Tải bản đầy đủ (.docx) (88 trang)

Công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm đối với phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ từ thực tiễn huyện quốc oai, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (574.63 KB, 88 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ HỒNG DUYÊN

CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VIỆC LÀM ĐỐI VỚI
PHỤ NỮ NGHÈO ĐƠN THÂN NUÔI CON NHỎ TỪ THỰC
TIỄN HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

HÀ NỘI, 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ HỒNG DUYÊN

CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VIỆC LÀM ĐỐI VỚI
PHỤ NỮ NGHÈO ĐƠN THÂN NUÔI CON NHỎ TỪ THỰC
TIỄN HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành: Công tác xã hội
Mã số: 8760101

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN KHẮC BÌNH

HÀ NỘI, 2019



LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, đƣợc thực hiện
dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS. NGUYỄN KHẮC BÌNH. Các số
liệu, những kết luận nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn này hoàn toàn
trung thực.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này!
Học viên

Nguyễn Thị Hồng Duyên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................6
Chƣơng 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ
TRỢVIỆC LÀM ĐỐI VỚI PHỤ NỮ ĐƠN THÂN NUÔI CON NHỎ..........14
1.1. Một số khái niệm cơ bản.......................................................................... 14
1.2. Các Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu đề tài.....................................23
1.3. Đặc điểm của phụ nữ đơn thân và việc làm............................................. 31
1.4. Mục đích, nội dung và quy trình CTXH trong hỗ trợ sinh kế đối với PNNĐT .. 34

1.5. Cơ sở pháp lý trong hỗ trợ việc làm đối vơi phụ nữ nghèo đơn thân.......37
Chƣơng 2.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VIỆC
LÀMĐỐI VỚI PHỤ NỮ NGHÈO ĐƠN THÂN NUÔI CON NHỎTẠI
HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI...............................................40
2.1. Khái quát về địa bàn và khách thể nghiên cứu.........................................40
2.2. Thực trạng hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm đối với phụ nữ

nghèo đơn thân nuôi con nhỏ tại huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội............43
Chƣơng 3.GIẢI PHÁP TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI


TRONG HỖ TRỢ VIỆC LÀM ĐỐI VỚI PHỤ NỮ NGHÈO ĐƠN THÂN
NUÔI CON NHỎ TỪ THỰC TIỄN HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ
NỘI TRONG NHỮNG NĂM TỚI..................................................................63
3.1 Định hƣớng các hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm đối với phụ

nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ tại huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội......63
3.2. Các giải pháp phát triển công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm đối với phụ nữ

nghèo đơn thân nuôi con nhỏ tại huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội............67
KẾT LUẬN..................................................................................................... 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................ 74
PHỤ LỤC........................................................................................................76


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTXH

Công tác xã hội

LHPN

Liên hiệp phụ nữ

PNNĐT

Phụ nữ nghèo đơn thân


DANH MỤC HÌNH, BẢNG BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ

Bảng 2.1. Phân loại các loại hình đơn thân.....................................................41
Bảng 2.2. Thống kê độ tuổi và số con đang nuôi của PNNĐT.......................42
Bảng 2.3. Cơ cấu ngành nghề và bình quân thu nhập của PNNĐT................45
Bảng 2.4. Kết quả khảo sát trình độ chuyên môn của phụ nữ nghèo đơn thân
nuôi con nhỏ....................................................................................................49
Bảng 2.5. Mức độ tiếp cận dịch vụ tƣ vấn hỗ trợ việc làm đối với phụ nữ nghèo

đơn thân nuôi con nhỏ.....................................................................................50
Bảng 2.6. Mức độ tham gia của phụ nữ nghèo đơn thân vào chƣơng trình kết nối

việc làm tại địa phƣơng..................................................................................52
Bảng 2.7. Số PNNĐT nuôi con nhỏ đƣợc tiếp cận các chính sách hỗ trợ......54
Bảng 2.8. Trình độ học vấn PNNĐT nuôi con nhỏ.........................................55
Bảng 2.9. Sự nhìn nhận của Phụ nữ nghèo đơn thân về chính họ...................56
Bảng 2.10. Nhìn nhận cộng đồng về “mẹ đơn thân”...................................... 57
Hình 1.1. Mô hình hóa bậc thang nhu cầu của A. Maslow............................. 25
Hình 1.2. Các hệ thống sinh thái trong công tác xã hội.................................. 30
Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ số phụ nữ nghèođơn thân nuôi con nhỏ đƣợc tham gia khảo
sát nhu cầu việc làm năm 2019................................................................................................ 49
Biểu đồ 2.2. Số phụ nữ nghèođơn thân đƣợc tham gia đào tạo............................ 52
Biểu đồ 2.3. Phản hồi của ngƣời học sau cac khóađào tạo...................................... 53
Biểu đồ 2.4. Số lƣợng cán bộ tốt nghiệp chuyên ngành CTXH làm việc tạiđịa
phƣơng................................................................................................................................................ 63


