MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU...................................................................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài................................................................................1
1.2 Mục đích nghiên cứu..........................................................................2
1.3 Đối tượng nghiên cứu.........................................................................2
1.4 Phương pháp nghiên cứu....................................................................2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN .......................................................................3
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến...............................................................3
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.................................3
2.3 Các giải pháp được sử dụng...............................................................5
2.4 Giáo án minh họa...............................................................................9
2.5 Hiệu quả của sáng kiến.....................................................................15
3. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ...................................................................17
3.1 Kết luận.............................................................................................17
3.2 Kiến nghị..........................................................................................17
1
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số
16/2006/QĐ-BGD ĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã
nêu: "Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù
hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp
học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện
kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm
vui, hứng thú và trách nhiệm học tập của học sinh".
Hiện nay, việc dạy học lồng ghép giáo dục kĩ năng sống hay những bài
học đạo đức, những câu chuyện và văn hóa ứng xử trong dạy học là một việc
làm cần thiết ở các cấp học, đặc biệt đối với các môn học khoa học xã hội. Giáo
dục hành vi ứng xử tích cực là một trong những nội dung quan trọng thực hiện
giáo dục nhân cách toàn diện cho học sinh. Tuy nhiên, việc dạy học lồng ghép
để đưa ra biện pháp giáo dục hành vi ứng xử tích cực cho học sinh hiện nay
chưa có được những tài liệu chính thống của Bộ giáo dục đào tạo. Để làm được
điều này, giáo viên THPT, đặc biệt giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn đã sử dụng
những phương pháp dạy học tích cực và quan điểm tích hợp trong dạy học. Từ
đó, đưa vào bài dạy của mình những nội dung thích hợp để học sinh rút ra được
những bài học ứng xử phù hợp. Trên cơ sở đó, trong cuộc sống thực tế các em sẽ
có những kĩ năng sống cần thiết để thực hiện được những ước mơ, hoài bão của
mình. Bên cạnh đó, các em có thể ứng xử linh hoạt trong mọi tình huống và
hoàn cảnh.
Đối với môn Ngữ văn THPT, mục tiêu của môn học này là trang bị cho
học sinh mặt bằng tri thức và năng lực cảm thụ, phân tích tác phẩm văn chương,
nhằm bồi đắp, nâng cao nhu cầu và khả năng hưởng thụ thẩm mĩ cho học sinh
cấp học này ; giúp các em "tiếp xúc với những giá trị tinh thần phong phú và
những đặc sắc về văn hoá, cảnh vật, cuộc sống, con người Việt Nam và thế giới
thể hiện trong các tác phẩm văn học và trong các văn bản được học". Tuy nhiên
hiện nay trong nhà trường phổ thông, nhiều học sinh có xu hướng coi nhẹ, xa rời
các môn khoa học xã hội mà thích đi vào các môn khoa học tự nhiên; một bộ
phận thanh, thiếu niên có biểu hiện quay lưng và coi thường quá khứ, sống thờ ơ
vô cảm, hời hợt và thực dụng…. Mặt trái của cơ chế thị trường cũng ảnh hưởng
tiêu cực đến sự nghiệp giáo dục, trong đó sự suy thoái về đạo đức và những giá
trị nhân văn tác động đến đại đa số thanh niên và học sinh như: có lối sống thực
dụng, thiếu ước mơ và hoài bão. Thêm vào đó, sự du nhập văn hoá phẩm đồi
truỵ thông qua các phương tiện như phim ảnh, games, mạng Internet… làm ảnh
hưởng đến những quan điểm về tình bạn, tình yêu trong lứa tuổi thanh thiếu niên
và học sinh, nhất là các em chưa được trang bị và thiếu kiến thức về vấn đề này.
Đứng trước thực trạng ấy, một câu hỏi đặt ra cho mỗi giáo viên là làm sao
trong quá trình giảng dạy có thể rèn luyện phẩm chất đạo đức cho học sinh để
các em có được hành vi chuẩn mực, có cách ứng xử tốt đẹp với mọi người.
Trong các môn học ở nhà trường, những môn khoa học xã hội, đặc biệt môn
Ngữ văn là môn học cung cấp cho học sinh những hiểu biết xã hội, từ đó góp
2
phần giáo dục đạo đức và điều chỉnh hành vi cho học sinh. Xuất phát từ cơ sở
đó, tôi đã mạnh dạn đi vào nghiên cứu đề tài: Một số giải pháp nâng cao kĩ năng
ứng xử tích cực cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 10 trường THPT Quan Sơn 2
qua môn Ngữ văn”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Giúp học sinh ý thức được giá trị của bản thân trong mối quan hệ
xã hội. Học sinh hiểu biết về thể chất, tinh thần của bản thân mình; có
hành vi, thói quen ứng xử có văn hóa; hiểu biết và chấp hành pháp luật.
- Học sinh hình thành năng lực tư duy và thành công trong giao tiếp. Hơn
nữa, học sinh có năng lực phân tích, tổng hợp khám phá vấn đề có sức thuyết
phục trên cơ sở lí lẽ chặt chẽ, căn cứ xác thực.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Kỹ năng ứng xử tích cực cho học sinh dân tộc thiểu số khối lớp 10
Trường THPT Quan Sơn 2 thông qua môn Ngữ văn.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Tôi đã nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến phương pháp dạy học nói
chung, phương pháp dạy Ngữ văn ở THPT, và đặc biệt nghiên cứu SGK, SGV,
Chuẩn kiến thức, kỹ năng Ngữ văn THPT. Ngoài ra tôi học hỏi thêm các sáng
kiến kinh nghiệm của đồng nghiệp trong trường, nghiên cứu trên mạng Internet
để tra cứu.
1.4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Hình thức sử dụng phiếu điều tra, thông qua việc lấy ý kiến giáo viên dạy
môn Ngữ văn THPT trên địa bàn 5 huyện miền núi bao gồm: Quan Sơn, Mường
Lát, Quan Hóa, Bá Thước, Lang Chánh.
Phương pháp thực nghiệm: Thiết kế và thử nghiệm các giải pháp trong
công tác giảng dạy môn Ngữ văn.
