Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Bài dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn: Nitơ với thực tiễn cuộc sống (tích hợp kiến thức hóa học, sinh học và môi trường)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.47 KB, 21 trang )

BÀI DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ:
NITƠ VỚI MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TIỄN CUỘC SỐNG
I. Tên, nội dung chủ đề, thời lượng thực hiện
1. Tên chủ đề: Nitơ với một số vấn đề thực tiễn cuộc sống
2. Nội dung chủ đề:
Chủ đề dành cho đối tượng học sinh lớp 11.
Chủ đề gồm 3 nội dung lớn:
- Cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hóa học, trạng thái tự nhiên, điều chế
N2 .
- Vai trò của nitơ đối với động vật, thực vật.
- Tác hại của nitơ đối với môi trường và thợ lặn.
3. Thời lượng thực hiện chủ đề: 2 tiết
II. Mục tiêu
1. Kiến thức
* HS nêu được:
- Cấu tạo N2.
- Tính chất vật lí của N2.
- Tính chất hóa học của N2.
- Trạng thái tự nhiên, các cách điều chế N2.
* HS giải thích:
- Từ cấu trúc phân tử dẫn đến một số tính chất hóa học của N2.
- Vai trò của nitơ đối với động vật, thực vật.
- Tác hại của nitơ đối với môi trường và thợ lặn.
* HS vận dụng:
- Tìm cách biến trái chuối chín thành “búa” và giải thích?
- Trả lời câu hỏi "Thực vật có hấp thụ trực tiếp khí N 2 được không? Nêu
quá trình hấp thu N2 ở thực vật".
- Giải thích “Tại sao thợ lặn khi lặn quá sâu sẽ bị say Nitơ (nguy hiểm
đến tính mạng)”.
2. Kĩ năng
Tìm hiểu, thu thập thông tin, xử lý thông tin để rút ra kết luận.




3. Thái độ
- Nhận thức rõ vai trò của nitơ đối với động vật và thực vật, tác hại của
nitơ đối với môi trường.
- Có ý thức bổ sung nitơ cho cơ thể và giảm tác hại của nitơ đối với môi
trường.
4. Những năng lực chủ yếu cần hướng tới
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực tự học.
III. Phương pháp dạy học theo chủ đề
Phương pháp dạy học webquest.
IV. Tiến trình dạy học
* Chuẩn bị của giáo viên và học sinh (10phút)
Từ buổi học trước, sau khi dạy xong nội dung của bài “Khái quát nhóm
nitơ”, giáo viên chia lớp thành 5 nhóm và cung cấp địa chỉ trang webquest:
/>Một số hình ảnh minh họa cho webquest.
Chủ đề 2: "Nitơ và một số vấn đề thực tiễn"
I. Giới thiệu
Nitơ là 1 nguyên tố đặc biệt.Trước kia người ta đặt tên cho nó
là "a-zốt" dịch từ tiếng Cổ Hy Lạp có nghĩa là "không duy trì
sự sống". Ấy thế mà không có Nitơ thì ngay đến 1 ngọn cỏ bé
nhỏ cũng không lớn lên được...

II. Nhiệm vụ
Em là cô gái nitơ
Tên thật "azot" anh ngờ làm chi


Không màu cũng chẳng vị gì ...


III. Tiến trình
1.Những thông tin cần tìm hiểu ...
2.Vẽ tranh/ tạo powerpoint/ diễn kịch ...

IV. Nguồn tư liệu
1. Tổng quát về nitơ ...
2. Video thí nghiệm/tranh ảnh liên quan đến N2.

V. Đánh giá
1. Tiêu chí đánh giá nhóm ...
2. Đánh giá cá nhân qua bài kiểm tra 10ph ...
3. Nhóm và Cá nhân tự đánh giá ...

VI. Kết luận
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu được rất nhiều điều thú vị về N2.
Cô hy vọng rằng lớp đã có những buổi làm việc tuy mệt nhưng
thú vị và nhiều ý nghĩa ...

