Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN một số biện pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT trong chương trình ngữ văn lớp 10 phần văn học trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.01 KB, 17 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 5

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG
CHO HỌC SINH THPT TRONG CHƯƠNG TRÌNH
NGỮ VĂN LỚP 10 - PHẦN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI

Người thực hiện: Lê Thị Thủy
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ văn

THANH HOÁ NĂM 2019


MỤC LỤC
Mục
1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.1.1
2.1.2
2.1.3
2.2
2.3


2.3.1
2.3.1.1
2.3.1.2
2.3.1.3
2.3.2
2.3.2.1
2.3.2.2
2.3.2.3
2.3.2.4
2.3.3
2.4
3
3.1
3.2

Nội dung
MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
NỘI DUNG
Cơ sở lí luận
Giá trị sống và vai trò của giá trị sống
Các giá trị sống cơ bản
Giáo dục giá trị sống trong trường phổ thông và trong môn
Ngữ văn
Thực trạng vấn đề
Giải pháp thực hiện
Nguyên tắc thực hiện

Nguyên tắc tự nhận thức
Nguyên tắc hệ thống
Nguyên tắc thời gian
Các biện pháp giáo dục giá trị sống trong chương trình Ngữ
văn lớp 10 phần Văn học trung đại.
Giáo dục giá trị sống bằng cách sử dụng phương pháp vấn
đáp
Giáo dục giá trị sống bằng cách trò chuyện
Giáo dục giá trị sống bằng hoạt động kể chuyện – lấy dẫn
chứng
Giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động kiểm tra đánh giá
Giáo dục một số giá trị sống trong chương trình Ngữ văn 10
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kiến nghị

Trang
1
1
2
2
2
3
3
3
3
4
4
5

5
5
5
6
6
6
7
8
9
9
12
14
14
14


1. MỞ ĐẦU
1.1.

Lí do chọn đề tài
Hiện nay ở nước ta, đời sống kinh tế thay đổi từng ngày, điều kiện sống và
học tập của học sinh ngày một nâng cao, nhưng những vấn đề tiêu cực như bạo
lực, tệ nạn xã hội, suy thoái đạo đức…vẫn gia tăng và thâm nhập vào trường
học. Nguyên nhân là do tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường và tiến trình
hội nhập quốc tế. Nhưng theo đánh giá của các chuyên gia giáo dục, nguyên
nhân sâu xa là do học sinh chưa nhận thức đúng và chưa biết tôn trọng các giá trị
sống.
Mục tiêu giáo dục phổ thông và mô hình phát triển nhân cách đã được thể
hiện trong các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. Điều 27 luật giáo
dục của nước CHXHCN Việt Nam khẳng định: Mục tiêu của giáo dục phổ

thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm
mỹ, và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam
XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp
tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. [1]
Mô hình phát triển nhân cách toàn diện con người Việt Nam thời kỳ Công
nghiệp hóa - Hiện đại hóa là phát triển toàn diện con người với nhân cách hoàn
thiện gắn bó nhịp nhàng, hài hòa giữa 3 mặt: nội tâm thống nhất, lành mạnh, ổn
định, tích cực; quan hệ với người khác một cách nhân ái, hữu nghị, hợp tác;
quan hệ với công việc và sự nghiệp một cách say mê, nhiệt tình, thích ứng,
sáng tạo, hiệu quả và thành đạt.
Như vậy, giáo dục trong nhà trường không chỉ là dạy kiến thức mà còn là
giáo dục nhân cách, đúng như lời Bác Hồ đã dạy: Có tài mà không có đức là
người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó . Để thực hiện
được trọn vẹn mục tiêu đầy khó khăn này, giáo dục giá trị sống trong nhà
trường đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sự hình thành nhân
cách của mỗi học sinh, góp phần tạo nên sự thành công của giáo dục.
Mặc dù nhận biết được tầm quan trọng của giáo dục giá trị sống, nhưng
thực tế, hoạt động giáo dục giá trị sống trong nhà trường đang còn gặp nhiều
khó khăn. Giáo dục giá trị sống chưa thể trở thành một môn học độc lập mà chỉ
được lồng ghép với các hoạt động giáo dục khác, cũng như với nhiều môn học
khác nhau, trong đó có môn Ngữ văn. Thế nhưng cho tới nay, vẫn chưa có một
công trình nghiên cứu hay hướng dẫn cụ thể nào cho việc giáo dục giá trị sống
trong môn Ngữ văn với từng nội dung giá trị cụ thể, cũng chưa có giải pháp
nào cho việc giáo dục giá trị sống qua môn học. Phần lớn là do cá nhân người
dạy tự tìm tòi và vận dụng vào thực tế giảng dạy của bản thân nên hoạt động
giáo dục giá trị sống còn mang tính chủ quan, chưa toàn diện và thiếu đồng bộ,
do đó chưa phát huy tốt vai trò của giáo dục giá trị sống trong nhà trường.
Xuất phát từ những lí do trên, trong khuôn khổ có hạn của một sáng kiến
kinh nghiệm, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài Một số biện pháp giáo dục giá trị

sống cho học sinh THPT trong chương trình Ngữ văn lớp 10 phần văn học
1


trung đại.Trong đề tài này, tôi hướng đến một số giá trị sống cơ bản như: yêu
nước, nhân ái, hòa bình, lý tưởng, trách nhiệm, dũng cảm.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu những giá trị sống có thể lồng ghép vào quá trình giảng dạy một số
tác phẩm văn học trung đại, từ đó tạo tiền đề cho việc nghiên cứu sâu hơn về
việc lồng ghép giáo dục giá trị sống vào môn Ngữ văn ở trường THPT.
- Đề xuất phương pháp kết hợp giáo dục các giá trị sống cho học sinh trong quá
trình giảng dạy văn bản.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Một số văn bản văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn lớp 10:
Tỏ lòng, Cảnh ngày hè, Đọc Tiểu Thanh kí, Phú sông Bạch Đằng, Bình Ngô
đại cáo, Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên, các đoạn trích Truyện Kiều.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích, nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.

