Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Lớp 2 (Tuần 21)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.26 KB, 30 trang )

Trường tiểu học Bùi thò Xuân
TUẦN 21
Ngày soạn : 28/ 01/2007
Ngày dạy : Thứ hai 29/ 01/2007
Tập đọc
CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG
I.Mục tiêu :
1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng.
-Đọc trơn được cả bài.
-Đọc đúng các từ ngữ mới, các từ khó, các từ ngữ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ .
-Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữ các cụm từ.
-Bước đầu làm quen với đọc diễn cảm .
2.Rèn kỹ năng đọc hiểu :
-Hiểu ý nghóa các từ : Sơn ca, khôn tả, véo von, bình minh, cầm tù, long trọng.
-Hiểu nội dung : Câu chuyện khuyên các em phải yêu thương các loài chim
- Hỗ trợ : Đọc đúng cầm tù, long trọng
II.Đồ dùng dạy và học:
-Tranh minh họa bài tập đọc.
-Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III.Các hoạt động dạy và học.
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh.
1.Kiểm tra bài cu õ: 5-7 phút. Bài mùa nước nổi .
- Gọi học sinh đọc đoạn 1 , 2 và trả lời câu hỏi:Thế nào
là mùa nước nổi?
-Gọi học sinh đọc được , 3 và trả lời câu hỏi: Cảnh mùa
nước nổi được tác giả miêu tả qua những hình ảnh
nào?
-Gọi học sinh đọc cả bài và nêu nội dung chính của bài?
-Giáo viên nhận xét , tuyên dương , ghi điểm .
2.Bài mới : 25-30 phút. Giới thiệu bài.


Hoạt động 1: Luyện đọc.
a.Đọc mẫu :
-Giáo viên đọc mẫu , yêu cầu học sinh đọc lại .
-Cho học sinh luyện đọc câu.
-Theo dõi uốn nắn, đọc đúng các tiếng, từ HS đọc sai
nhận xét .
- Đọc câu dài( ngắt nghỉ hơi đúng.)
*Tội nghiệp con chim ! // Khi nó còn sống và ca hát , /
các cậu để mặc nó vì đói khát . // Còn bông hoa , giá
các cậu đừng ngắt nó / thì hôm nay /chắc nó vẫn đang
-2 Em :Trâm, Ka Tuyết
-01 học sinh khá đọc lại toàn
bài,1 học sinh đọc chú giải.
lớp đọc thầm theo.
-1 Học sinh đoc câu dài.
- Lớp nhận xét
Giáo viên : Cao Văn Hạnh
1
Trường tiểu học Bùi thò Xuân
tắm nắng mặt trời.//
-Giáo viên nêu cầu luyện đọc đoạn.
-Giải Nghóa từ : Khôn tả, véo von, bình minh, cần cù,
long trọng.
-Đọc trong nhóm.
-Giáo viên theo dõi uốn nắn.
* Thi đọc cá nhân
-Yêu cầu học sinh đọc đồng thanh cả bài.
-Giáo viên chuyển ý sang tiết 2
-Mỗi học sinh đọc 1 đoạn, cả
lớp theo dõi sách giáo khoa.

-Theo dõi.
- Hs trả lời
- Đọc theo nhóm.
- Đọc nhóm 2
-Thi đọc cá nhân
TIẾT 2
Hoạt động 3 : tìm hiểu bài.
-Gọi học sinh đọc đoạn của bài.
-Giáo viên nêu câu hỏi :
-Chim Sơn ca nói về bông cúc như thế nào ?
-Khi được Sơn ca khen ngợi, Cúc đã cảm thấy thế nào ?
* Cúc cảm thấy sung sướng khôn tả .
-Tác giả đã dùng từ gì để miêu tả tiếng hót của Sơn ca ?
*Chim Sơn ca hót véo von .
Trước khi bò bắt bỏ vào lồng, sơn ca và bông cúc như
thế nào ?
*Chim Sơn ca và bông cúc sống rất vui vẻ và hạnh phúc
.
-Giáo viên nhận xét tuyên dương
-Giáo viên chuyển ý, gọi học sinh đọc đoạn 2, 3, 4 của
bài.
-Giáo viên nêu câu hỏi :
+Vì sao tiếng hót của Sơn ca trở lên buồn tẻ?
* Vì chim Sơn ca bò nhốt trong lồng .
+Ai là người đã nhốt Sơn ca vào lồng ?
* Có 2 cậu bé đã nhốt Sơn ca vào lồng .
+Điều gì cho thấy 2 cậu bé rất vô tâm ?
*Hai cậu bé không những đã nhốt Sơn ca mà còn không
cho chim 1 giọt nước nào cả.
+Không chỉ vô tâm với chim Sơn ca mà còn đối xử với

