Tải bản đầy đủ (.pdf) (324 trang)

Sở thích rủi ro, vốn xã hội và rủi ro cho vay tín dụng vi mô nghiên cứu thí nghiệm tại vùng đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 324 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------

VŨ ĐỨC CẦN

SỞ THÍCH RỦI RO, VỐN XÃ HỘI VÀ RỦI RO
CHO VAY TÍN DỤNG VI MÔ – NGHIÊN CỨU
THÍ NGHIỆM TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 9340201

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2019


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------

VŨ ĐỨC CẦN

SỞ THÍCH RỦI RO, VỐN XÃ HỘI VÀ RỦI RO
CHO VAY TÍN DỤNG VI MÔ – NGHIÊN CỨU
THÍ NGHIỆM TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG


SÔNG CỬU LONG
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 9340201

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Trương Quang Thông

2. TS. Nguyễn Đức Quang

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2019


i


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng luận án này do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn,
kiểm tra và giúp đỡ của các Thầy Cô Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM. Tất cả các
số liệu được sử dụng trong luận án này là do tôi thực hiện, thống kê, khảo sát... hoàn
toàn xác thực và được thực nghiệm tại hiện trường. Các kết quả nghiên cứu được
đưa ra trong luận án này chưa công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác
trước đây. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về vấn đề này.
Vũ Đức Cần


ii


LỜI CẢM ƠN
Luận án này được thực hiện bằng sự nỗ lực, cố gắng nghiên cứu của bản
thân tác giả. Ngoài ra, tác giả cũng được sự động viên, khuyến khích và giúp đỡ từ
nhiều người trong suốt quá trình thực hiện.
Trước hết, tôi xin được gửi lời ghi nhận và chân thành cảm ơn đến
PGS.TS. Trương Quang Thông – người Thầy đã hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình
cho tôi suốt thời gian 3 năm qua để có được kết quả ngày hôm nay. Tôi cũng xin
chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của TS. Nguyễn Đức Quang –
Đại học Middlesex, London, Anh Quốc giúp cho tôi về kiến thức chuyên môn cũng
như kiến thức từ thực tế giảng dạy của Thầy. Tôi cũng trân trọng và cám ơn tất cả
quý Thầy Cô Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM, Viện Đào tạo Sau Đại học, Khoa
Ngân hàng đã hướng dẫn, giúp đỡ, dìu dắt cho tôi trong suốt quá trình học và
nghiên cứu tại Trường.
Tác giả luận án xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến nhóm công tác
TCVM của Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM, các bạn bè, anh em đồng nghiệp đã
giúp đỡ tôi trong việc tổ chức thu thập số liệu, thực hiện các thí nghiệm tại hiện
trường và tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành luận án này.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ, động
viên cho tôi thực hiện thành công luận án này.
Vũ Đức
Cần


iii

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA.......................................................................................................0
LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................ii

MỤC LỤC................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................viii
DANH MỤC CÁC BẢNG...........................................................................................x
DANG MỤC HÌNH...................................................................................................xii
TÓM TẮT.................................................................................................................xiii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN...............................................................1
1.1. Đặt vấn đề...........................................................................................................1
1.1.1. Sở thích rủi ro và rủi ro trong hoạt động cho vay TDVM............................3
1.1.2. Vốn xã hội và rủi ro trong hoạt động cho vay TDVM.................................6
1.2. Vấn đề nghiên cứu..............................................................................................9
1.3. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................10
1.4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................11
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................12
1.6. Những đóng góp của luận án............................................................................12
1.6.1. Về mặt học thuật........................................................................................12
1.6.2. Về mặt thực tiễn........................................................................................13
1.7. Kết cấu của luận án..........................................................................................14
CHƯƠNG 2: SỞ THÍCH RỦI RO, VỐN XÃ HỘI VÀ RỦI RO CHO VAY
TÍN DỤNG VI MÔ....................................................................................................16
2.1. Sở thích rủi ro và rủi ro trong hoạt động cho vay TDVM.................................16
2.1.1. Lý thuyết triển vọng (Prospest theory)......................................................17
2.1.2. Sở thích rủi ro trong hoạt động cho vay TDVM........................................21
2.2. Vốn xã hội và rủi ro trong hoạt động cho vay TDVM......................................24


iv

2.2.1. Vai trò của vốn xã hội...............................................................................24
2.2.2. Vốn xã hội và hoạt động cho vay TDVM..................................................26
2.2.3. Nghiên cứu vốn xã hội tại Việt Nam.........................................................28

2.3. Đo lường hiệu quả và rủi ro hoạt động TCVM.................................................31
2.3.1. Khái niệm TCVM......................................................................................31
2.3.2. Đo lường và đánh giá rủi ro hoạt động TCVM..........................................32
2.3.2.1. Đo lường hiệu quả hoạt động TCVM.................................................33
2.3.2.2. Rủi ro trong hoạt động cho vay TCVM..............................................35
2.3.3. Đo lường rủi ro cho vay TDVM dùng trong nghiên cứu này.....................40
2.3.3.1. Khái niệm về nợ xấu và các quan điểm về nợ xấu..............................40
2.3.3.2. Quan điểm về nợ xấu của Việt Nam...................................................40
2.4. Khung lý thuyết nghiên cứu..............................................................................42
2.5. Tóm tắt chương 2..............................................................................................43
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU...............................................................44
3.1. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu..................................................................44
3.1.1. Phương pháp định tính...............................................................................44
3.1.2. Phương pháp định lượng...........................................................................44
3.1.3. Cơ sở chọn địa bàn và chọn mẫu thí nghiệm.............................................45
3.2. Lựa chọn phương pháp thí nghiệm kinh tế.......................................................47
3.2.1. Các phương pháp gợi mở-khơi gợi sở thích rủi ro.....................................47
3.2.2. Các phương pháp đo lường vốn xã hội......................................................55
3.2.3. Đánh giá lựa chọn phương pháp................................................................58
3.2.4. Cách tổ chức và phân bổ người tham gia thí nghiệm.................................59
3.2.5. Các căn cứ để xác định các mức tiền thưởng trong Game.........................60
3.3. Cách thức và các bước thực hiện thí nghiệm....................................................61
3.4. Mô hình nghiên cứu..........................................................................................64
3.4.1. Mô hình hồi quy phân tích thí nghiệm về Risk game................................64
3.4.2. Mô hình hồi quy phân tích thí nghiệm về đóng góp cho cộng đồng..........65
3.4.3. Mô hình hồi quy phân tích thí nghiệm về Trust game...............................66


