Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh khe hở môi vòm miệng ở trẻ đến khám và điều trị tại bệnh viện răng hàm mặt trung ương hà nội và hiệu quả can thiệp (2019 2021)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 66 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Khe hở môi (KHM) và khe hở vòm miệng (KHVM) là những loại dị tật
bẩm sinh rất phổ biến vùng hàm mặt. Thống kê trên thế giới cũng như ở Việt
Nam tỷ lệ này thay đổi trong khoảng 1/700 - 1/1000, tùy theo vùng địa lý và dân
tộc [1], [2], [3], [4]. Theo nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới năm 2000, trong
khoảng 2 phút sẽ có một trẻ sinh ra bị dị tật khe hở môi hoặc khe hở vòm miệng
[5]. Nghiên cứu của tác giả James A.O. năm 2009 tại Mỹ trong 3.989.527 trẻ sơ
sinh, tỷ lệ trẻ bị KHM là 0,09% [6]. Ở Việt Nam, tình hình trẻ em bị KHM,
KHVM chiếm tỷ lệ 0,1 - 0,2% trẻ sơ sinh [7]. Theo Lâm Hoài Phương, cho biết
ước tính mỗi năm có khoảng 3.000 trẻ em sinh ra bị khe hở môi, hở vòm
miệng (trung bình cứ 500 em mới sinh thì có 1 em mắc).
Nếu không được điều trị sớm và đúng cách thì dị tật này sẽ ảnh hưởng
rất lớn lên sự phát triển về thể chất, cũng như tinh thần của trẻ, chưa kể đến sự
suy sụp của cha mẹ và gia đình trẻ, vì thế ảnh hưởng chung đến sự phát triển
của xã hội. Để việc điều trị có hiệu quả cho trẻ mắc khe hở môi vòm miệng
(KHMVM) đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ không chỉ của một chuyên khoa mà là
phối hợp của nhiều khoa, ngành (bác sỹ chẩn đoán hình ảnh, bác sỹ sản khoa
bác sỹ phẫu thuật hàm mặt, bác sỹ nhi khoa, bác sỹ dinh dưỡng, bác sỹ tai
mũi họng, KTV điều trị phát âm, nha sĩ, bác sỹ chỉnh nha, bác sỹ tâm lý…).
Ngoài ra không thể thiếu được sự hợp tác chặt chẽ từ phía gia đình bệnh nhân.
Việc điều trị toàn diện cho trẻ có khe hở môi vòm miệng hiện nay còn
chưa hợp lý. Các nhà phẫu thuật hiện nay đang đi sâu vào việc tạo hình lại các
khe hở môi và vòm miệng cho trẻ mà quên đi cần có sự hợp tác của các nhà
khoa học khác nhàm giúp trẻ tái hòa nhập cộng đồng, như việc trẻ phát âm
cũng như từng bước hòa đồng vào các hoạt động của trẻ cùng trang lứa.


2



Các nhà khoa học cần giúp cha mẹ trẻ có cái nhìn thực tế hơn hiểu biết
sâu hơn về các dị tật của trẻ, từ đó đưa ra các giải pháp giúp cha mẹ trẻ thực
hiện tốt từ việc chăm sóc, cho ăn lúc trẻ chưa phẫu thuật cho đến việc giúp trẻ
chuẩn bị tâm lý cho suốt quá trình sau phẫu thuật đến khi trẻ vị thành niên.
Gia đình trẻ cần hoàn toàn tuân thủ toàn bộ quá trình điều trị. Vì đây là việc
kéo dài gồm nhiều giai đoạn, mất rất nhiều thời gian. Để thực hiện được tốt
cần sự cố gắng của cha mẹ và đặc biệt là sự hợp tác của trẻ. Việc điều trị bao
gồm cả phẫu thuật thuật cho trẻ cũng như điều trị tâm lý cho cha mẹ cần thực
hiện ngay từ khi mẹ mang thai, luôn có cán bộ tâm lý giúp mẹ vượt qua từng
thời kỳ của thai ngén cũng như sinh con sau này.
Nhận thấy mức độ hiểu biết của gia đình trẻ cũng như các phương pháp
điều trị sau phẫu thuật cho trẻ còn nhiều thiếu sót, nó ảnh hưởng nhiều tới kết
quả chữa bệnh cũng như sự phát triển toàn diện tâm sinh lý cho trẻ. Do tính
bức thiết đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số đặc
điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh khe hở môi- vòm miệng ở trẻ đến khám và điều
trị tại Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương Hà Nội và hiệu quả can thiệp
(2019- 2021)”. với 2 mục tiêu
1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và yếu tốt liên quan của
bệnh khe hở môi vòm miệng ở trẻ đến khám và điều trị tại Bệnh viện
Răng hàm mặt Trung ương Hà Nội (2019- 2021).
2. Đánh giá kết quả can thiệp điều trị và phục hồi chức năng cho trẻ
được phẫu thuật khe hở môi vòm miệng tại Bệnh viện.
3. Bước đầu giải trình tự xác định gen đột biến ở nhóm trẻ có khe hở
môi vòm miệng

Chương 1
TỔNG QUAN



3

1.1. Khe hở môi vòm miệng là gì?
Khe hở môi vòm miệng là một dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt.
Hở môi là trạng thái mà các khe hở bộ phận của môi trong quá trình phát
triển bào thai không kết dính lại với nhau (hay không mất đi) cho đến khi trẻ
được sinh ra.
Hở vòm miệng là trạng thái cho đến khi trẻ được sinh ra các điểm lồi
vòm miệng không kết dính lại với nhau.
Do đó, bất cứ đứa trẻ nào cũng có khả năng bị dị tật khe hở môi vòm
miệng [16].

Hình 1.1.
1.2. Nguyên nhân khe hở môi vòm miệng
Hiện tại, người ta chưa xác định rõ được nguyên nhân sâu xa gây ra tình
trạng khe hở môi vòm miệng. Nhưng nhận thấy có những yếu tố gây bệnh
thường gặp. Và chia khe hở môi vòm miệng thành hai nhóm lớn:
KHMVM trong hội chứng và KHMVM không trong hội chứng [3].
- KHMVM trong hội chứng: nguyên nhân di truyền, tuổi mẹ...
- KHMVM không trong hội chứng: đa nguyên nhân.
+ Liên quan đến nhiều gen (cao huyết áp, đái tháo đường ....)
+ Liên quan đến yếu tố môi trường (rượu, thuốc lá, thuốc ...)


