Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Vấn đề sử dụng tiếng động trong phát thanh hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 138 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÙI THỊ BÍCH HƢƠNG

VẤN ĐÊ SỬ DỤNG TIẾNG ĐỘNG TRONG PHÁT THANH HIỆN ĐẠI

LUẬN VĂN THẠC SỸ BÁO CHÍ HỌC

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÙI THỊ BÍCH HƢƠNG

VẤN ĐÊ SỬ DỤNG TIẾNG ĐỘNG TRONG PHÁT THANH HIỆN ĐẠI

Chuyên ngành : Báo chí học
Mã số

: 15035013

LUẬN VĂN THẠC SỸ BÁO CHÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐINH THỊ THU HẰNG

Hà Nội - 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi tự nghiên cứu, các số liệu
trong luận văn có cơ sở rõ ràng và trung thực. Phần tài liệu tham khảo được
dẫn nguồn đầy đủ, chính xác. Các kết luận của luận văn chưa từng được công
bố trong các công trình nghiên cứu khác.
Hà Nội, ngày 2 tháng 10 năm 2018
Tác giả luận văn

Bùi Thị Bích Hƣơng


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tác giả đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của các tập thể và cá nhân. Xin trân
trọng cảm ơn sự hướng dẫn của Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đinh Thị Thu Hằng,
Phó Trưởng khoa Phát thanh - Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền, các thầy cô giáo Khoa Báo chí và Truyền thông, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; sự tạo điều kiện cung cấp
thông tin tư liệu của lãnh đạo và phóng viên Kênh Thời sự VOV1, Kênh Văn
hóa - Xã hội VOV2, Đài Tiếng nói Việt Nam.


DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1: Tần suất và thể loại TP sử dụng tiếng động trong các tác phẩm
được khảo sát................................................................................................... 44
Bảng 2.2. Dạng tiếng động trong tác phẩm phát thanh .................................. 49
Bảng 2.3 Thời lượng tiếng động trong các tác phẩm khảo sát ....................... 52
Bảng 2.4 Vị trí xuất hiện tiếng động trong các tác phẩm khảo sát ................. 53
Biểu đồ 1: Tần suất và thể loại sử dụng tiếng động trong tác phẩm được khảo sát.......44
Biểu đồ 2: Biểu đồ so sánh âm lượng tiếng động và lời nói...........................56
Biểu đồ 3: Biểu đồ so sánh âm lượng tiếng động và lời nói...........................56

Biểu đồ 4: Đánh giá của thính giả mức độ phù hợp giữa tiếng động với nội
dung tác phẩm.................................................................................................62
Biểu đồ 5: Đánh giá của thính giả về tác dụng của tiếng động trong tác phẩm
phát thanh........................................................................................................63
Biểu đồ 6: Đánh giá của thính giả về mức độ tin cậy đối với nội dung tác
phẩm có tiếng động.........................................................................................64
Biểu đồ 7: Đánh giá của thính giả về hạn chế của tiếng động trong tác phẩm
PT....................................................................................................................75


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

VOV1

: Kênh Thời sự

VOV2

: Kênh Văn hóa - Xã hội

Đài TNVN, VOV : Đài Tiếng nói Việt Nam
NXB

: Nhà xuất bản

PGS. TS

: Phó Giáo sư, Tiến sỹ

PT


: Phát thanh

PV

: Phóng viên

BTV

: Biên tập viên

KTV

: Kỹ thuật viên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 3
1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................... 3
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ..................................................... 5
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 8
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 8
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................... 9
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài .......................................................... 10
7. Kết cấu luận văn ............................................................................................... 11
Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ .................................. 12
TIẾNG ĐỘNG TRONG PHÁT THANH HIỆN ĐẠI .................................... 12
1.1. Những khái niệm cơ bản .............................................................................. 12
1.1.1. Phát thanh ..................................................................................................... 12
1.1.2. Phát thanh hiện đại ..................................................................................... 16

1.1.3. Khái niệm sử dụng ........................................................................................ 19
1.1.4. Tiếng động..................................................................................................... 19
1.1.5. Tiếng động phát thanh.................................................................................. 19
1.2. Vai trò và các dạng tiếng động trong phát thanh hiện đại...................... 20
1.2.1. Vai trò của tiếng động trong phát thanh hiện đại ...................................... 20
1.2.2. Các dạng tiếng động phát thanh.................................................................. 25
1.3. Những yêu cầu đối với việc sử dụng tiếng động trong phát thanh .......... 29
Tiểu kết chương 1 .................................................................................................. 35
Chƣơng 2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TIẾNG ĐỘNG TRONG CÁC
CHƢƠNG TRÌNH PHÁT THANH TRÊN KÊNH VOV1 VÀ VOV2 ............... 36
2.1. Giới thiệu về Đài Tiếng nói Việt Nam ........................................................ 36
2.1.1. Kênh Thời sự VOV1...................................................................................... 38