2. NỘI DUNG
3
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Quan điểm tích hợp trong dạy học
Theo Từ điển Tiếng việt, Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương
trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có
nghĩa là sự hợp nhất, sự hoà nhập, sự kết hợp. Trong lí luận dạy học, tích hợp
được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống, ở những mức độ khác
nhau, các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhau hoặc các hợp phần
của bộ môn thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí
luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của bộ
môn đó. Việc vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học Ngữ văn ở trường trung
học phổ thông chẳng những dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn
được đề cập trong các phân môn Văn học, Tiếng Việt, Làm văn cũng như các bộ
phận tri thức khác (hiểu biết lịch sử xã hội, văn hoá nghệ thuật...) mà còn xuất
phát từ đòi hỏi thực tế là cần phải khắc phục, xoá bỏ lối dạy học theo kiểu khép
kín, tách biệt nhà trường và cuộc sống, cô lập giữa những kiến thức và kĩ năng
vốn có liên hệ, bổ sung cho nhau, tách rời kiến thức với những tình huống cụ thể
mà học sinh sẽ gặp sau này trong đời sống thực tiễn.
Trong dạy học tích hợp, người học được đặt vào những tình huống của
đời sống thực tế, họ phải trực tiếp quan sát, thảo luận, làm bài tập, giải quyết
nhiệm vụ đặt ra theo cách nghĩ của mình, tự lực tìm kiếm nhằm khám phá những
điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo
viên sắp xếp. Vì vậy, việc vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học Ngữ văn
nhằm nâng cao năng lực sử dụng những kiến thức và kĩ năng mà học sinh lĩnh
hội được, bảo đảm cho mỗi học sinh khả năng huy động có hiệu quả những kiến
thức và kĩ năng của mình để giải quyết những tình huống trong đời sống thực
tiễn. Mặt khác, tránh được những nội dung, kiến thức và kĩ năng trùng lặp, đồng
thời lĩnh hội những nội dung, tri thức và năng lực mà mỗi môn học hay phân
môn riêng rẽ không có được.
2.1.2. Tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng ứng xử ở trường THPT
2.1.2.1. Mục đích: Giúp học sinh nhận thức được các chuẩn mực đạo đức của xã
hội, rèn luyện kỹ năng, hành vi theo các chuẩn mực đó và hình thành thái độ, ý
thức trong học sinh về đạo đức.
2.1.2.2. Nội dung: Lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu hoà bình, có tinh
thần cộng đồng và quốc tế, có tinh thần lao động sáng tạo, có thái độ xây dựng
và bảo vệ môi trường, tinh thần nhân đạo, yêu thương con người….
2.1.2.3. Phương pháp: Phương pháp tác động vào nhận thức tình cảm: đàm
thoại, tranh luận, kể chuyện, giảng giải; phương pháp tổ chức hoạt động thực
tiễn: giao việc, rèn luyện, tập thói quen…; phương pháp kích thích tình cảm và
hành vi: thi đua, nêu gương, khen thưởng, trách phạt…
2.2. Thực trạng về cách ứng xử của học sinh trường THPT Quan Sơn 2 qua
môn Ngữ văn
Đối với trường THPT Quan Sơn 2 – là 1 trường nằm trên địa bàn kinh tế
đặc biệt khó khăn vùng cao biên giới tỉnh Thanh Hóa. Học sinh chủ yếu là người
dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa với điều kiện dân trí thấp, điều kiện học tập
và giao lưu còn hạn chế nên chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học
4
chưa cao. Bên cạnh những điểm sáng trong môn học Ngữ văn như có một bộ
phận học sinh yêu thích học văn, mê văn. Vẫn có những học sinh đạt giải cấp
tỉnh môn Ngữ văn THPT với những bài viết hay và sáng thì vẫn còn tồn tại phần
lớn học sinh chưa thật sự đam mê với môn học. Chính vì vậy, kết quả học tập
của học sinh đối với môn học rất thấp. Nhiều học sinh không rút ra được bài học
nhận thức sau tiết học. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến những
hành vi lệch chuẩn của học sinh nói riêng và giới trẻ nói chung. Người
học không biết rung động với tác phẩm văn học thì tâm hồn trở nên khô
cứng, hời hợt, không phân định được rõ ràng giữa đúng với sai, yêu với
ghét, giữa những điều nên làm và những điều không nên làm. Bên cạnh
đó, việc ứng xử đối với môi trường xã hội xung quanh và trong gia đình
sẽ gặp nhiều hạn chế. Đặc điểm về ứng xử của học sinh thường biểu hiện:
Qua giao tiếp: Đặc thù của học sinh miền núi nên còn rụt rè, vụng
về trong giao tiếp úng xử. Học sinh thiếu chủ động trong giao tiếp. Học sinh
thiếu những kĩ năng giao tiếp cần thiết như: Kĩ năng xử lí tình huống, kĩ năng
chia sẻ, kĩ năng thuyết phục, kĩ năng biểu lộ thái độ tình cảm…
Qua kĩ kĩ năng sống: Đối tượng học sinh phần lớn là con em đồng bào
dân tộc thiểu số, các em có hứng thú với nhiều vấn đề mới của cuộc sống nhưng
khả năng phán đoán chưa cao, tính thích ứng với môi trường không tốt, thụ động
trước vấn đề của cuộc sống đặt ra, thiếu hụt nhiều kĩ năng sống cơ bản… Điều
đó đã dẫn tới sự sa sút trong học tập, chọn nghề không phù hợp với năng lực cá
nhân.
Qua sinh hoạt tập thể: Nhiều học sinh còn thụ động, chưa mạnh dạn
tham gia các hoạt động tập thể. Trong sinh hoạt chưa có sự khéo léo, linh
động và sáng tạo.
Trước thực tế đó, tôi đã tiến hành khảo sát tìm hiểu về hành vi ứng xử của
học sinh thông qua 2 bảng khảo sát giành cho giáo viên và học sinh.