4

+ Acid folic: tác dụng phòng ngừa.
+ Sử dụng vitaminA liều cao.
+ Yếu tố vật lý: phóng xạ, tia X ....
+ Yếu tố hóa học: thuốc trừ sâu, asen, chất độc hại....

+ Yếu tố sinh học: virus
+ Tâm lý của mẹ
Theo Rosenthal, nguyên nhân ngoại lai chiếm 70% trường hợp (kể cả
những yếu tố không biết), còn 30% là nguyên nhân nội tại. Theo Gabka phân
tích 2500 bệnh án KHM và KHVM, thấy [7].
Không thấy nguyên nhân: 23,2%
Di truyền: 15,1%
Hoảng sợ chung: 10,9
Mẹ trên 40 tuổi: 6,7
Nhiễm độc nhau thai: 6,7
Hay chảy máu khi có thai: 5,1%
Mắc bệnh do virus thời kỳ có thai: 3,4%
1.3. Phôi thai học quá trình hình thành môi - vòm miệng
1.3.1. Phôi thai học quá trình hình thành môi - vòm miệng tiên phát [7]
Sự phát triển của môi bắt đầu vào đầu tuần thứ tư (ngày 28) của phôi. Ở
cực đầu của phôi là nụ mũi trán, bên dưới nụ có một khe lớn đó là miệng
nguyên thuỷ, nụ hàm trên và nụ hàm dưới.
Nụ mũi trán sau này sẽ hình thành ba nụ: ở hai bên là nụ mũi ngoài, ở
giữa là nụ mũi trong. Sự phân chia nụ mũi trán thành các nụ mũi là do sự có
mặt của màng khứu giác. Nụ mũi trong cũng được chia đôi bởi rãnh mũi trán.
Hiện tượng dính các thành biểu bì của các nụ và sự hàn gắn các nụ với
nhau trong quá trình trung bì hoá hình thành nên môi, mũi, vòm miệng tiên phát.


5

- Nụ mũi ngoài: giới hạn bên ngoài của màng khứu giác, hình thành nên
cánh mũi và phía bên của mũi.
- Nụ mũi trong: giới hạn bên trong của màng khứu giác, hình thành nên
sống mũi và trụ mũi.

- Nụ hàm trên: hình thành nên môi trên và phần trên của má.
- Nụ hàm dưới: hình thành nên môi dưới, cằm và phần dưới của má.
1.3.2. Phôi thai học quá trình thành vòm miệng thứ phát [7]
Sau lỗ mũi tiên phát, một nụ từ vùng giữa của trần hốc miệng và từ
thành sau của vách ngăn mũi tiên phát sẽ phát triển để hình thành vách ngăn
mũi thứ phát.
Hai nụ ngang trước gọi là nụ khẩu cái.
Hai nụ ngang sau là nụ chân bướm hàm.
Những nụ này dính với nhau ở đường giữa theo thứ tự từ trước ra sau,
sau đó quá trình trung bì hoá để hình thành vòm miệng thứ phát.
1.4. Cơ chế hình thành khe hở môi - vòm miệng
Để giải thích cơ chế bệnh sinh KHM-VM, người ta dùng thuyết nụ mầm
của Rathke (1832), Dursy (1869), và His (1888). Về sau các tác giả Victor Veau
(1930), Fleishman (1915), Politzer (1935) bổ sung thêm thuyết tường chìm.
1.4.1. Thuyết "Nụ mầm": giải thích quá trình hình thành môi và vòm miệng
do các nụ mặt giáp dính với nhau. Dưới tác động của các yếu tố ngoại lai hoặc
nội tại làm cho quá trình trung bì hóa không xảy ra giữa các nụ mặt nên chúng
không giáp dính với nhau sẽ tạo thành các khe hở [7], [14].
* Khe hở môi
Vào tuần lễ thứ 3 của bào thai, khi bào thai to 10mm, ở cung mang I vì
khối não và tim phát triển nhanh, giữa hai khối đó xuất hiện một chỗ lõm gọi
là hốc miệng nguyên thủy. Ở quanh hốc miệng nguyên thủy xuất hiện 5 nụ gọi


6

là những nụ mặt gồm 1 nụ trán ở trên, 2 hàm trên ở hai bên và 2 nụ hàm dưới
ở phía dưới.
Sau đó nụ trán chia làm hai nụ gọi là nụ mũi phải và nụ mũi trái, mỗi
nụ mũi phải và trái lại chia thành hai nụ mũi trong và mũi ngoài cách nhau

bởi rãnh khứu.
Những nụ hàm trên phát triển về phía đường giữa với nụ mũi trong vốn
dài hơn nụ mũi ngoài và làm cho rãnh khứu hẹp lại thành lỗ mũi.
Hai nụ mũi trong bên phải và bên trái dính nhau ở đường giữa.
Như vậy, môi trên đã hình thành bởi sự giáp dính của các nụ hàm trên +
mũi trong + mũi trong + hàm trên.
Hai nụ hàm dưới gắn với nhau ở đường giữa và nụ hàm trên gắn với nụ
hàm dưới, như vậy hốc miệng đã hoàn thành.
Nụ hàm trên dính với nụ mũi trong tạo thành môi trên và xương ổ răng
trước lỗ khẩu cái trước (lỗ răng cửa). Nếu nụ hàm trên không dính với nụ mũi
trong sẽ tạo nên khe hở môi trên.
Nếu nụ hàm trên không dính với nụ mũi trong một bên sẽ hình thành
khe hở môi một bên.

