Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Phát triển ngành công nghiệp điện tử của Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 107 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

HOÀNG THU MAI

PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ
CỦA THÁI LAN VÀ HÀM Ý CHO VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

Hà Nội – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

HOÀNG THU MAI

PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ
CỦA THÁI LAN VÀ HÀM Ý CHO VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 01 06
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN XUÂN THIÊN
XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ



HƢỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

PGS.TS Nguyễn Xuân Thiên

PGS.TS Hà Văn Hội

Hà Nội – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, chƣa đƣợc
công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của ngƣời khác. Việc sử
dụng kết quả, trích dẫn tài liệu của ngƣời khác đảm bảo theo đúng quy định.
Các nội dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin đƣợc
đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trên web theo danh mục tài liệu tham
khảo của luận văn.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả

Hoàng Thu Mai



LỜI CÁM ƠN

Để hoàn thành đề tài này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tác giả đã
nhận đƣợc sự giúp đỡ, hƣớng dẫn tận tình của các thầy, cô giáo.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới các quý thầy cô giáo Đại học Kinh tế - Đại
học quốc gia Hà Nội đã có những ý kiến đóng góp giúp tác giả hoàn thành khoá
luận này, đặc biệt tác giả xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất
tới PGS.TS. Nguyễn Xuân Thiên, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tác giả
trong quá trình thực hiện đề tài này.
Do nhận thức và thời gian nghiên cứu có hạn chế nên trong khuôn khổ
đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận
đƣợc sự góp ý chỉ bảo của các thầy cô giáo để đề tài nghiên cứu này đƣợc
hoàn thiện hơn.
Tác giả

Hoàng Thu Mai


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................. iii
DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................... iv
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ .... 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................ 5
1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển ngành công
nghiệp của Thái Lan ................................................................................. 5
1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển ngành công
nghiệp điện tử của Thái Lan ..................................................................... 7

1.2. Khoảng trống rút ra từ tổng quan và vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu .... 9
1.2.1. Khoảng trống rút ra từ tổng quan................................................... 9
1.2.2. Vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ....................................................... 9
1.3. Cơ sở lý luận chung về phát triển ngành công nghiệp điện tử............. 10
1.3.1. Khái quát về ngành công nghiệp điện tử ...................................... 10
1.3.2. Vai trò của ngành công nghiệp điện tử trong quá trình công
nghiệp hóa của các nước. ....................................................................... 16
1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến ngành công nghiệp điện tử trong bối
cảnh hiện nay .......................................................................................... 21
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 28
2.1. Phƣơng pháp luận và cách tiếp cận ...................................................... 28
2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................. 28
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu....................................... 28
2.2.2. Phương pháp so sánh .................................................................... 29


2.2.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp ............................................. 30
2.2.4. Phương pháp SWOT ..................................................................... 31
2.3. Nguồn số liệu ....................................................................................... 31
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP
ĐIỆN TỬ CỦA THÁI LAN ........................................................................... 32
3.1. Tổng quan về ngành công nghiệp điện tử của Thái Lan ...................... 32
3.1.1. Lịch sử phát triển của ngành công nghiệp điện tử của Thái Lan . 32
3.1.2. Tiềm năng và lợi thế phát triển ..................................................... 40
3.2. Thực trạng ngành công nghiệp điện tử của Thái Lan .......................... 43
3.2.1. Chính sách phát triển ngành công nghiệp điện tử của Thái Lan . 43
3.2.2. Đặc điểm phát triển ngành công nghiệp điện tử của Thái Lan .... 51
3.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến ngành công nghiệp điện tử của Thái Lan .. 59
3.3.1. Cơ chế chính sách của Chính phủ ................................................ 59
3.3.2. Chính sách chuyển giao công nghệ của các công ty TNC ............ 59

3.3.3. Hoạt động R&D ............................................................................ 61
3.3.4. Nguồn nhân lực ............................................................................. 62
3.4. Đánh giá chung từ việc phát triển của ngành công nghiệp điện tử của
Thái Lan ...................................................................................................... 63
3.4.1. Những mặt thành công .................................................................. 63
3.4.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân ............................................. 66
CHƢƠNG 4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH
CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ CỦA VIỆT NAM TỪ KINH NGHIỆM CỦA
THÁI LAN ...................................................................................................... 68
4.1. Thực trạng ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam ......................... 68
4.1.1. Tình hình chung ............................................................................ 68
4.1.2. Cơ cấu hàng hóa ........................................................................... 75
4.1.3. Chính sách phát triển .................................................................... 77


4.2. Định hƣớng phát triển của ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam 78
4.2.1. Mục tiêu hướng tới ........................................................................ 78
4.2.2. Định hướng ................................................................................... 80
4.3. Một số gợi ý giải pháp phát triển ngành công nghiệp điện tử của Việt
Nam từ kinh nghiệm của Thái Lan ............................................................. 82
4.3.1. Giải pháp từ phía Nhà nước ......................................................... 82
4.3.2. Giải pháp từ phía Doanh nghiệp Việt Nam .................................. 88
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 93


