Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN vận dụng tích hợp kiến thức lý thuyết về câu và phương pháp nhận diện và sửa chữa một số lỗi viết câu thường gặp để củng c

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.98 KB, 20 trang )

1.Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Môn Ngữ Văn là môn học có vai trò cực kì quan trọng trong hệ thống
giáo dục và đào tạo nước ta bởi dạy văn là dạy cách ứng xử, cách làm người;
là công cụ đắc lực trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của học
sinh. Môn ngữ văn ở trường THPT bao gồm 3 phân môn: Đọc Văn-Tiếng việtLàm văn.
Vì xuyên suốt những năm ở cấp Tiểu học và THCS các em đã được học
những kiến thức cơ bản về câu tiếng Việt. Đến cấp Trung học phổ thông
chương trình học môn Tiếng Việt hướng đến rèn luyện cho các em kĩ năng sử
dụng tiếng Việt hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao, cung cấp cho các em những
kiến thức tổng quát về tiếng Việt,… chứ không chú ý đến rèn luyện kĩ năng
viết câu nữa. [8 ]
Do đó, hầu như những công trình nghiên cứu thực trạng mắc lỗi về câu cũng
như đề ra những biện pháp khắc phục lỗi viết câu cho học sinh chỉ nghiên cứu, ứng
dụng trên đối tượng là học sinh tiểu học, hoặc đến đối tượng học sinh Trung học cơ
sở là dừng lại.
Bản thân tôi chưa tìm thấy công trình nào tập trung nghiên cứu những biện
pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh Trung học phổ thông nói chung, học sinh
lớp 11 nói riêng. Đây cũng là một trong những khó khăn khi tôi thực hiện đề tài của
mình.
Thêm vào đó, các đề tài hay sáng kiến kinh nghiệm về kĩ năng viết câu ở
các cấp học dưới chỉ đề cập đến việc chỉ ra một số lỗi đặt câu và cách chữa lỗi
nhưng chưa thấy có đề tài đề cập đến sự kết hợp giữa việc tích hợp giữa lí thuyết
cơ bản trong việc rèn kĩ năng đặt câu và kĩ năng nhận diện và sửa chữa một số
lỗi về câu thường gặp để nâng cao hiệu quả viết câu của học sinh.
Bản thân tôi muốn có một nghiên cứu tổng hợp về sự kết hợp giữa hai kĩ
năng: kĩ năng viết câu đúng trên cơ sở lí thuyết cơ bản về câu tiếng Việt và kĩ
năng nhận diện và sửa chữa một số lỗi về câu thường. Vì vậy, tôi mạnh dạn lựa
chọn đề tài “Vận dụng tích hợp kiến thức lý thuyết về câu và phương pháp
nhận diện và sửa chữa một số lỗi viết câu thường gặp để củng cố và nâng cao
kĩ năng viết câu cho học sinh lớp 11 trường THPT Lam Kinh”.


1.2 Mục đích nghiên cứu
Trong đề tài nghiên cứu này, tôi tìm câu trả lời cho câu hỏi sau:
Rèn kĩ năng đặt câu, nhận diện và sửa chữa một số lỗi viết câu thường gặp,
giúp học sinh lớp 11 ở trường Trung học phổ thông Lam Kinh cải thiện và nâng
cao kết quả trong các bài kiểm tra hay không?
1


1.3 Đối tượng nghiên cứu:
Để trả lời cho vấn đề nghiên cứu trên, tôi đặt ra giả thuyết:
Việc rèn kĩ năng viết câu đúng cấu trúc ngữ pháp giúp học sinh lớp 11 ở
trường Trung học phổ thông Lam Kinh nắm vững kiến thức bài học và đạt kết
quả cao trong các bài kiểm tra môn Ngữ văn.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp so sánh
-phương pháp tổng hợp
-phương pháp điều tra khảo sát thực tế
2.Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Dạy học môn Ngữ văn nói chung và phân môn tiếng việt nói riêng ở trường
THPT thực chất là góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn,
chuẩn bị cho học sinh ra xã hội hoặc tiếp tục học lên nữa ở bậc học cao hơn. Đó
là những người có ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương quý trọng gia đình, bạn
bè; có lòng yêu nước, biết hướng tới những tư tưởng tình cảm cao đẹp như lòng
nhân ái, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác. Cũng như việc dạy học các
môn học khác, trong quá trình dạy học tiếng việt học sinh phải tích cực, chủ
động biến quá trình học tập thành quá trình tự học tập, còn giáo viên thì giữ vai
trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động của học sinh. [ 3]
Trong quá trình giảng dạy hiện nay thì nhiệm vụ của người giáo viên dạy
Ngữ văn nói chung và dạy những tiết tiếng việt nói riêng có vai trò rất quan

trọng. Đặc biệt trong giảng dạy tiếng việt giáo viên đã tích cực đổi mới phương
pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, giúp các em tiếp thu kiến thức
một cách hiệu quả nhất. Từ đó giúp các em có khả năng tư duy chính xác, có kỹ
năng giao tiếp tốt trong quá trình học tập và trong đời sống hàng ngày.
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trong chương trình giáo dục quốc dân, Ngữ Văn là môn học được đưa vào
giảng dạy ở các trường phổ thông, nhằm mục đích trang bị cho học sinh những
kiến thức cơ bản về từ vựng, ngữ pháp, kiến thức văn học sử và các tác phẩm
văn học. Theo đặc trưng bộ môn, môn Ngữ Văn trong nhà trường Trung học phổ
thông gồm 3 phân môn: Tiếng Việt, Tập làm văn và Đọc văn. [ 2 ]
Hơn nữa, Ngữ Văn là một môn khoa học xã hội đòi hỏi học sinh phải vừa
cảm nhận, nắm được những tri thức về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm
văn học cũng như những hiện tượng, những tư tưởng đạo lý tồn tại trong cuộc
sống; vừa biết diễn đạt mạch lạc, trôi chảy những tri thức ấy thông qua hệ thống
từ ngữ Tiếng Việt, câu Tiếng Việt.
2


Từ thực tế giảng dạy, bản thân thấy rằng, trong các bài kiểm tra từ kiểm tra
thường xuyên đến kiểm tra định kì, các em học sinh đều mắc rất nhiều lỗi diễn
đạt: chính tả, dùng từ, đặt câu. Nhiều học sinh viết câu không đúng ngữ pháp,
thiếu các thành phần chính, thiếu vế trong một câu ghép, viết câu không rõ
nghĩa. Ngoài ra, học sinh cũng mắc lỗi diễn đạt thiếu chặt chẽ, viết câu dài lê
thê, lủng củng, phát triển thành nhiều thành phần phụ, mở rộng thành phần trọng
tâm thông báo làm câu văn lan man, thiếu mạch lạc. Điều đó dẫn đến điểm số
các bài kiểm tra đánh giá của một bộ phận không nhỏ không cao, thậm chí thấp.
Một trong những nguyên nhân của thực trạng trên là do các em chưa biết cách
viết câu. Do đó, hành văn lủng củng, không diễn đạt được những tri thức cần
thiết theo yêu cầu của đề bài, cũng như những suy nghĩ và chính kiến của bản
thân.