Giới thiệu

Nitơ là một nguyên tố đặc biệt.Trước kia người ta đặt tên cho nó là "a-zốt" dịch từ


tiếng Cổ Hy Lạp có nghĩa là "không duy trì sự sống". Ấy thế mà không có nitơ thì
ngay đến một ngọn cỏ bé nhỏ cũng không lớn lên được. Vậy nitơ là nguyên tố như
thế nào. Khí N2 có những tính chất, vai trò gì, khai thác và điều chế ra sao? Các em
sẽ được biết qua bài học này.
Nhiệm vụ
Có một cô gái tự xưng là "Nitơ"

Em là cô gái nitơ
Tên thật "azot" anh ngờ làm chi
Không màu cũng chẳng vị gì
Sự cháy, sống chẳng duy trì trong em
Cho dù không giống oxygen
Thế nhưng em vẫn dịu hiền như ai
Nhà em ở chu kì II
Có 5 electron ngoài bao che
Mùa đông cho tới mùa hè
Nhớ ô thứ 7 nhớ về thăm em
Bình thường em ít người quen
Người ta vẫn bảo sao trầm thế cô
Cứ như dòng họ khí trơ
Ai mà ngỏ ý làm ngơ sao đành
Tuổi em 14 xuân xanh
Vội chi tính chuyện yến oanh làm gì
Thế rồi năm tháng trôi đi
Có anh bạn trẻ oxi gần nhà
Bình thường anh chẳng lân la

Nhưng khi giông tố đến nhà tìm em
Gần lâu rồi cũng nên quen
Nitơoxit (NO) sinh liền ra ngay
Không bền lâu nên chất khí này
Bị oxi hóa liền ngay tức thì
Thêm một nguyên tử oxi (NO2)
Thêm màu nâu đậm chất nào đậm
hơn?
...
Em là cô gái nitơ

Lâu nay em vẫn mong chờ tình yêu !

HS hoàn thành các nhiệm vụ dưới để xem "cô gái nitơ" nói có đúng sự thật về
mình không? Sau đó tìm hiểu xem "cô gái nitơ" là cô gái "tốt" hay "nguy hiểm"?
* Nhóm 1:
Trả lời các câu hỏi sau thông qua một vở kịch vui:
1. Giải thích cấu tạo phân tử N2, nêu tính chất vật lý của N2.


2. Trong phòng thí nghiệm N2 lỏng, axit, bazo, một số
dung dịch muối và quả chuối chín. Tìm cách biến quả
chuối chín thành “búa” để đóng đinh vào khúc gỗ.
* Nhóm 2:
Trả lời các câu hỏi sau và sử dụng phần mềm
powerpoint để báo cáo:
1. Nêu tính chất hóa học của nitơ.
2. Thực vật có hấp thụ trực tiếp khí N 2 được không? Nêu quá trình hấp thu N 2 ở
thực vật".

* Nhóm 3:
Trả lời các câu hỏi sau và sử dụng phần mềm powerpoint để báo cáo:
1. Kết luận những điều "cô gái nitơ" nói có đúng không và giải thích?
2. Nêu trạng thái tự nhiên và cách điều chế N2.

* Nhóm 4:
Trả lời các câu hỏi sau và sử dụng phần mềm powerpoint để báo cáo:
1. Nêu điểm tốt của cô gái nitơ với động thực vật và
con người.
2. Nêu nguồn cung cấp nitơ cho động, thực vật và con
người .

* Nhóm 5:


Trả lời các câu hỏi sau và sử dụng phần mềm powerpoint để báo cáo:
1. Nêu tác hại của nitơ đối với môi trường thông qua hiện tượng mưa axit.
2. Giải thích tại sao "Thợ lặn khi lặn quá sâu sẽ bị "say nitơ" (tinh thần bàng hoàng,
cử động mất tự nhiên, tựa như say rượu).

