SỞ GD & ĐT ……….
TRƯỜNG …………….
----------------------------
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA
CHUYÊN ĐỀ: ĐỊA LÍ DÂN CƯ VIỆT NAM
Người soạn: ............
Giáo viên Địa lí
Đối tượng bồi dưỡng: Học sinh lớp 12 – ôn thi THPT quốc gia
Dự kiến số tiết bồi dưỡng: 5 tiết
1
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Trình bày được những đặc điểm cơ bản của dân số và phân bố dân nước ta.
- Chứng minh được những đặc điểm cơ bản của dân số và phân bố dân cư nước ta.
- Trình bày được sự phân bố dân cư nước ta không đồng đều
- Giải thích được nguyên nhân phân bố dân cư không đều ở nước ta.
- Hiểu được tác động của đặc điểm dân số đến sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường.
- Phân tích được nguyên nhân và hậu quả của dân số đông, dân số còn tăng nhanh, cơ cấu
dân số trẻ và phân bố chưa hợp lí.
- Biết được chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của
nước ta.
- Trình bày được đặc điểm nguồn lao động nước ta.
- Hiểu được thế mạnh và hạn chế của đặc điểm nguồn lao động đến sự phát triển kinh tế xã hội.
- Nêu được cơ cấu lao động nước ta theo các ngành kinh tế, theo thành phần kinh tế và theo
thành thị - nông thôn.
- Trình bày được phương hướng giải quyết việc làm.
- Chứng minh được nước ta có nguồn lao động dồi dào, với truyền thống và kinh
nghiệm sản xuất phong phú, chất lượng lao động đang được nâng lên.
- Trình bày được sự chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta.
- Giải thích được vì sao việc làm đang là vấn xã hội gay gắt, tầm quan trọng của việc sử
dụng lao động trong quá trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại
hoá ; vấn đề và hướng giải quyết việc làm cho người lao động.
- Trình bày được một số đặc điểm của đô thị hoá nước ta.
- Giải thích vì sao tỉ lệ dân thành thị nước ta tăng nhưng vẫn thấp so với thế giới.
- Hiểu được những được ảnh hưởng qua lại giữa đô thị hoá và phát triển kinh tế - xã hội.
- Hiểu được sự phân bố mạng lưới đô thị ở nước ta.
- Nhận biết được sự phân hóa về thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng.
- Biết được sự phân hóa về thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng.
- Hiểu được một số nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về thu nhập bình quân đầu người
giữa các vùng.
2. Kĩ năng:
- Phân tích được các sơ đồ, bản đồ và bảng số liệu thống kê ở sách giáo khoa.
- Khai thác các nội dung, thông tin cần thiết trong sơ đồ và bản đồ dân cư, hoặc Atlat Địa lí
Việt Nam.
- Đọc và phân tích các bảng số liệu.
- Phân tích, so sánh sự phân bố các đô thị giữa các vùng trên bản đồ.
- Nhận xét bảng số liệu về phân bố đô thị qua bản đồ hoặc Atlat Địa lí Việt Nam.
- Phân tích biểu đồ
- Vẽ biểu đồ
- So sánh và nhận xét mức thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng.
3. Thái độ, hành vi:
2
- Tuyên truyền chính sách kế hoạch hóa gia đình đến mọi người dân ; có ý thức và trách
nhiệm đối với vấn đề kế hoạch hóa gia đình.
- Ủng hộ các chính sách di cư phát triển kinh tế của Nhà Nước
- Quyết tâm học tập để trở thành người lao động có chuyên môn nghiệp vụ.
4. Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác; năng lực
sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực sử dụng bản đồ;
năng lực sử dụng số liệu thống kê, tranh ảnh, hình vẽ; năng lực tính toán.
5. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
* Chuẩn bị của giáo viên
- Biểu đồ tỉ lệ gia tăng dân số TB năm qua các thời kì, biểu tháp dân số nước ta.
- Bảng số liệu 15 nước đông dân nhất thế giới
- Bản đồ phân bố dân cư Việt Nam.
- Lược đồ, bảng số liệu SGK.
- Các bảng số liệu về lao động và nguồn lao động qua các năm ở nước ta.
- Bảng số liệu về phân bố đô thị ở các vùng của nước ta.
- Atlát địa lí Việt Nam.
- Bảng số liệu về thu nhập bình quân theo đầu người của các vùng nước ta
* Chuẩn bị của học sinh
- Sưu tầm tài liệu có liên quan đến các vấn đề dân số, lao động và đô thị hóa ở nước ta.
- Các dụng cụ để đo vẽ (thước kẻ, bút chì,...)
II. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1. Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta
- Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc:
- Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ:
- Phân bố dân cư
- Chính sách phát triển dân số hợp lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta:
2. Lao động và việc làm
- Nguồn lao động.
- Cơ cấu lao động.
- Vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm.
3. Đô thị hóa
- Đặc điểm.
- Mạng lưới đô thị.
- Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội.
4. Thực hành: Vẽ biểu đồ và phân tích sự phân hóa về thu nhập bình quân đầu người
giữa các vùng.
- Vẽ biểu đồ cột thể hiện sự phân hóa về thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng.
- So sánh và nhận xét được sự phân hóa về thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng.
III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM
TRA ĐÁNH GIÁ TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC.
1. Bảng mô tả các mức độ nhận thức và năng lực được hình thành.
Nội dung
1. Đặc điểm
Nhận biết
Thông hiểu
-Trình bày được - Chứng minh
Vận dụng
Vận dụng cao
- Phân tích được
- Nhận xét được
3
dân số và
những đặc điểm
phân bố dân cơ bản của dân
cư
số nước ta.
- Trình bày
được sự phân bố
dân cư nước ta
không đồng đều
- Biết được
chiến lược phát
triển dân số hợp
lí và sử dụng có
hiệu quả nguồn
lao động của
nước ta.
được những đặc
điểm cơ bản của
dân số và phân
bố dân cư nước
ta.
- Giải thích
được nguyên
nhân phân bố
dân cư không
đều ở nước ta.
- Hiểu được tác
động của đặc
điểm dân số đến
sự phát triển
kinh tế - xã hội
và môi trường.
nguyên nhân và
hậu quả của dân
số đông, dân số
còn tăng nhanh,
cơ cấu dân số trẻ
và phân bố chưa
hợp lí.
- Vẽ biểu đồ thể
hiện tốc độ gia
tăng dân số qua
các giai đoạn; thể
hiện mật độ dân
số giữa các vùng;
so sánh dân số
nông thôn và
thành thị.
2. Lao động
và việc làm
- Hiểu được thế
mạnh và hạn
chế của đặc
điểm nguồn lao
động đến sự
phát triển kinh
tế - xã hội.
- Giải thích
được vì sao việc
làm đang là vấn
xã hội gay gắt,
tầm quan trọng
của việc sử
dụng lao động
trong quá trình
phát triển kinh
tế theo hướng
công nghiệp
hoá, hiện đại
hoá.
- Giải thích
nguyên nhân có
- Vẽ biểu đồ thể
hiện sự thay đổi
cơ cấu lao động
theo ngành; theo
thành phần kinh
tế; thể hiện sự so
sánh giữa thành
thị và nông thôn.
- Mối quan hệ
dân số - lao động
– việc làm.
- Trình bày
được đặc điểm
nguồn lao động
nước ta.