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Việt

STT

1
2
3
4

Ký hiệu
CNĐT
CNHT
CNTT
TV

Nguyên nghĩa
Công nghệ điện tử
Công nghiệp hỗ trợ
Công nghệ thông tin
Ti vi

Tiếng Anh

STT

Ký hiệu

Phiên âm
The Asian Development
Bank
ASEAN Economic
Community

1


ADP

2

AEC

3

AFTA

ASEAN Free Trade Area

4

AR

Augmented reality

5

ASEAN

6

BOI

Asociation of South East
Asian Nations
Board of Investment


7

FDI

Foreign Direct Investment

8

GDP

9

GSP

10

IC

11

ICTs

Gross Domestic Product
General System of
Preference
Intergrated circuit
Information and
Communication
Techonology


12

IoT

Internet of Things

JEITA

Japan Electronics and
Information Technology
Industries Association

13

i

Nguyên nghĩa
Ngân hàng Châu Á
Cộng đồng kinh tế
ASEAN
Hiệp định thƣơng mại tự
do AFTA
Công nghệ thực tế tăng
cƣờng
Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á
Ủy ban Đầu tƣ
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc
ngoài

Tổng sản phẩm quốc nội
Hệ thông ƣu đãi Tổng quát
của Hoa Kỳ
Mạch tích hợp bán dẫn
Công nghệ thông tin và
truyền thông
Công nghệ Internet vạn
vật
Hiệp hội Công nghiệp điện
tử và Công nghệ thông tin
Nhật Bản


14

LCD

15

NECTEC

16

NESDP

17

NITC

18

19
20
21
22
23
24
25
26
27

28
29
30

Liquid crystal Display
National Electronics and
Computer Technology
Center
National Economic and
Social Development Plan

National Information
Technology Center
National Science and
NSTDA
Technology Development
Agency
Official Development
ODA
Assistance

Research and
R&D
Development
Radio Frequency
RFID
Indentification
Semiconductor and
SEIPI
Electronics Industries in
the Philippines
SEZ
Special economic zone
Strong - Weaknesses SWOT
Opportunities - Threats
Thai Microelectronics
TMEC
Center
Transnational
TNCs
Corporations
Trade-Related Aspects of
TRIPS
Intellectual Property
Rights
United Nations
UNCTAD Conference on Trade and
Development
Vietnam Development
VDF
Forum

VR
Vitural reality

ii

Màn hình tinh thể lỏng
Trung tâm Công nghệ điện
tử và máy tính quốc gia
Kế hoạch phát triển kinh tế
và xã hội quốc gia
Trung tâm Công nghệ
thông tin quốc gia
Cơ quan Phát triển khoa
học và công nghệ quốc gia
Hỗ trợ phát triển chính
thức
Nghiên cứu và phát triển
Công nghệ nhận dạng đối
tƣợng bằng sóng vô tuyến
Hiệp hội ngành công
nghiệp điện tử và bán dẫn
Philippines
Khu kinh tế đặc biệt
Điểm mạnh - Điểm yếu Cơ hội - Thách thức
Trung tâm điện tử Thái
Lan
Công ty xuyên quốc gia
Hiệp định về các khía cạnh
liên quan đến thƣơng mại
của quyền sở hữu trí tuệ

Hội nghị Liên hiệp quốc
về thƣơng mại và phát
triển
Diên đàn phát triển Việt
Nam
Công nghệ thực tế ảo


DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT
1

Bảng
Báng 3.1

Nội dung

Trang

Các chỉ tiêu thành công về ngành CNTT của Thái Lan

36

Kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng mạch tích
2

Bảng 3.2.

hợp điện tử của Thái Lan từ năm 2015 đến hết


55

tháng 7/2018
3

Bảng 3.3

Dòng vốn FDI của các nƣớc và các ngành vào Thái
Lan năm 2016

iii

57


DANH MỤC HÌNH VẼ
STT

Hình

1

Hình 1.1

Nội dung
Sản lƣợng sản phẩm CNTT và điện tử của Nhật bản
và toàn cầu giai đoạn 2006 – 2017 (dự báo)

Trang

15

Cơ cấu sản xuất trong ngành công nghiệp IT và
2

Hình 1.2

điện tử toàn cầu giai đoan từ năm 2006 đến năm

16

2016 (dựa vào dự báo theo báo cáo của JEITA)
3

Hình 1.3

4

Hình 3.1

5

Hình 3.2

6

Hình 3.3

7


Hình 3.4

Tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam từ
năm 2006-2015
Xuất khẩu ổ đĩa cứng của Thái Lan từ năm 2013
đến 2016
Giá trị xuất khẩu của hàng điện tử Thái Lan năm
2016
Kim ngạch xuất nhập khẩu của ngành điện tử Thái
lan giai đoạn từ năm 2010 - 2014
Các thị trƣờng chính của sản phẩm điện tử Thái
Lan năm 2014

