Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN một số biện pháp dạy học tích hợp nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy học tác phẩm tây tiến của quang dũng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 20 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Theo các nhà lí luận văn học, người đọc và q trình tiếp nhận là một
khâu quan trọng trong toàn bộ đời sống của một tác phẩm văn chương. Ở khâu
này, tác phẩm sẽ thoát li hẳn khỏi người sinh thành - tác giả để tự mình có một
cuộc sống riêng. Cuộc sống đó lâu dài hay ngắn ngủi, được tiếp nhận hay bị lãng
quên, tất cả đều phụ thuộc vào cảm nhận và đánh giá của người đọc. Đến lượt
mình, trình độ tiếp nhận tác phẩm văn chương của độc giả được đo đếm thông
qua khả năng “giải mã” những thông điệp thẩm mĩ mà nhà văn đã dụng công gửi
gắm. Mà khả năng giải mã những thông điệp thẩm mĩ ấy lại có liên quan chặt
chẽ đến điểm nhìn, góc độ phân tích, tiếp cận tác phẩm. Vì thế, đề tài của tơi có
ý nghĩa như một đề xuất về cách tiếp cận văn bản nghệ thuật ngơn từ từ nhiều
góc độ phục vụ cho công tác giảng dạy trong nhà trường.
Bên cạnh đó, hiện nay đổi mới phương pháp dạy - học đang trở thành nhu
cầu tất yếu của ngành giáo dục Việt Nam nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao
chất lượng dạy và học. Tự đổi mới cũng là con đường đưa giáo dục Việt Nam
hòa nhập với nền giáo dục hiện đại toàn cầu, tiến kịp nền giáo dục tiên tiến của
các quốc gia trên thế giới. Một trong những phương pháp đổi mới đem lại hiệu
quả khá cao trong nhà trường hiện nay đó là phương pháp dạy học tích hợp.
Phương pháp tích hợp cho phép giáo viên có thể kết hợp nhiều kỹ năng trong
một tiết dạy, vừa dạy kiến thức, vừa dạy kỹ năng sống, vừa dạy cách làm người.
Khơng những thế, tích hợp cịn là sự phối hợp nhiều môn khoa học hay các phân
môn trong cùng một bộ môn để làm cho tiết học trở nên phong phú đa dạng và
thu hút hơn đối với người tiếp nhận.
Từ góc độ thực tiễn, tơi chọn tác phẩm Tây Tiến (Quang Dũng) bởi đây là
một tác phẩm với số phận khơng ít thăng trầm, từng có một thời chìm vào qn
lãng nhưng lại có sức sống bất tử đứng vững trước thử thách khắc nghiệt của
thời gian và lịng người. Đó là những trang thơ tài hoa, hào hùng được Quang
Dũng dệt nên bằng câu chữ tuyệt diệu với sự kết hợp hài hòa của chất nhạc, chất
họa và chất thơ mãnh liệt, tha thiết. Thể loại thơ trữ tình đã có từ lâu nhưng với
một Quang Dũng tài hoa, đa dạng trong phong cách thì việc tiếp nhận tác phẩm


của ơng khơng hề đơn giản. Do vậy, việc “giải mã” tác phẩm cũng chính là đi
tìm đến những giá trị nghệ thuật đích thực trường tồn cùng thời gian cũng nhằm
hiểu rõ hơn về một tài thơ độc đáo như Quang Dũng.
Mặt khác, việc tìm hiểu và đưa ra một cách tiếp nhận đối với một thi
phẩm có những thăng trầm được đưa vào giảng dạy ở nhà trường THPT sẽ có ý
nghĩa nhất định đối với người dạy và người học. Bởi vì theo ý kiến của rất nhiều
giáo viên và học sinh thì Tây Tiến vừa “khó dạy” vừa “khó học. Do đó việc tìm
hiểu và thưởng thức tác phẩm cịn vấp phải những “rào cản” nhất định. Bởi vậy,
để hiểu rõ những tầng ẩn nghĩa sâu xa của tác phẩm, giáo viên không những
phải nắm bắt rõ đặc trưng thể loại mà cịn phải biết tích hợp với những kiến thức
phân môn, liên môn học để giúp học sinh thẩm thấu sâu sắc giá trị cũng như nét
độc đáo của tác phẩm. Hướng đến việc thực hiện được yêu cầu đó là một động
1


lực khiến tôi nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp dạy học tích hợp nhằm
nâng cao hiệu quả giờ dạy - học tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Hướng dẫn học sinh tiếp nhận tác phẩm Tây Tiến theo phương pháp tích
hợp để giúp các em chủ động trong học tập và tiếp nhận tác phẩm một cách khoa
học hơn, sâu sắc hơn.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Học sinh lớp 12B9 và 12B10 trường THPT Như Thanh năm học 20172018.
- Văn bản thơ Tây Tiến (Ngữ văn 12, cơ bản)
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát (thông qua dự giờ)
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp phân tích- tổng hợp, thống kê toán học, so sánh....
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.

1.5. Đóng góp mới của đề tài.
Với đề tài Một số biện pháp dạy học tích hợp nhằm nâng cao hiệu quả
giờ dạy - học tác phẩm “Tây Tiến” của Quang Dũng, tôi đã tiếp cận, soi rọi tác
phẩm từ nhiều góc độ như góc độ lí luận văn học, lý thuyết thi pháp thể loại, góc
độ văn hố, góc độ âm nhạc, hội họa, địa lý, lịch sử…. để đổi mới cách dạy tác
phẩm. Mặt khác, qua đề tài với sự tích hợp cùng nhiều phân mơn khác nhau từ
lý luận văn học đến văn học sử…..tôi giúp học sinh có một cái nhìn sâu sắc, tồn
diện hơn về tác giả và tác phẩm nhằm tạo tiền đề vững chắc cho việc tiếp nhận
văn bản Tây Tiến Từ đó, tơi mong muốn mang đến cho các em một khơng khí
lớp học sơi nổi để các em hứng thú, tích cực, chủ động hơn trong cách tiếp nhận
một tác phẩm thơ trữ tình cách mạng nói chung, tác phẩm Tây Tiến nói riêng.
Tơi muốn chứng minh tác phẩm là một “tuyệt phẩm” mang giá trị vô cùng
phong phú và sâu sắc.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề.
2.1.1. Đặc điểm của tiếp nhận văn học.
Theo lý thuyết tiếp nhận văn học thì tiếp nhận một tác phẩm văn học của
học sinh là một q trình nhận thức có tính đặc thù, luôn tồn tại những “khoảng
cách tiếp nhận”. Để rút ngắn khoảng cách tiếp nhận, học sinh cần được trang bị
một lượng tri thức văn học nhất định phù hợp để tham gia vào khám phá thế giới
nghệ thuật trong tác phẩm. Đặc biệt với thể loại kí thì việc giúp các em tự trang
bị những tri thức ấy là một việc làm vơ cùng có ý nghĩa tạo nên chiếc cầu nối để
các em dễ dàng hơn khi đến với tác phẩm.
2.1.2. Dạy học tích hợp - nhu cầu tất yếu trong đổi mới phương pháp
giảng dạy ở nhà trường hiện nay.
2