- Nêu được cơ
cấu lao động
nước ta theo các
ngành kinh tế,
theo thành phần
kinh tế và theo
thành thị - nông
thôn.
- Trình bày
được vấn đề
việc làm và
phương
hướng giải
quyết việc
làm.
tốc dộ gia tăng
dân số trung
bình năm của
nước ta qua các
giai đoạn.
- So sánh và
nhận xét về mật
độ dân số giữa
các vùng trong
cả nước.
- So sánh và
nhận xét về sự
thay đổi tỉ trọng
dân số ở thành
thị và nông
thôn.
-Nêu ví dụ minh
họa về tỉ lệ gia
tăng dân số.
- Liên hệ được
về “cơ cấu dân
số vàng” ở nước
ta hiện nay.
- Ủng hộ, tuyên
truyền các chính
sách dân số của
Nhà nước.
- So sánh và
nhận xét sự thay
đổi cơ cấu lao
động có việc
làm phân theo
trình độ chuyên
môn kĩ thuật ở
nước ta.
- So sánh và
nhận xét sự thay
đổi cơ cấu lao
dộng theo khu
vực kinh tế;
theo thành phần
kinh tế; theo
thành thị và
nông thôn
4
3. Đô thị
hóa
- Trình bày đặc
điểm đô thị hóa
ở nước ta.
- Hiểu được sự
phân bố mạng
lưới đô thị ở
nước ta.
sự chuyển dịch
cơ cấu lao động
theo các ngành
kinh tế; theo
thành phần kinh
tế; thành thị và
nông thôn.
- Hiểu được
những ảnh
hưởng của quá
trình đô thị hóa
đến sự phát triển
kinh tế, xã hội
và môi trường.
- Giải thích vì
sao tỉ lệ dân
thành thị nước
ta tăng nhưng
vẫn thấp so với
thế giới.
- Vẽ biểu đồ thể
hiện số dân thành
thị và nông thôn
nước ta.
- Lấy được ví dụ
minh họa điển
hình về hậu quả
của quá trình đô
thị hóa đến sự
phát triển kinh
tế, xã hội và môi
trường nước ta
hiện nay.
- Nhận xét sự
thay đổi dân
thành thị và
nông thôn trong
dân số cả nước.
- Nhận xét sự
phân bố đô thị
và dân số đô thị.
- So sánh và
nhận xét được
sự phân hóa về
thu nhập bình
quân đầu người
giữa các vùng.
4. Thực
- Vẽ biểu đồ cột
hành: Vẽ
thể hiện sự phân
biểu đồ và
hóa về thu nhập
phân tích sự
bình quân đầu
phân hóa về
người giữa các
thu nhập
vùng.
bình quân
đầu người
giữa các
vùng.
* Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác; năng lực
sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực sử dụng bản đồ;
năng lực sử dụng số liệu thống kê, tranh ảnh, hình vẽ; năng lực tính toán.
2. Câu hỏi và bài tập phân theo mức độ nhận thức:
Bài 16. Đặc điểm dân số và phân bố dân cư
2.1. Câu hỏi nhận biết
Câu 1: Trình bày đặc điểm dân số Việt Nam.
Hướng dẫn trả lời
1. Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc
5
- Năm 2006, dân số nước ta là 84.156 nghìn người . Với số dân này, nước ta đứng thứ ba
trong khu vực Đông Nam Á (sau Inđônêxia và Philippin) và thứ 13 trong số hơn 200 quốc
gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
( Ngày 01/11/2013 dân số Việt Nam: 90 triệu người)
- Nước ta có 54 dân tộc sống ở khắp các vùng lãnh thổ của đất nước, nhiều nhất là dân tộc
Việt (Kinh) chiếm 86,2% dân số, các dân tộc khác chỉ chiếm 13,8 % dân số cả nước.
Ngoài ra, còn có khoảng 3,2 triệu người Việt đang sinh sống ở nước ngoài, tập trung nhiều
nhất ở Hoa Kì, Ôxtrâylia, một số nước Châu Âu,… Tuyệt đại bộ phận người Việt ở nước
ngoài đều hướng về Tổ quốc và đang đóng góp công sức cho xây dựng, phát triển kinh tế xã hội ở quê hương.
2. Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ:
a) Dân số tăng nhanh:
- Đã diễn ra hiện tượng bùng nổ dân số vào nửa cuối thế kỉ XX. Tuy nhiên, sự bùng nổ dân
số diễn ra giữa các giai đoạn, các vùng lãnh thổ, các thành phần dân tộc với quy mô và tốc
độ khác nhau.
- Tỉ lệ tăng dân số rất cao : 1939 - 1943 (3,06%), 1954 - 1960 (3,93%), 1979 -1989 (2,1%),
1989 - 1999 (1,70%), 1999 - 2005 (1,32%).
- Do việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, tỉ lệ tăng dân số đã có xu
hướng giảm nhưng vẫn còn cao (năm 2005: 1,32%/ năm) cao hơn mức bình quân của thế
giới và hằng năm dân số vẫn tăng thêm trên 1 triệu người/năm.
b) Cơ cấu dân số trẻ
* Biểu hiện : cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta (Đơn vị: %)
Độ tuổi
1999
2005
2009
0 tuổi-14 tuổi
33,5
27,0
25,0
15 tuổi-59 tuổi
58,4
64,0
66,0
60 tuổi trở lên
8,1
9,0
9,0
- Dân số nước ta thuộc loại trẻ nhưng đang có xu hướng biến đổi nhanh chóng về cơ cấu dân
số theo nhóm tuổi của cả nước.
Câu 2. Trình bày tình hình phân bố dân cư ở nước ta.
Hướng dẫn trả lời
- Mật độ dân số trung bình ở nước ta 254 người/km 2 ( 2006) nhưng phân bố chưa hợp lí giữa
các vùng.
* Giữa đồng bằng với trung du, miền núi:
+ Đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao (Đồng bằng sông Hồng 1225
người/km2, Đồng bằng sông Cửu Long 429 người/ km2).
+ Vùng trung du, miền núi, mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng, trong khi vùng
này tập trung nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng của đất nước (Tây Nguyên 89
người/km2, Tây Bắc 69 người/km2).
+ Ngay trong cung một vùng sự phân bố cũng không hợp lí (Đồng bằng sông Hồng có mật
độ lớn gấp 2,8 lần Đồng bằng sông Cửu Long).
*Giữa thành thị với nông thôn:
6
Năm 2005:
+ Nông thôn chiếm 73,1% dân số, có xu hướng giảm.
+ Thành thị chỉ chiếm 26,9%, đang có xu hướng tăng.
Câu 3. Trình bày chính sách phát triển dân số hợp lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lao
động của nước ta:
Hướng dẫn trả lời
- Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số
- Xây dựng chính sách di cư phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng
- Xây dựng qui hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân
số nông thôn và thành thị
- Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn
- Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi, phát triển công nghiệp nông
thôn để khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của cả nước.
2.2. Câu hỏi thông hiểu
Câu 1: Chứng minh Việt Nam là nước đông dân, nhiều thành phần dân tộc.
Hướng dẫn trả lời
Đông dân
- Năm 2006, dân số nước ta là 84.156 nghìn người . Với số dân này, nước ta đứng thứ ba
trong khu vực Đông Nam Á (sau Inđônêxia và Philippin) và thứ 13 trong số hơn 200 quốc
gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
( Ngày 01/11/2013 dân số Việt Nam: 90 triệu người)
*Nhiều thành phần dân tộc:
- Nước ta có 54 dân tộc sống ở khắp các vùng lãnh thổ của đất nước, nhiều nhất là dân tộc
Việt (Kinh) chiếm 86,2% dân số, các dân tộc khác chỉ chiếm 13,8 % dân số cả nước.
