Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

KINH NGHIỆM DẠY HỌC TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG KHI DẠY HỌC MỘT SỐ CHUYÊN ĐỀ CỦA CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC LỚP 11 CƠ BẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.67 KB, 16 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I.1. Lý do chọn đề tài
Mơn Hóa học trước hết là một mơn thuộc nhóm khoa học tự nhiên, điều đó nói
lên tầm quan trọng của nó trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, thái độ khoa học
cho học sinh đối với các hiện tượng khoa học, tự nhiên,…
Mơn Hóa học là một mơn khoa học, những kiến thức của bộ môn nhiều khi rất
trừu tượng, khó hiểu, cứng nhắc, cần khả năng tư duy, khả năng liên hệ kiến thức của
chính nó và với các môn học khác, khả năng liên hệ thực tế tốt từ học sinh, điều này
đã làm cho nhiều em học sinh sợ và khơng muốn học Hóa học hoặc một số em học
sinh có tư duy tốt, thuộc bài nhưng khả năng vận dụng để giải thích các hiện tượng,
các bài tập thực tế chưa cao.
Do việc phân bố thời gian không hợp lý trong một tiết học theo phân phối
chương trình hiện tại, nhiều giáo viên chỉ cung cấp hết kiến thức cơ bản theo yêu cầu
của chuẩn kiến thức kỹ năng mà không chủ động xây dựng theo chủ đề, chuyên đề cụ
thể phù hợp hơn với điều kiện của từng lớp, từng trường để có thời gian, phân bố hoạt
động hợp lí hơn nhằm lồng ghép, tích hợp các mơn học khác hoặc giải thích được các
hiện tượng, bài tập trong thực tế nên tiết học trở nên nhàm chán, thiếu tính ứng dụng
của một mơn khoa học.
Việc lồng ghép giải thích các hiện tượng thực tế vào bài học giáo viên phải hết
sức khéo léo. Có thể dẫn dắt tạo tình huống ngay khi bắt đầu vào bài mới, hoặc có thể
tích hợp các kiến thức liên mơn để giải thích, tích hợp vấn đề mơi trường, giáo dục ý
thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường, đưa các tình huống giả định bằng các hiện tượng
và bài tập thực tiễn, thiết lập liên hệ giữa nội dung học với nội dung thực tiễn.
Thấy được tầm quan trọng của việc dạy và học mơn Hóa học nói chung và mơn
Hóa học lớp 11 nói riêng, đồng thời, để phát huy cao hơn nữa hiệu quả giảng dạy theo
tinh thần đổi mới thì dạy học theo chủ đề, tích hợp là vấn đề cần được quan tâm nhất
hiện nay.
Bởi dạy học theo chủ đề, chuyên đề và tích hợp là một xu thế phổ biến trong
dạy học hiện đại. Nó giúp học sinh tiết kiệm thời gian học tập mà vẫn mang lại hiệu
quả nhận thức, có thể tránh được những biểu hiện cô lập, tách rời phương diện kiến
thức, đồng thời phát triển tư duy biện chứng, logic, hệ thống, khoa học và vận dụng


kiến thức linh hoạt vào các yêu cầu môn học theo nhiều cách khác nhau. Và vì thế,
việc nắm kiến thức sẽ sâu sắc, hệ thống và lâu bền hơn.


Một trong những điểm tơi đã làm là tích hợp kiến thức liên môn trong khi
dạy học một số chuyên đề của chương trình Hóa học lớp 11 cơ bản (Cụ thể:
Chuyên đề Nito và hợp chất của Nito, Chuyên đề Cacbon và hợp chất của Cacbon,
Chuyên đề Đại cương về Hóa hữu cơ). Có những vấn đề hố học có thể giúp học sinh
giải thích những hiện tượng trong tự nhiên, tránh việc mê tín dị đoan, có những vấn đề
hóa học có thể giúp củng cố, khắc sâu những kiến thức của mơn học khác.
I.2. Mục đích nghiên cứu
Xác định phương pháp và xây dựng hệ thống các kiến thức của các mơn học có liên
quan trong các chuyên đề cụ thể nhằm phát huy tính tích cực, khắc sâu và vận dụng
kiến thức linh hoạt, nâng cao hứng thú học tập cho học sinh.
I.3. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng và giải pháp dạy học kết hợp việc vận dụng kiến thức liên môn trong dạy
học một số chun đề của chương trình Hóa học lớp 11 cơ bản (Cụ thể: Chuyên đề
Nito và hợp chất của Nito, Chuyên đề Cacbon và hợp chất của Cacbon, Chuyên đề
Đại cương về Hóa hữu cơ).
I.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu các tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học mơn Hố
học, như: Dạy học theo chun đề, dạy học tích hợp,...;
Phương pháp nghiên cứu, tập hợp và thống kê các mơn học có liên quan trong các
chun đề cần truyền đạt.
I.5. Giới hạn nghiên cứu
Giải pháp dạy học kết hợp việc vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học một số
chun đề của chương trình Hóa học lớp 11 cơ bản (Cụ thể: Chuyên đề Nito và
hợp chất của Nito, Chuyên đề Cacbon và hợp chất của Cacbon, Chuyên đề Đại cương
về Hóa hữu cơ);
Đề tài được tiến hành nghiên cứu đối với học sinh lớp 11 - trường THPT Tân Lâm