Tất cả các nhóm trình bày vấn đề tối đa trong vòng 10 phút. Sau đó giáo viên và
học sinh nhóm khác sẽ nhận xét, trao đổi với nhóm báo cáo trong vòng 5 phút.
Cuối buổi báo cáo, cả lớp sẽ làm một bài trắc nghiệm nhỏ trong vòng 15 phút gồm
10 câu trắc nghiệm khách quan, bao gồm tất cả nội dung mà các nhóm đã báo cáo
(có tính điểm).
Tiến trình
* Nhóm 1:
- Cấu tạo phân tử N2.
- Tính chất vật lý của N2.
- Nước và vai trò của nước đối với tế bào (Sinh học
lớp 10).
* Nhóm 2:
- Tính chất hóa học của nitơ.
- Nguồn cung cấp nitơ tự nhiên cho cây, quá trình cố định nitơ ở thực vật (Sinh học
lớp 11).
* Nhóm 3:
- Cấu tạo phân tử, tính chất vật lý, tính chất hóa học của nitơ.
- Trạng thái tự nhiên và điều chế N2.


* Nhóm 4:
- Các nguyên tố hóa học trong tế bào (Sinh học lớp 10).

- Dinh dưỡng nitơ ở thực vật (Sinh học lớp 11)
- Chức năng và vai trò của protein đối với cơ thể sống (Sinh học lớp 10).
- Nguồn cung cấp nitơ cho động thực vật và con người.
* Nhóm 5:
- Mưa axit (Hoá học lớp 10).
- Cấu tạo thành mạch máu (Sinh học lớp 9).
- Hội chứng "nitơ trong máu".
- Cơ quan phân tích thính giác (Sinh học lớp 8).
- Áp suất chất lỏng-Bình thông nhau (Vật
lí lớp 8).
2. Vẽ tranh/ tạo powerpoint/ diễn kịch.
Lưu ý:
- Trước khi làm học sinh cần đọc trước toàn bộ kiến thức về N 2 trong SGK Hoá
học 11.
- Học sinh làm theo tiến trình trên kết hợp kiến thức liên môn đã học với các thông
tin trên các trang web mà giáo viên gửi trong phần "nguồn tư liệu".
- Trong quá trình làm có vấn đề nào chưa rõ học sinh có thể hỏi lại giáo viên.
Nguồn tư liệu


1. Tổng quát về nitơ
/> /> /> /> />2. Video thí nghiệm/tranh ảnh liên quan đến N2.
/>
/> />Đánh giá


1.

Tiêu chí đánh giá nhóm :


Giáo viên và các nhóm đánh giá cho điểm nhóm khác theo tiêu chí dưới
4 điểm
Thời

Đúng giờ quy

3 điểm

2 điểm

Quá 1 phút quy Quá 2 phút quy

1 điểm
Quá 3 phút quy

gian
định.
định.
định.
định trở lên.
Tổ chức Các thành viên Có 1 thành viên Có 2 thành viên Có từ 3 thành
báo cáo

trong nhóm đều không tham gia không tham gia viên trở lên không
tham gia vào quá trình trình quá trình trình tham gia quá trình
quá trình trình bày hoặc vắng bày hoặc vắng trình

bày

hoặc


bày.

mặt không xin mặt không xin vắng mặt không

Power

- Thiết kế đẹp.

phép.
- Thiết kế đẹp.

phép.
- Thiết kế xấu.

xin phép.
- Thiết kế xấu.

point

- Bố cục rõ

- Bố cục rõ

- Bố cục không

- Bố cục không rõ

ràng.


ràng.

rõ ràng.

ràng.

- Đầy đủ nội

- Đầy đủ nội

- Đầy đủ nội

- Thiếu nội dung.

dung.

dung.

dung.

- Thuyết trình

- Thuyết trình

- Thuyết trình

- Thuyết trình

không trôi chảy.


trôi chảy
- Lời thoại rõ

trôi chảy.
- Lời thoại

trôi chảy.
- Lời thoại

- Lời thoại không

ràng.

không rõ ràng.

không rõ ràng.

rõ ràng.

Vở kịch

- Thu hút người - Thu hút người - Khồn thu hút

- Không thu hút

xem.

xem.

người xem.


người xem.

- Đầy đủ nội

- Đầy đủ nội

- Đầy đủ nội

- Không Đầy đủ

dung.

dung.

dung.

nội dung.