Ngoài ra, còn có khoảng 3,2 triệu người Việt đang sinh sống ở nước ngoài, tập trung nhiều
nhất ở Hoa Kì, Ôxtrâylia, một số nước Châu Âu,… Tuyệt đại bộ phận người Việt ở nước
ngoài đều hướng về Tổ quốc và đang đóng góp công sức cho xây dựng, phát triển kinh tế xã hội ở quê hương.
Câu 2: Những đặc điểm của dân số đã tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội và
môi trường của nước ta như thế nào.
Hướng dẫn trả lời
1. Khái quát các đặc điểm dân số Việt Nam
2. Tác động
a) Đông dân, nhiều thành phần dân tộc
- Dân số là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế đất nước. Với dân số đông tạo
nên lực lượng lao động dồi dào, đồng thời cũng là thị trường tiêu thụ lớn. Song trong điều
kiện của nước ta hiện nay, số dân đông là trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế, nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
- Nhiều thành phần dân tộc tạo nên một dân cư năng động, nhiều kinh nghiệm sản xuất
phong phú. Trong lịch sử, các dân tộc luôn đoàn kết bên nhau, phát huy truyền thống sản
xuất, văn hóa, phong tục tập quán tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.
7
Nhưng hiện nay sự phát triển không đều về kinh tế - xã hội của các dân tộc, đặc biệt là mức
sống của một bộ phận dân tộc ít người còn thấp cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ bất ổn, cần có
chính sách dân tộc hợp lí, phải chú trọng đầu tư hơn nữa đối với việc phát triển kinh tế - xã
hội ở các vùng này.
b) Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ:
* Dân số tăng nhanh:
- Dân số tăng nhanh đã gây sức ép rất lớn đến đời sống kinh tế - xã hội làm cho kinh tế
chậm phát triển, tài nguyên môi trường bị suy giảm, ô nhiễm, chất lượng cuộc sống của
người dân khó được nâng cao.
* Cơ cấu dân số trẻ
- Lực lượng lao động dồi dào chiếm hơn 50% dân số, nguồn lao động hiện tại và dự trữ lao
động lớn, mỗi năm tăng thêm trên 1 triệu. Nguồn lao động trẻ cần cù, chăm chỉ, sáng tạo, có
khả năng tiếp thu và ứng dụng khoa học kĩ thuật nhanh. Đây là thế mạnh của nguồn lao
động nước ta.
- Gây sức ép lớn đến việc giải quyết việc làm, phát triển kinh tế, vấn đề khai thác tài nguyên
và bảo vệ môi trường.
- Gánh nặng phụ thuộc lớn.
Câu 4: Chứng minh rằng dân cư nước ta phân bố không đều. Sự phân bố không đều
đó có ảnh hưởng gì đến sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta? Nêu phương hướng giải
quyết.
Hướng dẫn trả lời
a) Dân cư nước ta phân bố không đều
- Mật độ dân số trung bình ở nước ta 254 người/km 2 ( 2006) nhưng phân bố chưa hợp lí giữa
các vùng.
* Giữa đồng bằng với trung du, miền núi:
+ Đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao (Đồng bằng sông Hồng 1225
người/km2, Đồng bằng sông Cửu Long 429 người/ km2).
+ Vùng trung du, miền núi, mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng, trong khi vùng
này tập trung nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng của đất nước. (Tây Nguyên 89
người/km2, Tây Bắc 69 người/km2).
+ Ngay trong cung một vùng sự phân bố cũng không hợp lí (Đồng bằng sông Hồng có mật
độ lớn gấp 2,8 lần Đồng bằng sông Cửu Long).
*Giữa thành thị với nông thôn:
Năm 2005:
+ Nông thôn chiếm 73,1% dân số, có xu hướng giảm.
+ Thành thị chỉ chiếm 26,9%, đang có xu hướng tăng.
b) Sự phân bố không đều ảnh hưởng gì đến sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta.
- Phân bố dân cư không đều, không hợp lí gây trở ngại cho việc khai thác tài nguyên và sử
dụng lao động. Việc phân bố lại dân cư là nhiệm vụ cấp bách
c) Phương hướng giải quyết
- Phân bố lại dân cư và lao động trong phạm vi cả nước, trong từng vùng
8
- Phát triển văn hóa, kinh tế ở miền núi
- Hạn chế nạ di cư tự do
Câu 5: Tại sao ở nước ta hiện nay, tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm nhưng quy
mô dân số vẫn tiếp tục tăng?
Hướng dẫn trả lời
Ở nước ta hiện nay, tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm nhưng quy mô dân số vẫn tiếp
tục tăng vì:
- Tỉ lệ gia tăng dân số của nước ta dương (Sinh lớn hơn tử)
- Dân số nước ta đông nên số người tăng lên hàng năm vẫn lớn.
2.3. Câu hỏi vận dụng
Câu 1: Giải thích nguyên nhân dân cư nước ta phân bố chưa hợp lí? Điều đó ảnh
hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội?
Hướng dẫn trả lời
a) Dân cư nước ta phân bố chưa hợp lí là do tác động tổng hợp của nhiều nguyên nhân:
- Điều kiện tự nhiên ( địa hình, đất đai, khí hậu, nguồn nước…).
- Lịch sử định cư và khai thác lãnh thổ.
- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội và mức độ khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
b) Sự phân bố dân cư không hợp lí có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội.
- Ở đồng bằng: đất chật, người đông, khó khăn trong việc sử dụng hiệu quả nguồn lao động
và khai thác tài nguyên hiện có.
- Ở miền núi và cao nguyên: đất đai rộng, tài nguyên phong phú nhưng lại thiếu lao động,
nhất là lao động có kĩ thuật, nên nhiều loại tài nguyên chưa được khai thác hợp lí hoặc còn
dưới dạng tiềm năng. Kết quả là kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân thấp kém.
- Các đô thị tập trung phần lớn ở đồng bằng châu thổ. Quá trình đô thị hóa không phù hợp
với quá trình công nghiệp hóa nên gây nhiều khó khăn cho vấn đề giải quyết việc làm, giao
thông, các vấn đề xã hội khác và ô nhiễm môi trường đô thị.
- Ở nông thôn: tình trạng dư thừa lao động nhưng lại thiếu việc làm.
Câu 2: Tại sao Nhà nước phải chú trọng đầu tư hơn nữa đối với việc phát triển kinh tế
- xã hội của đồng bào dân tộc ít người?
Hướng dẫn trả lời
* Phải chú trọng đầu tư hơn nữa đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc
ít người vì:
- Phần lớn các dân tộc ít người đều sống ở các vùng trung du và miền núi, đó là những vùng
giàu tài nguyên thiên nhiên, vị trí quốc phòng quan trọng, nhưng cơ sở hạ tầng còn chưa
phát triển, kinh tế còn lạc hậu, lại thiếu nguồn lao động, đặc biệt là lao động có trình độ kĩ
thuật cao. Do đó, đời sống của các dân tộc đặc biệt là các dân tộc vùng cao còn gặp nhiều
khó khăn.
