Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

SKKN sử dụng hiệu quả phương pháp sơ đồ bảng, biểu trong dạy học ngữ văn 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 31 trang )

Sử dụng hiệu quả phương pháp sơ đồ, bảng biểu trong dạy – học Ngữ văn 12

1. Mở đầu:
1.1. Lý do chọn đề tài:
Bàn về vai trò và ý nghĩa của văn học, Rasul Gamzatop cho rằng:
“Người ta thường nói văn học là nhân học. Tôi công nhận. Nhưng với riêng
tôi, văn học không chỉ là môn khoa học về con người. Cái cốt lõi của nó là
lòng nhân ái”. Trải qua bao tháng năm, văn học đã chứng minh được sức mạnh
to lớn của mình. Rằng không có một môn khoa học nào gần gũi với con người,
ảnh hưởng trực tiếp đến tư tưởng, tình cảm của con người như môn Ngữ văn.
Học văn, chúng ta có thể có nhiều cảm xúc lẫn lộn: vui, buồn, yêu thương, căm
ghét, xót xa,…Văn học giúp chúng ta thanh lọc tâm hồn, giúp chúng ta sống tốt
hơn. Đó là những điều không ai có thể phủ nhận.
Thế nhưng để hiểu được các tác phẩm văn học lại là một vấn đề không hề
đơn giản. Đó là cả một quá trình tìm hiểu, khám phá, cảm nhận. Nhà văn Nga
L.Tôn xtôi từng viết: "Cái quý nhất không phải là biết quả đất tròn mà là biết
người ta đã tìm ra nó bằng cách nào". Việc đánh giá một tác phẩm văn học
cũng vậy, điều quan trọng không phải là biết nó hay mà phải biết nó hay như thế
nào? Vì vậy, một trong những mục đích quan trọng hàng đầu của phương pháp
dạy học văn trong nhà trường phổ thông là qua việc học tập bộ môn này, nhà
trường dần dần hình thành cho học sinh khả năng tự tiếp nhận tác phẩm văn
chương một cách độc lập, không gò ép, suy diễn và quan trọng hơn là phải biết
phân tích, đánh giá tác phẩm một cách đúng hướng, nhất là khi bắt gặp những
tác phẩm mới.
Tuy nhiên việc giảng dạy môn Ngữ văn hiện nay đang gặp rất nhiều khó
khăn. Đây là hiện tượng chung do nhiều nguyên nhân khác nhau mang lại. Một
phần do bản thân giáo viên chưa thực sự thu hút được học sinh “theo đuổi” môn
học của mình. Một phần do kỹ năng khai thác thông tin, cảm thụ tác phẩm của
học sinh trong trường THPT còn nhiều lúng túng. Xuất phát từ thực tế đó, bản
thân tôi luôn trăn trở, tìm tòi phương pháp, hướng khai thác tác phẩm để vận
dụng trong từng bài dạy cụ thể nhằm tháo gỡ cho riêng mình những khó khăn


chung. Một trong những vấn đề quan trọng của giáo dục là đổi mới phương pháp
dạy học. Tinh thần của vấn đề này là biến quá trình dạy học thành quá trình tự
học, tự tìm hiểu khám phá và xây dựng kiến thức của người học với vai trò dẫn
dắt khéo léo của người thầy[2]. Trong những năm học qua, để góp phần thực
hiện nhiệm vụ trọng tâm là đổi mới phương pháp dạy học, bản thân tôi đã không
ngừng tìm tòi, sáng tạo để làm mới tiết dạy của mình. Để những giờ học văn trôi
đi thật nhẹ nhàng mà hiệu quả lại cao.
Chính vì lẽ đó, tôi mạnh dạn đề xuất một phương pháp. Phương pháp này
tuy không mới nhưng phù hợp với đối tượng học sinh ở trường THPT Thạch
Thành 4 mà lại khơi gợi được xúc cảm và tạo được hứng thú cho các em trong

Lê Thị Tuyến

Trường THPT Thạch Thành 4

1


Sử dụng hiệu quả phương pháp sơ đồ, bảng biểu trong dạy – học Ngữ văn 12

mỗi giờ giảng văn, đó là: “Sử dụng hiệu quả phương pháp sơ đồ, bảng biểu
trong dạy – học Ngữ văn 12” để nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp sơ đồ,bảng biểu trong dạy học sẽ phát huy được tính
tích cực, tự giác, chủ động học tập và rèn luyện khả năng tự học cho học sinh.
Sử dụng phương pháp sơ đồ, bảng biểu trong dạy học sẽ làm thay đổi nhận
thức của giáo viên về đổi mới phương pháp trong giảng dạy, kích thích sự húng
thú học tập của học sinh, từ đó góp phần nâng cáo chất lương học tập cũng như
nâng cao tỉ lệ học sinh khá, giỏi trong nhà trường.
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

1.3.1. Đối tượng
- Chương trình Ngữ văn 12 cơ bản
- Học sinh lớp 12 trường THPT Thạch Thành 4 năm học 2017 - 2018
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp sơ đồ, bảng biểu trong dạy học Ngữ văn 12 ở trường
THPT Thạch Thành 4.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Cơ sở lý luận:
2.1.1. Quan niệm về sơ đồ, bảng biểu.
Sơ đồ, bảng biểu là gì? “Sơ đồ là những hình vẽ quy ước, sơ lược nhằm
mô tả một đặc trưng nào đó của một sự vật hay một quá trình. Sơ đồ, bảng biểu
là một trong những phương pháp thuộc nhóm phương pháp dạy học trực quan.
Phương pháp này sử dụng những hình vẽ, quy ước, thiết kế mẫu bảng để
mô hình hóa các bài học nhằm giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản về
bài học[1].
Để sử dụng phương pháp sơ đồ, bảng biểu trong dạy học có hiệu quả
trước tiên các kiến thức cơ bản cần được sắp xếp dưới dạng mô hình sơ đồ,
bảng biểu. Sơ đồ, bảng biểu tạo thành một tổ chức hình khối phản ánh cấu trúc
và lôgíc bên trong của một khối lượng kiến thức một cách khái quát, súc tích
và trực quan cụ thể nhằm giúp cho học sinh nắm vững kiến thức, khái quát
được những nội dung cơ bản của bài học đồng thời qua đó mà phát triển được
năng lực nhận thức của học sinh” [1].