hoa Cúc như thế nào ?
*Hai chú bé cắt đám cỏ và cắt luôn bông Cúc trắng bỏ
vào lồng chim .
+Cuối cùng chuyện gì đã xảy ra ?
*Chim Sơn ca chết, hoa Cúc trắng héo lả đi vì thương
xót .
-1 học sinh đọc , lớp nhẩm
theo.
-Học sinh suy nghó và trả lời.
-1 em đọc .
-Học sinh suy nghó và trả lời.
Giáo viên : Cao Văn Hạnh
2
Trường tiểu học Bùi thò Xuân
+Tuy đã bò nhốt vào lồng và sắp chết nhưng chim Sơn
ca và bông Cúc trắng vẫn rất yêu thương nhau, em hãy
tìm các chi tiết trong bài nói lên điều ấy ?
*Chim Sơn ca dù khát phải vặt hết nắm cỏ, vẫn không
đụng đến bông hoa. Còn bông cúc toả hương thơm ngào
ngạt để an ủi sơn ca.
+Hai cậu bé đã làm gì khi sơn ca chết ?
*Đặt sơn ca vào chiếc hộp thật đẹp và chôn cất thật
long trọng .
+Theo em việc làm của hai cậu bé đúng hay sai?
*Các cậu bé làm như vậy là sai.
+Em hãy nói lời khuyên với hai cậu bé ?
* Lần sau các cậu đừng hái hoa và bắt chim nữa .
-Câu chuyện này khuyên chúng ta điều gì?
* Chúng ta cần đối xử tốt với các con vật, các loài cây
và các loài hoa.

Hoạt động 4 : Luyện đọc lại bài .
-Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau đọc lại bài .
-Giáo viên nhận xét ghi điểm .
3. củng cố dặn dò: 4- 5phút
-Giáo viên nhận xét tiết học.
-Về học bài và chuẩn bò bài sau.
-Học sinh giải nghóa .
-Luyện đọc cá nhân
- Trả lời câu hỏi
Đạo đức
BIẾT NÓI LỜI YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ .
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
Giúp học sinh :Cần nói lời yêu cầu , đề nghò trong các tình huống phù hợp , Vì như thế
mới thể hiện sự tôn trọng người khác và tôn trọng bản thân mình .
2 Thái độ :
-Quý trọng và học tập những ai biết nói lời yêu cầu , đề nghò phù hợp .
-Phê bình , nhắc nhở những ai không biết hoặc nói lời yêu cầu đề nghò không phù hợp .
3 Hành vi :
Thực hiện nói lời yêu cầu , đề nghò trong các tình huống cụ thể .
II.Đồ dùng dạy và học :
-Kòch bản mẫu hành vi .
-Phiếu thảo luận nhóm.
III.Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ : 5-7 phút
Giáo viên : Cao Văn Hạnh
3
Trường tiểu học Bùi thò Xuân
-Gọi 2 em lên bảng ;

+ Mỗi khi nhặt được của rơi em cần làm gì ?
+Nhặt được của rơi đem trả lại người bò mất, làm như vậy
em sẽ được gì ?
-Giáo viên nhận xét ghi điểm .
- 2.Bài mới : 20-30 phút
Hoạt động 1:Quan sát mẫu hành vi
-Yêu cầu học sinh đóng vai theo tình huống sau. Dưới
lớp theo dõi:
-Giờ tan học đã đến. Trời mưa to Ngọc không mang áo
mưa. Ngọc đề nghò với Hà :
+Bạn làm ơn cho mình đi chung áo mưa với. Mình quên
không mang .
-Đặt câu hỏi cho học sinh khai thác mẫu hành vi :
+Chuyện gì đã xảy ra sau giờ học ?
+Ngọc đã làm gì khi đó ?
+Hãy nói lời đề nghò của Ngọc với Hà ?
+Hà đã nói lời đề nghò với giọng, thái độ như thế nào?