Hình 1.2: Sự hình thành vòm miệng nguyên phát (Formation du palais
primaire)
* Khe hở vòm miệng


7

Vào tuần lễ thứ 8 của bào thai, khi bào thai 30mm hình thành vòm miệng
thứ phát. Ở thành vòm miệng nguyên thủy chồi ra 5 nụ: 1 nụ đứng dọc từ giữa
nụ trán rủ xuống tạo thành vách ngăn mũi, 2 nụ ngang trước gọi là nụ khẩu cái từ
hai nụ hàm trên phát triển vào giữa và dính với nhau, 2 nụ ngang sau gọi là nụ
chân bướm khẩu cái phát triển vào giữa nối với nhau và dính với hai nụ ngang
trước tạo thành vòm miệng, chia hốc miệng nguyên thủy thành hốc mũi và hốc
miệng. Nụ dọc giữa phát triển xuống dưới liền với nụ ngang trước và nụ ngang
sau ở đường giữa chia hốc mũi thành hai hốc bên phải và bên trái.
Khe hở vòm miệng hình thành là do nụ ngang trước và nụ ngang sau bên

phải hay bên trái không dính với nhau, có thể một phần hoặc toàn bộ.
1.4.2. Thuyết tường chìm [7]
Theo nhóm tác giả Gian Todury, Vic tor Veau (1930), Fleishman (1915),
Politzer (1935).
Môi trên không phải được tạo bởi các nụ mặt, mà ở mồi bên ổ miệng và
hố mũi nguyên thủy có bức tường dựng đứng của tổ chức ngoại bì. Chính bức
tường này vào tuần lễ thứ 3 của bào thai bị chọc thủng bởi tổ chức trung bì
hình thành hàm ếch tiên phát.
Tổ chức trung bì này có ba nguồn: hai nguồn bên và một nguồn giữa chân
vách ngăn dưới, chính nó tạo ra mấu hàm trước. Sự phát triển không đầy đủ của
tổ chức trung bì này sẽ phát sinh khe hở môi khép và khe hở môi một bên.
Đó là sự tạo thành bình thường của vùng hàm mặt. Nếu vì một lý do nào
đó quá trình này bị rối loạn sẽ hình thành các khe hở vùng hàm mặt.
- Hai nụ hàm trên không dính với nụ mũi trong sẽ hình thành khe hở môi
một bên hoặc khe hở môi khép.
- Nụ hàm trên và nụ hàm dưới không dính với nhau sẽ sinh ra khe hở
ngang mặt.


8

- Nụ hàm trên và nụ mũi ngoài không dính với nhau sẽ sinh ra khe hở
mặt chéo.
- Hai nụ hàm dưới không dính với nhau sẽ sinh ra khe hở môi dưới.
- Hai nụ ngang trước (nụ khẩu cái) không gắn với nhau sẽ sinh ra khe hở
vòm miệng cứng.
- Hai nụ ngang sau (nụ chân bướm khẩu cái) không gắn với nhau sẽ sinh
ra khe hở vòm miệng mềm.
Lưu ý:
- Có thể có khe hở môi mà không có khe hở cung hàm, nhưng không thể

có trường hợp ngược lại.
- Có thể có khe hở vòm miệng mềm mà không có khe hở vòm miệng
cứng, nhưng ngược lại thì không thể.

Hình 1.3. Sự hình thành vòm miệng thứ phát (Formation du palais
secondaire) [19]
1.5. Phân loại khe hở môi - vòm miệng
Từ trước đến nay, nhiều tác giả đưa ra cách phân loại khe hở môi - vòm
miệng dựa trên những cơ sở nhất định.
1.5.1. Phân loại theo tổn thương giải phẫu [7], [14], [18]
Veau năm 1931 đã đề nghị một phân loại chia thành 4 nhóm
- Nhóm I: Khe hở chỉ có ở vòm miệng mềm
- Nhóm II: Khe hở vòm miệng mềm và vòm miệng cứng không vượt quá
lỗ răng cửa.


9

- Nhóm III: Khe hở môi-vòm miệng toàn bộ một bên
- Nhóm IV: Khe hở môi-vòm miệng toàn bộ hai bên
1.5.2. Phân loại theo phôi thai học [7], [14], [26], [27]
Kernahan và Stark năm 1958 phân loại dựa trên lỗ răng cửa chia ranh
giới giữa vòm miệng tiên phát gồm môi, cung hàm và vòm miệng thứ phát
gồm vòm miệng cứng và vòm miệng mềm.
Khe hở tiên phát: gồm khe hở môi và khe hở cung hàm
Khe hở môi:
+

Độ I: Khuyết môi đỏ, các bộ phận khác bình thường


+

Độ II: Khe hở tới ½ da môi, cơ vòng môi không bị chia hoàn
toàn, cánh mũi không hoặc biến dạng rất ít, cung hàm bình thường.

+

Độ III: Khe hở đến nền mũi, thường gọi là KHM toàn bộ, cánh
mũi biến dạng, cung hàm không bị ảnh hưởng.

Khe hở cung hàm:
+

Độ I: Có vết hằn ở cung răng cửa hàm trên

+

Độ II: Có khe hở vùng ổ răng

+

Độ III: Khe hở đến lỗ răng cửa

Khe hở thứ phát.
Khe hở vòm miệng mềm.
+

Độ I: Khe hở lưỡi gà.

+


Độ II: Khe hở lưỡi gà và 1/3 vòm miệng mềm.

+

Độ III: Khe hở vòm miệng mềm toàn bộ.

Khe hở vòm miệng cứng.
+

Độ I: Khe hở đến 1/3 sau vòm miệng cứng.

+

Độ II: Khe hở đến 2/3 sau vòm miệng cứng.

+

Độ III: Khe hở đến lỗ răng cửa.


10

Khe hở phối hợp: gồm cả khe hở môi và vòm miệng một hoặc hai bên.
Năm 1971 Kernahan đưa ra một sơ đồ phân loại và chia độ có tính chất
biểu tượng và dễ nhìn hơn theo hình chữ Y.

Hình 1.4: Sơ đồ chữ Y của Kernahan [7]
- 1 và 4 tương ứng với môi.
- 2 và 5 tương ứng với xương ổ răng.

- 3 và 6 tương ứng với cung hàm trước lỗ răng cửa.
- 7 và 8 tương ứng với vòm miệng cứng.
- 9 tương ứng với vòm miệng mềm.
Trên cơ sở sơ đồ chữ Y của Kernahan, Millard (1977) đã đưa ra sơ đồ
hình chữ Y cải tiến, sơ đồ này mô tả thêm về những ảnh hưởng của khe hở
môi lên nền mũi và cánh mũi.

Hình 1.5: Sơ đồ chữ Y cải tiến của Millard [7]


11

1.6. Dịch tễ học của khe hở môi vòm miệng.
Những dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt, chủ yếu là những khe hở ở vùng
mặt, gây biến dạng mặt làm tổn thương đến tâm lý, thẩm mỹ và chức năng,
chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại dị tật chung của cơ thể (khoảng 10%) [7].
Theo Das (1995), Shaw (1991): đứa bé trai bị khe hở môi có hay không
có khe hở vòm miệng nhiều hơn bé gái, trong khi bé gái có nguy cơ cao bị
khe hở vòm miệng đơn thuần [14],[17].
Ở Đức, từ 1925-1958, thống kê toàn thể trẻ sơ sinh thì dị tật chung (ở
chân, tay, thần kinh, tim, mạch máu lớn và hàm mặt) chiếm 0,6 - 2%, trong đó
1/10 là khe hở bẩm sinh hàm mặt. Ở Tiệp Khắc, cứ 200 trẻ sơ sinh, có 1 trẻ dị
tật bẩm sinh chung (theo Burian).