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công tác xã hội là một ngành khoa học ứng dụng có lịch sử hình thành
và phát triển hơn 100 năm trên thế giới. Tuy nhiên, tại Việt Nam do biến cố
của lịch sử, sự hình thành và phát triển của Công tác xã hội có nhiều thăng

trầm, vì vậy, những năm gần đây ngành mới đƣợc sự công nhận của Chính
phủ thông qua đề án 32 “Phát triển nghề công tác xã hội”. Công tác xã hội với
mục đích hƣớng tới sự trợ giúp con ngƣời trong cuộc sống nhất là những
nhóm đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng bằng các mô hình can thiệp từ cá nhân, đến
nhóm và cộng đồng. Trong xã hội ngày nay, đối tƣợng trợ giúp của công tác
xã hội tƣơng đối đa dạng. Nhiều đối tƣợng yếu thế đang rất cần sự giúp đỡ,
động viên, chia sẻ của tất cả cộng đồng cũng nhƣ của công tác xã hội.
Phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ là một trong những đối tƣợng yếu
thế dễ bị tổn thƣơng và cần sự trợ giúp của công tác xã hội. Công tác xã hội
có sứ mệnh vận dụng linh hoạt những kiến thức và kỹ năng để tiếp cận đối
tƣợng, lập kế hoạch trợ giúp và giúp những phụ nữ nghèo đơn thân tiếp cận
với các cơ sở dịch vụ hỗ trợ một cách bền vững.
Giá trị nhân văn và kinh tế khi PNNĐT có việc làm dƣờng nhƣ không
thể phủ nhận bởi nó góp phần đảm bảo cuộc sống cải thiện vị thế, và tăng
cƣờng tính trách nhiệm xã hội cho PNNĐT.
Bình đẳng giới luôn là một trong những mục tiêu chiến lƣợc đối với sự
phát triển của mỗi quốc gia trên toàn thế giới. Tình trạng bất bình đẳng giới hiện
nay vẫn còn tồn tại ở hầu khắp các quốc gia điều này làm ảnh hƣởng không nhỏ
đến sự phát triển chung của mỗi quốc gia nói riêng và khu vực nói chung. Vấn
nạn bất bình đẳng giới chủ yếu diễn ra đối với phụ nữ, họ là những ngƣời phải

1


gánh chịu nhiều thiệt thòi, tổn thƣơng từ những quan niệm, định kiến bất
công từ xã hội xƣa và nay
Đối với Việt Nam, trong những năm qua Đảng và Nhà nƣớc thực hiện
nhiều bƣớc đột phá về hành động và nhận thức, từ khía cạnh chính sách, pháp
luật đến thực tiễn và đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng về bình đẳng giới.
Việt Nam đƣợc đánh giá là một trong số những quốc gia xóa bỏ khoảng cách

giới nhanh nhất trong vòng 20 năm trở lại đây. Điểm nổi bật trong việc bảo
đảm quyền lợi về giới ở Việt Nam là việc hoàn thiện khung luật pháp, chính
sách về bình đẳng giới.Thành quả đem lại nhằm tạo điều kiện và cơ hội bình
đẳng cho phụ nữ có thể tự tin phát triển trên tất cả các lĩnh vực, hƣớng tới giải
phóng ngƣời phụ nữ; góp phần xây dựng một đất nƣớc công bằng, văn minh.
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải nhìn nhận lại một cách thẳng thắn về
những hạn chế, những tồn tại trong quá trình thực hiện mục tiêu bình đẳng
giới. Một trong những minh chứng cụ thể nhất, đó là chúng ta đã nỗ lực, đã
làm rất nhiều nhƣng vẫn còn đó những mảnh đời, những câu chuyện rơi nƣớc
mắt trong thực tế về những ngƣời phụ nữ đơn thân. Họ không chỉ chịu gánh
nặng về tài chính - kinh tế, về sức khỏe mà họ đã và đang phải đối mặt với rất
nhiều khó khăn, tủi cực trong cuộc sống, nhất là những khó khăn, áp lực về
tâm lý và cơ hội tìm kiếm việc làm của họ cũng gặp không ít những khó khăn,
…Vì vậy, họ rất cần nhận đƣợc sự hỗ trợ, sự cảm thông, chia sẻ từ phía gia
đình, cộng đồng và xã hội.
Ngày nay quan niệm về ngƣời phụ nữ đơn thân không còn quá khắt khe
nhƣ trƣớc đây, song vẫn còn đó rất nhiều những khó khăn mà họ phải đối mặt.
Đây là đối tƣợng rất cần sự quan tâm, trợ giúp của cộng đồng, xã hội để có thể
vƣợt lên khó khăn, vƣợt lên chính họ, hòa nhập cộng đồng. Trách nhiệm ấy
không chỉ thuộc về xã hội hay một tổ chức nào đó, mà nó đã trở thành một trong

2


những lĩnh vực mà ngành Công tác xã hội (CTXH) cần quan tâm để có những
giải pháp can thiệp, hỗ trợ hiệu và có tính phát triển bền vững nhất.
Từ những vấn đề nêu trên cho thấy những khó khăn mà những ngƣời
phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ cần đƣợc nhìn nhận và quan tâm đúng
mực, cần đƣợc nghiên cứu, đánh giá một cách khoa học và bài bản để từ đó
có thể giúp họ có cuộc sống tốt hơn.

Công tác xã hội trong việc hỗ trợ việc làm đối với phụ nữ nghèo đơn
thân nuôi con nhỏ lại càng có ý nghĩa và giá trị sâu sắc vì nó tạo cho họ có
nhiều cơ hội phát triển và khẳng định đƣợc vị thế của mình trong xã hội.
Trong thời điểm hiện nay, dƣới tác động của khủng hoảng kinh tế, để
đáp ứng nhu cầu việc làm cho mọi công dân trong xã hội đã là một vấn đề lớn
và một bộ phận không nhỏ là phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ lại càng
bức thiết hơn.
Công tác dạy nghề, tạo việc làm cho phụ nữ nói chung và phụ nữ
nghèo đơn thân nuôi con nhỏ nói riêng tại huyện Quốc Oai, thành phố Hà
Nội còn nhiều khó khăn: Phần lớn họ chƣa có công ăn việc làm, đời sống
khó khăn và đa phần thuộc hộ nghèo. Tỷ lệ phụ nữ nghèo đơn thân không có
việc làm, trình độ học vấn còn hạn hẹp, nhiều ngƣời còn tự ti, mặc cảm chƣa
hòa nhập với cộng đồng.
Luận văn "Công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm đối với Phụ nữ nghèo
đơn thân nuôi con nhỏ tại huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội” nhằmđềra
các giải pháp thúc đẩy hoạt động công tác xã hội đối với vấn đề việc làm của
phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ tại huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội;
hƣớng đến giúp họ có đủ sức mạnh, chủ động, tự tin, hội nhập- hòa nhập, tự
giúp bản thân, tự lập cuộc sống, tự khẳng định bản thân, định hƣớng nghề
nghiệp và tự tìm đƣợc việc làm.