1


2.1.2. Kênh Văn hóa - xã hội VOV2 ...................................................................... 40
2.2. Các chƣơng trình thuộc diện khảo sát (trên kênh VOV1 và VOV2) ........ 41
2.3. Kết quả khảo sát sử dụng tiếng động ......................................................... 43
2.3.1.Tần suất và thể loại sử dụng tiếng động trong các tác phẩm khảo sát ...... 43
2.3.2. Dạng tiếng động được sử dụng trong các tác phẩm phát thanh ............... 49
2.3.3. Thời lượng tiếng động trong tác phẩm phát thanh .................................... 51
2.2.4. Vị trí xuất hiện tiếng động trong các tác phẩm .......................................... 53
2.2.5. Âm lượng của tiếng động trong các tác phẩm phát thanh ......................... 55
2.4. Hiệu quả sử dụng tiếng động ....................................................................... 57
2.5. Thực trạng quy trình khai thác và sử dụng tiếng động trong tác phẩm
báo phát thanh tại kênh VOV1 và VOV2, Đài TNVN ................................... 64
2.6. Đánh giá về việc sử dụng tiếng động trong tác phẩm phát thanh ........... 71
Tiểu kết chƣơng 2.................................................................................................. 79
Chƣơng 3 NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ

NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TIẾNG ĐỘNG TRÊN KÊNH
VOV1 VÀ VOV2..................................................................................................... 80
3.1. Những vấn đề đặt ra ...................................................................................... 80
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng tiếng động sử dụng trong
các chƣơng trình phát thanh ............................................................................... 82
3.2.1. Giải pháp chung ........................................................................................... 82
3.2.2. Các giải pháp nghiệp vụ .............................................................................. 94
Tiểu kết chƣơng 3.................................................................................................. 98
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 100
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 104

2


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát thanh là một loại hình truyền thông đại chúng, trong đó nội dung
thông tin được truyền tải qua âm thanh tổng hợp, bao gồm lời nói, tiếng động,
âm nhạc, tác động trực tiếp vào thính giác của đối tượng tiếp nhận. Trong ba
thành tố của ngôn ngữ phát thanh, nếu như lời nói đóng vai trò then chốt,
cung cấp thông tin thì tiếng động cũng rất quan trọng tạo nên cảm xúc cho
người nghe và sự sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn cho tác phẩm phát thanh.
Trước hết, tiếng động có vai trò tham gia cung cấp thông tin, tiếng
động dù ngắn hay dài đều chứa đựng ít nhiều thông tin. Đó có thể là những
thông tin về thời gian, không gian, về hoàn cảnh hay tâm trạng, tính cách của
nhân vật. Bên cạnh đó, tiếng động còn góp phần làm tăng tính chính xác,
khách quan của thông tin mà nhà báo đề cập. Trong nhiều tình huống, một
tiếng động chân thực có sức nặng hơn chục câu diễn giải tạo được sự tin
tưởng ở người nghe, nó là bằng chứng xác thực, sinh động giúp cho thông tin

mà nhà báo miêu tả trở nên chân thực hơn, chính xác hơn.
Không chỉ hỗ trợ cho thông tin, làm tăng tính chính xác của thông tin,
tiếng động còn góp phần tạo nên hình ảnh cho một bài viết trên sóng phát
thanh. Nghĩa là, tiếng động chuyên chở hình ảnh, tạo ra những hình ảnh của
cuộc sống hiện thực sinh động trong tâm trí người nghe. Các nhà nghiên cứu
phát thanh khẳng định, phát thanh gợi lên cảm xúc. Nếu khéo biết sử dụng từ
ngữ cùng các tiếng động, phát thanh có thể chuyển tải bất kỳ thứ cảm xúc nào
của con người. Cũng như ngôn ngữ và âm nhạc, tiếng động có thể làm cho
người ta vui, có thể làm cho người ta buồn, có thể làm dấy lên sự thương cảm
hay sự phẫn nộ…
Với các tác phẩm báo chí, tiếng động cũng có thể thay lời dẫn hoặc trợ
giúp cho lời dẫn. Tiếng động được ghi cùng lúc với lời thoại thì tạo thành một
3


chỉnh thể gắn bó khăng khít, tạo thành một phần tình huống giao tiếp. Nó
tham gia thể hiện nội dung câu chuyện, thể hiện trạng thái nhân vật, tính cách
nhân vật, thể hiện sự chuyển động của cốt truyện, của thông tin. Tác phẩm
hoặc chương trình phát thanh bao giờ cũng hướng tới việc tạo nên sự sống
động bằng cách đa dạng các thành tố âm thanh tạo nên sự đa dạng, phong phú
và sinh động.
Về cả lý luận và thực tiễn, không thể phủ nhận vai trò quan trọng của
tiếng động trong phát thanh truyền thống cũng như phát thanh hiện đại, tiếng
động luôn tồn tại và song hành cùng với tác phẩm phát thanh. Đặc biệt, đối
với phát thanh hiện đại, các phương thức sản xuất chương trình hiện đại, mới
mẻ như phát thanh có hình, phát thanh trên mạng, phát thanh tương tác, phát
thanh thực tế… dựa trên nền tảng của công nghệ, kỹ thuật mới, hệ thống kỹ
năng mới tạo ra chất lượng nội dung và hình thức mới và qua đó hình thành
công chúng mới… càng đòi hỏi sự kế thừa và phát huy mạnh mẽ hơn nữa thế
mạnh của phát thanh chính là sự tác động của lời nói, tiếng động, âm nhạc