12

Nói chung, trên thế giới cứ 1000 cháu mới sinh, thì có 1 cháu có dị tật
bẩm sinh vùng hàm mặt (tỷ lệ 0,1%). Tỷ lệ này có khác nhau ở mỗi nước và ở
các thời điểm khác nhau:

Ở Đức: Trước thế chiến thứ II: 1/1000
Sau thế chiến thứ II: 1/450
Tiệp Khắc: Đầu thế kỷ 20: 1/1000
Năm 1962: 1/750 (theo Burian)
Pháp: 1/ 942 (1927 theo Veau và Peron)
Ở Mỹ: 1/700
Nhật: 1/378 (Theo tài liệu thông báo của ngành Răng Hàm Mặt Mỹ
9/1969).
Tại Iran năm 2006 Arman Jafari và cộng sự cho thấy tỷ lệ mắc khe hở
môi vòm miệng tại Iran cao hơn các nước trong khu vực với tỷ lệ 0,78 đến
2,14% nam nhiều hơn nữ. Nguyên nhân gây ra khe hở môi vòm miệng do tiền
sử gia đình chiếm 0,001%, Các yếu tố căng thẳng lo âu trong 3 tháng đầu của
thời kỳ thai ngén chiếm 0,048%, hôn nhân đồng giới có nguy cơ 0,02%.
Ở Việt Nam, theo Bác sĩ Nguyễn Huy Cận, Viện bảo vệ bà mẹ trẻ em, tỷ
lệ cũng xấp xỉ 1/1000 (1996), BS Phạm Gia Đức: tỷ lệ 1/640 (1970). Theo
Mai Đình Hưng, Viện RHM Hà Nội, tỷ lệ 1/1211 (1980) theo Nguyễn Thị Bá
Thanh -Viện phụ sản ở thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ 1/480 (1984).
Khe hở dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt là một bệnh khá phổ biến. Nếu dân
số nước ta hiện nay là 80 triệu dân, tỷ lệ sinh đẻ là 3%, tỷ lệ dị tật bẩm sinh
hàm mặt là 1/1000, thì hàng năm có khoảng 2400 cháu nhỏ ra đời có dị tật
bẩm sinh hàm mặt [8].
1.7. Nghiên cứu về tâm lý, hành vi của cha mẹ trẻ KHMVM
Trên thế giới cũng như Việt Nam các nghiên cứu trước đây chủ yếu về
xử lý các khiếm khuyết cũng như thị giác, các vấn đề về ăn nói phát âm. Còn


13

thiếu rất nhiều các nghiên cứu về kinh nghiệm chăm sóc của cha mẹ đối với
trẻ có khe hở môi vòm miệng. Các nghiên cứu gần đây có đề cập đến kinh

nghiệm của cha mẹ và toàn xã hội đối với việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ có
khe hở môi vòm miệng. Theo Barbro Johansson và Karin C. Ringsberg (2003)
cha mẹ hầu hết là lo lắng, không coi con là người khuyết tật nhưng luôn chú ý
đến dị tật cũng như sự khiếm khuyết của con trẻ. Việc giáo dục truyền thông
cho các nhân viên y tế để thúc đẩy sự hiểu biết của cha mẹ là cách tốt nhất để
giúp đỡ họ. Đặc biệt có thể làm các chương trình giáo dục lớn qua thông tin
đại chúng giúp xã hội có cái nhìn mới về vấn đề này. Ngoài ra cần có các
nghiên cứu mới về nhận thức của chính các nhân viên y tế đối với việc chăm
sóc nuôi dưỡng cho trẻ có khe hở môi vòm miệng.
Theo Goyal A, Jena AK, và Kaur M nghiên cứu trên 155 cha mẹ có trẻ
KHMVM tại Ấn Độ năm 2012 cho thấy việc cho trẻ ăn bằng thìa là phổ biến
nhất chiếm 57,74% đối với các trẻ dưới 6 tháng. Với trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi
tỷ lệ này lên đến 71,42%. Cách cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ thường phổ
biến ở nhóm tuổi < 6 tháng với tỷ lệ 19,14%. Theo Brine (1994) và Show
(1999) nghiên cứu tại Anh nhận thấy việc cho trẻ bú bình có hiệu quả với chai
mềm có thể ép được hơn là chai cứng.
Theo M. J. Trenouth’ và A. N. Campbell Hầu hết cha mẹ đều có vấn đề
về nuôi con với số lần cho ăn và đặc biệt là thời gian cho ăn, chất lượng bữa
ăn. 25% cha mẹ thiếu hiểu biết về số lượng thức ăn cho trẻ, trên 30% không
biết thiết lập mô hình cho trẻ ăn một cách bình thường. Có đến 50 % cha mẹ
muốn thay đổi phương pháp cho ăn từ một phương pháp đang áp dụng mà
không biết phải bắt đầu từ đâu. Có 48% bà mẹ luôn cố gắng cho con bú
nhưng không ai trong số họ thành công, thời gian bú là khi nào và bú trong
bao lâu cũng là vấn đề được rất nhiều bà mẹ than phiền. Đại đa số các bà mẹ
tỏ ra không hài lòng với thông tin về chăm sóc điều trị cho trẻ khi họ còn nằm


