Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

so sánh 3 giống cải ngọt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 16 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC
----**----

BÁO CÁO RÈN NGHỀ

SO SÁNH KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN
CỦA MỘT SỐ GIỐNG CẢI NGỌT(Brassica integrifolia)
TẠI THÀNH PHỐ PLEIKU TỈNH GIA LAI

SINH VIÊN THỰC HIỆN:
Bùi Thị Yến Nhi (
Ngô Thị Thanh Vân (
Trần Như Kiên (
Lê Thị Thúy Ngân (17113272)

Gia Lai, 16 tháng 07 năm 2019


MỤC LỤC


GIỚI THIỆU
Đặt vấn đề
Rau họ Cải (Brassicaceae) gồm bắp cải, súp lơ, su hào, củ cải, các loại cải không
cuốn… là một trong những loài rau được trồng nhiều nhất ở Việt Nam, trong đó cải
xanh (Brassica juncea L.) được trồng khá phổ biến do nhóm cải này có khả năng thích
ứng rộng, hiệu quả kinh tế cao. Vai trò của rau xanh nói chung và rau cải nói riêng đối
với sức khỏe con người được ví như “cơm không rau như đau không thuốc”. Theo tính
toán của các nhà dinh dưỡng nhu cầu rau bình quân hằng ngày của mỗi người cần 250


- 300g/ngày/người tức là 90 - 110kg/người/năm. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã
cảnh báo hằng năm trên toàn thế giới có khoảng 2,7 triệu ca tử vong do ăn thiếu rau
xanh (Lê Hồng Phúc, 2010).
Ngày nay khi đời sống ngày càng cao, dân số tăng nhanh nên nhu cầu sử dụng rau
ngày càng cao cả về số lượng lẫn chất lượng vì vậy việc nâng cao chất lượng là vấn đề
cấp bách trong ngành phát triển nông nghiệp đặc biệt là sản xuất rau an toàn . Một
trong những biện pháp quan trọng đầu tiên là phải tuyển chọn các giống cây trồng, vì
giống là yếu tố quyết định hàng đầu vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, có hàm lượng và
thành phần dinh dưỡng cao, khắc phục vấn đề mùa vụ, sâu bệnh và những khó khăn
khác đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất rau an toàn.
Cải xanh (Brasica juncea) là loại rau ăn lá được trồng phổ biến, quanh năm trên hầu
hết các loại đất ở miền Trung. Là một trong những loại cây trồng có giá trị dinh dưỡng,
kinh tế cao, thời gian sinh trưởng ngắn chủ yếu trồng ở vụ Đông Xuân và Xuân Hè.
Tuy nhiên hiện tại việc trồng cải xanh còn gặp nhiều khó khăn, năng suất phẩm chất
chưa cao, các giống mới có triển vọng thường đựơc quan tâm hàng đầu, tuy nhiên tuỳ
theo mỗi vùng sinh thái nhất định mà chúng ta phải lựa chọn giống mới cho phù hợp
với mỗi địa phương là vấn đề cần thiết và quan trọng nhằm phát huy hết tiềm năng sẵn
có của mỗi giống, góp phần nâng cao năng suất, cải thiện và nâng cao đời sống kinh tế
của người dân. Xuất phát từ những vấn đề đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
"So sánh khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống cải ngọt
(Brassica integrifolia) tại thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai".

1


Mục tiêu
Xác định giống cải ngọt cho khả năng sinh trưởng tốt, phù hợp với điều kiên khí hậu
tỉnh Gia Lai.
Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn thời gian: đề tài được thực hiện trong tháng 06/2019

- Giới hạn nội dung: xác định giống cải ngọt cho khả năng sinh trưởng tốt
- Giới hạn đối tượng: giống cải ngọt Ricotto 52 của công ty Én Vàng, giống cải ngọt
cọng xanh (43) của công ty Đại Địa và giống cải ngọt cọng xanh của công ty Thương
mại Xanh.
- Giới hạn phạm vi: đề tài được thực hiện tại Trường Đại học Nông lâm Thành phố
Hồ Chí Minh Phân hiệu Gia Lai.