3


Tại địa bàn huyện Quốc Oai đã nổi lên các nhu cầu, mô hình việc làm
cho Phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ và đang rất quan tâm cũng nhƣ cần
có một nghiên cứu về vấn đề việc làm của Phụ nữ để thúc đẩy, phát triển hoạt
động hỗ trợ Phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ trên địa bàn tốt hơn.
Từ thực tiễn và lý luận nêu trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Công tác xã
hội trong hỗ trợ việc làm đối với phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ từ

thực tiễn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội”để làm đề tài nghiên cứu luận
văn của mình là hoàn toàn thiết thực và cần thiết, phù hợp với bối cảnh chiến
lƣợc và chính sách phát triển của địa phƣơng
2. Tình hình nghiên cứuliên quan đến đề
tài 2.1. Một số tài liệu trên thế giới *
Nghiên cứu về phụ nữ đơn thân
Thứ nhất, các nghiên cứu về xu hƣớng lựa chọn sống đơn thân của phụ
nữ đƣợc bàn đến bởi Edin (2000); Belanger (1996); Phinney (1998); Dales
(2014). Thứ hai, nghiên cứu về đặc điểm nhân khẩu xã hội của phụ nữ đơn
thân đƣợc đề cập bởi Shattuck và Kreider (2013); Ann Berrington (2014);
Ciabattari (2005). Thứ ba, nghiên cứu về đời sống tâm lý và định kiến xã hội
qua công trình của Nguyễn Thị Khoa (1997); Lê Thi (2001); Robinson và
Werblow (2013). Thứ tƣ, nghiên cứu về đời sống kinh tế và chính sách xã hội
của nhóm phụ nữ đơn thân/phụ nữ làm mẹ đơn thân qua các tác giả Lê Thi
(1996),(2002); Zarina và Kamil (2012); Wang, Parker, và Taylor (2013).
* Về việc làm cho phụ nữ đơn thân
Các tác giả tập trung vào mảng sinh kế cho ngƣời phụ nữ đơn thân, Phần
này đƣợc chia thành nhiều chủ đề nghiên cứu. Thứ nhất là các nghiên cứu về
phƣơng pháp tiếp cận sinh kế với các tác giả DFID (1999); Kollmair và Gamper
(2002); Ashley và Carney (1999); Krantz (2001). Thứ hai, nghiên cứu về ứng

4


dụng của khung sinh kế bền vững trong thực tiễn qua các tác giả Solesbury
(2003); Chowdhury (2014). Thứ ba, nghiên cứu về loại hình và phƣơng thức
chuyển đổi sinh kế với các tác giả Nguyễn Duy Thắng, 2007; Nguyễn Văn
Sửu (2014); Dƣơng Chí Thiện và Vũ Mạnh Lợi (2014); Nguyễn Xuân Mai và
Nguyễn Duy Thắng (2011). Thứ tƣ, nghiên cứu về sinh kế của phụ nữ và phụ
nữ làm mẹ đơn thân đƣợc thực hiện bởi các tác giả Nguyễn Thị Vân Anh

(2006) ; Collin và Mayer (2006); Nguyễn Thị Thanh Tâm (2008).
*

Phụ nữ và việc làm cũng sớm được đề cập trong Công ước và Pháp

luật quy định chung của Quốc tế:
Về lĩnh vực chính trị: Tƣơng ứng với điều 7,8 của Công ƣớc CEDAW
và điều 25 của công ƣớc về các quyền dân sự và chính trị 1966 thì điều 63
Hiến pháp năm 1992 ( sửa đổi năm 2001) quy định: “Công dân, nữ và nam có
quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình.”
Nhƣ vậy, văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất đã ghi nhận một cách cụ thể về
quyền trong lĩnh vực chính trị của phụ nữ.
Về lĩnh vực lao động, việc làm: Tƣơng ứng với điều 11 CEDAW, điều
14 của công ƣớc xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ năm 1979
điều 109 Bộ luật Lao động quy định : “nhà nƣớc bảo đảm quyền làm việc của
phụ nữ bình đẳng một mặt với nam giới…”
Về lĩnh vực giáo dục: Trên cơ sở nội dung của điều 10 công ƣớc
CEDAW điều 63 Hiến pháp 92 quy định: phụ nữ và nam giới bình đẳng với
nam giới về phƣơng diện văn hóa, xã hội. Cụ thể hóa quy định trên của Hiến
pháp điều 14 luật bình đẳng giới năm 2006 quy định nam nữ bình đẳng về độ
tuổi đi học, đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ, lựa chọn ngành nghề
học tập, đào tạo tiếp cận và hƣởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo.