vào thính giác người nghe gợi lên cảm xúc, tạo ra sự gần gũi, thân mật, tính
thuyết phục và kích thích trí tưởng tưởng cho người nghe.
Vì vậy, việc sử dụng tiếng động trong tác phẩm phát thanh là một yêu
cầu cần thiết đối với mỗi nhà báo phát thanh. Bên cạnh những đề tài hay, bài
viết tốt, nhà báo phát thanh phải biết khi nào cần sử dụng tiếng động, biết
cách lắng nghe và phân biệt các loại tiếng động, khai thác tốt những tiếng
động của tự nhiên, biết cách sử dụng chúng một cách hiệu quả.
Tuy nhiên, thực tế trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam nói riêng, trên
sóng phát thanh Việt Nam nói chung, tiếng động đôi khi chưa thực sự được
chú trọng. Điều này có thể do việc thu tiếng động làm tăng thêm thao tác của
nhà báo khiến họ phải mất công thu âm, biên tập, xử lý, pha âm tiếng động.
Nhưng lý do sâu xa hơn là do nhiều người chưa thực sự coi trọng vai trò của
4


tiếng động trong tác phẩm. Điều này làm cho các tác phẩm phát thanh đơn
điệu, kém hấp dẫn, không có sự lôi cuốn đối với thính giả.
Trước tình hình đó, việc khảo sát, phân tích, đánh giá một cách toàn
diện thực trạng sử dụng tiếng động trên Đài Tiếng nói Việt Nam, từ đó, nêu ra
những vấn đề còn tồn tại, đề xuất hướng giải quyết nhằm góp phần nâng cao
chất lượng, hiệu quả tiếng động phát thanh là một việc làm cần thiết. Vì vậy
tôi lựa chọn đề tài: “Vấn đề sử dụng tiếng động trong phát thanh hiện đại”
(Khảo sát các chương trình trên Kênh VOV1 và VOV2 - Đài TNVN từ tháng
1/2018 đến tháng 6/2018) để làm đề tài cho luận văn Thạc sỹ chuyên ngành
Báo chí học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đến nay, đã có nhiều tác giả nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực
tiễn của báo phát thanh như: Báo phát thanh do các tác giả Hoàng Anh của
Khoa Báo chí, Học viện Báo chí - Tuyên truyền và Đài Tiếng nói Việt Nam
biên soạn, NXB Văn hóa - thông tin, 2002; Những vấn đề của báo chí hiện

đại của TS. Hoàng Đình Cúc- TS. Đức Dũng, NXB Lý luận chính trị, 2007;
Báo chí và đào tạo báo chí của PGS, TS Đức Dũng, NXB Thông tấn, 2010;
Lý luận báo phát thanh của PGS, TS Đức Dũng, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền, 2003; Báo phát thanh - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản của TS Đinh Thị
Thu Hằng, NXB Chính trị - Hành chính, 2013;... Trong các cuốn sách này,
các tác giả đã đề cập đến thành tố "tiếng động" chủ yếu ở mặt lý thuyết, đồng
thời chỉ ra những kỹ năng cần thiết để sử dụng tiếng động trong quá trình tác
nghiệp đối với người làm báo phát thanh. Đáng chú ý, trong cuốn Ngôn ngữ
Báo Phát thanh của TS. Trương Thị Kiên, NXB Lý luận chính trị, 2015, ba
thành tố quan trọng của ngôn ngữ báo phát thanh gồm: lời nói, tiếng động và
âm nhạc được tác giả đề cập khá sâu sắc và toàn diện về cả về mặt lý luận và
thực tiễn.
5


Bên cạnh đó, nghiên cứu về các thành tố tạo nên ngôn ngữ phát thanh
cũng không nhiều, đáng chú ý có Luận án Tiến sỹ, chuyên ngành Báo chí học
của tác giả Trương Thị Kiên, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, năm 2010
với đề tài "Lời nói trong báo phát thanh Việt Nam hiện nay" (Khảo sát các
chương trình trên hệ VOV1, VOV2, VOV Giao thông Đài Tiếng nói Việt
Nam, từ tháng 6/2008 - 6/2010). Luận án này đã khảo sát, phân tích, đánh giá
một cách toàn diện thực trạng sử dụng lời nói tiếng Việt trên Đài Tiếng nói
Việt Nam, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại, đề xuất hướng giải quyết nhằm
góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả lời nói phát thanh của Đài Tiếng nói
Việt Nam. Trong khóa luận tốt nghiệp đại học với đề tài "Tiếng động trong
phóng sự phát thanh" của sinh viên Trịnh Thị Doan, Học viện Báo chí và
Tuyên truyền (2011) cũng khảo sát và phân tích về thành tố "tiếng động", tuy
nhiên khóa luận mới chỉ dừng lại ở việc khảo sát sự xuất hiện của "tiếng
động" trong thể loại phóng sự phát thanh.
Ngoài ra, khảo sát các chương trình phát thanh có đề tài "Đổi mới và

nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh kinh tế của Đài Tiếng nói
Việt Nam", Luận văn thạc sỹ truyền thông đại chúng, Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, năm 2009 của tác giả Phạm Nguyên Long
Đề tài "Nâng cao chất lượng chương trình âm nhạc trên hệ âm nhạc thông tin - giải trí VOV3 Đài Tiếng nói Việt Nam, Luận văn thạc sỹ truyền
thông đại chúng, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, năm 2006 của tác giả
Trang Công Tiến
Đề tài "Nâng cao chất lượng, hiệu quả phát thanh đối ngoại của Đài
Tiếng nói Việt Nam, Luận văn thạc sỹ truyền thông đại chúng, Đại học Khoa
học xã hội và Nhân văn, năm 2006 của tác giả Tô Quốc Tuấn

