Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

NGHIÊN cứu mối LIÊN QUAN DINH DƯỠNG, THỪA cân béo PHÌ và sâu RĂNG sớm ở TRẺ 36 71 THÁNG tại hà nội và HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP CAN THIỆP CỘNG ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (826.4 KB, 101 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thừa cân, béo phì và sâu răng là những bệnh mạn tính thường gặp ở trẻ
em, một vấn đề sức khỏe của trẻ em trên toàn thế giới cần được quan tâm, nó
không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ ngay tại
thời điểm trẻ đang mắc và cả trong tương lai ở tuổi thanh thiếu niên và trưởng
thành [1]. Trẻ thừa cân béo phì ở tuổi trước khi đến trường không chỉ dễ bị
béo phì khi trưởng thành mà còn rất khó khăn trong vấn đề điều trị [2]. Mất
răng sữa sớm trước tuổi thay răng, mất định hướng mọc răng vĩnh viễn, răng
mọc sai vị trí, răng mọc ngầm lạc chỗ, răng chen chúc ảnh hưởng đến khớp
cắn sau này [3].
Tổ chức y Tế thế giới đã xem thừa cân béo phì như là một bệnh dịch cần
được hành động kịp thời. Theo số liệu năm 2005 của Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO), có 20 triệu trẻ em dưới 5 tuổi thừa cân béo phì và con số này là 40
triệu vào năm 2011 [4]. Tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ em trên toàn thế giới theo
báo cáo East Mediterr Health J là từ 11,8 ddens 18%. Một vài nghiên cứu tại
Saudi Arabia đã báo cáo tỷ lệ thừa cân béo phì giao động từ 13,8% đến 23,3%
[5], [6], [7]. Xu hướng thừa cân béo phì còn tăng lên ở cả các nước phát triển
cũng như các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, năm 1995 tỷ lệ thừa cân
béo phì là không đáng kể, tuy nhiên năm 2000, điều tra tại một số thành phố
lớn cho thấy tỷ lệ thừa cân béo phì đã thay đổi. Tại Hà Nội tỷ lệ này ở học
sinh tiểu học là 10%, thành phố Hồ Chí Minh là 12% [2],[4]. Năm 2011 theo
báo cáo tình hình dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ dưới 5
tuổi tăng gấp 6 lần so với năm 2000.
Trong khi đó Tổ chức Y tế thế giới cũng xếp sâu răng là loại tai họa thứ
ba của loài người sau bênh ung thư và tim mạch [3]. Mặc dù có nhiều tiến bộ
trong nha khoa nhưng sâu răng sớm vẫn là một thách thức lớn. Sâu răng sớm


2


là mộ trong những bệnh nhiễm trùng mạn tính phổ biến nhát và khó kiểm
soát, điều trị ở trẻ em đặc trưng bởi sự xuất hiện sớm và tiến triển nhanh
chóng. Một số nghiên cứu tại Saudi Abria, tỷ lệ sâu răng sớm ở lứa tuổi trước
khi đến trường từ 56.7 - 80% với chỉ số dmft là 3,9 - 5 [8]. Tỷ lệ mắc sâu răng
sớm lên đến 42,6% ở trẻ 3 tuổi, 60,9% ở trẻ 5 tuổi tại Philipine theo nghiên
cứu của Carino KMG và cộng sự (2003) [9], 59% ở trẻ 6-60 tháng tuổi tại
Quchan theo Fatemeh Mazhari (2007) [10]. Theo thống kê của cục y tế dự
phòng cho thấy trên 80% học sinh tiểu học mắc các bệnh răng miệng, trên 50
học sinh trên 12 tuổi bị sâu răng. Đặc biệt đối với sâu răng ở trẻ trước tuổi đến
trường (sâu răng sớm ở trẻ từ 0 - 71 tháng) [3].Theo nghiên cứu của Đinh Thị
Trang năm 2014, tại một số trường mầm non thành phố Hà Nội, tỷ lệ sâu răng
sớm ở trể trước khi đến trường ở mức cao 66,3%, chỉ số dmft là 4,84, dmfs là
7,04. Các chỉ số này tăng theo độ tuổi, trong đó nhóm trẻ 48-59 tháng có mức
độ tổn thương nặng nhất được chẩn đoán là sâu răng sớm trầm trọng (với
dmft = 5,04) [11]. Cũng theo nghiên cứu Ngô khánh Linh, Hoàng Tử Hùng
(2016) tỷ lệ sâu răng sớm ở một số trường mầm mon thuộc thành phố Hồ Chí
Minh và Đà Nẵng báo cáo tỷ lệ sâu răng sớm là 74,4% [12].
Mối liên quan giữa thừa cân, béo phì và sâu răng đã được nhiều nhà
khoa học thực hiện với các phương pháp nghiên cứu khác nhau nhằm đánh
giá tỷ lệ sâu răng ở trẻ thừa cân béo phì, xem xét nguyên nhân gây nên thừa
cân, béo phì cũng như sâu răng ở. Tuy nhiên nhiều kết quả đã công bố cho
thấy vẫn còn nhiều tranh cãi, nhiều thách thức đối với các nhà khoa học về
mối liên quan này. Trẻ thừa cân béo phì thường có tỷ lệ sâu răng, hoặc có
nguy cơ sâu răng cao hơn so với những trẻ chỉ số BMI bình thường hoặc thấp
đã được báo cáo trong một số nghiên cứu [8],[13],[14],[15],[16],[17].
Katherine Davidson và công sự nghiên cứu trên 266 trẻ mầm non nhằm xác
định mối liên quan giữa chỉ số BMI và tình trạng sâu răng nghiêm trọng ở trẻ


3

trước khi đến trường, kết quả là 17,4% trẻ em thừa cân béo phì, tỷ lệ sâu răng
ở nhóm trẻ này là 39,7%, so với trẻ có mức BMI bình thường là 26,6% [18].
Costacurta M và cộng sự thực hiện một gnhieen cứu phân tích 96 trẻ từ 6 đến
11 tuổi, kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ em thừa cân, béo phì có chỉ số sâu
răng cao hơn nhóm trẻ có cân nặng bình thường. Tỷ lệ sâu răng mất trám
(dmft) ở hai nhóm trẻ có chỉ số BMI cao và bình thường tương ứng là:
2,5±0,54 và 1,4 ±0,38 với p =0,030, tỷ lệ DMFT tương ứng là 2,8 ±0,24 và
1,93 ±0,79 với p = 0,039 [19]. Ngược lại một số tác giả khẳng định không có
mối liên quan nào giữa thừa cân béo phì và sâu răng thể hiện qua kết quả
nghiên cứu tỷ lệ sâu răng không có sự khác biệt giữa các nhóm có BMI bình
thương hay cao hặc thấp hơn [20],[21],[22],[23]. Aluckal, Anzil K và cộng sự
cho rằng không chỉ trẻ thừa cân, béo phì mà cả những trẻ suy dinh dưỡng,
thấp còi đều có tỷ lệ sâu răng và chỉ số sâu răng mất trám cao hơn so với trẻ
có cân nặng bình thường [24]. Tỷ lệ sâu răng và chỉ số dmft ở trẻ em 3 - 6 tuổi
trong một nghiên cứu tại Ấn Độ của nhóm trẻ cân nặng thấp cao hơn so trẻ có
cân nặng bình thường và thừa cân béo phì [25]. Tác giả cho rằng căn bệnh suy
dinh dưỡng mạn tính ở trẻ em trong điều kiện kinh tế xã hội thấp, thiếu sự
chăm sóc y tế đặc biệt chăm sóc vệ sinh răng miệng là điều kiện thuận lơi cho
sâu răng ở nhóm đối tượng này.
Mặc dù cùng với sự tiến bộ của khoa học, sự phát triển của xã hội, đã hỗ
trợ rất nhiều cho trẻ trong vấn đề thừa cân béo phì và sâu răng. Tuy nhiên thừa
cân béo phì và sâu răng sẽ không tự ngừng tiến triển. Tình hình của trẻ sẽ xấu
và trở nên nghiêm trọng khó điều trị hơn đồng thời làm gia tăng chí trong việc
điều trị. Chi phí cho điều trị thừa cân, béo phì cũng như sâu răng ở tất cả các
nước trên thế giới là khá lớn. Ước tính chi phí để điều trị thừa cân béo phì và
hậu quả của nó chiếm khoảng 2% - 7% tổng chi tiêu y tế. Tại Mỹ chi phí điều
trị thừa cân béo phì và bệnh liên quan ở trẻ em tăng ba lần, tổng chi phí điều