5


2.2. Một số nghiên cứu ở Việt Nam
Hiện tƣợng bà mẹ đơn thân là một hiện tƣợng không mới trong xã hội
nhƣng phát triển mạnh và thu hút sự quan tâm của những nhà nghiên cứu thì chỉ
mới khoảng gần chục năm gần đây. Những nghiên cứu đầu tiên về hiện tƣợng

này chủ yếu là của những nhà nghiên cứu xã hội học chuyên nghiên cứu về phụ
nữ. Nhà nghiên cứu có nhiều quan tâm đến vấn đề bà mẹ đơn thân chính là GS
Lê Thi Trong hai nghiên cứu của mình là Cuộc sống của phụ nữ đơn thân Việt
Nam và Gia đình phụ nữ thiếu vắng chồng, Lê Thi đã miêu tả khá chi tiết về
cuộc sống của những bà mẹ đơn thân. Tuy nhiên, hai cuốn sách này chủ yếu
thiên về nghiên cứu xã hội học, chỉ miêu tả về cuộc sống của những bà mẹ đơn
thân ở một khu vực nhất định. Đối tƣợng của Lê Thi hƣớng đến khá là đa dạng,
cả những trƣờng hợp góa phụ, li hôn và không kết hôn, địa bàn khảo sát là một
vùng nông thôn với những phụ nữ là công nhân. Những nghiên cứu của Lê Thi
vừa mở ra những khía cạnh trong cuộc sống của bà mẹ đơn thân, vừa là cơ sở để
nhìn nhận, so sánh với những mô hình bà mẹ đơn thân ở đô thị.
Gia đình ngƣời Việt Nam hiện nay có nhiều biến đổi và nhiều vấn đề khá
phức tạp. Chính vì thế những nghiên cứu về gia đình ngƣời Việt hiện nay tƣơng
đối nhiều và phong phú. Tiêu biểu cho những nghiên cứu này có cuốn Gia đình
người Việt ngày nay của Trƣơng Mỹ Hoa và Lê Thi, Nghiên cứu gia đình và
giới thời kỳ đổi mới của Nguyễn Hữu Minh chủ biên, Nhận diện gia đình Việt
Nam hiện nay của Lê Thị Hân…Những cuốn sách này có đề cập những vấn đề
của gia đình Việt Nam hiện nay trong đó có hiện tƣợng bà mẹ đơn thân. Tuy
nhiên những nghiên cứu này chỉ nói khái khái quát về sự ra đời của hiện tƣợng
này và một vài đánh giá về hiện tƣợng này đối với gia đình ngƣời Việt.
Nằm trong dự án nâng cao chất lƣợng đời sống của những hộ bà mẹ đơn
thân của Trung ƣơng Hội phụ nữ Việt Nam, một số bài báo viết về mô hình này

6


đã bắt đầu gợi mở những khía cạnh trong cuộc sống của bà mẹ đơn thân.
Những nghiên cứu này chú trọng đến mảng xã hội học và hƣớng đến xây
dựng những chính sách giúp đỡ cho những bà mẹ đơn thân.
Những nghiên cứu cụ thể và sâu sát nhất với cuộc sống của những bà

mẹ đơn thân ở khu vực đô thị có lẽ là những bài viết phản ánh về xu hƣớng
này trên báo chí. Những bài viết có nhân chứng cụ thể, có những sự kiện có
thật đã phần nào mô tả và có những đánh giá đúng đắn về xu hƣớng này. Tuy
chỉ dựa vào một vài trƣờng hợp cụ và những đánh giá còn sơ sài, không phải
là những bài nghiên cứu thực sự nhƣng những bài viết ấy vẫn cung cấp nhiều
dẫn chứng, tƣ liệu quý cho khóa luận.
Gần đây, đề cập đến vấn đề PNNĐT, chủ đề này đƣợc rất nhiều luận
văn, luận án tiến sĩ lựa chọn để thực hiện đề tài:
Lê Thị Việt Trinh (2011), Luận án “Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ
nghèo đơn thân tại xã Bình Hải, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam”. Tác
giả đã hệ thống các cơ sở lý thuyết về phụ nữ đơn thân, nêu lên những nhu
cầu cơ bản của phụ nữ nghèo đơn thân, từ đó tác giả chọn 1 trƣờng hợp để sử
dụng phƣơng pháp công tác xã hội cá nhân để hỗ trợ thân chủ. Tác giả đề tài
đã trú trọng đến các giải pháp tăng năng lực của bản thân thân chủ, tìm kiếm
và phát huy điểm mạnh của thân chủ cùng với những nguồn lực hõ trợ từ bên
ngoài để giúp thân chủ có việc làm và tạo thu nhập ổn định.
Võ Thị Cẩm Ly (2017), Luận án tiến sĩ “Phụ nữ đơn thân làm mẹ ở nông
thôn Bắc trung bộ: chân dung xã hội và thực tiễn sinh kế” (nghiên cứu trƣờng
hợp tại Yên Thành, Nghệ An). Mục đích nghiên cứu của luận án là mang lại một
sự hiểu biết có hệ thống về chân dung xã hội và thực tiễn sinh kế của nhóm phụ
nữ làm mẹ đơn thân ở nông thôn Bắc Trung Bộ mà cụ thể là ở huyện Yên Thành,
tỉnh Nghệ An. Trên cơ sở đó luận án hƣớng tới bổ sung một số quan

7


điểm lý thuyết về chân dung xã hội của nhóm phụ nữ làm mẹ đơn thân và sinh
kế của họ. Một mục đích khác của luận án là qua kết quả nghiên cứu nêu lên một
số hàm ý về mặt chính sách để cải thiện sinh kế của phụ nữ làm mẹ đơn thân.


