Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

SKKN kinh nghiệm vận dụng tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy tác phẩm chí phèocủa nam cao ( ngữ văn 11 ban cơ bản)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.42 KB, 39 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT THỌ XUÂN 5

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

KINH NGHIỆM VẬN DỤNG TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN
TRONG GIẢNG DẠY TÁC PHẨM “CHÍ PHÈO” CỦA NAM CAO
(NGỮ VĂN 11 – BAN CƠ BẢN)

Người thực hiện: Vũ Thị Hương
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ Văn

THANH HOÁ, NĂM 2018


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
THPT
PPDH
GD & ĐT
GV
SGK
SK
HS

Nghĩa là
Trung học phổ thông


Phương pháp dạy học
Giáo dục và đào tạo
Giáo viên
Sách giáo khoa
Sáng kiến
Học sinh



Phần I: MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Như chúng ta đã biết, môn Ngữ Văn là một trong những môn khoa học quan
trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân bậc THPT. Xét về phương diện đặc
trưng bộ môn, Ngữ Văn là môn học thuộc nhóm khoa học xã hội nhân văn. Bộ
môn giúp học sinh hiểu biết về xã hội, văn hoá, văn học, lịch sử, đời sống và tâm
hồn con người; giúp học sinh có năng lực ngôn ngữ để giao tiếp nhận thức về
cuộc sống, nâng cao năng lực thẩm mỹ, định hướng thị hiếu lành mạnh cho học
sinh. Học Ngữ văn sẽ tác động tích cực đến kết quả học tập của các môn học
khác và các môn học khác cũng góp phần học tập tốt môn Ngữ Văn. Xuất phát
từ đặc trưng và căn cứ trên, môn Ngữ Văn ngoài trang bị cho học sinh những
kiến thức chung nhất của môn học còn là môn học có nhiều điều kiện thuận lợi
nhất rèn luyện nhân cách cho học sinh. Môn Ngữ Văn giúp không chỉ có một
năng lực cảm thụ văn chương mà còn có một tâm hồn phong phú, một đời sống
tình cảm dạt dào và khả năng giao tiếp, ứng xử lành mạnh.[1].
Việc tạo hứng thú cho học sinh trong hoạt động dạy và học Ngữ văn để học
sinh ham học, hiểu rồi từ đó có khả năng giải thích những vấn đề, những tình
huống nảy sinh trong thực tiễn, học sinh có thể tự nhận thức đúng, sai và biết
mình phải làm gì để không lệch chuẩn là việc vô cùng cần thiết, đặc biệt là trong
thời kỳ hội nhập ngày nay. Đáp ứng yêu cầu, xu hướng của thời đại, Nhà nước,
Bộ GD&ĐT đã có nhiều chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học. Trong đó,

phương pháp "tích hợp, liên môn" là một những hướng đổi mới tích cực cần
được ưu tiên.[2].
.Tuy nhiên, trên thực tế công tác giảng dạy môn Ngữ Văn nhiều năm, tôi
nhận thấy do có rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan tác động dẫn đến môn
học chưa đạt được hiệu quả và đích đến thực sự của nó. Cụ thể: Mặt trái của cơ
chế thi trường đang hàng ngày, hàng giờ tác động làm gia tăng suy thoái về đạo
đức lối sống của một bộ phận không nhỏ nhân dân, học sinh, nhất là giới trẻ
ngày nay. Nhiều học sinh không yêu thích, không chú ý đến môn học, tiết học
dẫn đến thực trạng sợ học, chán ghét môn Ngữ Văn. Giáo viên có khi nản trước
thực trạng học sinh nên không thực sự đầu tư cho chuyên môn dẫn đến tiết học
nhiều khi sơ sài, chỉ dạy những nội dung trong sách giáo khoa mà không có sự
đầu tư tìm tòi làm phong phú cho môn học. Thực trạng này tồn tại và kéo dài
dẫn đến việc học sinh khi học văn phải tiếp xúc với những tác phẩm văn chương
vốn có những lớp nghĩa trừu tượng khiến học sinh ngày càng ngại học. Hệ luỵ
tất yếu làm tiết học văn nhàm chán, mệt mỏi cho hoạt động dạy và học của cả
giáo viên và học sinh.
Nắm bắt được điều đó, trong thực tiễn dạy học của bản thân, tôi nhận thấy:
Nếu đơn giản hóa những kiến thức của môn Ngữ văn mà học sinh rất khó nhớ
bằng những ví dụ mang tính thực tiễn cao; kết hợp với việc minh họa bằng
những kiến thức của các bài học, môn khoa học khác mà các em đã biết, đã học
hoặc sẽ học thì sẽ thu hút được sự chú ý của học sinh, các em dễ nhớ và nhớ lâu
1


hơn kiến thức của bài. Từ đó đem lại hiệu quả giáo dục cao khắc phục tình trạng
dạy chay, một chiều và tẻ nhạt của môn học. Có thể xem phương pháp dạy học
này như một chìa khóa để giải mã ý nghĩa tác phẩm văn chương, là cách thức
hữu hiệu để giúp học sinh thêm hứng thú hơn khi học môn Ngữ văn trong Nhà
trường.
Từ ý nghĩa đó, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu, khảo sát áp dụng với nhiều tác

phẩm văn chương. Nhưng do phạm vi nhỏ hẹp của một đề tài SKKN, nên ở đây
tôi chỉ đề cập đến đề tài: Kinh nghiệm vận dụng tích hợp kiến thức liên môn
trong giảng dạy tác phẩm "Chí Phèo" của Nam Cao .
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Giúp giáo viên nhận thấy đổi mới phương pháp dạy học tích hợp, liên
môn là hợp lý và cần thiết trong giảng dạy môn Ngữ Văn, đặc biệt là các tác
phẩm văn chương trong nhà trường.
- Giúp học sinh đạt hiệu quả trong học Ngữ Văn: Nắm bắt kiến thức đồng
thời tác động tích cực trong hình thành nhân cách, lối sống trong sách, lành
mạnh; phát triển năng lực học sinh. Qua học tập môn Ngữ Văn giúp các em phát
triển toàn diện trở thành công dân tốt cho xã hội.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Kinh nghiệm vận dụng tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy tác
phẩm "Chí Phèo" của Nam Cao và kinh nghiệm ở một tiết dạy cụ thể áp dụng
cho một đối tượng cụ thể là học sinh trường THPT Thọ Xuân 5 - Thọ Xuân.
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi vận dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết : Phương pháp này được tiến hành trên
cơ sở tìm hiểu thu thập nghiên cứu phân tích những thành tựu về lí thuyết đã có
để làm tiền đề cho giả thuyết khoa học mà mình đặt ra.
- Phương pháp điều tra khảo sát : Với phương pháp này, chúng tôi chọn đối
tượng khảo sát là học sinh lớp 11 trường THPT Thọ Xuân 5
- Phương pháp thực nghiệm : Chúng tôi tiến hành thực nghiệm đối với HS
lớp 11 THPT Thọ Xuân 5.
Phần II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài.
Một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng dạy học là đa dạng
hóa các nguồn thông tin cho học sinh bằng nhiều phương tiện, tài liệu tham khảo
trong đó việc phát huy các nguồn tài liệu sẵn có trong các môn khoa học cơ bản

mà học sinh đã, đang và sẽ được học vừa là những minh chứng hiệu quả nhất
vừa là biện pháp để liên kết kiến thức tạo nên tính khoa học và thiết thực của tri
thức.
Mặt khác, các tri thức của môn Ngữ văn mà đặc biệt kiến thức tác phẩm
văn chương mang tính trừu tượng cao. Mỗi tác phẩm văn chương là một thế giới
2


nghệ thuật nhưng cũng là đời sống. Vì thiên chức thiêng liêng của văn học là
phản ánh chân thực hiện thực đời sống. Qua tác phẩm văn chương trong nhà
trường sẽ giúp học sinh có được kiến thức và hình thành năng lực, kĩ năng
sống… Đồng thời kiến thức trong các bài học cũng liên quan mật thiết đến kiến
thức của các môn khoa học khác. Việc vận dụng tích hợp, kiến thức của các môn
khoa học cơ bản vào quá trình dạy học môn Ngữ văn không những tạo ra hứng
thú cho học sinh trong quá trình học mà mặt khác còn tạo ra sự liên kết và khoa
học của bộ môn.
Vậy ta cần hiểu đúng đắn về tích hợp và liên môn trong giảng dạy tác phẩm
văn chương nói chung và tác phẩm Chí Phèo Nam Cao nói riêng như sau:
Khái niệm Tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống,
ở những mức độ khác nhau các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhau
hoặc các hợp phần của bộ môn thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở
các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc
các hợp phần của bộ môn đó.[6].... . (Khái niện này đề cập tới PPHH tích hợp
của bộ môn)
Dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn có nghĩa là đưa những nội dung giáo
dục có liên quan vào quá trình dạy học của môn học như: tích hợp giáo dục đạo
đức, lối sống; kĩ năng sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về
biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ
môi trường, an toàn giao thông.[1].... (Khái niện này đề cập tới nội dung tích
hợp)