v


3.4.4. Mô hình hồi quy phân tích tổng hợp cả ba thí nghiệm (Robustness
check).................................................................................................................. 66
3.5. Các giả thuyết trong mô hình phân tích............................................................67
3.5.1. Giả thuyết về hành vi trong Risk game......................................................67
3.5.2. Giả thuyết về hành vi trong đóng góp cho cộng đồng...............................68
3.5.3. Giả thuyết về hành vi trong Trust game.....................................................68
3.6. Phương pháp hồi quy........................................................................................69
3.6.1. Mô hình Binary Logistic............................................................................69
3.6.2. Các kiểm định giả thuyết về độ phù hợp tổng quát của mô hình...............71
3.6.3. Kiểm định ý nghĩa của các hệ số...............................................................72
3.7. Tóm tắt chương 3..............................................................................................72
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN RỦI RO
TDVM – CÁC KHẢO SÁT VÀ THÍ NGHIỆM KINH TẾ TẠI VÙNG ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG.......................................................................................73
4.1. Phân tích thống kê mô tả dữ liệu.......................................................................73
4.1.1. Thống kê mô tả chung về các đặc điểm của người trả lời..........................73
4.1.1.1. Thống kê về tỷ lệ nợ xấu....................................................................73
4.1.1.2. Thống kê về trình độ học vấn.............................................................74
4.1.1.3. Thống kê về nơi sinh sống..................................................................75
4.1.1.4. Thống kê về việc thế chấp tài sản.......................................................76
4.1.1.5. Thống kê về nơi vay vốn....................................................................76
4.1.1.6. Thống kê về đặc điểm nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình
trong mẫu khảo sát..........................................................................................77
4.1.1.7. Thống kê về các chỉ tiêu định lượng..................................................78
4.1.2. Thống kê chung về các đặc điểm lựa chọn trong các thí nghiệm...............80
4.1.2.1. Thống kê lựa chọn trong thí nghiệm khơi gợi sở thích rủi ro.............80
4.1.2.2. Thống kê về lựa chọn trong thí nghiệm về vốn xã hội.......................81
4.1.2.3. Thống kê về lựa chọn trong thí nghiệm về sự tin tưởng.....................81
4.1.3. Các thống kê chi tiết về đặc điểm trong các thí nghiệm.............................82



vi

4.1.3.1. Thống kê mô tả kết hợp đặc điểm và lựa chọn của người tham gia
trong thí nghiệm sở thích rủi ro.......................................................................82
4.1.3.2. Thống kê kết hợp đặc điểm và lựa chọn trong thí nghiệm đóng
góp cho cộng đồng..........................................................................................84
4.1.3.3. Thống kê kết hợp đặc điểm và lựa chọn trong thí nghiệm sự tin
tưởng............................................................................................................... 85
4.2. Kiểm định sự khác biệt về một số chỉ tiêu theo đặc điểm đối tượng.................85
4.2.1. Kiểm định sự khác biệt về nợ xấu theo một số đặc điểm người vay..........85
4.2.2. Kiểm định sự khác biệt về một số đặc điểm trong thí nghiệm về sở thích
rủi ro....................................................................................................................87
4.2.2.1. Kiểm định sự khác biệt giữa nhóm trung lập với nhóm tìm kiếm rủi
ro và nhóm e ngại rủi ro..................................................................................87
4.2.2.2. Kiểm định sự khác biệt giữa nhóm người tìm kiếm rủi ro với nhóm
e ngại rủi ro.....................................................................................................89
4.2.3. Kiểm định sự khác biệt về một số đặc điểm trong thí nghiệm đóng góp
cho cộng đồng.....................................................................................................92
4.2.3.1. Kiểm định sự khác biệt giữa đặc điểm người vay và lựa chọn đóng
góp trong thí nghiệm đóng góp cho cộng đồng...............................................92
4.2.3.2. Kiểm định sự khác biệt giữa đặc điểm lựa chọn đóng góp và tình
hình nợ xấu trong thí nghiệm đóng góp cho cộng đồng..................................94
4.2.4. Kiểm định sự khác biệt về một số đặc điểm trong thí nghiệm sự tin
tưởng................................................................................................................... 95
4.2.4.1. Kiểm định sự khác biệt về quyết định đưa tiền cho đối tác theo vai
trò của người tham gia trong thí nghiệm sự tin tưởng.....................................95
4.2.4.2. Kiểm định sự khác biệt về tỷ lệ số tiền đưa tiền cho đối tác theo vai
trò của người tham gia trong thí nghiệm sự tin tưởng.....................................97
4.2.4.3. Kiểm định sự khác biệt về tỷ lệ số tiền đưa cho đối tác theo đặc

