Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

SKKN nâng cao hiệu quả dạy học một số bài trong chương trình ngữ văn 10 cơ bản qua phương pháp dạy học tích hợp cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (793.21 KB, 23 trang )

1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại hiện đang được quan tâm
nghiên cứu và áp dụng vào nhà trường ở nhiều nước trên thế giới và Việt Nam.
Chương trình THPT, môn Ngữ văn, năm 2002 do Bộ GD&ĐT dự thảo đã ghi rõ:
“Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo để tổ chức nội dung chương trình,
biên soạn SGK và lựa chọn các phương pháp giảng dạy.” [tr. 27] “Nguyên tắc tích
hợp phải được quán triệt trong toàn bộ môn học, từ Đọc văn, Tiếng Việt đến Làm văn;
quán triệt trong mọi khâu của quá trình dạy học; quán triệt tromg mọi yếu tố của hoạt
động học tập; tích hợp trong chương trình; tích hợp trong SGK; tích hợp trong phương
pháp dạy học của GV và tích hợp trong hoạt động học tập của HS; tích hợp trong các
sách đọc thêm, tham khảo.” [tr.40].
Như vậy, ở nước ta hiện nay, vấn đề cần hay không cần tích hợp trong xây
dựng nội dung chương trình, biên soạn SGK và lựa chọn các phương pháp giảng dạy
môn Ngữ văn không đặt ra nữa. Bài toán đang đặt ra trong lĩnh vực lí luận và phương
pháp dạy học bộ môn là phải tiếp cận, nghiên cứu và vận dụng dạy học tích hợp vào
dạy học Ngữ văn ở THPT nhằm hình thành và phát triển năng lực cho HS một cách
có hiệu quả hơn, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục và đào tạo của bộ môn
.Với quan điểm như vậy, chương trình sách giáo khoa mới so với các bộ sách đã
được giảng dạy lâu nay tất nhiên là có nhiều điểm khác biệt. Do vậy, người làm công
tác giảng dạy không thể không tìm cách tự thay đổi phương pháp dạy học cho phù
hợp với yêu cầu mới, mục tiêu dạy học mới. Chính vì lí do trên tôi chọn đề tài
“Nâng cao hiệu quả dạy học một số bài trong chương trình Ngữ văn lớp 10 – CB
qua phương pháp dạy học tích hợp” cho học sinh trường THPT Thường Xuân 2
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Ở nước ta, từ thập niên 90 của thế kỷ XX trở lại đây, vấn đề xây dựng môn
học tích hợp với những mức độ khác nhau mới thực sự được tập trung nghiên cứu,
thử nghiệm và áp dụng vào nhà trường phổ thông, chủ yếu ở bậc Tiểu học và cấp
THCS. Trước ñó, tinh thần giảng dạy tích hợp chỉ mới được thực hiện ở những mức
độ thấp như liên hệ, phối hợp các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học hay phân
môn khác nhau để giải quyết một vấn đề giảng dạy.


1


Hiện nay, xu hướng tích hợp vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm
và áp dụng vào đổi mới chương trình và SGK THPT. Mặc dù đã được qua một số đợt
tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên về đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm
tích hợp, nhưng do chương trình quá mới mẻ nên chưa hẳn tất cả giáo viên đều đã
nhận thức về vấn đề một cách thấu đáo.Bản thân người viết đề tài này cũng không ít
lần lúng túng trong thiết kế bài dạy cũng như vận dụng một cách hiệu quả các
phương pháp dạy học theo quan điẻm tích hợp.
Từ những cơ sở trên, khi chọn đề tài này người viết cũng không ngoài mục
đích là muốn đúc rút những vấn đề lí luận cơ bản nhằm giúp cho việc nhận thức về
phương pháp dạy học theo quan điểm tích hợp rõ hơn, từng bước góp phần đổi mới
phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Ngữ văn bậc
THPT ( nâng cao năng lực sử dụng những kiến thức và kĩ năng mà HS lĩnh hội được,
bảo đảm cho mỗi HS khả năng huy động có hiệu quả những kiến thức và kĩ năng của
mình để giải quyết những tình huống có ý nghĩa, cũng có khi là một tình huống khó
khăn, bất ngờ, một tình huống chưa từng gặp. Mặt khác, tránh được những nội dung,
kiến thức và kĩ năng trùng lặp, đồng thời lĩnh hội những nội dung, tri thức và năng
lực mà mỗi môn học hay phân môn riêng rẽ không có được ).
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài này tôi chỉ đi vào tìm hểu một số vấn đề lí luận về phương pháp
dạy học tích hợp nói chung và đối với bộ môn Ngữ văn THPT nói riêng, sau đó minh
hoạ bằng một số thiết kế bài giảng trong chương trình lớp 10.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Bản thân tiến hành nghiên cứu dưa trên việc khảo sát các tiết dạy cụ thể trên
lớp bằng việc áp dụng một số phương pháp dạy học .
- Phương pháp dạy học nhóm.
- Phương pháp dạy học theo dự án.
- Phương pháp trò chơi.


2


2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận.
- Tích hợp (integration) có nghĩa là sự hợp nhất, sự hoà nhập, sự kết hợp. Nội
hàm khoa học khái niệm tích hợp có thể hiểu một cách khái quát là sự hợp nhất hay
là sự nhất thể hoá đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất trên những
nét bản chất nhất của các thành phần đối tượng, chứ không phải là một phép cộng
giản đơn những thuộc tính của các thành phần ấy. Hiểu như vậy, tích hợp có hai tính
chất cơ bản, liên hệ mật thiết với nhau, quy định lẫn nhau, là tính liên kết và tính toàn
vẹn. Liên kết phải tạo thành một thực thể toàn vẹn, không còn sự phân chia giữa các
thành phần kết hợp. Tính toàn vẹn dựa trên sự thống nhất nội tại các thành phần liên
kết, chứ không phải sự sắp đặt các thành phần bên cạnh nhau.
Không thể gọi là tích hợp nếu các tri thức, kĩ năng chỉ được thụ đắc, tác động
một cách riêng rẽ, không có sự liên kết, phối hợp với nhau trong lĩnh hội nội dung
hay giải quyết một vấn đề, tình huống. Trong lí luận dạy học, tích hợp được hiểu là
sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống, ở những mức ñộ khác nhau, các kiến thức,
kĩ năng thuộc các môn học khác nhau hoặc các hợp phần của bộ môn thành một nội
dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập
đến trong các môn học hoặc các hợp phần của bộ môn ñó. Trong Chương trình
THPT, môn Ngữ văn, năm 2002 của Bộ GD&ĐT, khái niệm tích hợp cũng được hiểu
là “sự phối hợp các tri thức gần gũi, có quan hệ mật thiết với nhau trong thực tiễn, để
chúng hỗ trợ và tác động vào nhau, phối hợp với nhau nhằm tạo nên kết quả tổng hợp
nhanh chóng và vững chắc.” [tr. 27]
Việc vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học Ngữ văn ở trường THPT chẳng
những dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong các
phân môn Văn học, Tiếng Việt, Làm văn cũng như các bộ phận tri thức khác như hiểu
biết lịch sử xã hội, văn hoá nghệ thuật... mà còn xuất phát từ đòi hỏi thực tế là cần phải