Bảng khảo sát 1: Tôi tiến hành lấy ý kiến của 20 giáo viên dạy môn Ngữ
văn của các Trường THPT của 5 huyện Quan Sơn, Mường Lát, Quan Hóa, Bá
Thước, Lang Chánh. Dựa trên phiếu đánh giá về lỗi vi phạm trong ứng xử của
học sinh, kết quả thu được:
TT
NỘI DUNG
SỐ LƯỢNG
TỈ LỆ(%)
1 Thái độ thờ ơ, vô cảm
19/20
95%
2 Lối sống ảo
18/20
90%
3 Kĩ năng quan sát và lắng nghe
16/20
80%
4 Khả năng thấu cảm
15/20
75%
Nhận xét:
Qua kết quả khảo sát tôi nhận thấy học sinh mắc phải những lỗi cơ bản
trong sự hình thành ý thức, nhân cách của bản thân. Trong đó, học sinh thiếu hụt
những kĩ năng sống cần thiết, thiếu hụt kĩ năng quan sát, lắng nghe và khả năng
thấu cảm với người khác. Đa số các giáo viên đều chỉ ra tác động của mạng xã
hội đối với học sinh THPT. Nhiều học sinh đã mắc phải lối sống ảo, thiếu thực tế
và vô cảm, thờ ơ với cuộc sống và các mối quan hệ xung quanh.
Bảng khảo sát 2: Tìm hiểu về phía HS qua phiếu câu hỏi cho 30 học sinh
lớp 10 trong nhà trường, để cho các em phát biểu những cảm nhận của mình về
5
những tác dụng của bài học trong việc rèn luyện kỹ năng ứng xử tích cực trong
môn văn. Kết quả cụ thể thu được ở đầu năm học như sau:
Tổng
Kết quả
số học
Câu hỏi
Có
Không
sinh
HS
Tỉ lệ % HS Tỉ lệ %
30HS Học văn có giúp các em nâng 25
83%
5HS 17%
cao nhận thức không?
Theo em, học văn có giúp em 10
33%
20HS 67%
điều chỉnh hành vi không?
Theo em, học văn có cần thiết 27
90%
3HS 10%
không?
Nhận xét:
Qua kết quả khảo sát tôi nhận thấy có sự mâu thuẫn trong nhận thức của
học sinh. Đa số các em đều nhận thấy việc học văn rất cần thiết và giúp các em
nâng cao nhận thức. Nhưng có đến 67% học sinh không biết học văn có giúp các
em điều chỉnh hành vi hay không.
Từ thực trạng trên, để việc dạy học môn văn thật sự có hiệu quả tôi
đã sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, giáo dục hành kỹ năng xử tích
cực cho các em học sinh thông qua môn Ngữ văn, để giúp các em nâng cao kỹ
năng ứng xử của mình.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Giải pháp 1: Vận dụng quan điểm tích hợp vào bài học
Để giáo dục kĩ năng ứng xử cho học sinh có hiệu quả bản thân đã vận dụng
vào các môn học, tiết học, nhất là các môn như: Giáo dục công dân, lịch sử, địa
lí.... để những giờ học sao cho các em được làm để học, được trải nghiệm như
trong cuộc sống thực.
Đối với môn Ngữ văn 10, các em được học các văn bản Văn học dân gian,
giáo viên có thể sử dụng hình thức sân khấu hóa để học sinh được thỏa sức thể
hiện tài năng của mình qua các vở kịch dân gian như Tấm Cám, Truyện An
Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy,…Bên cạnh đó có nhiều tác phẩm thơ
trung đại, giáo viên có thể lồng ghép môn lịch sử để giúp học sinh nhớ về quá
khứ của cha ông, từ đó khơi gợi lại lòng yêu nước, quan điểm sống hợp lẽ phải,
nhân văn.
Để hình thành những kiến thức và rèn luyện kĩ năng ứng xử cho học sinh
qua môn văn, người giáo viên cần phải vận dụng nhiều phương pháp dạy phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh như: đàm thoại, tranh luận, kể
chuyện, đóng vai…học sinh sẽ được tạo cơ hội để thực hành, trải nghiệm nhiều
kĩ năng ứng xử cần thiết, phù hợp với lứa tuổi. Đó là lối sống lành mạnh, các
hành vi ứng xử phù hợp với nền văn minh xã hội. Lối sống, hành vi như hợp tác,
giúp đỡ, chia sẻ với bạn…
2.3.2. Giải pháp 2: Định hướng học sinh đọc văn bản và soạn bài ở
nhà
Bước 1: Đọc kĩ văn bản sách giáo khoa
6
Sách giáo khoa là kênh thông tin quan trọng và bắt buộc cho tất cả các em
học sinh trong học tập. Để có thể soạn văn tốt điều cơ bản đầu tiên của mỗi em
học sinh chính là đọc tác phẩm, đọc phần tìm hiểu chung về kiến thức liên quan
đến tác giả, tác phẩm. Đây là các kiến thức văn bản cơ bản của các tác phẩm
văn học. Các em còn phải đọc các kiến thức chung về tiếng việt, về làm văn.
Cần phải đọc như thế nào để hiểu được nội dung cơ bản của tác phẩm, các vấn
đề chính trong tiếng việt, kiến thức gì trong làm văn.
– Đọc kỹ văn bản: có nhiều người cho rằng việc đọc văn bản là thực sự không
cần thiết, bởi vì chỉ cần có sách học tốt, chỉ cần chép mà không cần đọc. Nhưng
đối với học sinh việc soạn văn mà không đọc văn bản là điều ảnh hưởng xấu tới
quá trình học. Ngoài ra một số bạn học sinh chỉ thích đọc thơ, hoặc truyện có đối
thoại mà không thích đọc tác phẩm dài, ít tình tiết, thiên về độc thoại, kể… Tuy
vậy cần phải đọc tác phẩm để nắm được nội dung chính của tác phẩm hướng tới
đó là gì.
– Đọc kỹ phần chú thích trong sách giáo khoa: Câu hỏi đặt ra tại sao cần như
vậy? Vì phần chú thích chính là phần giải thích các từ khóa trong văn bản đó,
các em khi đọc kỹ phần chú thích sẽ hiểu thêm về văn bản, có thêm vốn từ
phong phú như từ Hán Việt.
– Đọc kỹ về tác giả, tác phẩm, thể loại của văn bản đó: Đây là việc không thể
thiếu trong khi soạn bài, ghi nhớ các kiến thức về tác giả, tác phẩm để tìm ra
hoàn cảnh sáng tác, các ý chính về thời đại, phong cách sáng tác, quan điểm
sáng tác… Vì mỗi tác giả, tác phẩm được viết trong các thời đại khác nhau, gắn
với hoàn cảnh lịch sử khác nhau nên ở mỗi tác phẩm đều có những thông điệp
riêng mà tác giả gửi đến bạn đọc.