Ngoài ra, còn một số đề tài nổi bật nhƣ:
“Phát triển bền vững nông thôn vùng Bắc Trung Bộ: xóa đói giảm nghèo
và giải quyết việc làm”, Viện nghiên cứu Môi trƣờng và Phát triển. “Vai trò của
phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế ở đồng bằng sông Hồng” do trung tâm
nghiên cứu khoa học về Phụ nữ và Gia đình cũng đã tiến hành năm 2006.

Luận văn thạc sỹ xã hội học của tác giả Hà Thị Thu Hòa về: “Hoạt
động giảm nghèo đối với phụ nữ nghèo tại ngoại thành Hà Nội” (Nghiên cứu
trƣờng hợp hai xã Cổ Nhuế và Xuân Phƣơng, huyện Từ Liêm, Hà Nội) năm
2008, đã đi sâu tìm hiểu về thực trạng nghèo đói của các hộ gia đình ở hai xã
Cổ Nhuế và Xuân Phƣơng.
Luận văn thạc sĩ xã hội học của tác giả Võ Thị Cẩm Ly với đề tài: “Phụ
nữ nghèo ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An: thực trạng, nguyên nhân và chiến
lược thoát nghèo” (năm 2010) đã làm rõ bức tranh về thực trạng sự nghèo khổ
của phụ nữ ở đô thị.
Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Công tác xã hội với đề tài:“Công
tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Nghĩa Thái - huyện Tân
Kỳ - tỉnh Nghệ An” của tác giả Vũ Thị Phƣơng Hảo (năm 2011).
Luận văn thạc sĩ xã hội học của tác giả Nguyễn Thị Quyên với đề tài:
“Công tác xã hội nhóm đối với Phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ từ thực
tiễn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội” (năm 2017) đã làm rõ bức tranh về
thực trạng sự nghèo khổ của phụ nữ vùng nông thôn.

8


Nhƣ vậy, có thể thấy, đề tài bà mẹ đơn thân vẫn và một đề tài mới, có
nhiều mảng trống trong nhiên cứu, nhất là nghiên cứu dƣới góc độ công tác
xã hội về nhu cầu việc làm và có thu nhập để đảm bảo cuộc sống gia đình
3.


Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận về công tác xã hội trong việc hỗ trợ việc làm đối với
phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ và phân tích, đánh giá thực trạng các hoạt động
công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm đối với phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ tại
huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội để đề ra các giải pháp phát triển hoạt động
công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm đối với với phụ nữ đơn thân nuôi con
nhỏ từ thực tiễn huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội trong những năm tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Xây dựng cơ sở lý luận về Công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm đối

với phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ
-

Tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng các hoạt động công tác xã

hội trong hỗ trợ việc làm đối với phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ tại
huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội
-

Đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động Công tác xã hội trong hỗ

trợ việc làm đối với phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ tại huyện Quốc Oai,
thành phố Hà Nội.
4. Đối tƣợngvà phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm đối Phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con

nhỏ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

9


Phạm vi về thời gian thực hiện nghiên cứu: đềtài triển khai nghiên cứu
từ tháng 02/2019 đến tháng 09 năm 2019
Phạm vi về không gian: Các hoạt động công tác xã hội hỗ trợ Phụ nữ
đơn thân nghèo đơn thân nuôi con nhỏ trên địa bàn huyện Quốc Oai, Thành
phố Hà Nội.
Phạm vi về khách thể: 60 phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ từ 25
đến 55 tuổi; 02 cán bộ Phòng lao động thƣơng binh xã hội huyện; 02 cán bộ
Hội phụ nữ huyện.
5.

Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài áp dụng cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng: từ những
đánh giá thực trạng về việc làm của phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ, thực
trạng của hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm đối với phụ nữ
nghèo đơn thân nuôi con nhỏ từ thực tiễn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội
để rút ra đƣợc những lý luận và đƣa ra đƣợc những đề xuất về biện pháp để
nâng cao hiệu quả dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nghèo đơn thân nuôi
con nhỏ trên địa bàn huyện.
Nghiên cứu vấn đề về lý luận trong hệ thống tiếp cận chỉnh thể:
nghiên cứu hệ thống những lý luận có liên quan trực tiếp đến đề tài, hệ thống

các yếu tố có liên quan đến hoạt động hỗ trợ việc làm của công tác xã hội đối
với phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp phân tích tài liệu
Phƣơng pháp nghiên cứu này đƣợc sử dụng trong suốt quá trình nghiên
cứu của đề tài. Nguồn tài liệu nghiên cứu đƣợc sử dụng cho đề tài đƣợc khai
thác từ 02 mảng chính nhƣ sau:

10




Phân tích tài liệu, tìm hiểu tổng quan các nghiên cứu trong nƣớc về tình

hình việc làm đối với phụ nữ, phụ nữ đơn thân qua các sách báo, tạp chí, và
mạng Internet. Đồng thời tìm hiểu các tài liệu tập huấn, một số kỹ năng Công tác

xã hội trong hỗ trợ việc làm đối với phụ nữ đơn và một số luật, chính sách cho
phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ để có kỹ năng làm việc với nhóm đối
tƣợng này tại cộng đồng.