khắc phục, xoá bỏ lối dạy học theo kiểu khép kín, tách biệt thế giới nhà trường và thế
giới cuộc sống, cô lập giữa những kiến thức và kĩ năng vốn có liên hệ, bổ sung cho
nhau, tách rời kiến thức với các tình huống có ý nghĩa, những tình huống cụ thể mà
HS sẽ gặp sau này. Nói khác đi, đó là lối dạy học khép kín “trong nội bộ phân môn”,
biệt lập các bộ phận Văn học, Tiếng Việt và Làm văn vốn có quan hệ gần gũi về bản
chất, nội dung và kĩ năng cũng như mục tiêu, đủ cho phép phối hợp, liên kết nhằm tạo
3


ra những đóng góp bổ sung cho nhau cả về lí luận và thực tiễn, đem lại kết quả tổng
hợp và vững chắc trong việc giải quyết những tình huống tích hợp hoặc những vấn đề
thuộc từng phân môn.
- Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học Ngữ văn là cách thức để khắc
phục, hạn chế lối dạy học đó nhằm nâng cao năng lực sử dụng những kiến thức và kĩ
năng mà HS lĩnh hội được, bảo đảm cho mỗi HS khả năng huy động có hiệu quả
những kiến thức và kĩ năng của mình để giải quyết những tình huống có ý nghĩa,
cũng có khi là một tình huống khó khăn, bất ngờ, một tình huống chưa từng gặp. Mặt
khác, tránh được những nội dung, kiến thức và kĩ năng trùng lặp, đồng thời lĩnh hội
những nội dung, tri thức và năng lực mà mỗi môn học hay phân môn riêng rẽ không
có được.
2.2. Thực trạng của vấn đề.
Chương trình mới chỉ còn một bộ sách với tên gọi chung là Ngữ văn. Trong
khi lâu nay vẫn quen dùng riêng biệt 3 quyển ứng với 3 phân môn được biên soạn
độc lập đó là: Tiếng Việt, Làm văn và Văn học. Chương trình được biên soạn theo
hướng tích hợp. Chương trình phân ban mới soạn theo lô gích tích hợp. Chú trọng
rèn kĩ năng tổng hợp: Đọc, nói, nghe, viết cho học sinh bằng việc gắn kết, phối hợp
các nội dung gần gũi liên quan giữa các phân môn Tiếng Việt, Làm văn, Đọc - hiểu
văn bản. Chương trình được phân bố theo các cụm bài học có kiến thức gần gũi .
Ví dụ:
*Chương trình lớp 10, ở tuần học 21, 25 được sắp xếp gồm :

- Đọc hiểu văn bản :
+ Tựa “Trích diễm thi tập” ( Hoàng Đức Lương )
+ Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn
+ Thái sư Trần Thủ Độ (Ngô Sĩ Liên)
- Xen kẽ là các tiết luyện tập về :
+ Các hình thức kết cấu văn bản thuyết minh.
+ Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
+ Đọc hiểu văn bản văn học.
* Hay từ tuần thứ 26 đến tuần 29, chương trình được bố trí như sau:
+ Đọc- hiểu : Một số đoạn trích trong Truyện Kiều
4


+ Tiếng Việt : Những yêu cầu sử dụng Tiếng Việt.
+ Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối.
- Sắp xếp cụm bài học như vậy chính là nhằm tập trung hình thành và rèn cho
học sinh kỹ năng đọc văn và làm văn. Theo cách bố trí này thì 3 phân môn Tiếng
Việt, làm văn và văn không còn là 3 phân môn độc lập cung cấp những kiến thức kỹ
năng độc lập mà có mối quan hệ qua lại chặt chẽ: Trang bị kiến thức Tiếng Việt là để
giúp đọc - hiểu văn bản, làm văn.Còn các tri thức văn học, văn hoá xã hội, lịch sử,
Tiếng Việt ... là những công cụ cần thiết giúp cho việc đọc- hiểu văn bản văn học
cũng như khả năng tạo lập văn bản .
* Trong hệ thống bài Đọc- hiểu văn bản, việc bố trí sắp xếp bài học cũng theo
hướng tích hợp: Các tác phẩm ở phần này đã được lựa chọn theo từng thể loại theo
từng giai đoạn lịch sử văn học và tổ chức dạy học theo đặc trưng thể loại trên cơ sở
kết hợp chặt chẽ với các bài học , bài luyện tập Tiếng Việt và Làm văn.
Ví dụ:
Ở chương trình Ngữ văn lớp 10, từ tuần 12 đến tuần 15, các tác phẩm lựa chọn
đưa vào phần đọc- hiểu văn bản đều là các tác phẩm thuộc các thể thơ Đường luật
( Thất ngôn bát cú Đường Luật, Thất ngôn tứ tuyệt) như :

+ Thuật hoài ( Phạm Ngũ Lão )
+ Cảnh ngày hè ( Nguyễn Trãi )
+ Cáo tật thị chúng (Mãn Giác thiền sư)
+ Quy hứng ( Nguyễn Trung Ngạn)
+ Nhàn ( Nguyễn Bỉnh Khiêm)
+ Độc Tiểu Thanh kí ( NGuyễn Du )
+ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng ( Lí Bạch )
+ Thu hứng (Đỗ Phủ )...
Cách lựa chọn và sắp xếp bài học như vậy là hoàn toàn khác với chương trình
SGK trước đây .( Sắp xếp theo từng tác giả , giai đoạn văn học và dạy theo hướng
minh hoạ lịch sử văn học ít chú ý đến đặc trưng thể loại). Điều này đã khiến không ít
giáo viên chúng ta cảm thấy lúng túng khi triển khai bài dạy nhất là ở các tác phẩm
cùng một tác giả nhưng lại được bố trí dạy trong nhiều thời điểm khác nhau và những
bài học về tác giả lại dạy sau tác phẩm. Lúng túng là điều không tránh khỏi nhưng
nếu biết định hướng bài dạy theo cách tích hợp thì cũng không khó để tiếp cận và
5


làm quen dần với phương pháp dạy học mới theo quan điểm tích hợp.
Giúp học sinh tiếp cận với hệ thống bài đọc- hiểu theo đặc trưng thể loại là
cách tiếp cận với văn bản văn học một cách khoa học khách quan. Từ đó, giúp hình
thành năng lực tự tìm tòi phát hiện trong quá trình tiếp cận với nhiều tác phẩm khác,
tao cho các em hứng thú tự khám phá vẻ đẹp muôn màu muôn vẻ của tác phẩm văn
học. Tin rằng nếu GV chú ý tổ chức dạy học những bài trên theo đặc trưng thể loại
thì sẽ tích hợp được hệ thống kiến thức kĩ năng cơ bản về đặc điểm của các thể thơ
Đường Luật và những điều này sẽ neo lại trong tâm trí các em để khi cần thiết các
em sẽ huy động nó như là công cụ, chìa khoá để có thể đọc hiểu những tác phẩm
cùng thể loại, cũng như vận dụng để tạo lập văn bản..
2.3. Các giải pháp, biện pháp để giải quyết vấn đề:
2.3.1. Yêu cầu chung :