Khái niệm tích hợp (integration) được hiểu là sự hợp nhất, sự hồ
nhập, sự kết hợp. Trong lí luận dạy học, tích hợp được hiểu là sự kết hợp một

cách hữu cơ, có hệ thống, ở những mức độ khác nhau, các kiến thức, kĩ năng
thuộc các môn học khác nhau hoặc các hợp phần của bộ môn thành một nội
dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề
cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của bộ mơn đó. Trong thực tế có
khá nhiều loại tích hợp như tích hợp theo phân mơn, đa mơn và xun môn.
Người giáo viên phải biết lồng ghép kiến thức nhiều phân môn, nhiều môn để
tạo sự phong phú cho bài dạy.
Tích hợp là một thuật ngữ khá mới nhưng đã trở thành một nhu cầu tất
yếu của thời đại và cũng là xu hướng chính của nền giáo dục hiện đại. Nó xuất
phát từ yêu cầu đưa học sinh trở thành đối tượng trung tâm trong giờ học cũng
như trong quá trình tìm hiểu tác phẩm. Mặt khác, việc dạy học tích hợp cho phép
học sinh chủ động sáng tạo trong tiếp nhận, phối kết hợp nhiều yếu tố trong một
bài học cũng như vận dụng những hiểu biết của mình để tìm hiểu, khai thác tác
phẩm văn học. Nó góp phần xố bỏ lối dạy học theo kiểu khép kín, tách biệt thế
giới nhà trường và thế giới cuộc sống. Dạy học tích hợp thực sự là một phương
pháp mới mẻ, tính hiệu quả cao trong việc giảng dạy ở trường THPT hiện nay.
2.2. Thực trạng của vấn đề.
2.2.1. Thực trạng của giáo viên.
Trong những năm gần đây trước xu thế vận động đổi mới của thế giới,
nền giáo dục Việt Nam cũng đang khốc lên mình một tấm áo mới năng động
hơn, nhạy bén hơn với thời cuộc. Tinh thần đổi mới giáo dục được các thầy cô
giáo hưởng ứng nhiệt tình, nhiều thầy cơ đã khơng ngừng tìm tịi đổi mới trong
từng tiết dạy thắp lên ở các em ngọn lửa của lòng nhiệt huyết, đam mê văn
chương. Song không phải ai cũng ý thức được vai trị của sự đổi mới do đó sự
thay đổi trong phương pháp dạy và tính hiệu quả chưa cao, ít nhiều cịn thiếu
tính đồng bộ.
Hơn nữa nguồn tài liệu hướng dẫn đổi mới và các trang thiết bị dạy học
trong nhà trường còn hạn chế cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng học
sinh chưa mấy mặn mà với mơn ngữ văn. Khơng chỉ có vậy, nhiều giáo viên
chưa thấy được vai trị quan trọng của thể loại kí nên đơi khi cịn dạy mang tính

chiếu lệ, chưa thực sự đầu tư tâm huyết và thời gian. Mặt khác, có những thầy cơ
chỉ chú trọng phần khai thác nội dung mà xem nhẹ tính chất thể loại, chưa có
cách dạy thu hút được học sinh. Thiết nghĩ mỗi thầy cô cần thay đổi cách nghĩ,
cách dạy để biến mỗi giờ dạy văn học thành một giờ học hứng thú và ý nghĩa.
2.2.2. Thực trạng của học sinh.
Tây Tiến là một thi phẩm mang đậm dấu ấn thơ trữ tình cách mạng được
mạnh dạn đưa vào nội dung giảng dạy Ngữ văn 12, THPT chương trình mới. Và
nó nhanh chóng trở thành một trong những bài học trọng tâm để học sinh thi tốt
nghiệp THPT, thi Đại học. Bài thơ đã từng có nhiều ý kiến bình luận trái chiều
với khơng ít những thăng trầm nên bài thơ của Quang Dũng luôn là một thách
thức đối với cả người dạy và người học. Giáo viên thì phải tự tìm tư liệu để lĩnh
hội thấu đáo tác phẩm, lại phải tìm cách diễn đạt sao cho thật dễ hiểu đối với học
3


sinh. Chính vì vậy, việc tích hợp kiến thức liên môn, phân môn đặc biệt là kiến
thức về thể loại là hết sức cần thiết.
Từ những thực trạng trên, tôi vô cùng trăn trở và mạnh dạn đề ra một số
giải pháp dạy học tích hợp nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy-học tác phẩm Tây
Tiến để biến tiết học trở thành một giờ khám phá thú vị cũng như giúp học sinh
hiểu hơn về tài năng độc đáo của Quang Dũng.
2.3. Các biện pháp thực hiện.
2.3.1. Vài nét về Quang Dũng và vị trí của thi phẩm “Tây Tiến”.
2.3.1.1. Quang Dũng – người nghệ sĩ hào hoa và đa tài.
Trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam, Quang Dũng được biết tới như một
người nghệ sĩ đa tài như : Viết văn, làm thơ, soạn nhạc, vẽ tranh. Nhưng đóng
góp nổi bật nhất của ơng với tư cách một nhà thơ. Thơ của Quang Dũng tiêu
biểu cho lối "Thi trung hữu nhạc, thi trung hữu họa''. Các sáng tác nổi bật của
ông là: ''Mây đầu ô'', ''Mùa hoa gạo''.
Đánh giá chung về sự nghiệp văn chương của Quang Dũng Nhà thơ Vũ

Quần Phương khẳng định: “Quang Dũng đứng riêng một ốc đảo, đặc biệt với bài
thơ Tây Tiến, ông khơng có điểm gì chung với những nhà thơ khác, ông đứng
biệt lập như một hòn đảo giữa các nhà thơ kháng chiến”.
Nhà phê bình văn học Nguyễn Xuân Nguyên cũng không tiếc lời khen
Tây tiến của Quang Dũng: “Một bài thơ kỳ diệu và có một vị trí đặc biệt trong
lịng cơng chúng, một bài thơ được kỷ niệm 60 năm ngày sáng tác (năm 2008),
một bài thơ làm sống dậy cả một trung đoàn, khiến địa danh Tây Tiến trường tồn
trong lịch sử và ký ức mỗi người. Nó như một viên ngọc sáng trong tâm hồn
Việt, tấm lịng Việt và thơ ca Việt”. Nhà phê bình Vân Long gọi Quang Dũng là
“bóng mấy qua đỉnh Việt” khẳng định vị trí đỉnh cao của Quang Dũng trên thi
đàn văn học hiện đại.
2.3.1.2. “Tây Tiến”– một trong những đỉnh cao của thơ ca cách mạng
Việt Nam.
Bài thơ "Tây Tiến" được đánh giá là một kiệt tác trong sự nghiệp sáng tác
của Quang Dũng nói riêng và trong thơ ca thời kì chống pháp nói chung. Nói
đến bài thơ "Tây Tiến" khơng thể khơng nhắc tới đồn qn Tây Tiến. Đây là
một đơn vị bộ đội thành lập năm 1947 làm nhiệm vụ đánh tiêu hao sinh lực địch,
bảo vệ biên giới Việt Lào. Thành phần của đoàn quân là những thanh niên, sinh
viên tri thức đất Hà Thành. Những con người hào hoa coi giang sơn là nợ, anh
hùng phải vay. Khi đất nước cần sẵn sàng xếp búi nghiên đi theo tiếng gọi thiêng
liêng của tổ quốc.
Địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến khá rộng, gần Sơn La, Hịa
Bình, Sầm Nứa vịng về miền tây Thanh Hóa gắn liền với dịng sơng Mã. Người
lính Tây Tiến phải chiếm đóng trong hồn cảnh rất gian khổ, Núi cao vực thẳm,
phải trèo đèo lội suối, băng rừng bởi vậy hi sinh vì đánh trận thì ít vì sốt rét rừng
thì nhiều. Quang Dũng là đại đội trưởng của đoàn quân Tây Tiến.
Năm 1948, Quang Dũng phải chuyển qua đơn vị khác. Trong một lần học
tập chỉnh huấn tại làng Phù Lưu Chanh - Hà Tây. Nhớ về đơn vị cũ nhà thơ đã
4