- Nội dung

- Nội dung

- Nội dung

- Nội dung chưa

Trả lời

chính xác.

- Một số thành

chính xác.
- Chỉ có một

chính xác.
- Chỉ có một

chính xác.
- Chỉ có một

câu hỏi

viên trả lời.

thành viên trả

thành viên trả

thành viên trả lời.

- Nhanh.

lời.

lời.

- Chậm.

- Chính xác.


- Nhanh.

- Chậm.

- Không chính

- Chính xác.

- Chính xác.

xác.


2.

Đánh giá cá nhân

Mỗi cá nhân HS sẽ hoàn thành bài kiểm tra 10 câu/ 10 phút.
3.

Nhóm và cá nhân tự đánh giá

Mỗi nhóm nộp 1 bảng điểm chứa điểm của các thành viên trong nhóm, điểm này
do các thành viên trong nhóm tự đánh giá trên cơ sở đóng góp của thành viên vào
sản phẩm.
Kết luận

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu được rất nhiều điều thú vị về N 2 như: Tính chất,
trạng thái tự nhiên, vài trò, tác hại của nitơ. Hy vọng rằng lớp đã có những

buổi làm việc tuy mệt nhưng thú vị và nhiều ý nghĩa.
- Lưu ý học sinh:
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, HS có thể trao đổi với GV khi cần
thiết tại lớp hoặc qua email. Buổi báo cáo sẽ diễn ra vào 2 tiết học, cụ thể:
+ Tiết 1: Nhóm 1, 2, 3 tiến hành báo cáo.
+ Tiết 2: Nhóm 4, 5 báo cáo. 10 phút tiếp theo cả lớp làm bài kiểm tra 10
câu/10phút, 5 phút còn lại giáo viên tổng kết nội dung cần nắm vững trong chủ
đề.
+ Mỗi nhóm báo cáo không quá 10 phút, giáo viên và học sinh nhóm
khác sẽ nhận xét, trao đổi trong vòng 5 phút sau khi các nhóm trình bày.
* Các hoạt động dạy học:
TIẾT 1: Tìm hiểu về nitơ
-Hoạt động 1: Báo cáo về cấu tạo phân tử, tính chất hóa học của N 2 (15
phút)
Nhóm 1 trình bày vở kịch báo cáo sản phẩm trong vòng 10 phút. GV và
HS khác nhận xét, trao đổi trong vòng 5 phút sau sự trình bày của nhóm 1.
- Hoạt động 2: Báo cáo về tính chất hóa học của N2 (15 phút)


Nhóm 2 trình bày bài thuyết trình báo cáo sản phẩm trong vòng 10 phút.
GV và HS khác nhận xét, trao đổi trong vòng 5 phút sau sự trình bày của nhóm
2.
- Hoạt động 3: Báo cáo về trạng thái thiên nhiên và điều chế N2 (15 phút)
Nhóm 3 trình bày bài thuyết trình báo cáo sản phẩm trong vòng 10 phút.
GV
và HS khác nhận xét, trao đổi trong vòng 5 phút sau sự trình bày của nhóm 3.
TIẾT 2: Tác dụng và tác hại của nitơ
- Hoạt động 1: Báo cáo tác dụng của nitơ (15 phút)
Nhóm 4 trình bày bài thuyết trình báo cáo sản phẩm trong vòng 10 phút.
GV và HS khác nhận xét, trao đổi trong vòng 5 phút sau sự trình bày của nhóm

4.
- Hoạt động 2: Báo cáo về tác hại của nitơ (15 phút)
Nhóm 5 trình bày bài thuyết trình báo cáo sản phẩm trong vòng 10 phút.
GV và HS khác nhận xét, trao đổi trong vòng 5 phút sau sự trình bày của nhóm
5.
- Hoạt động 3: Kiểm tra (15 phút)
Tất cả học sinh trong lớp làm bài kiểm tra 10 câu trắc nghiệm khách quan
trong vòng 15 phút.
V. Kiểm tra, đánh giá
Học sinh làm bài kiểm tra 10 phút cuối chủ đề gồm 10 câu trắc nghiệm khách
quan.
Bảng 2.2: Ma trận đề kiểm tra chủ đề nitơ với một số vấn đề thực tiễn cuộc
sống
Nội dung
Nhận biết Thông hiểu Vận Dụng V.Dụng cao
Cấu tạo
1
Tính chất vật lí
1
Tính chất hóa học
1
1
Trạng thái tự nhiên
1
Điều chế N2
1
Vai trò của nitơ
2
Tác hại của nitơ
2