(Năm học 2015–2016).
I.6. Lịch sử của đề tài
Vấn đề dạy học tích hợp trong mơn Hóa học đã có nhiều đề tài nghiên cứu. Nhưng
bản thân tơi, chưa tìm thấy tài liệu có liên quan đến việc dạy học tích hợp được lồng
ghép vào dạy trong các chuyên đề của Hóa học lớp 11, cụ thể: Chuyên đề Nito và hợp


chất của Nito, Chuyên đề Cacbon và hợp chất của Cacbon, Chuyên đề Đại cương về
Hóa hữu cơ.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
II.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
II.1.2. Mơn Hóa học
Mơn hố học trong trường THPT giữ một vai trò quan trọng trong việc hình thành và
phát triển trí dục của học sinh. Mục đích của mơn học là giúp cho học sinh hiểu đúng
đắn và hoàn chỉnh, nâng cao cho học sinh những tri thức, hiểu biết về thế giới, con
người thơng qua các bài học, giờ thực hành,...
Học hố để hiểu, giải thích được các vấn đề thực tiễn thơng qua cơ sở cấu tạo nguyên
tử, phân tử, sự chuyển hố của các chất bằng phản ứng hố học,...
Hóa học là khởi nguồn, là cơ sở phát huy tính sáng tạo ra những ứng dụng phục vụ
trong đời sống của con người. Hố học góp phần giải tỏa, xố bỏ hiểu biết sai lệch
làm phương hại đến đời sống, tinh thần của con người,...
II.1.3. Dạy học theo chủ đề, chuyên đề
Dạy học chủ đề là hình thức tìm tịi những khái niệm, tư tưởng, đơn vị kiến thức, nội
dung bài học, chủ đề,… có sự giao thoa, tương đồng lẫn nhau, dựa trên cơ sở các mối
liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các nội dung của các môn học
khác nhau hoặc các phần của mơn học đó làm thành nội dung học trong một chủ đề có
ý nghĩa cao hơn, thực tế hơn, phù hợp hơn, nhờ đó học sinh có thể tự hoạt động nhiều
hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn.
Dạy học theo chủ đề là một mơ hình mới cho hoạt động lớp học thay thế cho lớp học
truyền thống bằng việc chú trọng những nội dung học tập có tính tổng qt, liên quan

đến nhiều lĩnh vực, với trọng tâm tập trung vào học sinh và nội dung tích hợp với
những vấn đề, những thực hành gắn với thực tiễn.
Quá trình xây dựng dạy học theo chủ đề tạo ra q trình tích hợp nội dung (đơn
mơn hay liên mơn) trong q trình dạy.
II.1.4. Dạy học tích hợp, liên mơn
Dạy học tích hợp là lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của
một mơn học (Thí dụ: lồng ghép nội dung giáo dục dân số, môi trường, bảo vệ sức


khỏe, tính tiết kiệm ... vào nội dung các mơn học: địa lý, sinh học, vật lý, hóa học,
tốn, giáo dục cơng dân...), xây dựng mơn học tích hợp từ các mơn học truyền thống;
Giáo viên có thể tích hợp các nội dung ở các môn học khác nhau, hoặc các kiến
thức khác liên quan đến bài giảng để chuyển tải đến học sinh những chủ đề giáo dục
lồng ghép thơng qua các hình thức truyền đạt bằng trình chiếu, giảng dạy, thảo luận,
dạy học theo dự án,…
Còn dạy học liên môn là phải xác định các nội dung kiến thức liên quan đến hai hay
nhiều môn học để dạy học, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội
dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Đối với những kiến thức liên mơn nhưng có
một mơn học chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy trong chương trình của mơn đó và
khơng dạy lại ở các mơn khác.
Dạy học tích hợp, liên mơn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng
lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải
quyết những vấn đề thực tiễn.
Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học
sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều mơn học.
* Đối với mơn Hóa học nói riêng:
Dạy học liên mơn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung
và dạy học hóa học nói riêng ở trường phổ thơng. Dạy học liên môn thực chất là sự
vận dụng những nội dung và phương pháp các lĩnh vực, các môn học có liên quan để
nhằm làm tăng thêm hiệu quả dạy học hóa học.

Dạy học liên mơn là cho người học nhận thức được sự thống nhất, thấy được mối liên
hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, hiểu được tính tồn diện của các hiện
tượng, khắc phục được tính tản mạn trong kiến thức.
Vậy tại sao nên quan tâm đến dạy học theo chủ đề và tích hợp trong tiến trình
đổi mới giáo dục hiện nay?
Hiện nay, có ba lý do quan trọng cần lưu tâm và đặt chúng ta phải nghĩ đến một giải
pháp làm thế nào để đáp ứng và giải quyết được ba vần đề này, chính là: Một là,
trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục – trong đó chú trọng đổi mới
phương pháp, cách tiếp cận dạy học theo định hướng phát huy tính tích cực của học
sinh.