Kết luận :Để đi chung áo mưa với Hà . Ngọc đã nói lời
đề nghò nhẹ nhàng lòch sự, thể hiện sự tôn trọng Hà và
tôn trọng bản thân mình .
Hoạt động 2 :Đánh giá hành vi.
-Giáo viên phát phiếu thảo luận cho các nhóm và yêu
cầu nhận xét hành vi được đưa ra nội dung của việc thảo
luận như sau :
+Nhóm 1 - tình huống 1 :
+Nhóm 2 – Tình huống 2 :
+Nhóm 3 – Tình huống 3 :
+Nhóm 4 – Tình huống 4 :
HS –GV nhận xét- Tuyên Dương

Hoạt động 3:Tập nói lời đề nghò , yêu cầu .
-Yêu cầu học sinh suy nghó và viết lại lời đề nghò của em
với bạn nếu em là Nam trong tình huống 1 , là Tuấn
trong tình huống 3 , là Hùng trong tình huống 4 của hoạt
động 2.
-Yêu cầu hai em ngồi cạnh nhau chọn 1 trong 3 tình
huống trên và đóng vai.
-Gọi một số cặp trình bày trước lớp.

Kết luận :Khi muốn nhờ ai đó một việc gì các em cần
nói lời đề nghò , yêu cầu một cách chân thành , nhẹ nhàng
, lòch sự . Không tự ý lấy đồ của người khác để sử dụng
khi chưa được phép.
- 2 Em :K B Rao, K Tuần
-2 học sinh đóng vai , dưới lớp
theo dõi và nhận xét vai bạn
đóng .
-Học sinh lắng nghe và trả
lời
-3 đến 4 em nói.
-Học sinh nhắc lại .
-Cả lớp chia thành 4 nhóm ,
nhận phiếu và thảo luận. Kết
qủa có thể đạt được :
-Viết lời đề nghò thích hợp vào
giấy.
-Thực hành đóng vai nói lời
đề nghò , yêu cầu.
-Một số cặp trình bày , cả lớp
theo dõi và nhận xét.

-Học sinh lắng nghe và nhắc
lại.
Giáo viên : Cao Văn Hạnh
4
Trường tiểu học Bùi thò Xuân
3.Củng cố dặn dò : : 4- 5phút
-Giáo viên nhận xét tiết học , tuyên dương .
-Về ôn lại bài và tập nói lời đề nghò và yêu cầu.
Toán
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu
-Củng cố kó năng thực hành tính trong bảng nhân 5
-p dụng bảng nhân 5 để giải bài toán có lời văn bằng 1 phép tính nhân và các bài tập
khác có liên quan.
- Hỗ trợ : Thực hiện phép tính nhân trước, các phép tính khác thực hiện sau.
II. Đồ dùng dạy và học :
Viết sẵn nội dung bài tập 2 .
III.Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh.
1.Kiểm tra bài cũ : 5-7 phút
-Gọi học sinh lên bảng đọc thuộc bảng nhân 5 .
-Giáo viên và học sinh nhận xét ghi điểm .
2.Bài mới : 25-30 phút
Hoạt động 1 : giới thiệu bài .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện tập .
Bài 1 :
-Bài tập yêu cầu chúng ta điều gì ?
*Tính nhẩm .
-Yêu cầu học sinh lên bảng làm bài , dưới lớp làm bài
vào vở .

-Gọi học sinh nhận xét bài bài bạn .
-Khi biết 2 x 5 = 10 có cần thực hiện 5 x 2 không ? vì
sao ?
*Không cần mà viết ngay bằng 10 .Vì khi thay đổi vò trí
các thừa số trong 1 tích thì tích đó không thay đổi .
-Giáo viên nhận xét ghi điểm .
Bài 2 :
-Giáo viên viết lên bảng : 5 x 4 – 9 =
-Biểu thức trên có mấy dấu tính ? Đó là những dấu tính
nào ?
* Có 2 dấu tính là dấu nhân và dấu trừ.
-Khi thực hiện tính , em sẽ thực hiện dấu tính nào trước
*Dấu nhân trước .

Khi biểu thức có dấu nhân và dấu trừ , chúng ta thực
hiện phép tính với dấu nhân trước , sau đó mới thực hiện

-2 Em :Ka Thuyên, K B Ròp
-1 học sinh nêu.
-3 em lên bảng, dưới lớp làm
vào vở .
-Học sinh nhận xét bài bạn và
kiểm tra bài mình .
-Học sinh trả lời.
-Theo dõi .
-Học sinh trả lời .
Giáo viên : Cao Văn Hạnh
5
Trường tiểu học Bùi thò Xuân
tính trừ .