14

viện, đến khi ra viên các bà mẹ cũng không thấy được tư vấn nhắc nhở gì

thêm, chỉ có 2 trong số 25 bà mẹ được hướng dẫn chi tiết về điều này.
Marques và cộng sự chỉ ra rằng các vấn đề về cho ăn và tăng trưởng ở
trẻ sơ sinh kém có thể làm giảm lòng tự trọng của bà mẹ và dẫn đến trầm cảm
ở người mẹ. Việc cho ăn kéo dài hàng giờ, những khó khăn về ăn uống liên
tục trong giai đoạn đầu đời đã dẫn đến sự suy giảm đáng kể ở động cơ, ngôn
ngữ và phát triển hành vi của trẻ. Mar cũng cho rằng việc đánh giá sớm các
kỹ năng cho trẻ ăn và theo dõi thường xuyên sự phát triển của trẻ là rất quan
trọng. Việc này cần phải thực hiện ngay từ ban đầu bởi các chuyên gia và y tá
có kinh nghiệm và được đào tạo bài bản.
Tôn giáo, tín ngưỡng văn hoá và sự khác biệt về nhân khẩu có thể có
tác động rất lớn trong việc định hình phản ứng và thái độ của mọi người đối
với trẻ em có khe hở môi vòm miệng. Huyền thoại và niềm tin dân gian
thường đi cùng với sự ra đời của một trẻ bị KHMVM đặc biệt là ở Châu phi.
Theo Akwasi Antwi Kusi nghiên cứu năm 2015 cho thấy tại châu phi 35% cha
mẹ trẻ bị chế nhạo bởi xã hội khi trong gia đình có đứa trẻ có khe hở môi vòm
miệng. Nghiên cứu cho thấy nền giáo dục của bà mẹ còn thấp, một số bà mẹ
vẫn tin rằng khe hở môi vòm miệng là do tình thần tà ác, yếu tố siêu nhiên tuy
rằng họ là thiểu số với tỷ lệ thấp. Hầu hết các bà mẹ đều hy vọng rằng các em
bé của sẽ có một cuộc sống bình thường sau khi phẫu thuật.
Tại Việt Nam với mức độ hiểu biết trung bình, bố mẹ trẻ đang có cái
nhìn chung chung về bệnh tật của trẻ. Kiến thức mà họ có được dựa vào
những biểu hiện bên ngoài, những gì đã diễn ra, và nhận thức một cách thụ
động. Chưa phải là ý thức tự tìm hiểu thông tin một cách chủ động, tích cực
hoặc tìm hiểu thông tin ở những nguồn tin chưa đầy. Theo Trương Minh Nga
và Nghiêm Chi Phương cho thấy trình độ của cha mẹ trẻ KHMVM còn thấp
cấp 2-3 chỉ có 77%. Thu nhập trong gia đình trẻ chủ yếu là thấp. Việc tiếp cận


15


với các thông tin đại chúng tìm hiểu về cách chăm sóc cho ăn hay điều trị cho
trẻ chỉ đạt 4%. Trong khi thực hiện nuôi dưỡng tốt cho trẻ chỉ có 8,8% bà mẹ
làm được điều này. Việc tự nguyện tìm hiểu các kiến thức về chăm sóc trẻ
trước sinh chỉ đạt 29%, thực hiện siêu âm trước sinh từ 1 đến 2 lần có 40%.
Thực trạng trên cho thấy vấn đề tuyên truyền giáo dục cho bà mẹ là rất quan
trọng, chưa nói đến các cấp ban ngành còn cần có các chương trình tập huấn
chi tiết đến các y tế thôn bản các cộng tác viên y tế để có thể đưa thông tin
chính xác hiểu quả đến từng hộ gia đình có trẻ KHMVM.
1.8. Những vấn đề thường gặp ở trẻ khe hở môi vòm miệng.
Trẻ mắc bệnh khe hở môi hay hở vòm miệng thường dễ mắc các bệnh
khác như câm, điếc và khiếm khuyết khả năng nói. Các bệnh về răng như
thiếu, thừa, dị hình hay răng mọc lộn xộn... cũng thường xảy ra trẻ khi sinh ra
mắc bệnh hở vòm miệng. Nhiều trẻ bị khe hở môi hay hở vòm miệng đặc biệt
dễ bị nhiễm trùng tai [13].
Trẻ bị khe hở môi hay hở vòm miệng cũng gặp nhiềụ khó khăn khi ăn
uống, bú mớm. Các bình sữa với núm vú đặc biệt có thể giúp trẻ bú dễ hơn.
Trong một số trường hợp, trẻ mắc bệnh khe hở môi hay hở vòm miệng có thể
phải cần đến vòm miệng giả để giúp trẻ có thể ăn uống được. Ngoài ra ảnh
hưởng của khe hở môi - vòm miệng đến sức khỏe toàn thân của trẻ.
- Dị dạng phối họp.
- Tâm lý.
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên.
- Suy dinh dưỡng.
- Rối loạn mọc, biến dạng cung hàm và sọ mặt.
1.9. Điều trị khe hở môi vòm miệng
Nguyên tắc cơ bản của điều trị khe hở môi và vòm miệng. Trong việc
điều trị các bệnh nhân khe hở bẩm sinh hàm mặt, phải phối họp nhiều chuyên


16


khoa. Do đó, ngày nay có danh từ “Phức hợp điều trị bệnh nhân”[3]. Trong đó
chú ý cách thức điều trị, thời gian điều trị và sử dụng những kiến thức khoa
học hiện đại nhất, phức hợp điều trị gồm:
1.9.1. Thời gian điều trị thích hợp
Việc “điều trị phức hợp” này kéo dài từ khi mới sinh, đến tuổi trưởng
thành khoảng 18 tuổi.
Sau khi sinh, do có khe hở ở vòm miệng và xương hàm tạo sự thông
thương giữa hốc miệng và hốc mũi nên trẻ sẽ gặp khó khăn trong nuôi dưỡng
(thường hay sặc trong quá trình bú sữa). Lúc này các bác sĩ sẽ lấy dấu vòm
miệng để làm máng bịt vùng hở, ngăn không cho sữa và thức ăn lạc vào
đường thở đồng thời chỉnh sửa một phần cung hàm giúp cho phẫu thuật khe
hở vòm miệng sau này được dễ dàng hơn.

Hình 1.6. Máng bịt (máng ăn) cho trẻ mắc khe hở môi vòm miệng [6]
Hoặc đối với những bị khe hở môi toàn bộ 2 bên, nhằm giữ mấu tiền
hàm không bị đưa ra trước quá nhiều người ta có thể dùng các loại dụng cụ
giữ mấu tiền hàm.


