Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

MỘT số BIỆN PHÁP GIÚP học SINH tự GIÁC, HĂNG SAY tập LUYỆN môn đá cầu TRONG GIỜ THỂ dục ở TRƯỜNG THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.74 KB, 31 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN ĐỐNG ĐA
--- –¯— --Mà SKKN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH TỰ GIÁC,
HĂNG SAY TẬP LUYỆN MÔN ĐÁ CẦU TRONG GIỜ
THỂ DỤC Ở TRƯỜNG THCS

Người viết: Hoàng Thị Ngà
Lĩnh vực/Môn: Thể dục
Cấp học: Trung học cơ sở
Tài liệu kèm theo (nếu có): Đĩa CD

NĂM HỌC: 2017 - 2018


MỤC LỤC

A - PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................1
I – Lý do chọn đề tài..........................................................................................1
II,CƠ SỞ LÍ LUẬN CHỌN ĐÈ TÀI................................................................2
III - Mục đích và phương pháp nghiên cứu đề tài:............................................4
1/ Mục đích nghiên cứu.....................................................................................4
2/ Phương pháp nghiên cứu...............................................................................4
IV – Giới hạn đề tài...........................................................................................4
B - PHẦN NỘI DUNG.....................................................................................4
I – Cơ sở lí luận.................................................................................................4
II – Cơ sở thực tiễn............................................................................................5
III - Thực trạng và những mâu thuẩn................................................................6
IV – Các biện pháp giải quyết vấn đề...............................................................6
1. Học sinh cần nắm được một số kỹ thuật, chiến thuật, luật cơ bản về môn Đá


cầu.....................................................................................................................6
V, Một Số Bài Dạy Cụ Thể Đã Được Áp Dụng..............................................12
BÀI 2: KĨ THUẬT ĐÁ CẦU BẰNG ĐÙI......................................................12
I/ MỤC TIÊU:.................................................................................................12
II/ CHUẨN BỊ:................................................................................................12
III NỘI DUNG:...............................................................................................12
BÀI 3: KĨ THUẬT CHƠI CẦU BẰNG NGỰC.............................................15
I/ MỤC TIÊU:.................................................................................................15
II/ CHUẨN BỊ:................................................................................................15


III NỘI DUNG:...............................................................................................15
BÀI 4: KĨ THUẬT ĐÁ CẦU BẰNG MÁ TRONG BÀN CHÂN..................17
I/ MỤC TIÊU:.................................................................................................17
II/ CHUẨN BỊ:................................................................................................17
III NỘI DUNG:...............................................................................................17
BÀI 5: KĨ THUẬT ĐÁ CẦU BẰNG MÁ NGOÀI BÀN CHÂN...................20
I/ MỤC TIÊU:.................................................................................................20
II/ CHUẨN BỊ:................................................................................................20
III NỘI DUNG:...............................................................................................20
BÀI 6: KĨ THUẬT ĐÁ CẦU BẰNG MU BÀN CHÂN.................................23
I/ MỤC TIÊU:.................................................................................................23
II/ CHUẨN BỊ:................................................................................................23
III NỘI DUNG:...............................................................................................23
VI – Hiệu quả và áp dụng................................................................................26
C - KẾT LUẬN...............................................................................................26
I –Ý nghĩa........................................................................................................26
II – Khả năng áp dụng.....................................................................................26
III- Bài học kinh nghiệm và hướng phát triển.................................................26
IV – Đề xuất kiến nghị....................................................................................27



Đề Tài:"Một

số biện pháp giúp học sinh tự giác,hăng say

tập luyện môn Đá cầu trong giờ Thể Dục ở trường
THCS”.
A - PHẦN MỞ ĐẦU
I – Lý do chọn đề tài.
Đặc điểm cơ bản của môn học thể dục là dạy học lý thuyêt gắn liền với
thực hành,biết lý thuyết để thực hành đúng và chính xác hơn ngược lại qua
thực hành sẽ làm cho con người (học sinh) hiểu lý thuyết được sâu, đầy đủ va
chắc chắn hơn từ đó hiệu quả học tập đạt chất lượng cao.trong thực tế,phần
thực hành chiếm tỷ trọng lớn vì chỉ có thông qua thực hành tập luyện các bài
tập TDTT đúng phương pháp khoa học mới đem lại sức khỏe,thể lực mà sức
khỏe và thể lực là mục tiêu cơ bản của TDTT.Do đó tập luyện là hình thức cơ
bản thể hiện đặc trưng cơ bản của môn học thể dục.Trong đó phương tiện cần
thiết để tập luyện:người hướng dẫn(GV),sân tập,nhà tập,các thiết bị và vấn đề
an toàn trong tập luyện là những điều quan trọng để môn học thể dục thực hiện
đúng chức năng của mình.Những yếu tố quyết định đến chất lượng của môn
học chính là sự tự giác tích cực tập luyện của học sinh bởi con người vừa là sản
phẩm của tự nhiên của xã hội vừa là sản phẩm thực tiễn của chính mình.
Để phát huy được sự tự giác tích cực của học sinh thì người giáo viên
phải sử dụng tốt các phương pháp dạy học trong đó phương pháp phân nhóm
và phân nhóm quay vòng phát huy tốt khả năng lãnh đạo và tự quản của các
thành viên trong lớp.Vài năm gần đây việc đổi mới phương pháp dạy học
được cả nghành giáo dục quan tâm để cải tiến chất lượng giáo dục và góp
phần thực hiện mục tiêu giáo dục.
Giáo dục thể chất cho trẻ em hôm nay là một nhiệm vụ vô cùng quan

trọng mà cả xã hội dều quan tâm bởi vì “Trẻ em hôm nay là thế giới ngày
mai” để ngày mai thế giới có những nhân tài tốt, xã hội có những công dân tốt
thì ngay từ ngày hôm nay chúng ta phải đào tạo thế hệ trẻ có kiến thức, có
phẩm chất đạo đức tốt, có sức khoẻ tốt…Nhiệm vụ giáo dục học sinh luôn
luôn được quan tâm nhưng quan trọng hơn vẫn là nhà trường, đặc biệt là
trường THCS. Bởi vì nhà trường nói chung và trường THCS nói riêng là nơi
kết tinh, ươm mầm những nhân tài cho xã hội mai sau.
Hiện nay, trong công cuộc xây dựng đất nước, đưa đất nước phát triển
cùng hoà nhập với các nước tiên tiến trên thế giới. Đảng và nhà nước ta xem
1