-Gọi học sinh lên bảng làm bài .
-Giáo viên nhận xét
Bài 3 :
-Gọi học sinh đọc đề bài .
-Giáo viên theo dõi nhắc nhở .
-Bài toán cho biết gì ?
*Mỗi ngày Liên học 5 giờ.Mỗi tuần học 5 ngày.
-Bài toán hỏi gì ?
*Mỗi tuần học bao nhiêu giờ?
-Yêu cầu học sinh tóm tắt và giải vào vở .
-Giáo viên nhận xét , sửa bài và đưa ra kết qủa đúng .
Bài 4 :
-Yêu cầu học sinh đọc đề .
-Yêu cầu học sinh tự tóm tắt và giải vào vở sau đó 1 em
lên làm bài của mình lên bảng .
Tóm tắt
1 can : 5 lít
10 can : … lít ?
-Giáo viên sửa bài, nhận xét đưa ra kết qủa đúng :
Bài 5 :
-Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài .
-Yêu cầu học sinh tự viết số tiếp theo.
3.Củng cố dặn dò : : 4- 5 phút
-Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương .
-Về nhà học thuộc các bảng nhân và làm hoàn chỉnh
các bài còn lại .
-1 em lên bảng làm , dưới lớp
làm vào vở.
-Các em khác nhận xét bài
trên bảng .

-Học sinh đổi vở sửa bài .
-Hai em đọc. Nêu câu hỏi,
mời bạn xác đònh đề .
-1 em lên tóm tắt ,thảo luận, 1
em giải , dưới lớp làm vào vở,
nhận xét bài trên bảng .
-3 em đọc đề và tìm hiểu bài .
-1 em lên bảng giải lớp theo
dõi và nhận xét bài bạn làm
trên bảng .
-1 học sinh nêu.
-Học sinh tự làm vào vở và
báo cáo kết qủa .
-Học sinh trả lời .
Ngày soạn 29 /01/2007
Ngày dạy :Thứ ba 30/01/2007
Tập viết
R – Ríu rít chim ca
I.Mục đích yêu cầu :
-Biết viết chữ R hoa theo cỡ vừa và nhỏ.
Giáo viên : Cao Văn Hạnh
6
Trường tiểu học Bùi thò Xuân
-Biết viết cụm từ ứng dụng Ríu rít chim ca theo cỡ nhỏ , viết đúng mẫu, đều nét và
nối nét đúng quy đònh .
II.Đồ dùng dạy học.
-Chữ R hoa đặt trong khung chữ mẫu
-Bảng kẻ sẵn viết cụm từ ứng dụng : Ríu rít chim ca .
-Vở tập viết 2 , bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy và học :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ : 5-7 phút
Gọi học sinh viết chữ Q và Quê hương cụm từ ứng
dụng Quê hương tươi đẹp .
- Giáo viên nhận xét , ghi điểm .
2. Bài mới : 25-30 phút
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết chữ R hoa .
a. Quan sát , nhận xét:
-Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn chữ R
-yêu cầu học sinh quan sát chữ R và hỏi :
+Cô có chữ gì ?
*chữ R
+Chữ R hoa cao mấy li ?
*Cao 5 li .
+Gồm mấy nét là những nét nào ?
*Gồm 2 nét . Nét 1 là nét móc ngược trái; Nét 2 là nét
kết hợp của nét cong trên và nét móc ngược phải , hai
nét nối với nhau tạo thành vòng xoắn giữa thân chữ .
+Chúng ta đã học những chữ cái nào cũng có nét móc
ngược trái?
*Chữ B và P.
-Hãy nêu quy trình viết nét móc ngược trái .
*Đặt bút tại giao điểm của đường kẻ ngang 6 và đường
kẻ ngang 3 , sau đó viết nét móc ngược trái đuôi nét lượn
cong vào trong . Điểm dừng bút nằm trên đường kẻ
ngang 2 và ở giữa đường kẻ dọc 2 và 3 .
-Giáo viên nhắc lại quy trình viết nét móc ngược trái ,
sau đó hướng dẫn học sinh viết nét 2 : từ điểm dừng bút
của nét thứ nhất , chúng ta lia bút lên đường kẻ ngang 5

