Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Lớp 2 (Tuần 35)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.27 KB, 31 trang )

Trường tiểu học Bùi Thò Xuân – Cao Văn Hạnh
TUẦN 35
Soạn : Ngày 7 tháng 5 năm 2005.
Dạy : Thứ hai ngày 9 tháng 5 năm 2005 .
TIẾT 1
Tập đọc : ÔN TẬP – KIỂM TRA TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG .
I. Mục tiêu
• Kiểm tra đọc (lấy điểm )
-Nội dung : Các bài học thuộc lòng từ tuần 28 đến tuần 34 .
-Kỹ năng đọc thành tiếng :Phát âm rõ , tốc độ tối thiểu 50 chữ / phút , biết ngắt
nghỉ đúng sau các dấu câu và và giữa các cụm từ .
-Kỹ năng đọc hiểu :Trả lời được các câu hỏi về nội dung bài đọc .
• Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ : Khi nào( bao giờ , lúc
nào , tháng mấy , mấy giờ , …) ?
• Ôn luyện về dấu chấm câu .
II. Đồ dùng dạy và học
• Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 28 đến tuần
34.
III. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu tiết học , ghi tên bài
.
2.Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng .
-Cho 7 học sinh lên bảng gắp thăm bài đọc và trả
lời câu hỏi .
-Gọi học sinh nhận xét bài bạn vừa đọc .
-Giáo viên nhận xét cho điểm trực tiếp từng học
sinh .
3.Thay cụm từ khi nào trong các câu hỏi dưới đây
bằng các cụm từ thích hợp ( Bao giờ , lúc nào,
tháng mấy , mấy giờ) .


-Học sinh lắng nghe .
-Lần lượt từng học sinh
lên gắp thăm được bài
nào thì đọc ngay và trả
lời câu hỏi .
-Theo dõi và nhận xét.
Trường tiểu học Bùi Thò Xuân – Cao Văn Hạnh
Bài 2 :
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
*Thay cụm từ khi nào trong các câu hỏi dưới đây
bằng các cụm từ thích hợp (Bao giờ , lúc nào , tháng
mấy , mấy giờ) .
-Câu hỏi “ khi nào ?” dùng để hỏi về nội dung gì ?
*Dùng để hỏi về thời gian .
-Hãy đọc câu văn trong phần a .
*Đọc : Khi nào bạn về quê thăm ông bà nội ?
-Yêu cầu học sinh suy nghó để thay cụm từ khi nào
trong câu trên bằng một cụm từ khác .
*Trả lới :
+Bao giờ bạn về quê thăm ông bà nội ?
+Lúc nào bạn về quê thăm ông bà nội ?
+Tháng mấy bạn về quê thăm ông bà nội ?
+Mấy giờ bạn về quê thăm ông bà nội ?
-Yêu cầu học sinh làm bài theo cặp , sau đó một số
học sinh trình bày trước lớp .
*Đáp án :
b. Khi nào (Bao giờ , lúc nào , tháng mấy , mấy giờ)
các bạn đón tết trung thu ?
c. Khi nào (Bao giờ , lúc nào , tháng mấy , mấy giờ)
bạn đi đón em gái ở lớp mẫu giáo ?

-Giáo viên nhận xét cho điểm trực tiếp từng học
sinh .
4.Ôn luyện cách dùng dấu chấm câu .
Bài 3 :
-Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài .
*Ngắt đoạn văn thành 5 câu rồi viết lại cho đúng
chính tả .
-Yêu cầu học sinh suy nghó và tự làm bài . Chú ý:
Câu phải diễn đạt 1 ý trọn vẹn .Khi đọc câu ta phải
hiểu được .
*Bố mẹ đi vắng . Ở nhà chỉ có Lan và em Huệ . Lan
bày đồ chơi ra dỗ em . Em buồn ngủ . Lan đặt em
xuống giường rồi hát ru em ngủ.
-Học sinh suy nghó trả
lời.
-Nối tiếp nhau trả lời .
-1 số cặp học sinh trình
bày trước lớp .
-Một học sinh đọc .
-Làm bài theo yêu cầu .
Trường tiểu học Bùi Thò Xuân – Cao Văn Hạnh
-Gọi học sinh đọc bài trước lớp . Khi đọc phải đọc
cả dấu chấm câu .
-Nhận xét cho điểm học sinh .
5.Củng cố , dặn dò :
Về ôn lại kiến thức về mẫu câu hỏi “ Khi nào ?” và
cách dùng dấu chấm câu .
-Một số học sinh đọc ,cả
lớp theo dõi và nhận xét.
TIẾT 2

