại trên vũng máu, ngoảnh mặt, đi
thẳng. Thấy trẻ em lang thang cầm tập vé số trong tay mời chào khản giọng, đã
chẳng ai mua thì chớ, có kẻ còn nhẫn tâm giật cướp cả nắm vé số rồi vù xe biến
thẳng. Cả một đám thanh niên sức dài vai rộng ngồi ngả ngốn cà phê, một chú
bé đánh giầy xong ngửa tay xin tiền công, tiền đâu chẳng thấy, một gã co chân
phóng thẳng vào ngực chú bé, quát “Cút!”. Rồi cả bọn cười hô hố. Thấy nhà
hàng xóm cháy, dửng dưng bình chân như vại … Rồi từ những hành động riêng
lẻ ấy, quen dần thành thói “ăn bẩn” có tổ chức như ăn bớt tiền cứu trợ bão lụt,
biển thủ tiền dành cho các gia đình chính sách, rút ruột công trình để gây ra bao
thảm họa … Tất cả đều từ thói vô cảm mà ra. Vô cảm với mồ hôi, nước mắt
của người lao động còng lưng đóng thuế. Vô cảm trước nỗi thống khổ của
đồng loại. Và thói vô cảm bao giờ cũng đồng hành với thói ích kỉ, ích kỉ một
cách tối tăm mù quáng. Đến một chừng mực nào đó thì thói ích kỉ trở thành một
tội ác. Đáng sợ lắm thay!”
(Hoài Giang)
Câu hỏi: Nhận diện thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn văn bản trên và
cho biết thao tác đó đã được vận dụng như thế nào?

Trả lời:
- Đoạn văn sử dụng thao tác lập luận bình luận.
- Đoạn văn bàn về sự vô cảm của con người trong xã hội ngày nay. Tác
giả nêu ra hiện tượng một cách trung thực, sau đó đưa ra ý kiến đánh giá
của mình: kịch liệt phê phán thái độ dửng dưng của con người đối với con
người.
(Học sinh có thể căn cứ vào các dấu hiệu nhận biết thao tác lập luận bình luận
là: văn bản phải bộc lộ được thái độ, suy nghĩ hay đề xuất của tác giả đối với
vấn đề nghị luận. Thái độ có thể được thể hiện trực tiếp qua những từ ngữ biểu
cảm: ôi, thương thay, hại thay, đáng sợ lắm thay, … )
2.3.3 Bước thứ 3 - Hướng dẫn học sinh vận dụng các thao tác lập luận vào
bài văn nghị luận.
Mục đích của bước này là giúp học sinh có thể sử dụng các thao tác lập
luận đã được học vào việc viết bài văn nghị luận.
Muốn sử dụng được các thao tác lập luận vào bài văn nghị luận một cách
có hiệu quả học sinh phải nắm chắc mục đích nghị luận. Ở mỗi thao tác có một
mục đích sử dụng riêng:
11


- Mục đích của thao tác lập luận phân tích là: làm rõ đặc điểm về nôi dung, hình
thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong bên ngoài của đối tượng.
- Mục đích của thao tác lập luận so sánh là: làm sáng rõ đối tượng đang nghiên
cứu trong tương quan với đối tượng khác.
- Mục đích của thao tác lập luận bình luận là: nhằm đề xuất và thuyết phục
người đọc (người nghe) tán đồng với nhận xét, đáng giá, bàn luận của mình về
một hiện tượng (vấn đề) nào đó trong cuộc sống hoặc trong văn học.
- Mục đích của thao tác lập luận bác bỏ là: Chỉ ra chỗ sai trái của ý kiến, trên cơ
sở đó đưa ra nhận định đúng và bảo vệ ý kiến lập trường đúng đắn của mình.
Căn cứ vào từng mục đích nghị luận chúng ta sử dụng thao tác thích hợp