2


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Giá trị sống và vai trò của giá trị sống
Giá trị sống (giá trị cuộc sống) là tất cả những cái gì có ích lợi, đáng ham
chuộng, quý giá, quan trọng, có ý nghĩa đối với cuộc sống, khiến mỗi người đều
mong muốn lĩnh hội, thể hiện, để cuộc sống của mình tốt đẹp hơn và góp phần

cải thiện cuộc sống chung. [2]
Gắn liền với khái niệm giá trị sống là khái niệm chuẩn giá trị. Chuẩn giá
trị là những giá trị giữ vị trí cốt lõi, chiếm vị trí ở thứ bậc cao hoặc vị trí then
chốt và mang tính chuẩn mực chung cho nhiều người.
Giá trị sống là yếu tố cốt lõi chi phối kĩ năng sống, hành vi sống của con
người. Không có giá trị sống đúng đắn, sẽ dẫn đến những sai lệch về suy nghĩ,
hành động, dẫn đến chất lượng cuộc sống giảm sút, ảnh hưởng đến xã hội cũng
như sự phát triển của đất nước. Nói cách khác, giá trị sống là yếu tố gốc rễ, kĩ
năng sống là tán lá, hành vi sống là hoa trái. Gốc rễ có khỏe mạnh thì tán cây
mới sum suê, mới có thể cho hoa thơm trái ngọt. Như vậy, giáo dục giá trị sống
giữ vai trò vô cùng quan trọng, nhất là trong trường học.
2.1.2. Các giá trị sống cơ bản
Theo những tài liệu về giáo dục giá trị sống của Liên Hợp Quốc, có12 giá
trị sống cơ bản: Hoà bình, Tôn trọng, Yêu thương, Trách nhiệm, Hạnh phúc,
Trung thực, Bao dung, Hợp tác, Khiêm tốn, Giản dị, Đoàn kết, tự do.[3]
Theo tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên THPT, bảng giá
trị gồm 38 tiêu chí, là sự kết hợp của giá trị truyền thống - giá trị hiện đại; giá trị
phổ quát - giá trị cục bộ, giá trị dân tộc - giá trị toàn cầu, giá trị cá nhân - giá trị
cộng đồng. Đây cũng chính là cấu trúc nhân cách con người Việt Nam và thế hệ
trẻ Việt Nam nói chung. [4]
Giá trị truyền thống
Yêu nước
Khoan dung
Yêu đồng bào
Nhân ái
Gia đình
Vị Tha
Cần cù
Hữu nghị
Sáng tạo

Biết ơn
Hiếu học
Giản dị
Siêng năng
Cái thiện
Hiếu thảo
Dũng cảm
Khiêm tốn
Sức khỏe
Đoàn kết

Giá trị hiện đại
Tự lập
Công lí
Lý tưởng
Hòa Bình
Năng động
Tôn trọng
Duy lí
Dân chủ
Hiệu quả
Trách nhiệm
Khoa học
Hợp tác
Chân lý
Cái đẹp
Kỉ luật
Hạnh phúc
Tự do
Trung thực

Bình đẳng

Thực tế hiện nay, tôi nhận thấy một số giá trị sống quan trọng cần giáo
dục cho học sinh, đặc biệt phù hợp với chương trình Ngữ văn 10 phần văn học
trung đại, đó là: yêu nước, hòa bình, nhân ái, lý tưởng, trách nhiệm, dũng cảm,
tình yêu, hạnh phúc.
3


2.1.3. Giáo dục giá trị sống trong trường phổ thông và trong môn Ngữ văn
Giáo dục giá trị sống trong nhà trường là một khái niệm có mặt trong
Chương trình giáo dục, đào tạo của ngành giáo dục và của xã hội. Mỗi học sinh
khi đã quan tâm đến giá trị sống đều có khả năng học tập, sáng tạo một cách tích
cực khi có cơ hội học tập. Và đặc biệt nếu mỗi học sinh được lớn lên trong bầu
không khí lấy giá trị sống làm nền tảng thì họ sẽ có năng lực học tập và có
những lựa chọn mang ý thức xã hội.
Ngữ văn là một môn học có những khả năng đặc biệt trong việc giáo dục
giá trị sổng cho học sinh. Mục tiêu và nội dung của môn Ngữ văn đã chứa đựng
những yếu tố của giáo dục giá trị sống, phù hợp với những nội dung cơ bản của
giáo dục giá trị sống và các vấn đề trong cuộc sống. Vì vậy có thể triển khai giáo
dục giá trị sống vào các nội dung của môn Ngữ văn mà không cần phải đưa
thêm thông tin, kiến thức làm nặng thêm nội dung của môn học.
2.2. Thực trạng vấn đề
Giáo dục giá trị sống cho học sinh nói chung và học sinh THPT đã trở
thành một hoạt động mang tính quốc tế. Trên thế giới, giáo dục đề cao việc đào
tạo thế hệ trẻ thành những công dân được trang bị đầy đủ tri thức khoa học, hoàn
thiện tư cách, đạo đức, có đủ khả năng xây dựng cuộc sống của bàn thân, gia
đình và đóng góp cho xã hội. Đối với hầu hết các quốc gia, dù có thể chế chính
trị, xã hội như thế nào, cũng luôn dành sự quan tâm lớn với nhiệm vụ giáo dục
thế hệ trẻ. Một trong những hoạt động ở nhà trường và xã hội có tác động đáng