điểm nợ của người tham gia trong thí nghiệm sự tin tưởng.............................98
4.3. Kết quả hồi quy về tác động của các nhân tố đến nợ xấu..................................99


vii

4.3.1. Kết quả hồi quy tác động của mức độ ưa thích rủi ro đến nợ xấu .............99
4.3.2. Kết quả hồi quy tác động của các nhân tố trong thí nghiệm đóng góp
cho cộng đồng đến nợ xấu.................................................................................102
4.3.3. Kết quả hồi quy các nhân tố tác động đến nợ xấu trong thí nghiệm sự tin
tưởng.................................................................................................................104
4.3.4. Kết quả hồi quy các nhân tố tác động đến nợ xấu khi kết hợp thí nghiệm
sở thích rủi ro và thí nghiệm đóng góp cho cộng đồng......................................106
4.3.5. Kết quả hồi quy các nhân tố tác động đến nợ xấu khi kết hợp thí nghiệm
sở thích rủi ro và thí nghiệm sự tin tưởng..........................................................108
4.3.6. Kết quả hồi quy các nhân tố tác động đến nợ xấu khi kết hợp thí nghiệm
đóng góp cho cộng đồng và thí nghiệm sự tin tưởng.........................................111
4.3.7. Kết quả hồi quy các nhân tố tác động đến nợ xấu trong đồng thời cả ba
thí nghiệm .........................................................................................................113
4.4. Kiểm định tính vững: Sử dụng mô hình Probit hồi quy tác động của các thí
nghiệm đến biến nợ xấu của người tham gia.........................................................115
4.5. Tóm tắt chương 4............................................................................................116
CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC HÀM Ý
CHÍNH SÁCH..........................................................................................................118
5.1. Tóm tắt và thảo luận kết quả...........................................................................118
5.2. Các hàm ý chính sách.....................................................................................120
5.2.1. Đối với các tổ chức TCVM và các TCTD có hoạt động TCVM.............120
5.2.2. Đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước............................................122
KẾT LUẬN............................................................................................................... 125
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ............................129

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................i
PHỤ LỤC..................................................................................................................xiv



viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB
Agribank
BQ
BART

Ngân hàng Phát triển Châu Á.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Bình quân.
Đo lường sự ưa thích rủi ro với việc bơm bóng bay-Balloon

CBTD
CEP

Analogue Risk Task.
Cán bộ tín dụng.
Quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm- Capital Aid

Fund For Employment of the Poor.
DVTC
Dịch vụ tài chính.
ĐBSCL
Đồng bằng Sông Cửu Long.

FSS
Tỷ số tự bền vững về tài chính- Financial Self Sustainability.
GSS
Điều tra xã hội - General Social Survey.
HTX
Hợp tác xã.
IFC
Cty Tài chính Quốc tế.
MTV
Một thành viên.
NGO
Tổ chức phi Chính phủ (Non-Government Organization).
NH
Ngân hàng.
NHNN
Ngân hàng Nhà nước.
NHCSXH Ngân hàng Chính sách Xã hội.
NHHTX
Ngân hàng Hợp tác xã.
NHTƯ
Ngân hàng Trung ương.
NHTM
Ngân hàng Thương mại.
NHTMCP Ngân hàng Thương mại Cổ phần.
NHTMNN Ngân hàng Thương mại Nhà nước.
OSS
Tỷ số tự bền vững về hoạt động- Operational Self-Sustainability.
QTDND
Quỹ Tín dụng Nhân dân.
ROA

Thu nhập ròng trên tổng tài sản bình quân - Return on Average
ROE
TCHV
TCTC
TCTD
TCVM
TD
TDVM
TNHH

Assets.
Thu nhập trên vốn chủ sở hữu bình quân.
Tài chính hành vi.
Tổ chức tài chính.
Tổ chức tín dụng.
Tài chính vi mô.
Tín dụng.
Tín dụng vi mô.
Trách nhiệm hữu hạn.


ix

UBND
UNCDF

Ủy ban Nhân dân.
Quỹ Đầu tư và Phát triển Liên hiệp quốc - United Nations Capital

USD

VARHS
VHLSS

Development Fund
Đô la - đơn vị tiền tệ Mỹ.
Dữ liệu điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình nông thôn Việt Nam.
Thống kê khảo sát mức sống dân cư Việt Nam - Vietnam Household

WB

Living Standard Survey.
Ngân hàng Thế giới-World Bank.


DANH MỤC CÁC BẢNG
Tiêu đề

Trang

Bảng 3.1: Một số số liệu về ĐBSCL............................................................................46
Bảng 3.2: Bình quân thu nhập và chi tiêu 1 ngày/người ở Việt Nam...........................60
Bảng

3.3:

Các

lựa

chọn


của

trò

chơi……………..

………………………………….62
Bảng 4.1: Thống kê về các chỉ tiêu định lượng trong mẫu khảo sát.............................79
Bảng 4.2: Thống kê về các đặc điểm của người tham gia trong lựa chọn của thí
nghiệm khơi gợi sở thích rủi ro....................................................................................83
Bảng 4.3: Thống kê về các đặc điểm của người tham gia trong lựa chọn của thí
nghiệm đóng góp cho cộng đồng.................................................................................84


x

Bảng 4.4: Thống kê về các đặc điểm trong lựa chọn của thí nghiệm sự tin tưởng.......85
Bảng 4.5: Kiểm định sự khác biệt về nợ xấu theo đặc điểm của người vay.................86
Bảng 4.6: Kiểm định sự khác biệt về đặc điểm nợ xấu giữa nhóm những người
trung lập với nhóm tìm kiếm rủi ro và nhóm e ngại rủi ro...........................................88
Bảng 4.7: Kiểm định sự khác biệt về đặc điểm nợ xấu giữa nhóm tìm kiếm rủi ro và
nhóm e ngại rủi ro........................................................................................................90
Bảng 4.8: Kiểm định sự khác biệt về đặc điểm của người vay trong lựa chọn đóng
góp ở thí nghiệm đóng góp cho cộng đồng..................................................................93
Bảng 4.9: Kiểm định sự khác biệt về đặc điểm nợ xấu của người tham gia trong thí
nghiệm đóng góp cho cộng đồng.................................................................................94
Bảng 4.10: Kiểm định sự khác biệt về lựa chọn đưa tiền cho đối tác theo vai trò
người tham gia trong thí nghiệm sự tin tưởng..............................................................96
Bảng 4.11: Kiểm định sự khác biệt về tỷ lệ số tiền đưa cho đối tác theo vai trò