20

39

52

53

54

Số lƣợng các nhà sản xuất chia tách theo phân
8

Hình 3.5

ngành công nghiệp điện – điện tử Thái Lan tháng


58

9/2016
9

Hình 3.6

10

Hình 4.1

Số lƣợng lao động sử dụng trong các phân ngành
công nghiệp điện – điện tử tính đến tháng 9/2016
Xuất khẩu một số mặt hàng đồ điện tử điện gia
dụng của Việt Nam năm 2017
iv

58

75


STT

Hình

11

Hình 4.2


Nội dung
Tổng kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện
của Việt Nam giai đoạn từ 2011 – 2017

Trang

76

Tổng kim ngạch xuất khẩu máy tính, sản phẩm điện
12

Hình 4.3

tử và linh kiện của Việt Nam giai đoạn từ 2010 –
2017

v

77


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hội nhập kinh tế khu vực ở Đông Nam Á nói chung đã có sự phát triển
nhanh chóng kể từ cuối những năm 1990 với rất nhiều khu vực thƣơng mại tự
do, song phƣơng và đa phƣơng hình thành giữa các quốc gia thành viên với
nhau cũng nhƣ với các nền kinh tế nằm ngoài khu vực.
Không nằm ngoài xu hƣớng đó, Việt Nam là quốc gia luôn đẩy mạnh
hợp tác với các nền kinh tế, các tổ chức và khu vực kinh tế lớn bằng chủ
trƣơng và chính sách cụ thể. Nhƣng đâu đó ở Việt Nam vẫn còn những hạn

chế nhất định trong việc phát triển các ngành công nghiệp nhất là khi nhìn
sang Thái Lan – quốc gia láng giềng có nhiều nét tƣơng đồng về vị trí địa lý,
văn hóa và con ngƣời nhƣng đang là nƣớc đứng đầu ASEAN về phát triển các
ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) phục vụ cho nhu cầu sản xuất của các
doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI). Điều này đã biến Thái
Lan thành cứ điểm sản xuất nhiều mặt hàng xuất khẩu nhƣ ô tô, xe máy, hàng
điện tử, điện lạnh, điện gia dụng… của các công ty đa quốc gia.
Từ một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp cách đây hơn 50 năm, Thái
Lan đã trở thành trung tâm sản xuất và xuất khẩu chủ chốt của thế giới. Nhắc
đến Thái Lan, ngƣời ta nghĩ ngay đến công nghiệp xe hơi, ngành công nghiệp
chế tạo hàng đầu của nƣớc này nhƣng không chỉ công nghiệp ôtô, ngành công
nghiệp điện tử của Thái Lan cũng rất phát triển. Nƣớc này hiện là một trọng
những nhà sản xuất ổ cứng lớn nhất thế giới, cung cấp tới 30% sản lƣợng cho
thị trƣờng toàn cầu [The Office of Industrial Economics, 2015]. Trƣớc năm
1960, công nghiệp Thái Lan khá manh mún, chủ yếu là các xí nghiệp tƣ nhân
nhỏ và một số công ty quốc doanh cỡ vừa. Thế nhƣng, sau năm 1960, Thái
Lan đã thay đổi về tầm nhìn lẫn chính sách tăng trƣởng. Nƣớc này chuyển
sang đầu tƣ nhiều vốn và kỹ thuật cao thay cho lao động giá rẻ. Họ không sử

1


dụng chiến lƣợc sản xuất thay thế hàng nhập khẩu nữa, mà hƣớng đến xuất
khẩu. Chính vì vậy, khi so sánh nền kinh tế dựa vào nông nghiệp của Thái
Lan cách đây hơn 50 năm, sự phát triển này quả là khá ấn tƣợng.
Nhìn lại Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI trong
ngành công nghiệp điện tử, điển hình là sự xuất hiện của các nhà máy có quy
mô lớn nhƣ Samsung, LG, Foxcon, Intel… song nƣớc ta cũng đang vấp phải
không ít thách thức nhƣ công nghiệp điện tử mới dừng ở mức độ gia công,
doanh nghiệp điện tử trong nƣớc chƣa đóng góp nhiều trong chuỗi cung ứng

hàng điện tử dù tiềm lực vẫn phát triển rất lớn. Hiện nay, Việt Nam đang là
nƣớc xuất khẩu sản phẩm điện tử lớn thứ 12 trên thế giới, tuy nhiên 95%
trong tổng kim ngạch xuất khẩu lại hoàn toàn do doanh nghiệp FDI nắm giữ,
các doanh nghiệp trong nƣớc chƣa đƣợc quan tâm chú trọng nhiều. Điều đó
cho thấy, vai trò của DN trong nƣớc rất mờ nhạt, thiếu sức sống. Trong khi
chủ lực xuất khẩu điện tử vẫn là các DN nƣớc ngoài, còn phần lớn DN nội
vẫn chủ yếu tham gia vào công đoạn lắp ráp, cung cấp dịch vụ và linh kiện
đơn giản nên giá trị gia tăng thấp, thiếu sức cạnh tranh hoặc thiếu định hƣớng
chiến lƣợc rõ ràng. Do vậy ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam vẫn còn
bị đè nặng bởi câu nói “Có tiếng mà không có miếng”.
Thái Lan đƣợc biết đến với năng lực công nghiệp đẳng cấp thế giới với
quy trình sản xuất hiệu quả, lao động cạnh tranh và chuyên môn vững chắc.
Vậy lịch sử ngành công nghiệp điện tử Thái Lan bắt đầu nhƣ thế nào? Họ đã
có những chính sách gì thúc đẩy ngành công nghiệp điện tử phát triển nhanh?
Việt Nam có thể rút ra đƣợc bài học gì từ những kinh nghiệm đi trƣớc của
Thái Lan? Xuất phát từ những vấn đề đặt ra ở trên tôi chọn đề tài “PHÁT
TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ Ở THÁI LAN VÀ HÀM Ý
CHO VIỆT NAM” làm đề tài luận văn Thạc sỹ Kinh tế, chuyên ngành Kinh
tế quốc tế của mình.