17

Hình 1.7. Băng giữ mấu tiền hàm[6]
Phẫu thuật đóng kín khe hở môi được tiến hành lúc trẻ từ sáu tháng tuổi
trở lên, cân nặng đạt xấp xỉ lOkg. Sau đó phẫu thuật đóng kín vòm miệng được
thực hiện khi trẻ được 1,5 đến hai tuổi. Phẫu thuật đóng kín khe hở là bước
điều trị cơ bản đầu tiên trong toàn bộ quá trình điều trị cho trẻ bị khe hở môi và
vòm miệng. Sau phẫu thuật, trẻ cần phải được khám dê luyện phát âm. Đối với
trẻ mắc bệnh khe hở môi-vòm miệng thì luyện phát âm là một vấn đề rất quan
trọng vì nó ảnh hưởng lớn đến đời sống giao tiếp của trẻ sau này. Đồng thời trẻ

càn được khám định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện và điều trị răng sâu.
Tuy nhiên, thời gian này còn tùy thuộc vào từng trường hợp lâm sàng và
cơ địa của bệnh nhân.
1.9.2. Điều trị chỉnh hình
Có nghĩa là săn sóc và điều chỉnh để mang lại khớp cắn bình thường, qua
các giai đoạn phát triển xương hàm. Điều trị này còn có tác dụng làm thay đổi
lphần vẻ mặt và tiếng nói của bệnh nhân.
Quá trình phát triển xương hàm trên và xương hàm dưới ở trẻ bị khe hở
môi- vòm miệng không giống với các trẻ bình thường và cần được bác sĩ
chuyên khoa Nắn chỉnh Răng theo dõi. Khuôn mặt điển hình của trẻ mắc bệnh


18

khe hở môi- vòm miệng là kém phát triển xương hàm trên, vẩu xương hàm
dưới, tầng mặt giữa lép, răng cửa trên nằm ở phía trong răng cửa dưới (cắn
ngược), xoay răng...Tất cả những triệu chứng đó cần được các bác sĩ nắn
chỉnh răng khám và điều trị sớm ngay từ khi mới mọc răng vĩnh viễn. Quá
trình nắn chỉnh hàm và răng sẽ được kéo dài tới khi trẻ trưởng thành. Cùng
trong thời gian này các bác sĩ nắn chỉnh răng sẽ phối hợp cùng các bác sĩ phẫu
thuật thẩm mỹ để ghép xương và tạo dựng lại khuôn mặt hài hòa nhất cho
bệnh nhân [5].
1.9.3. Điều trị phát âm
Là công việc khó khăn và phức tạp, bắt đầu từ lúc biết nói, trước lúc điều
trị phẫu thuật. Đây là giai đoạn rất khó thực hiện vì hiện nay đa phần các trẻ
có khe hở môi vòm miệng thường ở vùng sâu vùng xa. Việc tiếp xúc với cán
bộ Y tế tại địa phương đã gặp rất nhiều khó khăn, trong khi việc hướng dẫn
điều trị phát âm cần có các chuyên gia về vấn đề này chứ không đơn thuần là
hướng dẫn cho cha mẹ. Sau điều trị phẫu thuật cần thiết phải tiếp tục điều trị
phát âm cho đến tuổi trưởng thành. Ở giai đoạn này các trẻ sau khi được phẫu

thuật thường được các bác sỹ tại bệnh viện hướng dẫn cách điều trị phát âm,
tuy nhiên việc tại khám lại rất khó khăn do tâm lý cha mẹ ngại đi lại cũng như
việc nhận thức về hướng điều trị này của cha mẹ còn hạn chế.
1.9.4. Điều trị phẫu thuật
Chủ yếu là các phương pháp mổ tạo hình môi và vòm miệng. Theo thời
gian, phương pháp mổ khe hở môi và vòm miệng ngày càng phát triển và hiện
nay các phương pháp mổ đã được cải tiến hoàn chỉnh như phương pháp
Millard, Tennison.... Với các phương pháp này có thể đem lại cho bệnh nhân
một vẻ thẩm mỹ khá hoàn hảo, tránh được phần nào sự mặc cảm về dị tật của
người bệnh đối với xã hội.


19

1.9.5. Điều trị tâm lý
Đó là việc giúp trẻ hòa động với cuộc sống, loại bỏ cản trở về mặc cảm
tự ti mà bệnh tật có thể gây nên. Giúp trẻ có cái nhìn đúng đắn và thẳng thắn
về dị tật của mình. Tránh tâm lý dấu diếm của cha mẹ, ngại đề cập vả lảnh
tránh khi trẻ hỏi về những khác thường của mình so với trẻ khác. Đây chính là
vấn đề còn cần có nhiều giải pháp hơn nữa. Hiện nay đa phần cha mẹ luôn có
xu hướng tự ti, e ngại, né tránh khi đề cập đến vấn đề này, dẫn đến việc trẻ có
xu hướng rụt rè,ít hoà đồng luôn muốn che dấu dị tật của mình. Việc điều trị
tâm lý phải được đưa lên hàng đầu, phải được điều trị gồm 2 giai đoạn trước
và sau phẫu thuật. Các nhà tâm lý cần giúp cha mẹ trẻ có cái nhìn thực tế hơn
hiểu biết sâu hơn về các dị tật của trẻ, từ đó đưa ra các giải pháp giúp cha mẹ
trẻ thực hiện tốt từ việc chăm sóc, cho ăn lúc trẻ chưa phẫu thuật cho đến việc
giúp trẻ chuẩn bị tâm lý hoà nhập với các bạn cùng trang lứa. Gia đình trẻ cần
hoàn toàn tuân thủ toàn bộ quá trình điều trị tâm lý vì đây là việc kéo dài gồm
nhiều giai đoạn, mất rất nhiều thời gian cần sự cố gắng của cha mẹ và đặc biệt
là sự hợp tác của trẻ. Việc điều trị tâm lý cho cha mẹ cần thực hiện ngay từ

khi mẹ mang thai, luôn có cán bộ tâm lý giúp mẹ vượt qua từng thời kỳ của
thai ngén cũng như sinh con sau này. Việc này cần sự hợp tác của rất nhiều
chuyên khoa như bác sĩ chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ sản khoa, bác sĩ tâm lý…
1.9.6. Lịch trình phẫu thuật
Có một lịch trình tốt nhất mà giờ đây được áp dụng nhiều thòi gian điều
trị phù họp cho trẻ mắc KHMVM như sau:
- Thời gian phẫu thuật đóng khe hở môi: trẻ tầm 3 tháng tuổi (Hà Nội thì
phẫu thuật được tiến hành khi trẻ 6 tháng tuổi).
- Thời gian phẫu thuật đóng khe hở vòm miệng (vòm miệng mềm và
vòm miệng cứng): từ 9 tháng đến 1 tuổi (tại Hà Nội, hầu hết chọn thời điểm là
trẻ đạt 18 tháng).