2


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Nguồn gốc
Theo Viện sĩ N.I. Vavilop các loại củ cải trắng nhiệt đới, cải bắc thảo, cải trắng, cải
xanh phát sinh từ Trung Quốc. Cải bắp, cải bông, củ cải đỏ, củ cải trắng có nguồn gốc
phát sinh từ Trung tâm Địa Trung Hải (Trần Văn Minh và cs, 2006).
2. Đặc điểm thực vật học cây rau cải
Cây cải thuộc rễ chùm, phân nhánh. Bộ rễ ăn nông trên tầng đất màu, tập trung nhiều
nhất ở tầng đất 0 - 20 cm. Lá cải mọc đơn, không có lá kèm. Những lá dưới thường tập
trung, bẹ lá to, lá rất lớn. Bộ lá khá phát triển, lá to nhưng mỏng nên chịu hạn kém và
dễ bị sâu bệnh phá hại. Hoa cải có dạng chùm, không có lá bắc. Hoa nhỏ, đều , mẫu 2.
Đài hoa và tràng hoa đều 4, xếp xen kẻ nhau. Có 6 nhị trong đó 2 nhị ngoài có chỉ nhị
ngắn hơn 4 cái trong. Bộ nhị gồm 2 noãn dính bầu trên, một ô về sau có một vách ngăn
giả chia bầu thành 2 ô, mỗi ô có 2 hoặc nhiều noãn. Quả thuộc loại quả giác, hạt có
phôi lớn và cong, nghèo nội nhủ (Lê Thị Khánh, 2008).
3. Phân loại
Họ cải (Brassicaceae) có khoảng 375 chi và 3200 loài. Chi Brassica chứa khoảng 100
loài bao gồm cải dầu, cải bắp, súp lơ, bông cải xanh, cải bruxen, củ cải, cải mù tạt. Ở
nước ta họ cải có 6 chi và độ 20 loài. Căn cứ vào đặc điểm của cuống lá, phiến lá (kích
thước, hình dạng, màu sắc...các giống rau cải của nước ta hiện nay được phân thành 3

nhóm:
* Nhóm cải bẹ (Brassica campesris L.)
Nhóm cải bẹ còn gọi là nhóm cải dưa (chủ yếu để muối dưa). Nhóm cải này ưa nhiệt
độ thấp, chịu lạnh. Nhiệt độ thích hợp 15 - 220C do đó trồng thích hợp trong vụ Đông
Xuân. Đặc điểm nhóm cải bẹ là có bẹ lá to, dày, dòn, lá lớn. Năng suất của 1 cây có
thể 2 - 4 kg, thời gian sinh trưởng từ lúc gieo đến thu hoạch từ 120 - 160 ngày.
* Nhóm cải xanh/cải cay/cải canh (Brassica juncea L.)
3


Nhóm cải xanh có khả năng chịu được nóng và mưa to, nhóm cải này có khả năng
thích nghi rộng, thường được trồng quanh năm đặc biệt trong vụ Xuân Hè và vụ Thu
Đông. Cải xanh có cuống hơi tròn, nhỏ, ngắn. Phiến lá nhỏ và hẹp, bản lá mỏng, cây
thấp, nhỏ, lá có màu xanh vàng đến xanh đậm ăn có vị cay nên gọi là cải cay, dễ để
giống.
* Nhóm cải thìa/ cải trắng (Brassica chinensis L.)
Nhóm cải thìa có đặc điểm dễ phân biệt đó là hình lóng máng, màu trắng, phiến lá hơi
tròn, cây mọc gọn, có khả năng thích ứng rộng (10 - 270C) nên có thể trồng được
quanh năm. Nhóm này có thời gian sinh trưởng ngắn sau trồng 30 - 50 ngày có thể thu
hoạch, dễ để giống, có thể trồng xen, gieo lẫn các loại rau khác và cải xanh chống giáp
vụ rau (Lê Thị Khánh, 2008).
4. Giá trị dinh dưỡng của rau cải ngọt
Trong cải ngọt có chứa chất aibumin , chất đường, vitamnin B1 , axit bốc hơi, axit
pmic, coban, I ốt . Rễ và lá có chứa nhiều chất kiềm thúc đẩy sư tiêu hóa, thúc đẩy cơ
thể tiếp thu aibumin bảo vệ gan, chống mỡ trong gan, ngoài ra trong cải ngọt còn có
tác dụng thông lợi trượng vị, làm đỡ tức ngực, tiêu thực hạ khí,.. Có thể dùng để chữa
các chứng ho, táo bón, ăn nhiều cải còn còn có tác dụng ngăn ngừa bệnh trĩ, ung thư
gan ngoài ra còn giúp ruột tăng thải loại và hạ cholesterol máu