Tập đọc ÔN TẬP – KIỂM TRA TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG .
I. Mục tiêu
• Kiểm tra đọc (Yêu cầu như tiết 1 )
• Ôn luyện các từ chỉ màu sắc . Đặt câu với các từ đó .
• Ôn luyện cách đặt câu hỏi có cụm từ khi nào ?
II. Đồ dùng dạy và học
• Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 28 đến tuần
34.
• Bảng chép sẵn bài thơ trng bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên
bài .
2.Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng .
-Cho 7 học sinh lên bảng gắp thăm bài đọc và trả
lời câu hỏi .
-Gọi học sinh nhận xét bài bạn vừa đọc .
-Giáo viên nhận xét cho điểm trực tiếp từng học
sinh .
3.Ôn luyện về các từ chỉ màu sắc . Đặt câu với các
từ đó.
Bài 2 :
-Yêu cầu học sinh đọc đề bài .
-Học sinh lắng nghe .
-Lần lượt từng học sinh
lên gắp thăm được bài
nào thì đọc ngay và trả lời
câu hỏi .
-Theo dõi và nhận xét.
-1 học sinh đọc đề trong

Trường tiểu học Bùi Thò Xuân – Cao Văn Hạnh
-Yêu cầu học sinh làm bài .
*Làm bài : Xanh , xanh mát , xanh ngắt , đỏ , đỏ
tươi , đỏ thắm.
-Hãy tìm thêm các từ chỉ màu sắc không có trong
bài .
*Ví dụ : Xanh nõn , tím , vàng , trắng , đen ….
Bài tập 3 :
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
*Bài tập yêu cầu chúng ta đặt câu với các cụm từ
tìm được trong bài tập 2 .
-Yêu cầu học sinh suy nghó làm bài .
*Ví dụ : Những cây phượng vó nở những bông hoa
đỏ tươi gọi mùa hè đến . Ngước nhìn lên vòm lá
xanh thẫm , con biết mình sẽ nhớ mãi ngôi trường
này . Trong vòm lá xanh non , những chú ve đang
cất lên bài hát rộn ràng của mình ./ ….
4. Ôn luyện cách đặt câu với cụm từ khi nào ?
Bài 4 :
-Yêu cầu học sinh đọc đề bài tập 4.
-Gọi học sinh đọc câu văn phần a.
*Nhưng hôm nay mưa phùn gío bấc trời , rét cóng
tay .
-Hãy đặt câu hỏi có cụm từ khi nào cho câu văn
trên.
*Khi nào trời rét cóng tay ?
-Yêu cầu học sinh cả lớp tự làm bài vào vở bài tập
tiếng Việt tập 2 .
*Làm bài:
b. Khi nào luỹ tre làng đẹp như tranh vẽ ?