giáo dục là “Quốc sách hàng đầu” ngành giáo dục được chú trọng, được các
cấp các ngành quan tâm. Chính vì thế học sinh ngày càng được giáo dục một
cách toàn diện (văn - thể - mĩ …) khi lớn lên các em là một công dân vừa có
trí tuệ vừa có sức khoẻ tốt.
Trong giáo dục toàn diện cho học sinh một phần không thể thiếu được là
giáo dục về thể chất. Vì nó tác động tới sức khoẻ học sinh, nhằm cung cấp
cho học sinh những kiến thức, kĩ năng vận động cơ bản làm cơ sở cho học
sinh để rèn luyện thân thể đạo đức tác phong con người mới.
Trong giáo dục thể chất có nhiều môn thể dục, thể thao khác nhau. Đá
cầu là một trong những môn thể thao được các em học sinh yêu thích
nhất.Những năm gần đây môn Đá cầu được phát triển rộng rãi trong cả nước
nói chung và trong các trường học nói riêng. Cứ bốn năm ngành giáo dục
quận nhà lại tổ chức Hội khoẻ phù đổng để các em có dịp thi tài những môn
thể dục thể thao khác nhau như môn: Cờ vua, bóng bàn, chạy ngắn, nhảy cao,
nhảy xa… Đá cầu được tổ chức với nhiều nội dung như đơn nam, đôi nam,
đơn nữ, đôi nữ, đôi nam nữ được các trường tham gia nhiều và thi đấu rất
nhiệt tình và sôi nổi.
Là một giáo viên dạy môn thể dục của nhà trường luôn thôi thúc tôi làm

thế nào để đưa đội tuyển của trường giành được nhiều huy chương nhất trong
mỗi lần tham gia các giải thi đấu cấp quận. Đồng thời Học sinh được chọn
vào đội tuyển quận tham gia thi đấu cấp Thành phố …Với kinh nghiệm được
đúc kết và yêu cầu cấp bách như trên tôi quyết định lựa chọn đề tài “Một số
biện pháp giúp học sinh tự giác,hăng say tập luyện môn Đá cầu trong giờ
nThể Dục ở trường THCS”.
II,CƠ SỞ LÍ LUẬN CHỌN ĐÈ TÀI
Giáo dục các tố chất thể lực cho học sinh quyết định hiệu quả hoạt động
của mỗi con người.Rèn luyện,phát triển,thể lực là một trong hai đặc điểm cơ
bản nổi bật của quá trình giáo dục thể chất.Muốn quá trình này được thực hiện
thành công thì người giáo viên phải biết ứng dụng các nguyên tắc và phương
pháp trong quá trình giảng dạy.Đặc biệt là nguyên tắc tự giác tích cực trong
tập luyện vì dựa trên cơ sở khoa học của chủ nghĩa Mác-Lê-Nin về bản chất
của con người:”Con người vừa là sản phẩm của xã hội,vừa là sản phẩm của tự
nhiên,vừa là sản phẩm thực tiễn của chính bản thân mình”.Và muốn nguyên
tắc đó được vận dụng hiệu quả trong giờ học thể dục thì giáp viên cầ sử dụng
phối hợp các phương pháp để phát huy tối đa sự tích cực tập luyện và tăng
khối lượng vận động trong cùng một thời gian.Đó chính là phương pháp phân
2


nhóm và phân nhóm quay vòng.Thông qua phân nhóm và phân nhóm quay
vòng học sinh tăng được khối lượng vận động đồng thời biết tự quản,sửa sai
cho nhau,phát huy sự tự giác của mỗi học sinh.
Tính tự lập của mỗi con người biểu hiện qua sự hăng hái để tự giải quyết
các nhiệm vụ do kích thích nội tâm của từng người tạo nên.
Quyết tâm đạt thành tích cao trong một môn cụ thể nào đó như thành tích
chạy 60m,100m,thành tích tâng cầu trong 2 phút,5 phút…..
Để phát huy tích tự giác tích cực của học sinh người giáo viên phải thực
hiện các yêu cầu:

-Xây dựng quan hệ có ý thức và sự hứng thú bền vững đối với mục đích
chung và nhiệm vụ cụ thể của từng buổi học.
_Để có sự hứng thú bền vững yêu cầu đầu tiên là nhu cầu và động cơ
hoạt động,động cơ tham gia thể dục thể thao rất khác nhau đối với từng học
sinh do đó nhiệm vụ của người thầy phải khéo léo hướng dẫn học sinh hiểu
được ý nghĩa hoạt động đó dần dần nhận thức hoạt động Thể dục thể thao rồi
từ đó mới giáo dục tính tự giác tích cực của mỗi người.
Giáo dục cho học sinh cơ sở khoa học của thể dục thể thao còn phải làm
cho người tập không những hiểu được cần tập gì và tập như thế nào mà còn
phải hiểu được tại sao phải tập chính bài tập này mà không phải bài tập
khác.Tại sao phải tuân thủ theo quy tắc này mà không phải làm thế khác(tức
là làm rõ bản chất của bài tập đạt mục đích gì).
VD: khi tập các bài tập phát triển chung giáo viên phải nêu rõ yêu cầu
cần thực hiện động tác như thế nào,tại sao?
-Khi huấn luyện thể lực giáo viên cần nêu rõ lượng vận động và phải giải
thích tại sao quy định mật độ,thời gian nghỉ.
-Trong quá trình giảng dạy người thầy phải không ngừng thay đổi
phương pháp tổ chức lớp,tập luyện sinh động và biểu dương học sinh kịp thời.
-Giáo viên phải kích thích được suy nghĩ,phân tích kiểm tra và sử dụng
hợp lý sức lực khi thực hiện bài tập thể dục.
-Phải làm cho học sinh hiểu được ý nghĩa của bài tập(tập để làm gì?Đạt
đươc cái gì?).
-Biết được sai sót của mình về kỹ thuật,thể lực,chiến thuật trong môn thể
thao đó trong bài tập đó.
-Biết cách sữa chữa,khắc phục những sai sót trong quá trình tập luyện
gặp phải.