20

Thời gian điều trị chỉnh nha: bắt đàu từ khi 7tuổi kéo dài đến 18 tuổi.
- Thời gian phẫu thuật ghép xương ổ răng: khi trẻ đạt từ 9-11 tuổi.
- Ngoài ra có các phẫu thuật thẩm mỹ và sửa chữa khác: khi trẻ đạt 15
tuổi trở lên.
Các phẫu thuật điều trị chỉnh hình xương hàm sau 18tuổi.
Các điều trị về răng miệng, tai mũi họng,... định kỳ trong suốt quá trình
sổng của trẻ.
1.10. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về tỷ lệ khe hở môi vòm miệng
1.10.1. Ở Việt Nam
Khe hở môi trên và khe hở vòm miệng bẩm sinh là dị tật vùng hàm mặt
khá phổ biến. Theo các tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước, tỷ lệ trẻ sơ
sinh mắc các dị tật KHM - VM bẩm sinh thay trong khoảng 0,1% - 0,2%. Ở
nước ta tỷ lệ mắc bệnh khoảng 0,1%. Mỗi năm có thêm hàng nghìn trẻ sơ sinh
mắc dị tật này [9], [10], [11], [12]. Trong đó hơn 50% là KHM kết họp với
KHVM. KHM thường gặp ở nam nhiều hơn ở nữ, trong khi KHM đơn thuần

lại gặp ở nữ nhiều hơn nam [31], [56].
Ở Việt Nam, trong thập kỷ 60 đã có những số liệu đầu tiên được công
bố. Theo thống kê của Nguyễn Huy Cận (1963-1966) tại bệnh viện Bảo vệ Bà
mẹ và trẻ sơ sinh có 16 trường hợp khe hở bẩm sinh vùng hàm mặt trên
15.720 trẻ sơ sinh, tỷ lệ xấp xỉ 1/1000.
Cũng trong thời gian này, Võ Thế Quang và Trần Minh Tâm [23] qua
nghiên cứu đã đưa ra một tỷ lệ cao hon ở nước ngoài. Trên 571 ca khe hở môi
và vòm miệng, các tác giả cho biết tỷ lệ KHM kèm theoKHVM là 39,9%,
KHM đơn thuần là 53,9%, còn lại là KHVM đơn thuần (6,2%).
Nhận xét về tình hình mắc dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt ở các tỉnh phía
Bắc Nguyễn Nguyệt Nhã [21] (Viện Bảo vệ sức khỏe trẻ em) thấy rằng trong
952 trẻ được phẫu thuật có 592 trẻ bị KHM (62,1%), 272 trẻ bị KHM - VM
(28,5%), chỉ có 57 trẻ bị KHVM (5,9%), còn lại là các dị tật khác (3,25%).


21

Theo Mai Đình Hưng các loại KHMVM được phân bố như sau: 41,2% là
KHM đơn thuần, 42,2 là KHM kết hợp KHVM còn lại là KHVM đơn thuần.
Trương Mạnh Dũng và Nguyễn Thanh Hòa (2007) [4], [5] nghiên cứu
thực trạng trẻ sơ sinh mắc dị tật khe hở môi - vòm miệng tại Cần Thơ 2001 2005 cho thấy có 27,36% trẻ có KHM đơn thuần, 17,92% là KHVM đơn
thuần, KHM và KHVM kết hợp chiếm 52,83%, còn lại khe hở ngang mặt
chiếm 1,89%.
Nguyễn Hồng Lợi (2006) [18] nghiên cứu thực trạng và các vấn đề của
trẻ dị tật bẩm sinh khe hở môi - vòm miệng tại Thừa Thiên Huế thấy KHM
chiếm 16,2%, KHVM chiếm 33,3%, KHM kết họp KHVM chiếm 50,5%.
Như vậy, có sự khác nhau trong nghiên cứu giữa các tác giả, các năm và
các vùng miền.
1.10.2. Trên thế giời
Theo Michel Melnick (1990), tỷ lệ KHMVM ở một số nước trên tổng số

dân là:
KHM - KHVM

KHVM

Đan Mạch

0,1%

0,047%

Thuỵ điển

0,12%

0,051%

Nhật Bản

0,17%

0,036%

Trung Quốc

0,13%

0,036%

Tổng hợp từ nhiều báo cáo khác nhau, Bauer & Vicari [37] thấy tỷ lệ này

vào khoảng 1/750 ở trẻ da trắng và 1/2000 ở trẻ em da đen. Trong đó KHM
chiếm 21%, KHVM 46%, 33% là KHVM. Về giới, tỷ lệ KHMVM ở nam
nhiều gấp đôi nữ, trong khi KHMVM đơn thuần gặp ở nữ nhiều gấp đôi nam.
Theo thống kê của Wang S.L và cộng sự [61] có 25,24% KHM đơn
thuần, 43,76% là KHMVM và 30,9% chỉ có KHVM đơn thuần. Như vậy số


22

trẻ em có KHMVM chiếm từ 70- 80% chỉ có 20-30% bị KHVM
Từ những số liệu trên cho thấy rằng không chỉ trên thế giới mà ở Việt
Nam hang năm có hàng ngàn trẻ bị khuyết tật bẩm sinh vùng hàm mặt cần
được phẫu thuật. Đây cũng là nhiệm vụ nặng nề của ngành Y tế nói chung và
chuyên ngành RHM nói riêng.
Vấn đề đăt ra ở đây là hiện nay tất cả các gia đình có trẻ KHMVM bố mẹ
và người thân đa phần chưa biết cách chăm sóc nuôi dưỡng trẻ cũng chưa có
được sự tư vấn tốt nhất từ khi mang thai cũng như khi tự nhiên phát hiện ra
mình mang thai có dị tật KHMVM. Tất cả các cha mẹ có con KHMVM luôn
gặp rất nhiều các khó khăn trong cách chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ cũng như
các nhận thức về các phương pháp điều trị cho trẻ. Chưa kể đến tại một số
vùng miền vẫn còn có sự xa lánh, không hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh của
cộng đồng xã hội.
1.11. Các phương pháp nghiên cứu đa hình gen phổ biến hiện nay
1.11.1. Các phương pháp giải trình tự
Trình tự nucleotid của một đoạn DNA có thể được xác định bằng cách sử
dụng một quy trình hóa học theo nguyên lý của Alan Maxam và Walter
Gilbert hay một quy trình enzym được phát triển bởi Fred Sanger, quy trình
của Sanger thường được gọi là phương pháp dideoxynucleotid, và hiện nay
quy trình này là cơ sở để phát triển những phương pháp giải trình tự hiện đại.
Phương pháp enzyme được phát triển bởi Sanger và các cộng sự năm 1977 đã

nhanh chóng trở thành phương pháp được lựa chọn rộng rãi vì dễ tiến hành và
có độ tin cậy cao.
- Phương pháp giải trình tự của Maxam và Gilbert [38]: Năm 1976-1977,
Allan Maxam và Walter Gilbert đã phát triển một phương pháp giải trình tự
DNA dựa trên sự cải biến hóa học DNA và sự phân cắt giới hạn tại những
nucleotid đặc hiệu. Phương pháp này đòi hỏi phải gắn phóng xạ tại đầu 5’ kết