Sau đây là ví dụ về một số lỗi đặt câu trong bài làm của học sinh:
Ví dụ 1: “Qua bàn tay mẹ thấy yêu mẹ nhiều hơn”
(Trích từ bài làm của học sinh Lê Thị Hiền– Lớp 11C4)
Ở câu văn trên, học sinh đã nhầm lẫn bộ phận trạng ngữ với chủ ngữ trong
câu. Do đó câu văn thiếu chủ ngữ. Đọc câu văn, người đọc (người nghe) khó có
thể xác định rõ ràng đối tượng nào “thấy yêu mẹ nhiều hơn. Câu văn vì thế còn
mơ hồ, lủng củng.
Ví dụ 2: “ Người nghĩa sĩ Cần Giuộc, với tấm lòng yêu yêu nước, xả thân
vì đại nghĩa.”
(Trích từ bài làm của học sinh Phạm Thị Dung – Lớp 11AC4)
Ở câu văn này, học sinh đã nêu được đối tượng chính mà câu đề cập đến
( người nghĩa sĩ Cần Giuộc), nhưng lại chưa thể hiện được hành động hay đặc
điểm của đối tượng. Do đó ý nghĩa của câu vẫn chưa hoàn chỉnh.
Qua việc tìm hiểu hai ví dụ trên, chúng ta thấy rằng kĩ năng viết câu là hết
sức quan trọng. Một bài viết tốt, rõ ràng, súc tích, đúng ngữ pháp và nội dung,
đúng hình thức trình bày sẽ giúp người đọc có thể dễ dàng hiểu được đúng và
chính xác ý tưởng, mục đích của người viết. Ngược lại, nếu kĩ năng yếu, người
đọc(người viết) sẽ không diễn đạt được một cách rõ ràng cụ thể những kiến thức
lẫn tâm tư tình cảm của mình. Với các em học sinh, kĩ năng viết câu yếu là một
trong những nguyên nhân dẫn đến điểm số của các bài kiểm tra thấp; ảnh hưởng
trực tiếp đến kết quả học tập. Điều đó khiến một số học sinh chán nản và không
còn hứng thú với môn học nữa.
* Nguyên nhân của hiện trạng
Xuất phát từ vấn đề này, tôi tìm ra một số nguyên nhân sau:

3


Thứ nhất, theo quan niệm của xã hội, đặc biệt là của học sinh, Ngữ Văn
không phải là môn học “thời thượng”; chưa đáp ứng nhu cầu thực tế về việc lựa

chọn ngành nghề cho các em cho nên có sự thiên lệch trong nhận thức về tầm
quan trọng của môn học. Một số học sinh không còn “mặn mà” với bộ môn.
Thứ hai, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, học sinh lao vào những
trò chơi online, chìm vào thế giới “ảo”; không chịu đọc sách, báo và các tài liệu
tham khảo; lười suy nghĩ, lười sáng tạo.
Thứ ba, học sinh chưa hiểu biết tỏ tường về tiếng Việt, nhiều em có tâm lí “
dễ dãi”, cẩu thả trong đặt câu, diễn đạt.
Thứ tư, trong chương trình Tiếng Việt hay Tập làm văn của khối 11 có rất
ít tiết ôn tập cho học sinh những kiến thức lí thuyết và kĩ năng về câu. Trong khi
đó những kiến thức này các em hầu như được học ở những cấp học dưới nên
phần đông học sinh không còn nhớ kiến thức lí thuyết. Do đó kĩ năng thực hành
và vận dụng thấp.
Thứ năm, một số giáo viên còn thụ động, máy móc rập khuôn, chưa quan
tâm đúng mức đến việc tích hợp những kiến thức cũ về câu với những kiến thức
mới; chưa kết hợp kiến thức lí thuyết với quá trình thực hành cho các em nhận
diện và sửa chữa một số lỗi viết câu thương gặp nên học sinh chưa khắc sâu kiến
thức, chưa biết vận dụng kiến thức đã có vào thực hành viết câu.
Trên đây là một số nguyên nhân cơ bản khiến kết quả học tập môn Ngữ
Văn của học sinh khối 11 chưa cao.
Trong các nguyên nhân trên, tôi chọn nguyên nhân thứ năm là nguyên nhân
để nghiên cứu và đưa ra biện pháp tác động.
2.3 Giải pháp thực hiện
Xuất phát từ thực tế đó, tôi đưa ra giải pháp “ vận dụng tích hợp kiến thức lý
thuyết về câu và phương pháp nhận diện và sửa chữa một số lỗi viết câu thường
gặp để củng cố và nâng cao kĩ năng viết câu cho học sinh khối 11 trường Trung
học phổ thông Lam Kinh” nhằm nâng cao kết quả học tập cho học sinh.
Để thực hiện phương pháp này, giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh ôn
tập, nhớ lại những kiến thức cơ bản về câu Tiếng Việt; đồng thời hình thành cho
học sinh kĩ năng phát hiện lỗi sai và chữa lỗi. Từ đó hoàn thiện kĩ năng viết câu
của mình. Trình tự thực hiện các bước như sau:

2.3.1. Ôn tập những kiến thức chung về câu tiếng Việt:
2.3.1.1 Quy trình hướng dẫn học sinh ôn tập những kiến thức cơ bản
về câu Tiếng Việt.
Để có thế viết câu tiếng Việt đúng, hay học sinh cần nắm được những kiến
thức cơ bản về câu tiếng Việt như khái niệm, các thành phần trong câu; đặc điểm
4


cú pháp của một số kiểu câu hay các dấu câu thường gặp... Những kiến thức ấy
khá nhiều nên giáo viên cần nhắc lại ngắn gọn, rõ ràng, tuần tự từng kiến thức
một để học sinh nhớ lại, hiểu rõ hơn và vận dụng vào thực tế.
Bước 1: Ôn tập cho học sinh những kiến thức về khái niệm và các
thành phần trong câu tiếng Việt.
Giáo viên cần giúp học sinh ôn tập kiến thức cũ về câu tiếng việt bằng
cách đặt và hướng dẫn các em trả lời các câu hỏi: Câu( tiếng Việt) là gì? Câu
tiếng Việt có cấu trúc như thế nào? Từ đó hiểu vấn đề và ghi nhớ để vận dụng
cho đúng.
*/ Về khái niệm:
Câu là một tập hợp từ, ngữ kết hợp với nhau theo những quan hệ cú pháp
xác định, được tạo ra trong quá trình tư duy, giao tiếp, có giá trị thông báo, gắn
liền với mục đích giao tiếp nhất định. [6 ].
Ví dụ:
- “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Đình Chiểu.
- Xuân Diệu là nghệ sĩ khát khao giao cảm với đời.
(Các câu văn được trích từ bài viết của học sinh)
*/ Về cấu trúc:
Học sinh cần nắm được những thành phần chính, thành phần phụ và thành
phần biệt lập trong câu.
Thành phần chính của câu (nòng cốt câu) bao gồm: chủ ngữ (CN) và vị
ngữ (VN).

Ví dụ :
- Người Việt ta // từ khi biết chọc lỗ gieo hạt cũng là lúc biết vót nhọn
CN
VN
ngọn tầm vông.
Khởi ngữ (viết tắt là K) là loại thành phần phụ trong câu, thường đứng trước
CN để nhấn mạnh hoặc nêu lên đề tài được nói đến trong câu. Ðiểm mà K nhấn
mạnh có thể trùng với CN, với VN hay trùng với một bộ phận nào đó trong VN.
Ví dụ: Giàu, tôi cũng giàu rồi. Sang tôi cũng sang rồi.
(Nguyễn Công Hoan).
Lưu ý, khởi ngữ còn được gọi là đề ngữ hay thành phần khởi ý. Học sinh
có thể nhận diện khởi ngữ bằng những cách sau:

5


Đứng trước khởi ngữ thường là các từ “về”, “với”, “đối với”, “còn”….
Sau khởi ngữ, trước chủ ngữ thường thêm vào trợ từ “thì”. Nếu không có trợ từ
“thì”, thì giữa khởi ngữ và chủ ngữ thường được phân cách bởi dẫu phẩy.
Ví dụ:
- Còn chị, chị công tác ở đây à? (Nguyễn Đình Thi)
- Với họ, họ đã làm tròn trách nhiệm của hôm nay.
- Cái ấy thì xin tùy hai ông cả. (Nam Cao) [10 ]
*/ Các thành phần biệt lập: [5 ]
Cũng như thành phần phụ, với những thành phần biệt lập trong câu, giáo
viên cũng hướng dẫn học sinh ôn tập những thành phần mà các em đã được tìm
hiểu ở chương trình THCS. Những thành phần biệt lập thường thấy trong câu cụ
thể như sau:
- Thành phần tình thái: Được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối
với sự việc được nói đến trong câu. (Theo SGK Ngữ Văn 9, tập 2, NXB Giáo

dục, tr 18)
Ví dụ: Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô
vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà) [5
]
Với từ “chắc” người viết thể hiện sự chắc chăn với độ tin cây cao về suy
nghĩ của anh Sáu về hành động của bé Thu khi gặp anh (sẽ chạy xô vào lòng
anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.
- Thành phần cảm thán: Dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn,
mừng, giận…).
Ví dụ: Trời ơi! Sao nó lại có mặt ở đây được.
Với từ “trời ơi”, người đọc hiểu được sự ngạc nhiên của người nói về sự
có mặt của “nó”.
- Thành phần gọi – đáp: Dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp.
Ví dụ:
“Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây, trâu đấy ai mà quản công”.
(Ca dao) [11].
- Thành phần phụ chú: Dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung
chính của câu. Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang,
hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu
phẩy , nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm.
6


Ví dụ: Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ tài ba của dân tộc Việt Nam, sẽ đời đời
sống mãi trong lòng những người yêu chuộng hòa bình trên khắp thế giới.
Những nội dung này, giáo viên có thể lồng ghép trong các tiết trả bài viết
để gợi nhắc lại cho học sinh.

Bước 2: Hướng dẫn học sinh ôn tập những kiến thức cơ bản về cú
pháp của 1 số loại câu cơ bản, thường gặp. [9 ].
Hiểu rõ những khái niệm và cấu trúc của câu tiếng Việt là cần thiết nhưng
chưa đủ để học sinh có thế viết câu đúng, hay. Muốn viết đúng, hay, học sinh
phải nắm được đặc điểm cú pháp của một số kiểu câu tiếng Việt cơ bản. Chính
vì vậy, bước tiếp theo giáo viên cần hướng dẫn học sinh nhớ lại cú pháp của một
số kiểu câu cơ bản, thường sử dụng
*/ Câu đơn bình thường:
Câu đơn bình thường là câu được cấu tạo từ hai thành phần cơ bản: CN và
VN. Hai thành phần này có mối quan hệ qua lại, tạo nên nòng cốt câu.
Ví dụ:
- Nguyễn Tuân// là một trong những nhà văn xuất sắc của nền văn học
CN
VN
Việt Nam hiện đại.
(Trích từ bài làm của em Bùi Thị Hoa – Lớp 11C4)
- Tác phẩm “ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” // được Nguyễn Đình Chiểu
CN
VN
viết khi đất nước bị thực dân Pháp xâm lược.
(Trích từ bài làm của em Nguyễn Xuân Đạt– Lớp 11C4)
Trên đây là những câu đơn được viết đúng theo qui tắc ngữ pháp tiếng
Việt được trích từ một số bài viết của học sinh. Câu có đầy đủ những thành phần
nòng cốt cơ bản của câu là CN và VN (như đã phân tích trên mô hình cú pháp
của từng câu).
Lưu ý: Ngoài thành phần nòng cốt, câu đơn bình thường cũng có thể có
thêm thành phần phụ như trạng ngữ hay đề ngữ...
Ví dụ:
- Hạng người xấu xa đó/, Huấn Cao // không coi ra gì cả.
K

CN
VN
- Tối hôm ấy/ , tại trại giam Tỉnh Sơn/ , một cảnh tượng xưa nay chưa
Tr1
Tr2
CN
từng có // đã diễn ra. [4 ].
VN

7


*/ Câu đặc biệt:
Câu đặc biệt là câu chỉ có một thành phần cú pháp chính, không hàm chứa
một thành phần cú pháp thứ hai có quan hệ với nó như là quan hệ giữa CN và VN..
Câu đặc biệt được cấu tạo bởi một từ hoặc 1 cụm từ. Trong câu đặc biệt cũng có
thể có thêm các thành phần phụ.
Ví dụ: - Mưa!
- Nhiều sao thế!
- Năm ấy/, mất mùa.
Tr
...
*/ Câu rút gọn:
Câu rút gọn là câu được lược bỏ một số thành phần câu phù hợp với ngữ
cảnh nhằm làm cho câu gọn hơn, thông tin nhanh hơn và tránh lặp lại những từ
đã xuất hiện trong câu trước.
Khi rút gọn câu cần chú ý:
Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ
nội dung câu nói.
Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.