- Chính vì thế việc phát triển kinh tế - xã hội của các vùng dân tộc luôn được Nhà nước
quan tâm phát triển, nhằm xóa bỏ sự chênh lệch cách biệt giữa vùng đồng bằng với miền núi
cao nguyên. Đây được coi là một chủ chương lớn nhằm xóa đói giảm nghèo và cũng chính
là cơ sở để củng cố khối đoàn kết giữa các dân tộc anh em, giữ vững an ninh, quốc phòng
vùng biên giới.
9
Bài 17. Lao động và việc làm
1. Câu hỏi nhận biết
Câu 1: Trình bày đặc điểm nguồn lao động và tình hình sử dụng lao động ở nước ta
hiện nay.
Hướng dẫn trả lời
a) Đặc điểm nguồn lao động…
b) Tình hình sử dụng lao động ở nước ta hiện nay
- Theo các ngành kinh tế
- Theo thành phần kinh tế
- Theo thành thị và nông thôn
- Hạn chế trong sử dụng lao động ở nước ta hiện nay
- Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn còn gay gắt
Câu 2: Hãy nêu một số chuyển biến về cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế
quốc dân ở nước ta hiện nay.
Hướng dẫn trả lời
a. Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế.
- Giai đoạn từ năm 1995-2005, khu vực I giảm nhanh; khu vực II tăng nhanh; khu vực
III tăng.
- Năm 2005, khu vực I thu hút 57,3% lao động; khu vực II chiếm 18,2%, khu vực III
chiếm 24,5%.
b. Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế.
- Từ năm 2000-2005, lao động ở khu vực kinh tế nhà nước tăng chậm, lao động khu vực
kinh tế ngoài Nhà nước giảm, lao động khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng
nhanh.
c. Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn.
- Từ 1996-2005 tỉ lệ lao động nông thôn giảm, tỉ lệ lao động thành thị tăng.
- Năm 2005, lao động thành thị chiếm 25%, lao động nông thôn chiếm 75%.
- Sự thay đổi phù hợp với quá trình đô thị hóa ở nước ta.
Câu 3: Trình bày vấn đề việc làm và các phương hướng giải quyết việc làm nhằm
sử dụng hợp lí lao động ở nước ta.
Hướng dẫn trả lời
* Vấn đề việc làm
- Mặc dù mỗi năm nền kinh tế đã tạo ra khoảng 1 triệu việc làm mới nhưng tình trạng
thiếu việc làm vẫn còn gay gắt.
- Năm 2005, tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của cả nước là: l2,1% và 8,1%( nông
thôn là 1,1% và 9,3%, thành thị là 5,3% và 4,5%). Vấn đề giải quyết việc làm còn khó
khăn.
* Các phương hướng giải quyết việc làm nhằm sử dụng hợp lí lao động ở nước ta nói
chung và ở địa phương em nói riêng.
+ Phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các vùng.
10
+ Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản.
+ Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất địa phương.
+ Đa dạng hóa các loại hình sản xuất, tăng cường hợp tác, liên kết kêu gọi vốn đầu tư
nước ngoài mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.
+ Mở rộng, đa dạng các loại hình đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.
+ Tăng cường xuất khẩu lao động.
2. Câu hỏi thông hiểu
Câu 1: Đặc điểm nguồn lao động nước ta có những thế mạnh và hạn chế nào?
Hướng dẫn trả lời
a) Thế mạnh
* Số lượng
- Nguồn lao động dồi dào: Năm 2005, dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42,53
triệu người = 51,2% tổng số dân. Mỗi năm nước ta có thêm khoảng 1,0 triệu lao động.
* Chất lượng
- Người lao động cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú, có khả năng tiếp
thu, vận dụng khoa học kĩ thuật nhanh…
- Chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao nhờ những thành tựu trong phát
triển văn hóa, giáo dục và y tế. Số lao động đã qua đào tạo chiếm 25% so với tổng lực
lượng lao động cả nước (năm 2005).
- Chất lượng lao động ngày càng nâng lên cùng với việc mở rộng mạng lưới trường đào
tạo, dạy nghề, đa dạng hóa giáo dục, lực lượng lao động có chuyên môn kĩ thuật ngày
càng đông
b) Hạn chế
- So với yêu cầu hiện nay lực lượng lao động có trình độ vẫn còn mỏng, đặc biệt là đội
ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.
- Chất lượng lao động ở các vùng không đồng đều, lao động có kỹ thuật tập trung chủ
yếu ở các tỉnh đồng bằng ( thành phố, thị xã lớn).
- Lao động thiếu tác phong công nghiệp, kỉ luật lao động chưa cao.
- Phân bố lao động chưa hợp lí
+ Lực lượng lao động đặc biệt là lao động có trình độ khoa học kĩ thuật tập trung chủ
yếu ở vùng đồng bằng Sông Hồng và Đông Nam Bộ, nhất là các thành phố lớn như Hà
Nội, T.P Hồ Chí Minh,…Ở trung du miền núi thiếu lao động nhất là lao động có trình độ
chuyên môn kĩ thuật, ảnh hưởng đến vấn đề việc làm việc và phát triển kinh tế của cả
nước.
Câu 2: Sự chuyển dịch cơ cấu nguồn lao động của nước ta diễn ra như thế nào?
Hướng dẫn trả lời
a. Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế.
- Giai đoạn từ năm 1995-2005, khu vực I giảm nhanh; khu vực II tăng nhanh; khu vực
III tăng.
11
- Năm 2005, khu vực I thu hút 57,3% lao động; khu vực II chiếm 18,2%, khu vực III
chiếm 24,5%.
b. Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế.
- Từ năm 2000-2005, lao động ở khu vực kinh tế nhà nước tăng chậm, lao động khu vực
kinh tế ngoài Nhà nước giảm, lao động khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng
nhanh.
c. Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn.
- Từ 1996-2005 tỉ lệ lao động nông thôn giảm, tỉ lệ lao động thành thị tăng.
- Năm 2005, lao động thành thị chiếm 25%, lao động nông thôn chiếm 75%.
- Sự thay đổi phù hợp với quá trình đô thị hóa ở nước ta.
Câu 3: Vì sao việc làm là vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta hiện nay?
Hướng dẫn trả lời
Việc làm là vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta hiện nay vì:
- Nước ta là một nước đông dân, có nguồn lao động dồi dào.
- Mặc dù mỗi năm nền kinh tế đã tạo ra khoảng 1 triệu việc làm mới nhưng tình trạng
thiếu việc làm vẫn còn gay gắt. Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm còn cao.
+ Năm 2005, tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của cả nước là: l2,1% và 8,1%( nông
thôn là 1,1% và 9,3%, thành thị là 5,3% và 4,5%). Vấn đề giải quyết việc làm còn khó
khăn.
- Với tình trạng như trên, trong điều kiện kinh tế - xã hội ở nước ta còn gặp nhiều khó
khăn, sự phát triển kinh tế không tương ứng với sự gia tăng số lao động dẫn đến chất
lượng cuộc sống thấp, tệ nạn xã hội, an ninh trật tự, nhà ở, môi trường,…Chính vì vậy,
việc làm là vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta hiện nay.
Câu 4: Tại sao tỉ lệ dân thành thị nước ta ngày càng tăng?
Hướng dẫn trả lời
- Tỉ lệ dân thành thị tăng do ở nước ta đang diễn ra quá trình công nghiệp hóa, đô thị
hóa; đồng thời đô thị có điều kiện sống thuận lợi hơn.