23

thúc của sợi DNA (thường bằng một phản ứng kinase sử dụng gamma-32P
ATP) và đoạn DNA giải trình tự phải được tinh sạch. DNA được xử lý với hóa
chất tạo ra các điểm gãy ở một vị trí nhỏ của một hoặc hai trong số bốn
nucleotid của một trong bốn phản ứng (Dimethyl sunphat phá hủy G,
Glicosidic phá hủy A + G, Hydrazin phá hủy C, Hydrazin+ NaCl phá hủy C +
T). Phân tử DNA cải biến này sau đó được làm đứt bởi piperidine nóng ở vị
trí các nucleotid cải biến. Nồng độ của các chất hóa học được điều khiển để
trung bình chỉ có một cải biến trên mỗi phân tử DNA. Như vậy, một loạt các
đoạn đứt có đánh dấu được tạo ra. Các đoạn đứt trong bốn phản ứng được
điện di trong làn cạnh nhau trên gel polyacrylamide. Để quan sát kích thước
các đoạn đứt, gel được đưa lên phim chụp phóng xạ tự ghi X - ray để phát
hiện vạch, từ các vạch đó đó ta suy ra trình tự đoạn DNA ban đầu.
Phương pháp giải trình tự của Maxam - Gilbert ít được sử dụng vì những
nhược điểm bộc lộ ngày càng rõ như những phức tạp về mặt kỹ thuật không
thể sử dụng trong các kit sinh học phân tử tiêu chuẩn, cũng như việc phương
pháp này sử dụng nhiều hóa chất độc hại và gặp những khó khăn trong việc
mở rộng quy mô và cải tiến phương pháp.
- Phương pháp enzym (phương pháp Sanger) [39]: Vì phương pháp
Sanger có hiệu quả cao hơn đồng thời sử dụng ít hóa chất độc hại cũng như ít
các chất phóng xạ hơn phương pháp của Maxam và Gilbert, nó nhanh chóng

trở thành phương pháp được chọn lựa phổ biến hơn.
Nguyên lý:
+ Dựa vào hoạt động của enzyme DNA polymerase và dideoxynucleotid
(ddNTP) trong quá trình tổng hợp DNA.
+ Khi DNA polymerase gặp các ddNTP thì dừng lại: enzyme DNA
polymerase xúc tác gắn các nucleotide vào mạch đơn đang tổng hợp ở vị trí


24

3’OH (vị trí này cần cho việc hình thành liên kết phosphodieste ở chuỗi
polynucletid đang hình thành với các nucleotide kế tiếp), khi gặp nucotid
không có nhóm 3’OH ở ddNTP, phản ứng tổng hợp bị dừng lại và tạo ra các
đoạn DNA chênh lệch nhau 1 nucleotid.
Ví dụ: Nếu ta thêm ddCTP vào hỗn hợp phản ứng đang tổng hợp DNA
thì quá trình tổng hợp chuỗi polynucleotide sẽ dừng lại ở vị trí C.
+ Điện di các đoạn DNA này với việc bổ sung 1% các loại ddNTP riêng
biệt (ddATP, ddCTP, ddTTP, ddGTP) sẽ được 4 bản điện di khác nhau. Các
băng DNA xác định nhờ việc gắn đồng vị phóng xạ vào mồi, hoặc các
ddNTP, dựa vào đó để đọc trình tự DNA.
Các vạch DNA được hiện hình bằng cách chụp phóng xạ tự ghi hoặc soi
trên tia cực tím, và trình tự DNA có thể được đọc trực tiếp trên film X - ray
hoặc hình ảnh của gel.
Những thay đổi trong kỹ thuật giải trình tự bằng chất kết thúc chuỗi chủ
yếu nằm ở việc gắn các nucleotid với đuôi phospho có chứa phóng xạ, hoặc
sử dụng mồi có gắn chất nhuộm huỳnh quang ở đuôi 5’. Việc gắn chất nhuộm
vào mồi tạo điều kiện phát triển một hệ thống quang học để có thể phân tích
nhanh hơn, kinh tế hơn và dễ dàng tự động hóa. Sau này, Leroy Hood và các
đồng nghiệp của ông đã sử dụng hai phương pháp gắn chất nhuộm huỳnh
quang lên các ddNTPs và mồi để mở ra kỷ nguyên tự động hóa và giải trình

tự công suất lớn.
- Phương pháp giải trình tự động [40]: Cấu tạo của máy giải trình tự tự
động gồm 2 phần chính yếu: phần điện di với gel pop 7 và capilary 36 và
phần phát hiện peak điện di. Các mạch đơn DNA trong ống phản ứng giải
trình tự được đánh dấu huỳnh quang để các vạch điện di của các mạch đơn
này phát sáng khi đi qua chùm tia laser.
Nguyên tắc hoạt động: trong suốt quá trình điện di, mỗi khi có 1vạch
điện di đi qua chùm tia laser thì vạch điện di sẽ phát sáng lên và con mắt cảm


25

quang sẽ ghi nhận và lưu lại thành 1 đỉnh cường độ sáng trong biểu đồ. Từ
biểu đồ của các đỉnh cường độ sáng này, máy sẽ so dòng của các đỉnh tương
ứng với các màu để cuối cùng phân tích thành trình tự DNA.
Ngày nay, người ta dùng 4 màu huỳnh quang khác nhau để đánh dấu 4
loại ddNTP, nhờ vậy phản ứng giải trình tự có thể thực hiện được chỉ trong 1
ống nghiệm và khi giải trình tự chỉ cần điện di 1 hàng mà không cần phải trên
4 hàng khác nhau như trước đây.

Hình 1.8: Quy trình giải trình tự gen theo phương pháp ddNTP
1.11.2. Các phương pháp dựa trên phản ứng PCR:
- Phương pháp ARMS - PCR (amplification refractory mutation system


×