c.Khi nào cô giáo đưa cả lớp đi thăm vườn thú?
d.Các bạn thường về thăm ông bà vào những
ngày nào ?
-Gọi học sinh đọc bài làm của mình .
sách giáo khoa.
-1 học sinh lên bảng làm ,
cả lớp làm vào vở bài tập.
-Học sinh nối tiếp nhau
phát biểu .
-1 học sinh nêu .
-Tự đặt câu , sau đó nối
tiếp nhau đọc câu của
mình trước lớp . Cả lớp
theo dõi để nhận xét
-1 học sinh đọc , cả lớp
đọc thầm theo .
-1 học sinh đọc , cả lớp
đọc thầm theo .
-1 học sinh đọc bài làm
của mình trước lớp . Cả
lớp theo dõi để nhận xét
Trường tiểu học Bùi Thò Xuân – Cao Văn Hạnh
-Nhận xét và cho điểm 1 số bài của học sinh .
5.Củng cố dặn dò .
-Nhận xét tiết học .
-Về tìm thêm các từ chỉ màu sắc và đặt câu hỏi với
các từ tìm được .
Đạo đức
ÔN TẬP CUỐI NĂM.
I.Mục tiêu

• Giúp học sinh ôn tập lại chương trình Đạo đức đã học .
• Rèn trả lời câu hỏi và nhận xét tình huống trong các bài Đạo đức 13, 14, 15 đã
học.
• Học sinh ôn tập chu đáo.
II.Chuẩn bò
• Một số tình huống và câu hỏi.
III.Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ :
-Gọi học sinh trả lời câu hỏi :
+Thế nào là chăm chỉ học tập?
+ Chăm chỉ học tập có lợi gì?
-Giáo viên nhận xét và ghi điểm .
2.Bài mới.
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
Hoạt động 2 : Hướng dẫn ôn tập.
-Giáo viên cho học sinh ôn tập lần lượt các bài
trong đề cương.
+Lòch sự khi đến nhà người khác.
+Giúp đỡ người khuyết tật.
+Bảo vệ loài vật có ích.
-Giáo viên có thể nêu một số câu hỏi cho học sinh
trả lời.
*Ví dụ:
+Thế nào là lòch sự khi đến nhà người khác?
+Nêu những việc làm em đã giúp đỡ người khuyết
-2 em :.
-Học sinh theo dõi đề cương và
sách .
-Học sinh trả lời cá nhân, các

bạn khác bổ sung ý kiến.
Trường tiểu học Bùi Thò Xuân – Cao Văn Hạnh
tật?.....
-Yêu cầuhọc sinh thảo luận, nhận xét tình huống
hoặc đóng vai theo yêu cầu của giáo viên.
Giáo viên nhận xét và chốt lại ý đúng.
-Gọihọc sinh liên hệ thực tế kể những việc làm đã
giúp đỡ người khuyết tật hoặc bảo vệ loài vật có ích.
-Tuyên dương những em kể tốt.
3.Củng cố , dặn dò:
-Nhận xét tiết học , tuyên dương một số em ôn tập
tốt.
-Dặn học sinh ôn tập chu đáo để chuẩn bò thi học
kì II đạt kết quả tốt.
-Các nhóm cùng thảo luận và
nêu ý kiến.
-Học sinh nghe và ghi nhớ.
-Học sinh kể cá nhân.
Toán
ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC (Tiếp theo)
I.Mục tiêu
Giúp học sinh củng cố :
• Kó năng tính độ dài đường gấp khúc.
• Tính chu vi hình tam giác , hình tứ giác.
• Phát triển trí tưởng tượng cho HS thông qua xếp hình.
II. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu bài
Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng .
2.Hướng dẫn ôn tập .

Bài 1 :
-Nêu yêu cầu của bài tập và cho học sinh tự làm bài ,
sau đó gọi học sinh nêu cách tính độ dài đường gấp
khúc và báo cáo kết quả.
-Giáo viên nhận xét bổ sung .
Bài 2 :
-Nêu yêu cầu của bài và cho học sinh tự làm bài .
-Yêu cầu học sinh nêu cách tính chu vi của hình tam
giác, sau đó thực hành tính.
-Học sinh nghe ghi nhớ .
-1 Học sinh nêu yêu cầu.
-1 học sinh lên bảng làm bài ,
cả lớp làm vào vở bài tập.
-Đọc tên hình theo yêu cầu.
-Học sinh nêu.
-1 học sinh lên bảng làm bài ,
cả lớp làm vào vở bài tập.
-1 học sinh đọc đề .
-1 học sinh nêu cách tính và
Trường tiểu học Bùi Thò Xuân – Cao Văn Hạnh
-Nhận xét bài và cho điểm học sinh .
Bài 3 :
-Yêu cầu học sinh đọc đề bài
-Yêu cầu học sinh nêu cách tính chu vi của hình tứ
giác, sau đó thực hành tính.
*Chu vi hình tứ giác đó là: 5cm + 5cm+ 5cm+ 5cm =
20cm
-Các cạnh của hình tứ giác này có đặc điểm gì?
*Các cạnh bằng nhau.
-Vậy chúng ta có thể tính chi vi hình tứ giác này theo