4

trị tại bệnh viện trong những năm gần đây [1],[2], [4]. Thừa cân béo phì và
sâu răng đều có những nguyên nhân riêng như tăng năng lượng trong khẩu
phần ăn, giảm hoạt động thể lực gây nên thừa cân béo phì, thói quen vệ sinh
răng miệng, thói quen bú bình ở trẻ nhỏ… gây nên sâu răng.Trong khi có
nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh giữa thừa cân béo phì và sâu răng
có những nguyên nhân chung. Chế độ ăn nhiều đường, đặc biệt tinh bột kết
hợp với đường, sử dụng nước ngọt thường xuyên trong một thời gian dài [26],
[27],[28],[29]. J Max Goodson nghiên cứu 463 học sinh từ 13 đến 15 tuổi,
18.6% thừa cân và 3,5% béo phì. Có sự khác biệt rõ rệt về tình trạng sâu răng,
chỉ số DMFT với tần suất sử dụng đường giữa các nhóm BMI. Học sinh thừa
cân, béo phì bị sâu răng nhiều hơn học sinh bình thường cũng có thói quen sử
dụng đường dưới nước ngọt với tần suất nhiều hơn 1 lần trong ngày [27].
Thói quen ăn vặt, ăn nhiều lần trong ngày, ăn bánh ngọt không làm giảm tổng
năng lượng trong ngày đồng thời cũng làm tăng thời gian bám dính thức ăn
trong miệng [30], [31]. Thói quen ăn uông trong khi xem tivi thường gắn liền
với chất lượng bữa ăn nghèo nàn, tiêu thụ nước ngọt nhiều, thường xuyên ăn
thực phẩm chứa đường, thực phẩm chứa cacbonhydrate và ăn ít rau và chất
xơ, hơn nữa thói quen này còn làm cho trẻ it vận động hơn [32].
Thừa cân, béo phì và sâu răng cần phải được can thiệp điều trị kịp thời,
đảm bảm cho trẻ có điều kiện phát triển về thể chất và tinh thần trong tương
lai. Nghiên cứu can thiệp phòng chống thừa cân béo phì bằng cách giảm thời
gian xem truyền hình trong 6 tháng ở trẻ lớp 3, lớp 4 đạt kết quả tốt. Trẻ được
can thiệp giảm thời gian xem truyền hình, giảm thói quen vừa xem truyền
hình vừa ăn qua đó giảm BMI nhiều hơn so với trẻ nhóm chứng [33]. Can
thiệp phòng chống thừa cân béo phì cho kết quả khả quan. Năm 2004, Trần
Thị Phúc Nguyệt và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu thực trạng thừa cân
béo phì ở trẻ 4-6 tuổi nội thành Hà Nội và một thử nghiệm giải pháp can thiệp


5

cồng đồng cho kết quả tốt [34]. Năm 2012 Trần Thị Xuân Ngọc nghiên cứu
thực trạng thừa cân béo phì và giải pháp can thiệp truyền thông giáo dục sức
khỏe ở học sinh 6 - 14 tuổi tại Hà Nội, sau 9 tháng thực nghiệm can thệp cho
thấy kết quả tỷ lệ thừa cân béo phi đả giảm còn 13,7% so với trước khi can
thiệp là 19,7% [4]. Trần Tấn Tài với nghiên cứu thực trạng sâu răng và giải
pháp can thiệp tại cộng đồng sau 2 năm thực hiện giải pháp can thiệp cho thấy
tỷ lệ sâu răng ở nhóm được can thiệp là 25,6%, so với tỷ lệ này ở nhóm chứng
là 55,6% [3].
Các kết quả nghiên cứu can thiệp cho kêt quả tốt. Điều này thúc đẩy việc
nghiên cứu tìm ra giải pháp can thiệp cộng đồng thông qua các biện pháp can
thiệp cũng như truyền thông giáo dục sức khỏe cho phụ huynh và giáo viên
nhà trường nhằm giảm tình trạng thừa cân, béo phì và sâu răng sớm ở trẻ
mầm non tại thành phố Hà Nội.
Một vấn đề đặt ra cho nghiên cứu là: tỷ lệ thừa cân, béo phì và sâu răng,
tỷ lệ sâu răng ở trẻ thừa cân, béo phì ở trẻ mầm non tại thành phố Hà Nội alf
bao nhiêu? Những nguyên nhân nào ảnh hưởng đến thừa can, béo phì và sâu
răng? Bằng biện pháp can thiệp nào tại cộng đồng để giảm tỷ lệ thừa cân, béo
phì và sâu răng đạt hiệu quả cao nhất?
Qua những nghiên cứu trong nước và nước ngoài chúng tối cho rằng
nguyên nhân chính của tình trạng thừa cân, béo phì và sâu răng do chế độ ăn
uống, thói quen ăn uống, thói quen/ tần suất sự dụng thực phẩm của trẻ, thời
gian hoạt động tĩnh tại và vận động của trẻ, kiến thức, thái độ của người chăm
sóc đối với tình trạng thừa cân, béo phì và sâu răng.
Biện pháp can thiệp bằng các hình thức truyền thông giáo dục cho phụ
huynh, giáo và học sinh sẽ giúp thay đổi kiến thực, thái độ về dinh dưỡng, chế
độ ăn, thói quen ăn uống của trẻ nhằm góp phần làm giảm yếu tố nguy cơ
thừa cân, béo phì và sâu răng của trẻ em.


6

Để góp phần làm sáng tỏ mối liên quan giữa thừa cân béo phì và sâu
răng, cũng như kết quả can thiệp cộng đồng về vấn đề này. Chúng tôi thực
hiện nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu mối liên quan giữa dinh dưỡng, thừa
cân béo phì và sâu răng sớm ở trẻ 36 - 71 tháng tuổi tại Hà Nội và hiệu quả
giải pháp can thiệp cộng đồng”.
Với 3 mục tiêu nghiên cứu:
1.

Nhận xét đặc điểm sâu răng sớm ở trẻ thừa cân béo phì 36 - 71
tháng.

2.

Mối liên quan dinh dưỡng với thừa cân béo phì và sâu răng.

3.

Đánh giá hiệu quả can thiệp dinh dưỡng đối với sâu răng trên trẻ
thừa cân béo phì.