Lưu ý: Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh cách phân biệt câu đặc biệt
với câu rút gọn. Câu đặc biệt khác câu rút gọn ở chỗ: Câu đặc biệt không hàm
chứa thành phần chính thứ hai nhưng câu rút gọn thì có. Bởi tùy theo ngữ cảnh,
người nói (người viết) có thể rút gọn câu. Vì vậy, ta có thể căn cứ vào ngữ cảnh
để phục hồi câu đơn rút gọn.
Ví dụ:
- Cu cậu có mấy cái thùng thóc chưa kịp tải đi (1). Muốn thuê người cũng
chẳng có ai.(2) [10 ].
Trong ví dụ trên, câu (2) chính là câu rút gọn. Người viết có thể dựa vào
ngữ cảnh mà phục hội câu này như sau:
- Cu cậu muốn thuê người cũng chẳng có ai.
*/ Câu phức thành phần (thành phần mở rộng):
Câu phức là câu được tạo thành từ 2 cụm C-V nhưng chỉ có một cụm C-V
làm nòng cốt câu; còn cụm CV kia bị bao hàm trong thành phần câu (có thể là
thành phần chính hay thành phần phụ).
*/ Câu ghép:
Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau
tạo thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu.

8


Căn cứ vào quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép, người ta chia câu ghép
thành 2 loại: câu ghép đẳng lập và câu ghép chính phụ.
Câu ghép đẳng lập: là câu ghép mà giữa các vế có quan hệ bình đẳng với nhau.
Ví dụ
Pháp // chạy, Nhật // hàng, vua Bảo Đại // thoái vị.
CN1 VN1 CN2 VN2
CN3
VN3

Câu ghép chính phụ : Là câu ghép mà trong đó các vế câu không bình
đẳng với nhau vè ngữ pháp ( có vế chính phụ).
VD: Vì lười biếng nên điểm số các bài kiểm tra của Lan gần đây rất thấp.
Những kiến thức lý thuyết cơ bản trên về câu có vai trò hết sức quan trọng
đối với học sinh trong quá trình nhận thức và hình thành kĩ năng đặt câu tiếng
Việt. Bởi lẽ, nếu không hiểu và nắm bắt về nó, học sinh sẽ rất lúng túng trong việc
sử dụng vốn từ tiếng Việt mà mình có đễ diễn đạt thành một câu, một phát ngôn
hoàn chỉnh. Tuy nhiên những kiến thức này các em đã được học khá lâu (từ
những năm Tiểu học và THCS) nên rất nhiều em không còn nhớ. Thêm vào đó, 1
số em không còn lưu giữ những cuốn sách giáo khoa cũ từ thời THCS, một số em
lại ngại lục tài liệu cũ, hay hỏi bài từ người khác vì tâm lí xấu hổ. Trước thực
trạng đó, bản thân luôn trăn trở, mong muốn tìm ra cách thức hướng dẫn các em
ôn tập đầy đủ, tiết kiệm thời gian mà vẫn hiệu quả. Qua suy nghĩ và thực tế giảng
dạy, bản thân đã soạn thảo những vấn đề trên thành một tài liệu hoàn chỉnh, sau
đó giao cho cán bộ lớp thực nghiệm. Cán bộ lớp có trách nhiệm photocopy cho
mỗi học sinh trong lớp mỗi em 1 bản để ngoài các tiết học trên lớp, các em có thể
tự ôn tập, tự học thêm ở nhà một cách thuận tiện và hiệu quả hơn.
2.3.1.2 Một số nguyên tắc và thao tác cần nhớ khi viết câu và một số
vấn đề cần tránh.
*/ Một số nguyên tắc cơ bản khi viết câu:
Tính tới thời điểm hiện tại, việc phân biệt và chỉ ra những qui tắc của ngữ
pháp Tiếng Việt vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau. Hầu hết những đánh giá,
phân tích, nhận định ấy còn mang tính hàn lâm do đó học sinh khó hiểu, khó
nhớ, khó vận dụng. Gắn với môi trường học tập tại trường THPT, để các em dễ
hiểu, dễ ghi nhớ rồi từ đó vận dụng thực hành, bản thân tôi xin đưa ra những
nguyên tắc cơ bản, cần lưu ý khi viết câu cho các em như sau:
Thứ nhất, cần viết câu theo đúng cấu trúc cơ bản của từng loại câu.(cấu
trúc của 1 số kiểu câu cơ bản được nêu ở bước 2). Để làm được điều này, giáo
viên cần nhắc nhở các em ôn tập những kiến thức về cú pháp của một số kiểu
câu cơ bản. Giáo viên hướng dẫn học sinh cú pháp của từng kiểu câu (tham khảo


9


mục hướng dẫn ôn tập lí thuyết về cú pháp câu). Sau đó gọi các em lần lượt vận
dụng những kiến thức đã học vào quá trình viết câu.
Thông thường, CN thường đứng trước VN. CN trả lời cho câu hỏi: Ai?
Cái gì?, con gì? Còn VN trả lời cho câu hỏi Là gì? Làm gì? Như thế nào? Tuy
nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, nhất là trong sáng tác văn học, có khi
VN được đảo lên đầu câu với hàm ý nhấn mạnh, làm tăng giá trị biểu đạt, biểu
cảm của câu.
Ví dụ:
“ Củi một cành khô lạc mấy dòng”
( Tràng giang – Huy Cận)
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật
... Của yến anh này đây khúc tình si...”
( Vội vàng – Xuân Diệu) [4 ]
Thứ hai, câu cần có quan hệ ngữ nghĩa hợp lí, phù hợp với tư duy của
người Việt.
- Nội dung của câu phải hợp lí, khách quan, phù hợp với qui luật nhận
thức.
Ví dụ:
+ Chim chóc đang hót vang trời báo hiệu mùa xuân về. (1) (Câu đúng)
+Những chú bò vàng đang thong thả gặm cỏ non.(2) (Câu đúng)
+ Chim chóc đang thong thả gặm cỏ non. (3) (Câu sai)
+Những chú bò đang hót vang trời báo hiệu mùa xuân về. (4) (Câu sai)
Trong 4 ví dụ trên, các câu (1), (2) đúng vì phản ánh đúng qui luật nhận
thực và hiện thực khách quan. Còn các câu (3), (4) sai vì không phản ảnh đúng
qui luật nhận thức và hiện thực khách quan.
Thứ ba, cần sử dụng dấu câu hợp lí.