4



Chương 2
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm
Thí nghiệm được thực hiện tại Trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh
Phân hiệu Gia Lai trong tháng 06 năm 2019.
2 Vật liệu thí nghiệm
- Giống cải ngọt Ricotto 52 của công ty Én Vàng
- Giống cải ngọt cọng xanh (43) của công ty Đại Địa.
- Giống cải ngọt cọng xanh của công ty Thương mại Xanh.
3 Phương pháp thực hiện
- Quy mô thí nghiệm:
+ Diện tích ô thí nghiệm là 1 m2 (1 m x 1 m)
+ Diện tích thí nghiệm = 1 m2 x 3 NT x 3 LLL = 9 m2
+ Khoảng cách giữa các ô thí nghiệm là 30 cm, khoảng cách giữa các lần lặp lại là 50
cm.
- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên 1 yếu tố
với 3 lần lặp lại.
+ RICOTTO52: Giống cải ngọt Ricotto 52
+ CN43: Giống cải ngọt cọng xanh (43)
+ CNCX: Giống cải ngọt cọng xanh

5


Sơ đồ bố trí thí ngiệm:
Rep 1

Rep 2


Rep 3

CN43

CN43

CNCX

CNCX

RICOTTO52

CN43

RICOTTO52

CNCX

RICOTTO52

Hình 1.Sơ đồ bố trí thí nghiệm
- Chỉ tiêu theo dõi: đánh giá thí nghiệm sau 1 tháng, số liệu được theo dõi 7 ngày/lần.
+ Chiều cao cây (cm): Đo từ gốc sát mặt đất tới đỉnh lá cao nhất.
+ Số lá (lá/cây): Lá được tính khi thấy rõ phiến và cuống lá.
+ Chiều dài lá (cm): Đo từ gốc bẹ lá tới đỉnh lá.
+ Chiều rộng lá (cm): Đo tại điểm lá có chiều rộng lớn nhất.
4 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được tổng hợp, tính toán bằng phần mềm Microsoft Office Excel và phân
tích thống kê bằng phần mềm SAS 9.1



Chương 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Chiều cao cây
Bảng 1. Chiều cao cây (cm) của 3 giống rau cải ngọt
Giống
Ricotto52
CN43
CNCX

23
16.7
15.7
20.0

Ngày sau gieo
28
33
21.6
28.5
17.9
22.3
25.2
30.9

38
26.7
23.8
34.6


Trung bình
23.7b
20.3b
28.0a

Ghi chú: Đơn vị tính: cm. Ký tự khác nhau theo sau mỗi giá trị trung bình là cho biết sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê.

Kết quả ở Bảng 1 cho thấy chiều cao cây giữa 2 giống Ricotto52 và CN43 khác biệt
không có ý nghĩa nhưng đều khác nhau có ý nghĩa đối với giống CNCX.
3.2 Chiều dài lá
Bảng 2. Chiều dài lá (cm) của 3 giống rau cải ngọt
Giống
Ricotto52
CN43
CNCX

23
7.3
7.3
8.5

Ngày sau gieo
28
33
9.4
13.3
8.5
10.2

10.0
12.8

38
10.6
10.3
13.0

Trung bình
10.6a
10.3a
9.8a

Ghi chú: Đơn vị tính: cm. Ký tự khác nhau theo sau mỗi giá trị trung bình là cho biết sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Kết quả ở Bảng 2 cho thấy chiều dài lá giữa 3 giống khác biệt không có ý nghĩa.
3.3 Chiều rộng lá
Bảng 3. Chiều rộng lá (cm) của 3 giống rau cải ngọt
Giống
Ricotto52
CN43
CNCX

23
4.9
4.9
5.5

Ngày sau gieo

28
33
6.1
7.6
5.8
6.6
7.7
8.4

38
7.0
6.9
8.3

Trung bình
6.9a
7.0a
6.3a

Ghi chú: Đơn vị tính: cm. Ký tự khác nhau theo sau mỗi giá trị trung bình là cho biết sự khác


biệt có ý nghĩa thống kê.