người tham gia trong thí nghiệm sự tin tưởng..............................................................97
Bảng 4.12: Kiểm định sự khác biệt về việc đưa tiền cho đối tác theo đặc điểm nợ
xấu ở thí nghiệm sự tin tưởng......................................................................................98
Bảng 4.13: Kết quả hồi quy các nhân tố tác động đến nợ xấu trong thí nghiệm khơi
gợi sở thích rủi ro.......................................................................................................101
Bảng 4.14: Kết quả hồi quy các nhân tố tác động đến nợ xấu trong thí nghiệm đóng
góp cho cộng đồng.....................................................................................................103
Bảng 4.15: Kết quả hồi quy các nhân tố tác động đến nợ xấu trong thí nghiệm sự tin
tưởng……………………………………………………………………………...104
Bảng 4.16: Kết quả hồi quy các nhân tố tác động đến nợ xấu kết hợp thí nghiệm
khơi gợi sở thích rủi ro và thí nghiệm sự tin tưởng....................................................107
Bảng 4.17: Kết quả hồi quy các nhân tố tác động đến nợ xấu kết hợp thí nghiệm
khơi gợi sở thích rủi ro và thí nghiệm sự tin tưởng...................................................109
Bảng 4.18: Kết quả hồi quy các nhân tố tác động đến nợ xấu kết hợp thí nghiệm
đóng góp cho cộng đồng và thí nghiệm sự tin tưởng................................................111


xi

Bảng 4.19: Kết quả hồi quy các nhân tố tác động đến nợ xấu trong cả ba thí nghiệm
................................................................................................................................. ..113
Bảng 4.20: Kết quả hồi quy các nhân tố tác động đến nợ xấu trong các thí nghiệm
bằng mô hình Probit...................................................................................................115
Bảng 4.21: Kết quả hồi quy các nhân tố tác động đến nợ xấu trong các thí nghiệm
với các biến nhân khẩu học bằng mô hình Probit.......................................................116


DANH MỤC HÌNH
Tiêu đề


Trang

Hình 2.1: Hàm giá trị giả thiết......................................................................................19
Hình 2.2: Khung lý thuyết nghiên cứu.........................................................................43
Hình 3.1: Các lựa chọn trò chơi của Eckel và Grossman.............................................51
Hình 3.2: Các lựa chọn trò chơi của Holt và Laury......................................................53
Hình 3.3: Phân loại e ngại rủi ro dựa trên lựa chọn......................................................54
Hình 4.1: Thống kê đặc điểm khoản nợ người vay......................................................74
Hình 4.2: Thống kê về trình độ học vấn của người trả lời............................................74


xii

Hình 4.3: Thống kê về nơi sinh sống của người trả lời................................................75
Hình 4.4: Thống kê việc sử dụng tài sản thế chấp cho các khoản vay TCVM.............76
Hình 4.5: Thống kê về nơi vay vốn..............................................................................77
Hình 4.6: Thống kê về nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình ..............................78
Hình 4.7: Thống kê về các lựa chọn của người tham gia trong thí nghiệm khơi gợi
sở thích rủi ro...............................................................................................................80
Hình 4.8: Thống kê về các lựa chọn của người tham gia trong thí nghiệm đóng góp
cho cộng đồng..............................................................................................................81
Hình 4.9: Thống kê về các lựa chọn trong thí nghiệm sự tin tưởng.............................82



xiii

TÓM TẮT
Nghiên cứu này nhằm mục đích thu thập, phân tích những tác động của các nhân
tố xã hội, nhân khẩu học của người vay vốn TDVM để đo lường mức độ ảnh hưởng

của các nhân tố đó đến rủi ro cho vay TDVM của các tổ chức có hoạt động cho vay
TDVM tại khu vực ĐBSCL. Đồng thời cũng xem xét đến sở thích rủi ro, vốn xã hội
và các yếu tố khác của người vay vốn TDVM để đánh giá mức độ ảnh hưởng của nó
đến rủi ro cho vay TDVM của các tổ chức TCVM.
Trong nghiên cứu này, thông qua các thí nghiệm kinh tế với các chủ thể tham
gia là những người vay vốn TDVM tại 6 tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL nhằm xem xét
tác động của sở thích rủi ro, vốn xã hội tới rủi ro cho vay TDVM. Các kết quả
nghiên cứu cho thấy sở thích rủi ro và vốn xã hội đều có tác động đến rủi ro cho vay
TDVM. Cụ thể, những người tìm kiếm rủi ro càng cao càng ít có khả năng bị nợ
xấu, trong khi những người càng e ngại rủi ro sẽ có khả năng bị nợ xấu lớn hơn. Đối
với vốn xã hội thì tính tương trợ trong cộng đồng và lòng tin có tác động tích cực
đến rủi ro cho vay TDVM. Đây cũng là những cơ sở quan trọng cho tác giả có
những hàm ý về chính sách phù hợp có liên quan trực tiếp đến việc cho vay TDVM
của các tổ chức có hoạt động cho vay TDVM.
Từ khóa: Tài chính vi mô, sở thích rủi ro, vốn xã hội, tìm kiếm rủi ro, e ngại rủi ro.