viết nên bài thơ "Nhớ Tây Tiến" sau đó được đổi thành "Tây Tiến" và in trong
tập thơ "Mây Đầu Ô". Hai từ "Tây Tiến" gọi nên một thời gian Tây Tiến, một
khơng gian Tây Tiến. Tồn bộ bài thơ là một nỗi nhớ.
Cả bài thơ là nỗi nhớ da diết của nhà thơ đối với đơn vị Tây Tiến: Nhớ
những chặng đường hành quân với bao gian khổ , thiếu thốn, hi sinh mất mát mà
vẫn có nhiều kỉ niệm đẹp, thú vị, ấm áp; nhớ những đồng đội Tây Tiến anh
hùng. Qua đó, tác giả đã khắc họa thành cơng hình tượng người lính Tây Tiến
hào hùng, hào hoa và vẻ đẹp hùng vĩ thơ mộng của thiên nhiên miền Tây tổ
quốc. Với bút pháp hiện thực kết hợp lãng mạn, đậm chất bi tráng cùng hình ảnh
thơ sáng tạo mang sắc thái thẩm mĩ phong phú bài thơ đã tạo được sức hấp dẫn
riêng cho bạn đọc. Tác phẩm được xem là một thi phẩm xuất sắc, gần như đạt
đến sự tồn bích về nghệ thuật.
Sách Ngữ văn 12 (cơ bản) khẳng định: Với cảm hứng và ngịi bút tài hoa,
Quang Dũng đã khắc họa thành cơng hình tượng người lính Tây Tiến trên cái
nền cảnh thiên nhiên núi rừng miền tây hùng vĩ, dữ dội và mĩ lệ. Hình tượng
người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng sẽ cịn có sức hấp
dẫn lâu dài đối với người đọc.
2.3.2. Một số biện pháp dạy học tích hợp nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy học tác phẩm “Tây Tiến”.
2.3.2.1. Giải pháp 1: Tích hợp trong q trình hướng dẫn học sinh
chuẩn bị bài học.
Để có một bài giảng hồn chỉnh và hấp dẫn lôi cuốn, học sinh tiếp nhận
tác phẩm một cách chủ động sáng tạo thì khâu chuẩn bị được xem như một phần
quan trọng khơng thể thiếu. Vì vậy, trước khi dạy văn bản “Tây Tiến” tôi đưa ra
một số cách để học sinh chuẩn bị bài như sau:
2.3.2.1.1. Biện pháp thứ nhất: Giao cho học sinh trả lời một hệ thống
câu hỏi bám sát sách giáo khoa đồng thời lồng vào các câu hỏi mở.
- Cảm nhận chung:
Ấn tượng sâu sắc của em về Quang Dũng và tác phẩm “Tây Tiến”?
- Đi vào cụ thể, hệ thống câu hỏi mà tôi sử dụng để hướng dẫn học sinh khai

thác đoạn trích như sau:
– Phần 1 (Đoạn 1): Nỗi nhớ về thiên nhiên miền Tây hùng hiểm, nên thơ
và chặng đường hành quân gian khổ của người lính Tây Tiến.
+Khơi nguồn cho mạch cảm xúc của bài thơ là gì? Câu thơ nào thể hiện cảm xúc
đó?
+ Những biện pháp NT nào được sử dụng ở hai câu đầu? Tác dụng trong việc
thể hiện nỗi nhớ, cảm xúc của nhà thơ?
+ Em hiểu thế nào là nỗi “nhớ chơi vơi” từ đó chỉ ra tâm trạng của tác giả?
+ Bức tranh thiên nhiên và hình ảnh đồn qn Tây Tiến hiện ra như thế nào ở
đoạn mở đầu? Biện pháp nghệ thuật tiêu biểu được tác giả sử dụng có tác dụng
gì trong diễn đạt?
+ Hình ảnh đồn qn Tây Tiến được tái hiện trên nền thiên nhiên miền Tây như
thế nào?
5


– Phần 2 (Đoạn 2): Nhớ kỉ niệm ấm áp tình qn dân và cảnh sơng nước
miền Tây thơ mộng (Hoạt động của người lính Tây tiến)
+Kỉ niệm vui tươi hào hứng của tình quân dân được mt qua những chi tiết nào?
Cảnh sông nước miền Tây Bắc được miêu tả như thế nào?
+Tác giả đã sử dụng những bút pháp nghệ thuật nào độc đáo để tái hiện những
kỉ niệm Tây Tiến?
– Phần 3 (Đoạn 3): Chân dung người lính Tây Tiến
+ Vẻ đẹp kiêu hùng của người lính Tây Tiến hiện ra đầy ấn tượng như thế nào
qua ngịi bút Quang Dũng ( dung mạo bề ngồi) của lính Tây Tiến.
+ Khơng chỉ kiêu hùng, ta cịn thấy ở người lính Tây tiến Vẻ đẹp tâm hồn lãng
mạn hào hoa như thế nào? Hãy chỉ ra những bút pháp nghệ thuật khắc họa tài
tình chân dung người lính cuả Quang Dũng.
+ Khẩu khí và lịng quyết tâm của người lính được Quang Dũng thể hiện qua
những câu thơ nào?

– Phần 4 (Đoạn 4): Khúc vĩ thanh nhớ nhung về miền Tây và Tây Tiến
(Lời thề và lời hẹn ước).
+Tinh thần chung của một thời Tây Tiến được tác giả tơ đậm bằng hình ảnh nào?
+ Em có nhận xét gì về nhịp điệu và giọng điệu của đoạn thơ?
+ Tác dụng của việc đưa địa danh vào khổ thơ?
2.3.2.1.2. Biện pháp thứ hai: Tích hợp với cơng nghệ thơng tin hướng
dẫn các em tìm tài liệu tham khảo trên mạng internet để bổ trợ kiến thức.
Thời đại công nghệ thông tin là thời đại cho phép học sinh khơng chỉ
chuẩn bị bài bằng sách vở mà cịn có thể mở rộng vốn hiểu biết của mình bằng
cách tìm hiểu thông tin trên mạng. Tuy nhiên, nhiều thầy cô ít chú trọng đến vấn
đề này. Riêng với tôi, khi tiến hành hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho bài học tôi
thường hướng dẫn học sinh tham khảo trước các cuốn sách, các bài viết về tác
giả, tác phẩm trên mạng internet. Học sinh chỉ cần gõ Google rồi gõ Quang
Dũng hoặc Tây Tiến hoặc Thơ cách mạng và tìm đọc các bài viết về tác phẩm.
2.3.2.2. Giải pháp 2: Tích hợp trong q trình hướng dẫn học sinh đọc
hiểu văn bản tác phẩm.
Để giúp học sinh có một hành trình khám phá văn bản đầy thú vị, tơi đã ứng
dụng một số biện pháp cụ thể như sau:
2.3.2.2.1. Biện pháp thứ nhất: Tích hợp với kiến thức phân mơn.
*Tích hợp với Lý luận văn học để cung cấp cho học sinh những kiến thức
lý luận cơ bản về thể loại thơ trữ tình.
Hành trình tiếp nhận “đứa con tinh thần” của mỗi nhà văn là một hành trình
khám phá thú vị nhưng cũng địi hỏi người đọc có những định hướng tiếp nhận phù
hợp dựa vào đặc trưng thể loại của tác phẩm. Để giúp học sinh dễ hiểu hơn và hứng
thú hơn trong quá trình khám phá tác phẩm Tây Tiến, tôi sẽ vận dụng các kiến thức
từ phân môn lý luận văn học để cung cấp cho các em những kiến thức lý luận
chung nhất nhằm tạo “bước đệm” trước khi tìm hiểu tác phẩm.
a. Khái niệm và đặc trưng của thơ:
Thơ, là khái niệm chỉ các loại sáng tác văn học có vần điệu, có đặc điểm
ngắn gọn, súc tích, nhiều ý cơ đọng. Một bài văn cũng có thể là một bài thơ nếu