Lê Thị Tuyến

Trường THPT Thạch Thành 4


2


Sử dụng hiệu quả phương pháp sơ đồ, bảng biểu trong dạy – học Ngữ văn 12

Dạy học theo sơ đồ, bảng biểu là cách thức hoạt động phối hợp thống
nhất giữa người dạy và người học, giúp người học hiểu được bản chất của các sự
vật, hiện tượng liên quan đến nội dung, nhiệm vụ dạy học dựa vào sơ đồ, bảng
biểu[1].
2.1.2. Những ưu thế của phương pháp dạy học theo sơ đồ, bảng biểu.
Phương pháp dạy học theo sơ đồ, bảng biểu có thể phát huy được tính tích
cực của học sinh, huy động tối đa các giác quan của người học tham gia vào quá
trình nhận thức, lĩnh hội kiến thức. Kiến thức bài học được cụ thể hóa dưới dạng
các sơ đồ, bảng biểu ngắn gọn, dễ nhớ nên học sinh dễ dàng hơn trong việc phát
triển ý tưởng, tìm tòi và xây dựng kiến thức mới. Khi giáo viên dùng sơ đồ, bảng
biểu để minh họa sẽ tạo được hiệu quả cao vì chỉ trong một thời gian rất ngắn
học sinh có thể khái quát được một lượng kiến thức lớn vừa làm sáng tỏ bài
giảng vừa xâu chuỗi kiến thức lại với nhau[1].
Sử dụng phương pháp sơ đồ, bảng biểu trong dạy học sẽ tạo sự hứng thú
cho học sinh trong giờ học, giúp tiết học trở nên sinh động, lôi cuốn hơn. Đặc
biệt là giúp học sinh phát triển khả năng quan sát, kích thích tư duy, nhớ bài học
lâu hơn.
Sử dụng phương pháp sơ đồ, bảng biểu trong dạy học sẽ giúp học sinh
khám phá tri thức mới theo trình tự lôgíc, hiểu được bản chất của vấn đề, nắm
chắc nội dung bài học, điều này rất thuận lợi cho quá trình tái hiện tri thức khi
cần thiết[1].
2.1.3. Những hạn chế của phương pháp dạy học theo sơ đồ, bảng biểu.
Như chúng ta đã biết, bản chất của phương pháp này là kiến thức được
mô hình hóa bằng sơ đồ, bảng biểu nên thường ngắn gọn không thể chi tiết nếu

người học không hiểu được bản chất sẽ gặp khó khăn trong quá trình học tập. Ví
dụ: Khi tìm hiểu tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” – Tô Hoài. Nếu chưa đọc văn bản,
chưa nắm được nội dung cơ bản thì trước một sơ đồ, bảng biểu học sinh đó vẫn
lúng túng, ngỡ ngàng, bối rối. Thậm chí không lí giải được vì sao lại như thế?
Nếu sử dụng phương pháp sơ đồ, bảng biểu cho một lượng kiến thức quá
lớn thì người học không biết bắt đầu từ đâu để ghi nhớ và liên tưởng các phần
kiến thức với nhau.
Nếu sử dụng phương pháp sơ đồ, bảng biểu không đúng lúc, đúng chỗ
hoặc quá lạm dụng sẽ làm cho học sinh mất phương hướng, từ đó sẽ không hứng
thú với việc tiếp thu bài giảng.
Vì vậy giáo viên cần có trình độ chuyên môn vững vàng, học sinh phải có
tư duy sáng tạo, nhạy bén thì mới vận dụng tốt phương pháp này[1].

Lê Thị Tuyến

Trường THPT Thạch Thành 4

3


Sử dụng hiệu quả phương pháp sơ đồ, bảng biểu trong dạy – học Ngữ văn 12

2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.2.1. Kết quả khảo sát thực trạng:
Kết
quả
Lớp
(Sĩ số)
12A1
(48)

12A3
(49)
12A4
(39)

Điểm trước khi áp dụng SKKN
Dưới 5
(%)
10
21,0%
12
24,5%
2
5,12%

5-6
(%)
18
37,5%
18
36,73%
10
25,0%

7-8
(%)
16
33,3%
16
32,65%

19
49,0%

9 - 10
(%)
4
8,2%
3
6,12%
8
20,88%

Hứng
thú (%)
64
61
76

Từ kết quả khảo sát ở mục 2.2.1. chúng ta nhận thấy, trong nhiều năm trở
lại đây, theo xu thế của thời đại, đa số học sinh không học khối C mà chỉ chạy
theo những môn khoa học tự nhiên để sau này ra trường dễ kiếm công ăn việc
làm. Và học sinh trường THPT Thạch Thành 4 chúng tôi cũng không ngoại lệ.
Gần như học sinh không chú ý học môn Ngữ văn mà chỉ coi môn Ngữ văn như
là một môn điều kiện để xét tốt nghiệp.
Nếu như trước kia, môn Ngữ văn được coi là một môn nghệ thuật, hướng
học sinh tới những giá trị “Chân - Thiện - Mĩ”, những giá trị tốt đẹp của con
người thì giờ đây Ngữ văn đã trở thành một môn học bị coi nhẹ trong nhà
trường. Vậy có phải chăng vì môn văn không còn được coi trọng nên chúng ta
thấy rất nhiều học sinh bị suy thoái về mặt đạo đức, có thể nói tục chửi thề ở bất
cứ nơi nào. Ở trường các em học một cách cầm chừng, hờ hững, kết quả không

cao. Sống thì không mơ ước, không khát vọng,….
2.2.2. Những khó khăn trước mắt.
Thạch Thành 4 là một trường THPT miền núi nằm ở phía Tây của huyện
Thạch Thành với thời gian thành lập chưa lâu, cơ sở vật chất còn thiếu thốn về
nhiều mặt, cụ thể như cả trường chỉ có một phòng máy chiếu. Điều này ảnh
hưởng rất lớn tới hoạt động dạy và học của nhà trường.
Kiến thức môn Ngữ văn thì nhiều đặc biệt là lớp 12, bên cạnh đó vẫn còn
một vài giáo viên còn ngại khó, ngại khổ trong việc sử dụng sơ đồ, bảng biểu
vào giảng dạy. Bởi để có đồ dùng dạy học tốt phù hợp buộc giáo viên phải có sự
đầu tư tâm huyết, thời gian, công sức,...
Hơn thế học sinh trường THPT Thạch Thành 4 chiếm hơn 80% là học
sinh dân tộc Mường. Nhiều em nói tiếng phổ thông còn chưa thạo. Chất lượng
đầu vào lớp 10 rất thấp, đa số các em đều bị hổng kiến thức. Vì thế nên quá trình
Lê Thị Tuyến

Trường THPT Thạch Thành 4

4


Sử dụng hiệu quả phương pháp sơ đồ, bảng biểu trong dạy – học Ngữ văn 12

tiếp thu kiến thức của học sinh rất chậm, khả năng ghi nhớ bài kém. Cơ bản học
sinh chưa xác định được mục đích học tập nên chưa thể hiện được ý thức phấn
đấu vươn lên trong học tập cũng như trong cuộc sống[3].
Từ những khó khăn trên thì có một vấn đề đặt ra với người giáo viên dạy
văn là phải thay đổi cách dạy như thế nào cho phù hợp với đối tượng học sinh
mền núi để từng bước nâng dần chất lượng cũng như sự rèn luyện của các em.
Trong năm học vừa qua, bản thân tôi đã trăn trở nhiều về cách dạy, cách học. Vì
thế, một mặt tôi động viên các em cố gắng học tập, mặt khác tôi mày mò tìm