vào bài văn nghị luận.
Ví dụ 1: Vận dụng thao tác lập luân phân tích:
có đề bài sau
Vẻ đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật trong Tự tình (bài 2) của Hồ Xuân
Hương.
Đề này yêu cầu chỉ ra nét đặc sắc của ngôn ngữ nghệ thuật trong bài thơ
Tự tình (bài 2) nghĩa là đã chia tách bài thơ ra để xem xét ở các mặt khác nhau,
người viết cần sử dụng thao tác phân tích vào dạng đề này là chủ yếu.
Có thể gợi ý như sau:
Vẻ đẹp ngôn ngữ nghệ thuật trong Tự tình (bài 2) của Hồ Xuân Hương là
ngôn ngữ giàu hình ảnh và cảm xúc tạo được ấn tượng mãnh liệt.
+ Các từ ngữ như văng vẳng, trơ, cái hồng nhan, xiên ngang, đâm toạc, tí,
con con,... đều có giá trị biểu cảm rất cao. "Văng vẳng" không chỉ gợi mở âm
thanh - lấy động tả tĩnh để thấy không gian yên tĩnh trong đêm khuya mà còn
gợi mở không gian mênh mông rộng lớn. Tô đậm cái nhỏ bé, lạc lỏng của con
người. Cụm từ "cái hồng nhan" lại gợi được cái mỉa mai chua chát của người
con gái đẹp mà phận bạc, rẻ rúng...
+ Nghệ thuật sử dụng các từ trái nghĩa: say - tỉnh, khuyết - tròn, đi - lại
+ Nghệ thuật sử dụng phép điệp - xuân, phép tăng tiến: mảnh - san sẻ - tí con con.
+ Nghệ thuật đảo trật tự cú pháp trong các câu thơ vừa làm nổi bật sức
sống mạnh mẽ của thiên nhiên vừa ngầm thể hiện tâm trạng phẫn uất của nhân
vật trữ tình.
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn
Cách thức sử dụng ngôn ngữ như vậy làm cho bài thơ sinh động, hấp dẫn,
để lại ấn tượng mạnh trong lòng người đọc về một cái tôi cô đơn, tủi phận mà
luôn gắng gượng vươn lên đầy bản lĩnh.
Ví dụ 2: Vận dụng thao tác lập luân giải thích:
Đề bài: Pythagos từng nói: “Im lặng là cấp độ cao nhất của sự khôn
ngoan. Ai không biết im lặng là không biết nói”. Còn Martin Luther King lại

phát biểu: “Cuộc sống chúng ta bắt đầu chấm dứt ngay trong cái ngày mà
chúng ta giữ im lặng trước những vấn đề hệ trọng.”
12


Từ hai ý kiến trên, anh (chị) hãy viết một bài luận bàn về vấn đề cần im
lặng hay lên tiếng trong cách xử thế của con người trong cuộc sống.
Đối với đề này học sinh trước hết vận dụng thao tác lập luận giải thích để
giải thích rõ vấn đề cần bàn luận:
- Im lặng (không nói ra, giữ kín) là khôn ngoan, là quan trọng và cần thiết đối
với mỗi người. Biết im lặng, trước những điều không nên, không được nói.
Không im lặng là nói ra nói hết những điều nghĩ và muốn của mình. Im lặng ở
đây không phải là thái độ chờ đợi suy nghĩ hay im lặng là đồng ý.
- Con người nên và phải im lặng hay nói ra những điều hệ trọng, cần thiết với
cuộc sống của mình và mọi người trong những tình huống và sự việc nào để có
lợi và thành công nhất. Điều hệ trọng là lợi ích cá nhân, tập thể, gia đình hay
quốc gia…
- Trong cách xử thế, trong quan hệ công tác và các lĩnh vực giao tiếp đời sống,
mỗi người nhận thức được biết nói và không nói điều gì trong trường hợp nào.
Biết nói lúc nào và giữ im lặng lúc nào. Nghệ thuật giao tiếp ứng xử đúng nhất
chính là khả năng thích nghi, ứng khẩu linh hoạt nói hoặc không nói.
Ví dụ 3: Vận dụng thao tác lập luân so sánh:
Đề bài: Từ cảm nhận về nhân vật Huấn Cao trong Chữ ngời tử tù và Ông
lái đò trong Ngời lái đò sông Đà hãy chỉ ra điểm thống nhất và khác biệt trong
quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng
tháng Tám - 1945
Khi giải quyết đề văn này học sinh cần sử dụng được thao tác lập luận so
sánh để chỉ ra được điểm thống nhất và khác biệt trong quan niệm nghệ thuật về
con người của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám - 1945.
Gợi ý:

Nét thống nhất và khác biệt trong cách tiếp cận con người qua hai nhân vật
Nét thống nhất
- Nguyễn Tuân vẫn tiếp cận con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ. Huấn Cao
là nghệ sĩ tài hoa trong bộ môn thư pháp. Ông lái đò cũng là "một tay lái ra hoa"
- một người nghệ sĩ trong nghệ thuật vượt thác leo ghềnh.
- Vẫn là ngòi bút tài hoa, uyên bác, lịch lãm, vận dụng tri thức tổng hợp của
nhiều ngành văn hóa nghệ thuật khác nhau trong miêu tả và biểu hiện.
- Vẫn sử dụng vốn ngôn từ hết sức tinh lọc, phong phú, độc đáo. Khả năng tổ
chức câu văn xuôi đầy giá trị tạo hình, có nhạc điệu trầm bổng, biết co duỗi nhịp
nhàng. Các phép tu từ được nhà văn phối hợp vô cùng điêu luyện làm cho nhân
vật luôn sắc nét.
Sự khác biệt
- Trước Cách mạng tháng Tám, con người Nguyễn Tuân hướng tới và ca ngợi là
những con người có tính cách phi thường và thường là những con người trong
quá khứ của một thời chỉ còn vang bóng.
- Sau Cách mạng tháng Tám, nhân vật tài hoa nghệ sĩ của Nguyễn Tuân có thể
tìm thấy ngay trong cuộc sống chiến đấu, lao động hàng ngày của nhân dân.
Lý giải
13


- Trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân là một người tài tử, thích chơi
“ngông”, mắc cái bệnh ham mê, thích chiêm ngưỡng, chắt chiu cái Đẹp và nhấm
nháp những cảm giác mới lạ.
- Sau Cách mạng tháng Tám, nhà văn nhạy cảm với con người mới, cuộc sống
mới từ góc độ thẩm mĩ của nó. Ông đã nhìn cái đẹp của con người là cái đẹp gắn
với nhân dân lao động, với cuộc sống đang nẩy nở sinh sôi, đồng thời lên án, tố
cáo chế độ cũ, khẳng định bản chất nhân văn của chế độ mới.
2.3.4 Bước thứ 4 - Hướng dẫn học sinh vận dụng kết hợp các thao tác nghị
luận trong bài văn nghị luận.

Trong thực tế giao tiếp, nói năng, rất hiếm những trường hợp người nghị
luận chỉ sử dụng một thao tác lập luận duy nhất. Chẳng mấy khi trong một bài
văn, một đoạn văn nghị luận tác giả chỉ so sánh hay chỉ phân tích, chứng minh...
Vì vậy, việc vận dụng kết hợp các thao tác lập luận là một cách thức để đáp ứng
những nhu cầu đặt ra trong làm văn, trong đời sống, hướng tới đời sống, gắn liền
kiến thức sách vở với thực tế.
Tuy nhiên, sự kết hợp các thao tác nghị luận trong bài văn nghị luận không
có nghĩa là sử dụng các thao tác ngang bằng nhau. Ví dụ trong bài văn cần sử
dụng các thao tác như giải thích, phân tích, so sánh thì không có nghĩa là cả ba
thao tác tác ngang nhau, hay thao tác phân tích có vai trò lớn hơn giải thích, so
sánh (và ngược lại). Vị trí vai trò của từng thao tác trong sự kết hợp được quyết
định bởi mục đích nghị luận. Khi trăn trở tìm cách đạt đến mục đích đặt ra mà
người nghị luận sẽ quyết định sử dụng thao tác lập luận nào, thao tác nào đóng
vai trò chủ yếu. Như vậy, Người nghị luận cần phải nắm chắc mục đích nghị
luận, thực sự xuất phát từ mục đích nghị luận thì việc kết hợp các thao tác lập
luận mới có hiệu quả tức là nhận ra chính xác thao tác lập luận nào là chủ yếu,
thao tác lập luận nào là bổ trợ, việc kết hợp các thao tác đó có xác đáng, có
nhuần nhuyễn hay không.
Trong tiết học luyện tập kết hợp các thao tác lập luận, giáo viên có thể lựa
chọn những đề văn nhất định, hướng dẫn học sinh cân nhắc việc sử dụng thao
tác lập luận cho phù họp trong bài viết. Từ đó hình thành ý thức, kĩ năng sử
dụng kết hợp các thao tác lập luận, làm cho bài viết đạt hiệu quả thuyết phục cao
hơn.
Ví dụ:
Đề bài:
QUẢ BÓNG ĐEN
Một cậu bé da đen đang chơi đùa trên bãi cỏ, phía bên kia đường một
người đàn ông đang thả nhẹ những quả bóng lên bầu trời, những quả bóng đủ
màu sắc, xanh, đỏ, tím, vàng và có cả màu đen nữa.
Cậu bé nhìn khoái chí, chạy tới chỗ người đàn ông, hỏi nhỏ:

- Chú ơi, những quả bóng màu đen có bay cao được như những quả bóng
khác không ạ?