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Đê thực hiện được 3 mục tiêu nghiên cứu trên, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu trong 3 giai đoạn với các thiết kế như sau:
Giai đoạn 1: Thực hiện nghiên cứu điều tra cắt ngang nhằm xác định tình
trạng sâu răng sớm ở trẻ thừa cân béo phì của một số trường mầm non trên địa
bàn thành phố Hà Nội. Chọn ra được nhóm thừa cân béo phì và sâu răng, thừa
cân béo phì và không sâu răng, trẻ có chỉ số khối cơ thể bình thường và sâu
răng để đưa vào nghiên cứu tiếp theo trong giai đoạn 2.
Giai đoạn 2: được thực hiện tiếp theo ngay sau giai đoạn 1. Đây là một
nghiên cứu bệnh chứng - ghép cặp giữa nhóm trẻ thừa cân béo phì và sâu răng

với trẻ thừa cân béo phì không sâu răng, và với nhóm trẻ bình thường có sâu
răng được xác định từ điều tra trong giai đoạn 1 để phân tích mối liên quan
giữa thừa cân béo phì với sâu răng, đồng thời xác định mối quan hệ nhân quả
giữa một số yếu tố nguy cơ với thừa cân, béo phì và bệnh sâu răng, từ đó đề
xuất các giải pháp can thiệp thích hợp với các giả thuyết đã được kiểm định.
Giai đoạn 3: là giai đoạn can thiệp và đánh giá hiệu quả của can thiệp.


7
Can thiệp cho nhóm trẻ thừa cân béo phì và sâu răng theo thiết kế can thiệp
cả cá nhân và cộng đồng ngẫu nhiên có đối chứng dựa trên các giải pháp can
thiệp đã xác định từ giai đoạn trước
Đánh giá hiệu quả của các giải pháp can thiệp thông qua so sánh tỷ lệ
mắc sâu răng, thừa cân béo phì giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng sau can
thiệp và đánh giá can thiệp thông qua chỉ số hiệu quả của can thiệp.
Chúng tôi hy vọng rằng nghiên cứu không chỉ dừng lại ở việc đề xuất và
thử nghiệm một mô hình lồng ghép nhiều loại thiết kế trong một nghiên cứu
sức khỏe cộng đồng mà còn góp phần xây dựng mô hình chăm sóc sức khỏe
ban đầu nhằm giảm tỷ lệ thừa cân béo phì và sâu răng tại cộng đồng.

Chương 1
TỔNG QUAN


8
1.1. Sâu răng sớm:
1.1.1. Khái niệm sâu răng sớm:
Sâu răng ở trẻ em trước tuổi đến trường hay chính xác hơn là sâu răng
sớm (Early Chidlhood Caries), đã được biết đến từ lâu, được đưa ra trong
nhiều hội thảo khoa học từ rất sớm. Một số nhà khoa học đã đưa ra thuật ngữ

“Nursing bottle mouth” chỉ hàm răng sâu ở trẻ có thói quen bú bình. Một vài
nghiên cứu đưa ra khá niệm sâu răng sớm là các tổn thương sâu ở các răng
sữa hàm trên. Carino và cộng sự định nghĩa sâu răng sớm là sự xuất hiện của
bất kỳ tổn thương sâu, mất trám nào trên răng sữa kể cả răng cửa hay răng
hàm [35]. Một hội thảo được tổ chức cho rằng thuật ngữ sâu răng sớm nên
được dùng để mô tả sự xuất hiện của một hay nhiều tổn thương sâu (đã hoặc
chưa hình thành lỗ sâu), mất răng (do sâu), hay bề mặt của răng đã được trám
trên bất kỳ răng sữa nào ở trẻ em tới 71 tháng. Định nghĩa này này được chấp
nhận và bổ sung bới Viện hàn Lâm Nha khoa trẻ em Hoa Kỳ [36].
Định nghĩa sâu răng sớm:
Theo viện Hàn lâm nha khoa trẻ em Hoa Kỳ (AAPD) [36] Sâu răng sớm
ở trẻ em trước tuổi đến trường (Early Childhood Caries) được định nghĩa:
“Sâu răng sớm ở trẻ em là tình trạng xuất hiện của một hoặc nhiều tổn thương
sâu (tổn thương chưa hoặc đã hình thành lỗ sâu), mất răng (do sâu) hoặc các
mặt răng sâu đã được trám trên bất kỳ răng sữa nào ở trẻ trước tuổi đến
trường từ khi sinh đến 71 tháng tuổi. Sâu răng sớm trầm trọng là tình trạng
xuất hiện bất kỳ một dấu hiệu sâu răng mặt nhẵn nào ở trẻ dưới 3 tuổi”.
Phân biệt với sâu răng giai đoạn sớm: là giai đoạn đầu của tiến trình sâu
răng. Với các tổn thương sâu răng ở giai đoạn sớm, chưa hình thành lỗ sâu,
đặc trưng bởi sự mất khoáng nhẹ, mất lớp men trong mờ, trên lâm sàng xuất
hiện đốm trắng đục trên bề mặt răng và còn nguyên vẹn sau khi thổi khô gọi
là sang thương sớm [37].


9
Sâu răng sớm nghiêm trọng: được được chẩn đoán là sâu răng sớm
nghiêm trọng khi có ít nhất một trong các tiêu chí sau [37]:
- Khi phát hiện bất kỳ một tổn thương sâu răng nào trên bề mặt nhẵn của
răng ở trẻ em dưới 3 tuổi.
- Khi phát hiện bất kỳ bề mặt nhẵn theo chiều ngoài - trong của răng răng

sữa bị sâu, bị mất (do sâu răng răng), hoặc đã có miếng trám trên răng sữa ở
trẻ em từ 3 đến 5 tuổi.
- Chỉ số sâu răn mất trám (dmft) hoặc lớn hơn 4 ở trẻ 3 tuổi, lớn hớn 5 ở
trẻ 4 tuổi bằng hoặc lớn hơn 6 ở trẻ 5 tuổi.
1.1.2. Phân loại và tiến triển sâu răng sớm ở trẻ em:
Phân loại sâu răng sớm:
Sâu răng trẻ em sớm là hình thức sâu răng với ba giai đoạn đoạn; giai
đoạn nhẹ, giai đoạn trung bình và giai đoạn nặng (giai đoạn nghiêm trọng),
bắt đầu ảnh hưởng tới răng sữa ngay sau khi mọc hoặc trẻ tập đi. Sâu răng trẻ
em sớm thường bắt đầu từ các bề mặt mà nguy cơ sâu răng thấp như bề mặt
răng cửa hàm trên, mặt lưỡi mặt môi má của răng hàm hàm trên và hàm dưới.
Các tổn thương ban đầu là các đốm trắng hay đốm nâu xỉn trên bề mặt ngoài
vùng cổ răng cửa hàm trên, sau đó phá hủy đường cổ răng tới chân răng [38]
Ở giai đoạn sớm và trung bình sự phá hủy bắt đầu lan tới các răng nanh, răng
hàm hàm trên. Giai đoạn nặng hơn các răng hàm hàm dưới cũng bị phá hủy,
trong khi răng cửa hàm dưới ít bị ảnh hưởng nhất do sự bảo vệ của lưỡi, tuyến
nước bọt và [39].
Về lâm sàng sâu răng trẻ em sớm được chia làm 3 giai đoạn như sau
[38],[39],[40]:
- Mức độ nhẹ:
Tồn tại một hay nhiều tổn thương riêng lẻ xảy ra ở các răng hàm và/
hoặc các răng cửa. Nguyên nhân thường do sự kết hợp giữa thức ăn thể rắn