2


2. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng phát triển ngành công nghiệp điện tử của Thái Lan thời gian
qua diễn ra nhƣ thế nào?
- Chính phủ Thái Lan đã có những chính sách gì giúp ngành công nghiệp
điện tử phát triển trong thời gian qua?
- Việt Nam có thể học tập đƣợc những kinh nghiệm gì của ngành công
nghiệp điện tử Thái Lan?

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về ngành công nghiệp điện tử của
Thái Lan, đề tại “Phát triển ngành công nghiệp điện tử của Thái Lan và
hàm ý cho Việt Nam” nhằm mục đích: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận
về ngành công nghiệp điện tử, tìm hiểu thực tiễn về phát triển ngành công
nghiệp điện tử ở Thái Lan, từ đó rút ra kinh nghiệm và những gợi ý nhằm
phát triển ngành công nghiệp điện tử tại Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tổng quát hóa lý thuyết về ngành công nghiệp điện tử
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng quá trình phát triển ngành công
nghiệp điện tử của Thái Lan; chỉ rõ ra những thuận lợi, khó khăn với điều
kiện thực tế của Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao tính cạnh tranh của ngành điện tử
của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Ngành công nghiệp điện tử của Thái Lan và ngành công nghiệp điện tử
của Việt Nam: Thực trạng phát triển và những chính sách liên quan.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:

3


- Không gian: Ngành công nghiệp điện tử của Thái Lan và Việt Nam
- Thời gian: Giai đoạn 1960 đến 2017
- Nội dung: Thực trạng phát triển ngành, chính sách phát triển ngành
công nghiệp điện tử của Thái Lan và Việt Nam
Luận văn tập trung nghiên cứu ngành công nghiệp điện tử của nƣớc cụ
thể là Thái Lan. Lý do học viên chọn quốc gia này: Thái Lan nằm trong khu

vực Châu Á, hẹp hơn nữa là khu vực Đông Nam Á và một nƣớc láng giềng
với Việt Nam; là một nƣớc có ngành công nghiệp điện tử phát triển mạnh mẽ,
là nền kinh tế đáng để Việt Nam học hỏi kinh nghiệm phát triển.
5. Những đóng góp mới của luận văn
- Nghiên cứu khái quát và tổng hợp những chính sách phát triển ngành
công nghiệp điện tử của Thái Lan.
- Đánh giá rõ thực tiễn phát triển công nghiệp điện tử tại Thái Lan.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển công nghiệp điện tử cho Việt Nam.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung đƣợc
chia thành 4 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1 : Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về phát triển
ngành công nghiệp điện tử.
Chƣơng 2 : Phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 3 : Thực trạng phát triển ngành công nghiệp điện tử của Thái Lan.
Chƣơng 4 : Đề xuất một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp điện tử
của Việt Nam từ kinh nghiệm của Thái Lan.

4


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển ngành công
nghiệp của Thái Lan
Ngành công nghiệp luôn là một bộ phận của nền kinh tế, là một ngành
quan trọng sản xuất hàng hóa vật chất phục vụ trong nhu cầu tiêu dùng và các
hoạt động khác của xã hội. Có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài
nƣớc liên quan đến chủ đề về ngành công nghiệp của Thái Lan, đó là:

“Thailand’s industrialization and its consequences” – GS.TS Medhi
Krongkaew (1995), Nhà xuất bản Macmillan Press Ltd, Thái Lan: Nội dung
của cuốn sách đề cập đến tác động của quá trình công nghiệp hóa của Thái
Lan trong tất cả các lĩnh vực ngành kinh tế của Thái Lan. Tác giá mới chỉ giới
hạn đến quá trình công nghiệp hóa của những năm 1990 nên các dữ liệu,
thông tin chƣa đƣợc cập nhật.
“Thailand industrialization and economic catch - up” – Ngân hàng phát
triển Châu Á ADP (2015): Bản báo cáo này đƣợc thực hiện nhằm xác định
những trở ngại chính đối với Thái Lan khi đang chuyển mình sang nền kinh tế
công nghiệp và phát triển dịch vụ hiện đại. Nghiên cứu này cũng đƣa ra nhiều
số liệu liên quan đến việc phát triển công nghiệp của Thái Lan trong giai đoạn
từ đầu những năm 1990 đến 2013 – 2015 làm nổi bật đƣợc lợi thế so sánh của
quốc gia này với nền sản xuất công nghiệp. Báo cáo này cũng đƣa ra những
đề xuất chính sách, giải pháp nhằm giúp Thái Lan tiếp tục có sự chuyển đổi
lớn trong gia đoạn tới.
Luận án tiến sĩ của tác giả Lê Thanh Bình với đề tài “Công nghiệp hóa
hướng về xuất khẩu của Thái Lan, kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào

5


Việt Nam”, 2010, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội: Nghiên cứu này khái
quát cơ sở lý luận về công nghiệp hóa định hƣớng xuất khẩu cũng nhƣ nêu ra
quá trình công nghiệp hóa tại Thái Lan. Luận văn này cũng đƣa ra những
điểm bất cập và kinh nghiệm thành công trong chính sách hoạch định phát
triển ngành công nghiệp tại Thái Lan, nêu đƣợc những điểm tƣơng đồng và
khác biệt giữa nền kinh tế Thái Lan và Việt Nam, từ đó gợi ý khả năng vận
dụng kinh nghiệm của Thái Lan trong bối cảnh thực tiễn của Việt Nam.
Kenichi Ohno (2006), “Hoạch định chính sách công nghiệp ở Thái Lan,
Malaysia và Nhật Bản – Bài học kinh nghiệm cho các nhà hoạch định chính

sách Việt Nam”, Diễn đàn Phát triển Việt Nam VDF, Nhà xuất bản Lao động
xã hội, Hà Nội: Ấn phẩm nghiên cứu thực hiện dƣới sự chủ trì của Dự án
nghiên cứu chính sách Diễn đàn phát triển Việt Nam hợp tác giữa Viện
nghiên cứu chính sách Tokyo và trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, do
chính phủ Nhật Bản tài trợ. Nghiên cứu này đƣa ra chính sách công nghiệp
của 3 nƣớc trong đó có Thái Lan là một nƣớc đang phát triển bên cạnh quốc
gia phát triển nhƣ Nhật Bản. Báo cáo này chủ yếu thu thập những văn bản
chính sách công nghiệp nói chung và tìm hiểu về cách thức xây dựng, thực
hiện, điều chỉnh chính sách. Từ đó đƣa ra những gợi ý cho các nhà hoạch định
chính sách của Việt Nam trong các ngành công nghiệp nói chung.
Bài viết của 2 tác giả TS. Lê Xuân Sang, Th.S Nguyễn Thị Thu Huyền
với chủ đề “Chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ: Lý luận, thực
tiễn và định hướng cho Việt Nam”, Tháng 12/2011, Viện nghiên cứu Quản lý
kinh tế trung ƣơng: Nghiên cứu này bàn luận về một số vấn đề lý luận, thực
tiễn quốc tế trong hoạch định chính sách thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ trên thế
giới và trong nƣớc. Phần thứ hai của bài viết cũng nêu ra kinh nghiệm quốc tế
trong phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, trong đó có Thái Lan. Các chính

6


sách thu hút đầu tƣ trong ngành công nghiệp hỗ trợ cũng là một gợi ý cho
Việt Nam học hỏi chuyên sâu phù hợp với thực trạng nền kinh tế của mình.
Các công trình nghiên cứu nói trên phần nào có một cái nhìn tổng thể về
kinh tế Thái Lan nói chung cũng nhƣ ngành công nghiệp Thái Lan nói riêng.
Một số tác phẩm có nhắc đến Việt Nam nhƣ một nền kinh tế có nhiều nét
tƣơng đồng, có thể vận dụng những kinh nghiệm chính sách của Thái Lan cho
nền kinh tế Việt Nam cũng nhƣ định hƣớng cho Việt Nam phát triển ngành
công nghiệp một cách toàn diện hơn.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển ngành công

nghiệp điện tử của Thái Lan
Ngành công nghiệp điện tử là một trong những ngành công nghiệp đƣợc
chú trọng hàng đầu trên thế giới và đƣợc các nƣớc quan tâm phát triển mạnh
mẽ vào nửa sau thế kỷ XX, đặc biệt là các nƣớc Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn
Quốc; gần với Việt Nam chúng ta có Thái Lan là một nƣớc có nền công
nghiệp điện tử phát triển mạnh mẽ và đáng để học hỏi. Bắt đầu phát triển
nhen nhóm từ những năm 60 của thế kỷ trƣớc, cho đến nay, Thái Lan đã là
một đất nƣớc có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất các sản phẩm điện tử, xuất
khẩu đi nhiều quốc gia và có chỗ đứng trên trƣờng quốc tế bởi chất lƣợng sản
phẩm tốt. Đã có một số cuộc hội thảo, một số công trình nghiên cứu và các
bài viết trên một số tạp chỉ có đề cập đến ngành công nghiệp này của Thái
Lan. Một vài nghiên cứu liên quan đến ngành công nghiệp điện tử của Thái
Lan và Việt Nam đƣợc thực hiện, cụ thể:
Báo cáo “A Case Study of the Electronics Industry in Thailand” thuộc
chuỗi nghiên cứu “Transfer of Technology for the Successful Integration into
the Global Economy”, 2005, UNCTAD: Nghiên cứu này đƣa ra những chính
sách chiến lƣợc của Thái Lan trong việc cạnh tranh quốc tế với ngành công
nghiệp điện tử đồng thời cũng đƣa ra những số liệu cụ thể phản ánh phát triển