3



-Sáng tạo độc lập trong học tập là biểu hiện cao nhất của tính tự giác tích
cực.Do đó ngay từ đầu giáo viên phải giáo dục mối quan hệ tự giải quyết
nhiệm vụ vận động và phải sử dụng hợp lý các phương tiện giáo dục thể chất
kích thích người tập có nhu cầu tự tập luyện,tìm tòi các con đường khác nhau
để hoàn thành tốt nhiệm vụ tập luyện.
-Như vậy để thực hiện có kết quả những điều trên thì trong quá trình
giảng dạy giáo viên phải sử dụng phối hợp nhiều phương pháp giảng dạy làm
cho giờ học phong phú và sinh động từ đó kích thích tính tự giác tích cực tập
luyện của học sinh.Trong đó phương pháp phân nhóm và phân nhóm quay
vòng giữ một vai trò quan trọng cần được sử dụng trong giờ học môn Đá cầu.
III - Mục đích và phương pháp nghiên cứu đề tài:
1/ Mục đích nghiên cứu.
Nhằm tìm ra một số biện pháp hữu hiệu giúp các em học sinh tập luyện
môn Đá cầu có chất lượng hơn.
Tạo được cơ sở nền tảng vững chắc cho đội tuyển Đá cầu của nhà trường
nói riêng và đào tạo hạt giống cho đội Đá cầu quận nhà nói chung.
Giúp học sinh thường xuyên tập luyện thể dục thể thao thông qua tập
luyện môn Đá cầu.
2/ Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu của đề tài tôi đã sử dụng một số
phương pháp sau đây:
- Phương pháp làm mẫu
- Phương quan sát
- Phương pháp rèn luyện thực hành
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp thống kê.
IV – Giới hạn đề tài.
Đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh tự giác,hăng say tập luyện môn
Đá cầu trong giờ Thể Dục ở trường Trung học cơ sở” được nghiên cứu và
viết dựa trên tâm sinh lí của học sinh các khối lớp 6,7,8,9 và dựa vào hoạt

động dạy của thầy và hoạt động học của học sinh trường Trung học cơ sở.
B - PHẦN NỘI DUNG
I – Cơ sở lí luận.
Trong luyện tập môn Đá cầu để có được những giờ học đạt kết quả cao
trước tiên cần tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong khi tập luyện nắm
vững nội dung và thực hiện các động tác một cách hoàn hảo... Giáo viên cần
4


phải nghiên cứu kỹ nội dung bài tập, làm mẫu chính xác từng động tác, thao tác
nhuần thục, phân tích rõ ràng từng chi tiết kĩ thuật động tác trước khi lên lớp.
Giáo viên làm mẫu động tác phải đạt được yêu cầu chính xác, đẹp đúng
kĩ thuật. Vì những động tác làm mẫu dễ gây được ấn tượng trong trí nhớ các
em. Khi phân tích, giảng giải kĩ thuật động tác nên ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu
mặt khác dùng tranh ảnh để minh hoạ tạo sự chú ý cho các em.
Do đặc điểm tâm sinh lý của các em là học sinh thường hay hiếu động,
thiếu tập trung nhất là trong những giờ học ngoại khoá do ảnh hưởng các yếu
tố bên ngoài. Vậy giáo viên cần quán triệt học sinh thực hiện nghiêm túc nội
qui trong giờ học. Chia lớp học thành từng nhóm, đội và thường xuyên cho
các nhóm này thi đua với nhau để kích thích trong mỗi học sinh luôn luôn có
sự phấn đấu trong học tập hơn nữa mặt khác tạo điều kiện cho các em có
nhiều cơ hội tập luyện vận dụng những kĩ năng đã học một cách nhuần
nhuyễn, khéo léo, mạnh dạn... Để mỗi khi thi đấu cấp trường, cấp quận luôn
tự tin mạnh dạn không nhút nhác, e dè, sợ sệt...
Giáo viên thường xuyên tuyên dương khích lệ những cá nhân tích cực
tham gia tập luyện và ghi nhận những thành quả của học sinh đã đạt được
trong những năm qua. Tạo được niềm tin, lòng tự hào của mỗi thành viên
trong đội. Đồng thời cũng thẳng thắn nêu và phân tích những khuyết điểm còn
yếu kém, khó khăn chưa khắc phục được.
Để làm được những điều như trên là giáo viên dạy môn thể dục như tôi

cần phải tìm hiểu kĩ thực trạng của học sinh mình từ đó đưa ra những biện
pháp tốt nhất, phù hợp nhất nhằm giúp cho đội tuyển Đá cầu trường có được
chất lượng tốt nhất mang về nhiều thành tích cho nhà trường....
II – Cơ sở thực tiễn.
Hiện nay Đá cầu là môn thể thao được đưa vào thi đấu tại các kỳ Đại hội
thể thao, Hội khỏe phù đổng cấp quận, cấp Thành phố, toàn quốc… Do đó
việc môn Đá cầu được đưa vào giảng dạy bắt buộc trong các trường phổ
thông nên môn Đá cầu ngày càng phát triển mạnh. Vì vậy việc nâng cao chất
lượng môn Đá cầu ở trường Trung học cơ sở là hết sức cần thiết nhằm trang
bị cho học sinh một số kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật, thể lực, chiến thuật thi
đấu, tâm lý khi thi đấu.
Bên cạnh đó còn giáo dục cho học sinh ý thức và thói quen tập thể dục
thể thao nhằm tăng cường sức khỏe và hiểu biết về Luật Đá cầu và động tác
kỹ thuật, để rèn luyện sức khỏe, phát triển thể lực và thi đấu. Vì vậy việc nâng

5


cao chất lượng môn Đá cầu cho ở Trường trung học cơ sở là rất quan trong và
cần thiết.
III - Thực trạng và những mâu thuẩn.
Đối với môn Đá cầu có từ rất lâu nhưng mới đưa vào chương trình chính
khóa bắt buộc trong trường phổ thông. Trước đây học sinh chỉ biết đến môn
Đá cầu qua nội dung thể thao tự chọn. Môn đá cầu được đưa vào học chính
thức trong môn học thể dục từ lớp 6 đến lớp 9 là rất cần thiết, nhằm rèn luyện
cho học sinh sự nhanh nhẹn, khéo léo, dẻo dai, khả năng tư duy sáng tạo, tâm
lý vững vàng, tự tin, quyết đoán. Qua đó nhằm phát hiện, bồi dưỡng vận động
viên tài năng tham gia hội khoẻ phù đổng và bồi dưỡng nhân tài thể thao cho
đất nước.
Tuy nhiên do nhiều yếu tố khách quan nên một số học sinh ở các trường

học chưa biết đến môn Đá cầu. Vì vậy Đá cầu hiện nay là một môn học khó
đối với học sinh, nó đòi hỏi học sinh phải tập luyện rất nhiều từ động tác đơn
giản như (tâng cầu bằng mu chính diện, tâng cầu bằng đùi, tâng cầu bằng má
trong bàn chân…) đến động tác phức tạp như (đỡ cầu bằng ngực, cúp cầu,
quét cầu…) do đó đòi hỏi học sinh phải tập luyện thường xuyên và liên tục
trong thời gian dài mới có thể tiến bộ và thi đấu đạt thành tích cao được.
IV – Các biện pháp giải quyết vấn đề.
1. Học sinh cần nắm được một số kỹ thuật, chiến thuật, luật cơ bản về
môn Đá cầu.
a/ Một số kỹ thuật về môn Đá cầu.
@ Kỹ thuật đá cầu bằng mu bàn chân
Trong kỹ thuật này học sinh cần biết và nắm được các kỹ thuật:
- Tâng cầu bằng mu chính diện.
- Đá phát cầu:
• Phát cầu thấp chân chính diện (Kỹ thuật được sử dụng nhiều nhất
trong thi đấu, tập luyện để đưa cầu vào cuộc).
• Phát cầu thấp chân nghiêng mình.
• Phát cầu cao chân chính diện
• Phát cầu cao chân nghiêng mình (Tăng uy lực của quả phát cầu bằng
cách phát cầu chuẩn xác, nhanh và tập trung vào các điểm yếu của đối
phương, thường được sử dụng trong đá đơn).
- Búng cầu.
- Giật cầu.
6


- Chuyền cầu.
- Tâng cầu 1 nhịp để tấn công.
- Đá tấn công bằng mu chính diện.
- Bật nhảy, dùng mu bàn chân đá cầu.