10
hoặc bán rắn dễ gây sâu răng và tình trạng vệ sinh răng miệng kém. Số lượng
răng bị ảnh hưởng thường tăng lên khi các yếu tố trên tiếp tục được duy trì.
- Mức độ trung bình:
Các tổn thương sâu theo chiều ngoài-trong xuất hiện ở các răng cửa hàm
trên, có thể có hoặc không các tổn thương sâu răng răng hàm, phụ thuộc vào tuổi

của trẻ, giai đoạn của bệnh, và không có tổn thương sâu ở răng cửa hàm dưới.
- Mức độ nặng
Tổn thương xuất hiện trên hầu hết các răng bao gồm cả răng cửa hàm
dưới, thường gặp ở trẻ 3-5 tuổi. Dạng sâu răng này tiến triển rất nhanh và ảnh
hưởng đến cả những bề mặt răng bình thường vốn không bị ảnh hưởng bởi
sâu răng, như các răng cửa hàm dưới.
Tiến triển sâu răng sớm:
Do đặc điểm giải phẫu răng trẻ em với tổ chức men răng chưa hoàn
chỉnh, cũng như chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng. Nên sâu răng điển
hình ở trẻ em thường xuất hiện sớm và tiến triển nhanh chóng. Sâu răng lan
nhanh do vậy nhiều răng bị ảnh hưởng ban đầu từ các răng cửa hàm trên sau
đó đến các răng hàm sữa. Các răng cửa hàm dưới thường ít bị ảnh hưởng do
sự tiếp xúc liên tục với lưỡi và dòng chảy của nước bọt [38],[41].
- Giai đoạn 1 (Giai đoạn ban đầu).
Là các tổn thương mất khoáng, trắng đục trên các bề mặt nhẵn các răng
cửa sữa hàm trên, đôi khi có thể chỉ là một đường kẻ trắng đặc biệt có thể
thấy tại vùng cổ răng ở mặt môi hay mặt lưỡi
Các tổn thương này thường chỉ được chẩn khi răng đã được làm khô hàn
toàn do vậy thường bị bỏ qua bởi cha me, hoặc ngay cả khi đi khám bác sỹ
nha khoa.


11
Ở giai đoạn này các tổn thương chưa gây kích thích hay ê buốt do vậy
không ảnh hưởng đến ăn uống, sinh hoạt của trẻ. Trẻ ăn ngủ bình thường do
vậy cân nặng vẫn đảm bảo.
- Giai đoạn 2:
Những tổn thương đốm trăng trên răng bắt đầu phát triển nhanh chóng,
phá hủy men răng, tạo thành xoang hay gặp nhất ở vùng cổ, phía gần và mặt
nhai. Những tổn thương này tiếp tục phá hủy làm ngà răng bị lộ ra, mềm màu

vàng. Trên lâm sàng biểu hiện là sự thay đổi màu sắc trên răng của trẻ. Trẻ sẽ
có những phàn nàn với các kích thích. Tuy nhiên ở tuổi này trẻ còn hiếu động
ham chơi, đôi khi những kích thoáng qua dễ bị bỏ qua nhất là đối với các bậc
cha mẹ ít chú ý.
Thường ở giai đoạn này trẻ vẫn ăn uống bình thường tuy nhiên trẻ bắt
đầu lựa chọn thức ăn, đồ uống ít gây kích thích hơn. Do đo cân nặng của trẻ
có thể thay đôi đáng kể.
Giai đoạn một và giai đoạn hai nếu trẻ có được phát hiện sâu răng sớm
thì thường ở các răng cửa hàm trên. Với các răng hàm sữa thường bị bỏ qua,
ví tâm lý trẻ thường lo sợ khi đi khám răng do đó không được khám tỷ mỉ.
Làm cho tỷ lệ sâu răng thực tế ở trẻ em giảm, không tương xứng với thực tế
lâm sàng.
- Giai đoạn 3
Các tổn thương sâu răng bắt đầu lan rông, lan sâu và có biểu hiện kích
thích tủy răng. Trẻ bắt đầu kêu đau nhức răng, những cơn đau xuất hiện tự
phát, cường độ và mức độ đau tăng lên nếu không được xử lý kịp thời. Ở giai
đoạn này cơn đau đã ảnh hưởng đến sinh hoạt ăn uống của trẻ. Đau làm cho
trẻ không ăn được, hoặc trẻ ngại ăn vì thức ăn rắt vào kẽ các răng sâu làm cho
đau tăng nên thậm chí có trẻ sợ ăn. Do vậy ở giai đoạn này cân nặng của trẻ
bắt đầu bị ảnh hưởng, có thể giảm cân.


12
- Giai đoạn 4:
Sâu răng tiến triển mạnh, phả hủy theo chiều đứng dọc, phá hủy men
ngà. Với các răng cửa thường đã hoại tử, các răng hàm sữa ở giai đoạn kích
tủy phản ứng bởi những cơn đau buốt. Giai đoạn này cũng ảnh hưởng đến ăn
uống sinh hoạt của trẻ. Trẻ ăn uống kém thậm chí không chịu, ngủ kém.

Hình 1.1: Sâu răng giai đoạn đầu


Hình 1.2 Sâu răng giai đoạn 2 (11)

(11)
1.1.3. Bệnh nguyên, bệnh sinh:
Cấu trúc răng giữ được sự ổn định do được cân bằng bởi hai quá
trình huỷ khoáng và tái khoáng xảy ra trên bề mặt răng và trong môi
trường nước bọt quanh răng theo thời gian thực. Khi nồng độ pH của nước
bọt quanh răng giảm xuống dưới mức 5,5, tốc độ huỷ khoáng nhanh hơn
tốc độ tái khoáng. Môi trường acid đã làm mất cấu trúc men hoặc ngà
răng ở trên một vùng nào đó của thân răng khi tồn tại đồng thời cả 3
yếu tố tạo ra acid: Vi khuẩn, Carbonhydrat và Thời gian thực [42],
[43]. Sâu răng được hiểu là một bệnh đa nguyên nhân với những thay
đổi bắt đầu ở màng sinh học có sự tham gia của dòng chảy PH, thành
phần nước bọt và thức ăn đặc biệt là những loại thực phẩm (thực phẩm
dạng khô dạng lỏng) chứa đường, cùng với thời gian thực mà vi khuẩn
và đường lưu giữ trên bề mặt răng, với những trẻ có thói quen ăn vặt


13
thường xuyên nhiều lần trong ngày và khoảng cách thời gian càng xa
với thời điểm vệ sinh răng miệng thì nguy cơ sâu răng cao hơn [44].
Các yếu tố chính tham gia vào quá trình sâu răng là:
Vi khuẩn: Có hàng trăm vi khuẩn trong miệng một số trôi nổi tự
do trong miệng, một số bị đẩy ra khỏi miệng bở dòng chảy nước bọt hoặc
bị đẩy xuống đường tiêu hóa. Các nhà khao học đã chứng minh rằng chỉ
có hai loại vi khuẩn chính gây sâu răng là: Streptococcus mutans và
Lactobacillus, bới những thụ thể trên bề mặt răng giúp chúng bám vào cẩu
trúc răng và tạo một khung (matrix), tích tụ lại trên bề mặt răng [44], [45].
Vi khuẩn chuyển hóa đường thành acid, khi acid tăng lên làm PH giảm

xuông mức 5,5 thì hiện tượng hủy khoáng xảy ra. Tốc độ huỷ khoáng lúc
này xảy ra vượt xa khả năng tái khoáng trên bề mặt men của môi trường
nước bọt quanh răng. Kết quả là tạo ra một lỗ sâu trên vùng thân răng đó,
khởi đầu là một vùng men răng đốm phấn trắng nhưng dần dần sẽ phát
triển tăng dần kích thước và chuyển thành một xoang trống trên thân răng
có màu nâu hoặc đen. Sau khi men răng bị ăn mòn thành lỗ, vi khuẩn và
thức ăn càng có điều kiện bám vào, acid càng được tạo ra nhiều hơn, tổ
chức cứng (men vàn gà) càng bị phá hủy, lỗ sâu được mở rộng và tiến về
phía tủy răng.
Mảng bám:
Mảng bám vi khuẩn: là nguyên nhân chính của sự lên men
carbohydrates thức ăn, đồ uống để trở thành ion acid trên bề mặt răng.
Hiệu quả của chất đệm nước bọt của lượng acid này thì tỷ lệ nghịch với
chiều dày mảng bám [46], [47].
Khả năng chống sâu của răng còn tùy thuộc vào trạng thái độ cứng
của răng. Hàm răng không bị sứt mẻ, không khiếm khuyết, mọc thẳng