Thông qua các báo cáo tổng kết hàng năm của huyện Quốc Oai; các báo

cáo của các tổ chức liên quan để biết tình hình việc làm đối với phụ nữ nghèo

đơn thân nuôi con nhỏ cũng nhƣ những hỗ trợ cho nhóm đối tƣợng này tại
cộng đồng.
* Phương pháp quan sát

Phƣơng pháp quan sát chính là một phƣơng pháp cơ bản để nhận thức
hiện tƣợng, sự vật. Nó đƣợc sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu và trong
nhiều giai đoạn nhƣ tìm hiểu về địa bàn nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng các
hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm đối với phụ nữ nghèo đơn
thân nuôi con nhỏtại địa phƣơng. Mục đích của quan sát để hiểu về đời sống,
nhu cầu, mong muốn trong cuộc sống của họ…
* Phương pháp điều tra bảng hỏi
Điều tra bảng tiến hành phỏng vấn trực tiếp với khách thể nghiên cứu
nhằm thu thập thông tin để làm rõ thực trạng việc làm tại địa phƣơng và nhu
cầu hỗ trợ từ các chính sách, các hoạt động đối với phụ nữ nghèo đơn thân
nuôi con nhỏ.Từ đó đánh giá về khả năng đáp ứng nhu cầu, hoạt động hỗ trợ
phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ.
Mẫu nghiên cứu: điều tra và lấy thông tin từ ngƣời đƣợc hỏi, tác giả tiến
hành chọn 60 phụ nữ đơn thân từ 25 đến 55 tuổi của 03 xã :xã Sài Sơn, xã Yên
Sơn, xã Cộng Hòa để thu thập thông tin, số liệu về phụ nữ nghèo đơn thân nuôi

11


con nhỏ có đƣợc hƣởng và hỗ trợ của những dịch vụ công tác xã hội tại địa
phƣơng không, các dịch vụ công tác xã hội có phù hợp với nhu cầu mong
muốn của họ hay không; Những thông tin thu thập đƣợc từ bảng hỏi sẽ làm
cơ sở cho tác giả đề xuất những giải pháp thiết thực để các hoạt động công tác
xã hội đối với việc làm cho nhóm đối tƣợng phụ nữ nghèo đơn thân phù hợp
và đạt hiệu quả hơn.
Cách lấy mẫu ngẫu nhiên theo cách lấy mẫu thuận tiện.
* Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu là phƣơng pháp mà việc trao đổi trực tiếp giữa ngƣời
phỏng vấn và đƣợc trả lời phỏng vấn dựa trên các mục tiêu của đề tài nghiên
cứu.

Sử dụng phƣơng pháp này nhằm thu thập các thông tin về thực trạng hỗ
trợ việc làm đối với phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ, các yếu tố tác động
đến thực trạng dịch vụ công tác xã hội ở cộng đồng để có nhận định,hiểu rõ
hơnvề các dịch vụ công tác xã hội hỗ trợ việc làm đối với phụ nữ nghèo đơn
thân nuôi con nhỏ đồng thời đánh giá hiệu quả dịch vụ công tác xã hội tại địa
phƣơng đã đáp ứng nhu cầu của nhóm đói tƣợng này hay chƣa.
Phỏng vấn sâu đƣợc tiến hành với: 06 phụ nữ nghèo đơn thân của các
xã Sài Sơn, xã Yên Sơn, xã Cộng Hòa; 03 cán bộ phụ trách công tác phụ nữ
xã Sài Sơn, xã Yên Sơn, xã Cộng Hòa; 02 cán bộ của Phòng lao động Thƣơng
binh và Xã hội của huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.
*

Phương pháp xử lý dữ liệu: Đối với dữ liệu định tính của phỏng vấn

sâu tôi dùng phƣơng pháp tổng hợp, phân tích… thể hiện tỷ lệ và tỷ trọng
dƣới dạng vẽ biểu đồ.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận

12


Bằng phƣơng pháp tiếp cận công tác xã hội, đề tài đã tổng hợp đƣợc
khung lý luận nghiên cứu, đồng thời cũng là cơ sở lý luận của công tác xã hội
trong hỗ trợ việc làm đối với phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ. Qua đó đã tổng
hợp đƣợc các khái niệm, mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, tiến trình công tác
xã hội, các nhân tố ảnh hƣởng và cơ sở luật pháp liên quan
Là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm các hoạt động công tác xã
hội trong hỗ trợ việc làm đối phụ nữ nói chung và phụ nữ đơn thân nuôi con
nhỏ nói riêng.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài nghiên cứu giúp chúng ta thấy đƣợc bức tranh về thực trạng về đời
sống và việc làm của phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ tại huyện Quốc Oai, thành
phố Hà Nội . Qua đó giúp ta biết đƣợc nhu cầu về việc làm và các mong muốn
của họ. Đồng thời góp phần cung cấp thông tin với các tổ chức xã hội tại địa
phƣơng, đề xuất các giải pháp cũng nhƣ các khuyến nghị để có những chính
sách hỗ trợ nhóm phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏđể họ có cuộc sống tốt hơn.

7. Kết cấu của luận văn
Kết cầu luận văn ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham
khảo và các phụ lục thì luận văn gồm có 3 chƣơng dƣới đây:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm việc
đối với phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ
Chƣơng 2: Thực trạng công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm đối phụ nữ
nghèo đơn thân nuôi con nhỏ từ thực tiễn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội
Chƣơng 3: Giải pháp tổ chức các hoạt động công tác xã hội trong việc
hỗ trợ việc làm đối với phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ từ thực tiễn
huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội trong những năm tới

13


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀCÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ
VIỆC LÀM ĐỐI VỚI PHỤ NỮ ĐƠN THÂN NUÔI CON NHỎ