viết tiếp nét cong trên , cuối nét lượn vào giữa thân tạo
thành vòng xoắn như ở chữ K hoa rồi viết tiếp nét móc
ngược , dừng bút tại đường kẻ ngang 2 nằm ngoài đường
kẻ dọc 6 .
-2 Em : K Xoan, Ka Hên
-Cả lớp quan sát và trả lời câu
hỏi.
-Học sinh nêu.
-Học sinh chú ý lắng nghe .
Giáo viên : Cao Văn Hạnh
7
Trường tiểu học Bùi thò Xuân
b.Viết bảng .
-Yêu cầu học sinh luyện viết chữ R trong không trung ,
sau đó viết vào bảng con .
-Giáo viên nhận xét sửa sai.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn viết cụm từ
a.Giới thiệu cụm từ :
-Yêu cầu học sinh mở vở tập viết đọc cụm từ ứng
dụng :Ríu rít chim ca .
-Nghóa cụm từ ríu rít chim ca là gì?
*Là tiếng chim hót nối liền nhau không dứt , tạo cảm
giác vui tươi.
b.Quan sát và nhận xét
-Cụm từ có mấy chữ ? là những chữ nào ?
*Cụm từ có 4 chữ : Ríu , rít, chim , ca .
-Những chữ nào có chiều caobằng chữ R ?
*Chữ h.
-Các chữ còn lại cao mấy li ?
*Chữ t cao 1,5 li ; chữ i , u , r , c ,a cao 1 li .

-Khoảng cách giữa chữ ra sao ?
* Khoảng cách đủ để viết một chữ cái o.
c.Viết bảng :
-Yêu cầu học sinh viết chữ : Ríu rít vào bảng con.
-Giáo viên nhận xét uốn nắn .
Hoạt động 4: Hướng dẫn viết vào vơ tập viếtû.
- Yêu cầu học sinh viết vào vở.
-Giáo viên theo dõi uốn nắn .
-Thu và chấm 10 bài .
3. Củng cố ,Dặn dò. : 4- 5phút
-Nhận xét tiết học .
-Yêu cầu học sinh về hoàn thành nốt bài trong vở .
-Viết vào bảng con
-Đọc cụm từ .
-Học sinh giải nghóa.
-Quan sát và trả lời .
-Viết vào bảng con
-Học sinh viết theo yêu cầu
Tự nhiên xã hội
CUỘC SỐNG XUNG QUANH (tiết 1)
I.Mục tiêu:
-Học sinh biết kể tên một số nghề nghiệp và nói được những hoạt động sinh sống của đòa
phương mình .
-Học sinh có ý thức gắn bó và yêu mến quê hương .
II.Đồ dùng dạy học
-Tranh ảnh trong sách giáo khoa trang 45, 47
-Một số tranh ảnh về các nghề nghiệp ( học sinh sưu tầm)
- Một số tấm gắn ghi các nghề nghiệp .
Giáo viên : Cao Văn Hạnh
8

Trường tiểu học Bùi thò Xuân
III.Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ : 5-7 phút
-Gọi học sinh lên kiểm tra:
+Để đảm bảo an toàn giao thông khi tham gia chúng ta
phải làm gì ?
+Khi chờ xe và lên xuống xe ta phải như thế nào ?
-Giáo viên nhận xét tuyên dương.
2. Bài mới : 20-30 phút. Giới thiệu
Hoạt động 1: Kể tên một số ngành nghề ở vùng nông
thôn .
-Bố mẹ và những người trong họ hàng em làm những
nghề gì ?

Kết luận: Như vậy , bố mẹ và những người trong họ
hàng nhà em : mỗi người đều có nghề nghiệp. Vậy mọi
người xung quanh em có làm những nghành nghề giống
bố mẹ và những người thân của em không , vậy hôm nay
cô và các em sẽ tìm hiểu bài “Cuộc sống xung quanh” .
Hoạt động 2 : Quan sát và kể lại những gì bạn nhìn thấy
trong hình .
-Yêu cầu: Thảo luận nhóm để quan sát và kể lại những
gì nhìn thấy trong hình .
-Nói tên một số nghề của ngươiø dân qua hình vẽ .
-Em nhìn thấy các hình ảnh này mô tả những người dân
sống ở miền nào của Tổ quốc ?
*Hình 1 , 2 : Người dân sống ở miền núi.
Hình 3, 4 : Người dân sống ở trung du.
Hình 5 , 6 : Người dân sống ở đồng bằng .