Bước 2: Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa
– Trả lời hệ thống câu hỏi trong phần đọc hiểu
Có thể nói hệ thống các câu hỏi trong phần đọc hiểu chính là nền tảng quan
trọng trong việc học sinh tiếp cận với nội dung cơ bản trong các văn bản. Vì vậy
việc trả lời lần lượt các câu hỏi trong sách giáo khoa là phương pháp tốt nhất đối
với học sinh ở việc tiếp cận và chuẩn bị kiến thức về tác phẩm. Các câu hỏi
trong sách giáo khoa cùng với các từ khóa chính đã giúp học sinh tự tìm tòi,
khám phá, xác định cho mình những vùng kiến thức cơ bản. Hơn nữa khi học
sinh có sự chuẩn bị bài trước khi đến lớp, kết hợp với giáo viên giảng bài sẽ
giúp cho các em dễ dàng hơn trong khi tiếp thu.
Ví dụ: Khi soạn đoạn trích “Trao duyên”(Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du), các
em sẽ phải trả lời câu hỏi về diễn biến tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều trải qua
mấy giai đoạn, cách giai đoạn đó diễn ra như thế nào, có gì đặc sắc…? Chính
việc trả lời các câu hỏi này các em đã có thể nắm cơ bản về diễn biến tâm trạng
của nhân vật Thúy Kiều.
– Trả lời các câu hỏi phần tiếng việt
Phần chuẩn bị các câu hỏi tiếng việt là một điều khá khó đối với học sinh vì các
em chỉ biết chuẩn bị các kiến thức trong phần văn bản. Các em không biết cụ thể
mình cần làm gì trước khi học các giờ tiếng việt. Vì thế việc giúp đỡ của giáo
viên là thực sự cần thiết. Cụ thể giáo viên cần có các yêu cầu cụ thể rõ ràng đối
7
với học sinh trong việc các em phân tích các ví dụ mẫu trong sách giáo khoa, từ
đó rút ra kết luận và lấy các ví dụ khác tương tự ngoài đời sống.
– Trả lời các câu hỏi trong làm văn.
Giờ tập làm văn chính là một giờ để hình thành các kiến thức kỹ năng cho các
em trong việc tạo lập văn bản. Cũng giống như hai giờ đọc hiểu và tiếng việt,
muốn học tốt giờ này cần có sự chuẩn bị trước khi đến lớp. Để chuẩn bị tốt phần
làm văn các em cũng cần phải phân tích văn bản mẫu, từ ví dụ đi đến lí thuyết.
Khi phân tích kỹ các vấn đề trong văn bản mẫu, tự rút ra bài học, nội dung chính
làm văn cần học. Hay một số tiết luyện nói trong làm văn, nhiều học sinh khá
khó khăn khi nói nếu như chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi đến lớp.
Ví dụ: Khi có tiết luyện nói về văn bản nghị luận với đề tài tự chọn.
Học sinh cần chuẩn bị
– Tìm hiểu lại văn nghị luận, tìm đề tài cần viết.
– Lập dàn ý cho bài viết.
– Bài viết cụ thể về văn bản thuyết minh
2.3.3. Giải pháp 3: Tạo không khí giờ học cho học sinh bằng cách phối hợp
các phương pháp và hình thức dạy học linh hoạt
- Tổ chức trò chơi học tập
Trong thực tế dạy học, giờ học nào tổ chức trò chơi cũng đều gây được
không khí học tập hào hứng, thoải mái, vui nhộn. Nghiên cứu cho thấy, trò chơi
học tập có khả năng kích thích hứng thú và trí tưởng tượng của học sinh.
Một số trò chơi học tập có thể sử dụng hiệu quả như: trò chơi nhanh tay,
nhanh mắt, đuổi hình đoán chữ, trò chơi tiếp sức, trò chơi ô chữ…
Ví dụ: Tổ chức dạy bài Cảnh ngày hè, giáo viên có thể tổ chức trò chơi trong
hoạt động củng cố - luyện tập:
HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
Câu 1: Những màu sắc nào được tác giả sử dụng để gợi tả bức tranh cảnh ngày
hè trong bài thơ?
A. Lục, hồng, đỏ.
B. Vàng, hồng, đỏ.
C. Lục, hồng, lam.
D. Lục, lam, đỏ.
Câu 2: Biện pháp nghệ thuật nào sau đây không được sử dụng trong bài
thơ Cảnh ngày hè?
A. Đảo ngữ
B. Tăng tiến
C. Liệt kê
D. Đối ngẫu
Câu 3: Trong bài thơ Cảnh ngày hè, tác giả mong ước điều gì?
A. Có ngôi nhà ngàn vạn gian để che cho khắp kẻ sĩ trong thiên hạ.
B. Có tài trí mưu lược như Vũ hầu Gia Cát Lượng để cứu đời, giúp nước.
C. Có cây đàn của vua Ngu Thuấn gảy khúc Nam phong ca ngợi đời
thái bình thịnh trị.
D. Có người hậu thế đồng cảm chia sẻ với mình về nỗi đau tài mệnh tương
đố.
8
Câu 4: Nội dung chủ đạo toát ra từ bài thơ Cảnh ngày hè là:
A. Tâm hồn yêu thiên nhiên, khát vọng của người anh hùng cái thế.
B. Tâm hồn yêu thiên nhiên, lánh đục về trong của người quân tử.
C. Tâm hồn yêu thiên nhiên, khát vọng cao cả gắn liền với tấm lòng
thương dân của bậc trí giả.
D. Tâm hồn yêu nước, yêu dân sâu sắc.
- Tổ chức hoạt động học theo nhóm
Học theo nhóm là hình thức học tập có sự hợp tác của nhiều thành viên
trong lớp nhằm giải quyết những nhiệm vụ học tập chung. Được tổ chức một
cách khoa học, học theo nhóm sẽ phát huy tính tích cực, sáng tạo, năng lực, sở
trường, tinh thần và kĩ năng hợp tác của mỗi thành viên trong nhóm. Trong giờ
học, biện pháp này đã tạo nên một môi trường giao tiếp tự nhiên, thuận lợi, đó là
hoạt động giao tiếp nhằm trao đổi, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của những
người bạn.