6


sự chọn lọc các từ trong đó súc tích và gây cảm xúc cho người đọc một cách
nhanh chóng. Bên cạnh đó, một bài thơ thường cịn mang tính vần giữa câu nọ
với câu kia và tổ hợp của các câu gây ra âm hưởng nhạc tính trong bài.
Lý giải về bản chất của thơ, các tác giả nhóm Xuân thu nhã tập cho rằng:
"Thơ là một cái gì huyền ảo, tinh khiết, thâm thuý, cao siêu". Còn nhà thơ Tố
Hữu thì quan niệm: "Thơ là cái nhuỵ của cuộc sống". Dưới cái nhìn cấu trúc,
nhà nghiên cứu Phan Ngọc định nghĩa: "Thơ là cách tổ chức ngôn ngữ hết sức
quái đản để bắt người tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc và suy nghĩ do chính
hình thức ngơn ngữ này".
Thơ thường dùng như hình thức biểu tả cảm xúc trữ tình, hoặc tình
cảm xúc động trước hiện tượng xảy ra trong cuộc sống, như khi người ta đứng
trước phong cảnh ngoạn mục, hoặc đứng trước thảm cảnh. Sự tương tác giữa
tình cảm con người và hồn cảnh tạo nên những cảm nghĩ mà người ta muốn
bày tỏ với một phong độ chắt lọc, tinh khiết, không rườm rà, song có mức thơng
tin cao, đột phát, nhưng cơ đọng và chiết khúc. Muốn làm được như vậy, người
làm thơ phải có một con mắt quan sát chi tiết, tổng quát hóa, và nhanh chóng
liên tưởng giữa những hình ảnh quan sát được với những gì vốn có trước đây.
b. Phân loại thơ.
- Phân loại theo nội dung biểu hiện có:
+ Thơ trữ tình
+ Thơ tự sự
+ Thơ trào phúng
- Phân loại theo cách thức tổ chức có:
+ Thơ cách luật gồm: Thơ ngũ ngôn, thơ song thất lục bát, thơ lục bát,thơ
Đường Luật và thơ 4 chữ, 6 chữ, 7 chữ, 8 chữ…
+ Thơ tự do.
+ Thơ văn xuôi

c. Thơ trữ tình:
- Là thể loại thơ ca có đặc trưng là bày tỏ, nói nên tư tưởng tình cảm của tác giả,
thơng qua tư tưởng tình cảm phán ánh cuộc sống. Vì vậy, thơ trữ tình khơng
miêu tả q trình sự kiện, khơng kể tình tiết đầy đủ câu chuyện, cũng không
miêu tả nhân vật, cảnh vật cụ thể, mà mượn cảnh vật để bày tỏ tình cảm (tả cảnh
trữ tình).
- Phân loại: Thơ trữ tình lại được chia ra 3 loại căn cứ vào thời gian ra đời:
Tiêu chí
Đặc
điểm

Ca dao
(Thơ trữ tình dân
gian)
Ca dao - những
sáng tác trữ tình dân
gian, diễn tả đời
sống nội tâm của
con người.

Thơ trữ tình
trung đại

Thơ trữ tình
hiện đại

Do đặc điểm hệ tư
tưởng thời đại mà thơ
ở thời đại này thường
nặng tính tượng trưng,

ước lệ, tính quy phạm

Thuộc loại hình
Thơ mới, xuất hiện
từ đầu thế kỷ XX và
phát triển cho đến
ngày nay.
7


Trong ca dao, và tính phi ngã.
Do nhu cầu đề
những tình cảm, tâm
Chủ thể trữ tình cao mạnh mẽ của cái
trạng của các kiểu trong thơ trung đại tôi của thi sĩ, nên
nhân vật trữ tình và thường là cái tôi đại màu sắc cá thể của
cách thể hiện thế chúng, cái tôi “siêu cá cảm xúc in đậm
giới nội tâm của các thể”.
trong mọi khía cạnh.
kiểu nhân vật này
Nội dung thơ trữ
Lời thơ thường
đều mang tính chất tình trung đại thường linh hoạt, uyển
chung, phù hợp với nặng về tỏ chí và chuyển hơn so với
lứa tuổi, giới tính, truyền tải đạo lí.
thơ cũ.
nghề nghiệp,… Bất
cứ ai, nếu thấy ca
dao phù hợp, đều có
thể sử dụng, xem đó

là tiếng lịng mình.
Vì thế, ca dao được
coi là" thơ của vạn
nhà".
*Tích hợp với văn học sử để đối sánh tác phẩm thơ của Quang Dũng
với các nhà thơ khác nhằm tìm ra “tạng chất” riêng ở thi nhân.
- Soi chiếu vị trí của tác phẩm trong cái nhìn lịch đại:
Thơ Quang Dũng là sự tiếp nối và phát triển cao độ cảm hứng lãng mạn
trong Thơ mới nhưng mang tư tưởng mới . Trong từng hoàn cảnh khác nhau mà
cảm hứng lãng mạn trong thơ mới và cảm hứng lãng mạn trong thơ cách mạng
hoàn toàn khác nhau.
Cảm hứng
Thơ mới (1932-1945)
Thơ Quang Dũng
lãng mạn
- Đều mang cảm hứng lãng mạn bay bổng, giàu xúc cảm
Giống
- Đều sử dụng các thủ pháp quen thuộc của thơ lãng mạn như đối
lập tương phản, ẩn dụ, cách điệu hóa….
-Cảm hứng lãng mạn thơ -Cảm hứng lãng mạn cách mạng
mới là vượt lên trên thực gắn liền với hiện thực cuộc sống, từ
tế, thoát li hiện thực, xây hiện thực mà lí tưởng hóa hiện thực,
dựng một thế giới mộng hướng tới các khác thường, cái phi
tưởng.
thường, cái lí tưởng.
- Các biểu hiện:
-Cảm hứng lãng mạn cách mạng
Khác
+cảm hứng thoát li hiện tại, được biểu hiện rất phong phú: là
mơ tưởng trong một thế tinh thần lạc quan, tin tưởng trong

giới khác như trong thơ những cuộc chia tay, niềm tin tưởng
Lưu Trọng Lư.
vào một cuộc sống mới trên đất
+cảm hứng hướng về cuộc nước. niềm tin vào thắng lợi của
sống hiện tại với cái nhìn cách mạng, tin tưởng vào ngày giải
lý tưởng, lạc quan trong phóng và thống nhất đất nước,
8


thơ Xuân Diệu
+cảm hứng lãng mạn mang
đậm hồn quê trong thơ Anh
Thơ, Đồn Văn Cừ
+ cảm hứng về tình
u trong thơ Xuân Diệu