ABSTRACT
The aim of this study is to empirically analyze social and demographic factors
and measure their effects on microcredit risk as undergone by microfinance
borrowers in the Mekong Delta of Vietnam. Furthermore, the study looks at risk
preference, social capital of microfinance borrowers and estimate their impact on
microcredit risk. Different interviews and on-ste experiments have been directly
conducted with 176 customers. Research hypotheses have been tested by means of


xiv

descriptive statistics with datas collected. Findings show that both risk preferences
and social capital affect microcredit risks.
Specifically, risk seeking people tend to be less risky while risk aversion people

have been likely riskier. Regarding social capital, reciprocity and trust between
community have positive impact on microcredit risks. Implicative questions such as
whether they are important enough to be considered in the credit analysis and
lending decision, would be useful in assessing the creditworthiness of the borrowers
and may have important implications for the microfinance institutions and
policymakers.
Keywords: Microfinance, Risk Preference, Social Capital, Risk–Seeking, RiskAversion.



1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
1.1. Đặt vấn đề.
Trên thế giới, kinh tế học hành vi đã và đang phát triển với tốc độ nhanh và đã
chứng minh được sự tác động tích cực của nó đối với nhiều lĩnh vực, ngành nghề
trong một nền kinh tế bao gồm cả lĩnh vực kinh tế cũng như lĩnh vực xã hội. Nhiều
nhà khoa học đã mô phỏng các thí nghiệm về hành vi của con người để vận dụng
các kết quả nghiên cứu đó vào việc ra quyết định, quyết định các vấn đề kinh tế-xã
hội trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội kể cả của một cá nhân, một doanh
nghiệp hoặc một tổ chức. Quyết định về một vấn đề nào đó của một cá nhân có thể
ảnh hưởng không những đến bản thân cá nhân họ mà còn có thể ảnh hưởng đến cả
một tổ chức hoặc thậm chí cả một xã hội. Trong lĩnh vực ngân hàng, TCVM đã hình
thành và phát triển từ lâu trên thế giới và thông qua các nghiên cứu của các nhà kinh
tế đã cho thấy và chứng minh được vai trò, tác động của nó đối với phát triển kinh
tế nói chung và cho công cuộc xóa đói giảm nghèo nói riêng. TCVM tại Việt Nam
mới chỉ phát triển gần đây, hoạt động của các tổ chức TCVM chính thức còn rất hạn
chế so với nhu cầu rất lớn của nền kinh tế. Thống kê của NHNN Việt Nam đến cuối
năm 2018 có 16 công ty tài chính với 6 công ty là công ty con của các ngân hàng
lớn gồm: Fccom của ngân hàng Hàng hải, Fe Credit của VP Bank, HD Saison của

HD Bank, SHB Finance của SHB, MCredit của MB Bank và Tài chính Bưu điện
của SEA Bank. Hiện nay, sự ra đời của các công ty tài chính đang bùng nổ tại Việt
Nam nhằm khai thác mảng cho vay tiêu dùng hiện còn tiềm năng rất lớn và đang
còn chưa đáp ứng được theo nhu cầu của thị trường tại Việt Nam. Theo báo cáo của
NHNN Việt Nam1, tính đến cuối năm 2018 tổng dư nợ toàn nền kinh tế khoảng 7,2
triệu tỷ đồng, trong đó tổng dư nợ tín dụng phi chính thức chiếm khoảng hơn 20%.
Tuy nhiên, do nguồn cung vốn tín dụng chính thức không đáp ứng được nhu cầu
của người dân, đặc biệt là những món vay nhỏ, lẻ hoặc người vay không có tài sản
đảm bảo để thế chấp cho các tổ chức cho vay chính thức, dẫn đến tình trạng bùng
1

/>

2

phát "tín dụng đen" tại khắp nơi dưới hình thức các công ty tài chính cho vay tiêu
dùng, làm ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh tế-xã hội tại nhiều địa phương. Do vậy,
nghiên cứu vấn đề rủi ro trong hoạt động TDVM, tác động của rủi ro trong TDVM
đối với hoạt động TCVM là vấn đề cấp thiết và quan trọng đối với Việt Nam hiện
nay. Qua đó, giúp cho Chính phủ, NHNN, các TCTD cũng như các tổ chức TCVM
có những thể chế, chính sách, quy định hoặc sản phẩm phù hợp để đáp ứng nhu cầu
của người dân cũng như hạn chế phần nào vấn nạn "tín dụng đen", tạo điều kiện cho
người dân tiếp cận được nguồn vốn vay chính thức phù hợp với điều kiện thực tế
của họ.
Đói nghèo luôn là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với mọi quốc gia trên thế giới.
Có giảm thiểu được nghèo đói, ổn định cuộc sống cho người dân thì mới có thể phát
triển nền kinh tế hiệu quả và bền vững. TCVM đã được phát triển từ lâu trên thế
giới, và cho đến nay, nó đã khẳng định được vai trò và tầm quan trọng trong việc
giảm thiểu đói nghèo và giúp cải thiện đời sống trong cộng đồng tại nhiều quốc gia
trên thế giới. Mặc dù ra đời sau, nhưng các tổ chức TCVM ở Việt Nam đã có những

đóng góp không nhỏ trong việc cải thiện đời sống cho những người dân nghèo,
hoàn cảnh khó khăn và không có điều kiện để vay vốn cho mục đích sản xuất, tiêu
dùng... từ các nguồn vốn vay chính thức. Trong Luật các TCTD năm 2010, tổ chức
TCVM được thừa nhận tại Việt Nam như là một loại hình TCTD chính thức. Đến
nay, các phương thức và mô hình hoạt động của các tổ chức TCVM ở Việt Nam
ngày càng được hoàn thiện và phát triển. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, vẫn
còn rất nhiều vấn đề vướng mắc nảy sinh mà các cơ quan Nhà nước có liên quan
cần xem xét, đánh giá và điều chỉnh để có thể giúp cho hoạt động của các tổ chức
TCVM đạt hiệu quả cao nhất. Nhà nước cần quan tâm chú trọng hơn nữa đến mục
tiêu hỗ trợ về chính sách, thể chế hoặc hỗ trợ huy động thêm nhiều nguồn vốn từ xã
hội để gia tăng quy mô vốn của các tổ chức TCVM, nhằm giúp họ có điều kiện
cung cấp nguồn vốn vay cải thiện cuộc sống của người nghèo ngày càng tốt hơn.