14
hàng, men răng trắng bóng mức khoáng hóa răng cao là những yếu tố
quan trọng chống lại các tác nhân gây sâu răng.
Mảng bám răng: Sự xuất hiện và tích tụ mảng bám đã được chứng
minh có liên quan tới sâu răng ở trẻ em. Đường từ thức ăn và đồ uống
được khuyếch tán vào mảng bám và chuyển hóa thành acid trên bề mặt
răng, gây sâu răng. Hiệu quả của chất đệm nước bọt của lượng acid này
thì tỷ lệ nghịch với chiều dày mảng bám [46],[47].
Nước bọt: chính nước bọt cũng là yếu tố quan trọng trong việc kiểm
soát khả năng xảy ra sâu răng và tốc độ sâu răng [48], [49]. Nước bọt giữ
một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ răng chống lại sự tấn công của acid.
Lưu lượng nước bọt và sự làm sạch miệng ảnh hưởng trong việc lấy đi các

mảnh vụn thức ăn và các vi sinh vật. Khi lưu lượng nước bọt ở mức độ cao
cũng có thể lấy đi một phần lượng fluor đặt trên răng, cho nên cần tăng lưu
lượng nước bọt đòi hỏi ở mức tối đa cho việc bảo vệ răng [50], [51].
Chất nền: bản thân vi khuân không tự gây sâu răng nếu không có tồn
tại đồng thời các yếu tố nhưu chất đường và thời gian thực. Đã có những
bằng chứng đầy đủ chứng minh rằng các loại đường (sucrose, glucose,
fructose) và các loại carbonhydrat có thể lên men ñóng vai trò quan trọng
trong quá trình khởi phát và diễn biến của bệnh sâu răng, trong đó sucrose
là thực phẩm gây sâu răng đáng chú ý nhất [52],[53].
-Thời gian thực: Sâu răng chỉ phát triển khi phản ứng sinh acid kéo
dài và lặp đi lặp lại. Tỷ lệ xuất hiện sâu răng liên quan tới độ đậm đặc, độ
dính, cách thức và tần suất sử dụng đường hơn là tổng lượng đường tiêu
thụ. Sử dụng đường và đồ uống có đường thường xuyên dễ sâu răng hơn
tổng lượng đường ăn trong 1 lần [54], [55]. Tỷ lệ sâu răng cũng cao hơn ở
những trẻ ăn vặt thường xuyên trong ngày. [55],[ 56].
Một số yếu tố nguy cơ khác
Fluoride


15
Fluor là thành phần quan trọng của sự toàn vẹn mô xương và mô
răng. Khi sử dụng fluor với hàm lượng thích hợp có tác dụng sau:
- Tăng sự khoáng hóa mô răng và độ đặc mô
- Giảm nguy cơ sâu răng.
- Tăng sự tái khoáng hóa mô răng.
Fluor là chất duy nhất có khả năng làm men răng cứng chắc ít bị hòa
tan bởi axit do vi khuẩn tạo ra, do đó fluor có tác dụng phòng ngừa sâu
răng. Fluor ngấm vào men răng biến apatit là chất vô cơ của men răng
thành fluoroapatit có tác dụng:
- Tăng cường độ cứng chắc giảm khả năng hòa tan của men.

- Giúp tái khoáng hóa sang thương sâu răng.
- Thu hẹp các hố rãnh trên mặt nhai của răng.
- Hạn chế sự sinh acid và ngăn chặn vi khuẩn lên men do fluor ức chế
quá trình chuyển hóa đường của vi khuẩn.
- Làm giảm hình thành mảng bám răng giúp phòng ngừa bệnh sâu
răng và viêm nha chu [57], [58].
Sự duy trì hàm lượng fluoride trong khoang miệng là yếu tố quan
trọng cho sự cứng chắc của men, nó làm giảm lượng khoáng mất đi trong
quá trình khử khoáng, và làm tăng quá trình tái khoáng hoá.
Yếu tố kinh tế xã hội
Nhiều tác giả đã đưa ra những bằng chứng rõ ràng về mối liên quan
giữa sâu răng và tình trạng kinh tế xã hội đặc biệt là thu nhập của gia đình.
Tỷ lệ sâu răng ở những trẻ mà cha mẹ có thu nhập thấp cao hơn. Trẻ không
có điều kiện tiếp cận bác ỹ, việc hiểu biết về răng miệng cũng kém hơn.
1.1.4. Chẩn đoán sâu răng sớm:
-Tiêu chuẩn sâu răng được quy định theo TCYTTG năm 2009, quy định


16
cho hệ thống đánh giá ICDAS (International Caries Detection and Assessment
System):
- Tiêu chuẩn chẩn đoán sâu răng sớ m: dựa theo định nghĩa của Viện Hàn
lâm Nha khoa trẻ em Hoa Kỳ [36]:
+ Có sự hiện diện của một hay nhiều tổn thương sâu, mất răng do sâu
hay miếng trám trên bất kỳ răng sữa nào
+ Xảy ra trên trẻ em độ tuổi từ sơ sinh ñến 71 tháng tuổi
Hệ thống đánh giá và phát hiện sâu răng quốc tế (ICDAS) [59]: là hệ
thống mới được WHO đưa ra năm 2003 và được chỉnh sửa vào năm 2005.
So sánh với tiêu chuẩn chẩn đoán sâu răng WHO - 1997: sâu răng chỉ được
chẩn đoán khi đã hình thành các tổn thương sâu thực sự, tức là đã hình thành lỗ

sâu. Việc áp dụng tiêu chuẩn này trong khám và đánh giá ít gặp phải sai số hơn
so với hệ thống ICDAS. Tuy nhiên, có thể không đánh giá hết được sâu răng ở giai
đoạn sớm làm cho tỷ lệ sâu răng thực sự bí sai khác đi, hơn nữa khi thăm khám sử
dụng thám châm có thể vô tình làm sập bề mặt men, gây nên các tổn thương
sâu giai đoạn sớm chuyển thành các tổn thương sâu thực sự (hình thành lỗ sâu).
- Khác với tiêu chuẩn chẩn đoán sâu răng trước đó (WHO -1997), hệ
thống ICDAS giúp phát hiện, đánh giá và chẩn đoán được các tổn thương sâu
răng ngay từ các giai đoạn sớm, thông qua khám và quan sát bằng mắt
thường.
Tuy nhiên sẽ gặp nhiều khó trong thăm khám khi áp dụng hệ thống này
trong việc phát hiện, chẩn đoán các tổn thương sâu răng giai ñoạn sớm là đòi
hỏi kỹ thuật thổi khô tốt và trong điều kiện ánh sáng đầy đủ, hơn nữa người
khám phải có kinh nghiệm trong khám phát hiện sâu răng.
Tiêu chí đánh giá sâu răng sớm bao gồm:
Tiêu chuẩn đánh giá sâu:


17
Các mức độ tổn thương sâu thân răng được đánh giá theo các mã số từ 0
đên 6, với mã số càng lớn thì tổn thương sâu thân răng càng lan rộng, và được
phân loại ra ba nhóm chính theo bảng dưới đây:
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn phát hiện sâu thân răng nguyên phát theo
ICDAS
Mã số
Phân loại
0
Không sâu
1
Sâu giai đoạn sớm
2

3
4
Sâu đã hình thành lỗ
5
sâu
6
Chỉ số mất răng:

Mô tả
Lành mạnh
Thay đổi trên men răng sau khi thổi khô
Thay đổi được nhìn rõ trên men răng ướt
Mất chất khu trú ở men (không lộ ngà)
Có ánh đen bên dưới qua bề mặt men liên tục
Có lỗ sâu lộ ngà răng
Có lỗ sâu lớn lộ ngà răng >1/2 mặt răng

Mất răng do sâu
Mất răng do nguyên nhân khác
Chỉ số trám:
- Mã 0: Không có miếng phục hổi và trám bít.
- Mã 1: Trám bít bán phần, như ng không bao phủ toàn bộ hố rãnh
- Mã 2: Trám bít bao phủ toàn bộ hỗ rãnh.
- Mã 3:Vật liệu thẩm mỹ (Composite hay GIC)
- Mã 4: Phục hồi bằng Almagam
- Mã 5: Chụp thép không gỉ.