6


Đề tài "Nâng cao chất lượng chương trình thời sự Đài Tiếng nói
Việt Nam, Luận văn thạc sỹ truyền thông đại chúng, Đại học Khoa học xã hội
và Nhân văn, năm 2006 của tác giả Đồng Mạnh Hùng.
Đề tài "Nâng cao chất lượng chương trình giáo dục - đào tạo Đài
Tiếng nói Việt Nam, Luận văn thạc sỹ truyền thông đại chúng, Đại học Khoa
học xã hội và Nhân văn, năm 2006 của tác giả Trần Thị Minh Tâm
Đề tài "Tương đồng và dị biệt biệt giữa tin phát thanh truyền thống và
tin phát thanh hiện đại", Luận văn thạc sỹ truyền thông đại chúng, Đại học
Khoa học xã hội và Nhân văn, năm 2006 của tác giả Lê Huy Nam.
Đề tài "Chương trình phát thanh trực tiếp trên Đài tiếng nói nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh (từ khi Việt Nam gia nhập WTO đến năm 2010,
Luận văn thạc sỹ truyền thông đại chúng, Đại học Khoa học xã hội và Nhân
văn, năm 2011 của tác giả Dương Thị Anh Đào.
Các đề tài nghiên cứu nêu trên đã khảo sát, phân tích tương đối cụ thể
những vấn đề lý luận và thực tiễn phát thanh liên quan đến đề tài nghiên cứu,
thực trạng của vấn đề nghiên cứu, những thành công và hạn chế trong quy
trình sản xuất chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam, đồng thời đề xuất

nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng các chương trình theo hướng hiện đại,
hiệu quả và phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của thính giả. Tuy nhiên, chưa
có đề tài khảo sát và phân tích sâu về cách thức sử dụng, ưu điểm, hạn chế
của việc sử dụng "tiếng động" - một thành tố quan trọng của ngôn ngữ phát
thanh trên nhiều thể loại tác phẩm, nhiều chương trình phát thanh khác nhau
của Đài Tiếng nói Việt Nam. Vì vậy, có thể khẳng định đến thời điểm này, đề
tài “Vấn đề sử dụng tiếng động trong phát thanh hiện đại” là đề tài mới,
không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu nào.
Thông qua việc nghiên cứu, khảo sát đề tài “Vấn đề sử dụng tiếng
động trong phát thanh hiện đại” nhằm phân tích, đánh giá một cách toàn
7


diện thực trạng và hiệu quả việc sử dụng tiếng động trên Đài Tiếng nói Việt
Nam, từ đó, nêu ra những vấn đề còn tồn tại, đề xuất hướng giải quyết nhằm
góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả tiếng động phát thanh
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu


Mục đích

Thông qua việc khảo sát "Thực trạng sử dụng tiếng động trong các tác
phẩm phát thanh trên kênh Thời sự VOV1 và kênh Văn hóa - Xã hội VOV2,
Đài Tiếng nói Việt Nam, tác giả đề xuất các giải pháp khuyến nghị nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng tiếng động trong phát thanh hiện đại.
Nhiệm vụ
Để thực hiện được mục đích đề ra, tác giảluận văn phải giải quyết các
nhiệm vụ sau đây:
- Xác lập khung cơ sở lý luận về sử dụng tiếng động trong phát thanh
hiện đại, bao gồm các khái niệm, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu đối

với việc sử dụng tiếng động trong phát thanh hiện đại.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng tiếng động trong phát
thanh hiện đại, đồng thời chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, khó khăn và bất cập
trong quá trình sử dụng tiếng động trong các tác phẩm, chương trình phát
thanh hiện đại .
- Đề xuất các giải pháp nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng việc sử
dụng tiếng động trong các chương trình, tác phẩm phát thanh hiện đại.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Việc sử dụng tiếng động trong
tác phẩm phát thanh trên Đài Tiếng nói Việt Nam.


Phạm vi nghiên cứu

8


Luận văn có phạm vi nghiên cứu là những tài liệu, tư liệu khoa học
chuyên ngành báo chí - truyền thông; những văn bản, báo cáo khoa học liên
quan đến đề tài; các tác phẩm phát thanh có sử dụng tiếng động trong các
chương trình phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam trên Kênh VOV1 và
VOV2 từ tháng 1 đến tháng 6/2018)
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu


Cơ sở lý luận


Luận văn được thực hiện dựa trên các quan điểm, chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về phát triển ngành phát thanh, lý
luận báo chí, lý thuyết về báo phát thanh, Luật Báo chí.


Phương pháp nghiên cứu

Thực hiện luận văn này, người viết đã sử dụng:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này được sử dụng để
hệ thống những vấn đề lý luận, quan điểm chỉ đạo, định hướng phát triển và
những tư liệu có liên quan đến đề tài.
- Phương pháp phân tích nội dung: phương pháp này được sử dụng để
phân tích nội dung những tác phẩm phát thanh được lựa chọn để tìm hiểu
cách thức sử dụng, vai trò, vị trí của tiếng động trong tác phẩm nhằm làm rõ
thực trạng, rút ra các kết luận cần thiết, qua đó đề xuất những giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng sử dụng tiếng động trong tác phẩm/chương trình phát thanh
hiện đại.
- Phương pháp phỏng vấn sâu được thực hiện đối với nhà báo về kỹ
năng sử dụng tiếng động, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thu tiếng
động hiện trường. Phỏng vấn sâu đối với người lãnh đạo, quản lý về việc chỉ
đạo, lãnh đạo, định hướng, khuyến khích phóng viên sử dụng tiếng động
trong các tác phẩm phát thanh.