2.3.4. Giải pháp 4: Tạo hệ thống câu hỏi nêu vấn đề dẫn dắt học sinh rút ra
bài học
Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi chứa đựng mâu thuẫn nghệ thuật được học
sinh tiếp nhận một cách có ý thức, làm nảy sinh ở các em sự hứng thú, suy nghĩ
để tìm cách giải đáp, nhằm hiểu sâu tác phẩm. Đây là loại câu hỏi đem lại cho
học sinh sự khó khăn trong việc tìm câu trả lời, muốn giải quyết nó, các em phải
động não, phải suy nghĩ, tìm tòi những tri thức mới dựa trên những tri thức, kinh
nghiệm sẵn có của mình. Quan trọng hơn, các em được hình thành và rèn luyện
khả năng tự tiếp nhận, tự đánh giá, phân tích văn bản văn học theo quan điểm
của riêng mình. Ngoài ra, nó còn có tác dụng thôi thúc các em tìm hiểu thêm
nhiều tư liệu lên quan đến văn bản được học.
Ví dụ: Về chủ đề của “ Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thuỷ
” có hai ý kiến khác nhau: một là ca ngợi tình yêu chung thủy; hai là phán xử sự
lầm lạc, thiếu trách nhiệm, thiếu cảnh giác trước kẻ thù xâm lược. Học sinh có
thể tán thành một trong hai chủ đề ấy bằng lí lẽ của mình.
2.3.5. Hướng dẫn học sinh giải quyết những tình huống đời sống được
đặt ra trong những tác phẩm văn học và làm theo những bài học bổ
ích đó.
Vào cuối tiết học, giáo viên có thể tổ chức một cách học Văn hiệu
quả và thú vị bằng cách đặt ra những tình huống đời sống trong các tác
phẩm văn học và yêu cầu học sinh trả lời. Nếu được mọi người hưởng
ứng, đây sẽ là một hình thức học Văn gắn với thực tế đời sống một cách
đặc biệt hấp dẫn. Ví dụ, từ tác phẩm “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm
trong chương trình Ngữ Văn 10, ta có thể đặt ra những tình huống ứng xử
dưới dạng những câu hỏi cho học sinh chọn lựa: Em có tán đồng quan
điểm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm hay không? Tại sao? Nếu được
lựa chọn, em chọn cuộc sống ở “nơi vắng vẻ” hay “chốn lao xao”? Lí giải
vì sao em lựa chọn như vậy?
Giáo viên có thể đánh giá: cách hành xử của Nguyễn Bỉnh Khiêm là
cách hành xử bất đắc dĩ của một nhà nho sinh ra gặp thời loạn lạc, tác
phẩm thể hiện vẻ đẹp nhân cách và trí tuệ của kẻ sĩ với hành động lánh
9
đục về trong. Cách hành xử đó trong cuộc sống thời bình hôm nay có
những nét không hợp thời vì những người tuổi trẻ ngày hôm nay cần đem
hết tài năng, tâm huyết của mình ra giúp đời, giúp nước. Tuy nhiên, vẫn
có thể học tập nhà nho Nguyễn Bỉnh Khiêm ở lối sống thanh cao, không
màng danh lợi, ở lối sống hòa hợp với tự nhiên.
2.4. Giáo án minh họa
TẤM CÁM
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Về kiến thức:
– Hiểu được ý nghĩa của những mâu thuẫn, xung đột và sự biến hóa của Tấm
trong truyện Tấm Cám.
– Nắm được giá trị nghệ thuật của truyện.
2. Về kĩ năng: Biết cách đọc và hiểu một truyện cổ tích thần kì: nhận biết
được một truyện cổ tích thần kì qua đặc trưng thể loại.
3. Về thái độ, phẩm chất:
– Thái độ: Có tình yêu thương đối với người lao động, có niềm tin vào sự chiến
thắng của cái thiện, của chính nghĩa trong cuộc sống
– Phẩm chất: Sống yêu thương, sống tự chủ và sống trách nhiệm…
4. Phát triển năng lực
– Năng lực chung:
+ Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ,
năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng
lực công nghệ thông tin và truyền thông
– Năng lực riêng:
+ Năng lực tái hiện và vận dụng kiến thức,
+ Năng lực đọc – hiểu, giải mã văn bản,
+ Năng lực sáng tạo, năng lực tạo lập văn bản,
+ Năng lực vận dụng kiến thức văn học vào cuộc sống…
II. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
1. Phương tiện thực hiện:
* Giáo viên:
– Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, sách chuẩn kiến thức kĩ năng.
– Các tư liệu tham khảo có liên quan tới bài học.
* Học sinh:
– Sách giáo khoa, sách bài tập, vở ghi, vở bài soạn, bút…
2. Phương pháp thực hiện:
Giáo viên phối hợp linh hoạt các phương pháp: Nêu vấn đề, đàm thoại, tranh
luận, kể chuyện, giảng giải.
III.THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy trình bày vai trò của sự việc, chi tiết tiêu biểu
trong văn tự sự. Nêu cách lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu?
3. Bài mới
– GV cho HS xem trích đoạn phim Tấm Cám.
10
– GV dẫn dắt vào bài: Là người Việt Nam, chắc hẳn, trong thời ấu thơ của mình,
ai cũng đã từng hơn một lần được nghe kể truyện cổ tích Tấm Cám. Như cây đa
trăm tuổi trước sân đình, như dòng nước sông quê dịu mát và trong lành, như
mái rơm mái rạ hiền hòa và ấm áp, truyện cổ tích Tấm Cám đã song hành cùng
bao thế hệ người Việt để an ủi, nâng đỡ, khích lệ mỗi con người trước cuộc sống
bấp bênh, nhiều rủi ro, bất công và oan trái. Bài học hôm nay, cô và các em
cùng một lần nữa trở về miền cổ tích xưa để gặp lại cô Tấm, để hiểu hơn những
đắng cay mà người con gái ấy đã đi qua trên con đường tìm đến hạnh phúc và
gìn giữ hạnh phúc.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giáo viên
hướng dẫn học sinh tìm hiểu
chung về tác phẩm
* Thao tác 1: Tìm hiểu truyện
cổ tích
GV: Em hiểu thế nào là truyện
cổ tích? Có mấy loại truyện cổ
tích? Trình bày những đặc
điểm của truyện cổ tích thần
kì.