Phương pháp dạy học theo quan ñiểm tích hợp yêu cầu Giáo viên chú ý hướng dẫn
học sinh tìm hiểu, chiếm lĩnh những tri thức kĩ năng đặc thù của từng phân môn, từng
bài học cụ thể. Đồng thời phải biết khai thác những yếu tố chung, những yếu tố có
mối liên hệ giữa các phân môn, các bài học khác cùng loại. Từ đó giúp hình thành hệ
thống tri thức , kĩ năng cơ bản cho học sinh.
Ví dụ: Khi dạy các bài Đọc - hiểu văn bản văn học ( Chương trình Ngữ văn
nói chung ) cần chú ý :
- Khai thác khía cạnh ngữ âm, ngữ nghĩa, tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ
thuật, làm rõ hiệu quả biểu đạt của các yếu tố ngôn ngữ đó nhằm giúp học sinh cảm
hiểu được cái hay cái đẹp của tác phẩm văn học.
- Khai thác cách kết cấu, lôgich văn bản...Từ đó hình thành kiến thức về đặc
trưng thể loại và kĩ năng tạo lập văn bản.
Như vậy, muốn kết hợp có hiệu quả các phương pháp dạy học để đảm bảo tính
tích hợp, thì ngay ở khâu chuẩn bị, GV cần nắm vững cách phân bố chương trình, bài
dạy để có hướng tổ chức bài dạy theo từng cụm bài cùng đặc trưng thể loại, cụm bài
có điểm giao về nội dung kiến thức kĩ năng, từ đó chú ý thiết kế bài dạy theo hường
tích hợp.
2.3.2. Phương pháp dạy học ở từng phân môn cụ thể :
6


* Dạy Đọc- hiểu văn bản văn học :
- Theo quan điểm tích hợp, dạy đọc- hiểu là quá trình giúp học sinh qua việc
tiếp xúc với văn bản, thông hiểu cả nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa hàm ẩn, thấy được
vai trò, hiệu quả biểu đạt của các hình thức biện pháp ngôn từ, ý nghĩa của hình
tượng nghệ thuật, những thông ñiệp tư tưởng tình cảm, thái độ của người viết gửi
gắm trong tác phẩm cụ thể . Đồng thời, qua nhiều tác phẩm đọc- hiểu cùng thể loại
cần giúp học sinh nắm vững đặc trưng thể loại : về kết cấu, ngôn ngữ ... mang tính
đặc thù của thể loại đó nhằm trang bị cho học sinh kiến thức kĩ năng cơ bản về thể
loại văn học. Do vậy cần:

- Xem dạy Đọc- hiểu là quá trình hướng dẫn học sinh tiếp nhận, hiểu kĩ và
hiểu sâu văn bản. Đồng thời trang bị cho người học kiến thức đọc văn và phương
pháp đọc văn thông qua việc tiếp cận với các tác phẩm tiêu biểu cùng thể loại trong
từng giai đoạn lịch sử nhất định, hình thành kiến thức về thể loại văn học một cách
hệ thống.
* Các bước hướng dẫn đọc- hiểu văn bản văn học:
- Tìm hiểu chung về tác phẩm gồm :
+ Tác giả.
+ Hoàn cảnh ra đời .
+ Xác định thể loại và tìm hiểu đặc trưng thể loại.
+ Tìm hiểu kết cấu của văn bản .
+ Định hướng chủ đề tác phẩm .
=>Hướng dẫn học sinh nắm vững phần kiến thức chung qua hệ thống câu hỏi:
+ Hỏi về hoàn cảnh ra đời ( giúp gì cho việc tìm hiểu tác phẩm? )
+Hỏi về những nét nổi bật trong tiểu sử, sự nghiệp tác giả. ( chi phối ñến sáng
tác như thế nào?
+ Hỏi về đặc điểm thể loại và vai trò tác dụng của thể loại.
+ Câu hỏi xác định bố cục, kết cấu văn bản ( Căn cứ vào mạch truyện, mạch
cảm xúc, theo đặc trưng thể loại ))
- Hướng dẫn đọc hiểu văn bản : Cần chú ý câu hỏi đọc- hiểu kĩ và Đọc - hiểu
sâu văn bản
+ Câu hỏi phát hiện từ ngữ khó , điển tích điển cố...
+ Câu hỏi phát hiện các khía cạnh độc đáo của ngôn ngữ nghệ thuật : Từ ngữ,
7


hình ảnh, chi tiết, các biện pháp tu từ...( Những chi tiết nghệ thuật nào đã được tác
giả sử dụng một cách đặc sắc độc đáo? )
+ Câu hỏi về giá trị biểu đạt,hiệu quả nghệ thuật của các thủ pháp nghệ thuật
nhằm gợi mở, kích thích trí tưởng tượng, khả năng liên tưởng, liên hệ, khả năng cảm