Từ thực tế giảng dạy, bản thân nhận thấy nhiều em chưa biết cách sử dụng
dấu câu. Cách ngắt câu tùy tiện, thậm chí không ngắt câu khiến câu văn lủng
củng, dài thê thê, làm ảnh hưởng đến hiệu quả diễn đạt và điểm số của bài viết
Giáo viên giới thiệu cho học sinh một bài thơ ngắn giúp ghi nhớ tốt hệ
thống dấu câu và mục đích sử dụng của nó.
Làm bạn với dấu câu [12 ]
Dấu câu phân biệt rạch ròi
Không dùng, chỉ có người lười nghĩ suy
Dấu nào cũng có nghĩa riêng
Mỗi dấu đặt đúng vào nơi của mình
Dấu phẩy (,) thường thấy ai ơi
10


Tách biệt từng phần, chuyển tiếp ý câu
Dấu chấm (.) kết thúc ý rồi
Giúp cho câu viết tròn câu rõ lời .
Chấm phẩy (;) phân cách vế câu
Bổ sung vế trước, ý càng thêm sâu
Chấm than (!) bộc lộ cảm tình
Gửi gắm đề nghị, mong chờ, khiến sai
Chấm hỏi (?) để hỏi bao điều
Hỏi người và cả hỏi mình tài ghê!
Hai chấm (:) báo hiệu lời người
Còn là giải thích ý vừa nêu trên
Chấm lửng (...) xúc cảm dâng trào
Hay thay cho lời không tiện nói ra
Gạch ngang (-) lời nói mở đầu
Nêu ý chú thích liệt kê trong bài
Ngoặc đơn ( ) tách biệt từng phần

Làm rõ cho lời chú giải bên trong
Ngoặc kép (“ ”) trực tiếp dẫn lời
Đứng sau hai chấm hay dùng nhấn câu
Biết rồi em hãy siêng dùng
Viết dấu đúng chỗ, điểm mười nở hoa.
Thứ tư, đặt câu cần đảm bảo về mặt phong cách.
Mỗi phong cách ngôn ngữ chức năng có những đặc trưng cơ bản và yêu
cầu riêng về từ ngữ, cú pháp... Vì thế, để diễn đạt hiệu quả, khi viết câu người
viết cần vận dụng tốt những kiến thức về từ ngữ, cú pháp và những đặc trưng cơ
bản và yêu cầu riêng về từ ngữ, cú pháp... của từng phong cách.
Thứ năm, cần chú ý tính liên kết về nội dung và hình thức của câu trong
quan hệ với các câu khác trong văn bản.
Trong trường THPT, hầu hết các bài kiểm tra đánh giá thường dưới dạng
những đoạn văn hay bài viết hoàn chỉnh. Vì thế, học sinh không chỉ cần biết về
kĩ năng đặt câu mà còn phải biết vận dụng kiến thức về câu để hình thành văn
bản. Muốn thế, học sinh cần biết những nguyên tắc liên kết câu cả về nội dung
lẫn hình thức.
Về nội dung: các câu trong đoạn văn phải có mối quan hệ qua lại lẫn nhau,
liên kết về chủ đề và sự logic để làm sáng tỏ chủ đề chung của đoạn văn hoặc
bài văn.
11


Về hình thức: Cần sử dụng các phương tiện liên kết để nối các câu trong
văn bản. Chẳng hạn, dùng các phép liên kết : phép thế, phép nối, phép liên lặp...
Ví dụ:
- “ Những đứa trẻ con nhà nghèo ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đi
lại tìm tòi. Chúng nhặt nhạnh những thanh nứa, thanh tre hay bất cứ thừ gì của
những người bán hàng để lại”. (Hai đứa trẻ - Thạch Lam) [4 ]
(Sử dụng phép thế)

Những kiến thức lý thuyết chung và những nguyên tắc viết câu cơ bản
giáo viên cung cấp cho học sinh trong tiết trả bài viết số 1
2.3.2. Rèn kĩ năng nhận diện và sửa chữa một số lỗi thường gặp trong bài
làm của học sinh [9]
Ở kĩ năng này, Giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng từ thấp đến cao
những những kiến thức về câu đã học và ôn tập để nhận diện và sửa chữa một số
lỗi thường gặp. Qua đó củng cố và nâng cao kĩ năng viết câu.
*/ Câu thiếu thành phần chủ ngữ:
Câu sai thiếu chủ ngữ là kiểu lỗi câu sai có hiện dạng thiếu thành
phần biểu thị đối tượng của thông báo, mà dựa vào văn cảnh, ta không thể xác
định và phục hồi lại cấu trúc đầy đủ của nó.
Cách nhận diện: Câu thường chỉ có:
- Động từ, tính từ, cụm đồng từ, cụm tính từ có giá trị như vị ngữ.
Ví dụ: Cho thấy lòng yêu nước của những người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc.
- Vị ngữ và thành phần phụ.
Cách chữa lỗi: Vận dụng những kiến thức cơ bản về các thành phần câu
và kĩ năng đặt câu hỏi để tìm thành phần chủ ngữ . (chủ ngữ thường trả lời cho
các câu hỏi: Ai? Cái gì? Con gì?...). Sau khi phát hiện, câu sai vì viết thiếu chủ
ngữ, giáo viên hướng dẫn cho HS một số cách chữa đơn giản, dễ thực hiện và
hiệu quả:
Cách 1: Tạo ra chủ ngữ sao cho phù hợp với vị ngữ có sẵn.
Ví dụ:
 Đó // là cảnh tương xưa nay chưa từng thấy.
C
V
Cách 2: Nếu câu thiếu chủ ngữ do học sinh nhầm lẫn trạng ngữ trong câu
là vị ngữ. Trong những trường hợp này giáo viên hướng dẫn học sinh ngoài cách
tạo chủ ngữ cho câu ta có thể bỏ đi một số từ ngữ để đảm bảo tính hoàn chỉnh về
cấu trúc và hợp lí về ý nghĩa cho câu