HS: suy nghĩ, khái quát kiến
thức.
HS trả lời câu hỏi, tóm lại
những nét chính về truyện cổ
tích và truyện cổ tích thần kì.
GV: Nhận xét, chốt lại kiến
thức.
* Thao tác 2: Tìm hiểu chung
về truyện cổ tích Tấm Cám.
GV: Truyện cổ tích Tấm Cám
thuộc loại truyện cổ tích nào?
Em hãy tóm tắt khái quát và
nêu bố cục của truyện cổ tích
này.
HS: suy nghĩ, khái quát kiến
thức.
–
GV: Nhận xét, chốt lại
kiến thức.
I. Tìm hiểu chung
1. Khái niệm và đặc điểm truyện cổ tích
– Truyện cổ tích là tác phẩm tự sự dân gian
mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu có
chủ định, kể về số phận con người bình
thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân
đạo và lạc quan của nhân dân lao động.
– Có ba loại truyện cổ tích:
+ Truyện cổ tích về loài vật.
+ Truyện cổ tích thần kì.
+ Truyện cổ tích sinh hoạt.
– Truyện cổ tích thần kì:
+ Là loại truyện cổ tích có nội dung phong
phú và số lượng nhiều nhất.
+ Đặc trưng quan trọng của cổ tích thần kì là
sự tham gia của các yếu tố thần kì vào tiến
trình phát triển của câu chuyện.
+ Thể hiện ước mơ cháy bỏng của nhân dân
lao động về hạnh phúc gia đình, về lẽ công
bằng trong xã hội, về phẩm chất và năng lực
tuyệt vời của con người.
2. Truyện cổ tích Tấm Cám
– Thuộc loại truyện cổ tích thần kì.
– Tóm tắt:
– Bố cục:
+ Tấm ở nhà và đi dự hội => Thân phận và
con đường tìm đến hạnh phúc của Tấm.
+ Tấm vào cung vua, gặp nạn, trở lại cuộc đời
và gặp lại nhà vua => Cuộc đấu tranh giành lại
hạnh phúc của cô gái mồ côi.
11
Hoạt động 2: Giáo viên
hướng dẫn học sinh đọc hiểu
văn bản
Thao tác 1: Tìm hiểu thân
phận và con đường tìm đến
hạnh phúc của Tấm.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Thân phận và con đường tìm đến hạnh
phúc của Tấm
a. Hoàn cảnh, thân phận
– Cuộc sống nghèo khó.
– Mồ côi mẹ từ nhỏ.
– Sau mấy năm cha cũng mất => Tấm ở với dì
GV: Chia học sinh thành 4 ghẻ là mẹ của Cám.
nhóm.
=> Hoàn cảnh đáng thương, côi cút, cô đơn.
Nhóm 1: Tìm hiểu hoàn cảnh b. Mâu thuẫn, xung đột giữa Tấm và mẹ con
sống, thân phận của Tấm.
Cám.
Nhóm 2: Tìm hiểu những thủ
đoạn của mẹ con Cám và cách
ứng xử của Tấm trước khi vào
cung, nhận xét.
Sự việc
Hành độngHành động của
Tấm
mẹ con Cám
Đi bắt tép
để được Chăm
thưởng
bắt tép
yếm đào
Nuôi
bống
chỉ
Lừa Tấm để lấy
giỏ tép
Chăm chút,
bầu
bạnLừa Tấm đi chăn
cá cùng
cátrâu đồng xa, giết
bống
bống.
Nhặt thóc ra
thóc, gạo raTrộn thóc với gạo
Đi dự hội gạo.
bắt Tấm nhặt
Tham vọng, hợm
Thử giày Hồn nhiên hĩnh.
Gian ngoan, xảo
quyệt, luôn tìm
Hiền lành,cách triệt tiêu mọi
chăm chỉ,niềm vui, niềm hi
Nhận xét thật thà.
vọng của Tấm.
=> Tấm là nhân vật đại diện cho cái thiện, mẹ
con Cám là nhân vật đại diện cho cái ác. Mẫu
thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám không chỉ là
mâu thuẫn, xung đột giữa dì ghẻ và con chồng
trong gia đình mà còn là mâu thuẫn, xung đột
giữa cái thiện và cái ác.
12
Nhóm 3: Nhận xét về cách
ứng xử của Tấm và rút ra bài
học.
GV định hướng cho học sinh
rút ra bài học ứng xử
Nhóm 4: Nêu ý nghĩa của yếu
tố thần kì trên con đường tìm
đến hạnh phúc của Tấm.
- Các nhóm học sinh bầu
nhóm trưởng, thư kí và tiến
hành thảo luận, lần lượt trả lời
các câu hỏi của giáo viên.
– Học sinh mỗi nhóm báo cáo
kết quả thảo luận và treo bảng
phụ lên để các nhóm khác
nhận xét, bổ sung.
– Học sinh các nhóm khác
thảo luận, nhận xét.
– Giáo viên chuẩn hóa kiến
thức
Tiết 2
Hoạt động của GV và HS
c. Con đường tìm đến hạnh phúc
– Tấm: thụ động, chỉ biết khóc khi gặp khó
khăn, cản trở.
– Nhờ sự giúp đỡ của Bụt, Tấm bắt đầu tìm
đến hạnh phúc, được trở thành hoàng hậu =>
Biểu hiện của triết lí “ở hiền gặp lành”, thể
hiện khát vọng và mơ ước hạnh phúc và tinh
thần lạc quan, yêu đời của người bình dân
xưa.
=> Tấm nhờ chăm chỉ, lương thiện mà được
Bụt giúp đỡ, từ cô gái mồ côi nghèo trở thành
hoàng hậu. Con đường tìm đến hạnh phúc của
Tấm dù có nhiều khó khăn, trắc trở nhưng
cuối cùng, Tấm đã tìm được hạnh phúc cho
bản thân mình. Đó cũng là con đường đến với
hạnh phúc của các nhân vật lương thiện trong
truyện cổ tích Việt Nam nói chung, truyện cổ
tích thế giới nói riêng.
d. Vai trò của yếu tố thần kì
– Yếu tố thần kì => sự trợ giúp của Bụt:
+ Luôn xuất hiện đúng lúc.