- Đá móc bằng mu bàn chân.
- Cúp cầu.
-Vít cầu.
@ Kỹ thuật đá đùi
Trong kỹ thuật này học sinh cần biết và nắm được các kỹ thuật:
- Đỡ cầu bằng đùi.
- Chuyền cầu bằng đùi.
- Tâng cầu nhịp một để tấn công (Rất hiệu quả trong đá đơn)
@ Kỹ thuật đỡ ngực
Trong kỹ thuật này học sinh cần biết và nắm được các kỹ thuật:
- Đỡ cầu bằng ngực.
- Chắn cầu bằng ngực.
- Đánh ngực tấn công.
@ Kỹ thuật đánh đầu
Trong kỹ thuật này học sinh cần biết và nắm được các kỹ thuật:
- Đỡ cầu bằng đầu.
- Đánh đầu tấn công.
@ Kỹ thuật đá má trong bàn chân
Trong kỹ thuật này học sinh cần biết và nắm được các kỹ thuật:
- Quét cầu.
- Bạt cầu.
- Đẩy cầu.
- Xiết cầu.
@ Kỹ thuật đá má trong bàn chân
Trong kỹ thuật này học sinh cần biết và nắm được các kỹ thuật:
- Tâng cầu (Cứu cầu).
- Đá tấn công.
b/ Một số chiến thuật trong tập luyện và thi đấu môn Đá cầu:
@ Chiến thuật thi đấu đơn.
Trong thi đấu đơn, chiến thuật thể hiện tính tích cực, sang tạo của từng

cá nhân. Có nhiều loại chiến thuật phát cầu được áp dụng trong thi đấu đơn,

7


trong đó chiến thuật phát cầu thấp – gần và phát cầu cao – sâu là chiến thuật
gây không ít khó khăn cho đối phương khi đỡ phát cầu.
- Phát cầu thấp – gần
Từ vị trí phát cầu, thực hiện kỹ thuật phát cầu sao cho cầu bay thấp sát
lưới rơi vào khu vực phát cầu hợp lệ bên sân đối phương gần lưới nhất.
- Phát cầu cao – sâu
Từ vị trí phát cầu, thực hiện động tác phát cầu sao cho cầu bay cao, xa
vào hai góc xa khu vực phát cầu hợp lệ bên sân đối phương.
@ Chiến thuật thi đấu đôi.
Phần lớn các chiến thuật trong thi đấu đơn đều có thể áp dụng trong
thi đấu đôi. Ngoài ra, khi đá đôi cần đặc biệt lưu ý đến việc phối hợp di
chuyển và phối hợp tổ chức tấn công thường xuyên.
• Chiến thuật phát cầu có người che:
Trong đá đôi, bên phát cầu là bên bị tấn công, còn bên đỡ cầu là bên tấn
công. Vì vậy, muốn hạn chế sức tấn công của đối phương thì chiến thuật phát
cầu có người che phải vận dung triệt để, phải coi phát cầu có giá trị như một
quả tấn công. Muốn vậy, sự phối hợp nhịp nhàng của người phát cầu và người
che cầu vô cùng quan trọng. Phải quan sát vị trí đứng đỡ phát cầu của đối
phương mà quyết định điểm phát cầu. Chỉ cần đối phương mất tập trung thì
đây là thời điểm quý giá nhất để phát cầu, vì lúc này đối phương đã xê dịch
chân trụ. Nếu đối phương đứng yên để tập trung nhìn vào tay cầm cầu của
người phát cầu, thì người đứng ở ví trí che cầu có thể nghiêng người sang
phải hoặc trái một cách hợp lệ (nhưng hai chân không được di chuyển), để
cho đối phương không nhìn thấy người phát cầu.
• Phân chia khu vực kiểm soát trên sân:

Ở những đội mà trình độ kỹ thuật thấp, chưa phối hợp ăn ý với nhau
trong phòng thủ lẫn trong tấn công thì nên sử dụng chiến thuật phân chia mỗi
người đỡ cầu và kiểm soát một nửa sân theo chiều dọc. Khi trình độ đá đôi đã
được nâng cao, thì thường sử dụng cách phân chia như sau: Người có khả
năng phòng ngự tốt sẽ kiểm soát ¾ diện tích của sân, người kia có khả năng
tấn công tốt sẽ kiểm soát ¼ sân còn lại. Người có khả năng kiểm soát ¾ sân
có trách nhiệm phải đỡ cầu của đối phương rơi vào khu vực của mình sau đó
chuyền cầu cho đồng đội.
• Phản công bằng chắn cầu:
Để hạn chế khả năng tấn công của đối phương, đặc biệt là khi họ sử dụng
các kỹ thuật xiết cầu, vít cầu gần lưới, thì chắn cầu bằng ngực cho dù chắn
8


không trúng cầu, bị thua diểm, song việc chắn cầu này gây cho đối phương
tâm lí căng thẳng khi thực hiện kỹ thuật, chính vì vậy hiệu quả tấn công bị
giảm đi. Hơn nữa nếu chắn được cầu thì sẽ thắng điểm trực tiếp. Trong thi
đấu, để tăng hiệu quả chắn cầu, nhiều trường hợp cả hai VĐV ở cùng bên
cùng nhảy lên chắn cầu gọi là chắn đôi.
c/ Một số điều trong luật Đá cầu.
* Sân đá cầu.
- Sân đá đơn.
11,88m

5,18m

1,98m
- Sân đá đôi:
11,88m


6,10m
1,98m
Điều1: SÂN
1.1. Sân thi đấu là một mặt phẳng cứng hình chữ nhật có kích thước
chiều dài 11,88m, chiều rộng 5,18m đối với sân đá đơn và 6,10m đối với sân
đá đôi tính đến mép ngoài của đường giới hạn. Sân thi đấu không bị vật cản
trong khoảng chiều cao 8m tính từ mặt sân.
1.2. Các đường giới hạn:
- Đường phân đôi sân: Nằm ở phía dưới lưới, chia sân thành 2 phần bằng
nhau.
- Đường giới hạn khu vực tấn công cách 1,98m và chạy song song với
đường phân đôi sân.
Điều 2: LƯỚI
9