cách đổi mới phương pháp dạy học như áp dụng công nghệ thông tin vào giờ
dạy nhiều hơn, vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực vào giờ dạy nhiều hơn.
Đặc biệt là sử dụng những sơ đồ, bảng biểu. Và kết quả bước đầu thu được rất
khả quan, các em hiểu bài hơn, học tập sôi nổi, hăng say hơn.
2.3. Giải pháp của đề tài:
Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực trạng của vấn đề về dạy - học Văn
trong các nhà trường nói chung và ở trường THPT Thạch Thành 4 nói riêng như
đã trình bày ở trên, bản thân tôi đã mạnh dạn đưa ra vấn đề: Sử dụng hiệu quả
phương pháp sơ đồ, bảng biểu trong dạy – học Ngữ văn 12. Để một tiết học
thành công, tôi phải đầu tư thời gian, tâm huyết vào việc nghiên cứu chuẩn bị
những sơ đồ, bảng biểu cần thiết. Trường THPT Thạch Thành 4 là một ngôi
trường mới thành lập nên cơ sở vật chất còn hạn chế. Cả trường mới chỉ có một
phòng máy chiếu nên việc dạy – học còn gặp nhiều khó khăn. Với những tiết
được học ở phòng máy thì việc soạn bài, chuẩn bị hệ thống sơ đồ, bảng biểu nhẹ
nhàng hơn vì đã có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin còn ngược lại với những
tiết dạy bình thường trên lớp, tôi phải tự chuẩn bị những sơ đồ, bảng biểu trên
giấy A0. Để góp phần vào công cuộc đổi mới phương pháp nói chung, bản thân
tôi đã không ngừng tìm tòi, nghiên cứu cho mình những phương pháp hữu ích
phù hợp với học sinh miền núi. Đặc biệt là sử dụng những sơ đồ, bảng biểu phù
hợp với từng tiết học, từng bài, từng đối tượng học sinh. Cụ thể như sau:
2.3.1. Người giáo viên dạy Văn phải thấy được sự hữu ích, ý nghĩa to lớn của
việc sử dụng phương pháp sơ đồ, bảng biểu trong dạy học.
Sơ đồ, bảng biểu là những hình vẽ quy ước, sơ lược nhằm mô tả một đặc
trưng nào đó của một sự vật hay một quá trình. Sơ đồ, bảng biểu là một trong
những phương pháp thuộc nhóm phương pháp dạy học trực quan. Phương pháp
này sử dụng những hình vẽ, quy ước, thiết kế mẫu bảng để mô hình hóa các bài
học nhằm giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản về bài học[1].
Đây là những công cụ hỗ trợ rất hiệu quả trong tiết dạy, góp phần làm
cho tiết học trở nên sinh động, hấp dẫn. Trong xu thế phát triển mới của thời đại,
Lê Thị Tuyến


Trường THPT Thạch Thành 4

5


Sử dụng hiệu quả phương pháp sơ đồ, bảng biểu trong dạy – học Ngữ văn 12

kiến thức môn Ngữ văn thì nhiều, đa dạng. Đặc biệt đề thi ngày càng bao quát,
rộng gồm cả trương trình 12,11 ( Đề thi THPT Quốc gia năm 2017-2018), dự
kiến là cả ba khối 10,11,12 (Năm 2018-2019). Kiến thức phần đọc –hiểu cũng
tương đối nhiều,......Để cải thiện thiện tình hình đó thì sử dụng sơ đồ, bảng biểu
trong dạy học là một phương pháp khả quan mang lại nhiều công dụng. Nói cách
khác sử dụng sơ đồ, bảng biểu trong dạy học Ngữ văn là điều kiện, là phương
tiện để đổi mới phương pháp dạy học. Tuy nhiên, thực tế hiện nay sơ đồ, bảng
biểu dùng dạy học của môn Ngữ văn rất hạn chế. Vì vậy, để có phương tiện dạy
học giáo viên cần thiết phải đầu tư thời gian, tâm huyết để sưu tầm, nghiên cứu.
Như chúng ta đã biết sơ đồ, bảng biểu luôn là công cụ hỗ trợ hiệu quả, đắc
lực trong các tiết dạy. Nó làm cho tiết học trở nên sinh động, hấp dẫn, dễ hiểu
hơn. Lý thuyết được kết hợp với thực hành giúp cho học sinh nhớ kiến thức lâu
và sâu sắc hơn. Bởi sơ đồ, bảng biểu chính là những hình ảnh trực quan, nó sẽ
in đậm vào tâm trí học sinh, giúp các em khắc sâu kiến thức của từng bài, từng
phần[1].
Trong quá trình dạy học, người giáo viên được ví như một thuyền trưởng
chèo lái con thuyền lớn. Con thuyền ấy có cập bến an toàn, tốt đẹp hay không là
nhờ vào công sức của người thầy. Để làm được điều này, đòi hỏi người giáo viên
phải có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, biết khai thác và sử dụng hiệu quả
các sơ đồ, bảng biểu trong dạy học. Từ đó mà phát huy được tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của học sinh trong học tập và sâu xa hơn là kích thích niềm đam
mê văn học đối với các em.

Vì vậy việc sưu tầm, nghiên cứu để tự làm những sơ đồ, bảng biểu phục vụ
cho giờ dạy không chỉ là trách nhiệm của giáo viên mà hơn hơn thế nó còn là
đam mê, là niềm hạnh phúc của mỗi giáo viên yêu nghề, tâm huyết.
2.3.2. Sơ đồ, bảng biểu chỉ thực sự có hiệu quả khi giáo viên sử dụng nó phù
hợp với từng bài học.
Như chúng ta đã biết mỗi bài học là một đơn vị kiến thức độc lập, khác
nhau. Tuy nhiên để phát huy hết công dụng của thiết bị dạy học, để học sinh
nắm bài tốt hơn thì người giáo viên phải biết lựa chọn bài phù hợp chứ không
phải bài nào cũng sử dụng sơ đồ, bảng biểu. Nếu không khéo léo, linh hoạt khi
sử dụng sơ đồ, bảng biểu thì sẽ phản tác dụng. Sau đây là những trường hợp có
thể vận dụng phương pháp sơ đồ, bảng biểu để giúp học sinh hứng thú khi tìm
hiểu bài và ghi nhớ kiến thức một cách sâu sắc.
2.3.3.1. Dạng 1: Những bài Khái quát văn học (Văn học sử)

Lê Thị Tuyến

Trường THPT Thạch Thành 4

6


Sử dụng hiệu quả phương pháp sơ đồ, bảng biểu trong dạy – học Ngữ văn 12

Ví dụ trong chương trình Ngữ văn 12, khi dạy bài “Khái quát văn học
Việt nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX”. Tôi đã vận
dụng phương pháp sơ đồ, bảng biểu ở mục I.2 - Quá trình phát triển và những
thành tựu chủ yếu của văn học việt nam từ cách tháng tám năm 1945 đến 1975,
với mẫu bảng như sau:[1], [4,5]
Giai
đoạn


Thể loại Văn xuôi

Thơ ca

Chủ đề

1945
1954

1955
1964.

1965
1975.

- Tập trung phản - Truyện và - Đạt được
– ánh cuộc kháng Ký là những nhiều thành
chiến chống Pháp. thể loại mở tựu.
đầu.

- Ca ngợi công
– cuộc đi lên xây
dựng xã hội chủ
nghĩa ở miền Bắc,
phản ánh nỗi đau
chia cắt nước nhà.

- Mở rộng đề
tài, mở rộng

phạm vi thâm
nhập đến từng
ngóc
ngách
của đời sống
xã hội.
+ đề tài kháng
chiến chống
Pháp
+ đề tài hiện
thực
cuộc
sống
+công cuộc
xây dựng chủ
nghĩa xã hội.
– - Ca ngợi tình thần + Miền Nam:
yêu nước và chủ phản ánh cuộc
nghĩa anh hùng chiến đấu gian
cách mạng.
nan của miền
Nam:rừng xà

Lê Thị Tuyến

- Có sự kết
hợp giữa yếu
tố lãng mạn
và yếu tố hiện
thực: gió lộng,

ánh sáng và
phù sa, riêng
chung.