3

Cho đến nay, ngoài các tổ chức TCTD gồm Agribank, NHCSXH và các TCTD
khác có cung cấp dịch vụ cho vay TDVM, các tổ chức TCVM thuộc khu vực bán
chính thức và phi chính thức hoạt động khá tốt, tiếp tục đóng góp một phần nguồn
vốn vay TDVM hữu hiệu, hỗ trợ và giúp đỡ cho người nghèo tại các vùng nông
thôn sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn giảm thiểu đói nghèo và ổn định cuộc
sống. Ngoài ra, nhiều chương trình của các tổ chức NGO và các tổ chức xã hội cũng
có những đóng góp tích cực cho người nghèo ở những vùng nông thôn sâu, vùng xa
và đặc biệt là cho phụ nữ nghèo. Nghiên cứu của Nguyễn Đức Hải (2012), Phạm
Bích Liên (2016), Nguyễn Quỳnh Phương (2017) đã khái quát về việc phát triển
TCVM tại Việt Nam với đối tượng là các tổ chức TCVM chính thức và bán chính
thức tại Việt Nam. Thông qua đó, các tác giả đề ra các giải pháp, khuyến nghị chính
sách để phát triển hoạt động của các tổ chức TCVM tại Việt Nam.
1.1.1. Sở thích rủi ro và rủi ro trong hoạt động cho vay TDVM.
Thuật ngữ TDVM1 trong luận án này được hiểu là những món vay nhỏ, lẻ của

các TCTD và các tổ.chức.TCVM cung.cấp.cho.khách.hàng.vay.vốn. Căn cứ theo
thông tư số 43/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của NHNN Việt Nam thì mức cho
vay tối đa với một khách hàng của các tổ chức TCVM, các công ty Tài chính là 100
triệu đồng. Mặt khác, TDVM là một trong những dịch vụ của các tổ chức TCVM
(tín dụng vi mô, tiết kiệm vi mô, bảo hiểm, thanh toán) bao gồm ba sản phẩm dịch
vụ tín dụng là cho vay cá thể, cho vay theo nhóm tương hỗ và cho vay gián tiếp theo
nhóm tương hỗ qua trung gian thứ ba (Nguyễn Kim Anh và cộng sự, 2017). Như
vậy trong luận án này có thể hiểu TDVM là một sản phẩm cho vay trong hoạt động
tín dụng của các TCTD và là một trong những dịch vụ chính của các tổ chức TCVM
tại Việt Nam.
Trong một nền kinh tế, TDVM là hoạt động tín dụng trực tiếp đối với khách
hàng với những món vay nhỏ lẻ, do vậy rủi ro tín dụng và vấn đề quản lý rủi ro
Khái.niệm.của.NHNN.Việt.Nam.sử.dụng.trong.phần.giới.thiệu.về.hoạt.động.TCVM.tại.
Việt Nam ( />
1


4

TDVM là một thách thức lớn đối với các TCTD có hoạt động TDVM, các tổ chức
TCVM cũng như với xã hội. Người ta có thể dựa vào thái độ và hành vi của một
người đối với vấn đề rủi ro để dự đoán các hành vi kinh tế, việc ra quyết định của
họ và nó có ảnh hưởng trực tiếp từ hành vi, hoạt động của người vay vốn đến rủi ro
như đầu tư, sản xuất, tiêu dùng và hành vi đối với rủi ro. Đã có nhiều nghiên cứu về
TCVM và khung lý thuyết trên thế giới có mức độ ảnh hưởng lớn đến việc ra quyết
định trong hoàn cảnh rủi ro đó là lý thuyết thỏa dụng kỳ vọng (expected utility
theory) được Neumann và Morgenstern (1944) đưa ra. Lý thuyết triển vọng
(prospect theory) của Tversky và Kahnerman (1979) đã chỉ ra rằng con người
thường tìm rủi ro về phía mất và né tránh rủi ro về phía được. Từ lý thuyết này,
Tversky và Kahnerman đã đưa ra lý thuyết triển vọng, với định nghĩa hàm giá trị

(value function) của lý thuyết triển vọng xác định bởi điểm lời và điểm lỗ so với
điểm tham chiếu. Nghiên cứu của Wen và cộng sự (2014) kết luận rằng sở thích rủi
ro có liên quan đến thái độ đối với rủi ro trong việc ra quyết định của các nhà đầu
tư. Như vậy, có thể thấy rằng sở thích rủi ro là việc hướng tới các quyết định rủi ro
của các cá nhân, các nhà đầu tư đối với tài sản nhằm mục đích thu được mức sinh
lợi cao nhất. Ackert và Deaves (2013) cho rằng việc thực hiện các quyết định tập
trung chủ yếu vào cái được và cái mất. Handa (1971) cho rằng sở thích rủi ro là việc
lựa chọn giữa một tài sản có rủi ro cao so với tài sản có rủi ro thấp để nhà đầu tư có
thể nhận được một tỷ suất lợi nhuận cao hơn.
Việc ra quyết định gặp rủi ro là vấn đề phổ biến và mức độ mà mọi người sẵn
sàng chấp nhận nguy cơ tạo thành sở thích rủi ro. Để phân tích kinh tế hoặc đưa ra
các quy định chính sách thì việc đánh giá và đo lường sở thích rủi ro của các cá
nhân là đặc biệt quan trọng. Nghiên cứu của Charness và cộng sự (2013), Eckel,
Dave và cộng sự (2010) đúc kết rằng kinh tế học có thể xem xét, tập trung vào các
phương pháp gợi mở khi phân tích điều tra sở thích rủi ro và sở thích được gợi ra có
thể bị tác động và ảnh hưởng bởi thước đo được sử dụng.