thụ văn học của học sinh .( Ví dụ : Cảm nhận của em về cảnh vật ( con người, tình
cảm, cảm xúc...) ñược gợi qua chi tiết, từ ngữ, hình ảnh...? )
+ Câu hỏi về thông điệp tư tưởng tình cảm, ý nghĩa triết lí... tác giả muốn gửi
gắm qua tác phẩm .( Qua bức tranh cảnh vật ( con người, tâm trạng, cảm xúc...) tác
giả muốn gửi gắm điều gì ? )
+ Câu hỏi về sự đóng góp về nghệ thuật và nội dung của tác phẩm...
* Dạy các bài Tiếng Việt - Làm văn :
Bài học Tiếng Việt và Làm văn trong chương trình SGK mới gồm hai loại :
+ Bài học hình thành lí thuyết .
+ Bài học thực hành củng cố lí thuyết : - Luyện tập Tiếng Việt.
- Viết, trả bài làm văn.
- Tổ chức bài dạy:
* Nguyên tắc chung: Cả bài học Làm văn và Tiếng Việt đều lấy kiểu văn bản
để tổ chức nội dung dạy học nên việc dạy lí thuyết văn bản (Định nghĩa, phân loại,
đặc điểm, cách làm bài ) chỉ do một phân môn đảm nhiệm . Phần luyện tập nhận biết
và rèn kĩ năng tạo lập văn bản không chỉ lấy các văn bản văn học trong chương trình
đọc- hiểu làm ngữ liệu mà còn phải dựa vào nhiều loại ngữ liệu khác để từ đó hình
thành kiến thức kĩ năng tích hợp cho học sinh, giúp các em phân biệt các loại văn
bản, đồng thời thấy được sự kết hợp các kĩ năng trong một văn bản:
+ Miêu tả trong bài văn tự sự.
+ Miêu tả trong các văn bản văn học khác...
Từ những đặc điểm trên, khi dạy Tiếng Việt- Làm văn, giáo viên cần xác định
cụm tương đồng giữa : Kiểu văn bản và loại thể văn bản.
Ví dụ : + Tiếng Việt- Làm văn -Kiểu văn bản tự sự.
- Kiểu văn bản miêu tả.
+ Bài Đọc- hiểu :
-Tác phẩm tự sự
*Tổ chức dạy học Tiếng Việt – Làm văn theo nguyên tắc tích hợp :
8



- Giờ Tiếng Việt :Mỗi bài học đều nhằm cung cấp cho học sinh một đơn vị
ngôn ngữ cụ thể. Do vậy yêu cầu :
+ Hướng dẫn học sinh liên hệ với các tác phẩm đã và đang học trong chương
trình Đọc- hiểu văn bản.
+ Đặt yếu tố ngôn ngữ đó trong văn cảnh cụ thể của tác phẩm, vận dung lí
thuyêt một cách thành thạo để nghe, đọc, hiểu, nối đúng và viết đúng.( kiến thức , kĩ
năng tích hợp).
+ Đặt các yểu tố ngôn ngữ này trong các tình huống đời sống để so sánh mở
rộng giúp học sinh nắm vững khắc sâu kiến thức.
- Giờ Làm văn:
+ Căn cứ vào các văn bản văn học trong phần Đọc - hiểu văn bản, coi như đó
là những văn bản mẫu cho kiểu văn bản và sử dung với vai trò ngữ liệu làm cơ sở
cho việc hình thành lí thuyết ( phân tích cách diễn đạt, kết cấu, bố cục...)
+ Hướng dẫn học sinh vận dụng tổng hợp kiến thức kĩ năng từ phần Đọc-hiểu
văn bản và Tiếng Việt để tạo lập văn bản.
+ Củng cố năng lực nghe, đọc, hiểu và tạo lập văn bản bằng việc làm văn ( tạo
lập một văn bản cụ thể ).
2.4. Tích hợp tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học Ngữ văn.
2.4.1. Vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần
của Đảng và nhân dân ta vì đó là:
+ Trí tuệ của nhân loại, tính cách mạng triệt để của giai cấp công nhân, truyền
thống văn hoá và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
+ Tài sản vô giá: làm nên sức mạnh Việt Nam, chiến thắng mọi kẻ thù xây
dựng và chấn hưng đất nước hôm nay.
- Một nội dung quan trọng được đặc biệt là tư tưởng về đạo đức “Tư tưởng
của người đã và đang soi đường cho cuộc ñấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi,
trở thành những giá trị bền vững của dân tộc Việt Nam và lan toả ra thế giới”. Ngày
27-3-2003, BBT có Chỉ thị số 23 CT/TW về đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo

dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới. Ngày 7/11/2006, BCT có Chỉ thị 06CT/BCT về tổ chức Cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh”
9


2.4.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh
- Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người;
- Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức
mạnh thời đại;
- Sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc;
- Quyền làm chủ của nhân dân; quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ
trang nhân dân;
- Phát triển kinh tế và văn hoá, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân;
- Đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; về chăm lo bồi
dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau;
- Xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh
đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
2.4.3. Nhận thức về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
- Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân
tộc Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm tiếp thu được những truyền thống đạo đức
tốt đẹp của dân tộc. yêu nước, tinh thần dân tộc, sự cố kết cộng đồng, lòng nhân ái,
khoan dung, vị tha, tình đoàn kết. Trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước những
truyền thống này ngày càng phát triển và được củng cố vững chắc trong Hồ Chí
Minh.
- Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự kế thừa và phát triển những tư tưởng
đạo đức tốt đẹp truyền thống của nhân loại, cả phương Đông và phương Tây.
- Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết hợp giữa đạo đức truyền thống với
tư tưởng đạo đức cộng sản.
2.4.4. Yêu cầu, nguyên tắc của việc tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh trong học

tập bộ môn Ngữ văn
- Cần xác định rõ ràng, đây là dạy học bộ môn Ngữ Văn chứ không phải giờ
thuyết giảng về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
- Dựa theo “chuẩn kiến thức, kĩ năng và hướng thái độ” của các môn
học ở trường phổ thông mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
10


- Giáo viên xác định những vấn đề cơ bản, chủ yếu nhất trong tư tưởng và tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh, phù hợp với những kiến thức cơ bản của bài học để
giáo dục cho học sinh.
- Không lấy việc kể chuyện về Bác Hồ thay cho dạy học lịch sử, gây ra gây ra
tình trạng “quá tải” mà không đi đúng trọng tâm, thực hiện mục tiêu của bài học.
Tuân thủ những nguyên lí giáo dục nói chung.
Giáo dục thái độ, tình cảm, tư tưởng nói riêng là học đi đôi với hành, tự
nguyện tự giác, tránh việc áp đặt, cưỡng bức, mệnh lệnh. Thực hiện nguyên tắc nói
và làm; nêu gương những điều học sinh được tiếp nhận phải trở thành hiện thực,
không thể dừng ở nhận thức lý luận, mang tính tư liệu.
2.5. Tạo môi trường giáo dục, kết hợp giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình
và xã hội. Thiếu môi trường giáo dục, không có việc nêu gương của người thầy,
cha mẹ, cán bộ thì việc giáo dục không có kết quả.
- Thiết kế bài dạy học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp không chỉ chú
trọng nội dung kiến thức tích hợp mà cần thiết phải xây dựng một hệ thống việc
làm, thao tác tương ứng nhằm tổ chức, dẫn dắt HS từng bước thực hiện để chiếm lĩnh
đối tượng học tập, nội dung môn học, đồng thời hình thành và phát triển năng lực,
kĩ năng tích hợp, tránh áp đặt một cách làm duy nhất. Giờ học Ngữ văn theo quan
điểm tích hợp phải là một giờ học hoạt động phức hợp đòi hỏi sự tích hợp các kĩ
năng, năng lực liên môn để giải quyết nội dung tích hợp, chứ không phải sự tác động
các hoạt động, kĩ năng riêng rẽ lên một nội dung riêng rẽ thuộc “nội bộ phân môn”.
Nội dung tích hợp của thiết kế giáo án cần tập trung vào những điểm quy tụ, liên