Hình 7, 8 : Người dân sống ở miền biển.
-Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để nói tên ngành nghề
của người dân trong hình vẽ.
+Hình 2 người dân làm nghề dệt vải …..
-Những người dân được vẽ trong tranh có làm nghề giống
nhau không ? Tại sao họ làm nghề khác nhau?
-Giáo viên nhận xét , bổ sung rút ra kết luận.

Như vậy mỗi người dân ở những vùng miền khác nhau
của Tổ Quốc thì có những ngàng nghề khác nhau.
Hoạt động 4 : Thi nói về ngành nghề .
-Yêu cầu học sinh nói về ngành nghề của đòa phương
mình ( là học sinh nông thôn).
* Giáo viên hướng dẫn học sinh kể :
+Tên ngành nghề tiêu biểu của đòa phương .
-Em : K Thổi, K Tông .
-Học sinh trả lời:
-Học sinh lắng nghe.
-Học sinh quan sát.
-Thảo luận nhóm và trình bày
-Nhóm khác nhận xét bổ sung
-Học sinh kể tên 1 số ngành
nghề của người dân trong hình
-Học sinh mô tả.
-Học sinh trả lời.
Giáo viên : Cao Văn Hạnh
9
Trường tiểu học Bùi thò Xuân
+Nội dung đặc điểm của ngành nghề ấy.
+Ích lợi của ngành nghề ấy.

+Cảm nghó của em về ngành nghề tiêu biểu đó.
Nhóm nào nói được chính xác nhiều ngành nghề, giáo
viên tuyên dương .
3.Củng cố dạên dò: : 4- 5phút
-Giáo viên nhận xét tiết học , tuyên dương 1 số em.
-Về học bài chuẩn bò bài sau và sưu tầm tranh ảnh nói về
các nghề nghiệp .
-Học sinh nhắc lại .
-Thi nói theo nhóm.
Kể chuyện
CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG .
I.Mục đích yêu cầu :
-Dựa vào gợi ý kể lại từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện : Chim sơn ca và bông
cúc trắng .
-Biết kể chuyện bằng lời của mình , kể tự nhiên , có giọng điệu và điệu bộ phù hợp với
nội dung câu chuyện.
-Biết nghe và nhận xét , đánh giá lời kể của bạn .
- Hỗ trợ : Kể theo tranh bằng lời kể của mình.
II. Đồ dùng dạy học :
Bảng các gợi ý tóm tắt từng đoạn câu chuyện.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ: 5-7 phút
-Giáo viên học sinh lên bảng kể nối tiếp câu chuyện :
Ông Mạnh thắng Thần Gió.
-Giáo viên nhận xét ghi điểm tuyên dương.
2. Bài mới : 25-30 phút
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn kể từng đoạn câu chuyện.
a.Hướng dẫn kể đoạn 1 :

-Yêu cầu học sinh đọc câu hỏi gợi ý và mờiø bạn trả lời:
+Đoạn 1 của câu chuyện nói về nội dung gì ?
*Về cuộc sống tự do và sung sướng của chim sơn ca và
bông cúc trắng .
+Bông cúc trắng mọc ở đâu ?
*Bông cúc trắng mọc ngay bên bờ rào.
+ Bông cúc trắng đẹp như thế nào ?
*Bông cúc trắng thật xinh xắn.
-Chim sơn ca đã làm gì và nói gì với bông cúc trắng?
*Chim sơn ca nói ;” Cúc ơi ! Cúc mới xinh xắn làm sao !”
-Em : Phương, Ka Tuyết.
- Học sinh đọc và mời bạn trả
lời.
Giáo viên : Cao Văn Hạnh
10
Trường tiểu học Bùi thò Xuân
và hót véo von bên cúc.
+Bông cúc vui như thế nào khi nghe chim khen ngợi?
*Bông cúc vui sướng khôn tả khi được chim sơn ca khen
ngợi .
-Yêu cầu học sinh dựa vào các câu hỏi gợi ý trên kể lại
nội dung đoạn 1.
-Ví dụ :Sáng sớm , chim sơn ca đang bay thì …. Về trời
xanh .
-Giáo viên nhận xét tuyên dương .
b. Hướng dẫn kể đoạn 2 :
-Chuyện gì đã xảy ra vào sáng hôm sau?
-Nhờ đâu mà bông cúc trắng biết được sơn ca bò cầm tù ?
-Bông cúc muốn làm gì?
-Gọi học sinh kể lại đoạn 2 dựa vào những gợi ý trên :