9


- Điều tra thính giả bằng bảng hỏi anket: phát 200 phiếu hỏi đối với các
thính giả tại Hà Nội
-Thảo luận nhóm: một số thảo luận nhóm được tiến hành đối với 5-7

thính giả.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài


Ý nghĩa lý luận

- Luận văn tổng kết một cách khái quát và sâu thực trạng sử dụng tiếng
động trong các tác phẩm phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam, vai trò của
tiếng động trong tác phẩm phát thanh. Đối tượng nghiên cứu tập trung vào
một trong ba yếu tố quan trọng của phát thanh hiện đại là tiếng động, vì thế
luận văn sẽ góp phần làm phong phú thêm lý luận về phát thanh hiện đại.
- Luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo giúp cho các thầy cô giáo, các
nhà nghiên cứu lý luận báo chí lĩnh vực phát thanh và cho sinh viên, học viên
cao học, nghiên cứu sinh khi thực hiện các công trình nghiên cứu liên quan
đến vấn đề này.
- Luận văn cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc tập huấn,
bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng thể hiện tác phẩm phát thanh hiện đại.


Ý nghĩa thực tiễn

- Luận văn hệ thống hóa toàn bộ số liệu liên quan đến việc sử dụng
tiếng động trong các tác phẩm phát thanh giúp cho các phóng viên, biên tập
viên, kỹ thuật viên, các nhà lãnh đạo quản lý của các cơ quan báo phát thanh
có cơ sở tài liệu tham khảo, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng các tác
phẩm phát thanh hiện đại.
- Luận văn đề xuất những giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao chất
lượng sử dụng tiếng động trong tác phẩm phát thanh hiện đại tại Đài phát thanh
quốc gia và đài phát thanh cấp cơ sở.


10


- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các nhà lãnh đạo,
quản lý các đài phát thanh trung ương, địa phương trong việc đổi mới, cải tiến
kết cấu các chương trình phát thanh, nâng cao hiệu quả sử dụng của tiếng
động trong tác phẩm; các nhà báo phát thanh, học sinh, sinh viên đang làm
việc, học tập, nghiên cứu có thêm căn cứ để thực hiện các đề tài có liên quan.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về tiếng động trong phát thanh
Chương 2: Thực trạng sử dụng tiếng động trong các chương trình trên
kênh VOV1 và VOV2, Đài TNVN
Chương 3: Một số giải pháp khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng tiếng động trong phát thanh hiện đại

11


Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ
TIẾNG ĐỘNG TRONG PHÁT THANH HIỆN ĐẠI
1.1. Những khái niệm cơ bản
1.1.1. Phát thanh
Ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - Nhà nước công nông
đầu tiên ở Đông Nam châu Á được thành lập, ngày 7 tháng 9 năm 1945, Đài
Tiếng nói Việt Nam ra đời đã đánh dấu sự có mặt của loại hình báo chí mới ở
nước ta - “báo nói”. 11 năm sau đó, dưới sự giúp đỡ trực tiếp của Liên Xô
(cũ), nước ta bắt đầu xây dựng các Đài Phát thanh cấp tỉnh và đến những năm

60 của thế kỷ XX, hệ thống đài huyện ở nước ta từng bước được tăng cường
về số lượng. 73 năm sau ngày thành lập, đến nay hệ thống phát thanh bốn cấp,
từ trung ương đến địa phương đã phát triển rộng khắp; bên cạnh Đài phát
thanh quốc gia (Đài Tiếng nói Việt Nam), cả nước có 63 Đài Phát thanh, Đài
Phát thanh - truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, hơn 600 đài
phát thanh, truyền thanh, truyền hình quận, huyện, thị xã, thành phố trực
thuộc tỉnh và hàng ngàn Đài truyền thanh xã, phường, thị trấn.
Theo PGS.TS Tạ Ngọc Tấn trong giáo trình Truyền thông đại chúng
đã đưa ra khái niệm: “Phát thanh (radio) là loại hình truyền thông đại
chúng, trong đó nội dung thông tin được chuyển tải qua âm thanh. Âm
thanh trong phát thanh bao gồm lời nói, âm nhạc, các loại tiếng động làm
nền hoặc minh hoạ cho lời nói như tiếng mưa, gió, nước chảy, sóng vỗ,
chim hót, tiếng vỗ tay, tiếng ồn đường phố, v.v..”. Thuật ngữ phát thanh
(radio) thực ra bao gồm cả hai loại hình nhỏ trong đó là phát thanh qua làn
sóng điện và truyền thanh qua hệ thống dây dẫn” [35, tr.104].
TS. Phạm Thành Hưng trong cuốn “Thuật ngữ báo chí truyền thông”
cũng đã định nghĩa phát thanh như sau: “Phát thanh là một phương tiện
12


truyền thông đại chúng dựa trên nguyên tắc kỹ thuật truyền âm thanh để
chuyển tải các chương trình tin tức, tri thức, nghệ thuật tới đông đảo công
chúng thính giả cũng như cho các nhóm thính giả đặc thù” [26, tr.132].
Còn theo giáo trình “Báo phát thanh” của Học viện Báo chí và Tuyên
truyền, khái niệm báo phát thanh được dùng từ việc mở rộng và phát triển
khái niệm báo chí: “Báo phát thanh được hiểu như một kênh truyền thông,
một loại hình báo chí điện tử hiện đại mà đặc trưng cơ bản của nó là dùng thế
giới âm thanh phong phú và sinh động (lời nói, tiếng động, âm nhạc) để
chuyển tải thông điệp nhờ sử dụng kỹ thuật sóng điện từ và hệ thống truyền
thanh, tác động vào thính giác của công chúng” [24, tr.51].