cách nào nữa?
*Bằng cách thực hiện phép nhân 5cm x 4
-Chữa bài cho điểm học sinh .
Bài 4 :
-Cho học sinh dự đoán và yêu cầu các em tính độ dài
của hai đường gấp khúc để kiểm tra.
*Độ dài đường gấp khúc ABC dài: 5cm + 6cm = 11cm.
*Độ dài đường gấp khúc AMNOPQC dài là:
2cm + 2cm + 2cm + 2cm + 2cm + 1cm =11cm
Bài 5 :
-Tổ chức cho học sinh thi xếp hình .
-Trong thời gian 5 phút, đội nào có nhiêù bạn xếp
hình xong , đúng thì đội đó thắng cuộc.
3.Củng cố , dặn dò :
-Nhận xét tiết học .
-Dặn học sinh về nhà ôn luyện bài và làm các bài tập
được giao về nhà làm .
tính .
-Một số học sinh trả lời .

Toán LUYỆN TẬP CHUNG
Trường tiểu học Bùi Thò Xuân – Cao Văn Hạnh
I.Mục tiêu
Giúp học sinh củng cố :
• Kó năng đọc , viết , so sánh số trong phạm vi 1.000 .
• Bảng cộng trừ có nhớ .
• Xem đồng hồ , vẽ hình.
II.Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1 : Giới thiệu bài :

Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.
2.Hoạt động 2 : Hướng dẫn ôn tập
Bài 1 :
-Yêu cầu học sinh tự làm bài . Sau đó gọi học sinh
đọc bài làm của mình trước lớp.
-Nhận xét bài làm của học sinh .
Bài 2 :
-Yêu cầu học sinh nhắc lại cách so sánh số , sau
đó làm bài .
-Giáo viên nhận xét đưa ra đáp án đúng và cho
điểm học sinh .
Bài 3 :
-Yêu cầu học sinh tính nhẩm và ghi kết qủa vào ô
trống .
-Gọi học sinh tính nhẩm trước lớp.
-Giáo viên nhận xét tuyên dương .
Bài 4 :
-Yêu cầu học sinh xem đồng hồ và đọc giờ ghi trên
từng đồng hồ .
-Giáo viên nhận xét tuyên dương .
Bài 5 :
-Làm bài , sau đó 3 học
sinh đọc bài của mình
trước lớp .
-Học sinh đổi chéo vở để
kiểm tra bài bạn và sửa
bài.
-Học sinh tự làm .
-Học sinh đổi chéo vở để
kiểm tra bài bạn và sửa

bài.
-Tự làm bài vào vở .
-Thực hành nhẩm . Ví dụ :
9 cộng 6 bằng 15 , 15 trừ 8
bằng 7.
-Học sinh thực hành xem
giờ và đọc số giờ .
Trường tiểu học Bùi Thò Xuân – Cao Văn Hạnh
-Hướng dẫn học sinh nhìn hình mẫu , chấm các
điểm có trong hình , sau đó nối các điểm này để có
hình vẽ như mẫu .
-Nhận xét bài của học sinh .
3.Củng cố , dặn dò :
-Nhận xét tiết học .
-Về ôn lại bài và làm các bài tập được giao về nhà
làm .
-Cả lớp nhìn hình mẫu làm
bài .
Tập đọc
CHÁY NHÀ HÀNG XÓM.
I.Mục tiêu
1.Đọc
• Đọc lưu loát được cả bài , đọc đúng các từ khó , dễ lẫn do ảnh hưởng của
phương ngữ .
• Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
• Giọng đọc phù hợp nội dung của từng đoạn..
2.Hiểu
• Hiểu được ý nghóa các từ mới : bình chân như vại, tứ tung, bén, cuống cuồng...
• Hiểu được nội dung bài : Khi thấy nhà bên cạnh cháy, người hàng xóm bình
chân vại nên khi lửa nhà hàng xóm bén sang thì không chạy kòp, của cải bò thiêu