- Phát triển
với
khuynh
hướng đào sâu
vào hiện thực
với những cái

Trường THPT Thạch Thành 4

Kịch,

luận,
phê
bình, nghiên
cứu
- Chưa phát
triển nhưng
đã có một số
tác phẩm và
sự kiện quan
trọng.
- Chưa thực
sự phất triển
mạnh.

- Có nhiều

phát triển ví
dụ như kịch
quê hương
Việt
Nam,
7


Sử dụng hiệu quả phương pháp sơ đồ, bảng biểu trong dạy – học Ngữ văn 12

nu, người mẹ tên như Phạm thời tiết ngày
cầm
súng. tiến
Duật, nay.
+ Miền Bắc: Nguyễn Khoa
kí chống mỹ, Điềm, Chính
truyện ngắn Hữu….
của Vũ Thành
Long.
Với mẫu bảng biểu trên sẽ giúp học sinh nắm được: Văn học Việt nam
thời kì này đã theo sát từng chặng đường phát triển của lịch sử dân tộc, theo sát
từng nhiệm vụ chính trị của đất nước (Ví dụ giai đoạn từ 1945-1954: Cuộc
kháng chiến chống Pháp; Giai đoạn từ 1955 -1964: Những đổi thay của đất
nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, miền Nam với nỗi
đau chia cắt; Giai đoạn từ 1965-1975: Đất nước tập trung vào cuộc kháng
chiến chống Mĩ).
Như vậy văn học Việt nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết thế
kỉ XX đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ chính trị của đất nước – phục vụ kháng
chiến, cổ vũ nhân dân chiến đấu. Đồng thời chúng ta cũng thấy được những
thành tựu về mặt nghệ thuật – đó là sự phát triển phong phú, đa dạng các thể loại

văn học, nhất là thể loại văn xuôi và thơ ca.
2.3.3.2. Dạng 2: Những bài có sự đối sánh, liên tưởng.
Trong chương trình Ngữ văn lớp 12 có nhiều bài có sự đối sánh, liên
tưởng mà chúng ta có thể áp dụng phương pháp sơ đồ, bảng biểu.
Ví dụ 1: Khi dạy bài thơ “Sóng” (Xuân Quỳnh): Trước đây tôi thường
dạy theo từng khổ mà bài thơ dài tới 9 khổ vì thế cách đặt câu hỏi không tránh
khỏi sự lặp lại, nhàm chán. Nhưng khi sử dụng phương pháp “Sơ đồ, bảng biểu”
vào giảng dạy, tôi đã khắc phục được những hạn chế đó.
“Sóng” là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. Trong bài
thơ tác giả đã sử dụng hình ảnh ẩn dụ “sóng” để diễn tả tâm hồn, tính cách, tâm
trạng, những trạng thái tình cảm của người con gái trong tình yêu. Vì vậy hình
tượng “sóng” và “em” luôn song hành cùng nhau “sóng” là “em” mà “em” cũng
là “sóng”. Qua mỗi khổ thơ “sóng” lại được khám phá, phát hiện để diễn tả
những tình cảm, trạng thái tâm hồn của người con gái khi yêu.
Sau khi giới thiệu về bài thơ, giáo viên nên cho học sinh xem một số hình
ảnh minh họa để kích thích sự hứng thú học tập của các em[1].

Lê Thị Tuyến

Trường THPT Thạch Thành 4

8


Sử dụng hiệu quả phương pháp sơ đồ, bảng biểu trong dạy – học Ngữ văn 12

Hình ảnh minh họa
Hình ảnh minh họa
Trong suốt bài thơ hai hình tượng sóng và em luôn hài hòa, quấn quýt, bổ
sung cho nhau, cùng tôn lên vẻ đẹp cho nhau. Qua đó chúng ta thấy được vẻ đẹp

tâm hồn của người phụ nữ: Thiết tha, dịu dàng, nhân hậu, thủy chung, yêu bằng
cả trái tim sôi nổi của mình. Xuất phát từ ý nghĩa đó, tôi đã sử dụng mẫu bảng
và sơ đồ tư duy sau: [4,5]
Khổ
thơ
Khổ 1

Khổ 2

Khổ
3,4

Sóng

Em

- Con sóng với những trạng thái
đối lập: dữ dội - dịu êm
ồn ào -lặng lẽ
- Mỗi con sóng nhỏ lại mang
trong mình một khát vọng lớn
->Sóng từ bỏ chật chội, nhỏ hẹp
để tìm đến sự lớn lao, bao dung,
khoáng đạt.
- Biển là hình ảnh của sự bất diệt,
biển ngàn đời vẫn cồn cào, xáo
động.

-Người con gái khi yêu cũng
như sóng: có lúc giận dữ, hờn

ghen, có khi lại dịu dàng sâu
lắng…
- Tâm hồn người phụ nữ không
chịu chấp nhận sự chật hẹp, tù
túng, khát khao vươn tới một
tình yêu đích thực, vững bền.
- Tình yêu muôn đời vẫn bồi
hồi vỗ sóng “trong ngực trẻ.
-> sự bất diệt của khát vọng
tình yêu.
- Sóng đi tìm lời giải đáp về quá - Nỗi băn khoăn muốn kiếm tìm
trình hình thành của mình nhưng cội nguồn của tình yêu nhưng
không có câu trả lời.
cũng bất lực.

Lê Thị Tuyến

Trường THPT Thạch Thành 4

9


Sử dụng hiệu quả phương pháp sơ đồ, bảng biểu trong dạy – học Ngữ văn 12

Khổ 5

Khổ 6

Khổ 7


Khổ
8,9

- Sóng thì thao thức nhớ bờ ngày - Em nhớ đến anh cả trong mơ
đêm không ngủ được.
còn thức.
-> Nhân hóa hình tượng sóng.
->Tình yêu luôn gắn liền với
nỗi nhớ.
- Sóng luôn hướng đến bờ.
- Em thì hướng về phương anh.
-> Sự thủy chung, son sắt trong
tình yêu.
- Sóng vượt qua giới hạn, cách trở - Em luôn có niềm tin tình yêu
của tình yêu.
sẽ chiến thắng cái hữu hạn của
đời người.
- Sóng luôn hòa tan trong biển lớn -Khát vọng bất tử hóa tình yêu
ngàn năm.
thành vĩnh cửu.