7


ngành công nghiệp điện tử trong các giai đoạn phát triển kinh tế của Thái Lan.
Từ đó đƣa ra định hƣớng để xây dựng năng lực công nghệ tiến xa hơn nữa để
cạnh tranh hiệu quả trên toàn cầu.
“Developement of Asean Framework for trade negotiations – Electronics
Industry”, 2007, Semiconductor and Electronics Industries in the Philippines
(SEIPI). Nghiên cứu này tập trung vào khai thác các sáng kiến của ASEAN
trong hội nhập kinh tế thế giới đối với ngành công nghiệp điện tử. Bài viết cung
cấp các thông tin liên quan đến vị trí ngành công nghiệp điện tử của ASEAN

trong quá khứ, hiện tại (thời điểm đầu những năm 2000) và tƣơng lai, đồng thời
chia sẻ những định hƣớng chính sách chung của ASEAN qua các hội nghị,
chƣơng trình, diễn đàn. Ngành Công nghiệp điện tử của Thái Lan và Việt Nam
cũng đƣợc nhắc đến trong sự phát triển chung của ASEAN. Nghiên cứu này tập
trung khái quát cho toàn bộ khu vực ASEAN chứ không riêng một nƣớc nào, do
vậy Thái Lan và Việt Nam đã không đƣợc nghiên cứu sâu.
Báo cáo “Thailand Electrical and Electronics Industry”, 2015, Thailand
Board of Investment: Bản báo cáo này giới thiệu Thái Lan nhƣ một điểm đến
của ngành Công nghiệp điện – điện tử toàn cầu. Bài viết này đƣa ra các số
liệu ngắn gọn về ngành thiết bị điện gia dụng và ngành công nghiệp điện tử
trong giai đoạn từ năm 2010 – 2014, đƣa ra đƣợc lý do vì sao Thái Lan lại thu
hút đầu tƣ mạnh trong 2 lĩnh vƣc sản xuất này và đồng thời cũng nêu ra
những cơ hội mà Thái Lan có thể đạt đƣợc trong tƣơng lai với những sản
phẩm mang tính kỹ thuật cao.
Trần Thanh Thủy (2011), Báo cáo “Nghiên cứu đánh giá thực trạng và
đề xuất các giải pháp, chính sách phát triển ngành công nghiệp điện tử Việt
Nam trong giai đoạn đến năm 2020”, Viện nghiên cứu điện tử, tin học, tự
động hóa – Bộ Công Thƣơng, Hà Nội. Báo cáo này đánh giá chung về thực
trạng phát triển ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam trong bối cảnh toàn

8


cầu. Nghiên cứu cũng đƣa ra tình hình phát triển ngành công nghiệp điện tử
trên thế giới, đồng thời cũng nêu một số quốc gia có ngành công nghiệp điện
tử phát triển trong đó có Thái Lan.
1.2. Khoảng trống rút ra từ tổng quan và vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
1.2.1. Khoảng trống rút ra từ tổng quan
Các nghiên cứu trên đã hệ thống hóa đƣợc cơ sở lý luận về ngành công
nghiệp nói chung và công nghiệp điện tử nói riêng. Công nghiệp hóa tại Thái

Lan là chủ đề mà đƣợc nhiều ngƣời nghiên cứu bởi Thái Lan có những chính
sách và định hƣớng đúng đắn trong phát triển công nghiệp để đƣa nền kinh tế
đi lên. Trong các bài viết về ngành công nghiệp và công nghiệp hóa của Thái
Lan, chúng ta có thể nhìn thấy sự bao quát tổng thế, cái nhìn chung mà chƣa
phải là chi tiết cho từng ngành.
Các công trình nghiên cứu nói trên, chƣa có công trình nào nghiên cứu
sâu sắc đến chính sách thúc đẩy phát triển gắn liền với thực trạng của ngành
Công nghiệp điện tử Thái Lan.
Các đề tài liên quan đến ngành Công nghiệp này ở Việt Nam vẫn còn
khá mới mẻ. Đa số các tài liệu về ngành công nghiệp điện tử của Việt
Nam mới chỉ là những tin bài phản ánh tới tình hình và chính sách tức
thời chính phủ mà chƣa có những phân tích rõ ràng liên quan đến ngành
công nghiệp này.
1.2.2. Vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Luận văn này sẽ tiếp tục nghiên cứu về chính sách định hƣớng phát triển
của ngành Công nghiệp điện tử Thái Lan từ những năm 1960 cho đến giai
đoạn hiện tại, thu thập các số liệu liên quan về sự phát triển qua ngành điện tử
thông qua lĩnh vực xuất khẩu và đầu tƣ. Từ đó đánh giá ngành công nghiệp
điện tử của Thái Lan và rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