kết nội dung ba bộ phận Văn - Tiếng Việt - Làm văn trong văn bản để xây dựng các
tình huống tích hợp và các hoạt động phức hợp tương ứng nhằm giúp HS tích hợp tri
thức và kĩ năng trong khi xử lí tình huống. Đó có thể là những từ ngữ, câu thơ, đoạn
văn, những chi tiết, hình tượng, các sự kiện, quan hệ, tình huống mà muốn cảm hiểu,
cắt nghĩa, đánh giá đòi hỏi phải vận dụng tri thức liên văn bản, phải tổng hợp hiểu
biết nhiều mặt về lịch sử, xã hội, tâm lí, văn hoá, văn học, ngôn ngữ...
- Quan điểm dạy học tích hợp hay dạy cách học, dạy tự đọc, tự học không
coi nhẹ việc cung cấp tri thức cho HS. Vấn đề là phải xử lí đúng đắn mối quan hệ
giữa bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện kĩ năng và hình thành, phát triển năng lực, tiềm
11


lực cho HS. Đây thực chất là biến quá trình truyền thụ tri thức thành quá trình HS
tự ý thức về phương pháp chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩ năng. Muốn vậy,
chẳng những cần khắc phục khuynh hướng dạy tri thức hàn lâm thuần tuý đã đành,
mà còn cần khắc phục khuynh hướng rèn luyện kĩ năng theo lối kinh nghiệm chủ
nghĩa, ít có khả năng sử dụng vào đọc hiểu văn bản, vào những tình huống có ý
nghĩa đối với HS, coi nhẹ kiến thức, nhất là kiến thức phương pháp.
Tóm lại, “Quan điểm tích hợp cần được hiểu toàn diện và phải được quán
triệt trong toàn bộ môn học: từ Đọc văn, Tiếng Việt đến Làm văn; quán triệt trong
mọi khâu của quá trình dạy học; quán triệt trong mọi yếu tố của hoạt động học tập;
tích hợp trong chương trình, tích hợp trong SGK, tích hợp trong phương pháp dạy
học của GV và tích hợp trong hoạt động học tập của HS; tích hợp trong các sách
đọc thêm, tham khảo. Quan điểm “lấy HS làm trung tâm” đòi hỏi thực hiện việc tích
cực hoá hoạt động học tập của HS trong mọi mặt, trên lớp và ngoài giờ; tìm mọi
cách phát huy năng lực tự học của HS, phát huy tinh thần dân chủ, bồi dưỡng lòng
tin cho HS thì các em mới tự tin và tự học, mới xem tự học là có ý nghĩa và như vậy
đào tạo mới có kết quả.”
2.6. Thiết kế thử nghiệm một số bài dạy theo quan điểm tích hợp.
(phần phụ lục)

2.7. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp.
- Sau khi áp dụng sáng kiến nhằm tạo hứng thú, sự quan tâm, giành thêm thời
gian của học sinh đối với môn học, dạy học theo chủ hướng tích hợp trong (Ngữ Văn
10 - Cơ bản) vào quá trình giảng dạy thực tiễn, chúng tôi thu được những kết quả khả
quan như sau:
+ Học sinh không còn phải lúng túng, bối rối, nhàm chán vì sự trùng lặp kiến
thức giữa kiến thức cơ bản về bài học đã được cung cấp trong SGK và kiến thức
trong giờ học theo chủ đề. Trên cơ sở kiến thức cơ bản về bài học đã được cung cấp
trong SGK, các em học sinh tích cực tham gia thảo luận, hăng hái phát biểu với
những bài học đã được chuẩn bị từ trước và tìm tòi vấn đề mới, lớp học trở nên sinh
động hơn.
12


+ Bản thân người dạy cũng cảm thấy tự tin, chủ động, hứng thú hơn trong việc
đầu tư soạn giáo án, lên lớp. Các em học sinh tự tin hơn khi phát biểu xây dựng bài,
có nhiều thời gian để thảo luận, sáng tạo.
- Kết quả thực hiện đề tài này không những thể hiện hiệu quả ngay trong giờ
học mà còn thể hiện rõ trong kết quả kiểm tra đánh giá qua các bài kiểm tra 15 phút,
bài viết 45 phút và bài thi học kì của học sinh. Đơn cử cụ thể vài bài:
Kết quả bài kiểm tra chất lượng đầu năm học 2018- 2019 của lớp 10C3:
(Theo số liệu ban đầu của sổ điểm cá nhân – khi chưa thực hiện giải pháp)
Tổng số HS
SL
39

Giỏi
SL


Tỉ lệ

Khá
SL
12

Tỉ lệ
30%

Trung bình
SL
Tỉ lệ
21
54%

Yếu
SL
6

Tỉ lệ
16%

Kết quả bài kiểm cuối học kì I năm học 2018- 2019 của lớp 10C3:
(Theo bảng điểm kiểm tra tập trung của trường – khi đã thực hiện giải pháp)
Tổng số HS
SL
39