Tiếp cận Phát thanh là một loại hình báo chí, PGS.TS Nguyễn Văn
Dững đưa ra khái niệm: Phát thanh là kênh truyền thông đại chúng sử dụng kỹ
thuật sóng điện từ và hệ thống truyền dẫn truyền đi âm thanh tác động trực
tiếp vào thính giác người tiếp nhận. Chất liệu chính của phát thanh là nghệ
thuật sử dụng lời nói, tiếng động và âm nhạc trong việc tái hiện cuộc sống
hiện thực [14, tr.111].
Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010 ban hành kèm theo Quyết
định số 219/2005/QĐ-TTg ngày 09/09/2005 của Thủ tướng Chính phủ đã
định nghĩa về phát thanh như sau: “Phát thanh là loại hình thông tin đại
chúng mà nội dung thông tin được chuyển tải bằng âm thanh, tiếng nói qua
làn sóng vô tuyến điện và truyền thanh qua hệ thống dây dẫn”.[37, tr.09].
Từ các khái niệm và định nghĩa nêu trên, tác giả luận văn có thể rút ra
khái niệm chung: Phát thanh là một trong các loại hình báo chí mà nội dung
thông điệp được truyền tải đến người nghe bằng âm thanh tổng hợp, gồm lời
nói, tiếng động, âm nhạc để phản ánh hiện thực cuộc sống, phục vụ mục đích
thông tin.

13


Theo PGS. TS Đức Dũng, tác giả của cuốn Lý luận Báo phát thanh thì
trong tương quan so sánh với các loại hình báo chí khác đặc trưng cơ bản,
đồng thời cũng là phương thức tác động duy nhất của báo phát thanh là sử
dụng âm thanh tổng hợp (bao gồm: lời nói, tiếng động, âm nhạc) tác động vào
thính giác của đối tượng tiếp nhận [9, tr.47]. Báo phát thanh có những đặc
trưng cơ bản như:
Tỏa sóng rộng khắp: Sóng phát thanh là sóng điện từ, có diện phủ sóng
trên phạm vi rộng lớn với tốc độ tương đương tốc độ của ánh sáng (xấp xỉ
300.000 km/s), nên phát thanh không có giới hạn về khoảng cách và mang
tính xã hội hóa rất cao.

Thông tin nhanh, tiếp nhận đồng thời: Thông tin được truyền qua sóng
điện từ và hệ thống truyền thanh có thể rút ngắn mọi khoảng cách ở phạm
vi toàn cầu. Trong một số trường hợp như tường thuật trực tiếp, cầu truyền
thanh… phát thanh có thể ngay lập tức thông báo cho công chúng biết được
về sự kiện ở chính cái thời điểm mà nó đang được thông tin. Vì thế mà
hàng triệu thính giả phát thanh đồng thời được lắng nghe thông tin ở cùng
một thời điểm.
Thông tin phụ thuộc vào quy luật thời gian: Thính giả phát thanh bị phụ
thuộc hoàn toàn vào quy luật của quá trình thông tin qua radio. Họ phải nghe
chương trình tuần tự từ đầu đến cuối một cách hoàn toàn bị động.
Sống động, riêng tư, thân mật: Công chúng được nghe thông tin qua
giọng đọc, gắn liền với những yếu tố của kỹ năng nói như: Cao độ, cường độ,
tiết tấu, ngữ điệu; do đó nó tạo nên tính chất sống động, hấp dẫn và lôi kéo
thính giả đến với chương trình. Mặc dù mỗi chương trình phát thanh đều
hướng tới số đông công chúng, nhưng mỗi thính giả lại chỉ lắng nghe radio
với tư cách cá nhân, nên đòi hỏi những người thực hiện chương trình phát

14


thanh phải lựa chọn cách nói sao cho thật riêng tư, thân mật như đang nói trực
tiếp với từng người.
Sử dụng âm thanh tổng hợp, bao gồm: Lời nói, tiếng động và âm nhạc.
Công chúng của báo phát thanh rộng lớn, đa dạng và không phân biệt trình độ
học vấn. Mọi đối tượng, chỉ trừ người bị điếc, đều có thể tiếp nhận thông tin
qua radio. Với kênh tác động là tai nghe nên bên cạnh việc truyền tải thông
tin bằng lời nói, những người thực hiện chương trình phát thanh nếu sử dụng
hợp lý âm nhạc, tiếng động sẽ luôn tạo được sự hưng phấn, thích thú cho
người nghe.
Lời nói chiếm một tỷ lệ lớn trong âm thanh tổng hợp, là dạng ký hiệu