Sơ đồ tư duy bài Sóng
Ví dụ 2: Khi dạy đến tác phẩm “Người lái đò sông Đà” (Nguyễn Tuân),
chúng ta sẽ bắt gặp hình ảnh về một con sông Đà không phải là thiên
nhiên vô tri, vô giác, mà là một sinh thể có hoạt động, có tính cách, cá
tính, có tâm trạng hẳn hoi và khá phức tạp. Nó có hai nét tính cách cơ bản
đối lập với nhau - như tác giả nói - "hung bạo và trữ tình". Lúc trở mặt
Lê Thị Tuyến

Trường THPT Thạch Thành 4


10


Sử dụng hiệu quả phương pháp sơ đồ, bảng biểu trong dạy – học Ngữ văn 12

hung bạo, nó cứ như là "kẻ thù số một" của con người. Nhưng lúc trữ tình
thì lại đầy chất thơ, rất đỗi dịu dàng, thân thiết, giống như một người tình,
một "cố nhân" gặp thì mừng vui, xa thì nhớ nhung, lưu luyến. Hai nét tính
cách này đã khơi đúng vào cảm hứng nghệ thuật của Nguyễn Tuân - một
cây bút vốn luôn luôn khao khát những cảm giác, cảm xúc mới lạ, nồng
nàn, say đắm [1], [4,5]

Hình ảnh: Sông Đà hung bạo
Hình ảnh: Sông Đà trữ tình
Khi dạy phần hình tượng con Sông Đà, tôi sẽ sử dụng mẫu bảng biểu và
sơ đồ sau để làm nổi bật tính hai tích cách trên của Sông Đà: [4,5]
Sông Đà hung bạo
Sông Đà trữ tình
-Vách đá: “đá bờ sông dựng vách - Dòng sông Đà không chỉ có những dòng
thác hùm beo đang hồng hộc tế manh trên
thành”.”
-Gió trên sông Đà: Dài hàng cây sông đá mà nó còn là bức tranh thủy mặc
số nước xô đá, đá xô sóng, sóng vương vấn lòng người. Từ trên tàu bay
xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn nhìn xuống con sông Đà tuôn dài như một
ghè suốt năm - Những hút nước ở áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện
quãng Tà Mường Vát: nước ở trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban,
đây thở và kêu như cửa cống cái hoa gạo.
bị sặc, chỗ giếng nước sâu ặc ặc - Màu sắc dòng sông thay đổi theo mùa:
lên, những cái hút nước lôi tuột + Mùa xuân xanh màu ngọc bích”, khác

bè gỗ xuống hoặc hút những với sông Gâm, sông Lô “màu xanh canh
chiếc thuyền xuống rồi đánh hến”.
chúng tan xác.
+ Mùa thu nước sông “lừ lừ chín đỏ như da
- Âm thanh thác nước sông Đà: mặt một người bầm đi vì rượu bữa -> Sông
oán trách, van xin, khiêu khích, Đà mỗi mùa mang một vẻ đẹp riêng,
giọng gằn mà chế nhạo; nó rống quyến rũ và tình tứ.
lên như tiếng một ngàn con trâu - Nguyễn Tuân nhìn sông Đà như một cố
mộng đang lồng lộn giữa rừng nhân với những cảnh quan hai bên bờ cực
Lê Thị Tuyến

Trường THPT Thạch Thành 4

11


Sử dụng hiệu quả phương pháp sơ đồ, bảng biểu trong dạy – học Ngữ văn 12

vầu rừng tre nứa nổ lửa.
- Các trùng vi thạch trận được bố
trí, sắp đặt cẩn thận, canh phòng
nghiêm ngặt.
-> Sông Đà hung dữ như muốn
ăn tươi nuốt sống con người.

kì gợi cảm: lá non nhú trên những nương
ngô, những con hươu “ngẩng đầu nhung
khỏi áng cỏ sương.
- Dòng sông Đà như gợi những nỗi niềm
sâu thẳm trong lịch sử đất Việt: Bờ sông

hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn
nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. …

Sơ đồ tư duy: Sông Đà hung bạo

Sơ đồ tư duy: Sông Đà trữ tình

Lê Thị Tuyến

Trường THPT Thạch Thành 4

12


Sử dụng hiệu quả phương pháp sơ đồ, bảng biểu trong dạy – học Ngữ văn 12

Cũng ở bài này, khi dạy đến mục hình tượng người lái đò vượt thác tôi
sẽ sử dụng hình ảnh và bảng biểu sau để giúp học sinh có cái nhìn đối sánh và
khắc ghi kiến thức hơn [1], [4,5]

Hình ảnh: Sông Đà hùng vĩ, dữ dội

Hình ảnh: Người lái đò vượt thác

Trùng vi thạch trận

Sông Đà
- Sông Đà chia thành
+ Trùng vi thạch trận năm cửa trận, trong đó có
thứ I:

bốn cửa tử và một cửa
sinh, cửa sinh được nguỵ
trang nằm lập lờ bí hiểm
phía tả ngạn.
- Vừa vào thạch trận
“sóng, nước, đá sông hò
la vang dậy”, ùa vào định
“bẻ gãy cán chèo võ khí”
trên tay người lái đò.
- Sóng nước như một
đám quân liều mạng
xông vào “đá trái”,
“thúc gối vào bụng, vào
hông thuyền”.
- Nước như một đô vật
“túm thắt lưng ông đò
đòi vật ngửa mình ra
giữa trận nước vang trời
thanh la não bạt” rồi
Lê Thị Tuyến

Trường THPT Thạch Thành 4

Ông lái đò
-Bị trúng đòn, mắt
người lái đò như thấy
“một cửa bể đom đóm”
nhưng ông vẫn “cố nén
vết thương”, “hai chân
vẫn kẹp chặt lấy cuống

lái”.
-Trên “con thuyền sáu
bơi chèo” vẫn nghe rõ
“tiếng chỉ huy ngắn gọn
tỉnh táo” của ông.
-Ông lái đò thật sự là
một con người lão
luyện, luôn bình tĩnh,
dũng cảm, biết nén mọi
đau đớn để chiến thắng
đối chủ hiểm ác của
mình..

13


Sử dụng hiệu quả phương pháp sơ đồ, bảng biểu trong dạy – học Ngữ văn 12

đánh miếng “đòn hiểm’
vào chỗ “hạ bộ”.
-Kẻ địch thay chiến
+ Trùng vi thạch trận thuật. Chúng tăng thêm
thứ II:
nhiều cửa tử, cửa sinh lại
bố trí lệch sang phía bờ
hữu ngạn nhằm đánh lừa
con thuyền.

-“Đám thuỷ quân” định
“níu thuyền lôi vào tập

đoàn cửa tử”

+ Trùng vi thạch trận - Ít cửa hơn nhưng “bên
thứ III:
phải, bên trái đều là
nguồn chết cả”. Cửa sinh
nằm giữa bọn đá hậu vệ
của con thác.

Lê Thị Tuyến

Trường THPT Thạch Thành 4

-Ông lái đò đã “nắm
chắt binh pháp của thần
sông thần đá” nên đã
“nắm chặt được bờm
sóng đúng luồng” rồi
“ghì cương lái (...) mà
phóng nhanh vào cửa
sinh”.
-Ông đã có cách trị bọn
chúng. Đứa thì “ông
tránh mà rảo bơi chèo
lên”, đứa thì ông “chặt
đôi ra để mở đường
tiến”. Từ đó, ta thấy ông
lái đò là một con người
có nhiều kinh nghiệm,
có hành động chuẩn xác,

mau lẹ, quyết đoán, một
ông lão thông minh tài
giỏi.
-Ông lái đò như một chỉ
huy dạn dày kinh
nghiệm:“Cứ
phóng
thẳng thuyền, chọc
thủng cửa giữa” mà
vượt qua cổng đá, cánh
mở,
cánh
khép.
“Thuyền như một mũi
tên xuyên nhanh qua
hơi nước, vừa xuyên
vừa tự động lái được,
lượn được. Thế là hết
thác.”
- Đến đây, trình độ chèo
thuyền lái đò vượt thác
của người lái đò đã đạt
14