5

Theo Stiglitz và Weiss (1981) thì người vay vốn có động cơ và khuynh hướng
đầu tư nhiều hơn vào các dự án có nhiều rủi ro. Có nghĩa là người vay vốn có nợ
xấu sẵn sàng chấp nhận lãi suất cao cho những món vay của mình (chấp nhận rủi ro
cao). Thí nghiệm của Zeballos và cộng sự (2014) tại Bolivia cho thấy những người
vay không có nợ xấu tìm kiếm rủi ro nhiều hơn là người vay có nợ xấu. Kết quả này
trái ngược với giả thuyết của Stiglitz và Weiss (1981): Những người đầu tư vào
những dự án kém rủi ro hơn là những người có nợ xấu. Người nghèo không trả
được nợ vay của họ bởi vì họ không dám chấp nhận rủi ro do đó làm cho khoản vay
không có hiệu quả và kết quả là họ không thể hoàn trả lại khoản vay của họ
(Zeballos và cộng sự, 2014).

Tại Việt Nam, nghiên cứu của Vieider và cộng sự (2013) về sở thích rủi ro kết
luận rằng nhìn chung, nông dân Việt Nam trung lập với rủi ro ở mức trung bình
(average risk neutral). Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy thu nhập có
tương quan trái chiều với tính né tránh rủi ro, tuy nhiên, mối tương quan với sự giàu
có của nó thì không đáng kể. Cũng ở Việt Nam, nghiên cứu của Tanaka và cộng sự
(2010) cho rằng người nghèo thì ít kiên nhẫn hơn người có thu nhập trung bình cao.
Cũng thông qua quá trình lược khảo, trên phương diện xem xét, đánh giá sở
thích rủi ro, tác giả nhận thấy đã có nhiều nghiên cứu về sở thích rủi ro liên quan
đến nhiều đối tượng và lĩnh vực như chứng khoán, TDVM, sản xuất, tiêu dùng, giải
trí, sức khỏe, giáo dục, cờ bạc ... Về không gian thì bao gồm nhiều khu vực, cả khu
vực thành thị và khu vực nông thôn. Kết quả cũng cho thấy có nhiều sự khác biệt
đối với các đối tượng nghiên cứu, địa bàn cũng như các lĩnh vực khác nhau. Tuy
nhiên, nghiên cứu để so sánh sự khác biệt giữa hai khu vực nông thôn và thành thị
thì chưa có nghiên cứu cụ thể và chi tiết nào. Đối tượng là sinh viên có các nghiên
cứu của Eckel và Dave (2010), Eckel và Grossman (2008). Nghiên cứu vùng nông
thôn, nông dân có các nghiên cứu của Start (2013), Binswanger (1980), Banerjee và
Mullainathan (2010), Stiglitz và Weiss (1981). Nghiên cứu vùng ngoại ô, vùng

bán nhiệt đới có các nghiên cứu của Giné và cộng sự (2010); vùng cao ở Ethiopia


6

có nghiên cứu của Vieider và cộng sự (2015). Binswanger (1980) nghiên cứu ở
vùng bán nhiệt đới của Ấn Độ (SAT) để đánh giá tác động của rủi ro và e ngại rủi ro
đối với nông nghiệp giữa người giàu và người nghèo, giữa người trẻ tuổi và người
lớn tuổi.
Tại Việt Nam, có các nghiên cứu của Nguyen và cộng sự (2016), Tanaka và
cộng sự (2010) tại các làng quê miền Bắc và miền Nam nghiên cứu tác động của
thái độ rủi ro và sở thích rủi ro về thời gian đối với sự tin tưởng và sự tin cậy, e ngại

rủi ro và tính kiên nhẫn (time preference). Trong nghiên cứu này, tác giả cũng muốn
xem xét đến sự khác biệt về sở thích rủi ro giữa khu vực nông thôn và thành thị.
Vậy thì những yếu tố, đặc điểm hành vi nào của người vay vốn TDVM có tác động
đến rủi ro trong hoạt động cho vay TDVM? Đây là khoảng trống và vấn đề mà tôi
quan tâm nghiên cứu.
1.1.2. Vốn xã hội và rủi ro trong hoạt động cho vay TDVM.
Cho đến nay, vốn xã hội (social capital) cũng đã được nghiên cứu nhiều và cũng
được xem như là một loại vốn và do vậy cũng ảnh hưởng lớn đến rủi ro trong hoạt
động cho vay TDVM. Sự tin cậy và niềm tin là hai vấn đề quan trọng nằm bên
trong vốn xã hội cá nhân. Vốn xã hội là mạng lưới xã hội có tính bền vững, sự
thông cảm và sự tương tác lẫn nhau giữa các thành viên trong xã hội (Bourdieu,
1986; Fukuyama, 2001-2002; Coleman, 1988; Portes, 1998; v.v…). Theo Karlan
(2005), thì vốn xã hội là khả năng và các mối quan hệ xã hội của một cá nhân cho
phép họ vượt qua hoặc hạn chế và khắc phục những nhược điểm về thông tin không
hoàn hảo và các hình thức giao kết khác. Nói cách khác, các thành tố và mục tiêu
nghiên cứu của vốn xã hội có thể bao gồm vốn xã hội và mạng lưới xã hội; vốn xã
hội và nguồn lực; vốn xã hội, đầu tư vốn xã hội và mưu cầu lợi ích; vốn xã hội và
sự tin cậy và quan hệ có qua có lại (trust and reciprocity); vốn xã hội và hàng hóa
công (public goods) v.v… Glaeser và cộng sự (2000) cho rằng hành vi con người
trong trò chơi niềm tin có tương quan với văn hóa và quá trình tương tác trước đó
của những người tham gia. Những người được tin tưởng hơn thì sẽ đáng tin cậy