kể với thanh thiếu niên đang được phát huy, nhận rộng trên toàn thế giới là hoạt
động rèn luyện Kỹ năng sống, như tổ chức “Hướng đạo sinh”, “Tình nguyện
quốc tế”, “Trại hè quốc tế”. Giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống là những hoạt
động tạo ra khả năng nhận thức, tình cảm với các Giá trị sống - những tiêu chí
cơ bản, cần thiết đối với mỗi con người.
Tại Việt Nam, các nhà trường và thầy cô giáo đều có ý thức về việc giáo
dục giá trị sống. Nhưng bài toán về thời gian khiến cho giáo dục giá trị sống vẫn
chưa thể trở thành một môn học độc lập trong nhà trường phổ thông. Trong khi
đó, vài năm trở lại đây, bắt đầu có những dấu hiệu cho thấy đôi khi chúng ta quá
coi trọng việc rèn luyện kĩ năng sống mà vô tình chưa phát huy được tầm quan
trọng của việc giáo dục giá trị sống.
Xã hội Việt Nam hiện tại đang có sự biến động nhanh chóng, rõ nét thậm
chí khủng hoảng, đảo lộn về chuẩn giá trị xã hội trong một bộ phận thanh niên,
thể hiện trong suy nghĩ, lối sống và trong hành vi ứng xử như sống suy đồi, thoái
hoá một cách nghiêm trọng, ham tư lợi, vị kỉ, chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa thực
dụng… Sự lệch chuẩn này cũng được thể hiện rõ nét trong một bộ phận học sinh
ở các trường phổ thông, là hồi chuông đáng báo động về nhân cách và hành vi
ứng xử lệch lạc của các em.
Trong thực tế giảng dạy ở ngôi trường tôi đang công tác - trường THPT
Triệu Sơn 5 - vấn đề định hướng, điều chỉnh hành vi, hình thành nhân cách cho
các em luôn là một vấn đề nóng. Nhiều học sinh có tâm lí ngỗ ngược, quậy phá,
hút thuốc, uống rượu bia, thiếu lễ phép, không tôn trọng người khác, không tuân
4


thủ luật giao thông…, thậm chí là tham gia vào các tệ nạn xã hội như lô đề, cá
độ. Nhiều em không có ý chí phấn đấu, chưa cố gắng học tập, mang tâm lí
buông xuôi, thả nổi. Cùng với lực học hạn chế, những em này sau khi ra trường
thường không có điều kiện tiếp tục học cao, không có cơ hội tìm một công việc
tốt, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Theo tôi nguyên nhân một phần là do

các em chưa nhận thức đầy đủ, đúng đắn về các giá trị sống ngay từ khi còn là
vị thành niên, dẫn đến ảnh hưởng nhiều tới thái độ, hành vi trong cuộc sống.
Cá nhân tôi là một giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn, tôi nhận thấy ưu thế
đặc biệt của môn học này trong giáo dục giá trị sống, cả những khó khăn khi xây
dựng bài học có lồng ghép giáo dục giá trị sống. Bước đầu đi sâu vào việc tìm
hiểu cách thức xây dựng bài học có lồng ghép giáo dục giá trị sống, tôi tập trung
vào một số tác phẩm văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn lớp 10, với
hi vọng tìm hiểu và thử nghiệm một số biện pháp để đưa hoạt động giáo dục giá
trị sống vào quá trình dạy học một cách hiệu quả nhất.
2.3. Giải pháp thực hiện
2.3.1. Nguyên tắc thực hiện
2.3.1.1. Nguyên tắc tự nhận thức
Nguyên tắc tự nhận thức là nguyên tắc đầu tiên khi giáo dục giá trị sống
cho học sinh. Bản chất của giáo dục giá trị sống là những bài học về đạo đức,
hình thành ở các em những nhận thức đúng đắn, tích cực. Con đường hình thành
và củng cố giá trị sống cho học sinh phải là con đường đi từ cảm đến thấu hiểu
và tự nguyện thực hiện.Thông qua các bài học cụ thể, các em hiểu được những
điều nên và không nên, thấy được phẩm chất nào là cần thiết và có ý thức tự
điều chỉnh mình cho phù hợp với các chuẩn giá trị trong xã hội.
Để đảm bảo nguyên tắc tự nhận thức, tôi thường hình thành tri thức và
định hướng nhận thức cho các em bằng cách thức “quy nạp” kiến thức. Nghĩa là
từ một bài học Ngữ văn cụ thể, tôi giúp các em nhận thức rõ hơn về giá trị sống,
từ đó có ý thức vận dụng giá trị sống trong những tình huống cụ thể trong cuộc
sống.
2.3.1.2. Nguyên tắc hệ thống
Một giá trị sống có thể lồng ghép ở nhiều bài học khác nhau. Ví dụ như
giá trị sống yêu nước có thể giáo dục khi dạy các tác phẩm: Tỏ lòng, Phú sông
Bạch Đằng, Bình Ngô đại cáo; giá trị sống nhân ái có thể giáo dục cho học sinh
khi dạy bài Đọc Tiểu Thanh kí, đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
(Chinh phụ ngâm), đoạn trích Trao duyên, đoạn trích Nỗi thương mình (Truyện