12


Ví dụ:
- Với sự đồng cảm,yêu thương chân thành/, xây dựng thành công hình
tượng bà Tú – người phụ nữ đảm đang, thương chồng, thường con.
*/ Câu sai thiếu vị ngữ :
Câu sai thiếu vị ngữ là kiểu câu sai có hiện dạng thiếu thành phần biểu
thị đặc điểm, hoạt động, trạng thái… của đối tượng được đề cập đến ở chủ
ngữ.Ta không thể xác định và khôi phục lại cấu trúc đầy đủ của nó.
Cách nhận diện: câu thiếu vị ngữ thường chỉ có:
- Danh từ/ cụm danh từ.
- Danh từ/ cụm danh từ + trạng ngữ
- Danh từ/ cụm danh từ + phần phụ chú ( thường có giái trị giải thích)
Cách chữa lỗi: Có hai cách cơ bản sau
Cách 1: Chuyển đổi cấu trúc có sẵn thành câu có chủ - vị hoàn chỉnh.
Ví dụ: Xuân Diệu, nhà thơ yêu đời, yêu thiên nhiên, cuộc sống. (Bài viết của HS)
 Xuân Diệu // là nhà thơ yêu đời, yêu thiên nhiên, cuộc sống.
C
V
Cách 2: Tạo thêm vị ngữ sao cho phù hợp với cấu trúc có sẵn.
Ví dụ: Môi trường sống của con người.
 Môi trường sống của con người // đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.
C
V
Lưu ý: Chọn cách sửa chữa nào là tùy vào câu sai và ngữ cảnh của nó.
Cần đảm bảo tính liên kết giữa câu văn với các câu còn lại trong đoạn văn chứa
nó.
*/ Câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ:
Câu thiếu chủ - vị nòng cốt là kiểu lỗi ngữ pháp mà hiện dạng của câu

chỉ là một hay vài thành phần phụ ngoài nòng cốt, và dựa vào văn cảnh, ta
không thể phục hồi lại cấu trúc đầy đủ của nó.
Câu thiếu kết cấu chủ - vị nòng cốt thường rơi vào câu đơn.
Cách nhận diện: Câu thường chỉ có
- Trạng ngữ.
- Câu chỉ có trạng ngữ + thành phần phụ chú
Cách chữa lỗi:
- Tạo thêm kết cấu C - V dựa trên cấu trúc có sẵn
- Chuyển đổi cấu trúc có sẵn của câu sai thành câu hoàn chỉnh.
*/ Câu sai qui tắc kết hợp vị trí của các thành phần câu:
Cách nhận diện: các câu rời rạc; mối quan hệ giữa các ngữ đoạn không rõ
ràng; hoặc câu dài lê thê, rối cấu trúc ngữ pháp.
13


Cách chữa lỗi:
Cách 1: Nếu trật tự của ngữ đoạn phù hợp về nội dung, trước hết, ta nối
các ngữ đoạn rời rạc lại; xem xét khả năng làm thành phần gì trong câu. Từ đó
dùng từ công cụ để nối chúng với những thành phần khác, sao cho chức năng cú
pháp của chúng được xác lập rõ ràng, cụ thể.
Cách 2: Nếu trật tự các ngữ đoạn rời rạc, không phù hợp về nội dung, ta
có thế vừa thay đổi trật tự, vừa sử dụng từ công cụ để nối chúng lại với
nhau. Các câu đứt cấu trúc đã dẫn có thể được sửa chữa như sau :
Kết quả sửa chữa câu sai được xem là tối ưu khi câu đã sửa chữa đảm bảo
ba yêu cầu :
Thứ nhất, nội dung biểu đạt của nó vừa chính xác, vừa trung thực với ý đồ
biểu đạt của học sinh ; chỉ nên điều chỉnh, thay đổi, thêm bớt trong trường hợp
nội dung biểu đạt của câu quá vụng về hay lệch lạc, mâu thuẫn.
Thứ hai, cấu trúc câu đã sửa chữa phải phù hợp với chuẩn mực ngữ pháp.
Thứ ba, câu đã sửa chữa phải liên kết chặt chẽ với các câu chung quanh ở

cả hai bình diện : nội dung và hình thức.
2.3.3. Vận dụng những kiến thức về câu cùng một số phương pháp nhận diện
và chữa lỗi về cấu trúc câu vào việc nhận diện và sửa chữa một số lỗi viết câu
thường gặp.
Giáo viên đưa ra một số bài tập để học sinh vận dụng những kĩ năng trên
giải đáp. Đó là cách vận dụng gần gũi, sát thực, trực tiếp giúp học sinh tri giác
và lĩnh hội kiến thức nhanh chóng, hiệu quả.
Bài tập 1: [ 12 ]
a/ Bên cạnh lời dặn dò đó, còn chỉ ra cho chúng ta thấy giá trị tinh thần
của đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau.
b/ Xuân Diệu, một con người yêu đời, thiết tha với cuộc sống.
c/ Tấm lòng yêu làng xóm, quê hương tha thiết cùng với tinh thần xả thân
vì đại nghĩa của những người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Đáp án:
a/ +Lỗi: Câu thiếu chủ ngữ.
+ Sửa lại:
 Bên cạnh lời dặn dò đó, nhà thơ (tác giả) còn chỉ ra cho chúng ta thấy
rõ giá trị của tinh thần đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau
b/ + Lỗi: Câu thiếu vị ngữ.
+ Sửa lại:
Xuân Diệu là một con người yêu đời, thiết tha với cuộc sống.
c/ + Lỗi: cụm danh từ phát triển dài, chưa có các thành phần chính của câu
14


+ Sửa lỗi:
 Tấm lòng yêu làng xóm, quê hương tha thiết cùng với tinh thần xả thân
vì đại nghĩa của những người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc sẽ đời đời sống mãi
trong lòng những người Việt Nam yêu nước.
Bài tập 2: [ 12 ]