Dạy học liên môn trong môn Ngữ văn là phải xác định các nội dung kiến
thức, các tri thức của một số môn học có những nét chính, tương đồng xoay
quanh một chủ đề nào đó liên quan trong môn Ngữ Văn nhằm đáp ứng những
mục tiêu, mục đích , yêu cầu cụ thể nào đó của tiết học Ngữ Văn. Cụ thể như:
Lịch sử, Địa lí, Âm nhạc, Mỹ thuật, tin học.[1]...
Qua đây, ta có thể khẳng định vận dụng tích hợp kiến thức liên môn trong
giảng dạy tác phẩm ở trường THPT là phương pháp có hiệu quả cao trong
giảng dạy, đáp ứng yêu cầu giáo dục và thời kỳ hội nhập.
2.2.Thực trạng của vấn đề.
2.2.1.Thuận lợi.
Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Thanh Hóa có nhiều chỉ đạo sát sao trong việc
triển khai và thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, trong đó có PPDH tích
hợp, liên môn đối với môn Ngữ văn. Cụ thể Bộ GD&ĐT đã triển khai nhiều
hoạt động thiết thực như kết nối trường học, cuộc thi tích hợp liên môn trong
giảng dạy…Sở GD&ĐT Thanh Hóa triển khai rất nhiều đợt tập huấn về đổi mới
PPDH tạo điều kiện tốt nhất cho công tác giảng dạy của GV và HS để bắt nhịp
với xu thế giáo dục của thế giới.
Ban giám hiệu trường THPT Thọ Xuân 5,Tổ chuyên môn quan tâm, chỉ đạo
thường xuyên, cụ thể đối với đổi mới PPDH tích hợp, liên môn trong hoạt động
dạy học môn Ngữ văn.
3


GV của tổ chuyên môn Ngữ văn đều nhận thức đúng đắn và sâu sắc về vai
trò tác dụng của đổi mối PPDH tích hợp, liên môn trong giảng dạy. Từ đòi hỏi
của thực tiễn và môn học, giáo viên đã thường xuyên học tập nâng cao trình độ,
theo dõi các phương tiện thông tin để bổ sung, làm phong phú hơn cho bài giảng
của mình. Do đó tạo nên sức thu hút đối với học sinh. Đặc biệt, tổ Ngữ văn đã
đưa các chuyên đề dạy học vào Phân phối chương trình môn Ngữ Văn thực hiện.
Việc trao đổi, thực hiện đổi mới PPDH tích hợp, liên môn trong giảng dạy tác

phẩm văn chương ở Ngữ Văn có nhiều thuận lợi.
Nội dung chương trình, sách giáo khoa Ngữ văn cấp THPT đã có nhiều
thay đổi, cải biên cho phù hợp với yêu cầu thực tế của thời đại theo hướng tích
hợp và giảm tải. Các phân môn của bộ môn Ngữ văn ở THPT có quan hệ khá
chặt chẽ: Làm văn cùng với Đọc văn và Tiếng Việt tạo thành “cái kiềng” Ngữ
văn trong chương trình Ngữ văn ở bậc học phổ thông.[3].
Đa số học sinh Trường THPT Thọ Xuân 5 ngoan và trong những năm qua
cùng với sự phát triển của đời sống xã hội các em đã xác định được vai trò quan
trọng của việc học đối với chính bản thân mình, chấp hành tốt nội quy của
trường lớp cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới PPDH tích hợp, liên
môn ở môn Ngữ Văn. Điều này cũng tạo nên được những tác động tích cực với
giáo viên khi lên lớp, giảng dạy.
2.2.2. Khó khăn:
Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn và áp dụng PPDH tích
hợp, liên môn trong dạy tác phẩm văn chương ở Trường THPT Thọ Xuân 5 cũng
gặp phải những khó khăn sau:
Nội dung kiến thức ở tác phẩm văn chương nói chung, tác phẩm "Chí
Phèo" nói riêng có thể nói là khó đối với học sinh. Khó là bởi vì có những nội
dung kiến thức mang tính trừu tượng, lịch sử, triết lí xã hội; bối cảnh xã hội của
tác phẩm "Chí Phèo" khác xa với bối cảnh xã hội hiện tại.
Với học sinh Trường THPT Thọ Xuân 5, bên cạnh mặt tích cực nêu trên
các em cũng còn những hạn chế như: còn lười học, mải chơi, tâm lí còn ỷ lại,
trông chờ chưa chủ động tiếp cận kiến thức. Đồng thời, nhận thức của học sinh
còn hạn chế, chậm tiến so với mặt bằng chung học sinh cả nước; một bộ phận
học sinh có suy thoái về đạo đức gây khó khăn, cản trở việc tích hợp, liên môn
trong giảng dạy Ngữ văn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo
dục bộ môn. Vì vậy, việc tạo hứng thú cho các em trong các bài học là vấn đề rất
quan trọng để nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc dạy và học.
Về phía GV, tuy nhận thức sâu sắc về tích hợp, liên môn trong giảng dạy.
Song trong quá trình thực hiện còn nhiều vướng mắc, hạn chế: GV lúng túng,

chưa linh hoạt, khiên cưỡng; kĩ năng lựa chọn các đơn vị kiến thức tích hợp còn
hạn chế, tích hợp không đúng trong tâm; tích hợp gò ép, gượng gạo; chủ quan,
tùy hứng, thiếu sự chuẩn bị, thiếu kế hoạch; chưa hiểu rõ quy trình chuẩn bị để
thực hiện dạy học theo PPDH tích hợp, liên môn làm ảnh hưởng không nhỏ đến
chất lượng giáo dục của môn Ngữ Văn.
4


Từ những nhận thức trên và từ kinh nghiệm của bản thân tôi nhận thấy:
Trong giảng dạy môn Ngữ văn nếu giáo viên biết thực hiện, vận dụng hiệu quả
phương pháp dạy học tích hợp, liên môn; kết hợp nhiều phương pháp dạy học,
nhiều nguồn thông tin và kết hợp với các ví dụ thực tiễn trong bài giảng để gây
hứng thú cho học sinh là điều rất quan trọng quyết định lớn đến chất lượng dạy
và học của bộ môn. Đặc biệt là những tác phẩm văn chương vốn là những câu
chuyện đời sống sẽ được học sinh vận dụng hình thành năng lực cho bản thân,
giải quyết các vấn đề thực tiễn của cuộc sống.
3. Các giải pháp và biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
3.1Giải pháp:
Để thực hiện mục tiêu đã nêu trên của môn Ngữ Văn và khắc phục những
khó khăn trên, tôi tôi tiến hành sử dụng các phương pháp như: Phương pháp
lôgíc, phân tích, tổng hợp, điều tra, so sánh sưu tầm kiến thức liên phân môn
Ngữ văn, kiến thức liên môn …nhằm đạt hiệu quả cuối cùng của đề tài là tạo ra
những minh chứng khoa học , giúp các em thấy được sự cần thiết của kiến thức
môn Ngữ văn trong thực tiễn. Từ đó giúp các em có cái nhìn đúng đắn hơn về
môn học và đem lại hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập. Nghiên cứu
đề tài này tôi đã thực hiện những giải pháp sau:
Thứ nhất, GV cần xác định tích hợp cái gì? Cụ thể:
-Tích hợp kiến thức cùng môn học: Tiếng Việt, Làm văn, Lí luận văn học...
-Tích hợp kiến thức xã hội...
-Tích hợp kiến thức liên môn: Lịch sửm Địa lí, GDCD..,

Thứ 2 , GV cần xác định tích hợp bằng hình thức và phương tiện gì? Cụ thể:
-Sử dụng hệ thống tranh ảnh...
-Sử dụng hệ thống băng hình, phim ảnh, máy chiếu...
-Sử dụng hình thức sân khấu hóa văn bản...
Thứ 3, GV cần xác định tích hợp như thế nào? Cụ thể:
-Tích hợp ngang
-Tích hợp dọc
-Tích hợp ở các hoạt động:
+ Giới thiệu bài mới
+ Tìm hiểu bài
+ Khái quát tổng kết
+ Hệ thống bài tập
3.2. Các biện pháp cụ thể