Kiều)… Vì vậy, cần có sự thống nhất và kế thừa trong quá trình giáo dục giá trị
sống từ các bài học này.
Khi thực hiện nguyên tắc này, tôi chú ý đến việc tăng dần độ khó trong
nhận thức về giá trị sống ở học sinh. Bước đầu tiên là kiểm tra mức độ nhận
thức hiện tại của các em về giá trị sống bằng các câu hỏi dạng Em hiểu như thế
nào là yêu nước/ nhân ái/ trách nhiệm?...Sau đó, trong quá trình tiếp cận bài
học, các em có thể chỉ ra biểu hiện cụ thể của giá trị sống đó. Cuối cùng, tôi đặt
các em vào những tình huống có vấn đề mang tính thực tiễn, yêu cầu các em
5


phải giải quyết. Như vậy, tri thức về giá trị sống sẽ được hình thành, củng cố
một cách rất tự nhiên, có độ “ngấm” với nhận thức của học sinh.
2.3.1.3. Nguyên tắc thời gian
Việc giáo dục giá trị sống trong bài học Ngữ văn là cần thiết, nhưng
không phải là nội dung trọng tâm của giờ học. Các giá trị sống chỉ nên lồng
ghép với một thời lượng nhất định, tránh việc đi quá sâu, quá kĩ vào những giá
trị sống mà ảnh hưởng đến nội dung bài học. Điều này luôn là một câu hỏi khó,
nhưng không phải là không thể thực hiện.
Để đảm bảo được nguyên tắc thời gian, giáo viên cần phải xây dựng kế
hoạch bài học cụ thể, dự kiến được thời lượng cho các phần của bài học. Trong
quá trình thực hiện, vai trò định hướng, dẫn dắt của người dạy là rất cần thiết.
Thiếu đi sự dẫn dắt này sẽ không thể kiểm soát được bài toán thời gian.
2.3.2. Các biện pháp giáo dục giá trị sống trong chương trình Ngữ văn lớp
10 phần Văn học trung đại.
2.3.2.1. Giáo dục giá trị sống bằng cách sử dụng phương pháp vấn đáp
Phương pháp vấn đáp là một phương pháp quen thuộc trong hoạt động
dạy học. Bằng phương pháp vấn đáp, giáo viên có thể kích thích tư duy của học
sinh, đặt học sinh vào tình thế phải “động não”, đồng thời có thể tìm hiểu được
“năng lực” của học sinh. Bởi thế, sử dụng phương pháp vấn đáp nhằm mục đích

giáo dục giá trị sống cho học sinh là việc làm cần thiết.
Để câu hỏi đưa ra đạt hiệu quả cao trong việc định hướng giá trị sống cho
học sinh, trước hết cần xác định giá trị sống cụ thể có thể lồng ghép trong bài
học. Câu hỏi đưa ra phải mang tính chất gợi mở, để học sinh có thể trình bày
cách hiểu, cách nghĩ của mình.
Ví dụ 1: Khi dạy văn bản Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu, tôi
định hướng cho các em về lòng yêu nước bằng các câu hỏi:
1. Cảm nhận của em về khung cảnh trên sông Bạch Đằng và thái độ của
tác giả ?
2. Trước những chiến công của cha ông trên sông Bạch Đằng, em có suy
nghĩ gì ?
Từ câu trả lời của học sinh, tôi nhắc nhở cho các em rằng yêu nước không
chỉ là yêu khung cảnh thiên nhiên, mà còn là tự hào trước những chiến công của
cha ông.
Ví dụ 2: Để củng cố thêm về lòng yêu nước, khi dạy văn bản Bình Ngô
đại cáo của Nguyễn Trãi, tôi tiếp tục đưa ra các câu hỏi:
1. Tác giả đã thể hiện niềm tự hào dân tộc như thế nào qua đoạn mở đầu?
2. Em thấy tự hào nhất về điều gì khi nhắc tới đất nước?
Qua những câu hỏi mang tính chất gợi mở như trên, học sinh có điều kiện
trình bày suy nghĩ của riêng các em về các giá trị sống. Qua đó, tôi có cơ hội
hiểu được cách nghĩ của các em, từ đó có những điều chỉnh và uốn nắn kịp thời
về mặt tư tưởng đối với những biểu hiện sai lệch, tiêu cực trong nhận thức về
các giá trị sống ở học sinh.
6


Ví dụ 3: Khi dạy đoạn trích Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều –
Nguyễn Du), tôi lồng ghép giáo dục giá trị lí tưởng sống sau khi giúp học sinh
nhận thấy lí tưởng và hoài bão của người anh hùng Từ Hải. Tôi đặt các câu hỏi
như:

1. Em có hoài bão không ? Hoài bão của em là gì ?
2. Chúng ta có thể sống mà không cần hoài bão, lí tưởng không ?
3. Em sẽ làm gì để biến hoài bão và khát vọng của mình thành hiện thực ?
(Có phải như Từ Hải “thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”
không ?)
Các em tỏ thái độ rất hứng khởi khi tiếp nhận những câu hỏi này. Hầu hết
các em đều nhận thấy con người sống cần phải theo đuổi lý tưởng và hoài bão.
Không có lý tưởng , cuộc sống con người sẽ trở nên tẻ nhạt, thiếu động lực,
không thể “cháy” hết mình. Một số em tỏ thái độ suy nghĩ khá chin chắn và già
dặn khi bàn đến lý tưởng, và bắt đầu có định hướng “dài hơi” hơn khi nghĩ đến
tương lai.
2.3.2.2. Giáo dục giá trị sống bằng cách trò chuyện
Để tăng hiệu quả của giáo dục giá trị sống trong giờ học Ngữ văn, người
thầy cần phải biết cách trò chuyện với học sinh. Trò chuyện vừa khơi gợi các em
bộc lộ mình, vừa giúp giáo viên có thể tâm sự, trao đổi, tham vấn và định hướng
giáo dục đối với nhận thức của học sinh. Hơn nữa, hiệu quả giáo dục được mang
lại từ việc trò chuyện thường mang tính chất “tự nhận thức”, khiến các em
“cảm” vấn đề một cách tự nhiên, tự nguyện. Nhưng trò chuyện để vừa đảm bảo
được thời lượng và nội dung của giờ học, vừa khích lệ học sinh bày tỏ chủ kiến
của mình và biết lắng nghe người khác, không phải là việc dễ dàng.
Khi áp dụng phương pháp này để giáo dục giá trị sống trong giờ Ngữ văn,
tôi thường phải “căng” mình hết sức lắng nghe học sinh, gợi mở, dẫn dắt và định
hướng tư tưởng cho các em. Hình thức thảo luận là thảo luận cả lớp, các em có
thể bày tỏ suy nghĩ cá nhân, hoặc quan điểm trước ý kiến của bạn học. Thời gian
thảo luận thường không quá dài, tôi cố gắng kiểm soát trong khoảng 5-7 phút.
Các vấn đề đưa ra thảo luận là những vấn đề mà các em quan tâm và tỏ ra hứng
thú.
Ví dụ 1: Dạy Bình Ngô Đại cáo, tôi tổ chức cho học sinh thảo luận theo
câu hỏi: “Trong thời đại ngày nay, lòng yêu nước còn được biểu hiện qua những
hành động cụ thể nào ? Em đã làm gì để bày tỏ lòng yêu nước của mình ?”