Kết quả ở Bảng 3 cho thấy chiều rộng lá giữa 3 giống khác biệt không có ý nghĩa.
3.4 Số lá
Bảng 4. Số lá của 3 giống rau cải ngọt
Giống
Ricotto52
CN43

CNCX

23
4
4
5

Ngày sau gieo
28
33
4
5
4
4
5
5

38
6
6
6

Trung bình
5a
5a
5a

Ghi chú: Đơn vị tính: cm. Ký tự khác nhau theo sau mỗi giá trị trung bình là cho biết sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê.


Kết quả ở Bảng 4 cho thấy số lá giữa 3 giống khác biệt không có ý nghĩa.
3.5 Năng suất
Bảng 5. Năng suất thực tế và năng suất lí thuyết (tấn/ha) của 3 giống rau cải ngọt
Giống
Ricotto52
CN43
CNCX

NSLT
7.8
6.3
8.1

NSTT
7.8
6.4
8.1


Chương 4
KẾT LUẬN
Cả 3 giống đều cho khả năng sinh trưởng tốt và phù hợp với điều kiện thời tiết tỉnh Gia Lai.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Văn Minh, Lê Tiến Dũng (2006). Giáo trình giống và cây trồng. Nhà
xuất bản Đại học Huế.
2. Lê Thị Khánh (2008). Giáo trình Cây rau Đại học Huế.



PHỤ LỤC
- Một số hình ảnh từ quá trình thực tập

Hình 1: 3 loại giống thí nghiệm

Hình 2: Toàn cảnh khu thí nghiệm

Hình 3: Hình dạng cây sau khi thu hoạch


Hình 4: Toàn cảnh thí nghiệm 7 NSG
- Một số kết quả xử lý thống kê
A: Ricotto52

B: CN43

C: CNCX

+ Chiều cao cây
Source

DF

Sum of Squares

Mean Square F Value Pr > F

Model

4


464.6115556

116.1528889

Error

40

516.3208889

12.9080222

Source

DF

Type I SS

LLL

2

12.7097778

6.3548889

NT

2


451.9017778

225.9508889

Alpha

9.00 <.0001

Mean Square F Value Pr > F
0.49 0.6149
17.50 <.0001

0.01

Duncan Grouping

Mean

A

28.067

15 C

B

23.767

15 A


B

20.320

15 B

N NT

+ Chiều dài lá
Source
Model
Error

DF

Sum of Squares

Mean Square F Value Pr > F

4

34.19288889

8.54822222

40

50.88355556


1.27208889

6.72 0.0003


Source

DF

Type I SS

LLL

2

29.06711111

14.53355556

NT

2

5.12577778

2.56288889

Alpha

Mean Square F Value Pr > F

11.42 0.0001
2.01 0.1467

0.01

Error Degrees of Freedom
Error Mean Square
Duncan Grouping

40

1.272089

Mean

N NT

A

10.6200

15 A

A

10.3733

15 B

A


9.8133

15 C

+ Chiều rộng lá
Sum of
Source

DF

Squares

Model

4

19.57822222

4.89455556

Error

40

21.01422222

0.52535556

Source


DF

LLL

2

15.83244444

NT

2

3.74577778

Mean Square F Value Pr > F

Type I SS

Alpha

Mean Square F Value Pr > F
7.91622222
1.87288889

0.01

Error Degrees of Freedom
Error Mean Square
Duncan Grouping


Mean

7.0000

15 B

A

6.9067

15 A

A

6.3467

15 C

Sum of

40

0.525356

A

+ Số lá

9.32 <.0001


N NT

15.07 <.0001
3.56 0.0376


Source

DF

Model

4

5.95555556

1.48888889

40

19.02222222

0.47555556

Error

Squares

Mean Square F Value Pr > F


Type I SS

3.13 0.0248

Source

DF

LLL

2

2.97777778

1.48888889

3.13 0.0545

NT

2

2.97777778

1.48888889

3.13 0.0545

Alpha


Mean Square F Value Pr > F

0.01

Error Degrees of Freedom
Error Mean Square
Duncan Grouping

40

0.475556

Mean

A

5.3333

15 B

A

4.8667

15 A

A

4.7333


15 C

N NT



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×