Sử dụng hiệu quả phương pháp sơ đồ, bảng biểu trong dạy – học Ngữ văn 12

đến mức độ tài hoa, đã
nâng lên thành nghệ
thuật chèo đò, là một tay

chèo điêu luyện, một
nghệ sĩ trên sông nước.
Nói như Nguyễn Tuân
đó là “một tay lái ra
hoa”.
Sau khi tìm hiểu xong cảnh vượt thác của ông lái đò qua bảng biểu trên,
học sinh sẽ khắc ghi vào tâm trí mình hình ảnh về một dòng Sông Đà hung bạo,
Sông Hương – Bản trường ca của rừng già
nham hiểm, xảo quyệt,…..hình ảnh về một
người lái đò ngoan cường, lòng dũng
cảm, ý chí, nghị lực; sự tài chí, kinh nghiệm lão luyện. Qua đó rút ra được
Hương – Cô gái Di – gan phóng khoáng
Sônghọc
Hương
những bài
về ởýthượng
chí, nghị lực của conSông
người
để vượt qua mọi thử thách trong
và man dại
nguồn
cuộc sống. Khi các em hiểu được những điều đó, tức là phương pháp sơ đồ,
bảng biểu đã phát huy được hết lợi thế của
mình.
Sông
Hương – Người mẹ phù xa của vùng văn
hóa xứ sở
2.3.3.3. Dạng 3: Những phần tổng kết, những bài ôn tập.
Trường hợp tổng kết nội dung một bài học: có thể sử dụng phương pháp
sơ đồ, bảng biểu cho nhiều bài. Ở đây tôi xin đưa ra một vài ví dụ:

Sông Hương –Phủ
ngườiNgọc
gái đẹp
ngủ mơ màng
Ví dụ: Bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”(Hoàng
Tường).
Sông Hương ở Đồng bằng
và ngoại vi thành phố Huế

giữa cánh đồng Châu Hóa được người tình

Sông Hương – mang vẻ đẹp như triết lý, như cổ
thi khi đi qua những lăng tẩm…

Sông Hương – là điệu Slow tình cảm dành
riêng cho Huế

Sông Hương khi chảy vào
thành phố Huế

Sông Hương – là người tài nữ đánh đàn lúc đêm
khuya
Sông Hương – Người tình dịu dàng, chung thủy

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường
Hình ảnh sông Hương xứ Huế
Sau khi học xong bài, tôi sẽ yêu cầu học sinh khắc họa lại vẻ đẹp độc
Sông
Hương
là một

hùngxét
ca ghi
dấu tôi sẽ
đáo, đa dạng của sông Hương qua bài kí.
Khi
các –em
đãbản
nhận
xong,
những chiến công oanh liệt của dân tộc
cung cấp bảng biểu sau để các em tham khảo và giúp các em nhớ bài tốt hơn [1],
[4,5].Sông Hương với lịch sử, thi
Sông Hương – dòng sông thi ca, là nguồn cảm
ca và cuộc đời

Lê Thị Tuyến

hứng bất tận cho người nghệ sỹ

Trường THPT Thạch Thành 4
Sông Hương – làm người con gái dịu dàng của
Đất nước

15


Sử dụng hiệu quả phương pháp sơ đồ, bảng biểu trong dạy – học Ngữ văn 12

Sơ đồ: Vẻ đẹp của sông Hương
Như vậy với mẫu sơ đồ trên, học sinh sẽ ghi nhớ thêm một lần nữa vẻ đẹp

đa dạng của dòng sông từ nhiều không gian, thời gian, góc độ khác nhau. Đặc
biệt ta thấy được tình cảm yêu mến, gắn bó thiết tha, một niềm tự hào, thái độ
trân trọng của tác giả với con sông quê hương. Cùng với tài năng của một cây

Lê Thị Tuyến

Trường THPT Thạch Thành 4

16


Sử dụng hiệu quả phương pháp sơ đồ, bảng biểu trong dạy – học Ngữ văn 12

bút trí tuệ, am hiểu sâu rộng về văn hóa, lịch sử, địa lí.. sự tài hoa, lịch lãm, trí
tượng tượng, liên tưởng phong phú, độc đáo[1], [4,5]
Trường hợp những bài ôn tập:
Trong chương trình Ngữ văn 12 có nhiều bài ôn tập: Ôn tập một bộ phận,
một thời kì văn học. Đặc biệt kết thúc mỗi kì học bao giờ cũng có tiết: Ôn tập
phần Tiếng Việt; Ôn tập phần làm văn; Ôn tập phần văn học. Ở những bài học
này có hai loại bảng phù hợp mà chúng ta có thể áp dụng.
*Loại thứ 1: Hệ thống tất cả những vấn đề, kiến thức đã học (thường áp
dụng cho bài Ôn tập phần văn học). Ví dụ mẫu bảng biểu sau:[4,5]
STT
1.

2.

Tác
phẩm
Tây

Tiến

Tên tác giả

Giá trị nội dung

Quang Dũng
-Tên khai sinh
là Bùi Diệm,
sinh năm 1921
tại Phượng Trì
huyện
Đan
Phượng, nay
thuộc
thành
phố Hà Nội,
mất ngày 1310-1988 tại Hà
Nội.
-Quang Dũng
làm thơ, viết
văn và có vẽ
tranh. Ông tùng
là một chiến sĩ
của binh đoàn
Tây Tiến.

- Cả bài thơ là nỗi nhớ
da diết của nhà thơ đối
với đơn vị Tây Tiến:

Nhớ
những
chặng
đường hành quân với
bao gian khổ , thiếu
thốn, hi sinh mất mát
mà vẫn có nhiều kỉ niệm
đẹp, thú vị.
-Hình tượng người lính
Tây Tiến hào hùng, hào
hoa và vẻ đẹp hùng vĩ
thơ mộng của thiên
nhiên miền Tây tổ quốc

………

……………..

……………………..

Giá trị nghệ
thuật
– Bút pháp hiện
thực kết hợp lãng
mạn, đậm chất bi
tráng
– Nhiều sáng tạo
về hình ảnh, ngôn
ngữ, giọng điệu:
+ Hình ảnh thơ

sáng tạo mang
sắc thái thẩm mĩ
phong
phú
+ Ngôn ngữ thơ
đa sắc thái, phong
cách.
+ Giọng điệu:
Khi tha thiết bồi
hồi, khi hồn
nhiên vui tươi,
khi bâng khuâng
man mác
……………….

*Loại thứ 2: Vừa tổng kết vừa so sánh.