2.1. Lưới rộng 0,75 mét, dài tối thiểu là 7,10m, các mắt lưới có kích
thước là 0,019m x 0,019m. Mép trên và mép dưới của lưới được viền bởi một
băng vải gập đôi rộng từ 0,04m đến 0,05m và được luồn sợi dây thường hoặc
dây nylông giữ cho căng lưới. Lưới được theo trên cột căng lưới, hai cột căng
lưới được dựng thẳng đứng ở 2 đầu đường phân đôi của sân thi đấu. Hai cột
căng lưới phải để ngoài sân, cách đường biên dọc 0,50m.
2.2. Chiều cao của lưới:
2.2.1 Chiều cao của lưới đối với nữ và nữ trẻ: 1,50m.
2.2.2 Chiều cao của lưới đối với nữ và nữ trẻ: 1,60m.
2.2.3 Chiều cao của lưới đối với thiếu niên: 1,40m.
2.2.4 Chiều cao của lưới đối với nhi đồng: 1,30m.
2.2.5 Chiều cao của đỉnh lưới ở giữa lưới được phép có độ võng không
quá 0,02m.
Điều 3: CỘT LƯỚI VÀ ĂNGTEN

3.1. Cột lưới phải cao tối đa: 1,70mét.
3.2. Vị trí của các cột lưới được dựng đứng hoặc chôn cố định trên
đường phân đôi sân kéo dài cách đường biên dọc sân là 0,50mét.
3.3. Cột Ăngten: Có chiều dài 1,20m; đường kính 0,01m; cao hơn so với
mép trên của lưới là 0,44m. Trên cột Ăngten được vẽ bằng những mầu sáng
tương phản với tiết diện 10cm.
Điều 4: QUẢ CẦU
- Cầu đá Việt Nam 202
+ Chiều cao 0,131m, rộng 0,06m.
+ Trọng lượng 14gam (+, -1).
Điều 6: ĐẤU THỦ
6.1. Trận đấu đơn diễn ra giữa 2 đội, mỗi đội có một đấu thủ.
6.2. Trận đấu đôi diễn ra giữa 2 đội, mỗi đội có hai đấu thủ.
6.3. Trận đấu đội diễn ra giữa 2 đội, mỗi đội có ba đấu thủ.
6.4. Trận đấu đồng đội diễn ra giữa 2 đội, mỗi đội có tối đa chín đấu thủ
và tối thiểu sáu đấu thủ. Thi đấu theo thứ tự: đơn, đôi, đội, đôi, đơn.
6.5. Mỗi đấu thủ chỉ được phép thi đấu không quá 2 nội dung trong nội
dung đồng đội (kể cả nội dung 3 đấu thủ).
Điều 12. BẮT ĐẦU TRẬN ĐẤU VÀ PHÁT CẦU
12.1. Bên phát cầu trước sẽ bắt đầu hiệp đấu đàu tiên. Bên nào thắng sẽ
giành quyền phát cầu ở hiệp thứ hai.
12.2. Phải phát cầu ngay khi trọng tài công bố điểm. Đấu thủ cố tình trì
hoãn, trọng tài sẽ nhắc nhở và nhắc nhở đến lần thứ hai thì sẽ bị bắt lỗi và một
điểm cho đối phương.

10


12.3. Khi phát cầu, ngay sau khi đấu thủ tiếp xúc với cầu, tất cả các đối
thủ còn lại được phép tự do di chuyển trên phần sân của mình.

12.4. Cấm bất cứ vật trợ giúp nào từ bên ngoài làm tăng tốc độ của quả
cầu và sự di chuyển của đấu thủ.
12.5 Phát cầu lại.
- Cầu mắc vào lưới khi đang thi đấu, ngoại trừ lần chạm cầu cuối cùng.
- Các bộ phận của quả cầu bị rơi ra trong khi thi đấu.
- Cầu được phát đi trước khi trọng tài ra ký hiệu phát cầu.
- Do khách quan làm ảnh hưởng đến thi đấu.
Điều 13: CÁC LỖI
13.1. Lỗi của bên phát cầu:
13.1.1 Đấu thủ phát cầu trong khi thực hiện động tác nhưng giẫm chân
vào đường biên ngang hoặc đường giới hạn khu vực phát cầu.
13.1.2 Đấu thủ phát cầu không qua lướihoặc qua nhưng chạm lưới.
13.1.3 Cầu phát chạm vào đồng đội hoặc bất cứ vật gì trước khi bay sang
phần sân đối phương.
13.1.4 Quả cầu bay qua lưới nhưng rơi ra ngoài sân.
13.1.5 Đấu thủ phát cầu làm các động tác trì hoãn và làm rơi cầu xuống
đất sau khi trọng tài đã ra ký hiệu cho phát cầu (tối đa là 5 giây).
13.1.6 Phát cầu không đúng thứ tự trong thi đấu.
13.2. Lỗi của bên đỡ phát cầu.
13.2.1 Có hành vi gây mất tập trung, làm ồn hoặc la hét nhằm vào đấu thủ.
13.2.2 Chân chạm vào các đường giới hạn khi đối phương phát cầu.
13.2.3 Đỡ cầu dính hoặc lăn trên bất cứ bộ phận nào của cơ thể.
13.3. Lỗi với cả hai bên trong trận đấu.
13.3.1 Đấu thủ chạm cầu ở bên sân đối phương.
13.3.2 Để bất cứ bộ phận nào của cơ thể sang phần sân đối phương dù ở
trên hay dưới lưới.
13.3.3 Cầu chạm cánh tay.
13.3.4 Dừng hay giữ dầu dưới cánh tay, giữa hai chân hoặc trên người
13.3.5 Bất cứ phần nào của cơ thể hay trang phục của đấu thủ chạm vào
lưới, cột lưới, ghế trọng tài hay sang phần sân đối phương.

13.3.6 Cầu chạm vào trần nhà, mái nhà hay bất cứ bộ phận nào khác.
13.3.7 Nội dung đơn chạm cầu quá 2 lần
13.3.8 Nội dung đôi và đội: 1 đấu thủ chạm cầu quá 2 lần liên tiếp, 1 bên
quá 4 chạm.

11


V, Một Số Bài Dạy Cụ Thể Đã Được Áp Dụng.