Hai là, tính giới hạn về định lượng nội dung trong sách giao khoa và q trình bùng
nổ thơng tin, tri thức kèm theo đó là nhu cầu cập nhật kiến thức vô hạn đối với sự học
của người học.
Ba là, với cách tiếp cận giảng dạy truyền thống hiện có, liệu chúng ta đủ khả năng để
thực hiện các mục tiêu dạy học tích cực như: tăng cương tích hợp các vấn đề cuộc
sống, thời sự vào bài giảng; tăng cường sự vận dụng kiến thức của học sinh sau quá
trình học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn; rèn luyện các kĩ năng sống phong phú
vốn rất cần cho người học hiện nay.
Thực tế trên cho thấy, khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên
và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp hoặc liên quan đến
nhiều mơn học. Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp đa chiều,
liên mơn. Do đó, hệ quả là buộc chúng ta phải xây dựng các chủ đề để tiến hành dạy
học. Tất nhiên, việc xây dựng các chủ đề trong dạy học cũng không tham vọng sẽ
giải quyết việc đưa toàn bộ thực tiễn vào chương trình, nhưng quan trọng hơn hết
chính là nó mở đường cho giáo viên và học sinh tiếp cận với kiến thức theo một
hướng khác. Không phải là sự thụ động mà là chủ động của học sinh. Không phải là
sự tiếp nhận kiến thức sau khi học mà có thể là ngay khi làm nhiệm vụ học.
Ngoài ra, một thực tế khác cũng đáng quan tâm: hiện nay, ít nhiều trong chương trình

học của các mơn học cũng có nhiều đơn vị kiến thức có tính giao thoa, liên hệ tương
đối gần hoặc trùng lặp.
Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học
sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều mơn học. Vì vậy, dạy học
cần phải tăng cường theo phân theo từng chủ đề kiến thức và tập trung hướng tới tích
hợp, liên mơn.
II.2. THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU
Trước tình hình học hố học hiện nay, việc phải đổi mới phương pháp dạy học đã và
đang thực sự là yếu tố quyết định hiệu quả giờ dạy. Một trong những yếu tố để đạt giờ
dạy có hiệu quả và tiến bộ là phải phát huy tính thực tế; giáo dục về mơi trường, về tư
tưởng, vừa mang bản sắc dân tộc mà không mất đi tính cộng đồng trên tồn thế giới;
những vấn đề cũ vẫn có tính chất cập nhật và mới mẽ.
Tuy nhiên, mỗi tiết học có thể khơng nhất thiết phải hội tụ tất cả những quan điểm
nêu trên, cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng, đừng quá lạm dụng khi lượng kiến thức
không đồng nhất.


Qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy phương pháp giảng dạy truyền thống
giữa các mơn học chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau, tách rời từng phương diện
kiến thức, học sinh hoạt động chưa tích cực, hiệu quả đem lại cũng chưa cao.
Chính vì lẽ đó, dạy học theo chủ đề và tích hợp là một xu hướng tất yếu của dạy
học hiện đại, là biện pháp để tích cực hố hoạt động nhận thức của học sinh. Học sinh
được rèn luyện thói quen tư duy, nhận thức vấn đề một cách có hệ thống, khoa học và
logic. Qua đó, học sinh cũng thấy được mối quan hệ biện chứng giữa các kiến thức
được học trong chương trình, vận dụng các kiến thức lí thuyết và các kĩ năng thực
hành, đưa được những kiến thức về môn học vào ứng dụng trong thực tế một cách
hiệu quả.
Có hai hình thức tích hợp chủ yếu:
Tích hợp giữa các phần trong cùng một môn học. Điều này thể hiện trong việc
bố trí các bài học giữa các phần một cách đồng bộ và sự liên kết với nhau trên nhiều