+ An ủi, nâng đỡ mỗi khi Tấm gặp khó khăn
hay đau khổ.
– Vai trò:
+ Thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện.
+ Thể hiện khát vọng thay đổi cuộc đời, thay
đổi số phận cho những con người bé nhỏ, bất
hạnh trong xã hội.
+ Biểu hiện cho triết lí ở hiền gặp lành.
Nội dung cần đạt
13
Hoạt động 2: Giáo viên hướng
dẫn học sinh đọc hiểu văn bản
* Thao tác 2: Tìm hiểu cuộc đấu
tranh giành lại hanh phúc của
Tấm.
GV: Chia học sinh thành 4 nhóm.
Từ đó Hướng dẫn học sinh rút ra
bài học.
GV cho học sinh quát sát hình
ảnh và yêu cầu học sinh xắp xếp
theo trình tự.
Nhóm 1: Tìm hiểu quá trình hóa
thân của Tấm.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Thân phận và con đường tìm đến
hạnh phúc của nhân vật Tấm.
2. Cuộc đấu tranh giành lại hạnh phúc
của Tấm
– Sau khi đã vào cung, dù đã trở thành
hoàng hậu nhưng Tấm vẫn không quên
ngày giỗ cha => Người con gái hiếu
thảo.
– Quá trình hóa thân:
+ Tấm trèo lên cây cau => bị dì ghẻ giết
hại => hóa thành chim vàng anh.
+ Chim vàng anh bay vào cung, báo
hiệu sự có mặt của mình bằng lời cảnh
cáo đanh thép: “Giặt áo chồng tao/ thì
giặt cho sạch/ phơi áo chồng tao/ phơi
lao phơi sào/ chớ phơi bờ rào/ rách áo
chồng tao” => hai mẹ con Cám bắt chim
vàng anh, ăn thịt.
+ Tấm tiếp tục hóa thân vào cây xoan
đào => tuyên chiến trực tiếp với hai mẹ
con Cám: “Kẽo cà kẽo kẹt/ lấy tranh
chồng chị/ chị khoét mắt ra” => Hai mẹ
con Cám đốt khung cửi.
+ Từ đống tro tàn, Tấm tiếp tục hóa thân
vào quả thị => trở lại với cuộc đời.
14
Nhóm 2: Tìm hiểu ý nghĩa của
những sự vật mà Tấm đã hóa thân.
Nhóm 3: Nhận xét về thái độ của
Tấm trong quá trình đấu tranh
giành lại hạnh phúc.
Nhóm 4: Tìm hiểu ý nghĩa phần
kết thúc truyện.
– Các nhóm học sinh bầu nhóm
trưởng, thư kí và tiến hành thảo
luận, lần lượt trả lời các câu hỏi
của giáo viên.
– Học sinh mỗi nhóm ghi kết quả
thảo luận lên bảng phụ.
– Giáo viên nhận xét về kết quả
của các nhóm, rút kinh nghiệm về
cách thảo luận, trình bày.
Hoạt động 3: Tổng kết
GV: Em hãy khái quát những nét
đặc sắc về nội dung và nghệ thuật
của truyện cổ tích Tấm Cám.
– Học sinh trả lời.
– Giáo viên chuẩn hóa kiến thức
– Ý nghĩa của quá trình hóa thân:
+ Khẳng định sự bất diệt của cái thiện.
Cái thiện không chịu chết một cách oan
ức trong im lặng, không chịu khuất phục
trước cái ác.
+ Sự hóa thân của Tấm cũng thể hiện
tính chất gay gắt, quyết liệt của cuộc
chiến đấu giữa cái thiện và cái ác. Trong
cuộc chiến đấu ấy, chiến thắng sẽ luôn
thuộc về cái thiện.
– Những sự vật mà Tấm hóa thân đều là
những sự vật bình dị, thân thương, gắn
bó với người dân lao động. Đó cũng là
những hình ảnh đẹp đẽ của làng quê Việt
Nam xưa.
– Nếu như lúc đầu, trong quá trình tìm
đến hạnh phúc, Tấm có phần thụ động,
thì đến đây, Tấm đã mạnh mẽ đứng dậy,
chủ động, quyết liệt giành lại hạnh phúc
cho mình.
– Sau bao lần hóa thân chống lại kẻ thù,
Tấm trở về với cuộc đời, trong vai một
người con gái khéo léo, đảm đang, nhân
hậu.
– Nhờ miếng trầu têm cánh phượng, nhà
vua đã nhận ra Tấm và đón Tấm về
cung.
– Ý nghĩa của miếng trầu:
+ Là biểu tượng của hạnh phúc, của tình
yêu.
+ Thể hiện rõ bản sắc văn hóa dân tộc.
– Kết thúc truyện: mẹ con Cám bị tiêu
diệt, cái ác phải đền tội, Tấm được
hưởng cuộc sống hạnh phúc => Thể hiện
rõ triết lí ở hiện gặp lành, ác giả ác
báo.
III. Tổng kết
– Truyện cổ tích Tấm Cám phản ánh
những xung đột xã hội sâu sắc, đồng
thời, thể hiện khát vọng cháy bỏng của
nhân dân lao động về một xã hội công
bằng, hạnh phúc.
– Truyện xây dựng những mâu thuẫn,
xung đột ngày càng quyết liệt, xây dựng
15
nhân vật theo hai tuyến đối lập, sử dụng
yếu tố thần kì để dẫn dắt cốt truyện.
4. Củng cố, dặn dò;
– Hóa thân vào nhân vật Tấm để kể lại câu chuyện
– Sưu tầm các tác phẩm thơ văn nói về nhân vật Tấm
– Soạn bài: Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự
2.5. Hiệu quả của sáng kiến
Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, tôi tiến hành nghiên cứu trên
đối tượng là học sinh lớp 10A1, 10A3 trường THPT Quan Sơn 2. Tổng số
học sinh lớp 10A1 là 38 em, lớp 10A3 là 35 em.