14


Người đàn ông quay lại, bất giác giấu đi những giọt nước mắt sắp lăn nhẹ
trên đôi gò má, ông chỉ lên những đám bóng bay này chỉ còn những chấm nhỏ
và trả lời cậu bé;
- “……
Không biết người đàn ông nói gì mà chỉ thấy “cậu bé nở nụ cười rạng rỡ”.
(Theo Internet)
Anh (chị) hãy trình bày những suy nghĩ của mình về ý nghĩa của câu
chuyện trên.
Dàn ý:
MỞ BÀI:
Ý 1: Nêu vấn đề cần nghị luận: Câu chuyện Quả bóng đen.
THÂN BÀI
Đoạn 1: Viết đoạn văn sử dụng thao tác lập luận giải thích.
Giải thích ý nghĩa câu chuyện
- Ý nghĩa được rút ra từ câu chuyện là niềm tin vào khả năng, năng lực
bên trong của con người. Con người có thể bay cao, bay xa đến đâu, điều đó
không phụ thuộc vào vẻ bề ngoài, vào sự khác biệt của hình thức.
Đoạn 2: Viết đoạn văn sử dụng thao tác lập luận phân tích
- Con người phải vượt qua sự khác biệt về xuất thân, giống nòi hay ngoại
hình bên ngoài và tin tưởng vào những khả năng thực sự bên trong.
+ Ngoại hình chỉ là cái bên ngoài ta, không quyết định đến cái bên trong.
Con người dù thuộc giống nòi nào, mang đặc điểm, dáng hình ta sao thì đều có
trí tuệ và nhân phẩm. màu da, tiếng nói, hay những khác biệt về ngoại hình
không quyết định đến phẩm chất và năng lực của con người đó.

+ Khả năng thực sự và phẩm chất bên trong mới khẳng định bạn là ai, bạn
có thể bay cao, bay xa tới đâu. Làm nên thành công thực sự của con người
không phải là ngoại hình hay những xuất thân mà quan trọng là phẩm chất và
năng lực mà con người đó có.
+ Vượt lên những mặc cảm tự ti về bản thân, con người có thể chiến thắng
được những thử thách khác. Trên con đường bay đến chân trời mơ ước, con
người có thể gặp phải nhiều khó khăn thử thách. Nỗi mặc cảm tự ti bản thân chỉ
là thử thách ban đấu. Nếu ngay từ đầu con người đã quỳ gối đầu hàng thì không
thể vươn tới những điều mơ ước.
Đoạn 3: Viết đoạn văn sử dụng thao tác lập luận chứng minh
- Lịch sử nhân loại đã chứng minh có nhiều người da màu là những người
làm nên kỳ tích lớn lao, có đóng góp lớn cho sự phát triển cung của loài người.
Có nhiều người mang sự khác biệt về ngoại hình nhưng cũng đã chinh phục cả
thế giới bằng chính khả năng, phẩm chất bên trong của mình. Sự khác biết
không là rào cản mà là bước đệm, giúp họ có nghị lực để bay cao, bay xa hơn
trong cuộc sống.
Dẫn chứng: Hellen Killer, Nick_Vujicic, Tổng thống Mỹ Obama, Tổng
thư ký liên hiệp quốc Cophi Anan…
Đoạn 4: Viết đoạn văn sử dụng thao tác lập luận bình luận
15


- Nhận thức được sự khác biệt trong vẻ bề ngoài, con người ta cần phải rèn
luyện bản thân và phấn đấu không ngừng để không bị người khác quy chụp hay
nghĩ xấu về mình.
- Phê phán:
Có kẻ lợi dụng sự khác nhau để tạo khoảng cách giữa mình và mọi người,
tự tin quá đáng vào chính bản thân mình. Cũng có kẻ vì sự khác biệt mà trở nên
kiêu ngạo coi thường người khác.
Ngày nay, có không ít những kẻ mắc phải căn bệnh phân biệt vùng miền,