Nhận diện, chỉ ra lỗi sai và sữa lỗi trên bài làm của 1 số học sinh trong
lớp và các lớp khác được scan lại và trình chiếu trên slide
Ngoài ra trong từng tiết trả bài, giáo viên hướng dẫn học sinh phát hiện, phân
tích và sửa chữa lỗi sai trên ngữ liệu cụ thể từ bài làm của các em.
Để tránh nhàm chán, khô khan, giáo viên linh động cho các em sửa lỗi câu và
rèn kĩ năng viết câu thông qua nhiều dạng thức trò chơi khác nhau. (phần này sẽ
được mô tả kĩ ở giáo án)
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
2.4.1. Chuẩn bị của giáo viên:
Giáo viên lấy đề bài viết số 1 làm đề kiểm tra trước tác động. Sau khi có
kết quả kiểm tra, giáo viên so sánh điểm trung bình và kiểm chứng kết quả của
hai lớp. Sau đó, giáo viên chọn ra một lớp đối chứng và một lớp thực nghiệm.
Ở nhóm đối chứng: thiết kế bài học không sử dụng phương pháp rèn kĩ
năng viết câu đúng cấu trúc ngữ pháp, quy trình lên lớp vẫn bình thường.
Ở nhóm thực nghiệm: giáo viên chuẩn bị, soạn giảng, thiết kế bài
học theo hướng sử dụng phương pháp rèn kí năng viết câu đúng cấu trúc ngữ
pháp (giáo án phần phụ lục). Sau thời gian thực nghiệm, giáo viên biên soạn đề
kiểm tra bài viết số 5 làm bài kiểm tra sau tác động, chấm bài và thu kết quả của
nhóm đối chứng và thực nghiệm. [ 2 ]
2.4.2. Tiến hành dạy thực nghiệm
Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà
trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan. Đối với phương
pháp này, giáo viên có thể dạy thực nghiệm được nhiều bài học trong chương
trình lớp 11. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu có hạn nên tôi đã lựa chọn và sử
dụng vào một số bài học trong chương Ngữ Văn 11 để dạy thực nghiệm
như sau : [ 1 ]
Bài học dạy thực nghiệm

Thời gian


Tiết

Tên bài học
15


(Ngày, tháng, năm)
4-10-2017

PPCT
16

14-11-2017

25

5-12-2017

44

5-1-2018

68

28/2/2018

83

Trả bài viết số 1
Trả bài viết số 2

Trả bài viết số 3
Trả bài viết số 4
Trả bài viết số 5

Những vấn đề trên giáo viên tổ chức tiến hành trong các tiết trả bài viết.
Thông thường, trong tiết học này, giáo viên thường nhắc lại đề kiểm tra, yêu cầu
học sinh xác định kiểu bài, nội dung nghị luận và hướng dẫn các em sửa dàn ý
bài viết và chữa lỗi. Riêng phần chữa lỗi sai cho học sinh, vì nhiều lí do một số
giáo viên chưa tích hợp kiến thức lí thuyết về câu với việc hướng dẫn học sinh
nhận diện và sửa lỗi, mà chỉ gọi học sinh sửa chữa rồi nhận xét. Với cách làm ấy
chỉ các em khá, giỏi, nắm vững kiến thức về câu mới sửa chữa và ghi nhớ được.
Phần lớn các em học lực trung bình, yếu, kém sẽ không hiểu kịp vấn đề. Do đó,
khó học tập, rút kinh nghiệm để viết câu đúng, hay. Vì thế, giáo viên cần lưu ý
gợi nhắc học sinh vận dụng kiến thức cơ bản về câu để nhận diện lỗi sai. Từ đó,
đưa ra cách sửa lỗi phù hợp, chính xác.
Ví dụ: Áp dụng vào tiết 16 “Trả bài viết số 1” [ 4 ]
Ngoài việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề, lập dàn ý giáo viên nhận xét
chung về bài làm của các em, chú ý nhấn mạnh, hướng dẫn học sinh vận dụng
những kiến thức lí thuyết về câu và cách nhận diện, sửa lỗi câu. Để tiện lợi cho
các em quan sát và tiết kiệm thời gian, giáo viên chủ động soạn giảng những tiết
trả bài viết bằng giáo án điện tử.
Tiến trình hướng dẫn học sinh tích hợp kiến thức lí thuyết về câu và một
số phương pháp nhận diện và sửa một số lỗi viết câu thường gặp như sau:
Giáo viên gợi dẫn học sinh những yêu cầu cần thiết để viết câu tiếng Việt
đúng: Muốn viết đúng, hay câu tiếng Việt cần biết nắm những kiến thức cơ bản
nào? (Câu là gì? Câu có những thành phần nào? Dấu câu được sử dụng ra sao?
Cần tuân thủ những nguyên tắc gì khi viết câu?....). Giáo viên gọi học sinh lần
lượt trả lời, giáo viên nhận xét, phân tích ngắn gọn những kiến thức cơ bản về
câu và những nguyên tắc viết câu cần nhớ cho học sinh. Giáo viên cung cấp cho
16



học sinh những kiến thức lí thuyết cơ bản đã soạn sẵn cho học sinh photocopy
để các em theo dõi, có tài liệu để học tập ở nhà, củng cố kiến thức cũ đã học.
Tiếp theo, giáo viên trình chiếu những câu sau trên bảng. Sau đó phát vấn:
Những câu trên viết đúng hay sai? Lí giải. Nếu sai hay chỉ ra lỗi sai và sửa lại
cho đúng.
- Qua đó, cho ta thấy mỗi con người sống trong xã hội này thì ai cũng cần
phải có lòng hiếu thảo. (trích từ bài làm của em Nguyễn Thị Bích Phương – Lớp
11C4)
- Hiện nay, Việt Nam ta có nhiều trường hợp bất kính với cha mẹ - ông
ba, nguyên nhân dẫn đến sự bất kính đó của họ thứ nhất là do cha mẹ ông bà quá
chìu chuộng con cháu của mình, còn nguyên nhân thứ hai là do họ từ khi ra
ngoài xã hội đã vướng phải cạm bẫy, đua đòi để rồi họ đã quên đi công ơn lớn
lao của đấng sinh thành trong những cuộc chơi đó mà bước theo niềm vui, theo
đam mê của họ. (trích từ bài làm của bạn Lê Dương Mỹ Duyên Lớp 11C4)
- Đối với mỗi cá nhân và cũng như tất cả học sinh chúng ta. (trích từ bài
làm của bạn Trần Thị Phương Lớp 11C4)
- Học hỏi những điều hay…rèn luyện ý chí đạo đức thật tốt để có ích cho
xã hội và thành một trò giỏi, con ngoan. (trích từ bà làm của bạn Trần Thị
Phương Lớp 11C4)
- Lòng hiếu thảo là sự biết ơn sâu sắc đối với cha, mẹ, ông, bà của mỗi
con người, những người đã dạy dỗ chúng ta nên người và chúng ta phải biết ơn
và làm những cái gì đề đền đáp lại công ơn của cha mẹ, ông ba…đó là lòng hiếu
thảo. ( Trích từ bài làm của bạn Lương Hữu Đại).
…..
Học sinh bám sát vào những kiến thức lí thuyết vừa được cung cấp để
phát hiện lỗi sai và sửa chữa lại những câu trên cho đúng
- Các tiết Trả bài viết tiếp theo: Trong phần sửa lỗi về câu, giáo viên thống
kê, nhận xét những lỗi sai cụ thể của học sinh, giúp học sinh ôn tập lại kiến thức.

Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét, phân tích cách nhận diện và đề ra phương
pháp chưa lỗi về câu với những lỗi sai cụ thể. Từ đó rút kinh nghiệm cho bài viết
của mình. Cuối giờ, giáo viên yêu cầu học sinh về nhà viết lại những câu sai đã
sửa trên lớp cũng như những câu sai trong bài làm của mình.
2.4.3 Thu thập dữ liệu
Bài kiểm tra trước tác động là bài viết số1.
Bài kiểm tra sau tác động là bài viết số 5 ở học kì 2.
Bảng 1: Kết quả bài kiểm trước và sau tác động của nhóm thực nghiệm :
17


Trước
Sau tác
Điểm
tác động
động lần
Số lượng Tỉ lệ(%) Số lượng Tỉ lệ(%)
Giỏi
1
2.5
5
12.5
Khá
15
37.5
17
42.5
Trung bình 19
47.5
16

40
Yếu- kém
5
12.5
2
5
Bảng 2 : Kết quả bài kiểm trước và sau tác động của nhóm đối chứng:
Trước
Sau tác
Điểm
tác động
động lần 1
Số lượng Tỉ lệ(%) Số lượng
Tỉ lệ(%)
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu- kém

2.4.4.Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả
2.4.4.1. Phân tích dữ liệu

Thời gian

Biểu đồ so sánh điểm trung bình của nhóm thực nghiệm, đối chứng thời
gian trước và sau tác động.
2.4.4.2. Bàn luận kết quả
Như trên đã chứng minh rằng, kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương.
Sau tác động, kết quả nhóm thực nghiệm đã tăng chất lượng rõ rệt. Thực nghiệm cao
18



hơn ĐTB nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.
Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có sử dụng phương pháp vận
dụng tích hợp kiến thức lý thuyết về câu và phương pháp nhận diện và sửa chữa
một số lỗi viết câu thường gặp để củng cố và nâng cao kĩ năng viết câu .
Như vậy, giả thuyết sử dụng phương pháp vận dụng tích hợp kiến thức lí
thuyết với phương pháp nhận diện và sửa chữa một số lỗi viết câu thường gặp
cho học sinh lớp 11 trường THPT Lam Kinh đã được kiểm chứng hiệu quả.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Kết quả đã kiểm chứng về việc vận dụng tích hợp kiến thức lý thuyết về
câu và phương pháp nhận diện và sửa chữa một số lỗi viết câu thường gặp để
củng cố và nâng cao kĩ năng viết câu đã có hiệu quả. Mỗi học sinh củng cố, hoàn
thiện và nâng cao kĩ năng viết câu tiếng Việt của mình. Đó là cách đơn giản
nhưng rất hiệu quả đối với chất lượng và điểm số trong các bài viết của các em.
3.2. Kiến nghị
Đối với giáo viên giảng dạy Ngữ Văn cần dành thời gian hợp lý hơn trong
các tiết trả bài viết, tiết dạy tự chọn, tiết luyện viết đoạn văn hay tiết Tiếng Việt
để hướng dẫn cho học sinh các kĩ năng cần thiết để viết câu đúng, hay.
Mặc dù, tôi đã cố gắng tìm hiểu, sưu tầm, nghiên cứu để đề tài đạt kết quả
cao. Tuy nhiên, do kinh nghiệm dạy học chương trình Ngữ Văn 11 chưa nhiều
nên đề tài vẫn còn nhiều thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong quý đồng nghiệp quan
tâm, góp ý để tài hoàn thiện và có ý nghĩa thiết thực hơn. Đồng thời, với kết quả
của đề tài này, tôi cũng rất mong quý đồng nghiệp có thể tham khảo, vận dụng
vào các bài học trong chương trình Ngữ Văn 11 nhằm nâng cao kết quả học tập
cho học sinh.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN
Thanh Hóa, ngày 25 tháng 05 năm2018

CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Lê Thị Bình
TÀI LIỆU THAM KHẢO
*********
19


[1 ]. Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức và kĩ năng môn Ngữ văn 11,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2010.
[ 2]. Hướng dẫn thực hiện chương trình sách giáo khoa 11, môn Ngữ văn,
Phan Trọng Luận - Trần Đình Sử, NXB Giáo dục, 2008.
[ 3]. Phương pháp giảng dạy và đánh giá, TS. Lê Văn Hào (chủ biên),
Phòng Đào tạo Đại học và sau Đại học – Đại học Nha Trang, 2006.
[4 ]. Ngữ văn 11, Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên), NXB Giáo dục 2010.
[ 5 ]. Ngữ Văn 9, tập 2, NXB Giáo dục
[ 6]. Ngữ pháp tiếng việt,tập 2, Diệp Quang Ban, NXB Giáo dục
[ 7]. Sách giáo viên Ngữ văn 11, Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên), NXB
Giáo dục, 2010.
[ 8]. Giáo dục kĩ năng sống trong dạy học môn Ngữ văn THPT, NXB Giáo
dục Việt Nam, 2010.
[9 ]. Tài liệu chủ đề tự chọn bám sát chương trình chuẩn ngữ văn 10, Bùi
Minh Toàn(Chủ biên), NXB Giáo dục
[10 ]. Tuyển tập Nam Cao, NXB Văn học
[11 ]. Vũ Ngọc Phan tuyển tập, tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam (tập
3),NXB Văn học
[12]. Tham khảo một số tài liệu trên mạng internet

-Nguồn: />-Nguồn: />-Nguồn: />
20



×