Các em thảo luận rất sôi nổi về vấn đề này. Có em phát biểu yêu nước là
yêu quê hương, yêu nước là yêu đồng bào. Có em nói yêu nước, đơn giản là mặc
áo cờ đỏ sao vàng và hát vang quốc ca, là sung sướng tự hào khi chứng kiến đội
tuyển bóng đá Việt Nam ghi bàn trong các trận đấu…Rõ ràng ý thức dân tộc và
niềm tự hào dân tộc ở các em khá rõ nét. Tôi bổ sung thêm: yêu nước đôi khi
đến từ những hành động rất nhỏ như nhặt rác bỏ vào thùng để bảo vệ môi trường
Với các em, cố gắng học tập để trở thành công dân có ích, đóng góp cho sự phát
triển của đất nước cũng chính là hành động yêu nước.
7


Ví dụ 2: Khi dạy học Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên, tôi cho học
sinh thảo luận bằng câu hỏi:
- Khi Ngô Tử Văn đốt đền tà, mọi người đều sợ hãi. Nếu em là Ngô Tử
Văn, em sẽ làm gì?
Học sinh rất mạnh dạn trả lời câu hỏi theo hai hướng: em sẽ hành động
giống như Ngô Tử Văn, hoặc là như những người dân khác, sợ hãi không dám
đụng đến ngôi đền thiêng.
Từ kết quả thảo luận trên, tôi tiếp tục hỏi:
- Vậy hành động của Tử Văn có phải là hành động dũng cảm? (Đương
nhiên câu trả lời của các em là phải .)
Tôi yêu cầu các em tiếp tục cho ý kiến về vấn đề:
- Lòng dũng cảm có cần thiết trong cuộc sống không ?
Tranh luận lại tiếp tục diễn ra. Hầu hết các ý kiến đều cho rằng trong cuộc
sống, con người phải có lòng dũng cảm: dũng cảm đối mặt với khó khăn, dũng
cảm vạch trần cái xấu, dũng cảm vượt qua chính mình… Nhưng có những em
lại lấy dẫn chứng như việc vạch mặt tội phạm nên bị trả thù , tố cáo sai phạm
nên bị chèn ép…để chứng minh rằng không nhất thiết lúc nào cũng phải dũng
cảm. Từ cách nghĩ này, tôi nhắc lại lời của Nguyễn Dữ ở phần kết của tác phẩm
để giáo dục các em: không nên kiêng sợ sự cứng cỏi, không phải vì sợ hãi mà

đổi “cứng” ra “mềm”. Nếu chúng ta đánh mất lòng dũng cảm, cái xấu cái ác sẽ
hoành hành, và cuộc sống sẽ không còn tốt đẹp.
Ví dụ 3: Khi dạy đoạn trích Thề nguyền – trích Truyện Kiều của Nguyễn
Du, tôi cho học sinh thảo luận nhằm giáo dục các em về giá trị tình yêu và hạnh
phúc:
- Từ mối tình của Thúy Kiều và Kim Trọng, em suy nghĩ gì về tình yêu?
Tình yêu có thể cưỡng cầu, gượng ép không ?
Rất nhanh chóng, các em nhận ra tình yêu mang lại hạnh phúc cho con
người. Tình yêu chân thành phải xuất phát từ hai phía, là tình cảm tự nguyện chứ
không phải gượng ép. Tình yêu chân chính còn phải là sự tôn trọng đối với
người mình yêu, giống như sự tôn trọng mà Kim Trọng dành cho Thúy Kiều
vậy.
2.3.2.3. Giáo dục giá trị sống bằng hoạt động kể chuyện – lấy dẫn chứng
Kể chuyện là hoạt động góp phần tạo nên sự hấp dẫn, thú vị cho giờ học
Ngữ văn. Hoạt động kể chuyện – lấy dẫn chứng được tiến hành theo hai cách:
giáo viên kể chuyện và học sinh tự kể chuyện. Đặc biệt, bằng việc tự kể chuyện,
lấy dẫn chứng, tôi có thể đánh giá được phần nào về nhận thức giá trị sống ở học
sinh. Thông qua các câu chuyện kể, đôi khi chỉ là sự việc được kể lại một cách
ngắn gọn, tôi tìm cách truyền đạt đến các em một thông điệp nào đó về giá trị
sống. Con đường tiếp nhận kiến thức này đối với các em tỏ ra có hiệu quả nhất
định, vì các câu chuyện được kể thường là những câu chuyện rất gần gũi trong
cuộc sống thường ngày.
Ví dụ 1: Giáo dục về giá trị nhân ái qua Chinh phụ ngâm và Truyện Kiều,
tôi kể cho các em về lòng thương yêu và sự đùm bọc của nhân dân ta qua các
8


trận lũ lịch sử, thể hiện bằng các hành động cụ thể ủng hộ đồng bào lũ lụt. Hay
đơn giản nhất như hành động mua tăm, mua bút ủng hộ người khuyết tật của các
em cũng chính là hành động thể hiện lòng nhân ái.