Câu 5: Giải thích vì sao trong những năm gần đây, tốc độ gia tăng dân số tự nhiên
hàng năm đã giảm mạnh, nhưng tốc độ gia tăng nguồn lao động vẫn còn rất cao.
Hướng dẫn trả lời
- Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên tuy giảm nhanh nhưng tốc độ gia tăng nguồn lao động
không giảm, hàng năm nước ta vẫn có thêm 1 triệu lao động mới.
- Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên không trùng với tốc độ gia tăng nguồn lao động.
- Số người trong độ tuổi sinh đẻ nhiều.
- Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên gần đây mới giảm mạnh nên số dân tăng thêm này
chưa bước vào độ tuổi lao động.
- Nguồn lao động vẫn tiếp tục tăng và chỉ giảm sau một thời gian nữa, khi số dân tăng
thêm trong thời gian gần đây bước vào độ tuổi lao động.
4. Câu hỏi vận dụng
Câu 1. Dựa vào biểu đồ sau và kiến thức đã học, hãy:
12
a. Tính tỉ lệ dân số thành thị và tỉ lệ dân nông thôn.
b. Nhận xét và giải thích xu hướng chuyển dịch của cơ cấu dân số nước ta phân theo
thành thị và nông thôn.
Hướng dẫn trả lời
- Tỉ trọng dân số của thành thị và nông thôn (Đơn vị: %)
Năm
1960
1976
1979
1989
1999
2000
2005
2007
Dân số thành thị
15,7
24,7
19,2
20,1
23,6
24,1
26,9
27,4
Dân số nông thôn
84,3
75,3
80,8
79,9
76,4
75,9
73,1
72,6
- Nhận xét: Cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn của nước ta qua các năm có sự
chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng dân số ở thành thị, giảm tỉ trọng dân số ở nông thôn.
- Giải thích: do quá trình đô thị hóa phát triển, quá trình công nghiệp hóa, sự chuyển dịch
dân cư từ nông thôn ra thành thị do ở thành thị có chất lượng cuộc sống cao hơn.
Câu 2. Dựa vào bảng số liệu:
Số dân thành thị và tỷ lệ dân thành thị của nước ta giai đoạn 1990 - 2005
Năm
1990
1995
2000
2010
Số dân thành thị
(triệu người)
12,9
14,9
18,8
26,5
Tỷ lệ dân thành thị trong dân số
cả nước (%)
19,5
20,8
24,2
30,5
13
a. Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện số dân thành thị và tỷ lệ dân thành thị trong dân số cả nước
ta, giai đoạn 1990 – 2010.
b. Nhận xét.
Hướng dẫn trả lời
a. Vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường.
b. Nhận xét
- Từ năm 1990 – 2010, số dân thành thị và tỷ lệ dân thành thị trong tổng số dân cả nước đều
tăng lên:
+ Số dân thành thị tăng (dẫn chứng)
+ Tỷ lệ dân thành thị tăng (dẫn chứng)
- Năm 2010, tỷ lệ dân thành thị nước ta là 30,5 %, còn thấp so với các nước trong khu vực và thế giới.
Bài 18. Đô thị hóa
1. Câu hỏi nhận biết
Câu 1: Trình bày đặc điểm đô thị hóa ở nước ta.
Hướng dẫn trả lời
a. Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp.
- Từ thế kỉ VIII TCN, thành Cổ Loa được coi là đô thị đầu tiên ở nước ta.
- Trong thời kì phong kiến, một số đô thị ở Việt Nam được hình thành ở những nơi có vị
trí địa lí thuận lợi, với các chức năng chính là hành chính, thương mại, quân sự.
- Thế kỉ XI xuất hiện thành Thăng Long, rồi sau đó là các đô thị: Phú Xuân, Hội An, Đà
Nẵng, Phố Hiến ở thế kỉ XVI – XVIII.
- Thời Pháp thuộc, công nghiệp chưa phát triển, hệ thống đô thị không có cơ sở để mở
rộng, chức năng chủ yếu là hành chính, quân sự. Đến những năm 30 của thế kỉ XX mới có
một số đô thị lớn được hình thành như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định…
- Từ sau 1945 – 1954, quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, các đô thị không có sự thay đổi
nhiều.
- Từ 1954 – 1975, đô thị phát triển theo hai xu hướng khác nhau:
+ Ở miền Nam, chính quyền Sài Gòn đã dùng đô thị hóa như một biện pháp để dồn dân
phục vụ chiến tranh.
+ Ở miền Bắc, đô thị hóa gắn liền với quá trình công nghiệp hóa trên cơ sở mạng lưới đô
thị đã có. Từ năm 1965 – 1972. các đô thị bị chiến tranh phá hoại, quá trình đô thị hóa
chững lại.
- Từ năm 1975 đến nay, quá trình đô thị hóa chuyển biến khá mạnh, nhưng cơ sở hạ tầng
vẫn còn ở mức thấp.
b. Tỉ lệ dân thành thị.
- Số dân thành thị tăng nhanh, đặc biệt những năm gần đây.
- Tỉ lệ dân thành thị so với dân số cả nước vẫn thấp, tăng chậm.
- Nguyên nhân: Do kết quả của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa; di cư vào các
thành phố; mở rộng địa giới thành phố, thị xã...
14
c. Phân bố đô thị không đều giữa các vùng.
- Sự phân bố đô thị chênh lệch giữa các vùng: Vùng có nhiều đô thị nhất là Trung du miền
núi Bắc Bộ gấp 3 lần vùng có đô thị ít nhất là Đông Nam Bộ.
- Số thành phố còn quá ít so với mạng lưới đô thị.
- Số dân giữa các vùng ở trong các đô thị cũng khác nhau: Vùng có số dân đông nhất là
Đông Nam Bộ, thấp nhất là Tây Nguyên, gấp gần 6 lần.
- Số dân thành thị trên đô thị cao nhất là Đông Nam Bộ, thấp nhất Trung du miền núi Bắc
Bộ, chứng tỏ sức hấp dẫn và trình độ đô thị hóa ở Đông Nam Bộ cao hơn.
Câu 2: Khái niệm đô thị hóa.
Hướng dẫn trả lời
* Khái niệm: Đô thị hóa là một quá trình kinh tế - xã hội, mà biểu hiện của nó là sự tăng
nhanh về số lượng và quy mô các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành
phố, nhất là các thành phố lớn, là sự phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
Câu 3: Cho biết các cách phân loại mạng lưới đô thị? Lấy ví dụ.
Hướng dẫn trả lời
- Mạng lưới đô thị được phân thành 6 loại dựa vào các tiêu chí cơ bản: số dân, chức năng,
mật độ dân số, tỉ lệ dân phi nông nghiệp…
- Đến năm 2008, nước ta có 5 thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Đà
Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, 2 đô thị đặc biệt: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí
Minh.
2. Câu hỏi thông hiểu
Câu 1. Chứng minh quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm, trình độ thấp?
Hướng dẫn trả lời
* Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp.
- Từ thế kỉ VIII TCN, thành Cổ Loa được coi là đô thị đầu tiên ở nước ta.
- Trong thời kì phong kiến, một số đô thị ở Việt Nam được hình thành ở những nơi có vị
trí địa lí thuận lợi, với các chức năng chính là hành chính, thương mại, quân sự.