5


Từ những giải pháp trên, tôi tiến hành cụ thể các biện pháp vận dụng tích
hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy tác phẩm "Chí Phèo" của Nam
Cao như sau:
3.2.1. Xác định mục tiêu bài học "Chí Phèo" của Nam Cao theo chuẩn
kiến thức kĩ năng.
Thứ nhất, xác định mục tiêu kiến thức cụ thể cần đạt trong bài học ở tác
phẩm văn chương:
Ta cần xác định nội dung, nghệ thuật, giá trị tư tưởng của tác phẩm. Đối với
các tác phẩm văn xuôi ta có thể thấy được điều này thông qua hình tượng nhân
vật được xây dựng, kết cấu tác phẩm, tình huống truyện; còn thơ thường thông
qua kết cấu, tứ thơ, mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình. Ngày nay, một tài liệu
có thể tin cậy cao là tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng của Phan Trọng Luận (Chủ
biên).[4] . Việc xác định đúng mục tiêu kiến thức sẽ làm bài giảng đi đúng

hướng, tránh những lệch lạc, hệ luỵ đáng tiếc trong giảng dạy.
Như ở bài dạy tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao trong chương trình Ngữ
Văn 11. Tôi đã xác định mục tiêu về kiến thức như sau:
- Hiểu và phân tích được các nhận vật trong truyện, đặc biệt là nhân vật Chí
Phèo. Qua đó hiểu được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc mới mẻ của
tác phẩm.
- Nắm vững giá trị nghệ thuật của tác phẩm: Nghệ thuật xây dựng nhân vật
điển hình trong hòan cảnh điển hình, miêu tả tâm lí, nghệ thuật trần thuật, ngôn
ngữ nghệ thuật ... của tác phẩm Chí Phèo.
Thứ hai, xác định mục tiêu về kĩ năng.
Sau khi đã xác định được chuẩn kiến thức tôi xác định mục tiêu về kỹ năng
cần đạt cho tiết học đối với chủ thể của hoạt động dạy và học.
Như ở tác phẩm Chí Phèo một tác phẩm văn xuôi tự sự. Đây là thể loại có
nhiều ưu thế để GV chọn vận dụng dạy học tích hợp và liên môn. Xuất phát từ
cơ sở mục tiêu kiên thức đã được xác định trên ta xác định kĩ năng:
- Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Rèn kỹ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự: Chí Phèo, Bá Kiến,
Thị Nở.
Thứ ba, xác định mục tiêu về thái độ:
- Có ý thức học tập và rèn luyện để biết cách phân tích, đánh giá một tác
phẩm của Nam Cao.
Thứ tư, cần xác định mục tiêu hướng tới trong tiết học là năng lực người
học:
Việc xác định mục tiêu năng lực cần bám vào kiến thức, phương pháp để
hình thành, rèn luyện kĩ năng, năng lực cho HS nhằm nâng cao khả năng tiếp thu

6


kiến thức môn học và năng lực phát hiện, phân tích, giải quyết các vấn đề thực

tiễn của cuộc sống.
Cụ thể ở bài học tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, ta cần hướng tới mục
tiêu năng lực cụ thể sau:
- Năng lực hợp tác,
- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ,
- Năng lực sáng tạo,
- Năng lực giải quyết vấn đề,
3.2.2. Xác định nội dung tích hợp, kiến thức liên môn trong bài học " Chí
Phèo" của Nam Cao.
Khi lựa chọn phương pháp tích hợp, liên môn trong dạy tác phẩm văn
chương, tôi thường bắt đầu từ tìm hiểu đặc trưng thể loại. Mỗi một thể loại có
đặc trưng riêng thì tương ứng GV sẽ chọn lưạ phương pháp phù hợp để khai
thác, giảng dạy. Qua tìm hiểu về đặc trưng thể loại tác phẩm tôi nhận thấy: Tác
phẩm Chí Phèo của Nam Cao là tác phẩm tự sự tiềm ẩn những khả năng cho
phép dạy học theo quan điểm tích hợp, liên môn.
- Đặc điểm chung của tác phẩm tự sự đã thể hiện nội dung tích hợp. Bởi tác
phẩm tự sự cũng là một chỉnh thể tích hợp của nhiều yếu tố, phương diện:
+ Tác phẩm tự sự có nhiều loại. Ví dụ tự sự văn xuôi hiện đại có tiểu thuyết
hiện đại, truyện ngắn, kí, tác giả… Tác phẩm Chí Phèo là tác phẩm thuộc thể
loại truyện ngắn. Con người hiện lên trong tác phẩm Chí Phèo là con người tinh
thần mang tính chất khách quan trong những mối quan hệ với cuộc sống xung
quanh. Vì vậy miêu tả tính chỉnh thể khách quan của thế giới là đặc trưng của
tác phẩm tự sự. Ở Chí Phèo ta gặp hình tượng nhân vật Chí Phèo, Bá Kiến là hai
nhân vật điển hình cho số phận người nông dân và giai cấp thống trị trong xã hội
cũ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
+ Tác phẩm tự sự Chí Phèo hầu như không bị hạn chế bởi không gian và
thời gian. Nhân vật tự sự được khắc họa đầy đủ ở nhiều mặt bên trong lẫn bên
ngoài, cả điều nói ra và điều không nói ra, cả ý nghĩ và cái nhìn, cả tình cảm,
cảm xúc, ý thức và vô thức, cả quá khứ, hiện tại, tương lai. Điều này tạo thuận
lợi rất nhiều cho tác giả trong việc khắc họa tính cách nhân vật của mình, cũng

là điều kiện để GV chọn PPDH tích hợp, liên môn áp dụng trong bài dạy này.
+ Sự phong phú đa dạng còn được thể hiện ở hệ thống chi tiết nghệ thuật.
+ Một trong những đặc điểm hết sức quan trọng mà qua đó chúng ta thấy
được linh hồn của người trần thuật, đó là hình tượng người trần thuật (tác giả,
nhân vật…).
+ Lời văn trong tác phẩm tự sự (khác với lời thoại trong kịch, lời văn trong
tác phẩm trữ tình) thường hướng người đọc vào thế giới đối tượng. Do đó lời
của nhân vật có thể được tác giả miêu tả lại, đan xen hoặc hóa thân vào lời trần
thuật.
7


- Từ những đặc trưng trên của tác phẩm Chí Phèo hội tụ nhiều mối quan hệ
kiến thức mà tác động GV phải vận dụng khai thác bài dạy bằng vận dụng "tích
hợp và liên môn" là PPDH hữu dụng và phù hợp nhất.
+ Dạy học tác phẩm tự sự của Nam Cao có thể làm rõ hơn đặc điểm phong
cách của những tác giả hiện thực khác (Nguyễn Công Hoan với sự tha hóa của
con người; Ngô Tất Tố là tiếng kêu cứu đói trong Tắt đèn) thì dạy học Chí Phèo
của Nam Cao, học sinh còn thấy được: tiếng kêu cứu lấy nhân cách, nhân phẩm,
nhân tích của con người đang bị cái đói và miếng cơm làm cho tiêu mòn đi, thui
chột đi, hủy đi.
+ Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao là căn cứ để giải thích các kiến thức về
Lịch sử văn học, Lí luận văn học, Văn hóa.
+ Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao là ngữ liệu chính để minh họa một số
mảng kiến thức về Tiếng Việt và Làm Văn. Những lời đối thoại giữa Chí Phèo –
Bá Kiến, Chí Phèo – Thị Nở…luôn là những đoạn đối thoại ngắn, súc tích
nhưng có sức biểu hiện rất lớn: mối tác động qua lại giữa các yếu tố của một
cuộc giao tiếp và biểu hiện tính đa nghĩa của ngôn ngữ văn chương: “giá cứ thế
này mãi thì thích nhỉ!”, “Hay là mình sang ở với tớ một nhà cho vui.” (“Chí
Phèo” – Nam Cao). Đồng thời sau khi đọc xong tác phẩm, học sinh phải tóm tắt

được nội dung tác phẩm (lựa chọn được những nội dung, chi tiết chính cần tóm
tắt sử dụng hợp lí lời văn trong văn bản tóm tắt, trình tự thời gian cốt truyện,
trích dẫn nguyên văn…)
Từ tìm hiểu đặc trưng thể loại tự sự của tác phẩm "Chí Phèo" như trên. Tôi
thấy nội dung tích hợp, kiến thức liên môn trong bài dạy cụ thể như sau:
3.2.2.1. Thứ nhất, xác định nội dung tích hợp giáo dục và kiến thức tích
hợp liên phân môn của Ngữ văn trong tác phẩm Chí Phèo gồm:
*. Xác định nội dung tích hợp giáo dục của bài dạy "Chí Phèo":
- Tích hợp giáo dục nhân cách, lối sống: Biết sống nhân ái, có niềm tin vào
những điều tốt đẹp trong cuộc sống và trong mỗi con người; biết đồng cảm với
những hoàn cảnh sống của con người.
- Tích hợp rèn kĩ năng sống cơ bản:
+ Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, nhận thức về cách tiếp cận và thể hiện hiện
thực của Nam Cao trong tác phẩm Chí Phèo; bi kịch bị cự tuyệt quyền làm
người; khao khát hoàn lương của Chí Phèo.
+ Tư duy sáng tạo: Phân tích, bình luận về cá tính sắc nét, bản chất của đời
sống xã hội trong nhân vật chí Phèo, về phong cách nghệ thuật của Nam Cao
trong tác phẩm.
- Tích hợp về giáo dục pháp luật: xã hội Chí Phèo sống rất nhiều bi kịch,
đau thương. Còn xã hội hôm nay đã đảm bảo quyền sống cho con người.
*. Kiến thức tích hợp liên phân môn (Tiếng Việt, Làm văn) của Ngữ văn
trong tác phẩm "Chí Phèo" gồm:
8