BÀI 2: KĨ THUẬT ĐÁ CẦU BẰNG ĐÙI
I/ MỤC TIÊU:
- Hướng dẫn HS kĩ thuật đá cầu bằng đùi.
- HS thực hiện được kĩ thuật ở mức thành thạo.
II/ CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Soạn giáo án.
- HS: Sân tập, dụng cụ.
III NỘI DUNG:
ĐỊNH
NỘI DUNG
LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
I/ Phần mở đầu:
7-8phút
- Nhận lớp và phổ biến mục
- Lớp trưởng tập hợp lớp thành 4 hàng
tiêu bài học
ngang và báo cáo sĩ số hiện diện. GV
nhận lớp và phổ biến mục tiêu bài học.
- Khởi động :

- Từ đội hình 4 hàng ngang lớp trưởng
+ Chung : Các khớp cổ, cổ
cho lớp dàn hàng cự li, giãn cách 1 dang
tay, vai, gối, hông, xoặc dọc,
tay và đứng xen kẻ để khởi động
xoặc ngang.
- Từ đội hình khởi động chung cho lớp
+ Chuyên môn: Chạy bước
quay phải hoặc trái để trở về đội hình
nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy ’
hàng dọc và dồn hàng lại để khởi động
đạp sau, chạy tăng tốc .
chuyên môn.
II/ Phần cơ bản:
30’32phút
1. Hoạt động 1: Giáo viến
- Sau khi khởi động chuyên môn xong,
hướng dẫn kĩ thuật đá cầu
lớp di chuyển thành 4 hàng ngang.
bằng đùi
- GV làm mẫu kĩ thuật ( 2 lần )
- GV làm mẫu kĩ thuật phân tích động
tác
( 2 lần )
- HS cho ý kiến thêm
- GVHD lớp tập luyện theo các bài tập
2. Hoạt động 2: Tiến hành
tập luyện kĩ thuật: GV quan
sát hướng dẫn thêm cho HS


- Thứ tự GVHD các bài tập:

12


* Bài tập 1: Tâng cầu
bằng
cầu):

đùi(

không



* Bài tập 2: Tâng cầu
bằng đùi khi có cầu:

* Bài tập 3: Chuyền cầu:

5 phút

3.

Đầu tiên, GV cho người học tập động tác mô
phỏng kĩ thuật tâng cầu bằng đùi tại chỗ rồi tập
di chuyển khi không có cầu. Tiến hành tập tuần
tự từ chân thuận tới chân không thuận, sau đó
kết hợp cả hai chân luân phiên nhau.
Lúc bắt đầu tập với cầu, người học phải tự tung

cầu rồi dùng đùi để tâng lên, Khi tập tâng cầu
cần chú ý là lưng phải để thẳng tự nhiên chứ
không khom như khi đỡ. Mắt cần quan sát
đường cầu lên xuống để phối hợp với chân đá
sao cho nhịp nhàng. Chân đá khi nhấc lên phải
gập gối, cẳng chân và đùi của chân đá gần như
vuông góc, đồng thời đùi của chân đá cũng gần
như vuông góc với thân người. Đầu gối không
bị mở ra ngoài hay bị vặn vào trong để giữ cho
hướng cầu bay thẳng lên chứ không bay lệch
sang hai bên.
Khi tập tâng cầu, thân người từ từ xoay theo
hướng cầu để điều chỉnh, giúp cho động tác của
chân đá chạm đúng cầu. Tránh xoay, vặn,
nghiêng thân người đột ngột làm ảnh hưởng tới
động tác tâng cầu, khiến cho cầu bay đi lệch
hướng.
Để tiến hành tập luyện kĩ thuật thì GV chia cặp
đôi người học đứng đối diện và cách nhau
khoảng 2,5 m. SV tung cầu cho nahu, người
học đỡ cầu bằng đùi( có thể bằng chân thuận
hoặc bằng chân không thuận), sau đó tiếp tục
thực hiện kĩ thuật chuyền cầu bằng đùi sao cho
quả cầu bay vòng cung về phía trước mặt bạn.
bạn bắt lấy cầu và lại tung tiếp cho người học
tập.

- Gọi 2-4 HS thực hiện lại kĩ thuật vừa
học
- Lớp nhận xét – GV nhận xét


Củng cố:

III/ Kết thúc :

5phút
13


- Thả lỏng : Cúi người vung
tay , hít thở thả lỏng, thực
hiện các bài tập thả lỏng tay,
chân, toàn thân, xoa bóp
hoặc chơi các trò chơi vui để
thả
lỏng
- Nhận xét-Dặndò

- GV hoặc lớp trưởng cho lớp đứng
thành 4 hàng ngang như đội hình tập
luyện để hướng dẫn thả lỏng theo nội
dung bài tập

- Giáo viên nhận xét, đánh giá tiết dạy
và sự chuẩn bị cho tiết học kế tiếp

14


BÀI 3: KĨ THUẬT CHƠI CẦU BẰNG NGỰC.

I/ MỤC TIÊU:
- Hướng dẫn HS kĩ thuật đá cầu bằng ngực.
- HS thực hiện được kĩ thuật ở mức thành thạo.
II/ CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Soạn giáo án.
- HS: Sân tập, dụng cụ.
III NỘI DUNG:
NỘI DUNG
I/ Phần mở đầu:
- Nhận lớp và phổ biến mục
tiêu
bài
học

ĐỊNH
LƯỢNG

7’-8’

- Khởi động :
+ Chung : Các khớp cổ, cổ
tay, vai, gối, hông, xoặc dọc,
xoặc
ngang.
+ Chuyên môn: Chạy bước
nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy
đạp sau, chạy tăng tốc .
II/ Phần cơ bản:
30’-32’
1.

Hoạt động 1: Giáo viến
hướng dẫn kĩ thuật đá cầu
bằng ngực

2.
Hoạt động 2: Tiến
hành tập luyện kĩ thuật: GV
quan sát hướng dẫn thêm
cho HS

PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
- Lớp trưởng tập hợp lớp thành 4 hàng
ngang và báo cáo sĩ số hiện diện. GV
nhận lớp và phổ biến mục tiêu bài học.
- Từ đội hình 4 hàng ngang lớp trưởng
cho lớp dàn hàng cự li, giãn cách 1 dang
tay và đứng xen kẻ để khởi động
- Từ đội hình khởi động chung cho lớp
quay phải hoặc trái để trở về đội hình
hàng dọc và dồn hàng lại để khởi động
chuyên môn.
- Sau khi khởi động chuyên môn xong,
lớp di chuyển thành 4 hàng ngang.
- GV làm mẫu kĩ thuật ( 2 lần )
- GV làm mẫu kĩ thuật phân tích động
tác
( 2 lần )
- HS cho ý kiến thêm
- GVHD lớp tập luyện theo các bài tập


- Thứ tự GVHD các bài tập:

15


GV bố trí HS đứng thành hai hàng đối diện
nhau, cách nhau khoảng 2m. Yêu cầu HS đứng
đúng TTCB, tự tập mô phỏng kĩ thuật đỡ cầu
bằng ngực tại chỗ.
Khi HS đã thuần thục động tác thì GV cho HS
tập với cầu. Lúc này giáo viên quan sát và sửa
kĩ thuật cho HS. Cần đặc biệt lưu ý đến TTCB
và động tác kĩ thuật đỡ cầu bằng ngực vì đây là
hai khâu cơ bản có ảnh hưởng quyết định tới
thực hiện kỹ thuật động tác.