mặt nhằm hỗ trợ nhau, bổ sung làm nổi bật cho nhau. Phần này sẽ củng cố, hệ thống
hóa lại kiến thức cho phần khác và đều hướng đến mục đích cuối cùng là nâng cao
trình độ nhận thức nói chung và kiến thức của mơn học nói riêng cho học sinh.
Hình thức tích hợp được các giáo viên vận dụng và hiện đang được đẩy mạnh là
tích hợp liên mơn. Đây là quan điểm tích hợp mở rộng kiến thức trong từng bài học,
trong từng chủ đề với các kiến thức của các bộ môn khác, các ngành khoa học, nghệ
thuật khác, cũng như các kiến thức đời sống mà học sinh tích lũy được từ cuộc sống
cộng đồng, qua đó làm giàu thêm vốn hiểu biết và phát triển nhân cách cho học sinh.
II.3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Thực tế cho thấy, áp dụng hình thức tích hợp kiến thức liên môn trong khi dạy
học theo chuyên đề, học sinh rất hào hứng với nội dung bài học, vốn kiến thức tổng
hợp của học sinh được bổ sung nhẹ nhàng, tự nhiên nhưng rất hiệu quả. Mặt khác, các
kiến thức liên mơn thơng qua hình thức tích hợp này cịn giúp học sinh có thêm căn
cứ, cơ sở để củng cố kiến thức đã học.
Tích hợp kiến thức liên môn trong khi dạy học theo chuyên đề sẽ giúp cho học sinh
tìm hiểu, hệ thống kiến thức một cách khoa học, logic hơn, tạo hứng thú, khơi dậy
niềm đam mê cho mơn học nói riêng và nghiên cứu khoa học nói chung; học sinh hiểu
được vai trị và ý nghĩa thực tiễn trong học hoá học.


II.3.1. Để thực hiện được điều này, tôi đã:
* Xây dựng chuyên đề dạy học
Thay cho việc dạy học đang được thực hiện theo từng bài/tiết trong sách giáo khoa
như hiện nay, tơi đã căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn
nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học phù hợp với việc sử dụng phương pháp
dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của lớp, của nhà trường.
Trên cơ sở rà soát chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và
các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích
cực, tơi đã xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong
mỗi chun đề đã xây dựng.

Nghiên cứu kỹ bài giảng, xác định được kiến thức trọng tâm của từng bài, từng
chương để tìm được mối liên hệ nhằm xây dựng được chủ đề dạy học một cách phù
hợp nhất, đáp ứng được yêu cầu của việc củng cố và tiếp thu kiến thức, đồng thời, vận
dụng kiến thức đó vào trong thực tiễn;
Trong những chủ đề đó, tơi phải xác định được các nội dung có liên quan đến các
mơn học khác, các hiện tượng tự nhiên, các ứng dụng trong cuộc sống một cách có hệ
thống để đưa vào bài giảng một cách khoa học, phù hợp với điều kiện của học sinh. *
Biên soạn câu hỏi, bài tập
Với mỗi chuyên đề đã xây dựng, xác định và mô tả 4 mức độ yêu cầu (nhận biết,
thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để
kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học. Trên cơ sở đó,
biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để sử dụng
trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyện tập theo
chuyên đề đã xây dựng.
* Thiết kế tiến trình dạy học
Mỗi chuyên đề được thực hiện ở nhiều tiết học nên một nhiệm vụ học tập có thể được
thực hiện ở trong và ngồi lớp học. Vì thế, trong một tiết học có thể chỉ thực hiện một
số bước trong tiến trình của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng.
* Hướng dẫn học sinh cách học tập theo phương pháp mới
Dần hướng dẫn cho học sinh có thói quen nghiên cứu kiến thức bài học một cách có
hệ thống, biết tìm hiểu, tổng hợp kiến thức từ nhiều nguồn thông tin, nhiều môn học,
lĩnh vực khác nhau và biết vận dụng những kiến thức đã học vào trong cuộc sống.


II.3.2. Một số chủ đề, chuyên đề được dạy học tích hợp trong chương trình hóa
học lớp 11 cơ bản
II.3.2.1. Chuyên đề: Nito và các hợp chất của Nito
1. Chuyên đề Nito và các hợp chất của Nito được phân bố theo thời lượng
* Cấu tạo, tính chất vật lí, điều chế Nito và các hợp chất của Nito (1 tiết)
* Tính chất hóa học của Nito và các hợp chất của Nito (3 tiết)

- Tiết 1: Tính chất hóa học và ứng dụng của N2, NH3
- Tiết 2: Tính chất hóa học và ứng dụng của HNO3
- Tiết 3: Tính chất hóa học và ứng dụng của muối amoni, muối nitrat * Luyện tập (2
tiết)
- Tiết 1: Các dạng bài tập của N2, NH3, muối amoni
- Tiết 2: Các dạng bài tập của HNO3, muối nitrat
2. Tổ chức dạy học chuyên đề
- Theo phân phối chương trình: Tiết 11: Nito; Tiết 12, 13: Amoniac và muối amoni;
Tiết 14, 15: Axit nitric và muối nitrat; Tiết 19: Luyện tập. 3. Mục tiêu tích hợp
a. Mơn Vật lí
- Biết được trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan của N 2, NH3, HNO3, NO, NO2, muối
amoni, muối nitrat.
- Củng cố cách pha lỗng dung dịch axit.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh..., rút ra được nhận xét về tính chất vật lí và hóa học
của nito và các hợp chất của nito;
- Cũng cố cách pha loãng dung dịch axit;
- Phân biệt được muối amoni, muối nitrat với một số muối khác. b. Mơn Sinh học
- Biết được hoạt tính sinh học của N 2, NH3, HNO3, muối amoni, muối nitrat đối với con
người và động thực vật. c. Tốn
- Tính thể tích khí ở đktc trong phản ứng hố học, tính % thể tích trong hỗn hợp khí,
tính thể tích khí amoniac sản xuất được ở đktc theo hiệu suất.phản ứng - Tính % về
khối lượng của muối amoni trong hỗn hợp.
- Tính thành phần % khối lượng của hỗn hợp kim loại tác dụng với HNO3.
- Tính thành phần % khối lượng muối nitrat trong hỗn hợp; nồng độ hoặc thể tích dung
dịch muối nitrat tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng .


d. Sinh học: Biết tác hại của dung dịch axit để cẩn thận hơn khi tiếp xúc;
e. Văn học: Vận dụng kiến thức để phân tích, giải thích một số câu ca dao, tục ngữ theo
quan điểm của mơn Hóa học, như:

“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Bỗng nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
Hay “Khơng có lửa làm sao có khói”
f. GD KNS
- Giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường sống xung quanh;
- Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm, thuyết trình trước đám đơng,...
4. Cụ thể từng tiết:
a. Tiết 11: Cấu tạo, tính chất vật lí, điều chế Nito và các hợp chất của Nito *
Trong phần tìm hiểu về cấu tạo, tính chất vật lí của N2:
GV sử dụng kiến thức liên môn để bổ sung:
+ Môn Vật lí: Trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan của N 2; Nhiệt độ ngưng tụ của các
chất trong khơng khí khi mơ tả quả trình thu N2 bằng phương pháp chưng chất phân
đoạn khơng khí lỏng;
+ Mơn Sinh học: Khả năng duy trì sự cháy và sự cháy của N2.
* Trong phần tìm hiểu về cấu tạo, tính chất vật lí của NH3:
GV sử dụng kiến thức mơn Vật lí để bổ sung về trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan
của NH3  Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh chung khi đi vệ sinh cho HS.
* Trong phần tìm hiểu về cấu tạo, tính chất vật lí của HNO3:
GV sử dụng kiến thức liên mơn để bổ sung:
+ Mơn Vật lí: Trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan, sự tỏa nhiệt mạnh khi pha lỗng
của HNO3;
+ Mơn Sinh học: Gây bỏng và nguy hiểm đến sức khỏe của con người khi tiếp xúc
trực tiếp với axit;
+ Giáo dục đức tính bình tĩnh, cẩn thận khi pha lỗng axit đặc. b.
Tiết 12: Tính chất hóa học của N2 và NH3
* Trong phần tìm hiểu tính chất hóa học, ứng dụng của N2:
GV bổ sung kiến thức liên môn:


+ Mơn Vật lí: Trạng thái, màu sắc, mùi vị của một số Oxit của Nito thường gặp; +

Môn Sinh học: Tính độc hại của một số Oxit của Nito đối với môi trường, với sức
khỏe con người;
+ Giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường cho HS; + Giải
thích được hiện tượng thực tế:
- Vì sao trong khơng khí, vẫn tồn tại khí O2, mặc dù N2 chiếm gấp 4 lần khí O2 và N2 có
thể phản ứng được với O2?
- Nitơ phản ứng với nhiều kim loại nhưng tại sao trong vỏ Trái Đất không gặp một
nitrua kim loại nào cả?
* Trong phần tìm hiểu tính chất hóa học, ứng dụng của N2:
GV bổ sung kiến thức liên mơn:
+ Mơn Tốn: Củng cố các kỹ năng tính tốn;
+ Mơn Sinh học: Hoạt tính sinh học của NH3 đối với môi trường, với con người;
+ Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho HS;
+ Môn Văn: Câu ca dao, tục ngữ “Khơng có lửa làm sao có khói” theo quan điểm Hóa
học đúng hay sai?
+ Giải thích 1 số hiện tượng thực tế:
- Nước tiểu có mùi khai.
- Vì sao trong phịng thí nghiệm, nếu lỡ để thốt khí Cl 2 bay ra ngồi thì ta có thể dùng
khí NH3 là tốt nhất để làm sạch khí Cl2?
- Tại sao khi đi gần các sông, hồ bẩn vào ngày nắng nóng, thường ngửi thấy mùi khai?
c. Tiết 13: Tính chất hóa học và ứng dụng của HNO 3 * GV bổ sung kiến thức liên
mơn:
+ Mơn Vật lí: Củng cố về trạng thái, màu sắc của NO, NO2, N2;
+ Mơn Sinh học: Củng cố về kiến thức tính độc hại của NO, NO 2 và axit đối với môi
trường, với sức khỏe con người;
+ Giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường cho HS;
d. Tiết 14: Tính chất hóa học, ứng dụng của muối amoni và muối nitrat
* Trong phần tìm hiểu về tính chất hóa học và ứng dụng của muối amoni
GV vận dụng kiến thức liên mơn:
+ Mơn Vật lí: Củng cố trạng thái, màu sắc của muối Amoni và các chất có liên quan.