Cảm hứng lãng mạn của
thơ Mới xuất phát từ sự
xung đột của ý thức cá
nhân với hoàn cảnh thực
tại. Khi cá nhân khơng tìm
được tiếng nói ở thực tại,
khi cá nhân va đập với hiện
thực cuộc sống sẽ nhanh
chóng rơi vào bế tắc, chán
nản, vỡ mộng.

hướng tới những người anh hùng
bình dị với cảm hứng ngợi ca, lý
tưởng hóa, hướng tới những chủ đề

lớn lao, kì vĩ như Tổ quốc, chủ
nghĩa xã hội...
-Cảm hứng lãng mạn cách mạng
trong Tây Tiến là cảm hứng về một
thiên nhiên thơ mộng, thi vị, cảm
hứng về vẻ đẹp tâm hồn tinh tế,
thấm đẫm cảm xúc, giàu mộng và
mơ của các chiến sĩ binh đoàn Tây
Tiến.
Cảm hứng lãng mạn của thơ ca cách
mạng xuất phát từ hiện thực đất
nước đau thương nhưng anh dũng
quật cường gắn liền với con đường
cách mạng XHCN.
Cái Tôi cá nhân hòa chung với cái ta
cộng đồng, đầy tin yêu cuộc sống,
lạc quan, tin tưởng ở tương lai tươi
sáng.

- Soi chiếu tác phẩm trong cái nhìn đồng đại: Để hiểu rõ hơn tạng thơ
Quang Dũng, chúng ta cần thấy được sự khác biệt giữa hình tượng người lính
trong thơ Quang Dũng và các nhà thơ khác trong đó tiêu biểu là Chính Hữu
Người
Thơ Quang Dũng
Thơ Chính Hữu
lính
- Đều viết về hình tượng người lính trong kháng chiến chống Pháp
Giống sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc với tình yêu nước nồng nàn, tình đống
đội gắn bó.
- Thái độ của nhà thơ: Trân trọng, ngưỡng mộ, ngợi ca

Chính Hữu lấy chủ yếu là cảm Quang Dũng phát triển cảm hứng
hứng hiện thực giữa cảnh và lãng mạn nhằm khắc họa nét phi
người
thường, kỳ vĩ, hùng tráng của
người lính.
Tơ đậm nét hiện thực, bình dị, Quan niệm người anh hùng theo
sự lam lũ, chất phác của người lý tưởng thẩm mỹ cổ điển, truyền
Khác
nông dân chân chất hiền lành, thống: một đi khơng trở lại mang
khơng có ý định làm anh hùng dáng dấp Kinh Kha thuở nào
hoặc để được tôn vinh là anh
hùng. Họ tìm thấy sức mạnh ở
đồng chí, đồng đội, ở một tình
9


cảm thiêng liêng, cao cả và mới
mẻ trong những người nơng dân
được giác ngộ trở thành người
lính.
Người lính Vệ quốc trong "Đồng
chí" của Chính Hữu bình dị
trong nghĩ suy mà "sâu sắc đến
giật mình" (Xuân Diệu).

Chân dùng tinh thần người lính
trong "Tây Tiến" mang nét hồnh
tráng nổi bật trong bối cảnh hoang
sơ, dữ dội, nghiệt ngã và cũng vô
cùng mơ mộng trong không gian

cụ thể của vùng núi Tây Bắc. Họ
mang cốt cách tài hoa và phong
độ hào hùng của chiến sĩ - thi sĩ
và ra đi với sự hi sinh bi tráng.

2.3.2.2.2. Biện pháp thứ hai: Tích hợp kiến thức liên môn để thấy được
vẻ đẹp của mảnh đất miền Tây Bắc cũng như những thử thách khó khăn của
người lính Tây Tiến trên hành trình bảo vệ Tổ quốc.
*Tích hợp với kiến thức địa lí để hiểu thêm về đặc điểm tự nhiên miền
Tây Bắc
Khi giảng dạy tác phẩm, để giúp học sinh hình dung rõ nét hơn về hành
trình của đồn qn Tây tiến, giáo viên nên sử dụng lược đồ về chặng hành
quân của đơn vị Tây Tiến, bản đồ Tây Bắc và đặc điểm của một số địa danh
được nhắc đến trong tác phẩm.

Bản đồ hoạt động của
đoàn quân Tây Tiến

Bản đồ vùng núi Tây bắc

Việc vận dụng kiến thức Địa lí cịn giúp học sinh hiểu địa hình, đặc
điểm rừng Tây Bắc đều là vùng núi cao, nhiều vực thẳm, rừng già, thác nước
chảy xiết khiến cho chặng đường hành quân của người lính thêm khó khăn, gian
khổ. Bệnh cạnh đó là vùng rừng núi hoang dã với thú dữ chực trờ vồ người thật
hiểm nguy đáng sợ. Điều đó giúp các em hiểu được vẻ đẹp hùng hiểm dữ dội
linh thiêng thần bí của rừng già qua những câu thơ:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
10



Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Hay câu thơ:
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Địa hình miền Tây hiểm trở

Thác nước dữ dội

Thú dữ đáng sợ
Từ kiến thức địa lý đặc điểm sơng ngịi miền nhiệt đới giúp học sinh hiểu
thêm về đặc điểm của sông Mã – con sông được nhắc đến ở đầu và cuối bài thơ.
11


Sơng Mã gầm lên khúc độc hành với dịng chảy mạnh mẽ như khí thế bất khuất
của những người lính Tây Tiến.

Hình ảnh sơng Mã
*Tích hợp với kiến thức lịch sử để giúp học sinh hiểu rõ vẻ đẹp của
người lính kiêu hùng bất khuất.
Học sinh cần hiểu thêm những kiến thức về lịch sử, những sự kiện gắn
liền với chặng đường hành quân Tây Tiến để hiểu thêm về những người lính anh
hùng.
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Trung ương Đảng đã cử
nhiều cán bộ và lực lượng vũ trang lên vùng đất Tây Bắc để sát cánh cùng cán
bộ, nhân dân địa phương xây dựng và bảo vệ chính quyền; đấu tranh chống các
âm mưu, hành động phá hoại của thế lực phản động, ngăn chặn mưu đồ tái xâm