Giỏi
SL

4

Tỉ lệ
10%

Khá
SL
14

Tỉ lệ
49%

Trung bình
SL
Tỉ lệ
19
36%

Yếu
SL
2

Tỉ lệ
5%

3. Kết luận, kiến nghị.
3.1. Kết luận.
Từ thực tế giảng dạy tôi đã nhận thức rất sâu sắc ý nghĩa thiết thực của việc
13



dạy học theo hướng tích hơp. Chính vì thế tôi luôn cố gắng vận dụng thường xuyên
phương pháp này trong quá trinh chuẩn bị bài và tổ chức các giờ học. Thực tế cho
thấy, nếu giờ học nào giáo viên làm tốt khâu tích hợp thì kết quả giờ học rất tốt: kiến
thức có hệ thống, được khắc sâu, được mở rộng, học sinh có hứng thú và tích cực
hơn và có khả năng vận dụng cao. Để làm tốt việc này tôi nghĩ rằng mỗi giáo viên
cần phải bổ sung, không ngừng nâng cao kiến thức nhiều mặt, nắm chắc chương
trình, mục tiêu đào tạo giáo dục của Đảng và nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Đây
là điều không dễ dàng, nó đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng của mỗi giáo viên. Xuất
phát từ mục đích đổi mới phương pháp,từng bước nâng cao hiệu quả giảng dạy của
bản thân.
3.2. Kiến nghị.
Việc vận dụng dạy học tích hợp liên môn vào dạy học ở môn Ngữ văn là
có hiệu quả đã góp phần nâng cao một bước chất lượng dạy và học trong nhà
trường phổ thông. Trong quá trình thực hiện, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số
kiến nghị như sau:
- Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa nội dung tích hợp cho học sinh.
- Đối với tổ, nhóm chuyên môn tăng cường đổi mới nội dung sinh hoạt để
dạy thử nghiệm, rút kinh nghiệm cả về nội dung và phương pháp tổ chức.
- Đối với Sở giáo dục và đào tạo kết hợp tổ chức hội thảo với việc bồi
dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên.
- Trên đây chỉ là những kết quả nghiên cứu ban đầu trong một khoảng thời gian
hạn hẹp và khả năng bản thân còn hạn chế, chắc chắn còn rất nhiều thiếu sót. Tôi rất mong
nhận được ý kiến nhận xét, góp ý của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để công
việc giảng dạy của tôi sau này được thuận lợi và đạt kết quả cao hơn.
Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm2019
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.


Lê Thị Tình

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chương trình THPT môn Ngữ văn - Bộ GD&ĐT, năm 2002
2. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 ( tập I, II )- NXBGD 2002
14


3. Sách giáo viên Ngữ văn lớp 10 ( tập I, II )- NXBGD 2002
4. Tài liệu tập huấn tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, năm 2010
5. Những giá trị sống cho Tuổi trẻ , Diane TillMan, Nxb TP.HCM, 2000.
6. Sổ tay phương pháp giảng dạy và đánh giá, TS.Lê Văn Hảo (chủ biên), Trường
Đại học Nha Trang, 2008.

PHẦN PHỤ LỤC
Tiết 35. Đọc văn: TỎ LÒNG (Thuật hoài)
(Sách giáo khoa Ngữ văn 10 – CB)
15


Phạm Ngũ Lão
A-MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Vẻ đẹp của con người thời Trần với tầm vóc, tư thế, lí tưởng cao cả ; vẻ đẹp
của thời đại với khí thế hào hùng, tinh thần quyết chiến thắng.
- Hình ảnh kì vĩ ; ngôn ngữ hàm súc, giàu tính biểu cảm.
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng tìm hiểu một bài thơ trữ tình ngôn chí trung đại theo thể Đường luật.
3. Tư duy, thái độ, phẩm chất.

- Tự hào về vẻ đẹp của con người trong thời đại anh hùng, thời đại mang tinh
thần quyết chiến quyết thắng - thời đại Đông A. Nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão, khát
vọng, trở thành một công dân có ích cho đất nước trong tương lai.
4. Định hướng phát triển năng lực.
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và
sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng.
HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo.
C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN.
Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo
luận, tích hợp lịch sử kháng chiến chống Nguyên Mông.
D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ
- Ngôn ngữ sinh hoạt là gì? Các dạng tồn tại của nó?
3. Bài mới:
Hoạt động 1. Khởi động
Nội dung chủ đạo của VHTĐVN giai đoạn từ thế kỉ X-XIV là nội dung yêu
nước với âm hưởng hào hùng. Âm hưởng đó được thể hiện rõ trong những tác phẩm
VH đời Trần. Hào khí Đông A cuộn trào trong lời Hịch tướng sĩ vang dậy núi sông
của Trần Hưng Đạo, khúc khải hoàn ca đại thắng Phò giá về kinh của Trần Quang
Khải, áng văn vô tiền khoáng hậu Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu,... và
cả trong lời Tỏ lòng của kẻ làm trai thời loạn - Phạm Ngũ Lão. Hôm nay, chúng ta sẽ
cùng tìm hiểu nỗi lòng của bậc võ tướng toàn tài, người con của làng Phù Ủng ấy.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức I. TÌM HIỂU CHUNG
mới
1. Tác giả Phạm Ngũ Lão

Tìm hiểu chung
Trình bày những nét chính về tác
16


giả Phạm Ngũ Lão?
HS trả lời.
- GV gọi HS nhận xét
- GV chốt kiến thức

*GV tích hợp với kiến thức môn
lịch sử

Bài thơ ra đời trong bối cảnh lịch sử
như thế nào? Bằng việc tích hợp với
môn lịch sử, hãy tái hiện lại hoàn
cảnh lịch sử lúc đó.
- HS trình bày sản phẩm

Yêu cầu hs đọc VB.
- Cho HS đọc bài thơ (HS có thể
ngâm bài thơ?)
- Bài thơ viết theo thể thơ nào?
Theo em thể thơ đó có những cách
chia bố cục ra sao? Từ đó em hãy
nêu bố cục văn bản?
Gợi ý
Hs có thể đưa ra 2 cách phân chia
bố cục:
- 4 phần: khai - thừa - chuyển- hợp

- 2 phần: 2 câu đầu (tiền giải) và hai
câu sau (hậu giải).
Gv hướng hs đến cách 2 - cách

2. Văn bản
a. Hòan cảnh sáng tác
Bài thơ ra đời trong không khí quyết chiến,
quyết thắng giặc Mông - Nguyên của quân đội
nhà Trần.
b. Nhan đề
- Thuật: Bày tỏ
- Hoài: nỗi lòng
-> Bày tỏ nỗi lòng
c. Thể loại, bố cục
- Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Bố cục: 2 phần.
+ Hai câu đầu: Hình tượng con người và quân
đội thời Trần.
+ Hai câu sau: Chí làm trai- tâm tình của tác
giả.
II. ĐỌC – HIỂU
1. Hai câu đầu
So sánh giữa bản dịch và nguyên tác
- Hoành sóc: cắp ngang ngọn giáo thế tĩnh
tư thế chủ động, tự tin, điềm tĩnh của con
người có sức mạnh, nội lực.
- Múa giáo thế động gợi trình độ thuần thục
của nghề cung kiếm trong thao tác thực hành,
có chút phô trương, biểu diễn.
 Dịch chưa thật đạt Thơ Đường luật chữ

Hán rất hàm súc, uyên bác, khó dịch cho thấu
đáo.
 Dịch giả muốn giữ đúng luật thơ (nhị tứ lục
phân minh: chữ 2, 4, 6 đối thanh, bài thơ có
luật trắc thanh 2, 4, 6: T-B-T)
- Khí thôn ngưu- “nuốt trôi trâu”  phù hợp
với hình ảnh so sánh phóng đại: “ba quân như
hổ báo”
- Vẻ đẹp của con người thời Trần - chân dung
tự họa của tác giả:
17


phân tích thơ tứ tuyệt của Kim
Thánh Thán: phần tiền giải- thường
nêu sự việc, câu chuyện, cảnh vật;
phần hậu giải- thường là cảm nghĩ
của tác giả.
- Câu hỏi nhóm : So với nguyên tác
(qua bản phiên âm và dịch nghĩa),
em hãy so sánh nghĩa của từ
“hoành sóc” với “múa giáo”, “khí
thôn ngưu” với “nuốt trôi trâu”?
Các cách dịch đó đạt và chưa đạt ở
điểm nào?
- HS lên bảng trình bày