+ Môn Sinh học và Kỹ thuật nông nghiệp nhằm giải thích một số vấn đề trong thực tế:
- Vì sao trong công nghiệp, thực phẩm, (NH4)2CO3 được dùng làm bột nở?
- Vì sao trong nơng nghiệp, ta khơng bón vôi và phân đạm amoni hoặc ure cùng một
lúc?
* Trong phần tìm hiểu về tính chất hóa học và ứng dụng của muối nitrat
GV vận dụng kiến thức liên môn:
+ Mơn Vật lí: Củng cố trạng thái, màu sắc của muối Nitrat và các chất có liên quan.
+ Mơn Văn và Kỹ thuật nơng nghiệp: Cao dao Việt Nam có câu:
“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ Hễ
nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
Câu này mang hàm ý của khoa học hoá học như thế nào?
II.3.2.2. Chuyên đề Cacbon và các hợp chất của Cacbon
1. Chuyên đề Cacbon và các hợp chất của Cacbon được phân bố theo thời lượng
* Cacbon và Cacbon oxit (1 tiết)
* Cacbon dioxit và muối cacbonat (1 tiết)
* Luyện tập (2 tiết)
- Tiết 1: Các dạng bài tập của C, CO, muối Cacbonat
- Tiết 2: Các dạng bài tập của CO2 tác dụng với dung dịch kiềm
2. Tổ chức dạy học chuyên đề
- Theo PPCT: Tiết 23: Cacbon; Tiết 24: Hợp chất của cacbon; Tiết 25, 26: Luyện tập.
3. Mục tiêu tích hợp
a. Mơn Vật lí
- Một số dạng thù hình của cacbon có tính chất vật lí khác nhau do cấu trúc tinh thể và
khả năng liên lết khác nhau.
- Biết được trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan của C, CO, CO2.
- Biết được trạng thái, màu sắc, tính tan của muối cacbonat.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh..., rút ra được nhận xét về tính chất vật lí và hóa học
của Cacbon và các hợp chất của Cacbon.

- Phân biệt được muối cacbonat với một số muối khác. b. Môn Sinh học và môi
trường


- Biết được hoạt tính của CO, CO2 đối với con người, động thực vật và mơi trường.
+ Tìm hiểu hiệu ứng nhà kính;
+ Giải thích vì sao khơng nên đóng kín cửa khi trong nhà có nhiều cây xanh hoặc đốt
than sưởi ấm vào mùa đông?
+ Làm thế nào để biết dưới giếng có khí độc (CO) hoặc nhiều khí thiên nhiên (CH 4)
và khơng có khí O2 để tránh khi xuống giếng bị ngạt?
+ Vai trò của C trong mặt nạ phòng độc.
- Biết được ứng dụng của một số muối cacbonat trong dược phẩm, ẩm thực. c. Mơn
Văn học
- Giải thích được câu “Nước chảy đá mịn” theo quan điểm của mơn Hóa học. d. Mơn
Địa lý
- Giải thích hiện tượng tạo thành thạch nhũ ở các hang động. e. Toán
- Củng cố, rèn luyện kỹ năng thực hiện các phép tính. f. GD KNS
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống xung quanh.
- Giáo dục về ý chí, tính kiên trì của con người.
- Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm, thuyết trình trước đám đơng,...
g. Giải thích được một số hiện tượng thực tế khác trong cuộc sống
- Vì sao khi nấu cơm bị khê, người ta thường bỏ vào nồi cơm một ít mẫu than củi?
- Vì sao than đá chất thành đống lớn có thể tự bốc cháy?
- Thành phần chính của đá khơ? Chất được sử dụng làm khói trong biểu diễn nghệ thuật
hay được dùng trong các ly rượu cưới?
4. Cụ thể trong từng tiết
a. Tiết 23: Cacbon và Cacbon oxit
* Trong phần tìm hiểu về C
GV vận dụng kiến thức liên mơn
- Mơn Vật lí: Củng cố kiến thức về trạng thái, màu sắc, … của C và CO

- Hướng dẫn HS giải thích một số hiện tượng, ứng dụng thực tế:
+ Vì sao khi nấu cơm bị khê, người ta thường bỏ vào nồi cơm một ít than củi?
+ Vai trò của C trong mặt nạ phòng độc?
+ Vì sao than đá chất thành đống lớn có thể tự bốc cháy?