quy chụp và nghĩ xấu về người khác… Những kẻ như vậy thường không chịu
rèn luyện bản thân, chỉ quan tâm đến bề mặt, vì vậy mà không bao giờ đạt được
những điều cao quý. Đất nước chỉ toàn những người như vậy sẽ không thể đoàn
kết và phát triển được.
KẾT BÀI
- Câu chuyện về cậu bé da màu đã nhắc nhở chúng ta về sự tự tin vào bản thân.
Quả bóng ù màu sắc có khác nhau thế nào, việc chúng có thể bay cao, bay xa tới
đâu phụ thuộc vào lượng khí bên trong nó. Con người dù khác biệt về nguồn
gốc, dáng vẻ hình thức bên ngoài thì việc con người vươn tới chân trời nào sẽ
phụ thuộc vào cái tâm và cái tài của chính người đó.
- Phải biết tự nhìn nhận, đánh giá lại bản thân mình để có những định hướng tốt
rèn luyện phẩm chất, năng lực vươn cao bay xa hơn trong cuộc sống.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Qua nhiều năm dạy môn Ngữ văn tôi nhận thấy rằng tâm huyết với nghề
chưa đủ mà phải luôn biết sáng tạo đổi mới phương pháp dạy học, tạo hứng thú
học tập, phát huy hết khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh đi liền với việc rèn
giũa kĩ năng .
Khi dạy văn nghị luận, tôi nhận thấy kĩ năng làm bài của học sinh còn rất
non kém, chất lượng bài viết chưa cao. Điều này có nhiều nguyên do mà một
trong những lý do là học sinh chưa có được kĩ năng sử dụng các thao tác lập
luận vào viết văn nghị luận. Vì vậy khi giảng dạy tôi đã chú trọng rèn luyện kĩ
năng cho các em.
Sau khi áp dụng những cách thức trên tôi nhận thấy học sinh không còn e ngại khi
làm bài nghị luận nữa, thậm chí nhiều em đã có sự thích thú, tích cực sáng tạo khi làm văn
nghị luận. Đi liền với điều đó học sinh đã có ý thức vận dụng các thao tác lập luận vào các
dạng bài cụ thể, nâng cao chất lượng bài viết. Nhiều em đã đạt được điểm 7.5, 8.0... như
Nguyễn Thị Thu Trang, Nguyễn Thị Hương Giang, Lê Thanh Huyền..........trong các kì thi
tại trường cũng như thi THPT quốc gia năm 2017. (Đối với một trường vùng đồng còn
nhiều khó khăn thiếu thốn về điều kiện học tập cũng như đầu vào tuyển sinh chất lượng

còn thấp thì điểm 7.5, 8.0 là một cố gắng không nhỏ của thầy và trò)
Tôi tin rằng với sự nỗ lực không nhỏ của bản thân việc giảng dạy sẽ còn
mang đến những kết quả cao hơn nữa. Kết quả trên dù con khiêm tốn song cũng
đủ để thấy việc áp dụng những giải pháp giúp học sinh sử dụng hiệu quả các
thao tác lập luận trong văn nghị luận là có hiệu quả.
16


3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Để đạt được mục tiêu giáo dục nói chung, mục tiêu cụ thể của từng tiết
học nói riêng thầy và trò luôn phải không ngừng cố gắng, sáng tạo. Qua việc
nghiên cứu và thực hiện giảng dạy, tôi nhận thấy việc giảng dạy những keeisn
thức cơ bản và rèn luyện kỹ năng sử dụng các thao tác lập luận trong văn nghị
luận có tầm quan trọng đặc biệt trong môn Ngữ văn.
Khi thực hiện giờ dạy giáo viên cần có thái độ đúng đắn, nghiêm túc trong
việc hướng dẫn cách thự hành những thao tác cơ bản với mong muốn nâng cao
được chất lượng bài viết. Từ đó tạo động lực, niềm tin cho học sinh để các em
có được sự say mê hứng thú trong học tập, ngày càng yêu mến bộ môn Ngữ văn
hơn.
Tuy nhiên, bài viết là nghiên cứu chủ quan của bản thân nên có thể còn
nhiều thiếu sót, tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của các đồng nghiệp để
có thể thiện hơn.
3.2. Kiến nghị.
Bản thân tôi luôn mong muốn được học hỏi thêm nhiều từ các đồng nghiệp
nên tôi xin kiến nghị Sở giáo dục từng năm tập hợp những sáng kiến đạt giải ở
từng bộ môn, in thành sách để chúng tôi có điều kiện tham khảo và học tập
những chuyên đề, sáng kiến kinh nghiệm của đồng nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG

ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 05 tháng 5 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết SKKN

Bùi Thị Xinh

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 11 NXB Giáo dục năm 2008
2. Các trang Wet chuyên ngành.
3. Các bài viết của đồng nghiệp trong trường, trên báo mạng.

18


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Bùi Thị Xinh
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THPT Quảng Xương 2

TT
1.


Tên đề tài SKKN
Ứng dụng bản đồ tư duy vào
dạy học một số tác phẩm trong

Cấp đánh giá
xếp loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh; Tỉnh...)

Sở giáo dục và
đào tạo Thanh
Hoá

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B, hoặc C)

C

Năm
học
đánh giá
xếp loại
2013 1014

chương trình Ngữ văn 12

19




×