9


1.3. Cơ sở lý luận chung về phát triển ngành công nghiệp điện tử
1.3.1. Khái quát về ngành công nghiệp điện tử
Trong xã hội hiện đại ngày nay, đời sống không thể nào thiếu đƣợc các
thiết bị điện và điện tử. Các thiết bị này phổ biến ở khắp các hộ gia đình , trong
các thiết bị giải trí, trong nhà máy sản xuất và hay nói cách khác là tất cả mọi nơi
có con ngƣời sinh sống. Ngành công nghiệp điện tử, đặc biệt là thiết bị điện tử
tiêu dùng, xuất hiện trong thế kỷ XX, phát triển mạnh mẽ đến ngày nay và hiện

đã trở thành ngành công nghiệp toàn cầu trị giá hàng tỷ USD.
Trong 20 năm vừa qua, ngành Công nghiệp điện tử thế giới đã có những
thay đổi cơ bản mà điển hình nhất là việc hình thành mạng lƣới sản xuất hàng
điện tử mang tính toàn cầu với năng lực sản xuất tiên tiến phục vụ cho các hãng
điện tử lớn đã có thƣơng hiệu thế giới. Theo phƣơng thức sản xuất kiểu mạng lƣới
này, quá trình sản xuất sẽ phân chia ở nhiều công đoạn, bố trí mỗi công đoạn ở các
quốc gia khác nhau tùy theo yêu cầu và điều kiện cụ thể của quốc gia đó và tạo
thành chuỗi khép kín bao gồm nhà cung cấp linh kiện, nhà lắp ráp hoàn thiện sản
phẩm và nhà phân phối sản phẩm. Các hãng điện tử, tập đoàn tên tuổi, ông lớn
trong ngành công nghiệp điện tử đã giảm nhiều chi phí sản xuất và chi phí vận
chuyển nhờ có mạng lƣới này. Hiện nay mạng lƣới này đang phát triển khá mạnh
mẽ, nhất là ở khu vực Đông Á, các công ty điện tử hàng đầu thế giới hình thành
chuỗi giá trị hay chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành công nghiệp điện tử bao gồm
các hoạt động sản xuất kinh doanh từ nghiên cứu phát triển sản phẩm, thiết kế
mẫu mã đến sản xuất, tiếp thị, phân phối và dịch vụ sau bán hàng.
Ngành công nghiệp điện tử có những đặc thù sau đây:
- Có tính chuyên môn hóa sâu và toàn cầu hóa rộng
- Có tính cạnh tranh cao thông qua sự cạnh tranh khốc liệt trên toàn cầu
và cạnh trang về giá. Ngay cả những tập đoàn điện tử lớn trên thế giới cũng
phải đối mặt với việc mua lại và sáp nhập.

10


- Đòi hỏi phải có sự đổi mới liên tục. Đây là ngành công nghiệp gắn liền với
những sản phẩm công nghệ cao, có trí sáng tạo. Để tồn tại trên thị trƣờng với sức
cạnh tranh lớn, năng suất phải tăng lên liên tục trong khi chi phí cần phải cắt giảm.
Các doanh nghiệp thất bại trong việc cải tiến, đổi mới sản phẩm sẽ bị tụt hậu.
- Cần có sự đầu tƣ lớn và thƣờng xuyên. Hoạt động nghiên cứu và phát
triển R&D rất quan trọng trong ngành công nghiệp điện tử. Những tiến bộ

khoa học kỹ thuật trong công nghệ luôn cần có sự đầu tƣ lớn về tài chính. Các
doanh nghiệp luôn phải theo xu thế của thị trƣởng, nếu không chịu thay đổi và
đầu tƣ sẽ thụt lùi phía sau.
- Chịu áp lực lớn từ các nhà đầu tƣ. Các nhà đầu tƣ có nguồn tài chính
lớn sẽ rất khắt khe trong việc định hƣởng phát triển sản phẩm cũng nhƣ luôn
tìm kiếm lợi nhuận. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần tận dụng sự ủng hộ
của các nhà đầu tƣ. Bởi nếu thiếu sự ủng hộ các nhà đầu tƣ do quản lý yếu
kém hoặc đầu tƣ kém hiệu quả sẽ làm giảm giá cổ phiếu, tài chính không
thuận lợi hoặc thậm chí bị đánh bật khỏi thị trƣờng.
- Thị trƣờng sản phẩm điện tử phong phú với hàng chục ngàn đầu sản
phẩm khác nhau với quy trình sản xuất, xử lý và thiết kế mẫu mã khác nhau,
đặc biệt là các linh kiện bán dẫn.
- Giá trị gia tăng đang thay đổi, đang dịch chuyển sang công đoạn thiết
kế và xây dựng các chƣơng trình phần mềm, ứng dụng.
- Yêu cầu sự hỗ trợ mạnh mẽ của ngành công nghiệp hỗ trợ nội địa.
Công nghiệp hỗ trợ có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, là động lực
trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công
nghiệp điện tử.
Do có những đặc thù nêu trên mà ngành công nghiệp điện tử đòi hỏi phải
có công nghệ, thiết bị hiện đại và các sản phẩm sản xuất ra có một số đặc
điểm riêng so với các sản phẩm thuộc các ngành sản xuất khác, đó là:

11


- Các sản phẩm điện tử luôn luôn đòi hỏi mức độ cao hơn về tính năng
trải nghiệm nhƣng lại cần thấp hơn về giá thành.
- Sản phẩm có tính toàn cầu hóa cao.
- Đời sống sản phẩm rất ngắn dù ứng dụng dự phòng ở tầm thời gian rất
xa và phạm vi rất rộng.