* Bài tập 1: Tập mô
phỏng
tác:



thuật

động

Khi đã tập tốt giai đoạn trên, GV tổ chức cho
HS tập nâng cao hơn:
Lúc này HS và GV hoặc những người phục vụ
đứng đối diện nhau, cách nhau khoảng 3 m.

GV( hoặc người phục vụ) tung cầu cho HS đỡ
cầu bằng ngực. Ban đầu tung cầu chuẩn vào
ngực với tốc độ trung bình, sau đó tung nhanh,
kết hợp quả dài, quả ngắn và sang hai bên, để
buộc người đỡ phải di chuyển, chọn địa điểm
thích hợp để dùng ngực đỡ cầu sau đó đá lại
cho GV hoặc người phục vụ

* Bài tập 2: Tập kỹ thuật
tiếp xúc với cầu:

- GVHD lớp tập luyện hoặc cho nhóm
HS làm mẫu bài tập
- Tiến hành tập luyện

* Bài tập 3: Giử cầubằng
ngực và chuyền
người dối diện:

cho

5 phút
3.

Củng cố:

III/ Kết thúc :
- Thả lỏng : Cúi người vung
tay , hít thở thả lỏng, thực
hiện các bài tập thả lỏng tay,

chân, toàn thân, xoa bóp
hoặc chơi các trò chơi vui để
thả
lỏng
- Nhận xét-Dặndò

- Gọi 2-4 HS thực hiện lại kĩ thuật vừa
học
- Lớp nhận xét – GV nhận xét

5’
- GV hoặc lớp trưởng cho lớp đứng
thành 4 hàng ngang như đội hình tập
luyện để hướng dẫn thả lỏng theo nội
dung
bài
tập

- Giáo viên nhận xét, đánh giá tiết dạy
và sự chuẩn bị cho tiết học kế tiếp
16


BÀI 4: KĨ THUẬT ĐÁ CẦU BẰNG MÁ TRONG BÀN CHÂN
I/ MỤC TIÊU:
- Hướng dẫn HS kĩ thuật đá cầu bằng má trong bàn chân.
- HS thực hiện được kĩ thuật ở mức thành thạo.
II/ CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Soạn giáo án.
- Sinh viên: Sân tập, dụng cụ.

III NỘI DUNG:
NỘI DUNG
I/ Phần mở đầu:
- Nhận lớp và phổ biến mục
tiêu bài học

ĐỊNH
LƯỢNG

7’-8’

- Khởi động :
+ Chung : Các khớp cổ, cổ
tay, vai, gối, hông, xoặc dọc,
xoặc ngang.
+ Chuyên môn: Chạy bước
nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy
đạp sau, chạy tăng tốc .
II/ Phần cơ bản:
30’-32’
1.
Hoạt động 1: Giáo viến
hướng dẫn kĩ thuật đá cầu
bằng má trong bàn chân

2.
Hoạt động 2: Tiến
hành tập luyện kĩ thuật: GV
quan sát hướng dẫn thêm
cho HS


PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
- Lớp trưởng tập hợp lớp thành 4 hàng
ngang và báo cáo sĩ số hiện diện. GV
nhận lớp và phổ biến mục tiêu bài học.
- Từ đội hình 4 hàng ngang lớp trưởng
cho lớp dàn hàng cự li, giãn cách 1 dang
tay và đứng xen kẻ để khởi động
- Từ đội hình khởi động chung cho lớp
quay phải hoặc trái để trở về đội hình
hàng dọc và dồn hàng lại để khởi động
chuyên môn.
- Sau khi khởi động chuyên môn xong,
lớp di chuyển thành 4 hàng ngang.
- GV làm mẫu kĩ thuật ( 2 lần )
- GV làm mẫu kĩ thuật phân tích động
tác
( 2 lần )
- HS cho ý kiến thêm
- GVHD lớp tập luyện theo các bài tập

- Thứ tự GVHD các bài tập:

17


* Bài tập 1: Tập mô
phỏng
tác:




thuật

động
Trước tiên, GV cho người tập đứng theo
TTCB( như động tác đá cầu bằng đùi) và tập
mô phỏng kĩ thuật đá má trong bằng chân
thuận. ở đây cần lưu ý sửa tư thế thân trên
không bị nghiêng, vẹo, mở hông chân đá, nâng
đùi để đầu gối hướng ra ngoài, sao cho phần má
trong của bàn chân vuông góc với hướng cầu
rơi xuống.
Sau khi nắm được kĩ thuật và thực hiện đúng
những yêu cầu cơ bản của kĩ thuật đá má trong
khi không có cầu. GV có thể cho người tập
chuyển sang giai đoạn tập với cầu.

* Bài tập 2: Tập kỹ thuật
tiếp xúc với cầu:

Đầu tiên, tập đá bằng chân thuận trước sau đó
mới chuyển sang tập đá bằng chân không
thuận, cuối cùng tập đá bằng cả hai chân luân
phiên.
Cách tập: Lúc đầu, tự tung cầu lên và đá bằng
má trong từng quả một. Nếu quả cầu sau khi đá
bay lên rồi rơi thẳng xuống, dùng tay ở bên
chân đá bắt được là đạt yêu cầu. Khi đã thành
thạo thì HS tâng cầu liên tục bằng má trong

nhiều lần. Nếu chân thuận tâng được 10-15 lần
liên tục không hỏng và chân không thuận tâng
được 8-10 lần là đạt yêu cầu.
Khi tập tâng cầu liên tục cần chú ý đến việc di
chuyển, cần phải di chuyển chân trụ nhẹ nhàng
theo cầu trong khi thân trên vẫn giữ tương đối
thẳng
Khi thực hiện kĩ thuật tâng cầu bằng má trong
thuần thục với từng chân thì cho
HS tâng luân phiên bằng cả hai chân liên tục.
Nếu tâng được 15-20 lần liền không rơi là
đạt yêu cầu.

* Bài tập 3: Chuyền cầu
bằng
chân.



trong

bàn

18


3.