Số liệu thống kê và so sánh
Khảo sát 1: Chất lượng môn Ngữ văn:
Lớp
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
10A1
Học kì 1 0%
17%
68%
15%
Học kì 2 5%
25%
65%
5%
10A3
Học kì 1 0%
6%
69%
25%
Học kì 2 0%
15%
70%
15%
Khảo sát 2: Kiểm tra học sinh thực hành trong giao tiếp, ứng xử tích cực trong
các tình huống:
Lớp
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
10A1
Học kì 1 0%
6%
52%
42%
Học kì 2 6%
24%
64%
6%
10A3
Học kì 1 0%
5%
50%
45%
Học kì 2 5%
15%
55%
25%
Qua quá trình áp dụng thực nghiệm ở các lớp mà tôi dạy, tôi nhận
thấy học sinh đã nâng cao được ý thức về kỹ năng ứng xử thông qua tiết
học. Ở học kì 1 còn nhiều học sinh học yếu môn Ngữ văn. Qua quá trình
giáo dục điều chỉnh hành vi nhờ gắn với thực tế đời sống nên đã giúp các
em tăng thêm hứng thú học và kết quả học tập của các em đã tiến bộ rõ
rệt.
Đặc biệt, bên cạnh học sinh dân tộc thiểu số như Thái, Mường…ở
lớp 10A3 có 5 học sinh là học sinh dân tộc H’mông. Những hiểu biết xã
hội và kỹ năng ứng xử của các còn nhiều hạn chế. Nhưng trong quá trình
học tập, các em đã có rất nhiều nỗ lực và em Thao Chá Minh, Thao Thị
Sua đạt học lực khá. Các em đã có những ứng xử tích cực trong cuộc sống
như bảo vệ tự nhiên, biết thương yêu, kính trọng người thân, biết nhường nhịn,
biết hi sinh, sống tình nghĩa, thủy chung, cởi mở, thân thiện với mọi người, coi
trọng tình bạn…
16
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Đạo đức là gốc, là nền tảng của sự phát triển nhân cách con người. Ở mọi
thời đại, mọi quốc gia, vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức, kỹ năng ứng xử của
người học là công việc quan trọng luôn được quan tâm và tạo mọi điều kiện. Ở
nước ta, mục tiêu của nhà trường THPT là đào tạo ra những con người phát triển
toàn diện. Chính vì vậy trong các môn học ở nhà trường, đặc biệt môn học Ngữ
văn thì việc giáo dục hành vi chuẩn mực cho học sinh thông qua môn học là việc
làm cần thiết hơn bao giờ hết.
Dạy Văn hướng tới điều chỉnh kỹ năng ứng xử tích cực cho học sinh có
thể áp dụng ở mọi cấp học. Xét đến cùng, học Văn là học làm người, dạy Văn là
dạy làm người. Để đáp ứng được yêu cầu đó người giáo viên phải luôn không
17
ngừng tìm tòi học hỏi để nâng cao trình độ nhận thức và trình độ chuyên môn.
Sự sáng tạo là yêu cầu cần phải có của người giáo viên khi làm công tác dạy
học. Trên cơ sở đó giúp học sinh của mình tiếp thu bài, hình thành kĩ năng, kĩ
xảo tốt hơn.
Đối với đề tài “Một số giải pháp nâng cao kĩ năng ứng xử tích cực cho
học sinh dân tộc thiểu số lớp 10 trường THPT Quan Sơn 2 qua môn Ngữ văn”
không chỉ áp dụng trong chương trình Ngữ văn 10, có thể áp dụng trong các tiết
học chương trình Ngữ văn 11, 12. Với hiệu quả áp dụng dựa trên cơ sở thực tế
tại lớp 10A1, 10A3 trường THPT Quan Sơn 2, bản thân tôi thiết nghĩ giáo dục
kỹ năng ứng xử tích cực cho học sinh là một việc làm rất thiết thực và phù hợp
với yêu cầu, mục tiêu giáo dục hiện nay.
3.2. Kiến nghị
3.2.1. Đối với giáo viên:
Vai trò người giáo viên cực kì quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp
thích hợp để giảng dạy. Tùy vào nội dung luận bàn và hình thức thể hiện của văn
bản, đặc điểm tiếp nhận của học sinh, thời gian tiếp nhận mà giáo viên vận dụng
cách phân tích văn bản kết hợp với phương pháp dạy học nêu vấn đề, thảo luận
nhóm.
Trong quá trình giảng dạy tác phẩm, giáo viên phải luôn bám sát đặc trưng
bộ môn và luôn vận dụng phương pháp đổi mới để nâng cao hiệu quả giờ dạy,
phát huy tính sáng tạo của học sinh. Mỗi giáo viên cần có ý thức tìm hiểu, nắm
đặc thù bộ môn, luôn chú ý đến đối tượng học sinh để có phương pháp phù hợp.
Và trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần học hỏi trao đổi trong nhóm, tổ đi
đến thống nhất để tìm được phương pháp dạy hiệu quả nhất đối với tác phẩm.
3.2.2. Đối với học sinh:
Có nhu cầu bộc lộ suy nghĩ cá nhân trước tập thể. Nên chủ động tham gia
thảo luận nhóm trong giờ học để có những hiểu biết về tác giả, bối cảnh văn học,
hoàn cảnh lịch sử - thời đại ra đời tác phẩm.
Cuối cùng, trong khuôn khổ một sáng kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu
này chắc chắn còn những hạn chế không tránh khỏi. Rất mong nhận được sự góp
ý của đồng nghiệp để tôi có thể hoàn thiện thêm đề nghiên cứu của mình.
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Thanh Hóa, ngày 08 tháng 05 năm 2018
ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép
nội dung của người khác
TÁC GIẢ
Tạ Quốc Việt
Trương Thị Trinh
18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nhiều tác giả, Tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ văn 10, Nxb Giáo dục
Việt Nam.
1. Nhiều tác giả, Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 - tập 1, Nxb Giáo dục, 2006
2. Nhiều tác giả, Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 - tập 2, Nxb Giáo dục, 2006
4. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn học,
Nxb Đại học quốc gia, H. 2000
5. Hoàng Phê, Từ điển Tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, H. 1998
6. Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn, Văn học dân gian Việt
Nam, Nxb Giáo dục. 2002
7. Nhiều tác giả, Giảng văn văn học Việt Nam, Nxb Giáo dục, H. 1997
8. GS. Phan Trọng Luận, Phương pháp dạy học văn, Nxb Đại học quốc gia
Hà Nội, 1997
9.
19
10.
20