Tổng
3
1
2
4
Câu 1. Công thức phân tử và công thức cấu tạo của khí nitơ lần lượt là:

Tổng
1
1
2
1
1
2
2
10


A. N2, N
C. N

N.

B. N, N

N, N2.

D. N

N.

N, N.

Câu 2. N2 có những tính chất nào trong số các tính chất sau:
(1). Khí màu trắng
(2). Không mùi, không vị.
(3). Ở trạng thái lỏng có thể làm đông cứng vật có thành phần chứa nước.
(4). Tan nhiều trong nước.
(5). Không duy trì sự cháy, sự sống.
A. (1), (2), (3), (4), (5)

B. (2), (3), (5)

C. (1), (2), (5)

D. (2), (3), (4), (5)

Câu 3. Nhận xét nào sau đây đúng?
A.Ở điều kiện thường phân tử nitơ trơ về mặt hóa học do có liên kết ba
bền.
B. Nitơ là khí cháy được.
C. Trong không khí nitơ dễ phản ứng với oxi tạo thành khí màu nâu đỏ.
D. Nitơ là khí duy trì sự sống.
Câu 4. Hỗn hợp X gồm N2, H2 có tỉ khối so với hidro bằng 3,6. Đun nóng hỗn
hợp X với chất xúc tác thích hợp,sau một thời gian thu được hỗn hợp Y có tỉ
khối so với
hidro bằng 4. Hiệu suất phản ứng tổng hợp NH3 là
A. 25%.

B. 50%.


C. 75%.

D. 100 %.

Câu 5. Phát biểu nào dưới đây đúng?
A. Nitơ có nhiều trong gạo, ngô, khoai, sắn.
B. Nitơ có nhiều trong khoáng vật “diêm tiêu” – KNO3.
C. Nitơ có nhiều trong thịt, trứng, cá, sữa.
D. Trong không khí, N2 chiếm khoảng 20% thể tích.
Câu 6. Sau khi nhúng quả chuối chín trong N 2 lỏng, quả chuối trở nên cứng như
búa. Để “búa chuối” ngoài không khí một thời gian, hiện tượng quan sát được là
A. quả chuối mềm hơn lúc chưa nhúng vào N2 lỏng.


B. quả chuối cứng hơn lúc chưa nhúng vào N2 lỏng.
C. quả chuối có độ mềm tương đương với lúc chưa nhúng vào N2 lỏng.
D. quả chuối có độ cứng tương đương với lúc đã nhúng vào N2 lỏng.
Câu 7. Phát biểu nào dưới đây Sai ?
A. Tất cả các loài thực vật đều không thể hấp thụ trực tiếp khí N2.
B. Quá trình cố định N2 trong khí quyển giúp biến N2 về dạng cây có thể
hấp thụ được.
C. Nitơ có trong thành phần của protein.
D. Nhóm vi khuẩn tự do và nhóm vi khuẩn cộng sinh có thể cố định N 2
trong khí quyển cho thực vật.
Dữ kiện sử dụng cho câu 8 và câu 9:
Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi tôm phải giải quyết hàng loạt vấn đề bất
lợi
liên quan đến sự biến động của các yếu tố môi trường, đặc biệt là sự bất lợi sau
những cơn mưa chuyển mùa.
Câu 8. Nguyên nhân của tình trạng trên là do