đặc trưng nhất tạo ra sự khác biệt cơ bản giữa báo phát thanh với các loại hình
báo chí khác. Lời nói trong báo phát thanh được thể hiện bằng nhiều đối
tượng khác nhau: Phát thanh viên, phóng viên, các nhân chứng. Việc huy
động các nhân chứng trực tiếp tham gia cung cấp thông tin cùng với tác giả sẽ
tạo ra tính khách quan, xác thực, sinh động cho tác phẩm. Xu hướng chung
của phát thanh hiện nay là tăng cường các hình thức đối thoại để hạn chế tối
đa sự nhàm chán, tẻ nhạt của lối nói độc thoại đơn điệu.
Tiếng động là những âm thanh của cuộc sống được thu giữ và được
phát ra trong các chương trình phát thanh. Có hai dạng cơ bản là tiếng động tự
nhiên và tiếng động nhân tạo. Tiếng động góp phần tạo nên hơi thở và nhịp
điệu của cuộc sống, làm tăng tính chân thực của thông tin, giúp người nghe xác
định được không gian, thời gian và hình dung ra bối cảnh của vấn đề, sự kiện.
Âm nhạc trong các chương trình phát thanh không chỉ có chức năng
giải trí đơn thuần mà còn có thể tạo ra nội dung và không khí thông tin. Âm
nhạc trên sóng phát thanh có thể chia thành hai dạng thức: Chương trình âm
nhạc độc lập chỉ phát sóng một loại nhất định và âm nhạc như một yếu tố phụ
trợ. Trong dạng thức thứ hai chứa đựng một số dạng như: nhạc hiệu, nhạc
15


chuyên mục, nhạc cắt, nhạc nền, nhạc minh họa… Việc sử dụng hài hòa, hợp
lý âm nhạc trong chương trình phát thanh sẽ tạo ấn tượng, sức hấp dẫn và lôi
cuốn đối với thính giả.
Như vậy có thể khẳng định: lời nói sinh động, âm nhạc chọn lọc và
tiếng động phong phú là những phương tiện cơ bản, đồng thời cũng là thế
mạnh đặc trưng để tạo nên sự khác biệt của báo phát thanh so với các loại
hình báo chí khác. Khai thác hiệu quả những yếu tố này sẽ thực sự tạo nên
những chương trình phát thanh chân thực, sinh động, gần gũi và tạo bản sắc,
dấu ấn riêng của từng chương trình phát thanh, của từng đài phát thanh.
1.1.2. Phát thanh hiện đại

Theo đại từ điển Tiếng Việt, “hiện đại” là thuộc về thời đại ngày nay có
áp dụng những phát minh, những thành tựu mới nhất của khoa học kỹ thuật;
đối lập với cổ điển. “Phát thanh” là phát và truyền âm thanh bằng sóng vô
tuyến điện.
Theo cuốn Nghề phát thanh do Đài Tiếng nói Việt Nam biên dịch và
giới thiệu, Tài liệu lưu hành nội bộ thì chương trình phát thanh hiện đại là
những chương trình có nhiều đổi mới so với phát thanh truyền thống. Đổi mới
từ cách thông tin, cách thể hiện, cải tiến chương trình... đến nâng cao chất
lượng âm nhạc và âm thanh, vừa phát huy bản chất truyền thống Việt Nam,
vừa mau chóng hội nhập vào thế giới đang có nhiều chuyển biến mạnh mẽ
trong thời đại bùng nổ thông tin [18, tr.222].
* Sự xuất hiện của phát thanh hiện đại
Từ những năm 90 của thế kỷ XX, khi kỹ thuật số ra đời, phát thanh
cũng đã có những bước phát triển mới, nhảy vọt. Đặc biệt, từ năm 1993, nhờ
dự án SIDA của Thụy Điển và các khóa tập huấn kỹ năng làm phát thanh trực
tiếp, nhiều đài phát thanh địa phương và cả Đài TNVN bắt đầu áp dụng

16


phương thức trực tiếp vào sản xuất chương trình. Phát thanh hiện đại có thể
được tính từ đây.
Phát thanh hiện đại ra đời là sự kế thừa và phát triển của phát thanh
truyền thống. Đó là sự thay đổi phương thức trong sản xuất các chương trình
phát thanh cho phù hợp với tình hình mới và đáp ứng nhu cầu của công
chúng. Sự thay đổi của phương thức sản xuất không chỉ dựa trên nền tảng của
công nghệ, kỹ thuật mới mà còn đòi hỏi kỹ năng mới để tạo ra được chất
lượng nội dung và hình thức mới và qua đó có thể hình thành công chúng
mới… Trong phương thức sản xuất các chương trình phát thanh hiện đại,
những ưu điểm của phát thanh truyền thống (như: có đối tượng thính giả rộng