Lê Thị Tuyến

Trường THPT Thạch Thành 4

17


Sử dụng hiệu quả phương pháp sơ đồ, bảng biểu trong dạy – học Ngữ văn 12

Ví dụ 1: Tổng kết văn học nước ngoài ở lớp 12, tôi cung cấp cho học sinh
bảng mẫu sau:[4,5]
Các phương diện
Lỗ Tấn

Sô- Lô -Khốp
Hê-minh-uê
Tên tuổi, quê quán, …………………. ……………… ……………………
xuất thân
Những nét chính …………………. ……………
………………….
trong cuộc đời sự
nghiệp
Tác phẩm tiêu biểu …………………. ……………
………………….
Vị trí
…………………. ……………
………………….
Ví dụ 2: Tổng kết phần Tiếng Việt về các phong cách ngôn ngữ. Tôi cung
cấp cho học sinh bảng mẫu sau:[4,5]
Phong cách

PCNN PCNN PCNN PCNN PCNN
Sinh Nghệ Chính Báo
Khoa
hoạt thuật luận
chí
học

PCNN
Hành
chính

Các phương diện
Thể loại văn bản tiêu

biểu
Đặc trưng
Các phương tiện diễn
đạt
Ví dụ 3: Ôn tập phần Đọc – hiểu ( Đề thi THPT Quốc gia), Đáp ứng yêu
cầu nhớ kiến thức trọng tâm (Ví dụ khi ôn về các biện pháp tu từ), tôi đã cung
cấp cho các em mẫu bảng biểu và sơ đồ sau: [4,5]
Biện pháp tu từ

Hiệu quả nghệ thuật (Tác dụng nghệ thuật)

So sánh

Giúp sự vật, sự việc được miêu tả sinh động, cụ thể tác động
đến trí tưởng tượng, gợi hình dung và cảm xúc

Ẩn dụ

Cách diễn đạt mang tính hàm súc, cô đọng, giá trị biểu đạt cao,
gợi những liên tưởng ý nhị, sâu sắc.

Nhân hóa

Làm cho đối tượng hiện ra sinh động, gần gũi, có tâm trạng và
có hồn gần với con người

Hoándụ,…

……………………………………………


Lê Thị Tuyến

Trường THPT Thạch Thành 4

18


Sử dụng hiệu quả phương pháp sơ đồ, bảng biểu trong dạy – học Ngữ văn 12

Sơ đồ các biện pháp tu từ
2.3.4. Những yêu cầu khi sử dụng sơ đồ, bảng biểu.

Qua thực tế nghiên cứu cho thấy phương pháp: Sử dụng sơ đồ, bảng
biểu trong giờ dạy học văn có khả năng ứng dụng cho mọi đối tượng học
sinh các khối lớp 10, lớp 11, lớp 12. Phương pháp này có thể triển khai ở
các địa phương, vùng miền khác nhau và có thể mang lại hiệu quả thiết
thực, gây hứng thú cho học sinh. Đây là con đường ngắn nhất để học sinh
tiếp thu và lĩnh hội kiến thức từ đơn giản đến phức tạp.
Làm sơ đồ kiến thức như sơ đồ, bảng biểu phục vụ cho quá trình dạy
học vừa không tốn kém mà giáo viên và học sinh đều có thể tự làm được,
đặc biệt hiện nay xã hội phát triển nên việc ứng dụng công nghệ thông tin
vào giảng dạy càng thuận lợi.
Lê Thị Tuyến

Trường THPT Thạch Thành 4

19


Sử dụng hiệu quả phương pháp sơ đồ, bảng biểu trong dạy – học Ngữ văn 12


Sơ đồ, bảng biểu khi sử dụng nó phải thực sự phù hợp với mục tiêu
bài học, phải phát huy được vai trò tối ưu của nó[1].
Tổ, nhóm chuyên môn cần có sự phối kết hợp xây dựng kế hoạch sử
dụng sơ đồ, bảng biểu dạy học trong năm học, trong từng tiết học, từng bài học
từ đó có thể xác định rõ mục tiêu của từng bài. Bởi không phải bài nào, phần
nào,…chúng ta cũng mang phương pháp này ra để áp dụng. Nếu không linh hoạt
nó sẽ phản tác dụng và tiết dạy đó sẽ thất bại.
Nhà trường mỗi năm nên phát động cuộc thi tự làm đồ dùng dạy học như
các sơ đồ, bảng biểu,.... có khen thưởng cho những đồ dùng dạy học phù hợp,
thiết thực với nội dung chương trình học, với đối tượng học sinh. Tôi tin chắc
rằng với sự cố gắng, nỗ lực không ngừng của giáo viên trong việc kiếm tìm một
phương pháp dạy phù hợp thì sẽ đánh thức niềm đam mê, hứng thú của học sinh
trường THPT Thạch Thành 4 đối với môn Ngữ văn.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đến chất lượng giáo dục:
2.4.1. Đối với học sinh:
Qua một thời gian ngắn sử dụng hệ thống sơ đồ, bảng biểu vào dạy
chương trình Ngữ văn 12 ở trường THPT Thạch Thành 4, bản thân tôi nhận thấy
hiệu quả của việc làm này là rất lớn, rất cần thiết. Vì thế cần phát huy hơn nữa
trong các năm học tiếp theo.
Những bài học, tiết học có sử dụng những sơ đồ, bảng biểu đã giúp học
sinh tích cực, tự giác và chủ động hơn trong việc tiếp thu kiến thức. Đa số học
sinh đã vận dụng được lý thuyết vào thực hành, nhớ và khắc sâu hơn kiến thức.
Từ một mẫu bảng biểu mà giáo viên cung cấp, học sinh đã tự giác, chủ động tìm
hiểu để tự hoàn thiện nó. Hoặc từ một sơ đồ tư duy các em đã có thể xâu chuỗi,
hệ thống hóa kiến thức của từng bài, từng phần. Đây là một kết quả rất khả quan
được thể hiện cụ thể qua “Bảng tổng hợp kết quả khảo sát điểm thi của học
sinh trước và sau khi áp dụng SKKN”.
Kết
quả

Lớp
Sĩ số
12A1
(48)
12A3
(49)

12A4
(39)

Điểm trước khi áp dụng SKKN
Dưới 5
(%)

5-6
(%)

10
21,0%
12
24,5%
2
5,12%

18
37.5%
18
36,7%
10
25.0%


9-10
(%)

7-8
(%)
16
33,3%
16
32,65%
19
49,0%

4
8,2%
3
6,12%
8
20,88%

Điểm sau khi áp dụng SKKN

Hứng

thú
(%)

Dưới 5

(%)


64
61
76

4
8,3%

5-6
(%)

7-8
(%)

13
18
27,1%
37,5%
5
13
21
10,2%
26,4%
43,0%
1
6
22
2,56% 15,4 % 56,4%

9-10

(%)
13
27,1%

10
20,4%
10
25,64%

Hứng
Thú
(%)

86
83
96

2.4.2. Đối với giáo viên:
Lê Thị Tuyến

Trường THPT Thạch Thành 4

20


Sử dụng hiệu quả phương pháp sơ đồ, bảng biểu trong dạy – học Ngữ văn 12

Năm học vừa rồi, nhóm văn trường THPT Thạch Thành 4 đã có tới 85%
giáo viên đăng kí sử dụng sơ đồ, bảng biểu trong dạy học. Đặc biệt là những
thiết bị dạy học này đã được sử dụng phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của bài dạy