- Thế kỉ XI xuất hiện thành Thăng Long, rồi sau đó là các đô thị: Phú Xuân, Hội An, Đà
Nẵng, Phố Hiến ở thế kỉ XVI – XVIII.
- Thời Pháp thuộc, công nghiệp chưa phát triển, hệ thống đô thị không có cơ sở để mở
rộng, chức năng chủ yếu là hành chính, quân sự. Đến những năm 30 của thế kỉ XX mới có
một số đô thị lớn được hình thành như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định…
- Từ sau 1945 – 1954, quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, các đô thị không có sự thay đổi
nhiều.
- Từ 1954 – 1975, đô thị phát triển theo hai xu hướng khác nhau:
+ Ở miền Nam, chính quyền Sài Gòn đã dùng đô thị hóa như một biện pháp để dồn dân
phục vụ chiến tranh.
+ Ở miền Bắc, đô thị hóa gắn liền với quá trình công nghiệp hóa trên cơ sở mạng lưới đô
thị đã có. Từ năm 1965 – 1972. các đô thị bị chiến tranh phá hoại, quá trình đô thị hóa
chững lại.
15
- Từ năm 1975 đến nay, quá trình đô thị hóa chuyển biến khá mạnh, nhưng cơ sở hạ tầng
vẫn còn ở mức thấp.
Câu 2. Quá trình đô thị hóa ở nước ta đã ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội
như thế nào.
Hướng dẫn trả lời
* Tích cực:
- Làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta.
- Ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các vùng trong
cả nước.
- Tạo động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế
- Tạo nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.
* Tiêu cực:
Ở nhiều thành phố nước ta hiện nay, đặc biệt là các thành phố lớn, đô thị hóa đã gây khó
khăn: Giải quyết việc làm, ô nhiễm môi trường, ách tắc giao thông,…
Câu 3. Tại sao tỉ lệ dân thành thị của Việt Nam còn thấp hơn mức trung bình của
thế giới?
Hướng dẫn trả lời
- Nguyên nhân tỉ lệ dân thành thị của Việt Nam còn thấp hơn mức trung bình của thế
giới là do: quá trình công nghiệp hóa còn chậm, trình độ phát triển kinh tế còn thấp…
3. Câu hỏi vận dụng
Câu 1: Cho bảng số liệu sau
Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước giai đoạn 1990 – 2005
Năm
Số dân thành thị
Tỉ lệ dân thành thị trong
(Triệu người)
dân số cả nước (%)
1990
12,9
19,5
1995
14,9
20,8
2000
18,8
24,2
2003
20,9
25,8
2005
22,3
26,9
Vẽ biểu đồ kết hợp (cột và đường) thể hiện số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong
dân số cả nước giai đoạn 1990 – 2005.
Hướng dẫn trả lời
- Vẽ biểu đồ
+ Biểu đồ thích hợp nhất: Biểu đồ kết hợp cột và đường (Cột thể hiện số dân thành thị
và đường thể hiện tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước).
Câu 2: Cho bảng số liệu sau:
Dân số thành thị và nông thôn nước ta thời kì 1960 – 2006
(Đơn vị: nghìn người)
Năm
Số dân thành thị
Số dân nông thôn
1960
4727
25645
16
1970
8787
32276
1976
10127
39033
1979
10094
42368
1985
11360
48512
1990
13281
51908
1995
14938
57057
2000
18772
58864
2006
22824
61332
a) Tính tỉ lệ dân thành thị trong tổng số dân ở nước ta.
b) Vẽ biểu đồ thể hiện số dân thành thị, số dân nông thôn và tỉ lệ dân thành thị nước ta
giai đoạn trên.
Hướng dẫn trả lời
a) Tính tỉ lệ dân thành thị trong tổng số dân ở nước ta.
Năm
Số dân thành thị trong tổng số dân (%)
1960
15,6
1970
21,4
1976
20,6
1979
19,2
1985
19,0
1990
20,7
1995
20,7
2000
24,2
2006
27,1
b) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thích hợp nhất: Biểu đồ kết hợp cột chồng và đường (Cột chồng thể hiện số dân
thành thị và số dân nông thôn; đường thể hiện tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước).
Hướng dẫn trả lời
* Nhận xét
Từ năm 1960 đến nay: quá trình đô thị hóa ở nước ta có sự chuyển biến rõ rệt
- Tỉ lệ số dân thành thị trong tổng số dân tăng
+ Năm 1960 số dân thành thị khoảng 4,7 triệu người (chiếm 15,6%).
+ Năm 2006 số dân thành thị khoảng 22,8 triệu người
(chiếm 27,1%).
* Giải thích:
Tốc độ phát triển đô thị hóa các giai đoạn không đều nhau
- Năm 1960: tỉ lệ đô thị hóa thấp do đất nước đang có chiến tranh.
- Giai đoạn 1970 – 1995: tốc độ đô thị hóa chậm, do đất nước mới thoát khỏi chiến
tranh.
- Từ năm 2000 – 2006, tỉ lệ đô thị hóa tăng khá nhanh vì nước ta đang trên con đường công
nghiệp hóa – hiện đại hóa.
17
Bài 19. Thực hành
Vẽ biểu đồ và phân tích sự phân hóa về thu nhập bình quân đầu người
giữa các vùng
*Câu hỏi vận dụng
Câu 1. Cho bảng số liệu:
Thu nhập bình quân đầu người / tháng theo các vùng
(Đơn vị: nghìn đồng)
Năm
1999
Vùng
2002
2004
356,1
484,4
268,8
379,9
197,0
265,7
280,3
353,1
488,2
Bắc Trung Bộ
212,4
235,4
317,1
Duyên hải Nam Trung Bộ
252,8
305,8
414,9
Tây Nguyên
344,7
244,0
390,2
Đông Nam Bộ
527,8
619,7
833,0
Đồng bằng sông Cửu Long
342,1
371,3
471,1
Cả nước
Trung du và Đông Bắc
miền núi
Tây Bắc
Bắc Bộ
Đồng bằng sông Hồng
295,0
210,0
Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện thu nhập bình quân đầu người / tháng giữa các vùng năm 2004.
Hướng dẫn trả lời
Biểu đồ thích hợp nhất: Biểu đồ cột (mỗi vùng là một cột)
* Câu hỏi vận dụng cao
Câu 1. Cho bảng số liệu:
Thu nhập bình quân đầu người / tháng theo các vùng
(Đơn vị: nghìn đồng)
Năm
1999
2002
Vùng
Cả nước
Trung du và Đông Bắc
miền núi
Tây Bắc
Bắc Bộ
Đồng bằng sông Hồng
Bắc Trung Bộ
295,0
2004
356,1
484,4
268,8
379,9
197,0
265,7
280,3
353,1
488,2
212,4
235,4
317,1
210,0
18
Duyên hải Nam Trung Bộ
252,8
305,8
414,9
Tây Nguyên
344,7
244,0
390,2
Đông Nam Bộ
527,8
619,7
833,0
Đồng bằng sông Cửu Long
342,1
371,3
471,1
Dựa vào bảng số liệu: So sánh và nhận xét mức thu nhập bình quân đầu người / tháng
giữa các vùng qua các năm.
Hướng dẫn trả lời
- Nhìn chung, thu nhập bình quân trên đầu người / tháng, giữa các vùng của nước ta có sự
phân hóa rõ rệt, thể hiện sự chênh lệch lớn giữa các vùng.