Củng cố:


5 phút

Khi tiến hành luyện tập thì GV (hoặc người
phục vụ) và HS đứng đối diện và cách nhau
khoảng 3 m, GV (người phục vụ) tung cầu về
phía HS để cho HS dùng kĩ thuật đá má trong
chuyền cầu lại cho GV, sao cho đường cầu bay
vòng cung cao khoảng 2-3m rơi xuống tầm đùi
hoặc mu của bàn chân thuận của GV. GV dùng
tay bắt lấy cầu và bài tập lại được lặp lại.
Quả cầu chuyền đúng kĩ thuật là phải
bay đúng hướng và không bay xuyên thẳng vào
người giao viên (người phục vụ). Tập sao cho
chuyền đúng từ 8/10lần trở lên là đạt yêu cầu.

- Gọi 2-4 HS thực hiện lại kĩ thuật vừa
học
- Lớp nhận xét – GV nhận xét
III/ Kết thúc :
- Thả lỏng : Cúi người vung
tay , hít thở thả lỏng, thực
hiện các bài tập thả lỏng tay,
chân, toàn thân, xoa bóp
hoặc chơi các trò chơi vui để
thả lỏng
- Nhận xét-Dặndò

5’
- GV hoặc lớp trưởng cho lớp đứng
thành 4 hàng ngang như đội hình tập

luyện để hướng dẫn thả lỏng theo nội
dung bài tập

- Giáo viên nhận xét, đánh giá tiết dạy
và sự chuẩn bị cho tiết học kế tiếp

19


BÀI 5: KĨ THUẬT ĐÁ CẦU BẰNG MÁ NGOÀI BÀN CHÂN
I/ MỤC TIÊU:
- Hướng dẫn HS kĩ thuật đá cầu bằng má ngoài bàn chân.
- HS thực hiện được kĩ thuật ở mức thành thạo.
II/ CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Soạn giáo án.
- HS: Sân tập, dụng cụ.
III NỘI DUNG:
NỘI DUNG

ĐỊNH
LƯỢNG

I/ Phần mở đầu:
7’-8’
- Nhận lớp và phổ biến mục
tiêu
bài
học
- Khởi động :
+ Chung : Các khớp cổ, cổ

tay, vai, gối, hông, xoặc dọc,
xoặc
ngang.
+ Chuyên môn: Chạy bước
nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy
đạp sau, chạy tăng tốc .
II/ Phần cơ bản:
30’-32’
1.
Hoạt động 1: Giáo viến
hướng dẫn kĩ thuật đá cầu
bằng má ngoài bàn chân

2.
Hoạt động 2: Tiến
hành tập luyện kĩ thuật: GV
quan sát hướng dẫn thêm
cho HS

PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
- Lớp trưởng tập hợp lớp thành 4 hàng
ngang và báo cáo sĩ số hiện diện. GV
nhận lớp và phổ biến mục tiêu bài học.
- Từ đội hình 4 hàng ngang lớp trưởng
cho lớp dàn hàng cự li, giãn cách 1 dang
tay và đứng xen kẻ để khởi động
- Từ đội hình khởi động chung cho lớp
quay phải hoặc trái để trở về đội hình
hàng dọc và dồn hàng lại để khởi động
chuyên môn.

- Sau khi khởi động chuyên môn xong,
lớp di chuyển thành 4 hàng ngang.
- GV làm mẫu kĩ thuật ( 2 lần )
- GV làm mẫu kĩ thuật phân tích động
tác ( 2 lần )
- HS cho ý kiến thêm
- GVHD lớp tập luyện theo các bài tập

- Thứ tự GVHD các bài tập:

20


* Bài tập 1: Tâng cầu
bằng má ngoài bàn
chân: Tập mô phỏng kĩ

Để tiến hành luyện tập cần cho HS đứng ở
TTCB ( như động tác chuẩn bị của đá cầu bằng
đùi) và tập động tác mô phỏng kĩ thuật đá cầu
bằng má ngoài( tập động tác không có cầu).
Cần lưu ý tới sự phối hợp động tác nhịp nhàng
khi chuyển trọng tâm cơ thể sang chân trụ và
động tác của chân đá để HS không bị mất thăng
bằng.
Khi tập( mô phỏng) kĩ thuật đá cầu bằng má
ngoài bàn chân đến sự thuần thục thì GV
chuyển sang cho HS tập luyện với cầu.

thuật động tác.


Khi HS đã làm động tác mô phỏng thuần thục,
thì bắt đầu chuyển sang tập với cầu. Lúc này
GV và HS đứng đối diện với nhau, cách nhau
khoảng 1,5 m( song cần lưu ý là GV đứng hơi
lệch về phía chân đá của HS).
GV làm động tác tung cầu ra phía ngoài chân
đá để HS thực hiện kĩ thuật tâng cầu bằng má
ngoài, khi cầu còn cách sân khoảng 25-35 cm.
HS khi tiếp xúc với cầu, sao cho quả cầu bay
vòng ngang tầm vai của GV( hay người phục
vụ) và GV( hay người phục vụ) bắt lấy cầu. Bài
tập được lặp lại cho đến khi HS thực hiện khá
thuần thục, thực hiện được từ 6/ 10 lần trở lên
là đạt yêu cầu

* Bài tập 2: Tập kỹ thuật
tiếp xúc với cầu:

Khi mới tập, nên treo cầu ở vị trí cố định để
cho HS thực hiện kỹ thuật. Tiếp đó GV ( hay
người phục vụ) và HS đứng đối diện, cách nhau
khoảng 5-6 m, HS tự tung cầu và thực hiện kỹ
thuật đá tấn công bằng má ngoài sao cho quả
cầu bay thẳng tới vị trí của GV( hoặc người
phục vụ) ở ngang tầm mắt, chỉ cần thực hiện
được 4-5/ 10 lần là đạt yêu cầu

* Bài tập 3: Đá tấn công
bằng

chân



ngoài

bàn

5 phút
3.

Củng cố:
21


- Gọi 2-4 HS thực hiện lại kĩ thuật vừa
học
- Lớp nhận xét – GV nhận xét
III/ Kết thúc :
- Thả lỏng : Cúi người vung
tay , hít thở thả lỏng, thực
hiện các bài tập thả lỏng tay,
chân, toàn thân, xoa bóp
hoặc chơi các trò chơi vui để
thả lỏng
- Nhận xét-Dặndò

5’
- GV hoặc lớp trưởng cho lớp đứng
thành 4 hàng ngang như đội hình tập

luyện để hướng dẫn thả lỏng theo nội
dung bài tập

- Giáo viên nhận xét, đánh giá tiết dạy
và sự chuẩn bị cho tiết học kế tiếp

22


×