Ví dụ 2: Giáo dục giá trị hạnh phúc qua đoạn trích Thề nguyền, tôi kể cho
các em về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa, khi “cha mẹ đặt đâu con
ngồi đấy”, dẫn đến những giọt nước mắt đắng cay như trong lời ca dao “Mẹ em
tham thúng xôi dền/ Tham con lợn béo, tham tiền Cảnh Hưng…”
Ví dụ 3: Giáo dục giá trị trách nhiệm qua đoạn trích Chí khí anh hùng, khi
Từ Hải thể hiện trách nhiệm của một người chồng lo lắng, quan tâm, thu xếp cho
Thúy Kiều trước khi đi xa, tôi yêu cầu học sinh lấy ví dụ về một số trường hợp
chưa làm tròn trách nhiệm cá nhân như con cái bất hiếu với cha mẹ, cá nhân tỏ
ra thờ ơ trong trách nhiệm xây dựng tập thể…
2.3.2.4. Giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động kiểm tra đánh giá
Cách thứ nhất: Kiểm tra bài cũ
Hoạt động kiểm tra bài cũ không chỉ là hoạt động kiểm tra những kiến
thức đã học. Có khi tôi kiểm tra bài cũ bằng cách đánh giá mức độ nhận thức các
giá trị sống của học sinh.
Ví dụ 1: Kiểm tra bài cũ Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên, tôi có thể
hỏi :
- Hãy trình bày suy nghĩ của em về sức mạnh của lòng dũng cảm.
- Em sẽ làm gì để đấu tranh bảo vệ lẽ phải và công lý ?
Ví dụ 2: Kiểm tra bài cũ tác phẩm Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão, tôi hỏi:
- Em ý thức như thế nào về trách nhiệm của bản thân đối với đất nước?
Cách thứ hai: Kiểm tra bằng bài viết:
Môn Ngữ văn là môn học có số tiết nhiều, nên số lượng bài kiểm tra cũng
nhiều hơn một số môn học khác. Trong quá trình cho các em viết bài, tôi có thể
nhân đó mà kết hợp kiểm tra đánh giá mức độ nhận thức các giá trị sống của học
sinh.
Ví dụ 1: Đề kiểm tra hệ số 2 kiểm tra đánh giá nội dung kiến thức của
đoạn trích Trao duyên và giá trị sống nhân ái: “Cảm nhận của em về bi kịch thân
phận của Thúy Kiều qua đoạn trích Trao duyên.”
Ví dụ 2: Đề kiểm tra 15 phút kiểm tra đánh giá về giá trị sống lý tưởng
sau khi học đoạn trích Chí khí anh hùng: “Từ Chí khí anh hùng, em nghĩ gì về lý

tưởng của thanh niên ngày nay?”
2.3.3. Giáo dục một số giá trị sống trong chương trình Ngữ văn 10
2.3.3.1. Giáo dục giá trị sống yêu nước qua các tác phẩm: Tỏ lòng, Cảnh
ngày hè, Phú sông Bạch Đằng, Bình Ngô Đại cáo.
Yêu nước là phẩm chất cần phải có của mỗi công dân. Lòng yêu nước sẽ
chi phối đến nhận thức, hành vi của các em trong nhiều lĩnh vực. Yêu nước là
giá trị sống không thể thiếu, cần thiết giáo dục trong nhà trường.
Giáo dục giá trị yêu nước có thể áp dụng qua một số tác phẩm văn học
trung đại trong chương trình Ngữ văn 10: Tỏ lòng, Cảnh ngày hè, Phú sông
Bạch Đằng, Bình Ngô Đại cáo.
9


Qua các tác phẩm này, học sinh có thể chỉ ra các biểu hiện của yêu nước:
- Yêu nước là yêu thiên nhiên (Cảnh ngày hè).
- Yêu nước là tự hào trước truyền thống của dân tộc (truyền thống văn hiến,
truyền thống đấu tranh của cha ông ta qua Phú sông Bạch Đằng và Bình
Ngô Đại cáo).
- Yêu nước là đấu tranh chống ngoại xâm (Bình Ngô Đại cáo), bảo vệ đất
nước (Tỏ lòng)
- Yêu nước là có ý thức về trách nhiệm của bản thân với đất nước (Tỏ
lòng).
Sau khi nhận thức được các biểu hiện trên, học sinh có khả năng liên hệ
với những biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước trong thời đại ngày nay, đồng thời
biết liên hệ với bản thân: em đã thể hiện lòng yêu nước của mình như thế nào?
2.3.3.2. Giáo dục giá trị sống hòa bình qua các tác phẩm: Bình Ngô Đại cáo,
Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.
Trong bối cảnh toàn cầu đang hướng đến một nền hòa bình cho toàn nhân
loại, giá trị hòa bình cũng là một giá trị sống cần được quan tâm. Giá trị sống
này có thể kết hợp giáo dục khi dạy học các tác phẩm Bình Ngô Đại cáo,đoạn

trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.
Qua một số câu văn có đề cập đến hậu quả của chiến tranh trong Bình
Ngô Đại cáo như:
Ninh Kiều, máu chảy thành sông, tanh trôi vạn dặm;
Tốt Động, thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm.
Và:
Suối Lãnh Câu, máu chảy trôi chày, nước sông nghẹn ngào tiếng khóc;
Thành Đan Xá, thây chất đầy núi, cỏ nội đầm đìa máu đen.
Tôi hỏi học sinh: “Em có suy nghĩ gì về chiến tranh?”
Tôi giúp các em liên hệ với những câu thơ trong Chinh phụ ngâm:
Hồn tử sĩ gió ù ù thổi
Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi
Chinh phu tử sĩ mấy người
Nào ai mặc mặt, nào ai gọi hồn.
Các em phát biểu rằng em căm ghét chiến tranh. Vì chiến tranh gây nên
cảnh chết chóc tang thương. Nhưng không chỉ thế, tôi giúp các em nhận ra:
chiến tranh còn chia rẽ lứa đôi, gây nên cảnh biệt ly, khiến con người rơi vào
tâm trạng sầu đau ảo não (Chinh phụ ngâm). Từ đó, học sinh biết quý trọng nền
hòa bình mà các em đang được sống. Tiến thêm một bước, tôi muốn các em ý
thức được vai trò của cá nhân trong việc gìn giữ nền hòa bình trên thế giới qua
câu hỏi: “Em đã, đang và sẽ làm gì để góp phần gìn giữ nền hòa bình trên thế
giới?”. Câu trả lời của các em có thể chưa thật sự rõ ràng, nhưng điều không thể
phủ nhận là câu hỏi này đã đặt các em vào tình huống biết ý thức về vai trò của
cá nhân trong việc gìn giữ hòa bình.
2.3.3.3. Giáo dục giá trị sống nhân ái qua các tác phẩm: Đọc Tiểu Thanh kí,
Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, Truyện Kiều.
10


Nhân ái (yêu thương) không chỉ là một trong 12 giá trị sống được Liên

Hiệp Quốc chú trọng, mà còn là giá trị sống truyền thống của dân tộc ta. Từ
ngàn xưa, ông cha ta đã từng nhắc nhở “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, “Lá
lành đùm lá rách”... Truyền thống này được thể hiện khá rõ trong văn chương
và là một giá trị sống cần thiết trong việc hình thành phẩm chất của mỗi người.
Có thể nói nhân ái là một trong những thước đo nhân cách của con người. Giáo
dục giá trị sống nhân ái là góp phần giáo dục nhân cách của con người Việt
Nam.
Giá trị nhân ái có thể được giáo dục qua các tác phẩm: Đọc Tiểu Thanh kí,
Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, Truyện Kiều.
Bằng việc giáo dục giá trị nhân ái qua các tác phẩm trên, tôi giúp các em
nhận ra:
- Nhân ái là yêu thương con người
- Nhân ái được biểu hiện cụ thể qua các biểu hiện:
+ Trân trọng và ngợi ca con người (Đọc Tiểu Thanh kí, Truyện Kiều).
+ Đồng cảm với nỗi đau và thân phận con người (Tình cảnh lẻ loi của
người chinh phụ, Truyện Kiều).
+ Tố cáo các thế lực tàn ác (Truyện Kiều)
Tôi yêu cầu các em lấy các dẫn chứng về lòng nhân ái được thể hiện trong
đời sống. Từ đó tôi đặt câu hỏi: “Em đã làm gì để thể hện lòng nhân ái?”Câu trả
lời của học sinh giúp tôi đánh giá được mức độ nhận thức cũng như sự ảnh
hưởng của giá trị sống đến các em trong đời sống thực tế. Việc giáo dục giá trị
sống nhân ái được củng cố lại bằng câu châm ngôn “Cho yêu thương, ta sẽ nhận
được thương yêu”.
2.3.3.4. Giáo dục giá trị sống lý tưởng, trách nhiệm, dũng cảm qua các tác
phẩm: Tỏ lòng, Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên, Chí khí anh
hùng.
Các giá trị lý tưởng, trách nhiệm, dũng cảm đều là những giá trị sống góp
phần hình thành nhân cách của con người Việt Nam trong thời đại mới.
Việc giáo dục giá trị sống lý tưởng giúp các em nuôi dưỡng hoài bão, ước
mơ và phấn đấu để thực hiện ước mơ đó. Giá trị lý tưởng có thể được giáo dục

qua đoạn trích Chí khí anh hùng. Sau khi dạy tác phẩm, tôi yêu cầu học sinh liên
hệ với Tỏ lòng bằng câu hỏi: “Vậy chí làm trai - nợ công danh có phải là lý
tưởng mà Phạm Ngũ Lão theo đuổi không?” Tôi cũng yêu cầu học sinh liên hệ
thực tế bằng việc đưa ra những dự định để thực hiện lý tưởng của mình.
Giá trị trách nhiệm là giá trị sống hiện đại đòi hỏi con người phải biết ý
thức được trách nhiệm của bản thân với gia đình, xã hội. Trách nhiệm đến từ
hành động nhỏ như sự lo lắng, vun vén của Từ Hải đối với Thúy Kiều trước khi
đi xa. Trách nhiệm còn được thể hiện qua những vệc làm lớn lao thể hiện nghĩa
vụ với đất nước như người trai trong Tỏ lòng. Những biểu hiện ấy giúp học sinh
nhận ra các em không chỉ có quyền, mà còn có nghĩa vụ và bổn phận. Sự thực
hiện các nghĩa vụ ấy phải dựa trên cơ sở của sự tự nguyện, và phải được thể hiện
bằng hành động thực tế.
11