- Mã 6: Chụp sứ , vàng, kim loại, veneer
- Mã 7: Phục hình bị vỡ hay rơi ra
- Mã 8: Phục hồi tạm

1.1.5. Dịch tễ học sâu răng sớm:
Mặc dù Ở các nước phương tây tỷ lệ sâu răng nói chung đã giảm, tủy
nhiên tỷ lệ sâu răng sớm vẫn còn là một thách thức lớn ở cả các phát triển


18
cũng như các nước đang phát triển. Sâu răng trẻ em sớm được xem như là nạn
dich ở các nước đang phát triển [60], [61]. Một đánh giá toàn diện về sau răng
cửa hàm trên ở trẻ em trước khi đến trường, bao gồm nhiều nghiên cứu từ Âu,
châu Phi, châu Á, Trung Đông và Bắc Mỹ, cho thấy tỷ lệ này cao nhất ở châu
Phi và các nước Đông Nam [62]Á. Tỷ lệ sâu răng trẻ em sớm được ước tính
giao động từ 1 đến 12% ở trẻ đang bú mẹ [63]. Tỷ lệ sâu răng sớm khác biệt
nhau rất lơn giữa các nước, một số nước Châu Âu như (Anh, Thụy Điển, Phần
Lan) tỷ lệ này giao động từ 1 đên 32%nhưng ở một số nước Đông tăng cao là
56% [64].
Ở Mỹ, trong một nghiên cứu gần đây nhất về sâu răng sớm ở trẻ 2 - 5
tuổi cho thây tỷ lệ này tăng lên từ 24% vào năm 1988-1994 đến 28% vào năm
1999 -2904[65]. Tuy nhiên 72% trẻ sâu răng hoặc mất răng ở độ tuổi này vẫn
chưa được xử lý [66], [67],[68].Tỷ lệ sâu rắng ớm ở Canada ít hớn 5%, mặc
dù nguy cơ mắc lại cao với tỷ lệ 50-8[69],[70],[71] Những nghiên cứu đã báo
cáo về tỷ lệ sâu răng sơm ở trẻ 25 -36 thnasg là 46%, trẻ 3 tuổi là 65%.
Một số nghiên cứu đã báo cáo tỷ lệ sâu răng ở trẻ 3 tuổi giao động từ 36
đến 85% ở khu vực Đông nam Á, con số này 44% ở trẻ 8 tháng đến 48 tháng.
Sâu răng sớm được xem như một dịch ở các nước đnag phát triển [72]. Một
vài nghiên cứu được thực hiện ở Trung Đông tỷ lệ sâu răng sớm ở trr3 tuôi từ
22 đến 61% [73],[74],[75] Châu Phi là 38 đến 45% [76],[77]
Như những vấn đề sức khỏe khác, sức khỏe răng miệng là một yếu tố xã
hội có tính không đồng đều. Trong khi 58% trẻ mẫu giáo không có sâu răng
trên hàm răng sữa, một nhóm nhỏ các trẻ em mẫu giáo (24%) có 5 hoặc nhiều
hơn bề mặt răng sữa bị ảnh hưởng, chiếm 90% các ảnh hưởng trên bề mặt

răng sữa cho nhóm tuổi này [78].
Trẻ em có nguy cơ cao đối vớ i sâu răng (24%) có chỉ số trung bình sâu
mất trám răng là 14.9, cao gấp 6.5 lần trẻ có nguy cơ thấp (18%) với chỉ số
trung bình sâu mất trám răng bằng 1-4. Về nhu cầu ñiều trị sâu răng ở hàm


19
răng sữa, 12% trẻ mẫu giáo có ba hoặc nhiều hơn các bề mặt răng cần ñiều trị,
chiếm phần lớ n (83%) tổng bề mặt răng cần ñiều trị trong nhóm tuổi này,
trong khi 77 % trẻ em không có bề mặt răng sữa nào cần ñiều trị [78].
Một thực tế quan trọng cần lưu ý là trẻ em với tỷ lệ cao sâu răng, đòi hỏi
cần được điều trị sâu rộng, thì phần lớn xuất thân từ các gia đình nghèo.
Loại răng có nguy cơ cao với sâu răng sớm:
Sâu răng sớm ảnh hưởng ñến hàm răng sữa của trẻ sơ sinh và trẻ em trướ
c tuổi đến trường. Ở dạng trầm trọng nhất, đôi khi các tổn thương sâu xuất
hiện và phát triển một cách nhanh chóng trên bề mặt răng vốn ít nhạy cảm với
sâu răng, theo sau trình tự mọc răng thông thường. điển hình, các răng cửa
sữa hàm trên bị ảnh hưởng nặng nhất, tiếp theo là các răng hàm sữa thứ nhất.
Các răng cửa hàm dưới thường không bị ảnh hưởng vì chúng ñược
bảo vệ bởi lưỡi và tác dụng đệm của nước bọt. Khi răng cửa hàm dưới bị
ảnh hưởng, nó thườ ng là một dấu hiệu của sâu răng lan nhanh [62], [78].
Nhiều tác giả đồng ý rằng hình thái tấn công của sâu răng sớm thay đổi
lúc trẻ 3 tuổi, khi nó bắt đầu ảnh hưởng ñến răng hàm sữa thứ nhất và thứ hai.
Mô hình tấn công sâu răng được thiết lập cho các nhóm tuổi khác nhau ở trẻ
em 0-71 tháng tuổi. Drury và cộng sự đề nghị sử dụng trong sáu nhóm: dưới
12 tháng, 12-23 tháng, 24-35 tháng, 36-47 tháng, 48-59 tháng và 60-71 tháng.
Trên thực tế, theo Milnes và Bowden [62],[78], khả năng gây sâu răng
của các loại thực phẩm mà cha mẹ sử dụng để cho trẻ ăn là một sự chỉ thị
đáng tin cậy rằng đứa trẻ có khuynh hướng dễ mắc sâu răng sau này. Các loại
thực phẩm rắn hoặc lỏng có thể cũng giả i thích sự khác biệt trong các mô

hình tấn công của sâu răng sớm ở các lứa tuổi khác nhau.
Vị trí răng và bề mặt răng bị ảnh hưởng trong sâu răng sớm:
Răng bị ảnh hưởng nhiều nhất là bốn răng hàm sữa thứ hai và răng hàm
sữa thứ nhất hàm dưới, với tỉ lệ tương ứng là 24% và 21%. Tiếp theo là các