A. những cơ mưa chuyển mùa làm tăng nồng độ oxi trong ao.
B. những cơn mưa chuyển mùa là mưa axit, làm pH trong nước ao giảm.
C. những cơn mưa chuyển mùa làm phát triển vi khuẩn có hại cho tôm.
D. những cơn mưa chuyển mùa làm giảm độ phèn xung quanh ao.
Câu 9. Một trong những cách làm giảm tác hại của những cơn mưa chuyển mùa
đến đàn tôm là
A. bón phèn chua xung quanh bờ ao trước và sau khi mưa.
B. không khuấy động nước trong ao (không chạy quạt).
C. bón vôi CaO hay Ca(OH)2 xung quanh bờ ao trước và sau khi mưa.
D. sục khí N2 vào ao tôm sau khi mưa.
Câu 10. N2 là “kẻ thù” của thợ lặn do
A. khi lặn, N2 từ thể khí sẽ biến thành thể lỏng.
B. N2 không tan trong nước.


C. N2 rất nguy hiểm khi nó bị hòa tan trong máu.
D. N2 có khối lượng phân tử lớn.


GIÁO ÁN
Chủ đề “Nitơ với một số vấn đề thực tiễn cuộc sống”
I. Tên, nội dung chủ đề, thời lượng thực hiện
1. Tên chủ đề: Nitơ và một số vấn đề thực tiễn cuộc sống
2. Nội dung chủ đề:
Chủ đề dành cho đối tượng học sinh lớp 11.
Chủ đề gồm 3 nội dung lớn:
- Cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hóa học, trạng thái tự nhiên, điều chế
N2 .
- Vai trò của nitơ đối với động vật, thực vật.
- Tác hại của nitơ đối với môi trường và thợ lặn.

3. Thời lượng thực hiện chủ đề: 2 tiết
II. Mục tiêu
1. Kiến thức
* HS nêu được:
- Cấu tạo N2.
- Tính chất vật lí của N2.
- Tính chất hóa học của N2.
- Trạng thái tự nhiên, các cách điều chế N2.
* HS giải thích:
- Từ cấu trúc phân tử dẫn đến một số tính chất hóa học của N2.
- Vai trò của nitơ đối với động vật, thực vật.
- Tác hại của nitơ đối với môi trường và thợ lặn.
* HS vận dụng:
- Tìm cách biến trái chuối chín thành “búa” và giải thích?
- Trả lời câu hỏi "Thực vật có hấp thụ trực tiếp khí N 2 được không? Nêu
quá trình hấp thu N2 ở thực vật".
- Giải thích “Tại sao thợ lặn khi lặn quá sâu sẽ bị say Nitơ (nguy hiểm
đến tính mạng)”.
2. Kĩ năng


Tìm hiểu, thu thập thông tin, xử lý thông tin để rút ra kết luận.
3. Thái độ
- Nhận thức rõ vai trò của nitơ đối với động vật và thực vật, tác hại của
nitơ đối với môi trường.
- Có ý thức bổ sung nitơ cho cơ thể và giảm tác hại của nitơ đối với môi
trường.
4. Những năng lực chủ yếu cần hướng tới
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực tự học.

III. Phương pháp dạy học theo chủ đề
Phương pháp dạy học webquest.
IV. Tiến trình dạy học
* Chuẩn bị của giáo viên và học sinh (10ph)
Từ buổi học trước, sau khi dạy xong nội dung của bài “Khái quát nhóm
nitơ”, giáo viên chia lớp thành 5 nhóm và cung cấp địa chỉ trang webquest:
/>- Lưu ý học sinh:
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, HS có thể trao đổi với GV khi cần
thiết tại lớp hoặc qua email. Buổi báo cáo sẽ diễn ra vào 2 tiết học, cụ thể:
+ Tiết 1: Nhóm 1, 2, 3 tiến hành báo cáo.
+ Tiết 2: Nhóm 4, 5 báo cáo. 10 phút tiếp theo cả lớp làm bài kiểm tra 10
câu/10phút, 5 phút còn lại giáo viên tổng kết nội dung cần nắm vững trong chủ
đề.
+ Mỗi nhóm báo cáo không quá 10 phút, giáo viên và học sinh nhóm
khác sẽ nhận xét, trao đổi trong vòng 5 phút sau khi các nhóm trình bày.
* Các hoạt động dạy học:
TIẾT 1: Tìm hiểu về nitơ
Hoạt động 1: Báo cáo về cấu tạo phân tử, tính chất hóa học của N 2 (15
phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV nghe học sinh - Nhóm 1: diễn kịch, - Cấu tạo phân tử: N2 (N ≡ N).