- Vùng có thu nhập bình quân trên người / tháng cao nhất là Đông Nam Bộ với 833 nghìn /
người / tháng, cao gần gấp 2 lần so với mức chung của cả nước, cao hơn nhiều lần so với
các vùng còn lại. Đồng Bằng Sông Hồng có mức thu nhập bình quân trên người / tháng
đứng thứ 2 cả nước và cao hơn mức bình quân cả nước (488.2 nghìn / người / tháng).
- Vùng có mức thu nhập bình quân trên người/ tháng thấp nhất là Tây Bắc (265.7 nghìn /
người / tháng, Bắc Trung Bộ (317.1 nghìn / người / tháng).
- Các vùng có mức thu nhập bình quân người / tháng gần bằng mức chung cả nước là Duyên
Hải Nam Trung Bộ, Đồng Bằng sông Cửu Long với mức thu nhập bình quân trên người là
414.9 và 471.1 nghìn / người / tháng.
- Sự phân hóa thu nhập bình quân trên người / tháng ở các vùng nước ta có sự phân hóa rõ
rệt là do tác động tổng hợp của nhiều yếu tố như trình độ phát triển của vùng, cơ cấu ngành,
lao động, việc làm, điều kiện sống, văn hóa, xã hội,…
IV. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH HỌC TẬP
Hoạt động: Khởi động
1. Mục tiêu:
- Tạo ra mối liên kết kiến thức học sinh đã biết với kiến thức chưa biết.
2. Nội dung:
- Sự kiện dân số nước ta đạt con số 90 triệu người năm 2014
3. Hình thức:
Giáo viên: Phân tích những vấn đề liên quan đến sự kiện dân số nước ta đạt con số 90 triệu
người năm 2014.
19
Hoạt động 1. Tìm hiểu đặc điểm dân số và phân bố dân cư
1. Mục tiêu:
* Kiến thức
- Trình bày được một số đặc điểm dân số và phân bố dân cư Việt Nam.
- Phân tích được nguyên nhân và hậu quả của dân đông, gia tăng nhanh, sự phân bố dân cư
chưa hợp lí.
- Biết được một số chính sách dân số ở nước ta.
* Kĩ năng
- Phân tích bảng số liệu thống kê, biểu đồ dân số Việt Nam.
- Sử dụng bản đồ dân cư, dân tộc và Atlat Việt Nam để nhận biết và trình bày đặc điểm dân
số.
* Thái độ
Có nhận thức đúng đắn về vấn đề dân số, ủng hộ, tuyên truyền các chính sách dân số của
quốc gia và địa phương.
* Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực chung: năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số
liệu thống kê.
2. Nội dung:
- Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc
- Dân số tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ
- Phân bố dân cư cư chưa hợp lí
3. Hình thức: Hoạt động cá nhân - nhóm
Bước 1. Giao nhiệm vụ: các nhóm cùng làm một nhiệm vụ
20
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc SGK, kết hợp với số liệu, bản đồ trong Atlat Địa lí
Việt Nam để hoàn thành bảng sau:
Đặc điểm
Biểu hiện
Ảnh hưởng
Đông dân
Nhiều thành phần dân tộc
Dân số còn tăng nhanh
Cơ cấu dân số trẻ
Phân bố dân cư chưa hợp lí
- Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ được giao
- Các cá nhân làm việc trong 5 phút, sau đó ngồi thành nhóm (6 học sinh một nhóm, trình
độ tương đương nhau) và hoạt động nhóm trong 3 phút để hoàn thành kết quả.
- Giáo viên: quan sát các cá nhân - nhóm, trợ giúp, đánh giá kết quả làm việc của từng
học sinh, từng nhóm.
Bước 3. Bảo cáo kết quả và thảo luận: 10 phút
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả, trao đổi, nhận xét lẫn nhau.
Bước 4. Đánh giá kết quả
- Giáo viên nhận xét về kết quả của các nhóm, chỉnh sửa những nội dung chưa đạt yêu
cầu, động viên khuyến khích những cá nhân, nhóm có thành tích tốt
- Chuẩn kiến thức, đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm, cá nhân.
Đặc điểm
Biểu hiện
Ảnh hưởng
Đông
dân
- Dân số 84 156 nghìn người (năm 2006),
đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á (sau
Inđônêxia và Philippin) và đứng thứ 13
trong tổng số hơn 200 quốc gia và vùng
lãnh thổ trên thế giới.
- Thuận lợi: Nước ta có nguồn
lao động dồi dào, thị trường tiêu
thụ rộng lớn.
- Nước ta có 54 dân tộc, nhiều nhất là
người kinh chiếm 86,2% dân số, các dân
tộc khác chỉ chiếm 13,8% dân số. Ngoài
ra còn có 3,2 triệu Việt Kiều sống ở Hoa
Kì, Ôxtrâylia, châu Âu…
- Thuận lợi: Đa dạng về bản sắc
văn hoá và truyền thống dân tộc
tạo nên sức mạnh phát triển
kinh tế, xây dựng đất nước.
Nhiều
thành
phần dân
tộc
- Khó khăn: dân số đông gây trở
ngại cho phát triển kinh tế, giải
quyết việc làm, nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần cho
nhân dân.
- Khó khăn: sự phát triển không
đều về trình độ và mức sống
giữa các dân tộc (mức sống của
bộ phận các dân tộc ít người
21
còn thấp).
Dân số
còn tăng
nhanh
- Dân số nước ta tăng nhanh, nhất là nửa - Gia tăng dân số nhanh đã tạo
cuối thế kỉ XX, dẫn đến bùng nổ dân số.
nên sức ép lớn đối với kinh tế -Tuy tỉ lệ tăng dân số có giảm nhưng còn xã hội, bảo vệ tài nguyên môi
chậm (giai đoạn 1989-1999 là 1,7%, giai trường và nâng cao chất lượng
đoạn 2002-2005 còn 1,32%), mỗi năm dân cuộc sống nhân dân.
số nước ta vẫn tăng thêm hơn 1 triệu
người.
Cơ cấu
dân số trẻ
- Năm 2005 tỉ lệ dân số từ 0-14 tuổi chiếm - Thuận lợi: nguồn lao động dồi
27%, từ 15-59 tuổi chiếm 64%, từ 60 tuổi dào, năng động, sáng tạo, mỗi
trở lên chỉ chiếm 9%.
năm bổ xung thêm khoảng 1,15
triệu lao động mới.
- Khó khăn sắp sếp việc làm.
Phân bố - Mật độ dân số trung bình cả nước là 254
người/km2 (năm 2006) nhưng phân bố chưa
dân cư
chưa hợp hợp lí giữa các vùng
lí
- Giữa đồng bằng với trung du, miền núi
=> Phân bố dân cư chưa hợp lí
ảnh hưởng rất lớn đến việc sử
dụng lao động, khai thác tài
nguyên
+ Đồng bằng tập trung 75% dân số, mật
độ dân số cao (ĐBSHồng 1225
người/km2)
+ Trung du và miền núi tập trung nhiều tài
nguyên quan trọng của đất nước lại chỉ
chiếm 25% dân số, mật độ dân số thấp
(Tây Bắc 69 người/km2, năm 2006).
+ Ngay trong cung một vùng sự phân bố
cũng không hợp lí (Đồng bằng sông Hồng
có mật độ lớn gấp 2,8 lần Đồng bằng sông
Cửu Long).