-Giáo viên nhận xét tuyên dương .
c. Hướng dẫn kể đoạn 3 :
-Chuyện gì đã xảy ra đối với bông cúc trắng ?
-Khi ở trong lồng chim sơn ca và bông cúc thương nhau
như thế nào ?
-Hãy kể lại đoạn 3 .
d.Hướng dẫn kể đoạn 4 :
-Thấy sơn ca chết cậu bé đã làm gì ?
-Các cậu bé có gì đáng trách?
-Yêu cầu học sinh kể lại đoạn 4.
-Giáo viên theo dõi , uốn nắn.
Hoạt động 3 : Kể lại toàn bộ câu chuyện .
-Học sinh kể theo nhóm.
-Giáo viên và các em khác nhận xét .
3.Củng cố dặn dò : : 4- 5phút
-Giáo viên nhận xét tiết học .
-Về tập kể lại câu chuyện .
-Học sinh kể theo gợi ý bằng
lời của mình .
-Học sinh trả lời.
-1 Học sinh kể.
Học sinh suy nghó trả lời.
-Mỗi nhóm 4 em lần lượt kể .
-Các em khác nghe và nhận
xét bạn kể.
Toán
ĐƯỜNG GẤP KHÚC ĐỘ DÀI ĐƯỜNG GẤP KHÚC
I.Mục tiêu : Giúp học sinh :
-Nhận biết đường gấp khúc .
-Biết tính độ dài đường gấp khúc bằng cách tính tổng độ dài của các đoạn thẳng thành

phần của đường gấp khúc .
- Hỗ trợ : Biết tính độ dài đường gấp khúc
II.Đồ dùng dạy và học :
-Vẽ sẵn đường gấp khúc ABCD như phần bài học.
-Mô hình đường gấp khúc có 3 đoạn thẳng .
Giáo viên : Cao Văn Hạnh
11
Trường tiểu học Bùi thò Xuân
III.Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ : 5-7 phút
-Gọi học sinh lên đọc bảng làm các bài tập sau :
4 x 5 – 20 = 3 x 8 – 13 = 2 x 7 + 32 =
5 x 8 – 25 =
-Giáo viên nhận xét và ghi điểm .
2.Bài mới : 25-30 phút
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài .
Hoạt động 2 :Giới thiệu đường gấp khúc và tính độ dài
đường gấp khúc
-Giáo viên chỉ vào đường gấp khúc và nói đây là đường
gấp khúc ABCD .
-Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ và hỏi :
+Đường gấp khúc ABCD gồm những đoạn thẳng nào ?
*Gồm đoạn thẳng :AB, BC, CD.
+Đường gấp khúc ABCD có những điểm nào?
* Gồm những điểm :A,B,C,D.
+Những đoạn thẳng nào có chung 1 điểm đầu ?
* Đoạn AB và BC có chung điểm B.
Đoạn BC và CD có chung điểm C .
+Hãy nêu độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc .

* Độ dài đoạn thẳng AB = 2 cm , BC = 4 cm , CD = 3
cm.

Giáo viên giới thiệu độ dài đường gấp khúc ABCD
chính là tổng độ dài của các đoạn thẳng AB, BC , CD.
Sau đó yêu cầu học sinh tính độ dài đường gấp khúc
ABCD.
*Là : 2 cm + 4 cm + 3 cm = 9 cm .
+Vậy độ dài đường gấp khúc ABCD là bao nhiêu ?
*Là : 9 cm .
+Muốn tính độ dài đường gấp khúc ABCD khi biết độ
dài của các đoạn thẳng thành phần ta làm như thế nào ?
*Ta tính tổng độ dài các đoạn thẳng thành phần .
Hoạt động 3 :Luyện tập thực hành .
Bài 1 :
-Gọi học sinh nêu yêu cầu bài .
*Nối các điểm để được các đường gấp khúc gồm : 2 đoạn
thẳng , 3 đoạn thẳng .
-Gọi học sinh lên bảng làm
-2 em : Ka Nguyệt, Công
-Học sinh nghe và nhắc lại.
-Học sinh quan sát và trả lời .
-Học sinh lắng nghe và tính độ
dài đường gấp khúc.
-Học sinh trả lời.
-1 em nêu yêu cầu của bài.
-2 học sinh lên bảng làm.Dưới
lớp làm vào vở .
Giáo viên : Cao Văn Hạnh
12

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×