1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm về công tác xã hội
Có nhiều khái niệm khác nhau về công tác xã hội. Sau đây là một số khái
niệm về CTXH và nghề CTXH đƣợc rất nhiều các nhà nghiên cứu và những

ngƣời thực hành CTXH trên thế giới sử dụng và tham khảo:
Đối với Hiệp hội các quốc gia các nhân viên công tác xã hội Mỹ
(NASW) đƣa ra định nghĩa nhƣ sau: “Công tác xã hội là hoạt động mang
tính chuyên môn nhằm giúp đỡ các cá nhân, các nhóm, hoặc cộng đồng tăng
cường hoặc khôi phục năng lực thực hiện chức năng xã hội của họ và tạo ra
những điều kiện thích hợp nhằm đạt được mục tiêu ấy.” [14 ,40]
Tại hội nghị Liên đoàn quốc tế nhân viên công tác xã hội (IFSW) diễn ra
vào tháng 7/2000, các chuyên gia đã đƣa ra định nghĩa về CTXH nhƣ sau:
“Công tác xã hội chuyên nghiệp là thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết các
vấn đề trong các mối quan hệ con người, tăng quyền lực và giải phóng người
dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng
các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, công tác xã hội can
thiệp và những điểm tương tác giữa con người và môi trường của họ. Nhân
quyền và công bằng là các nguyên tắc căn bản của nghề nghiệp công tác xã
hội”[14,43].


Việt Nam cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về CTXH. CTXH có thể

hiểu là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá
nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng
cƣờng chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trƣờng xã hội về chính
14


sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải
quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Theo Đề án phát triển nghề công tác xã hội Việt Nam giai đoạn 2010
-2020: “CTXH là hoạt động mang tính chuyên môn, được thực hiện theo các
nguyên tắc và phương pháp riêng nhằm hỗ trợ các cá nhân, gia đình, nhóm

xã hội và cộng đồng dân cư trong việc giải quyết các vấn đề của họ. Qua đó,
CTXH theo đuổi mục tiêu vì hạnh phúc cho con người và tiến bộ xã hội”.
Theo TS Bùi Thị Xuân Mai: “Công tác xã hội là một nghề, một hoạt
động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng
cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội đồng thời
thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá
nhân, gia đình, cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề về xã hội góp
phần đảm bảo an sinh xã hội.” [9, tr.4].
Nhƣ vậy, có rất nhiều cách định nghĩa về CTXH, ta có thể tổng kết
“Công tác xã hội là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp
các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và
tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính
sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải
quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội”
[13, 19]
1.1.2. Khái niệm về nghèo
Nghèo là một hiện tƣợng kinh tế mang tính chất xã hội toàn cầu. Nó
không những tồn tại ở các nƣớc có nền kinh tế kém phát triển mà nó còn tồn
tại ở các nƣớc có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên mỗi quốc gia đều sử dụng
một khái niệm để xác định múc độ nghèo đồng thời đƣa ra các

15


tiêu chí xác định nghèo khổ. Giới hạn nghèo đói của các nƣớc đƣợc xác định
bằng mức thu nhập tối thiểu để ngƣời dân có thể tồn tại đƣợc, đó là mức thu
nhập mà một hộ gia đình có thể mua sắm đƣợc những vật dụng cơ bản phục
vụ cho việc ăn, mặc, nhà ở và các nhu cầu thiết yếu khác theo mức giá cả hiện
hành.
Theo Ngân hàng thế gới(WB): “ Đói nghèo không chỉ bao hàm sự khốn

cùng về vật chất ( được đo lường theo một khái niệm về thu nhập hoặc tiêu
dùng) mà còn là sự thiếu thốn trong việc giáo dục và y tế ( Theo báo cáo phát
triển Việt Nam 2000: Tấn công nghèo đói).
Tại hội nghị bàn về xoá đói giảm nghèo do ESCAP tổ chức tại Băng
Cốc- Thái Lan 9/1993, đã đƣa ra khái niệm về nghèo đói nhƣ sau: “ Nghèo
đói là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những
nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ
phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của các địa phương”. Theo
định nghĩa này thì mức độ nghèo đói ở các nƣớc khác nhau là khác nhau.
Xác định giàu nghèo đói là một việc khó khăn vì nó gắn với từng thời
điểm, từng quốc gia và đƣợc xem xét dƣới nhiều góc độ khác nhau.

cận

Việt Nam, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành chuẩn nghèo tiếp

đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, gồm 2 tiêu chí là thu nhập và mức
độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản.
1.1.3. Khái niệm về phụ nữ đơn thân
Về “phụ nữ đơn thân” đã có nhiều cách hiểu khác nhau:
Theo tác giả Lê Thi: “Phụ nữ đơn thân là những phụ nữ chƣa kết hôn,
đã từng kết hôn nhƣng vợ, chồng họ sống xa cách với rất nhiều lý do

16


cụ thể khác nhau” [tr.18-19; 12]. Với cách tiếp cận nhƣ vậy, tác giả đã chia
phụ nữ đơn thân thành hai nhóm chính:
Phụ nữ đã kết hôn: là những ngƣời phụ nữ đã rơi vào tình trạng góa
bụa, ly thân ,ly hôn hay thiếu vắng chồng trong một thời gian dài.