lược nước ta của thực dân Pháp.
Năm 1947, Trung đoàn Tây Tiến ra đời (sau đổi là Trung đoàn 52 Tây
Tiến). Sau 70 năm chiến đấu và trưởng thành, những chiến cơng của đồn qn
Tây Tiến đã đi vào sử sách
Đơn vị Tây Tiến đầu tiên là "đại đội Anh Đệ - Tuấn Sơn". Đoàn quân đó
được mang tên "Đội Võ trang trinh sát miền Tây" (tiền thân của Trung đồn 52
Tây Tiến) do ơng Lê Hiến Mai, đại diện Chính phủ, dẫn đầu, dưới sự chỉ huy
của đội trưởng Anh Đệ, đội phó Tuấn Sơn, chính trị viên Lam Ngọc, cùng hơn
100 chiến sĩ hành quân từ Hà Nội lên Mộc Châu (Sơn La), vượt cửa khẩu Pa
Háng tiến sang Sầm Nưa - thủ phủ tỉnh Hủa Phăn - Lào.
Dưới sự chỉ huy trực tiếp của Bộ Chỉ huy Chiến khu 2, Mặt trận Tây Bắc,
các phân đội Vệ quốc đoàn Tây Tiến đã sát cánh cùng quân dân các dân tộc địa
phương và nước bạn Lào, vừa củng cố chính quyền cách mạng vừa liên tục chặn
đánh địch ở Điện Biên Phủ, Tuần Giáo, Quỳnh Nhai, Chiềng Pắc, Chiềng
Khương, Mường Sài, Sông Mã…. Đặc biệt là trận đánh Mường Láp, Hủa Phăn Lào (cách Sầm Nưa 60 km) vào ngày 20-10-1945 đã phá tan một căn cứ hậu cần
của quân Pháp, thu nhiều chiến lợi phẩm, mở rộng vùng giải phóng đến Mường
Son, Mường Hiểm, Bản Hóp, Na Vươn.
Từ những kiến thức này, giáo viên có thể mở rộng cho các em hiểu biết
thêm về cuộc sống và những cuộc chiến đấu của đoàn quân Tây Tiến từ đó giúp
các em biết trân trọng hơn sự hi sinh của họ.
12


Những người lính Tây Tiến trong
những năm kháng chiến chống Pháp
*Tích hợp với hội họa để thấy được chất họa đậm nét qua ngôn từ của
tác phẩm.
Tây tiến là bài thơ giàu chất hội họa. Chất liệu của hội họa là màu sắc,
đường nét. Bức tranh thiên nhiên miền Tây chính là một bức vẽ phong cảnh về
núi rừng Tây Bắc với nhiều đường nét, góc cạnh sắc nét. Nó vừa hùng vĩ, hiểm

trở và dữ dội vừa mỹ lệ nên thơ hiện lên như một bức tranh hoành tráng:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Khổ thơ này là một bằng chứng "thi trung hữu hoạ". Thủ pháp đối lập ở
đây được sử dụng triệt để và có hiệu quả. Các từ láy "khúc khuỷu", "thăm
thẳm" góp phần làm tượng hình lên hình ảnh Tây Bắc gập ghềnh hiểm trở. Ở câu
thứ hai, từ ngữ được sử dụng rất hồn nhiên và cũng rất táo bạo. Núi cao tưởng
chừng chạm mây, mây nổi thành cồn "heo hút". Người lính như đi trên mây. Để
tả chiều cao thăm thẳm của núi, Quang Dũng đã hạ ba chữ "súng ngửi trời" nghe
vừa ngộ nghĩnh, vừa tinh nghịch. Câu ba diễn tả hai bên dốc núi nhìn lên cao
chót vót, nhìn xuống sâu thăm thẳm. Sau ba câu thơ gân guốc, táo bạo là một
câu thơ tồn thanh bằng: "Nhà ai Pha Lng mưa xa khơi".
Quy luật này cũng giống với cách sử dụng những gam màu trong hội hoạ: giữa
những gam màu nóng, tác giả sử dụng một gam màu lạnh như xoa mát cả khổ
thơ, tạo nên sự hài hòa và cân bằng cho bức tranh và tâm hồn con người.
Để giúp học sinh hiểu thêm về hình ảnh người lính Tây Tiến, giáo viên
tích hợp kiến thức hội họa trong lĩnh vực vẽ chân dung để làm toát lên vẻ đẹp
độc đáo của người lính. Hình ảnh những người lính Tây Tiến được tác giả vẽ
nên bằng ngơn từ thật kì lạ những cũng thật kiêu hùng.
Tây tiến đồn binh khơng mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
13


Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Quang Dũng đã chọn lọc những nét tiêu biểu nhất của những người lính
Tây Tiến để tạc nên bức tượng đài tập thể đặng khái quát những gương mặt

chung của cả đoàn quân. Qua ngịi bút của ơng, những người lính Tây Tiến hiện
ra đầy oai phong và dữ dội khác thường. Thực tế gian khổ thiếu thốn đã làm cho
người lính da dẻ xanh xao, sốt rét làm họ trụi cả tóc. Quang Dũng khơng hề che
giấu những sự thực tàn khốc đó. Song, cái nhìn lãng mạn của ơng đã thấy họ ốm
mà khơng yếu, đã nhìn thấy bên trong cái hình hài tiều tụy của họ chứa đựng
một sức mạnh phi thường. Và ngịi bút lãng mạn của ơng đã biến họ thành
những bức chân dung lẫm liệt, oai hùng. Cái vẻ xanh xao vì đói khát, vì sốt rét
của những người lính, qua cái nhìn của ơng, vẫn tốt lên cái oai phong của
những con hổ nơi rừng thiêng. Cái vẻ oai phong, lẫm liệt ấy còn được thể hiện
quan ánh mắt giận dữ (mắt trừng gửi mộng) của họ. Chất họa đã quyện lẫn vào
chất thơ tạo nên bức chân dung hồn thiện về vẻ đẹp của người lính Tây Tiến
với sự ngưỡng vọng ngợi ca.
*Tích hợp với kiến thức âm nhạc để thấy được chất nhạc của thi phẩm.
Tây tiến khơng chỉ giàu chất họa mà cịn đậm chất nhạc. Cả bài thơ là một
bản nhạc đa âm điệu của tiết tấu. Chất liệu của âm nhạc là âm thanh, nhịp điệu,
tiết tấu. Nhà thơ dùng âm thanh làm phương tiện diễn đạt tư tưởng, tình cảm.
Khi khám phá tính nhạc trong thơ nghĩa là xem việc tác giả đã sử dụng, kết hợp
từ ngữ như thế nào để tạo ra hài hòa về âm thanh, sự nhịp nhàng cho thơ. Với
“Tây Tiến”, mạch cảm xúc bao trùm của bài thơ chính là sự hồi tưởng, kỉ niệm
này gọi là kỉ niệm kia như những đợt sóng tn trào.
Khúc dạo đầu là nỗi nhớ “chơi vơi”, vừa xa xăm, sâu lắng, vừa thiết tha,
quyến luyến:
“Sông Mã … chơi vơi”.
Từ biểu cảm “ơi” kết hợp với từ láy “chơi vơi” tạo nên âm hưởng thiết tha
ngân mãi trong lòng người, vọng mãi vào thời gian, năm tháng. Sông Mã xa rồi,
Tây Tiến cũng xa rồi, nhưng tất cả cứ ùa về trong kí ức, xâu chuỗi những kỉ
niệm để người đi còn nhớ mãi. Chất nhạc còn được tạo ra bởi những âm hưởng
đặc biệt qua hình ảnh:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời

Việc sử dụng toàn thanh trắc: “dốc”, “khúc khuỷu”, “thẳm”, “hút”,
“sung”, “ngửi” … như diễn tả sự khó khan hiểm trở của núi rừng. Nhưng câu
thơ thứ tư lại toàn thanh bằng: “Nhà ai … xa khơi”. Nhịp thơ trầm xuống, như
xoa dịu những trúc trắc ở trên. Cách phối thanh đã đem đến hiệu quả rõ rệt cho
lời thơ: người đọc cảm thấy được thư giãn sau những phút căng thẳng.
Đoạn thơ thứ hai, Quang Dũng gợi nhớ lại một đêm liên hoan văn nghệ
dưới ánh đuốc bập bùng:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
……
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
14