20
răng hàm sữa thứ nhất hàm trên (15%), răng cửa hàm trên (4-8%). Các răng
cửa hàm dưới và bốn răng nanh ít bị ảnh hưởng. Về vị trí bề mặt răng b ị sâu,
54.3% là tổn thươ ng sâu bề mặt nhẵn, 45.7% các tổn thương sâu bề mặt răng
sữa là các hố, rãnh mà chủ yếu là mặt nhai [62].
1.2. Thừa cân, béo phì:
1.2.1. Khái niệm thừa cân béo phì
Thừa cân, béo phì đã được biết đến từ lâu, người đầu tiên sử dụng khái
niệm này là Noah Biggs vào năm 1651, thuật ngữ này bắt đầu từ danh từ
obese nguồn gốc Latin là Obesus, nghĩa là béo, bụ bẫm [4], [34].
Một số tác giả đưa ra khái niệm: thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá
cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ thái
quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng
xấu tới
Còn theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thừa cân béo phì là tình trạng
tích tụ mỡ cao hoặc bất thường trong cơ thể có khả năng gây ảnh hưởng sức
khoẻ [79].
1.2.2. Phân loại thừa cân, béo phì:
• Phân loại theo bệnh học:
Béo phì đơn thuần: Là béo phì không có nguyên nhân sinh bệnh học rõ ràng.
Béo phì bệnh lý: Là béo phì do các vấn đề bệnh lý liên quan gây nên:
- Suy giáp trạng: thường là béo vừa, kèm theo các biểu hiện của suy giáp
trạng như: chậm lớn, da khô, táo bón, chậm phát triển tinh thần
- Cường vỏ thượng thận: Có thể do tổn thương tuyến yên hoặc u tuyến

thượng thận, tăng cortisol và insulin huyết thanh, không dung nạp glucose,
thường béo ở mặt và thân, kèm theo tăng huyết áp.
- Thiếu hormon tăng trưởng: Béo phì thường nhẹ hơn so với các nguyên
nhân khác, béo chủ yếu ở thân kèm theo chậm lớn.


21
- Hội chứng tăng hormon nang buồng trứng: thường xuất hiện sau dậy thì.
Béo phì kèm theo các đấu hiệu của rối loạn hormone. Rậm lông hoặc nam hóa
sớm, kinh nguyệt không đều, thường gặp các u nang buồng trứng kèm theo.
- Béo phì do các bệnh về não: Do tổn thương vùng dưới đồi, u não, chấn
thương sọ não, phẫu thuật thần kinh. Các nguyên nhân này gây hủy hoại vùng
trung tâm não trung gian, ảnh hưởng đến sức thèm ăn, tăng insulin thứ phát
nên thường kèm theo béo phì [4],[34],[80].
• Phân loại theo hình thái của mô mỡ
- Béo phì ở trẻ nhỏ (trẻ em, thanh thiếu niên): Là loại béo phì có tăng số
lượng và kích thước tế bào mỡ.
Thừa cân béo phì thường xuất hiện ở các giai đoan: nhũ nhi, 5 tuổi, 7
tuổi và vị thành niên (tuổi tiền dậy thì và dậy thì). Thừa cân béo phì ở các thời
kỳ này làm tăng nguy cơ của béo phì trường diễn và các biến chứng khác [4],
[81].
- Béo phì ở người lớn: Là loại béo phì có tăng kích thước tế bào mỡ còn
số lượng tế bào mỡ thì bình thường.
1.2.3. Sự tăng trưởng và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 36 đến 71 tháng
Sư tăng trưởng:
Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ, là một cơ thể đang lớn và phát
triển vi vậy tăng trưởng là một đặc điếm sinh học cơ bản của trẻ em. Tăng
trưởng về thể chất và tinh thần có mối liên quan mật thiết với nhau, được
đánh giá bởi các chi tiêu nhân trắc [2], [82]. Giai đoạn từ 1 đến 6 tuổi (thời kỳ
răng sữa) được chia làm hai thời kỳ: lứa tuổi nhà trẻ từ 1-3 tuổi và mẫu giáo

từ 4-6 tuổi.
Theo Lê Nam Trà về chỉ tiêu sinh học người Việt Nam cho thấy ở trẻ 4
đên 6 tuổi, mức tăng chiều cao vẫn diễn ra đều đặn mỗi năm tăng khoảng
4,75- 7,08 cm, cân nặng mỗi năm tăng từ 0,98 đến 1,69 kg. So với hằng số
sinh học (1975) ở trẻ 6 tuổi chỉ bằng 5 tuổi rưỡi thập kỷ 90 cả về cân nặng và
chiều cao [51]. Cân nặng và chiều cao theo tuổi cảu trẻ trai cũng nhưu trẻ gái


22
đều tăng rất nhanh trong những năm đầu, từ năm thứ hai trở đi mức độ tăng
trưởng giảm dần đường biểu diễn có chiều hướng đi ngang và duy trì mức
tăng đến 9 - 10 tuổi (giai đoạn phát triển tĩnh. Sau đó cân nặng tiếp tục tăng
mạnh hơn ở lứa tuổi trước dậy thì và dậy thì [83]. Nếu tính theo BMI, trong
năm đầu thì chỉ số BMI tăng dần theo tuổi nhưng từ năm thứ hai trở đi đến 6
tuổi thì chỉ số BMI lại giảm dần theo tuổi cả hai giới.
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 4 - 6 tuổi.
Giai đoạn 4 - 6 tuổi các cơ quan chức năng của trẻ đang ngày càng hoàn
thiện, nhu cầu về thức ăn ngày càng phong phú, cơ cấu bữa ăn cũng dần giống
người lớn. Giai đoạn này là giai đoạn quan trọng để hình thành tập quán ăn
uống và thói quen dinh dưỡng vì thế cần tôn trọng nguyên tắc cho căn như lứa
tuổi trước đó: cho trẻ ăn đúng giờ và giữ yên tính khi cho trẻ ăn, không ăn quá
nhiều trong một bữa, hạn chế các thực phẩm chứa đường, hạn chế ăn kèm
đường, hoặc các đồ uỗng chứa đường.
Trẻ 4 đến 6 tuổi thích ăn đồ ngọt vì các gai vị rải rác trên khắp mặt lưỡi,
cảm giác vị mạnh hơn ở người lơn. Các yếu tố thần kinh giữa vai trò khá lớn
trong việc làm mất ngon miệng vì thế thái độ của người chăm sóc thật sự rất
cần thiết cho trẻ [82].
1.2.4. Thực trạng thừa cân béo phì:
Theo TCYTTG năm 2003 ước tính có khoảng 17,6 triệu trẻ em dưới 5
tuổi thừa cân béo phì trên toàn thế giới [84]. Theo hiệp hôi Nhi khoa mỹ tỷ lệ

thừa cân dưới 5 tuổi tăng gấp hai lần, vị thành niên tăng gấp 3 lần so với năm
1980, 6- 11 tuổi tăng gấp 2 lần so vưới năm 1960, thừa cân 12 đến 17 tuổi tăng
từ 5% đên 13%. Những theo dõi ở Canada trẻ 6 - 18 tuổi béo phì tăng 11 -33%
(nam) và 13- 27% (nữ) giai đoạn 1981 -1996, ở Úc tỷ lệ thừa cân 2 - 18 tuổi
tăng từ 12 -20% (1985 -1995) [85]. Một số nước đang phát triển tỷ lệ thừa cân
trẻ em đã lên tới 10 -15%, nhất là thành phố như Namibia, Zimbabue [86].
Trong giai đoạn 1990-2000 tình hình thừa cân béo phì gia tăng tương đối
nhanh, đến năm 2002 ước tính trên toàn cầu có 155 triệu trẻ lứa tuổi học


23
đường bị thừa cân béo phì. Tuy nhiên, tỉ lệ thừa cân béo phì ở trẻ có khác biệt
theo khu vực [87].
Với qui ước thừa cân khi BMI từ 25-30, và béo phì khi BMI > 30. Tỉ lệ
thừa cân béo phì ở học sinh các khu vực trên thế giới như sau [2], [87]
Bảng 1.2. Tỉ lệ thừa cân béo phì toàn cầu ở trẻ em lứa tuổi học đường.
Thừa cân (%)