Giá trị dũng cảm cũng là giá trị sống hiện đại, cung cấp cho các em nền
tảng nhận thức cần thiết để bước vào cuộc sống. Sự dũng cảm iểu hiện rất rõ qua
hành động của Ngô Tử Văn trong Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên. Học sinh
sôi nổi thảo luận về hành động đốt đền của nhân vật. Tôi yêu cầu học sinh lấy
thêm các ví dụ về lòng dũng cảm để từ đó, tiếp tục định hướng cho các em về sự
cần thiết phải có lòng dũng cảm.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sau một thời gian tìm hiểu và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trên vào quá
trình giảng dạy, tôi nhận thấy hiệu quả giáo dục giá trị sống trong dạy học môn
Ngữ văn rất rõ rệt. Các em có thêm định hướng cho suy nghĩ và hành vi của
mình một cách tích cực. Giờ dạy cũng thêm phần sôi nổi hơn. Đặc biệt, các em
có cơ hội rèn luyện kĩ năng bày tỏ ý kiến và trình bày trước đám đông. Quan sát
thêm, tôi thấy nhiều học sinh tỏ ra chú tâm hơn trong học tập và rèn luyện, cho
thấy các em đã ý thức và có sự phấn đấu vì tương lai của chính bản thân mình.
Tôi tiến hành điều tra thực nghiệm ở hai lớp giảng dạy: lớp 10C1 và

10C2, trong đó lớp 10C1 là lớp có nề nếp tốt hơn. Thời gian tiến hành khảo sát
là tháng 9/2018 – khi chưa tiến hành áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Phạm vi
khảo sát là hạnh kiểm của các em thông qua đánh giá xếp loại tháng 9/2018. Kết
quả thu được như sau:
Hạnh kiểm tháng 9/2018
Tiêu chí
Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

SL

25

12

5

0

TL

59.5%

28.6%


11.9%

0%

SL

12

15

8

5

TL

30%

37.5%

20%

12.5%

Lớp
10C1
(42hs)
10C2
(40hs)


Bảng so sánh trên cho thấy tỉ lề học sinh có hạnh kiểm tốt ở lớp 10C1 cao
vượt trội so với 10C2, tỉ lệ học sinh có hạnh kiểm trung bình thấp hơn, không có
học sinh có hạnh kiểm yếu.
Sau đó, lớp 10C2 được áp dụng một số biện pháp giáo dục giá trị sống
trong giờ học Ngữ văn. Đến tháng 4/2019 tôi tiến hành khảo sát lần 2, thu được
kết quả sau:

Hạnh kiểm tháng 4/2019
12


Tiêu chí

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu, Kém

SL

31

10

1

0


TL

73.8%

23.8%

2.4%

0%

SL

30

10

0

0

TL

75%

25%

0%

0%


Lớp
10C1
(42hs)
10C2
(40hs)

Kết quả cho thấy rèn luyện của các em học sinh đều có sự tiến bộ. Nhưng
sự tiến bộ ở lớp 10C2 có phần mạnh mẽ hơn. Tất nhiên sự tiến bộ ấy có nhiều
nguyên nhân, nhưng với vị trí của giáo viên chủ nhiệm, tôi nhận thấy bài học có
giáo dục giá trị sống đã ảnh hưởng không ít đến nhận thức, hành vi và thái độ
của các em, khiến các em có ý thức phấn đấu rõ rệt.
Như vậy, hoạt động giáo dục giá trị sống đã phát huy được hiệu quả
không nhỏ. Trong phạm vi của một môn học, chắc chắn người giáo viên chưa
thể giáo dục một cách đầy đủ và sâu sắc về các giá trị sống. Nhưng việc kết hợp
giáo dục giá trị sống trong môn Ngữ văn là việc làm cần thiết và nên được chú
trọng triển khai để góp phần giáo dục các em trở thành những người vừa có
Đức, vừa có Tài, xứng đáng là những chủ nhân tương lai của đất nước.

13


3. Kết luận và kiến nghị:
3.1.

Kết luận:
Khả năng lồng ghép giáo dục các giá trị sống trong môn Ngữ văn là
không thể phủ nhận. Việc chú ý nhiều hơn đến giáo dục giá trị sống trong quá
trình giảng dạy sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đào tạo
được lớp thế hệ trẻ vừa có Đức, vừa có Tài, xứng đáng là những chủ nhân

tương lai của đất nước.
Cá nhân tôi nhận thấy, chỉ cần người giáo viên đầu tư công sức, thời gian,
chịu khó tìm tòi, thể nghiệm thì sẽ luôn tìm được cách thức truyền tải bài học
một cách phù hợp nhất, hiệu quả nhất, hấp dẫn nhất.
3.2. Kiến nghị:
- Đối với ngành giáo dục , tôi đề nghị tăng cường các buổi tập huấn, học tập
chuyên đề (với những môn học cụ thể), giúp phát huy tốt nhất hiệu quả của giáo
dục giá trị sống trong quá trình giáo dục.
- Đối với nhà trường, cần đa dạng hoá các hoạt động giáo dục giá trị sống, tạo
điều kiện cho học sinh có ý thức hơn trong quá trình tiếp cận tri thức mới theo
phương pháp giảng dạy mới.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của cá nhân tôi trong giảng dạy môn
Ngữ văn, chắc hẳn còn rất nhiều thiếu sót. Rất mong anh chị em đồng nghiệp
nhận xét, đóng góp ý kiến, để tôi có điều kiện
tìm hiểu và vận dụng sáng kiến kinh nghiệm này ở một phạm vi rộng hơn, với
độ dài hơi hơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 05 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.

LÊ THỊ THỦY

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Luật giáo dục – Nhà xuất bản Lao động - xã hội. 2014
[2] Tài liệu tập huấn: Giáo dục giá trị và kĩ năng sống cho học sinh phổ thông –
Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Hoa (Trường Đại học giáo dục, Đại học
Quốc gia Hà Nội)
[3] Những giá trị sống cho tuổi trẻ - Diane Tillman – Nhà xuất bản tổng hợp TP.
Hồ Chí Minh – 2000.
[4] Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyện giáo viên THPT – Modul 36.

15



×