sạch.
3.Thái độ:
• Giáo dục học sinh phải quan tâm, giúp đỡ người khác, nhất là hàng xóm láng
giềng tối lửa tắt đèn có nhau.
II.Đồ dùng dạy và học
• Tranh minh hoạ bài tập đọc trong sách giáo khoa .
• Bảng phụ viết sẵn từ , câu cần luyện đọc .
III.Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
-Gọi học sinh đọc bài Đàn bê của anh Hồ Giáo.và trả
lời câu hỏi :
+Không khí và bầu trời mùa xuân trên đồng cỏ Ba Vì
đẹp như thế nào?
+Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của
đàn bê với anh Hồ Giáo?
-3 em :
Trường tiểu học Bùi Thò Xuân – Cao Văn Hạnh
+Những con bê đực thể hiện tình cảm của mình như
thế nào?
-Nhận xét cho điểm học sinh .
2.Bài mới: Giới thiệu bài .
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
a.Đọc mẫu
-Giáo viên đọc mẫu toàn bài lần 1 .
Chú ý : Giọng khẩn trương khi kể về đám cháy, chậm
rãi khi nói về suy nghó và thái độ của anh chàng ích
kỷ. Nhấn giọng ở một số từ ngữ tả đám cháy và thái
độ của anh chàng kia.
b.Luyện phát âm

-Trong bài có những từ nào khó đọc ?
*Các từ : làng nọ, ra sức, trùm chăn, tàn lửa, dập lửa,
cuống cuồng, thiêu sạch...
-Giáo viên ghi các từ này lên bảng , đọc mẫu và yêu
cầu học sinh đọc lại các từ này .
-Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau đọc lại cả bài . Nghe
và chỉnh sửa lỗi phát âm cho học sinh .
c.Luyện đọc đoạn
-Yêu cầu học sinh luyện đọc từng khổ thơ . Nhấn
giọng ở các từ ngữ gợi tả như trên đã nêu .
-Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp
, giáo viên và cả lớp theo dõi để nhận xét .
-Chia nhóm học sinh và theo dõi học sinh đọc theo
nhóm .
d.Thi đọc giữa các nhóm
Tổ chức cho học sinh thi đọc từng đoạn , đọc cả bài .
e.Cả lớp đọc đồng thanh .
Yêu cầu học sinh cả lớp đọc đồng thanh cả bài .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài
-Giáo viên đọc mẫu lần 2 .
-Gọi học sinh đọc chú giải .
-Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu
-Nghe giáo viên đọc và đọc
thầm theo .
-Học sinh tìm , đọc .
-Học sinh luyện phát âm các
từ khó .
-Đọc nối tiếp , mỗi học sinh
chỉ đọc 1 câu . Đọc từ đầu cho
đến hết bài .