rãi; tính tức thời và tỏa khắp; ưu thế chiếm lĩnh không gian toàn bộ thời gian
trong ngày; tính giao tiếp cá nhân; thông điệp len lỏi khắp nơi và có khả năng
tác động nhanh; dễ tác động vào tình cảm; sinh động trong cách thể hiện; sự
thuyết phục, lôi kéo của lời nói tác động vào thính giác; kích thích trí tưởng
tượng, buộc thính giả phải tự hình dung, liên tưởng; thiết bị rẻ tiền, đơn giản,
dễ phổ biến…) vẫn tiếp tục được phát huy mạnh mẽ và lại được sự hỗ trợ đắc
lực của công nghệ mới nên càng trở nên hấp dẫn hơn, hiệu quả hơn.
Phát thanh hiện đại đang được coi là một trong những loại hình truyền
thông hiện đại, có được một lượng công chúng rộng rãi và có sức ảnh hưởng
lớn tới dư luận xã hội. Phát thanh hiện đại có một số đặc điểm:
Phát thanh hiện đại là thông tin có chất lượng: Thông tin có chất lượng
là thông tin chính xác. Tính chân thực là một điều kiện tiên quyết đối với thông
tin đại chúng. Các thông tin có sự khách quan trong cách tiếp cận sự kiện, trung
thực đến từng chi tiết của sự kiện, chính xác tới từng con số đưa ra.
Phát thanh hiện đại kết hợp được chức năng thông tin và chức năng giải
trí: Âm nhạc là phương tiện giao lưu với bạn bè, các nền văn hoá trên thế giới.

17


cho nên âm nhạc trong phát thanh không chỉ đáp ứng nhu cầu giải trí mà còn
nâng cao văn hoá của thính giả.
Phát thanh hiện đại đổi mới phong cách diễn đạt, trình bày thông điệp:
Phong cách đọc văn bản phát thanh hiện nay đã dần thay thế bằng sự giao tiếp
giữa phát thanh viên, phóng viên, biên tập viên với thính giả. Hiện nay phong
cách được ưa chuộng là “giao tiếp trên sóng”.
Phát thanh trực tiếp, phát thanh tương tác, những chương trình phát
thanh "nhiều màu sắc" mang đậm bản sắc hiện đại với cách sử dụng đậm đặc
tiếng động, âm nhạc ở Đài TNVN và các đài phát thanh địa phương là xu thế
tất yếu. Xu thế làm phát thanh hiện đại này đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới

phương thức sáng tạo ngôn ngữ, bao gồm cả lời nói tiếng động, âm nhạc.
Trong phát thanh truyền thống, tiếng động ít được sử dụng. Phát thanh hiện
đại hướng nhiều hơn tới việc làm cho tác phẩm thực sự sống động, chân thực
với sự hiện diện của tiếng động đậm đặc hơn.
Phát thanh hiện đại nổi bật với sự thay đổi về phương tiện kỹ thuật
cũng như trang thiết bị máy móc, đường truyền, dây dẫn, chuyển từ phát
thanh sóng AM, FM sang hệ thống phát thanh DAB, và giờ đây đã là kỉ
nguyên của phát thanh kỹ thuật số. Phát thanh hiện đại ra đời đã đánh dấu một
bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lĩnh vực báo chí phát thanh của Việt
Nam. Một cuộc cách mạng trong ngành phát thanh đã, đang và sẽ diễn ra sôi
nổi, nhằm một mục đích duy nhất Phát thanh Việt Nam tiến kịp với phát
thanh thế giới.
Như vậy, có thể hiểu phát thanh hiện đại là việc đổi mới phương thức
sản xuất chương trình phát thanh dựa trên nền tảng của công nghệ, kỹ thuật
mới, áp dụng các kỹ năng mới để tạo ra các chương trình phát thanh có chất
lượng nội dung và hình thức mới, qua đó hình thành công chúng mới…

18


1.1.3. Khái niệm sử dụng
Theo Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2007, "sử dụng" là làm phương
tiện để phục vụ nhu cầu, mục đích nào đó. Còn theo Đại Từ điển Tiếng Việt, NXB
VH-TT năm 1998 thì sử dụng là đem dùng vào một công việc.
Như vậy, sử dụng có thể hiểu là dùng làm phương tiện cho 1 công việc
nào đó để phục vụ cho mục đích đã đề ra.
Hành động sử dụng là hành động có chủ ý, có mục đích rõ ràng để phục
vụ mục đích tăng hiệu quả cho tác phẩm phát thanh.
1.1.4. Tiếng động
Theo Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học Hà

Nội – Đà Nẵng, H2001, [41, Tr.987]. Tiếng động là tiếng phát ra do sự va
chạm nói chung. Hiểu theo cách đơn giản, tiếng động những âm thanh do con
người và vạn vật tạo ra trong quá trình vận động, phát sinh, phát triển mà
bằng thiết bi đo lường, người ta có thể đo được mức âm lượng (đềxiben, viết
tắt là Db) và tai người có thể nghe được.
Tiếng động phát thanh là những âm thanh tự nhiên của cuộc sống do
con người và vạn vật tạo nên, hoặc là những âm thanh mô phỏng tiếng động
tự nhiên, được nhà báo ghi âm và sử dụng một cách có chủ ý trong bài phát
thanh làm tăng hiệu quả của tác phẩm, chương trình.
1.1.5. Tiếng động phát thanh
Trên phát thanh, một cách chung nhất, người ta thường hiểu tiếng động
là sự biểu hiện bằng âm thanh, khác biệt với các thành tố lời nói và âm nhạc,
vang lên trên làn sóng phát thanh một cách có tổ chức và theo một ý đồ nhất
định. Qua đó có thể hiểu: Tiếng động phát thanh là dạng tiếng động tự nhiên
của cuộc sống, do vạn vật hoặc con người tạo nên trong quá trình vận động,
phát triển; hoặc là dạng tiếng động do nhà báo mô phỏng lại tiếng động tự

19


×