7

hơn, tuy nhiên họ lại không đáng tin cậy trong trò chơi niềm tin. Các nhà nghiên
cứu cho rằng lòng tin (trust) được thừa nhận như là một yếu tố quan trọng của vốn
xã hội. Nhiều nhà khoa học và nhà kinh tế tiếp cận và nghiên cứu về TCHV đối với
thị trường tài chính để thích ứng với những khó khăn, vướng mắc đối với các mô
hình truyền thống. Glaeser và cộng sự (2000) phân tích lòng tin và vốn xã hội, kết

quả cho thấy niềm tin và sự tin cậy tăng lên với sự kết nối xã hội. Sự khác biệt về
chủng tộc và quốc tịch làm giảm mức độ đáng tin cậy.
Hiện nay tại Việt Nam, Nhà nước và các nhà kinh tế rất quan tâm đến việc
nghiên cứu tác động của vốn xã hội. Do tính đặc thù của vốn xã hội nên các nghiên
cứu về vốn xã hội ở Việt Nam thường tập trung tại khu vực nông thôn. Kết quả
nghiên cứu về vốn xã hội và vấn đề dồn điền đổi thửa trong sản xuất nông nghiệp
tại một làng Bắc Trung bộ Việt Nam của Nguyễn Tuấn Anh và Thomése (2007) cho
thấy, nhờ vào vốn xã hội mà các vấn đề khó khăn, rắc rối và phức tạp trong việc
dồn điền đổi thửa đã được thực hiện tốt và phi chính thức không cần đến các biện
pháp hành chính hay pháp lý. Những nghiên cứu của Hoàng Bá Thịnh (2009) đã đề
cập đến những phí tổn phải có để duy trì vốn xã hội. Trần Hữu Dũng (2003) cho
rằng nên làm rõ hơn đặc điểm của vốn xã hội trong mối quan hệ và tương tác với
các loại vốn khác. Gợi ý sự quan trọng và hiệu quả của vốn xã hội trong việc vay
vốn khởi nghiệp đối với các doanh nghiệp nhỏ cũng được nghiên cứu và đưa ra bởi
Appold và Nguyễn Quý Thanh (2004).
Ngô Thị Phương Lan (2011) nghiên cứu về hành vi giảm thiểu rủi ro và vận
dụng nguồn vốn xã hội ở ĐBSCL vào việc chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp từ
trồng lúa sang nuôi tôm. Tác giả đã nghiên cứu tác động của hành vi kinh tế của
người nông dân và các mối quan hệ xã hội của họ trong việc chuyển dịch từ trồng
lúa sang nuôi tôm. Vốn xã hội có tác động lớn đến hoạt động của nông dân trong
các mối quan hệ xã hội như tương trợ về vốn, tương trợ về kỹ thuật, thông tin thị
trường, về lao động… Chính nhờ vốn xã hội mà đã giảm thiểu nhiều rủi ro từ việc
chuyển dịch từ trồng lúa sang nuôi tôm. Điểm tập trung của nghiên cứu là phân tích


8

tư duy giảm thiểu và phân tán rủi ro, các dạng thức quan hệ xã hội và vai trò của các
quan hệ xã hội trong hoạt động kinh tế của nông dân qua nghiên cứu trường hợp
nuôi tôm; tìm hiểu về những sự tương trợ trong hoạt động sản xuất mà còn thiếu tập

trung vào những mâu thuẫn lợi ích trong nông dân miền Tây. Nghiên cứu có đề cập
đến những xung đột và mâu thuẫn trong quá trình sản xuất đặc biệt là về nguồn
nước và nạn trộm cắp trong cộng đồng.
* Vốn xã hội và hoạt động tín dụng.
Karlan (2005) tìm ra rằng càng có vốn xã hội cao thì khả năng trả nợ tốt và có
tiết kiệm càng cao. Wenner (1995) nghiên cứu chương trình tín dụng ở Costa Rica
nhận thấy rằng các nhóm bảo vệ, giám sát các thành viên và sử dụng thông tin địa
phương có tỷ lệ nợ xấu thấp hơn nhóm không giám sát. Greiner và Wang (2009)
nghiên cứu vấn đề cho vay trực tiếp P2P (people-to-people) tức là cho vay cá nhân
không qua các ngân hàng, kết quả cho thấy có sự không đối xứng thông tin giữa các
bên cho vay và bên đi vay.
Mwangi và Ouma (2012) nghiên cứu vai trò của vốn xã hội đối với việc tiếp cận
tín dụng của các hộ gia đình ở nông thôn Kenya. Kết quả có mối quan hệ tích cực
giữa vốn xã hội và việc tiếp cận tín dụng. Đồng thời, cũng khuyến cáo các TCTD
nên đưa yếu tố vốn xã hội vào sản phẩm cho vay và phải có tất cả các thông tin liên
quan đến người vay. Cassar và cộng sự (2010) nghiên cứu mô phỏng 1.554 người
tham gia trong 259 nhóm vay thử nghiệm với hình thức vay theo nhóm. Kết quả cho
thấy niềm tin xã hội có tác động tích cực và đáng kể đến tỷ lệ đóng góp của cho vay
nhóm đến việc tạo ra vốn xã hội.
Basargekar (2010) khảo sát mẫu 217 thành viên tham gia chương trình vi mô
khu vực đô thị ở Ấn Độ để đánh giá tác động của vốn xã hội vào việc trao quyền xã
hội cho họ. Kết quả cho thấy các chương trình TCVM được thực hiện bởi các tổ
chức đã tạo ra một nguồn vốn xã hội có tác động trao quyền cho các thành viên
tham gia. Nghiên cứu cũng lưu ý vốn xã hội không tự động tạo ra mà các tổ chức


×