Phụ nữ chƣa kết hôn: Là những ngƣời phụ nữ không lấy chồng hoặc
không bao giờ lấy chồng. Họ đƣợc chia thành hai nhóm : đó là và những
ngƣời sống độc thân, không xây dựng gia đình, những ngƣời phụ nữ không
lấy chồng nhƣng có con ngƣời giá thú hoặc nhận con nuôi
Phụ nữ đơn thân đƣợc tác giả đề cập trong đề tài nghiên cứu này đƣợc
hiểu là những ngƣời phụ nữ chƣa lấy chồng hay không muốn lấy chồng,
những ngƣời phụ nữ góa bụa, ly thân hoặc bị chồng ruồng bỏ ly hôn . Họ có
thể có con (hay con nuôi) hoặc không có con. Họ có thể sống một mình hay
chung sống cùng con, gia đình, họ hàng [12].
Trong khuôn khổ phạm vi nghiên cứu, đề tài tập trung nghiên cứu về
nhóm phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ đang đƣợc hƣởng chế độ trợ cấp
Bảo trợ xã hội.
1.1.4. Khái niệm công tác xã hội với phụ nữ nghèo đơn thân
CTXH với PNNĐT là hoạt động giúp đỡ chuyên nghiệp của nhân viên
CTXH nhằm hỗ trợ và tƣ vấn việc thực hiện các chức năng xã hội của họ,
huy động ngồn lực, xác định những dịch vụ cần thiết để hỗ trợ nhóm PNNĐT,
gia đình và cộng đồng triển khai hoạt động tƣ vấn, hỗ trợ giúp họ một cách
hiệu quả để họ vƣợt qua những rào cản và đảm bảo sự tham gia đầy đủ vào
các hoạt động xã hội trên nền tảng của sự công bằng nhƣ mọi ngƣời trong xã
hội.
Mục đích của CTXH với PNNĐT là: Đánh giá, tìm hiểu mong muốn
và nhu cầu về việc làm của phụ nữ nghèo đơn thân, Tƣ vấn và giới

17


thiệu việc làm , Kết nối các nguồn lực, Hỗ trợ tiếp cận các chính sách xã hội,
Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm đối
với phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ. Trợ giúp, khuyến khích, thúc đẩy và
tăng cƣờng việc thực hiện các chức năng xã hội của cá nhân, nhóm, các tổ

chức và các cộng đồng của nhóm PNNĐT; Tham gia vào việc hoạch định, xây
dựng và thực thi các chính sách xã hội, các dịch vụ xã hội, các nguồn tài
nguyên và các chƣơng trình để đáp ứng những nhu cầu của nhóm PNNĐT và
hỗ trợ cho sự phát triển của họ; Theo đuổi những chính sách, dịch vụ, tài
nguyên và chƣơng trìnhthông qua công tác biện hộ trong phạm vi cơ sở hay
trong phạm vi quản trị cơ sở hoặc hành động chính trị để tăng quyền lực cho
họ nhằm đảm bảo sự công bằng và sự tham gia đầy đủ của họ vào các hoạt
động xã hội.
Do vậy NVCTXH có vai trò trực tiếp là ngƣời thu thập thông tin, lập kế
hoạch, thực hiện kế hoạch, giám sát, đánh giá, lƣợng giá,…và vai trò gián
tiếp là ngƣời tham vấn, tƣ vấn, ngƣời hoạch định chính sách, ngƣời nghiên
cứu, quản lý, điều phối các hoạt động…thì NVCTXH cần hỗ trợ, phối hợp
vận động các nguồn lực tài nguyên hỗ trợ họ, xây dựng các chƣơng trình, kế
hoạch hành động giúp đỡ họ và cung cấp cho PNNĐT và ngƣời nhà họ các
loại dịch vụ hỗ trợ để phát triển.
1.1.5. Khái niệm việc làm
Việc làm là một nhu cầu cơ bản của con ngƣời để đảm bảo đáp ứng đầy
đủ cuộc sống và sự phát triển toàn diện. Quyền lao động, đảm bảo việc làm
cho ngƣời lao động đã và đang đƣợc khẳng định trong Hiến pháp nƣớc Cộng
hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và đã đƣợc cụ thể hoá trong Bộ luật Lao động
đầu tiên ở nƣớc ta. Việc làm và giải quyết việc làm cho

18


ngƣời lao động là một trong những mục tiêu ƣu tiên trong các chính sách
phát triển kinh tế – xã hội của nƣớc ta.
Điều 13, Bộ Luật Lao Động Việt Nam định nghĩa khái niệm việc làm:
Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều
đƣợc thừa nhận là việc làm.

Thực tế việc làm đƣợc thể hiện dƣới 03 hình thức nhƣ sau:
-

Làm công việc để đƣợc nhận tiền lƣơng, tiền công hoặc hiện vật

cho công việc làm đó.
-

Làm công việc để thu lợi cho bản thân, mà bản thân lại có quyền sử

dụng hoặc quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ tƣ liệu sản xuất để tiến
hành công việc đó.
-

Làm các công việc cho hộ gia đình mình nhƣng không đƣợc trả thù

lao dƣới hình thức tiền lƣơng, tiền công cho công việc đó. Hình thức này bao
gồm sản xuất nông nghiệp, hoạt động kinh tế phi nông nghiệp do chủ hộ hoặc
một thành viên khác trong gia đình có quyền sử dụng, sở hữu hoặc quản lý.
Ngoài ra, ngƣời ta có thể chia việc làm thành việc làm toàn thời
gian, bán thời gian và việc làm thêm.
-

Việc làm toàn thời gian: Đó là một công việc làm trong 8 tiếng/

ngày, hoặc theo giờ hành chính 8 tiếng mỗi ngày và 5 ngày /tuần.
- Việc làm bán thời gian: Là một công việc làm không đủ thời gian,
giờ hành chính quy định của Nhà nƣớc 8 tiếng mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần.
Thời gian làm việc có thể dao động từ 1 đến 5 tiếng / ngày và không liên tục.
Việc làm thêm: Là một công việc không chính thức và

không
thƣờng xuyên bên cạnh một công việc chính thức, ổn định.

19


×