- Tiếng Việt:
+ Kiến thức phong cánh ngôn ngữ: Ngôn ngữ sinh hoạt qua các đoạn thoại
của các nhân vật trong tác phẩm như: Chí Phèo và Bá Kiến, Chí Phèo và Thị
Nở; ngôn ngữ nghệ thuật: Lời của nhà văn, nhân vật.
+ Kiến thức về từ ngữ, nghĩa của câu ( nghĩa tường minh và hàm ẩn). Ví dụ

câu hỏi, lời nói của Chí Phèo ở đoạn kết tác phẩm: "Ai cho tao kương thiện",
"Tao muốn làm người lưong thiện". Bằng việc cho học sinh xác định nghĩa hàm
ẩn từ tích hợp kiến thức Tiếng Việt sẽ giúp học sinh nắm bắt được tư tưởng tác
phẩm, bi kịch người nông dân.
+ Phương thức biểu đạt: biểu cảm, tự sự, miêu tả.
- Làm văn: Thao tác lập luận phân tích, chứng minh, so sánh, bình luận:
+ Thao tác phân tích: để tìm hướng phân tích tác phẩm, nhân vật.
+ Chứng minh: Tìm dẫn chứng.
+ So sánh: Hai chặng đường đời của Chí Phèo trước và sau khi ra tù, so
sánh nhân vật Chí Phèo với nhân vật trong các tác phẩm khác có chung đề tài về
người nông dân trong xã hội cũ trước cách mạng tháng Tám năm 1945: Chị Dậu
trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, lão Hạc trong tác phẩm Lão Hạc của
Nam Cao…
3.2.2.2. Thứ hai, xác định kiến thức liên môn sử dụng trong dạy tác
phẩm " Chí Phèo":
Để đạt được mục tiêu kiến thức bào học và thực hiện những nội dung tích
hợp trên, trong quá trình giảng dạy văn bản Chí Phèo tôi đã chọn sử dụng kiến
thức liên môn sau:
- Kiến thức lịch sử: Hoàn cảnh, bối cảnh xã hội nước ta thời kỳ trước cách
mạng tháng Tám năm 1945; thực trạng đen tối, số phận bất hạnh của người nông
dân Viết Nam thời kì đó; mâu thuẫn xã hội gay gắt giữa người nông dân và bọn
địa chủ, giai cấp thống trị ở chế độ xã hội phong kiến.
- Tin học, công nghệ thông tin: Trình chiếu tranh ảnh, clip có liên quan đến
nội dung bài học. Cụ thể: Ảnh Chí Phèo, Thị Nở, nông thôn Việt Nam; clip cắt
từ phim " Làng Vũ Đại ngày ấy" của đạo diễn Phạm Văn Khoa sản xuất năm
1982, bộ phim được chuyển thể từ tác phẩm Sống mòn, Chí Phèo và Lão Hạc
của nhà văn Nam Cao.
- Địa lý: Dùng các địa danh nông thôn chiêm trũng ở của Việt Nam: Hà
Nam, các tỉnh miền Trung…
- Giáo dục công dân: Lòng nhân ái, yêu thương con người.

Như vậy, việc xác định nội dung và kiến thức tích hợp đơn môn, liên môn
như trên sẽ có tác dụng và hiệu quả giúp cho học sinh tiếp cận, chiếm lĩnh nội
dung bài học hiệu quả hơn. Học sinh có thể củng cố nhớ lại nhiều kiến thức; giờ
học sẽ nhẹ nhàng không gây áp lực, tạo hứng thú cho học sinh. Kết quả, đa số
học sinh hiểu bài.
9


3.2.3. Xác định các hình thức tích hợp trong dạy văn bản "Chí Phèo"
của Nam Cao.
Tuỳ vào từng nội dung kiến thức của bài học mà ta chọn hình thức tích hợp,
kiến thức liên môn cho phù hợp. Có hai hình thức tích hợp cơ bản sau :
3.2.3.1. Tích hợp ngang : “Là hình thức tích hợp liên môn, liên phân môn
và là hình thức tích hợp theo từng thời điểm”.[5] Cụ thể là đối với môn Ngữ văn,
giáo viên sử dụng tri thức của các phân môn Tiếng việt , Lí luận văn học, Làm
văn để giãi mã văn bản Chí Phèo hoặc ngược lại.
Ví dụ một đoạn văn sau đây: Tỉnh dậy hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc.
Buồn thay cho đời! Có lí nào như thế được? Hắn đã già rồi hay sao? Ngoài bốn
mươi tuổi đầu… Dẫu sao, đó không phải tuổi mà người ta mới bắt đầu sửa
soạn. Hắn đã tới cái dốc bên kia của đời. Ở những người như hắn, chịu đựng
biết bao nhiêu là chất độc, đày đọa cực nhọc, mà chưa bao giờ ốm, một trận ốm
có thể gọi là dấu hiệu báo rằng cơ thể đã hư hỏng nhiều. Nó là một cơn mưa gió
cuối thu cho biết trời gió rét, nay mùa đông đã đến. Chí Phèo hình như đã trông
thấy tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói
rét và ốm đau. Đây là đoạn trích miêu tả sự thức tỉnh bản chất lương thiện trong
con người của nhân vật Chí Phèo, sau một đêm sống chung với Thị Nở. Cho
thấy đâu phải lúc nào Chí Phèo cũng là “con quỷ dữ của làng Vũ Đại” mà có
những lúc lương tri anh ta thức tỉnh. Đó là nội dung của đoạn trích trên và cũng
là một phần trong tác phẩm.
Đoạn trích trên là lời đối thoại của ai? Được thể hiện qua hình thức nào?

Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt nào? Đoạn trích nhằm thông báo điều
gì? Để hiểu giá trị sâu sắc của đoạn văn trên hãy vận dung thao tác lập luận phân
tích, phương thức biểu cảm để khám phá và thấy giá trị đó... Trả lời những câu
hỏi trên, tôi đã vận dụng quan điểm tích hợp của (Đọc văn, Tiếng Việt, Làm
văn…). ; có thể chạm đến những vấn đề Lịch sử văn học, Lí luận văn học hay
Văn hóa dân tộc; giúp học sinh có cái nhìn khái quát về văn học hiện thực; hiểu
hơn về con người, xã hội 1930 – 1945; thấy được sự sáng tạo, phát triển mạnh
mẽ, giàu có của ngôn từ Tiếng Việt; hay về sự phát triển của văn học Việt
Nam…Với bản thân học sinh từ định hướng, cách tổ chức của GV sẽ giúp học
sinh hứng thú hơn với bài học, nắm kiến thức một cách nhẹ nhàng, chủ động,
sáng tạo, dễ hiểu, dễ thuộc, nhớ lâu, không thấy áp lực. Bởi những kiến thức trên
học sinh đã được học, từ đây tác động rèn năng lực sử dụng tiếng Việt, giao tiếp
bằng tiếng mẹ đẻ tốt hơn, sáng tạo và giải quyết được vấn đề thực tiễn trong
cuộc sống sau này…
3.2.3.2. Tích hợp dọc: “Tích hợp theo thể loại, đề tài, chủ đề của tác phẩm
văn học.Mục đích của việc tích hợp này chủ yếu là so sánh, đối chiếu giữa các
bài học có cùng đề tài, chủ đề, các đơn vị kiến thức có quan hệ tương đồng để
khắc sâu kiến thức cho học sinh, giúp cho học sinh nhận ra những điểm giống
nhau và khác biệt của các nội dung cần quan tâm.[5]” trong bài dạy Chí Phèo.
Ví dụ: Dạy bài Chí Phèo ta thấy nội dung tập trung thể hiện số phận của
người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám năm 1945. Họ như con
10


kiến bò trong chảo nóng, bò về hướng nào cũng bất lực, bế tắc không tìm thấy
lối thoát, phía nào cũng là cái chết đang chờ. Đồng thời để giới thiệu đặc sắc
phong cách nghệ thuật của tác giả Nam Cao. Tôi liên hệ với những tác phẩm
cùng chủ đề về người nông dân trong thời kỳ này, như: Tác phẩm Đồng hào có
ma của Nguyễn Công Hoan, Tắt đèn của Ngô Tất Tố để học sinh thấy được nét
độc đáo, sự tinh tế và chiều sâu trong suy cảm của Nam Cao. Những tác phẩm