- Vẻ đẹp của con người thời Trần và
quân đội thời Trần được tác giả thể
hiện như thế nào trong 2 câu thư

đầu?
*GV mở rộng bình về 2 hình ảnh:
khí thôn ngưu
HS nhóm trình bày?
GV gọi HS nhận xét và chốt ý
GV chia lớp thành 3 nhóm và yêu
cầu HS thực hiện kĩ thuật KWL:
Hãy nói về những điều em đã biết?
Điều em muốn biết và điều em học
được qua 2 câu thơ?
GV có thể gợi ý để HS chú ý vào:
+ Khái niệm công danh và quan
niệm về chí làm trai trong VH.
 Công danh được coi là món nợ
với cuộc đời mà những trang nam
nhi thời PK phải trả. Trả xong nợ
công danh có nghĩa là đã hoàn
thành nghĩa vụ với đời, với dân, với
nước, để lại tiếng thơm được mọi
người ngợi ca...
- Nêu một số câu ca dao, câu thơ
của các nhà thơ trung đại nói về chí
làm trai: “Làm trai...đoài yên”(ca

+ Tư thế: “cầm ngang ngọn giáo”  chủ động,
hiên ngang, oai hùng.
+ Tầm vóc: con người đối diện với non sông
đất nước lớn lao, kì vĩ, mang tầm vóc vũ trụ,
sánh ngang, thậm chí như át cả ko gian bát
ngát mở ra theo chiều rộng của núi sông trong

thời gian dằng dặc (“mấy thu”- con số tượng
trưng chỉ thời gian dài).
- Ba quân: 3 đạo quân (tiền- trung- hậu quân)
 chỉ quân đội nhà Trần.
- Biện pháp nghệ thuật: so sánh phóng đại.
- Sức mạnh của quân đội
- Sức mạnh của hổ báo nhà Trần (có thể nuốt
trôi trâu)
 Sức mạnh vật chất và tinh thần quyết chiến
quyết thắng, khí thế hào hùng của quan đội
nhà Trần- đội quân mang hào khí Đông A,
mang âm hưởng sử thi.
 Cách nhìn của tác giả: vừa mang nhãn quan
hiện thực khách quan vừa là cảm nhận chủ
quan, kết hợp yếu tố hiện thực và lãng mạn.
2. Hai câu sau
- Công danh trái: món nợ công danh.
- Công danh nam tử: sự nghiệp công danh của
kẻ làm trai.
- Công danh: + lập công (để lại sự nghiệp)
+ lập danh (để lại tiếng thơm)
 Công danh biểu hiện chí làm trai của trang
nam nhi thời PK: phải làm nên sự nghiệp lớn,
vì dân, vì nước, để lại tiếng thơm cho đời,
được mọi người ngợi ca, tôn vinh.
Đó là lí tưởng sống tích cực, tiến bộ Sự
nghiệp công danh của cá nhân thống nhất với
sự nghiệp chung của đất nước - sự nghiệp
chống giặc ngoại xâm cứu dân, cứu nước, lợi
ích cá nhân thống nhất với lợi ích của cộng

đồng.
 Chí làm trai của Phạm Ngũ Lão có tác dụng
cổ vũ con người từ bỏ lối sống tầm thường,
ích kỉ, sẵn sàng chiến đấu hi sinh cho sự
nghiệp cứu nước, cứu dân để “cùng trời đất
muôn đời bất hủ”.
- Vũ Hầu- Khổng Minh Gia Cát Lượng- bậc kì
tài, vị đại quân sư nổi tiếng tài đức, bậc trung
thần của Lưu Bị thời Tam Quốc.
- Thẹn hổ thẹn Phạm Ngũ Lão thẹn chưa có
được tài mưu lược lớn như Gia Cát Lượng đời
Hán để trừ giặc, cứu nước.
Các nhà thơ trung đại mang tâm lí sùng cổ
18


Hoạt động 4. Hoạt động bổ sung.
4. Củng cố:
- Nét đẹp về nghệ thuật và nội dung của bài “Tỏ lòng”.
5. Dặn dò:
- Học thuộc bài và tự giác luyện tập.
- Soạn bài “Cảnh ngày hè” - Nguyễn Trãi.

Tiết 38. Đọc văn: CẢNH NGÀY HÈ
Nguyễn Trãi
A-MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Cảm nhận vẻ đẹp độc đáo của bức tranh thiên nhiên ngày hè, vẻ đẹp tâm hồn
của Nguyễn Trãi với tình yêu thiên nhiên, yêu đời, nặng lòng với nhân dân, đất nước.
- Vẻ đẹp thơ Nôm Nguyễn Trãi

2. Kĩ năng:
Có kĩ năng phân tích một bài thơ Nôm của Nguyễn Trãi.
3. Tư duy, thái độ, phẩm chất:
Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, đất nước, tình cảm gắn bóa với cuộc sống của
người dân.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và
sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo
19


luận, tích hợp.
D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ
GV: Hào khí Đông A được thể hiện như thế nào trong bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm
Ngũ Lão.
3. Bài mới
Hoạt động 1. Khởi động
Nguyễn Trãi (1380-1442) là tác giả VH lớn của VHTĐVN. Ông không chỉ là
tác giả của những áng hùng văn “có sức mạnh bằng mười vạn quân” (Bình Ngô đại
cáo, Quân trung từ mệnh tập) mà còn là tác giả của những bài thơ Nôm chan chứa
cảm xúc, tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, nặng lòng với nhân dân, đất nước. Tập thơ
Nôm Quốc âm thi tập của ông gồm 254 bài, là tập thơ Nôm sớm nhất, bông hoa đầu
mùa rực rỡ nhất của thơ Nôm, đánh dấu bước phát triển của VH chữ Nôm trong