-Học sinh luyện đọc từng
đoạn.
-Nối tiếp nhau đọc các đoạn
1 ,2 (Đọc 2 vòng ).
-Lần lượt từng học sinh đọc
trước nhóm , các bạn trong
nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau .
-Đại diện các nhóm thi đọc.
-Cả lớp đọc .
-Học sinh theo dõi và đọc
thầm theo .
-1 học sinh đọc chú giải.
-Một số học sinh trả lời .
Trường tiểu học Bùi Thò Xuân – Cao Văn Hạnh
bài :
+Thấy có cháy nhà , mọi người trong làng làm gì?
*Mọi người đổ ra , kẻ thùng, người chậu, ai nấy tìm
cách dập đám cháy.
+Trong lúc mọi người chữa cháy , người hàng xóm làm
gì?
*Anh ta vẫn trùm chăn, bình chân như vại.
+Anh ta còn nghó gì?
*Anh ta nghó: Cháy nhà hàng xóm chứ có cháy nhà
mình đâu mà lo.
+Chuyện gì xảy ra với anh hàng xóm?
*Lửa to, gió mạnh làm tàn lửa bay tứ tung, bén sang cả
nhà anh ta. Anh ta cuống cuồng dập tắt lửa nhưng
không kòp. Mọi thứ đều bò thiêu sạch.
+Anh hàng xóm là người như thế nào?
*Anh hàng xóm là kẻ ích kỷ.

+Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
*Thấy hàng xóm gặp nạn mà không giúp đỡ thì mình
cũng gặp nạn./ Đáng đời kẻ ích kỷ./ Cần phải luôn
quan tâm, giúp đỡ người khác, nhất là hàng xóm láng
giềng.
-Giáo viên nhận xét ghi điểm .
3.Củng cố , dặn dò:
-Nhận xét tiết học .
-Dặn học sinh về nhà học bài và chuẩn bò bài sau .
-Một vài em trả lời .
Soạn : ngày 24 tháng 4 năm 2005
Dạy : Thứ ba ngày 26 tháng 4 năm 2005
TIẾT 3
Tập viết ÔN TẬP – KIỂM TRA TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG
I. Mục tiêu
• Kiểm tra đọc (Yêu cầu như tiết 1 )
• Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi : Ở đâu ?
• Ôn luyện cách sử dụng dấu chấm hỏi , dấu phảy .
II. Đồ dùng dạy và học
Trường tiểu học Bùi Thò Xuân – Cao Văn Hạnh
• Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 28 đến tuần
34.
III. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên
bài .
2.Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng .
-Cho 7 học sinh lên bảng gắp thăm bài đọc và trả
lời câu hỏi .
-Gọi học sinh nhận xét bài bạn vừa đọc .

-Giáo viên nhận xét cho điểm trực tiếp từng học
sinh .
3.Ôn luyện về cách đặt và trả lời câu hỏi : Ở đâu?
Bài 2 :
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
*Đặt câu hỏi có cụm từ ở đâu ? cho những câu sau .
-Câu hỏi “ Ở đâu” dùng để hỏi về nội dung gì ?
*Dùng để hỏi về đòa điểm , vò trí , nơi chốn .
-Hãy đọc câu văn trong phần a.
*Đọc : Giữa cánh đồng , đàn trâu đang thung thăng
gặm cỏ .
-Hãy đặt câu hỏi có cụm từ ở đâu cho câu văn trên.
*Đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ ở đâu ?
-Yêu cầu học sinh tự làm các phần còn lại của bài ,
sau đó gọi 1 số học sinh đọc câu hỏi của mình .
Nghe và nhận xét cho điểm học sinh .
b . Chú mèo mướp vẫn nằn lì ở đâu ?
c. Tàu Phương Đông buông neo ở đâu ?
d. Chú bé đang say mê thổi sáo ở đâu ?
4. Ôn luyện cách dùng dấu chấm hỏi , dấu phảy .
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
*Điền dấu chấm hỏi hay dấu phảy vào vào mỗi ô
trống trong truyện vui sau ?
-Học sinh lắng nghe .
-Lần lượt từng học sinh
lên gắp thăm được bài
nào thì đọc ngay và trả lời
câu hỏi .
-Theo dõi và nhận xét.
-1 học sinh nêu .

-Một số ọc sinh nối tiếp
nhau phát biểu .
-1 học sinh đọc .
-1 vài em đọc câu hỏi của
mình.
-Tự đặt câu , sau đó nối
tiếp nhau đọc câu của
mình trước lớp . Cả lớp
theo dõi để nhận xét
-1 học sinh nêu .

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×