Béo phì (%)

Toàn cầu

7,6

2,7

Châu Mỹ

23,6


8,2

Châu Âu

15,0

4,6

Cận đông

9,7

6,2

Châu Á - Thái Bình Dương

4,1

1,0

Châu Phi - cận Sahara

1,1

0,2

Nguồn: WHO, Thừa cân béo phì, một tình trạng khẩn cấp về dinh dưỡng
2005 [87]
Trong giai đọan 1999 đến 2006 tỉ lệ này không gia tăng nhiều, điều tra
năm 2007-2008 tại Mỹ các trẻ từ 2 đến 19 tuổi có tỉ lệ thừa cân béo phì là

31,7% [2],[88]. Thừa cân béo phì trẻ em hiện nay đang là vấn đề y tế công
cộng tại Mỹ. Tại Anh, con số tỉ lệ thừa cân béo phì ở trẻ em nước này tăng
nhanh. Trong một thập kỷ từ 1989 đến 1998 số trẻ em thừa cân béo phì ở 3 - 4
tuổi tăng 60% và 70%. Tại Pháp, số trẻ em béo phì tăng gấp đôi trong 15 năm,
đạt mức 10-12% trẻ Pháp bị thừa cân béo phì. Tại Nhật, trẻ 6-14 tuổi Nhật có
tỉ lệ béo phì là 5-11%. Tỉ lệ thừa cân béo phì ở người lớn Nhật năm 2005 là
18,1% ở nữ, và 27,0% ở nam. Dự báo đến năm 2015, tỉ lệ thừa cân béo phì
của Nhật ở nam và nữ trưởng thành (trên 15 tuổi) như sau: nữ 24,4%, nam
32,7% [2],[89]. Theo dõi thừa cân béo phì tại Nhật trong 22 năm (1974-1995)
cho kết quả 32% trẻ trai béo phì và 41% trẻ gái béo phì tiếp tục béo phì khi đã
trưởng thành [2],[88].[89].
Tổng hợp số liệu nghiên cứu từ 450 nghiên cứu cắt ngang của 144 quốc
gia về tình hình thừa cân béo phì ở trẻ tiền học đường đến năm 2010 có 43


24
triệu trẻ, trong đó 35 triệu trẻ bị thừa cân béo phì ở các nước đang phát triển,
với tỉ lệ 6,7% [90].
Tại Thái Lan, nghiên cứu năm 1994 trên 1.156 trẻ 6-12 tuổi xác định tỉ lệ
thừa cân béo phì là 12,7%. Tại Malaysia, nghiên cứu năm 1998 xác định tỉ lệ
thừa cân béo phì trẻ 7 tuổi là 6,6%, trẻ 10 tuổi là 13,8%. Lứa tuổi 7-10 tuổi,
trẻ trai có tỉ lệ thừa cân béo phì là 12,5%, trẻ gái là 5% [91].
Tại các nước khu vực ASEAN: Số liệu thừa cân béo phì (BMI ≥ 25) ở
người trên 15 tuổi năm 2005 và dự báo đến năm 2015 như sau:
Bảng 1.3. Tình hình thừa cân béo phì khu vực ASEAN năm 2005 và dự
báo đến năm 2015
Tỉ lệ TCBP ở Tỉ lệ TCBP ở Tỉ lệ TCBP ở Tỉ lệ TCBP ở
Quốc gia

nữ (%)


nam (%)

nữ (%)

nam (%)

Thái Lan

Năm 2005
35,2

Năm 2005
27,9

Năm 2015
44,7

Năm 2015
28,6

Philippine

28,5

21,9

38,8

22,5


Indonesia

22,7

9,7

31,8

10,0

Malaysia

37,2

22,7

47,2

23,3

Singapore

22,0

23,8

31,8

24,5


Brunei

63,2

56,4

67,1

59,8

Lào

45,6

32,1

52,8

38,0

Cambodia

9,3

13,3

19,6

31,7


Việt Nam

8,7

4,1

16,2

12,9

Nguồn: WHO, dữ liệu cơ bản về thừa cân béo phì, 2007 [89].
Dự báo các nước khác trong khối ASEAN có hiện tượng nữ giới gia tăng
tỉ lệ thừa cân béo phì nhanh hơn nam giới. Philippine, Thái Lan, Indonesia,
Malaysia tỉ lệ thừa cân béo phì ở nam giới không tăng nhiều nhưng ở nữ giới
lại tăng từ 28,5% lên 38,8%, 35,2% lên 44,7%; 22,7% lên 31,8%, từ 37,2%
lên 47,2%, tương ứng [92],[93].


25
Nghiên cứu năm 2002 tại Tây An, Trung Quốc ở trẻ vị thành niên phát
hiện tỉ lệ thừa cân béo phì là 16,3%, có sự khác biệt theo giới: nam có tỉ lệ
thừa cân béo phì là 19,4% so với nữ là 13,2% [96]. Năm 2005, Trung Quốc
ghi nhận tỉ lệ thừa cân béo phì ở nữ là 24,7%, ở nam là 33,1%, dự báo đến
năm 2015 tỉ lệ này ở nữ là 39,8%, ở nam là 56,9% [89].
Tại Hà Nội, điều tra cắt ngang 3.434 trẻ 6 đến 11 tuổi tại hai trường tiểu
học Hà Nội năm 1997 Lê Thị Hải và cộng sự xác định tỉ lệ thừa cân chung là
4,1%, trong đó trẻ trai là 5,8% và trẻ gái là 2,2% [94]. Tại Nha Trang, theo
dõi diễn biến thừa cân béo phì ở trẻ em tiểu học thành phố Nha Trang, Bùi
Văn Bảo và cộng sự thấy tỉ lệ thừa cân béo phì tăng nhanh từ 2,7% năm 1997

lên 5,9% năm 2001 [95]. Tại Đà Nẵng, điều tra của Ngô Văn Quang năm
2007 ở học sinh tiểu học cho tỉ lệ thừa cân béo phì là 4,9% [96]. Tại Huế, điều
tra năm 2009 ở trẻ từ 2 đến 5 tuổi tại một số trường mầm non thành phố Huế
cho tỉ lệ thừa cân béo phì là 7,8% [97].
Các nghiên cứu gần đây cho thấy tỉ lệ thừa cân béo phì ở trẻ em tại các
thành phố tiêu biểu theo vùng miền: miền Bắc, Tây nguyên miền Trung, miền
Nam là khá cao. Năm 2011, Trịnh Thị Thanh Thủy nghiên cứu ở trẻ 6 đến 11
tuổi tại quận Đống Đa, Hà Nội và có kết quả tỉ lệ thừa cân béo phì là 12,9%, trẻ
trai là 17,9% và trẻ gái là 7,4% [98]. Tại khu vực Tây Nguyên điều tra của Đặng
Oanh và cộng sự năm 2010 tại các thành phố Kon Tum, Pleiku, Buôn Ma Thuột
và thị xã Gia Nghĩa trên 1.800 học sinh tiểu học cho tỉ lệ thừa cân béo phì là
6,1% [99]. Số liệu nghiên cứu Viện Vệ sinh y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh
năm 2010 ở trẻ mẫu giáo tại trường mầm non mẫu giáo quận 4 cho kết quả tỉ lệ
thừa cân béo phì là 33,4%. Các số liệu trên cho thấy tại các thành phố lớn tỉ lệ
thừa cân béo phì của trẻ là cao và có xu hướng gia tăng qua các năm.


×