trên cùng đề tài người nông dân phản ánh số phận họ ở sự bần cùng hoá, còn Chí
Phèo đã đi một con đường khai thác riêng thể hiện tài năng, phong cách nhà văn
Nam Cao ở sự tha hoá, lưu manh hoá, huỷ diệt con người đến tận cùng.
Như vậy, cùng dạy một bài Chí Phèo tôi đã linh hoạt sử dụng hai hình thức
tích hợp. Cách làm này giúp cho giờ dạy tránh được sự nhàm chán, giúp cho
việc khai thác kiến thức trong bài dạy rộng và sâu, học sinh lĩnh hội được nhiều
kiến thức và thấy được sự kết nối của các phân môn trong bộ môn, các bài học
trong chương trình , rèn luyện cho học sinh kĩ năng so sánh văn học và giúp cho
giờ học có hứng thú.
3.2.4. Cách thức vận dụng tích hợp, liên môn trong bài "Chí Phèo" của
Nam Cao
Thực tế, trong khi dạy GV có thể thực hiện tích hợp, liên môn theo nhiều
cách thức khác nhau. Việc lưa chọn cách thức nào là tùy thuộc vào từng nội
dung cụ thể bài học. Khi dạy tác phẩm văn chương trong nhà trường nói chung
và tác phẩm Chí Phèo nói riêng, bản thân tôi đã thực hiện tích hợp theo những
cách thức sau:
3.2.4.1. Tích hợp thông qua việc giới thiệu bài mới.
Chúng ta thấy, giới thiệu bài mới là một thao tác nhỏ, chiếm một lượng thời
gian không đáng kể trong tiết dạy, không phải phần trọng tâm của tiết dạy. Và
không phải bài nào, tiết dạy nào cũng cần giới thiệu vào bài một cách công phu
bài bản. Tuy nhiên thao tác này lại có ý nghĩa khá lớn trong việc chuẩn bị hứng
thú cho HS trước khi bước vào bài học.Chỉ vài câu trong lời giới thiệu bài nếu
nhẹ nhàng, hấp dẫn, thuyết phục phù hợp với nội dung bài học sẽ tác động tốt tới
tâm hồn HS, đưa HS vào thể giới của văn chưong, tiếp nhận kiến thức văn
chương, đời sống một cách tự nhiên và đầy hiệu quả. Vì vậy GV có thể vận
dụng phương pháp tích hợp trong phần giới thiệu bài để hướng tới đạt hiệu quả
chung của hài học.
Khi dạy tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao trong chương trình Ngữ văn 11,
tôi đã dùng những tác phẩm có cùng đề tài để dẫn dắt vào bài như sau: Hiện thực
xã hội, hiện thực đời sống của nhân dân ta, đặc biệt là những người nông dân đã

được phản ánh trong rất nhiều tác phẩm văn học như: Tắt đèn (Ngô Tất Tố),
Đồng hào có ma (Nguyễn Công Hoan), Lão Hạc (Nam Cao).... Hiện thực, bi
kịch của người nông dân các em cũng đã biết qua các bài học lịch sử. Bài học
hôm nay chúng ta lại được gặp lại nhà văn Nam Cao với đề tài về người nông
dân trước cách mạng tháng Tám năm 1945 thông qua tác phẩm "Chí Phèo". Đây
là tác phẩm phản ánh sâu sắc nhất, đầy đủ nhất về người nông dân Việt Nam
trong xã hội cũ - xã hội thực dân nửa phong kiến.
11


Thực hiện lời giới thiệu trên, tôi đã đi từ những câu hỏi nhận biết để tác
động tới năng lực phát hiện và tổng hợp của HS như sau:
Câu hỏi: Ở chương trình trung học cơ sở, các em đã được học những tác
phẩm nào phản ánh về người nông dân trong xã hội cũ? Những tác phẩm đó có
điểm chung là gì?
Cách vào bài bằng việc tích hợp trên nhẹ nhàng, không gây áp lực cho học
sinh, dễ hiểu và cuốn hút học sinh vào bài. Bởi đó là những tác phẩm các em đã
được học. Kết quả HS có hứng thú tập trung ngay từ đầu với tiết học.
3.2.4.2. Tích hợp, liên môn thông qua hoạt động tìm hiểu bài.
Trong hoạt động dạy học Ngữ văn, hình thức hỏi - đáp đóng vai trò hết sức
quan trọng, thể hiện tính tích cực, chủ động của người học cũng như vai trò chủ
động của GV. Hình thức này được thực hiện trong hầu hết các bước, các hoạt
động dạy - học.
Việc tích hợp kiến thức Đọc văn - Tiếng Việt (qua các câu hỏi phát hiện,
giải nghĩa, phân tích ý nghĩa của việc sử dụng từ ngữ), Đọc văn - Làm văn (qua
dạng câu hỏi tóm tắt văn bản, nêu suy nghĩ của bản thân về một vấn đề đặt ra từ
tác phẩm…), Đọc văn - Lịch sử (Vận dụng hiểu biết vì lịch sử để lý giải một
hiện tượng…), Đọc văn - Địa lý, Đọc văn - Giáo dục công dân…được thể hiện
rõ qua hoạt động này. Tuỳ vào từng nội dung bài học tôi chọn hình thức tích hợp
nội môn hoặc liên môn, tích hợp ngang hay tích hợp dọc.

Ỏ bài dạy Chí Phèo, trước tiên bám vào nội dung kiến thức việc vận dụng
phương pháp tích hợp, liên môn có thể được mô tả như sau:
3.2.4.3 Tích hợp với Lí luận văn học.
Ở các lớp học dưới, các em học sinh đã làm quen với kiến thức “Tác phẩm
văn học”, “thể loại tác phẩm văn học”…, khái niệm: đề tài, chủ đề, thế nào là
tác phẩm tự sự, tác phẩm trữ tình…Tác phẩm "Chí Phèo" của Nam Cao cũng là
một trong những dẫn chứng hữu hiệu nhất để minh họa cho một số khái niệm
trên. Tất nhiên việc khai thác tác phẩm này cần phải đặt trong một chỉnh thể
nghệ thuật hoàn chỉnh của tác giả.
Chúng ta thử đọc lại đoạn văn sau đây: Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng
thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của
riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng
chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai
cũng nhủ: Chắc nó trừ mình ra! Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ờ! Thế này thì
tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi
nhau với hắn. Những cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không?
Thế thì có khổ hắn không?.... Đoạn văn là một kết tinh thể hiện tài năng của nhà
văn Nam Cao. Đoạn văn đâu chỉ độc đáo bởi vị trí mở đầu của nó trong tác
phẩm, mà còn thể hiện sự kết hợp tài tình của tác giả trong cách dùng từ, lối trần
thuật, đối thoại mà đặc biệt là giọng văn, lời kể của tác giả. Đoạn văn trên, lời
trần thuật như trở nên đa giọng, đa nghĩa, mơ hồ. Bởi đó đâu phải là tiếng chửi
12


giản đơn của Chí Phèo mà ở đó còn có những giọng điệu khác nhau, có thể là
của tác giả, có thể của một người nào đó chứng kiến từ bên ngoài. Vì thế, Giáo
sư Trần Đình Sử đã tinh tế khi nhận ra rằng: Đây là “tiếng chửi chìm trong khát
khao phá hoại, trả thù, phẫn uất…Lời trần thuật trở nên đa giọng, đã nghĩa, mơ
hồ hoàn toàn”.
3.2.4.4. Tích hợp với Tiếng Việt.

Bài học tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao thích hợp gắn với những nội
dung tri thức Tiếng Việt sau đây để phục vụ cho dạy học văn bản này:
Tri thức về Phong cách học (Tiếng Việt lớp 9, lớp 11). Lớp 9 học sinh được
trang bị về các biện pháp tu từ…; lớp 11 các em sẽ được hệ thống lại và sẽ được
vận dụng để lí giải đặc điểm thẩm mĩ của tác phẩm văn học. Vì vậy, khi dạy học
tác phẩm tự sự của Nam Cao ngoài việc ôn luyện lại những kiến thức về các
biện pháp tu từ được tác giả dùng trong tác phẩm, chúng ta còn phải giúp học
sinh phân biệt được phong cách ngôn ngữ văn chương với các phong cách ngôn
ngữ khác (báo chí, hành chính…). Sự phân biệt này là cơ sở để học sinh lí giải
đặc điểm thẩm mĩ của tác phẩm văn chương.
Tri thức về ngữ nghĩa của câu và của văn bản nghệ thuật (Tiếng Việt), trong
đó việc chỉ ra hay phân biệt nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn là nội dung chính
của chương này. Đặc biệt là sự xuất hiện của nghĩa hàm ẩn. Nghĩa hàm ẩn không
những biểu hiện ở lĩnh vực câu và văn bản. Văn bản của Nam Cao chứa đựng rất
nhiều ngữ liệu minh họa cho nghĩa hàm ẩn. Ví dụ đoạn đối thoại giữa Bá Kiến
và Chí Phèo:
- Chí Phèo đấy hở? Lè bè vừa chứ, tôi không phải là cái kho.
Rồi ném bẹt năm hào xuống đất , cụ bảo hắn:
- Cầm lấy mà cút đi cho rảnh. Rồi làm mà ăn chứ báo người ta mãi à?
Hắn trợn mắt, chỉ tay vào mặt cụ:
- Tao không đến đây xin năm hào.
Nếu như chưa đọc tác phẩm mà chỉ đọc phát ngôn Tao không đến đây xin
năm hào thì việc đoán được ý định của Chí Phèo là không thể. Vì thế, cần thiết
phải đặt kiến thức Tiếng Việt vào trong toàn bộ tác phẩm mới thấy rõ ý nghĩa và
tính thiết thực của nó. Điều này rất phù hợp với dạy học theo tích hợp. Hay nói
cách khác tích hợp sử dụng kiến thức Tiếng Việt đã tác động không nhỏ tới hiệu
quả bài học.
3.2.4.5.Tích hợp với Làm văn.
Dạy học tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao chúng ta khơi dậy ở học sinh
những trăn trở về bộ phận của một xã hội không cho phép con người phát triển