Với những nét vẻ khỏe khoắn say mê, Quang Dũng dẫn ta vào một đêm
văn nghệ rất thực mà ngỡ như mơ: cả doanh trại bừng sáng dưới ánh lửa đuốc
bập bùng. Trong ánh đuốc đó, cảnh vật, con người hiện lên vừa thực, lại vừa ảo.
Những cô gái của núi rừng miền Tây hiện ra vừa lộng lẫy, vừa e thẹn, vừa tình
tứ trong vũ điệu đậm màu sắc phương xa. Trong vẻ đẹp rực rỡ của ánh đuốc,
trong nét dìu dặt của tiếng khèn, các anh lính đang nghĩ về ngày mai nơi đất bạn
Lào. Nhịp điệu của bốn câu thơ như nhịp nhặt khoan, dìu dặt của tiếng khèn, gợi
vẻ khỏe khoắn, trẻ trung. Hai từ “kìa em” làm giọng đoạn thơ như cũng ngỡ
ngàng, vừa ngạc nhiên, vừa say mê, vui sướng. Bốn câu thơ chan chứa màu sắc,
âm thanh, vừa ấm áp tình người.
Sau những gân guốc ấy, ta lại thấy giọng đượm buồn:
Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.
“Không hẹn ước”, “một chia phôi”, “chẳng về xi”. Thật dứt khốt làm
sao! Nó khiến âm hưởng đoạn thơ cuối dù thống buồn nhưng vẫn tráng lệ, hào

hùng.
*Tích hợp với môn giáo dục công dân để giáo dục cho học sinh những
bài học đạo đức, nhân cách và ý thức trách nhiệm đối với đất nước.
Từ tác phẩm Tây Tiến giáo viên phải lồng vào phần liên hệ mang tính giáo
dục, nhắc nhở các em lịng u q hương, đất nước, trách nhiệm xây dựng và
bảo vệ tổ quốc, tinh thần anh dũng sẵn sàng xả thân vì nghĩa lớn và đặc biệt là
lòng biết ơn đối với những anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì độc lập tự do của Tổ
quốc.
* Tích hợp với cơng nghệ thơng tin để làm phong phú bài dạy (trình
chiếu các video, hình ảnh, giáo án điện tử).
Trong quá trình giảng dạy việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp giáo
viên giảng dạy một cách chủ động tích cực hơn và cũng góp phần khơng nhỏ
trong việc tạo hứng thú cho học sinh. Đối với tác phẩm Tây Tiến, khi giảng dạy
ta có thể đưa các loại hình ảnh, video sau:
- Hình ảnh:+Đưa hình ảnh Quang Dũng, đồn qn Tây Tiến, bản đồ Tây Bắc và
bản đồ hoạt động của đơn vị Tây Tiến.
+Đưa hình ảnh bìa các tác phẩm của Quang Dũng
+Đưa các hình ảnh được nhắc đến trong tác phẩm
+Hình ảnh về khu tưởng niệm Tây Tiến thơng qua quá trình thực địa tại
Mộc Châu – Sơn La
- Video: +Video giới thiệu về Tây Bắc và đoàn quân Tây Tiến.
+Video giới thiệu bài hát Tây Tiến (nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc)
- Giáo án điện tử: Để làm phong phú sinh động tôi thường thiết kế giáo án điện tử ở
dạng dễ hiểu nhất cho học sinh nhưng vẫn đầy đủ ý. Từ việc được nghe giảng,
được xem các hình ảnh sẽ giúp học sinh hứng thú hơn trong tiếp nhận nhằm khắc
phục trạng thái “ngại học” ở các em.
15


Một số hình ảnh ứng dụng cơng nghệ thơng tin

2.3.2.3. Giải pháp thứ 3: Tích hợp trong q trình củng cố bài học.
Để củng cố bài học, tôi sử dụng một trong các cách như đưa ra hệ thống câu
hỏi trắc nghiệm kiểm tra mức độ tiếp nhận ở học sinh, sử dụng ý nghĩa thông điệp
của tác phẩm như một đề nghị luận mở hoặc tổ chức trò chơi “ô chữ văn học”…
2.3.2.3.1. Biện pháp thứ nhất: Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Bài thơ “Tây Tiến” được Quang Dũng sáng tác trong thời gian nào
sau đây:
a. Năm 1947, khi Quang Dũng còn là Đại đội trưởng của đoàn quân Tây Tiến.
b. Cuối năm 1948, khi Quang Dũng khơng cịn ở đồn qn Tây Tiến mà đã
chuyển sang đơn vị khác.
c. Khi Quang Dũng làm công tác văn nghệ ở chiến khu Việt Bắc.
d. Cả ba dữ kiện đều khơng chính xác.
→Đáp án: b
Câu 2: Nhiệm vụ của đoàn quân Tây Tiến là:.
a. Bảo vệ biên giới Tây Bắc của Tổ quốc.
b. Phối hợp với bộ đội Lào để bảo vệ biên giới Việt - Lào.
c. Đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào và miền Tây Bắc Bộ
Việt Nam.
d. Cả ba đáp án trên
→Đáp án: d
16


Câu 3: Cảm xúc bao trùm toàn bộ bài thơ “Tây Tiến” là nỗi nhớ. Nỗi nhớ
của Quang Dũng hướng về hình ảnh nào sau đây:
a. Rừng núi Tây Bắc với những cuộc hành quân gian khổ của lính Tây
Tiến.
b. Cảnh và người Tây Bắc.
c. Chân dung người lính Tây Tiến.
d. Cả ba hình ảnh trên.

→Đáp án: d
Câu 4: Khổ thơ:
“Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”.
(Tây Tiến)
Là bức tranh về cảnh rừng Tây Bắc. Tác giả đã khai thác hiệu quả của thủ pháp
nghệ thuật nào sau đây để tả cảnh:
a. Từ láy.
b. Hình ảnh đối lập.
c. Thanh điệu (bằng trắc).
d. Tất cả các thủ pháp trên.
→Đáp án: d
Câu 5: Hình ảnh trong câu thơ:
“Kìa em xiêm áo tự bao giờ”
(Quang Dũng)
là hình ảnh của:
a. Các cơ gái Kinh Bắc.
b. Các cô gái Hà Nội.
c. Các cô gái dân tộc (nơi đồn qn Tây Tiến đóng qn).
d. Các cơ gái nói chung (không mang màu sắc riêng của địa phương nào).
→Đáp án: c
Câu 6: Chân dung của người lính Tây Tiến được phác họa ở đoạn 3 bài thơ
“Tây Tiến” là ở điểm nào sau đây:
a. Diện mạo, tư thế.
b. Tâm hồn.
c. Chí khí.
d. Tất cả các điểm trên.
→Đáp án: d

2.3.2.3.2. Biện pháp thứ hai: Sử dụng ý nghĩa thông điệp của tác phẩm
như một đề nghị luận mở.
Từ tinh thần kiên cường, bất khuất của những người lính trẻ Tây Tiến trong
kháng chiến, anh (chị) học được bài học gì về trách nhiệm của thanh niên trong
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?
17