- Sản phẩm ngành công nghiệp điện tử là kết quả tích hợp nhiều lĩnh vực
công nghệ cao, đặc biệt là sự hội tụ của công nghệ điện tử và CNTT trong các
sản phẩm điện tử thông minh, đa dịch vụ, chứa đựng kỹ thuật cao qua hoạt
động nghiên cứu và phát triển R&D; do vậy có giá trị cao.
Phân loại ngành công nghiệp điện tử:
- Máy tính (thiết bị công nghệ, phần mềm)
- Thiết bị điện tử (linh kiện điện tử, các tụ điện, các vi mạch,..)
- Điện tử tiêu dùng (ti vi màu, cát sét, đồ chơi điện tử, đầu đĩa..)
- Thiết bị viễn thông (máy fax, điện thoại..)
Xu hƣớng phát triển các sản phẩm trong ngành Công nghiệp điện tử
trên toàn cầu
- Gia công phần mềm thiết kế sản phẩm
Các nhà sản xuất thiết bị gốc đang ngày càng chuyển hƣớng sang thiết kế
và phát triển sản phẩm cho các đối tác của dịch vụ sản xuất điện tử. Thiết kế
sản phẩm, là một phần của thị trƣờng dịch vụ thiết kế chuyên biệt dự kiến sẽ
đạt 157 tỷ USD vào năm 2020, đang đƣợc thuê ngoài (out – sourcing) để
giảm tổng chi phí và chuyển từ chi phí cố định sang chi phí biến đổi. Các
công ty dịch vụ sản xuất điện tử đang cung cấp nhiều dịch vụ thiết kế cho các
tiểu bộ phận và các sản phẩm hoàn chỉnh. Các nhà sản xuất thiết bị gốc đang
hợp tác với các đối tác của dịch vụ sản xuất điện tử và chuyển sang các mô
hình mới nhƣ là sản xuất thiết kế chung và sản xuất thiết kế bên ngoài.
- Công nghệ thực tế ảo trong sản xuất điện tử

12


Xu hƣớng trong những năm gần đây, công nghệ thực tế ảo ngày càng có
bƣớc đột phá mới trong ngành công nghiệp điện tử. Công nghệ thực tế ảo
đang đƣợc các công ty sản xuất điện tử thông qua để nâng cao hiệu quả sản
xuất. Công nghệ này trong ngành công nghiệp sản xuất điện tử thƣờng đƣợc

gọi là thiết kế kỹ thuật số, mô phỏng và tích hợp. Công nghệ thực tế ảo cho
phép các công ty kiểm tra các vật thể thiết kế ở tất cả quy mô có thể tƣởng
tƣợng, do đó loại bỏ các khiếm khuyết trong sản phẩm ở giai đoạn thiết kế.
Thực tế ảo đang có tốc độ tăng trƣởng lớn với phạm vi triển khai lớn trong
giai đoạn dự báo.
- Công nghệ robot và tự động hóa
Nhiều công ty thiết bị điện tử đang sử dụng công nghệ robot và tự động
hóa để nâng cao hiệu suất nhà máy và năng suất. Cảm biến đƣợc sử dụng
trong máy móc thiết bị để truy cập, đồng bộ dữ liệu sản xuất nhằm nâng cao
hiệu quả và giảm sự cố có thể xảy ra. Theo một báo cáo của Tập đoàn tƣ vấn
Boston (BCG) vào năm 2016, sẽ có 1,2 triệu robot công nghiệp đƣợc triển
khai vào năm 2025, trong khi thiết bị điện tử dự kiến đạt 2,1 nghìn tỷ USD
vào năm 2020, do đó cho thấy sự gia tăng tự động hóa và ứng dụng công nghệ
robot để cải thiện năng suất và giảm chi phí sản xuất.
- Công nghệ kết nối internet IoT (Internet of things) trên các thiết bị gia
dụng thông minh
Các nhà sản xuất thiết bị gia dụng đang tích hợp các sản phẩm của họ
với công nghệ IoT để làm cho khách hàng cảm thấy thoải mái và tiện
lợi. Công nghệ Internet of Things là sự kết nối của các đối tƣợng vật lý và các
thiết bị đƣợc tích hợp với cảm biến và phần mềm cho phép chúng trao đổi và
thu thập dữ liệu. Các công nghệ chủ yếu cho phép các thiết bị gia đình thông
minh bao gồm Wi-Fi, Bluetooth Low Energy, hệ thống vi máy chủ và hệ
thống cơ điện vi.

13


×