lành mạnh. Xã hội ấy đã dập tắt mọi ước mơ hoài bão cao đẹp, nó phá hủy mối
quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Hay nói cách khác qua những trang viết
chứa chan tình người của Nam Cao đã thật sự lôi cuốn học sinh, không những
qua bao điều gợi ra của tác phẩm mà còn gieo vào lòng mỗi học sinh lòng mến
13


mộ, sự ngưỡng vọng, noi theo một tài năng của tác giả Nam Cao. Có được như
thế thì bản thân tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao đã tạo ra một sự gắn bó mật
thiết với tình cảm, ước mơ, hoài bão của học sinh.
Để đạt điều mong muốn trên, tôi thấy tất cả nhà văn gửi gắm vào hình
tượng nhân vật Chí Phèo trong mối quan hệ với những nhân vật khác như Bá
Kiến, Thị Nở, dân làng… Vậy chính bản thân GV phải định hướng học sinh
phân tích, khám phá, cảm thụ bằng các thao tác lập luận như thao tác phân tích
tác phẩm, nhân vật; thao tác chứng minh tìm dẫn chứng (chi tiết trong tác phẩm)
cho từng nội dung đã chia; thao tác so sánh với những nhân vật khác cùng chủ
đề người nông dân thời kỳ trước cách mạng tháng tám để đối chiếu tìm ra sự
khác biệt, từ đó nhận mạnh đặc điểm nhân vật Chí Phèo. Và như thế việc dạy tác
phẩm Chí Phèo của Nam Cao gắn với những kiến thức thuộc phân môn Làm
văn mới đạt hiệu quả cao. Ngoài ra cần vận dụng kiến thức tóm tắt tác phẩm,
phân tích nhân vật…Đó cũng là nguyên nhân buộc học sinh phải nắm được cách
thức phân tích một cách đầy đủ nhân vật trong tác phẩm văn xuôi. Điều này
khẳng định tích hợp Đọc văn Chí Phèo với Làm văn giúp nắm kiến thức chủ
động, tích cực, hiệu quả hơn; đồng thời hoạt động này tác động trở lại HS làm
văn tốt hơn khi tiến hành làm văn nghị luận.
3.2.4.6. Tích hợp với các tác phẩm cùng chủ đề, đề tài và những nhà
văn hiện thực khác:
Bài học tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao khi được đặt trong những mối
quan hệ thì việc so sánh tác phẩm của Nam Cao với những sáng tác của các nhà
văn hiện thực khác là điều cần thiết. Sáng tác sáng ngời nhất, viết về đề tài nông

dân của Nam Cao là Chí Phèo cần được đặt trong mối quan hệ với các tác phẩm
của các nhà văn trước cách mạng viết về nỗi khổ bị áp bức, bóc lột của người
nông dân (chị Dậu trong Tắt đèn – Ngô Tất Tố, anh Pha trong Bước đường cùng
– Nguyễn Công Hoan bị lừa gạt đến khốn cùng). Nhưng điển hình nhất, bi kịch
bị tha hóa của người nông dân lương thiện bị đàn áp, chà đạp cả nhân hình, nhân
tính tiêu biểu nhất là Chí Phèo. Hình tượng Chí Phèo là bổ sung cho những gì
đầy đủ nhất về nỗi thống khổ đến cùng cực của người nông dân trong xã hội
trước cách mạng tháng Tám năm 1945.
Nếu trong cảm thụ văn học, biểu hiện của tính chủ quan là một hiện tượng
tất yếu, nó thể hiện trình độ, tài năng, thói quen thẩm mĩ của người cảm thụ thì
cách liên hệ, so sánh với các nhà văn hiện thực khác cũng có thể hiểu là một
biểu hiện của tính chủ quan trong cảm thụ văn chương.
Như vậy bài soạn và dạy tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao theo quan điểm
tích hợp đòi hỏi giáo viên và học sinh phải huy động cùng một lúc nhiều tác
phẩm của tác giả đang dạy và cả những tác phẩm của những nhà văn hiện thực
khác. Dạy “Chí Phèo” không thể không liên hệ với những sáng tác của Ngô Tất
Tố, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng…Tác dụng của biện pháp này giúp HS
khái quát hoá, hệ thống hoá được kiến thức.
3.2.4.7. Vận dụng kiến thức liên môn:
14


* Tích hợp với lịch sử:
Bất kỳ tác phẩm nào cũng ra đời gắn với một bối cảnh lịch sử nhất định.
Nắm được hoàn cảnh sáng tác sẽ giúp HS nắm được nội dung tác phẩm chân
thực đầy đủ, chính xác. Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao ra đời trong thời kì
Cách mạng bị đàn áp. Đảng rút vào hoạt động bí mật. Nhật nhảy vào Đông
Dương cùng với Pháp ra sức đàn áp, bóc lột nhân dân ta, kết quả là hơn hai triệu
đồng bào phải chết đói vào năm 1945. Có thể nói xã hội lúc bấy giờ, đúng như
một nhà nghiên cứu xã hội đã nhận định: “Hiện thực cuộc sống vây bủa xung

quanh Nam Cao thật là đen tối, ngột ngạt và bế tắc”. Hoàn cảnh xã hội này đã
chi phối rất nhiều trong sáng tác của Nam Cao. Khi dùng kiến thức lịch sử này
giới thiệu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm và phần đầu bức tranh nông thôn
Việt Nam trong tác phẩm Chí Phèo sẽ giúp học sinh nắm vững hơn những nội
dung về mâu thuẫn nông dân và địa chủ (Chí Phèo và Bá Kiến), bi kịch bị tha
hoá của người nông dân.
Nhân vật Chí Phèo khi nhận ra được kẻ thù, nguyên nhân gây ra bao nông
nỗi cho chính cuộc đời mình, đã vùng lên bằng một nhát dao đâm chết Bá Kiến.
Để rồi sau đó Chí cũng tự kết liễu đời mình bởi “Ai cho tao lương thiện!”, “Tao
muốn làm người lương thiện!” nhưng “Không được!”… và chi tiết cuối truyện:
“Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và
vắng người lại qua”… cho phép chúng ta nhận ra một Nam Cao chưa tìm ra lối
thoát cho nhân vật và một Nam Cao bề ngoài có vẻ lạnh lùng nhưng lại luôn
thổn thức cho số phận nghiệt ngã của người nông dân trước Cách mạng.Với một
kết cục dường như không có lối thoát, cái nhìn nhanh xuống bụng mình của Thị
Nở và thị thoáng hình dung ra hình ảnh của chiếc lò gạch cũ vắng người qua
lại…thì dường như cái kết của tác phẩm chưa mở ra được lối thoát cho những
nhân vật trong truyện mà rộng hơn là những người nông dân khốn khổ của chế
độ thực dân nửa phong kiến. Nhưng thực chất khi nhà văn Nam Cao để cho Chí
Phèo trong cơn say “đi nhầm đường mà đúng hướng” vác dao đến nhà đâm chết
bá Kiến thì khi đó anh Chí đã tìm ra được lối thoát khi anh xác định được đúng
kẻ thù của mình. Ở phần này GV có thể dùng câu hỏi để hướng tới tích hợp lòng
thương yêu con người, đồng cảm trước nỗi đau con người và hướng tới phát
triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn từ vấn đề của tác phẩm. Cụ thể tôi
dùng câu hỏi: Với câu văn cuối cùng và cái kết của tác phẩm Chí Phèo, tác giả
gửi vào đó thông điệp và vấn đề xã hội ra sao? Học sinh có thể trả lời: Chừng
nào hình thức xã hội chưa thay đổi thì chừng đó vẫn còn bi kịch những người
nông dân như nhân vật Chí Phèo. Cần phải có một cuộc cách mạng giải phóng
sự áp bức này.
*Tích hợp kiến thức địa lý: Nam Cao được sinh ra và lớn lên ở một vùng

quê chiêm trũng giữa đồng bằng Bắc Bộ, quanh năm hạn hán, lũ lụt, mất mùa
làm cho cuộc sống vốn đã bao phủ bởi cái đói cùng nghèo lại càng tiêu điều,
vắng vẻ hơn. Hình ảnh làng quê nghèo đói, khổ cực, xơ xác, tiêu điều đó nhiều
lần đi vào tác phẩm Nam Cao. Những yếu tố đó đã tạo nên ở Nam Cao một tấm
lòng thấm đẫm tình người Như vậy, dạy học tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao
15