* Trong phần tìm hiểu về CO:
GV vận dụng kiến thức liên môn Sinh học và môi trường để bổ sung cho HS
thơng tin về tính độc của CO đối với và mơi trường khơng khí. b. Tiết 24: Cacbon
dioxit và muối Cacbonat
* Trong phần tìm hiểu về CO2
GV sử dụng hình ảnh và kiến thức liên mơn:
+ Mơn Vật lí và mơi trường: Hiệu ứng nhà kính và tác hại của nó đối với mơi trường.
+ Mơn Sinh học và mơi trường: Hoạt tính sinh học của CO 2 đối với con người, động
thực vật  Biện pháp làm giảm lượng CO2 sinh ra.
+ Hiện tượng thực tế:
- Đá khơ là gì? Hiện tượng khói thốt ra trong các buổi biểu diễn hoặc các ly rượu cưới.
- Vì sao khơng dùng bình chữa cháy để dập tắt các đám cháy kim loại?
* Trong phần tìm hiểu về muối cacbonat
GV vận dụng kiến thức liên mơn
+ Mơn Văn: Giải thích câu “Nước chảy đá mịn” theo quan điểm của mơn Hóa.
+ Mơn Địa lý: Giải thích sự hình thành nên các hang động thạch nhũ.
+ Hiện tượng thực tế
- Vì sao NaHCO3 được dùng trong thành phần của thuốc đau dạ dày?
- Vì sao (NH4)2CO3 được dùng làm thành phần chính của bột nở?
II.2.3. Chun đề Đại cương về hóa học hữu cơ
II.3.1.1. Chuyên đề Đại cương về hóa học hữu cơ được phân bố theo thời lượng
* Các khái niệm cơ bản về Hóa hữu cơ và phép phân tích nguyên tố (1 tiết)
* Xác định CTPT hợp chất hữu cơ dựa vào sản phẩm cháy (2 tiết)
- Tiết 1: Dựa vào CTTQ, CTPT đơn giản nhất

- Tiết 2: Dựa vào sản phẩm cháy
* Xác định CTCT hợp chất hữu cơ (2 tiết)
- Tiết 1: Thuyết cấu tạo hóa học
- Tiết 2: Đồng đẳng, đồng phân
* Luyện tập (1 tiết)


3.2. Tổ chức dạy học chuyên đề
- Theo PPCT: Tiết 28: Mở đầu về Hóa hữu cơ; Tiết 29, 30: Công thức phân tử hợp
chất hữu cơ; Tiết 31, 32: Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ; Tiết 33: Luyện tập.
3.3. Mục tiêu tích hợp
a) Mơn Tốn: Củng cố các kiến thức về Toán học nhằm vận dụng để giải các bài tốn
Hóa học có liên quan.
b) Mơn Lí: Củng cố các kiến thức về trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan của một chất
nhằm vận dụng để giải các bài tốn Hóa học có liên quan.
c) Mơn Sinh: Cung cấp cho học sinh một số kiến thức về vai trị sinh học của một số
chất có trong thực tế.
3.4. Cụ thể trong từng tiết
Tiết 28: Các khái niệm cơ bản về hóa hữu cơ và phép phân tích ngun tố *
GV vận dụng kiến thức mơn Sinh học:
- Để bổ sung về � –�������:
+ -caroten là gì?
+ Thiếu -caroten thì như thế nào?

+ Tác dụng của -caroten
+ Cần ăn bao nhiêu một ngày?

+ Bổ sung như thế nào?

+ Thực phẩm nào nhiều

nhất?
- Để giới thiệu một số đặc điểm của đồng phân etyl axetat trong cuộc sống.
II.4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Đề tài này đã góp phần nâng cao rất đáng kể chất lượng của học sinh tại trường
THPT Tân Lâm trong năm học 2015 - 2016. Đề tài đã giúp các em tích cực, chủ động
và tự tin hơn trong hoạt động tìm kiếm các thơng tin, tập hợp các kiến thức liên môn
đã được học nhằm giải đáp các vấn đề thắc mắc trong thực tiễn.
Từ chỗ khơng thích học mơn Hóa, khơng biết vận dụng các kiến thức đã học
vào trong cuộc sống thường ngày, thì nay nhiều em đã biết hệ thống hóa kiến thức
một cách khoa học, logic theo từng chủ đề riêng để dễ nhớ, biết vận dụng những kiến
thức, kỹ năng của các môn học khác nhau để đã được học vào trong cuộc sống, tinh
thần tham gia học tập của đa số học sinh được nâng lên rõ rệt, các em đã cảm thấy giá
trị của mơn Hóa học trong cuộc sống.
Qua tìm hiểu của bản thân đối với các em, đối với GVBM khác, các kiến thức
của các môn học (như: mơn Tốn, Lý, Sinh, Văn, GDCD,…) được sử dụng liên môn


trong các bài học ở các chuyên đề được các em khắc sâu hơn, hứng thú học tập hơn
khi tham gia vào tiết học chính thống của các mơn đó.
Qua đề tài này, kiến thức, kỹ năng của học sinh được củng cố một cách vững
chắc; tinh thần và kết quả học tập của học sinh được nâng cao.
Kết quả học tập của học sinh lớp 11B1 trong năm học 2015 – 2016:
Khối
11

TS
HS
35

Giỏi

SL
2

Khá
%
5,7

SL
5

TB
%
14,3

SL
24

Yếu
%
68,6

SL
4

%
11,4

II.5. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Với nội dung nghiên cứu và đưa vào áp dụng cụ thể sáng kiến kinh nghiệm
trên, bản thân rút ra được những bài học kinh nghiệm cụ thể như sau:

- Về phía học sinh:
+ Học sinh sẽ dành thời gian đọc nhiều hơn. Buộc các em phải tìm tịi, suy nghĩ để
chuẩn bị bài có hiệu quả.
+ Tạo cho học sinh tính nhạy bén, năng động, sáng tạo và hứng thú với giờ học. +
Mặt khác, hạn chế tối đa thời gian “chết” đối với học sinh, khơng để cho các em có cơ
hội tham gia vào các hoạt động vơ bổ ngồi giờ học.
- Về phía giáo viên:
+ Thúc đẩy giáo viên đầu tư nhiều hơn trong công tác chuẩn bị, thiết kế giáo án cho
phù hợp với tinh thần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “lấy học sinh làm
trung tâm”.
+ Đầu tư nghiên cứu kiến thức liên mơn có liên quan để cùng hợp tác với học sinh
giúp các em chiếm lĩnh nội dung bài học.
+ Làm tốt công tác đầu tư cho tiết dạy sẽ giúp giáo viên chủ động, linh hoạt trong
khâu tổ chức, hướng dẫn học sinh tự khai thác và chiếm lĩnh tri thức; sẽ tránh được sự
lúng túng bị động khi học sinh chất vấn về những thơng tin liên quan.
+ Áp dụng có hiệu quả phương pháp dạy học thích hợp thì khi lên lớp giáo viên sẽ đỡ
vất vả vì khơng phải làm việc nhiều.


III. KẾT LUẬN
Việc dạy học theo chuyên đề và áp dụng kiến thức liên mơn làm nội dung
phong phú, có hệ thống và phù hợp với điều kiện của từng trường, để sử dụng được
phương pháp này cho phù hợp với đặc điểm từng mơn học địi hỏi người giáo viên
cần có kiến thức và thời gian nghiên của bài dạy để phù hợp với nội dung của bài,
toàn chương.
Với học sinh, các kiến thức liên môn áp dụng trong bài học sẽ tạo
hứng thú cho các em để các em vừa hiểu được nội dung bài học lại vừa hiểu thêm
những kiến thức của các môn học khác, đồng thời có thể vận dụng các kiến thức đó để
giải quyết các vấn đề trong thực tiễn, từ đó các em phát triển toàn diện hơn về mọi
mặt.

Phương pháp dạy học theo chủ đề và có tích hợp liên mơn không phải là mới,
nhưng nếu biết vận dụng hợp lý, người giáo viên sẽ làm cho bài giảng có tính hệ
thống, xâu chuỗi, thêm sinh động, có tính hấp dẫn với học sinh.
Qua kết quả thực nghiệm của bản thân, tơi thấy việc chủ động xác định phân
phối chương trình dạy nhằm đáp ứng chuẩn kiến thức kỹ năng và vận dụng ngun
tắc liên mơn trong dạy học Hóa học theo phương pháp tích hợp đã giúp học sinh hệ
thống kiến thức một cách khoa học, kích thích hứng thú học tập trong học sinh, giúp
các em lĩnh hội bài tốt nhằm nâng cao hiệu quả của bài học.
Việc vận dụng phương pháp trên kết hợp với các hình thức dạy học tích cực
khác sẽ làm học sinh thêm yêu thích mơn học, truyền cho các em lịng say mê khoa
học, thích khám phá, tìm hiểu các hiện tượng trong tự nhiên, biết cách tự nghiên cứu,
hệ thống kiến thức một cách khoa học.
Với bản thân, đề tài này tuy chưa phải là hồn thiện, cịn nhiều thiếu sót, đặc biệt là
về phần tích hợp kiến thức liên mơn – thực chất đây mới chỉ là lồng ghép các môn học
khác nhau để giúp học sinh củng cố, khắc sâu hơn những kiến thức đã học. Muốn
hoàn thiện hơn nữa, cần phải có sự chỉ đạo về thay đổi chương trình, sách giáo
khoa,... và đặc biệt là sự phối hợp giữa nhiều giáo viên trong cùng chuyên môn hay
khác chuyên mơn để xác định các phần mình sẽ dạy nhằm tránh sự trùng lặp giữa các
mơn học, có thể gây nhàm chán đối với học sinh vì phải học đi học lại lượng kiến
thức đó.
Trên đây là kết quả nghiên cứu và thực nghiệm bước đầu của đề tài sáng kiến
kinh nghiệm: Tích hợp kiến thức liên mơn trong khi dạy học một số chun đề
của chương trình Hóa học lớp 11 cơ bản (Cụ thể: Chuyên đề Nito và hợp chất của
Nito, Chuyên đề Cacbon và hợp chất của Cacbon, Chuyên đề Đại cương về Hóa hữu


cơ). Trong đề tài này, chắc chắn tôi chưa thấy hết được những ưu điển và tồn tại trong
tiến trình áp dụng, tơi rất mong muốn được sự góp ý của các đồng nghiệp để đề tài
ngày càng hoàn thiện hơn.




×