VHTĐ. Tập thơ đó có nhiều phần, trong đó có phần Vô đề (không có tựa đề) nhưng
được xếp thành một số mục cho chúng ta thấy rõ bức chân dung tinh thần của Ức
Trai. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài thơ Bảo kính cảnh giới-số 43 (Cảnh
ngày hè) thuộc mục Bảo kính cảnh giới (Gương báu răn mình).
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức I. Tìm hiểu chung
mới
1. Tập thơ Quốc âm thi tập
GV Hd hs tìm hiểu phần tiểu dẫn - Gồm 254 bài thơ Nôm.
SGK.
- Các phần của tập thơ:
- Số lượng tác phẩm của tập thơ Quốc + Vô đề: Ngôn chí, Mạn thuật, Tự thán,
âm thi tập?
Bảo kính cảnh giới,...
- Các phần của tập thơ trên?
+ Môn thì lệnh: về thời tiết.
+ Môn hoa mộc: về cây cỏ.
+ Môn cầm thú: về thú vật.
- Nội dung: Thể hiện vẻ đẹp của con người
Nguyễn Trãi với 2 phương diện:
- Nội dung và nghệ thuật của nó?
+ Người anh hùng với lí tưởng nhân nghĩa,
yêu nước, thương dân.
+ Nhà thơ với tình yêu thiên nhiên, quê
hương, đất nước, cuộc sống, con người.
- Nghệ thuật:
+ Việt hóa thơ thất ngôn bát cú Đường luật,
sáng tạo thể thất ngôn xen lục ngôn.
+ Ngôn ngữ vừa trang nhã, trau chuốt vừa

bình dị, tự nhiên, gần với đời sống thường
ngày.
GV hd hs đọc bài thơ (đọc diễn cảm 2. Bài thơ Bảo kính cảnh giới- số 43
bài thơ với giọng đọc: thanh thản, - Là bài số 43 thuộc mục Bảo kính cảnh
20


vui)
- Xuất xứ bài thơ?
? GV gọi hs nêu nhan đề của bài thơ ?
? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ
như thế nào?
? Bài thơ nên chia bố cục thành mấy
phần? Nội dung của từng phần?

? Chủ đề của bài thơ là gì?
GV Hd hs đọc – hiểu văn bản.

- Bức tranh cảnh ngày hè được cảm
nhận trong khoảng thời gian nào?
- Những hình ảnh nào, âm thanh nào
được Nguyễn Trãi miêu tả trong bức
tranh thiên nhiên, cuộc sống ngày hè?
- Tác giả dùng nhiều động từ diễn tả
trạng thái của cảnh ngày hè. Đó là
những động từ nào, trạng thái của
cảnh được diễn tả ra sao?
- Phân tích, chứng minh cảnh vật
thiên nhiên và cuộc sống con người
có sự hài hòa về âm thanh và màu sắc,

cảnh vật và con người?

giới (Gương báu răn mình) có 62 bài.
- Nhan đề: Cảnh ngày hè do người biên
soạn sgk đặt.
- Thể thơ: thất ngôn xen lục ngôn.
- Bố cục: 2 phần
+ Câu 2- câu 5: vẻ đẹp bức tranh thiên
nhiên, cuộc sống.
+ Câu 1, câu 7 - 8: vẻ đẹp tâm hồn của
Nguyễn Trãi.
- Chủ đề: bộc lộ nỗi lòng, chí hướng của tác
giả
II. Đọc- hiểu văn bản
1.Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên, cuộc
sống
- Thời gian: tịch dương- lúc mặt trời sắp
lặn chiều muộn, ngày tàn.
- Những hình ảnh của bức tranh thiên
nhiên, cuộc sống được miêu tả:
+ Cây hòe.
+ Hoa lựu.
+ Hoa sen.
+ Âm thanh của cuộc sống con người: lao
xao chợ cá.
+ Âm thanh của tự nhiên: dắng dỏi cầm ve.
- Sắc thái của cảnh vật:
* Cây hoè: + Động từ mạnh “đùn đùn” gợi
tả sự vận động của một nguồn sống mãnh
liệt, sôi trào.

+ Kết hợp với hình ảnh miêu tả
“tán rợp giương”- tán giương lên che rợp.
 Hình ảnh cây hoè đang ở độ phát triển, có
sức sống mãnh liệt.
* Hoa lựu: Động từ mạnh “phun” thiên về
tả sức sống. Nó khác với tính từ “lập loè”
trong thơ Nguyễn Du (Dưới trăng quyên
đã gọi hè/ Đầu tường lửa lựu lập loè đơm
bông) thiên về tạo hình sắc.
 Động từ mạnh “phun” diễn tả trạng thái
tinh thần của sự vật, gợi tả những bông
thạch lựu bung nở tựa hồ một cơn mưa hoa.
* Hoa sen: “tiễn mùi hương”- ngát mùi
hương.
Tính từ “ngát” gợi sự bừng nở, khoe 21
sắc,


4. Củng cố:
Đọc văn bản Văn học trung đại khác với việc đọc tác phẩm văn học hiện đại, do các
đặc điểm của Văn học trung đại tạo nên.
+ Việc văn bản Văn học trung đại phần lớn viết bằng chữ Hán và chữ Nôm đã
gây nên những khó khăn về văn bản.( cần đối chiếu so sánh với nguyên tác nếu là thơ
dịch. Chú ý các từ ngữ biểu tượng, các điển cố. Nếu là thơ Nôm, nên lưu ý các bản
phiên âm, có thể có dị bản, chú ý tiếng Việt cổ).
+ Văn học trung đại thiên về biểu hiện tâm, chí con người. Sự miêu tả thường
mang tính biểu trưng, biểu tượng, làm cho các hình ảnh miêu tả thiên về tính chất
ước lệ, quy phạm. Người ta không ngại dùng hành vi khác thường, phóng đại để tỏ
chí; dùng điển cố làm biểu tượng để nói lên tâm sự của tác giả; dùng hình ảnh
tượng trưng như tùng, cúc, trúc, mai…để thể hiện tâm, chí lại càng phổ biến. Nếu

không hiểu ngôn ngữ ước lệ đó thì dễ có nguy cơ hiểu lầm.
+ Văn học trung đại do thiên về biểu hiện tâm, chí nên thường sáng tạo những
tính cách cao thượng, lý tưởng, tiêu biểu cho tâm, chí con người. Đó là những hình
ảnh đẹp có giá trị giáo dục và cổ vũ đạo đức rất cao.
+ Văn học trung đại thường lời ít, ý nhiều, ngôn ngữ hàm súc, “ý tại ngôn
ngoại”.
Như vậy ở bài học này đã tích hợp tri thức ở tất cả các phân môn: đọc văn,
làm văn, tiếng Việt, lí luận văn học; ở nhiều lĩnh vực như: lịch sử, văn học, tôn giáo
(Tư tưởng nhân nghĩa, chí làm trai), tích hợp được cả tư tưởng , đạo đức Hồ Chí
Minh. Học xong học sinh không chỉ được củng cố, cung cấp thêm tri thức, rèn được
kĩ năng cảm thụ văn bản văn học trung đại mà các em còn được bồi đắp thêm những
phẩm chất cao đẹp như lòng nhân ái, tình yêu Tổ quốc, lối sống trung thực, giản dị…
khiến đời sống tâm hồn càng thêm phong phú và trong sáng.

22


23



×