cần phải có một sự liên hệ với chính hoàn cảnh xã hội thời bấy giờ, địa lý đã góp
phần nâng cao hiệu quả bài dạy.
*. Tích hợp giáo dục công dân:
Tôi chọn kiến thức môn học giáo dục công dân: Bài 10 (lớp 10) về quan
niệm đạo đức; Bài 11 (lớp 10) về một số phạm trù đạo đức nói về lòng yêu
thương con người, tự hào dân tộc, chấp hành pháp luật.
Sau khi dạy cơ bản về nhân vật Chí Phèo, tôi dẫn ở lớp 10 các em đã học
về đạo đức ở môn giáo dục công dân và tôi đặt câu hỏi: Với pháp luật hôm nay,
hành động của Chí Phèo đặt ra vấn đề gì? Với tiếng gào thét đòi lương thiện "
Ai cho tao lương thiện", xã hội hôm nay liệu có người nào không được lương
thiện không?
Với câu hỏi trên nhằm mục đích HS hiểu rõ: Xã hội chưa hết những người
như Chí Phèo. Nhưng xã hội Việt Nam hôm nay đã bảo vệ quyền sống cho con
người. Giải quyết những vấn đề này xã hội Việt Nam… có quy định về bạo
hành. Từ nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm văn học, HS thấy nhân vật gần gũi,
thực tế. Bằng sự toả rộng của tích hợp, HS hào hứng giơ tay phát biểu giải quyết
vấn đề thực tiễn từ tác động của kiến thức bài học Chí Phèo.
Như vậy thông qua vận dụng kiến thức liên môn trên, qua khảo sát kết quả
đề kiểm tra học kì I, năm học 2016 - 2017 tôi thấy: 100% HS lớp áp dụng sáng
kiến nhớ được hoàn cảnh sáng tác, bối cảnh lịch sử, xã hội của tác phẩm Chí
Phèo; đa số đáp ứng được yêu cầu của đề kiểm tra với câu hỏi: Cảm nhận của
em về nhân vật Chí Phèo với bi kịch bị tha hoá về nhân hình trong tác phẩm

cùng tên của nhà văn Nam Cao?
3.2.4.8. Tích hợp thông qua phương tiện dạy học như bảng phụ, tranh
ảnh, thiết bị công nghệ thông tin.
Khi dạy tác phẩm Chí Phèo tôi đã sử dụng công nghệ thông tin cho học
sinh xem các hình ảnh, clip có liên quan tới nhân vật Chí Phèo, Bá Kiến , Thị
Nở để HS thấy được sâu sắc hơn bi kịch, khát khao, niềm tin vào cuộc sống của
người nông dân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 như sau:
- Hình ảnh Chí Phèo bị tha hoá về nhân hình.
- Hình ảnh Chí Phèo mơ ước về cuộc sống gia đình bình dị:
- Hình ảnh Thị Nở xấu đến "ma chê quỷ hờn
- Hình ảnh Thị Nở cùng bát cháo hành đánh thức lương tri và khát vọng hoàn
lương của Chí Phèo.
- Một số Clip phim Làng Vũ Đại ngày ấy đã được xử lí với nội dung phù hợp,
thời lượng hợp lí.
3.2.4.9. Tích hợp thông qua khái quát, tổng kết từng đơn vị kiến thức,
giờ dạy.
Đây là hình thức tích hợp thông qua lời thuyết giảng của GV, vừa có ý
nghĩa khái quát lại vấn đề, vừa có ý nghĩa mở rộng, nâng cao kiến thức. GV có
16


thể tích hợp dưới dạng liên hệ, so sánh đối chiếu các văn bản cùng thể loại, chủ
đề để rút ra nhận xét hoặc yêu cầu học sinh tự rút ra nhận xét của bản thân về
vấn đề đó (nét giống, khác, sự đóng góp mới mẻ của nhà văn…)
Để nhấn mạnh phong cách nhà văn Nam Cao, đóng gớp mới mẻ của Nam
Cao trong tác phẩm khi viết về người nông dân thời kì trước cách mạng tháng
Tám năm 1945. Tôi đã cho học sinh đối chiếu so sánh bằng câu hỏi: Khi phản
ánh về đề tài người nông dân trong xã hội cũ so với tác phẩm hiện thực như:
Tắt đèn, Lão Hạc thì tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao có gì mới mẻ?
HS có thể đối chiếu và dễ nhận ra: Tắt đèn, Lão Hạc nhà văn khai thác hiện

thực người nông dân bị bần cùng hoá còn Chí Phèo khai thác con đường bị tha
hoá của người nông dân Hình tượng Chí Phèo đã khắc hoạ tận cùng bi kịch
người nông dân phải bán cả nhân hình và nhân tính để tồn tại nhưng cuối cùng
không thể sống phải tìm đến cái chết.
3.2.4.10.Tích hợp thông qua hệ thống bài tập (ở lớp cũng như ở nhà )
Đây là điều kiện thuận lợi nhất để GV tiến hành phương pháp tích hợp
trong và sau khi kết thúc một bài học, giúp HS nắm chắc kiến thức ấy để tích
hợp trong việc rèn luyện kỹ năng : nghe, đọc, nói, viết; năng lực học sinh, kỹ
năng sống, nhân cách, lối sống học sinh. Khi kết thúc bài học Chí Phèo tôi có
thể ra bài tập cho HS như sau: Nếu gặp hiện tượng Chí Phèo trong cuộc sống
hôm nay các em phải làm gì? Kết quả 100% HS tích cực tham gia làm bài tập.
Qua phát và thu phiếu học tập, tôi nhận thấy HS đã có những kiến giải thực tiễn
từ vận dụng kiến thức bài học.
3.2.5. Mô tả vận dụng tích hợp, liên môn trong từng tiết học của bài
dạy "Chí Phèo" của Nam Cao.
Bài dạy tác phẩm Chí Phèo phân phối chương trình xây dựng gồm 3 tiết.
Trong đó: 1 tiết học về tác giả Nam Cao, 2 tiết học về tác phẩm.Trong sáng kiến
này tôi xin trình bày mô tả vận dụng tích hợp, liên môn trong 2 tiết học phần tác
phẩm của bài dạy Chí Phèo của Nam Cao.
(Phần phụ lục)
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Với phương pháp tích hợp, kiến thức liên môn tôi đã áp dụng trong quá
trình giảng dạy môn Ngữ Văn nói chung và bài dạy tác phẩm Chí Phèo nói riêng
đã tạo hứng thú cho học sinh lớp 11 ở trường THPT Thọ Xuân 5.Tôi đã tiến
hành giảng dạy áp dụng sáng kiến này ở hai lớp 11C1, 11C3 của trường. Trong
quá trình giảng dạy tôi nhận thấy: Đây là những kiến thức rất khó đối với học
sinh. Tuy nhiên khi áp dụng phương pháp tích hợp, kiến thức liên môn để giảng
dạy phần tác phẩm Chí Phèo thì tiết học diễn ra hứng thú và nhẹ nhàng hơn đa
số học sinh hiểu bài , rất chăm chú, hào hứng và hạn chế được nhứng ánh mắt lơ
đãng thiếu tập trung học theo kiểu đối phó của các em. Khi củng cố bằng những

bài tập tình huống tôi thấy các em đã biết vận dụng những điều mình đã học vào
thực tế cuộc sống hình thành nên những kĩ năng sống cơ bản, và các em cũng
17


thấy rằng các kiến thức của môn Ngữ Văn thật sự bổ ích giúp các em biết rằng:
Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình, học để cùng chung sống.
Kết quả cụ thể
4.1. Bảng khảo sát sự hứng thú của học sinh
Để khảo sát sự hứng thú của học sinh với tiết học tôi phát phiếu điều tra ý
kiến của học sinh: Đối với những lớp đối chứng - chưa áp dụng sáng kiến 11C4
và lớp thực nghiệm - áp dụng sáng kiến 11C1, 11C3 như sau:
PHIẾU ĐIỀU TRAPHIẾU ĐIỀU TRA
? Em hãy cho biết mức độ hứng thú của em với tiết học:
Rất hứng thú
Bình thường
Tương đối hứng thú
Không hứng thú
Kết quả cụ thể thu được như sau:
*.Đối với các lớp chưa áp dụng sáng kiến là lớp 11C4

Lớp


số

11C4 40

Rất hứng thú
SL

8

TL %
20%

Chia ra
đối
Bình thường

Tương
hứng thú
SL TL %
13 32,5%

SL
10

TL %
25%

Không hứng
thú
SL TL %
9
22,5%

* Đối với các lớp đã áp dụng sáng kiến: 11C1, 11C3

Lớp



số

11C1 39
11C3 41
Tổng 80

Rất hứng thú
SL
16
17
33

TL %
41%
41,5%
41,3%

Chia ra
đối
Bình thường

Tương
hứng thú
SL
TL %
18
46,2%
17
41,5%

35
43,8%

SL
4
7
11

TL %
10,3%
17%
13,7%

Không
hứng thú
SL
TL %
1
2,5%
0
0%
1
1,2%

Qua bảng số liệu về mức độ hứng thú của HS ở trên có thể thấy rõ: Mức độ
hứng thú của HS đối với lớp thực nghiệm đã tăng, giảm tỷ lệ HS có thái độ hứng
thú bình thường và không hứng thú với bài học. Qua thực nghiệm sáng kiến tại
lớp 11C1, 11C3 tại trường THPTP Thọ Xuân 5 cho thấy HS học tập chủ động,
tích cực, hăng say, sôi nổi đã tác động làm kết quả học tập môn học được nâng
cao.