2.3.2.3.3. Biện pháp thứ ba: Sử dụng trị chơi ơ chữ văn học
- Giáo viên chuẩn bị trước hệ thống câu hỏi và các ô chữ . Sau khi dạy xong
bài, giáo viên giành 5 phút để củng cố tác phẩm bằng trị chơi “Ơ chữ văn học”:
+Giáo viên chia học sinh làm 4 đội, mỗi đội cử ra một đội trưởng
+Hình thức chơi: mỗi khi giáo viên đưa ra một ơ chữ và đặt câu hỏi thì
các đội trưởng sẽ đại diện cho đội mình trả lời bằng hình thức giơ tay. Khi giáo
viên hô bắt đầu, đội nào giơ tay nhanh hơn đội đó sẽ thắng.
+Kết quả: Đội nào trả lời được nhiều ơ chữ nhất đội đó sẽ thắng. Mỗi ô
chữ tương ứng với 5 điểm. Nếu trả lời được ơ hàng dọc thì được 10 điểm.
Ơ chữ văn học
* Gợi ý về ô chữ hàng dọc: (có 7 chữ cái) Từ diễn tả Vẻ đẹp nổi bật của hình
tượng người lính Tây Tiến cũng như cảm hứng sáng tác của Quang Dũng trong
bài thơ.
* Gợi ý về ơ chữ hàng ngang:
– Ơ chữ số 1 (có 6 chữ cái): Tên địa bàn in dấu những chặng đường hành qn
của binh đồn Tây Tiến
– Ơ chữ số 2: (có 5 chữ cái) Nét riêng của thiên nhiên nơi người lính TT hành
quân, được thể hiện qua những câu thơ:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
– Ô chữ số 3: (có 6 chữ cái) Vẻ đẹp độc đáo của người lính TT được thể hiện

qua những câu thơ:
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
– Ơ chữ số 4: (có 7 chữ cái) Những câu thơ
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Trơi dịng nước lũ hoa đong đưa
Thể hiện nét đẹp nào nữa của thiên nhiên nơi đơn vị TT hành qn qua.
– Ơ chữ số 5: (có 8 chữ cái) Địa danh xuất hiện trong câu thơ
………..hoa về trong đêm hơi
– Ơ chữ số 6: (có 6 chữ cái): Hai câu thơ:
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
….
Rải rác biên cương mồ viễn xứ Nói lên hiện thực gì
– Ơ chữ số 7: (7 chữ cái) Vẻ đẹp tinh thần của người lính thể hiện qua câu thơ:
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Đáp án
18


M Ư

T

Â

Y

B




D



D



I

L

Ã

N

G

T



T

R






N

G

L

Á

T

H

Y

S

I

N

H

D

Ũ

N


G

C

C

T

Ì



M

N

H

2.4. Kết quả của việc ứng dụng sáng kiến:
Qua một thời gian nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm vào dạy
học văn bản Tây Tiến để thử nghiệm kết quả tôi cho học sinh làm bài kiểm tra tại
hai lớp 12B9 và 12B10.
Đề bài: Cảm nhận vẻ đẹp của hình tượng người lính trong bài thơ “Tây Tiến”
của Quang Dũng?
Kết quả bài làm thu được ở hai lớp 12B9 và 12B10 như sau
+ Trước khi ứng dụng SKKN:
Kết quả
Giỏi
Khá
Trung bình

Lớp
Sĩ số
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
12B9
40
5
12,5
15
37,5
18
45,0
2
12B10
50
4
8,0
16
32,0
24
48,0
6

Yếu
TL%

5,0
12,0

+ Sau khi ứng dụng SKKN:
Kết quả
Lớp

Sĩ số

Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
12B9
40
12
30,0
23
57,5
05
12,5
0

0
12B10 50
10
20,0
22
44,0
18
36,0
0
0
Kết quả bài làm cho thấy, tỉ lệ học sinh trả lời câu hỏi đầy đủ, lô gic, sáng
tạo đạt giỏi, khá là 87,5% ở 12B9 và chiếm tới 64,0% ở 12B10. Tỉ lệ học sinh có
kết quả trung bình gần như rất thấp chỉ chiếm 12,5% ở 12B9 và 36,0% ở 12B10.
Như vậy, có thể thấy việc ứng dụng sáng kiến đã thực sự có được hiệu quả nhất
định. Các em đã thực sự cảm thấy đam mê, hứng thú hơn rất nhiều với cách dạy
- học tích hợp này.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
19


Đổi mới phương pháp dạy học là một “hành trình” khơng ít những khó
khăn và thử thách song cũng là một hành trình đầy thú vị bởi qua đó người giáo
viên thể hiện được tâm huyết và sự sáng tạo của mình trong vai trị người hướng
dẫn học sinh khám phá kho tàng tri thức của nhân loại. Từ vai trị quan trọng ấy,
thầy cơ phải giúp các em hình thành niềm đam mê với văn chương và tự rút ra
cho mình những bài học quý báu về đạo đức, về cách làm người. Muốn vậy,
giáo viên phải biết khơi dậy khả năng sáng tạo của học sinh, biến mỗi giờ học
thành một “giờ khám phá” để các em thể nghiệm tài năng và tư duy của mình.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn trong nhà trường

tơi nhận thấy việc ứng dụng phương pháp tích hợp trong giảng dạy là vô cùng
cần thiết giúp học sinh hiểu sâu sắc, thấu đáo tác phẩm cũng như tránh được
cảm giác ngại học. Mặt khác, với cách học này các em tỏ ra năng động và tích
cực hơn, mạnh dạn hơn. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm nằm ở tính khả thi
của nó trong thực tế giảng dạy. Với một bài thơ vừa “khó dạy” vừa “khó học”
như Tây Tiến những kinh nghiệm này theo tôi là khá hữu ích. Nó giúp người dạy
dễ dàng thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của bài thơ, thẩm thấu được cái tài
hoa, sâu sắc trong thơ Quang Dũng. Từ những thành công bước đầu sẽ là nguồn
cổ vũ động viên không nhỏ để tôi tiếp tục ứng dụng cho học sinh trong những
năm tiếp theo nhằm góp một phần nhỏ bé vào “hành trình” nâng cao chất lượng
giáo dục nói chung, chất lượng dạy và học bộ mơn Ngữ văn nói riêng hướng tới
xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
3.2. Kiến nghị:
*Đối với nhà trường:
- Nên có phịng học chức năng để học sinh thuận lợi hơn trong học tập.
- Cân đối kinh phí để tăng thêm các đồ dùng dạy học trong thư viện nhà trường,
hỗ trợ thêm kinh phí cho giáo viên sử dụng phương pháp mới trong dạy học.
* Đối với sở GD và ĐT:
Mở rộng đối tượng tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học, không chỉ
tập huấn cho tổ trưởng mà các giáo viên khác cũng được bồi dưỡng.
Đây là sáng kiến kinh nghiệm tôi đã ứng dụng trong dạy học Ngữ văn song
chắc hẳn cịn có những hạn chế. Kính mong Hội đồng khoa học và các đồng
nghiệp góp ý thêm để sáng kiến ngày càng hồn thiện.
Tơi xin chân thành cảm ơn.
Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm là do tơi viết, khơng copy của ai.
Thanh Hóa, ngày 30 tháng 05 năm 2018
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị
Người thực hiện

Nguyễn Thị Hà

20



×