báo cáo.

báo cáo về cấu tạo - Chất khí, không màu, không mùi,
phân tử, tính chất không vị, không duy trì sự sống, sự
hóa học của N2


cháy, hoá lỏng ở -1960C.
- Vận dụng: Ngâm chuối chín vào N 2
lỏng --> nước trong tế bào quả chuối
đóng băng --> biến quả chuối thành

- GV nhận xét, trao - HS nhóm 1 trao búa.
đổi về bài báo cáo đổi trả lời câu hỏi
của học sinh nhóm 1 của GV và câu hỏi
của HS nhóm khác.
- Hoạt động 2: Báo cáo về tính chất hóa học của N2 (15 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV nghe học sinh - Nhóm 2: báo cáo - Các mức oxi hóa có thể có của N:
báo cáo.

về tính chất hóa học -3, 0, +1, +2, +3, +4, +5.
của N2.

=> Nitơ vừa là chất khử vừa là chất
oxi hóa.
a. Nitơ là chất oxi hóa
- Tác dụng với kim loại → muối
nitrua.
+ Nhiệt độ thường chỉ tác dụng với
Li:
6Li + N2 → 2Li3N
+ Nhiệt độ cao phản ứng với một số
kim loại như Mg, Ca và Al ...

2Al + N2 → 2AlN
3Ca + N2 → Ca3N2
- Tác dụng với H2 → Amoniac
N2 + 3H2 ↔ 2NH3 (> 4000C; Fe, p)
b. Nitơ là chất khử
N2 + O2 ↔ 2NO (Phản ứng xảy ra ở
nhiệt độ 30000C hoặc có tia lửa điện)
2NO + O2 → 2NO2


- Vận dụng: Thực vật không hấp thụ
trực tiếp khí N2. Thực vật hấp thụ N2
nhờ quá trình cố định N2 (Quá trình
liên kết N2 với H2 tạo NH3 gọi là quá
trình cố định nitơ) ở 2 nhóm vi khuẩn:
nhóm vi khuẩn tự do ( biến N2 -->
NO3-) và nhóm vi khuẩn cộng sinh
- GV nhận xét, trao - HS nhóm 2 trao ( biến N2 --> NH4+).
đổi về bài báo cáo đổi trả lời câu hỏi
của học sinh nhóm 2 của GV và câu hỏi
của HS nhóm khác.
- Hoạt động 3: Báo cáo về trạng thái thiên nhiên và điều chế N2 (15 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV nghe học sinh - Nhóm 3: báo cáo * Điều chế
báo cáo.

Nội dung

về trạng thái thiên - Trong phòng thí nghiệm:

nhiên và điều chế N2

NH4NO2 → N2 + 2H2O (t0)
NH4Cl + NaNO2 → N2 + NaCl +
2H2O (t0)
- Trong công nghiệp: chưng cất phân
đoạn không khí lỏng, dùng màng lọc
rây phân tử.
* Trạng thái tự nhiên và ứng dụng
- Trong tự nhiên, nitơ tồn tại ở dạng
tự do và trong hợp chất:
+ Dạng tự do: Nitơ chiếm 80% thể
tích không khí.
+ Dạng hợp chất: có nhiều ở dạng
NaNO3 (diêm tiêu natri), trong thành
phần protein, axit nucleic...
- Ứng dụng: Phần lớn được dùng để
tổng hợp amoniac từ đó sản xuất ra
các loại phân đạm, axit nitric... Dùng


làm môi trường trơ cho các ngành
công nghiệp luyện kim; nitơ lỏng
được dùng để bảo quản máu và các
- GV nhận xét, trao - HS nhóm 3 trao các mẫu sinh học khác.
đổi về bài báo cáo đổi trả lời câu hỏi
của học sinh nhóm 3 của GV và câu hỏi
của HS nhóm khác.
TIẾT 2: Tác dụng và tác hại của nitơ
- Hoạt động 1: Báo cáo tác dụng của nitơ (15 phút)

Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV nghe học sinh - Nhóm 4: báo cáo * Vai trò của Nito đối với đời sống
báo cáo.

tác dụng của nitơ

thực vật
- Nito có trong thành phần của hầu
hết các chất trong cây: Protein, acid
nucleic, sắc tố quang hợp,.....
- Nito có trong các hợp chất dự trữ
năng lượng: ADP, ATP
- Nito có trong các chất điều hòa sinh
trưởng: hormone thực vật,....
- Nito tham gia vào quá trình trao đổi
chất và năng lượng
=> Do đó Nito có vai trò đặc biệt
quan trọng đối với sự sinh trưởng,
phát triển của cây trồng và quyết định
năng suất và chất lượng thu hoạch.
* Vai trò của nito đối với đời sống
động vật
- Nito có trong cơ thể động vật chủ
yếu ở dạng nito trong aminoaxit –
Thành phần cấu tạo nên protein (chất
đạm).
- Protein là thành phần không thể



thiếu được của mọi cơ thể sống.
* Nguồn cung cấp nito cho động vật
và con người: Chủ yếu trong thịt, cá,
trứng, sữa, các loại đậu,…
* Nguồn cung cấp Nito cho thực vật:
+ Sự phóng điện trong cơn giông.
+ Quá trình khử N2 của vi khuẩn tự
do và cộng sinh.
+ Nito từ xác động thực vật bị phân
giải.
- GV nhận xét, trao - HS nhóm 4 trao + Từ phân bón hoá học.
đổi về bài báo cáo đổi trả lời câu hỏi
của học sinh nhóm 4 của GV và câu hỏi
của HS nhóm khác.
- Hoạt động 2: Báo cáo về tác hại của nitơ (15 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV nghe học sinh - Nhóm 5: báo cáo * Tác hại của nito đối với môi
báo cáo.

tác hại của nitơ

trường.
- Hiện tượng mưa axit
+ Mưa axít là hiện tượng mưa mà
nước mưa có độ pH thấp dưới 5,6.
+ Quá trình hình thành:
Quá trình đốt sản sinh ra các khí độc

hại như : lưu huỳnh đioxit (SO2) và
nitơ đioxit (NO2).
Các khí này hòa tan với hơi nước
trong không khí tạo thành các axit
sunfuaric (H2SO4) và axit nitric
(HNO3). Khi trời mưa, các hạt axit
này tan lẫn vào nước mưa, làm độ pH


của nước mưa giảm xống dưới 5,6.
- Tác hại của mưa axit:
+ Mưa axit ảnh hưởng xấu tới các
thuỷ vực (ao, hồ).
+ Mưa axit ảnh hưởng xấu tới đất do
nước mưa ngầm xuống đất làm tăng
độ chua của đất.
+ Mưa axit ảnh hưởng đến hệ thực vật
trên trái đất.
+ Mưa axit còn phá huỷ các vật
liệu làm bằng kim loại như sắt, đồng,
kẽm,...
* Giải thích hiện tượng “say nitơ”
Những người thợ lặn càng lặn sâu thì
họ sẽ chịu 1 áp lực càng lớn => không
- GV nhận xét, trao - HS nhóm 5 trao khí họ hô hấp càng bị nén mạnh. Khí
đổi về bài báo cáo đổi trả lời câu hỏi (N ) bị nén càng mạnh thì nó hòa tan
2

của học sinh nhóm 5 của GV và câu hỏi trong chất lỏng (máu) càng nhiều.
của HS nhóm khác. Chính sự tăng nồng độ Nitơ hòa tan

trong máu gây ra trạng thái say Nitơ.
- Hoạt động 3: Kiểm tra (15 phút)
Tất cả học sinh trong lớp làm bài kiểm tra 10 câu trắc nghiệm khách quan
trong vòng 15 phút.



×