4.2 Bảng kết quả kiểm tra nhận thức của học sinh đối với tiết học

18


Tôi tiến hành kiểm tra nhận thức học sinh ở 3 lớp 11C1, 11C3 , 11C4 trên
cùng một đề bài tập về nhà trong tiết học 45 theo phân phối chương trình và thu
được kết quả như sau:
* Đối với các lớp chưa áp dụng sáng kiến: 11C4
Lớp


số

11C4 40

Chia ra
Giỏi
SL TL %

Khá
SL TL %

TB
SL TL %

Yếu
SL TL %

Kém

SL TL %

0

9

22

8

1

0%

22,5%

55%

20%

2,5%

* Đối với các lớp đã áp dụng sáng kiến : 11C1, 11C3
Chia ra
Giỏi

Khá

SL


TL %

SL

11C1 39

8

20,5%

11C3 41
Tổng 80

11
23

Lớp


số

TB

Yếu

Kém

TL %

SL TL %


SL

TL %

SL

TL
%

22

56,4%

8

20,5%

1

2,6%

0

0%

26,8%

23


56,1%

7

17,1%

0

2,82% 0

0%

28,8%

41

51,3%

15

18,7%

1

1,2%

0%

0


Kết quả thu được từ lớp đối chứng với lớp thực nghiệm cho thấy: Tỉ lệ
giỏi ở lớp thực nghiệm so với lớp đối chứng đã tăng, tỉ lệ khá ở lớp thực nghiệm
so với lớp đối chứng đã tăng , tỉ lệ yếu ở lớp thực nghiệm so với lớp đối chứng
đã giảm , tỉ lệ kém ở lớp thực nghiệm so với lớp đối chứng đã giảm.
Qua đối chiếu với các số liệu trên đây thì có thể khẳng định: Sáng kiến
Biện pháp vận dụng tích hợp, kiến thức liên môn trong giảng dạy tác phẩm "Chí
Phèo" của Nam Cao đã có hiệu quả một cách rõ rệt nâng cao chất lượng học tập
của học sinh và góp phần tích cực trong giáo dục nhân cách, kỹ năng sống và
phát triển năng lực học sinh. Sáng kiến đã có tính khả thi đáp ứng được yêu cầu
chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về mục tiêu giáo dục.
Phần III: KẾT LUẬN.
1. Kết luận
Những biện pháp nhằm tạo hứng thú cho học sinh khi giảng dạy Ngữ Văn.
Việc vận dụng tích hợp, kiến thức liên môn vào giảng dạy tác phẩm Chí Phèo
chỉ là những ý kiến, những việc làm nhỏ của tôi nhằm góp phần vào việc đổi
mới nâng cao chất lượng dạy và học. Từ những kết quả thu nhận được tôi thấy
rằng đây là cách giảng dạy phù hợp và hiệu quả; thực hiện được mục tiêu môn
học, phù hợp với đặc trưng bộ môn Ngữ văn.
Để có được những giờ dạy thực sự hiệu quả là một việc làm không hề đơn
giản. Tuy nhiên khi áp dụng các biện pháp này vào trong quá trình giảng dạy
19


của mình tôi đã thấy các em rất thích thú, hào hứng . Điều đó cho thấy các biện
pháp mà tôi đã mạnh dạn nêu ra ở trên đem lại những hiệu quả tích cực.
Việc dạy học theo phương pháp dạy học tích hợp, liên môn mặc dù là yêu
cầu bức thiết được đặt ra từ rất lâu song đến nay vẫn có tính thời sự và là một
câu chuyện dài. Bởi vì, để thực hiện phương pháp dạy học có hiệu quả không
phải là việc đơn giản mà nó liên quan đến nhiều yếu tố: tâm huyết của người
thầy, ý thức học tập của học trò, sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, đời sống của

người thầy…
Với suy nghĩ trên và sự thể nghiệm của chính mình, sự vận dụng kết hợp
một số phương pháp dạy học VBNL trong một tiết học cụ thể đã giúp chúng tôi
đạt được những kết quả nhất định. Chúng tôi rất mong có thể đóng góp một
phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ Văn ở
trường THPT Thọ Xuân 5 nói riêng và ngành giáo dục nói chung, đặc biệt là
trong thời gian này, những năm đầu của việc thực hiện đại trà chương trình SGK
mới và thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực.
2. Kiến nghị, đề xuất:
Để thực hiện giờ dạy có hiệu quả, chúng tôi xin có một số đề xuất:
- Đối với học sinh: Cần chuẩn bị kỹ trước khi học bài mới, tìm hiểu những
thông tin ngoài văn bản có liên quan để hiểu sâu hơn các văn bản đó. Sau khi
học các văn bản, cần vận dụng bài học một cách hiệu quả, góp phần rèn luyện
năng lực tự học cho bản thân.
- Đối với giáo viên: Cần tìm tòi, học hỏi, tích lũy kinh nghiệm cũng như các
cách dạy tạo hứng thú đối với học sinh, vận dụng những sáng kiến kinh nghiệm
mà đồng nghiệp đã dày công tìm tòi, tích lũy.
- Đối với tổ chuyên môn: Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn
đi vào những vấn đề cụ thể như trao đổi từng bài dạy, từng cách thức tổ chức
hoạt động dạy học để trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng
môn Ngữ văn.
Với những kết quả nghiên cứu ban đầu được thể hiện trong đề tài, chúng tôi
hi vọng sẽ đóng góp thêm một ý kiến nhỏ, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục
của môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông. Đề tài chắc chắn còn rất nhiều
thiếu sót, mong được sự giúp đỡ,góp ý của quý thầy cô.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của

mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Vũ Thị Hương

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dạy văn ở trường phổ thông – Nguyễn Thị Thanh Hương – NXB ĐHQG Hà
Nội – 2011
2. Tài liệu tập huấn: Dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định
hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ Văn cấp THPT của bộ GD& ĐT
năm 2014.
3. Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ Văn – Lê Minh Châu (cùng nhóm tác
giả) – NXB Giáo dục – 2010.
4. Sách Dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng 11 - Phan Trọng Luận - NXB
ĐHSP 2010.
5.Trần Đình Sử: "Các tính chất cơ bản của môn Ngữ văn" - Tạp chí Giáo dục,
số 118, tháng 7/2005.
6. Từ điển tiếng Việt điện tử: - />7. Một số bài viết trên các tạp chí điện tử.
8. Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1, tập 2 – NXB Giáo dục – năm 2009.
9. Sách giáo viên Ngữ văn 11, tập 1, tập 2 – NXB Giáo dục – năm 2009.


PHỤ LỤC
Mô tả vận dụng tích hợp, liên môn trong từng tiết học của bài dạy
"Chí Phèo" của Nam Cao.
Bài dạy tác phẩm Chí Phèo phân phối chương trình xây dựng gồm 3 tiết.

Trong đó: 1 tiết học về tác giả Nam Cao, 2 tiết học về tác phẩm.Trong sáng kiến
này tôi xin trình bày mô tả vận dụng tích hợp, liên môn trong 2 tiết học phần tác
phẩm của bài dạy Chí Phèo của Nam Cao.
Tiết 51( PPCT) - Tiết 1 của bài học.
* Phần I: Tìm hiểu chung:
- Xuất xứ: Chí Phèo được Nam Cao viết năm 1941. Phần này GV tích hợp
kiến thức lịch sử giới thiệu bối cảnh xã hội đen tối thời kỳ trước cách mạng
tháng Tám năm 1945…
- Đề tài: Tích hợp giới thiệu đề tài người người nông dân nghèo trước
Cách mạng được phản ánh qua nhiều tác phẩm: Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Đồng
hào có ma của Nguyễn Công Hoan…
- Phần tìm bố cục: GV tích hợp kiến thức làm văn với thao tác phân tích để
chia bố cục.
*. Phần II: Đọc - hiểu chi tiết:
- Phần 1: Làng Vũ Đại - hình ảnh thu nhỏ của xã hội nông thôn Việt Nam
trước Cách mạnh tháng Tám.
+ GV tích hợp kiến thức lịch sử giới thiệu thêm về bối cảnh lịch sử với mâu
thuẫn xung đột giữa nông dân và địa chủ qua hình ảnh trình chiếu. Tích hợp với
các tác phẩm cùng đề tài người nông dân thời kỳ trước cách mạng tháng Tám ở
phương diện mâu thuẫn trên như: Chị Dậu với lí trưởng, Nghị Quế; Lão Hạc
cùng đường ăn bả chó để chết.
+ Tích hợp kiến thứ địa lý chiếu địa danh vùng nông thôn đồng bằng chiêm
trũng
- Phần 2: Nhân vật Bá Kiến.
Để thấy bản chất nhân vật Bá Kiến, đại diện cho giai cấp thông trị thời kỳ
đó. GV sử dụng thên tích hợp bằng kiến thức điện ảnh cho học sinh xem 1 đoạn
clip 2 phút về nhân vật Bá Kiến xử lí chuyện Chí Phèo đến ăn vạ: quát vợ con,
giải tán dân làng, cô lập Chí Phèo.
Tích hợp kiến thức Tiếng Việt phân biệt phong cách ngôn ngữ sinh hoạt với
các phong cách ngôn ngữ khác trong đoạn thoại Chí Phèo và Bá Kiến.



×