và đã nâng cao được hiệu quả, chất lượng dạy và học trong nhà trường.
Mặc dù là một trường miền núi, điều kiện, cơ sở vật chất còn thiếu thốn
nhiều nhưng anh chị em nhóm Văn chúng tôi vẫn không ngừng trau dồi, học hỏi
để tìm ra những phương pháp học phù hợp nhất với học sinh của mình. Bằng
chứng là nhiều giáo viên đã đầu tư thời gian, công sức để sưu tầm những sơ đồ,
bảng biểu trên Internet. Nhiều giáo viên còn dày công vẽ trên giấy A0 để có
những tiết học tốt nhất ,….Điều đó cho thấy lòng yêu nghề, sự khát khao được
cống hiến hết mình cho giáo dục.
2.4.3. Đối với nhà trường:
Từ khi tôi áp dụng đề tài của mình vào giảng dạy ở trường THPT Thạch
Thành 4, tôi nhận thấy đây là một cách làm rất có hiệu quả. Bởi dạy học bằng
phương pháp sơ đồ, bảng biểu là dạy học bằng công cụ, phương tiện trực quan.
Nó hỗ trợ người giáo viên rất nhiều trong quá trình truyền đạt kiến thức, giúp
học sinh học tập tích cực, chủ động, tự giác hơn. Số lượng học sinh yêu thích,
hứng thú với môn Văn đã tăng lên nhiều. Đặc biệt trong đợt làm hồ sơ đăng kí
thi Đại học – Cao Đẳng năm học 2017-2018 vừa rồi. Số học sinh đăng kí các
trường có môn Văn đã tăng lên gần gấp đôi so với 2 năm về trước.
3. Kết luận, kiến nghị:
3.1.Kết luận:
Nguyễn Tuân từng nói rằng: “Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra
ngôn ngữ. Văn không linh hoạt gọi là văn cứng đơ thấp khớp.” Đúng vậy
công việc của người giáo viên dạy văn cũng có thể ví như thế. Bởi khác với các
môn học khác Văn học chính là nhân học, dạy văn chính là dạy cách làm người
sống tốt hơn. Vì mục đích lớn lao đó nên người giáo viên dạy văn phải không
ngừng lao động, không ngừng tìm tòi, sáng tạo, không ngừng đổi mới. Nếu
không tự làm mới mình bằng những tiết dạy sôi nổi, hào hứng, đam mê thì tức là
bạn đang tự giết mình bằng những tiết học tẻ nhạt, nhàm chán.
Sơ đồ, bảng biểu nếu được sử dụng hợp lí với từng bài, từng phần thì tôi
tin chắc rằng nó sẽ là một công cụ hữu ích đối với người giáo viên. Nó sẽ làm
giảm nhẹ công việc của người dạy và giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách

thuận lợi, hiệu quả. Giáo viên có thể phát huy hết năng lực sáng tạo của mình
trong công tác giảng dạy, hơn thế còn tạo được hứng thú học tập cho học sinh.
Đặc biệt là khi áp dụng đề tài: “Sử dụng hiệu quả phương pháp sơ đồ, bảng
biểu trong dạy – học Ngữ văn 12” vào giảng dạy, tôi đã có điều kiện để nâng
Lê Thị Tuyến

Trường THPT Thạch Thành 4

21


Sử dụng hiệu quả phương pháp sơ đồ, bảng biểu trong dạy – học Ngữ văn 12

cao hiệu quả của quá trình tiếp thu, lĩnh hội kiến thức và hình thành kỹ năng, kỹ
xảo cho học sinh. Từ đó mà góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học.
3.2. Đề xuất:
Xuất phát từ thực tế tôi cho rằng, sự thành công trong công tác giảng dạy
ở bất cứ cấp học nào, môn học nào cũng cần có sự phối hợp của nhiều cơ quan,
đoàn thể. Đặc biệt rất cần tới sự quan tâm tạo điều kiện của Sở Giáo dục và Đào
tạo, của ban giám hiệu nhà trường. Bên cạnh đó là sự nỗ lực không ngừng của
bản thân người dạy và người học. Trên cơ sở đó, tôi xin đưa ra một số kiến nghị
sau:
Đối với Sở GD và ĐT: Thường xuyên tổ chức tập huấn cho giáo viên
THPT theo những chuyên đề giúp giáo viên giữa các trường trong tỉnh có điều
kiện trao đổi kinh nghiệm với nhau.
Đối với nhà trường, tổ nhóm chuyên môn nên có nhiều cuộc họp trao đổi
về chuyên môn, để bản thân mỗi GV được học hỏi, trao đổi những kinh nghiệm.
Từ đó mà góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THPT Thạch
Thành 4.
Thanh Hóa, ngày 28 tháng 5 năm 2018

Xác nhận của thủ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
trưởng đơn vị
viết, không sao chép của người khác.
Người viết

Lê Thị Tuyến

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
Lê Thị Tuyến

Trường THPT Thạch Thành 4

22


Sử dụng hiệu quả phương pháp sơ đồ, bảng biểu trong dạy – học Ngữ văn 12

TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 4

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
TRONG DẠY – HỌC NGỮ VĂN 12”

Người thực hiện: Lê Thị Tuyến
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Ngữ văn

THANH HOÁ, NĂM 2018


Lê Thị Tuyến

Trường THPT Thạch Thành 4

23


Sử dụng hiệu quả phương pháp sơ đồ, bảng biểu trong dạy – học Ngữ văn 12
MỤC LỤC

1. Mở đầu.......................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài:.............................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu:......................................................................2
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:......................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu:................................................................2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:..............................................................2
2.1. Cơ sở lí luận:...................................................................................2
2.1.1. Quan niệm về sơ đồ, bảng biểu………………………………2
2.1.2. Những ưu thế của phương pháp dạy học theo sơ đồ,………...3
2.1.3. Những hạn chế của phương pháp dạy học theo sơ đồ,……….3
2.2. Thực trạng vấn đề:...........................................................................4
2.3. Giải pháp của đề tài:........................................................................5
2.3.1. Người dạy văn phải thấy được sự hữu ích của……………….5
2.3.2. Sơ đồ, bảng biểu chỉ thực sự có hiệu quả khi………………...6
2.3.2.1. Dạng 1: Những bài khái quát văn học…………………7
2.3.2.2. Dạng 2: Những bài có sự đối sánh, liên tưởng………...8
2.3.2.3. Dạng 3: Những phần tổng kết, những bài ôn tập……..15
2.3.3. Những yêu cầu khi sử dụng sơ đồ, bảng biểu………………..20
2.4. Hiệu quả của sáng kiến:..................................................................20

2.4.1. Đối với học sinh:.......................................................................20
2.4.2. Đối với giáo viên:......................................................................21
2.4.3. Đối với nhà trường:...................................................................21
3. Kết luận, kiến nghị: ..................................................................................21

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguồn internet:
- Thư viện bài giảng.
- Thư viện giáo án.
- Các nguồn khác...
[2]. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THPT, Nxb Giáo dục.
[3]. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT chu kỳ 3 (2004 2007)
[4] . Sách giáo khoa Ngữ văn 12 (Tập 1,2) cơ bản – Nhà xuất bản Giáo dục.
Lê Thị Tuyến

Trường THPT Thạch Thành 4

24


Sử dụng hiệu quả phương pháp sơ đồ, bảng biểu trong dạy – học Ngữ văn 12

[5] - Chuẩn kiến thức môn Ngữ văn 12 cơ bản.
- SGV Ngữ văn 12 cơ bản (Tập 1,2) – Nhà xuất bản Giáo dục.

DANH MỤC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI
ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI
Họ và tên tác giả: Lê Thị Tuyến
Chức vụ: Giáo viên.

Đơn vị công tác: Trường THPT Thạch Thành 4
Tên đề tài
Sáng kiến

Năm cấp Xếp loại

Áp dụng hệ thống bài tập 2011
Lê Thị Tuyến

C

Số, ngày, tháng, năm của quyết định
công nhận, cơ quan ban hành QĐ
QĐ số: 539 /QĐ- SGD & ĐT ngày

Trường THPT Thạch Thành 4

25


×