- Giữa thành thị với nông thôn
+ Phần lớn dân cư sống ở nông thôn:
73,1% (năm 2005)
+ Tỉ lệ dân thành thị thấp, chỉ chiếm
26,9% (năm 2005)
Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta
- Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số
- Xây dựng chính sách di cư phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các
vùng
- Xây dựng qui hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu
dân số nông thôn và thành thị
- Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn
22
- Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi, phát triển công nghiệp
nông thôn để khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của cả nước.
Hoạt động 2. Tìm hiểu về lao động và việc làm
1. Mục tiêu:
* Kiến thức
- Trình bày được một số đặc điểm của nguồn lao động và vấn đề việc làm ở nước ta.
- Trình bày được sự chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta.
- Hiểu được vì sao việc làm đang là vấn xã hội gay gắt, tầm quan trọng của việc sử dụng lao
động trong quá trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ; vấn đề và
hướng giải quyết việc làm cho người lao động.
* Kĩ năng
- Phân tích số liệu thống kê về nguồn lao động, sử dụng lao động.
* Thái độ
- Có nhận thức đầy đủ thực trạng nguồn lao động và vấn đề sử dụng lao động hiện nay.
* Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực chung: năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê.
2. Nội dung:
- Đặc điểm nguồn lao động
- Cơ cấu nguồn lao động
- Vấn đề việc làm và phương hướng giải quyết việc làm
3. Hình thức: Hoạt động cặp
Bước 1. Giao nhiệm vụ
- Học sinh: các cặp đọc nội dung SGK, kết hợp với số liệu, bản đồ trong Atlat Địa lí
Việt Nam hãy:
+ Phân tích những thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta
+ Chứng minh cơ cấu lao động nước ta đang có sự chuyển dịch rõ nét.
+ Vấn đề việc làm và phương hướng giải quyết việc làm
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ được giao
- Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành các câu hỏi trong 10 phút.
- Giáo viên: quan sát các cặp, trợ giúp, đánh giá kết quả làm việc của từng học sinh, từng
cặp.
Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận: 10 phút
- Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau
- Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.
Bước 4. Đánh giá kết quả
23
- Giáo viên nhận xét và lưu ý một số vấn đề cơ bản về vấn đề nguồn lao động và vấn
đề việc làm.
Nguồn lao động
Thuận lợi
Khó khăn
- Nguồn lao động nước ta rất dồi dào:
42,53 triệu người (chiếm 51,2% dân số, năm
2005), mỗi năm nước ta tăng thêm hơn 1
triệu lao động mới.
- Người lao động nước ta cần cù, sáng tạo,
có kinh nghiệm sản xuất phong phú được
tích luỹ qua nhiều thế hệ (nhất là trong nông,
lâm, ngư nghiệp và tiểu thủ công nghiệp).
- Phần lớn là lao động phổ thông, chưa qua
đào tạo (75% năm 2005)
- Lực lượng lao động có trình độ cao vẫn
còn ít, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí,
công nhân kỹ thuật lành nghề còn thiếu
nhiều (năm 2005 cả nước mới có 5,3% lao
động có trình độ cao đẳng, đại học và trên
đại học)
- Chất lượng lao động ngày càng được
- Lao động nước ta còn thiếu tác phong
nâng lên nhờ những thành tựu trong phát công nghiệp, kỷ luật lao động chưa cao.
triển văn hoá, giáo dục và y tế (lao động đã
- Ở trung du miền núi thiếu lao động nhất
qua đào tạo tăng từ 12,3% năm 1996 lên
là lao động có trình độ chuyên môn kĩ
25% năm 2005)
thuật, ảnh hưởng đến việc phát triển kinh
- Chất lượng lao động ngày càng nâng
tế của vùng.
lên cùng với việc mở rộng mạng lưới
trường đào tạo, dạy nghề, đa dạng hóa
giáo dục, lực lượng lao động có chuyên
môn kĩ thuật ngày càng đông.
- Lực lượng lao động đặc biệt là lao động có
trình độ khoa học kĩ thuật tập trung chủ yếu
ở vùng đồng bằng Sông Hồng và Đông Nam
Bộ, nhất là các thành phố lớn như Hà Nội,
T.P Hồ Chí Minh,… Hiện nay ở thành thị số
lao động có chuyên môn kĩ thuật nhiều tạo
điều kiện để phát triển công nghiệp và dịch
vụ.
2. Cơ cấu lao động
a) Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế
- Phần lớn lao động nước ta hoạt động trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp (57,3%),
lao động trong khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỉ trọng nhỏ nhất (18,2%), lao động
trong khu vực dịch vụ là 24,5%, năm 2005.
- Cơ cấu lao động nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng
+ Giảm tỉ trọng lao động nông – lâm – ngư nghiệp từ 65,1% năm 2000 xuống còn
57,3% năm 2005.
+ Tăng tỉ trọng lao động công nghiệp – xây dựng (từ 13,1% lên 18,2% ), và khu vực
dịch vụ (từ 21,8% lên 24,5%) giai đoạn 2000-2005.
- Sự chuyển dịch trên là do tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật và quá trình
24
đổi mới, nhưng chuyển dịch còn chậm.
b) cấu lao động theo thành phần kinh tế
- Phần lớn lao động nước ta làm ở khu vực ngoài nhà nước (88,9%, năm 2005).
- Tỉ trọng lao động khu vực nhà nước và ngoài nhà nước ít biến động (tăng, giảm nhẹ), tỉ
trọng lao động khu vực có vốn đầu tư nước ngoài thấp, nhưng có xu hướng tăng (từ 0,6%
năm 2000 lên 1,6% năm 2005).
c) Cơ cấu lao động phân theo thành thị và nông thôn
- Phần lớn lao động ở nông thôn (75% năm 2005)
- Tỉ trọng lao động nông thôn đang giảm (từ 79,9% năm 1996 còn 75% năm 2005).
- Tỉ trọng lao động thành thị đang tăng (từ 20,1% năm 1996 lên 25% năm 2005).
Những hạn chế trong việc sử dụng lao động ở nước ta
- Năng xuất lao động nước ta còn thấp so với thế giới.
- Phần lớn lao động có thu nhập thấp.
- Phân công lao động xã hội còn chậm chuyển biến.
- Chưa sử dụng hết thời gian lao động.
3. Vấn đề việc làm
- Việc làm là một vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta hiện nay.
- Mỗi năm nước ta tạo được gần 1 triệu việc làm mới, nhưng tình trạng thất nghiệp, thiếu
việc làm vẫn còn gay gắt:
+ Năm 2005 cả nước có 2,1% lao động thất nghiệp và 8,1% lao động thiếu việc làm.
+ Ở thành thị có 5,3% lao động thất nghiệp và 4,5% lao động thiếu việc làm.
+ Ở nông thôn có 1,1% lao động thất nghiệp và 9,3% lao động thiếu việc làm.
* Phương hướng giải quyết việc làm
+ Phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các vùng.
+ Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản.
+ Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất địa phương.
+ Đa dạng hóa các loại hình sản xuất, tăng cường hợp tác, liên kết kêu gọi vốn đầu tư
nước ngoài mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.
+ Mở rộng, đa dạng các loại hình đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.
+ Tăng cường xuất khẩu lao động.
Hoạt động 3. Tìm hiểu đặc điểm đô thị hóa
1. Mục tiêu:
* Kiến thức
- Trình bày được đặc điểm đô thị hoá ở Việt Nam
- Hiểu được sự phân bố mạng lưới đô thị ở nước ta.
25