Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

TÍCH hợp GIÁO dục môi TRƯỜNG vào GIẢNG dạy môn CÔNG NGHỆ 8 PHẦN II cơ KHÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 32 trang )

S GIO DC V O TO H NI

M SKKN

SNG KIN KINH NGHIM

TíCH HợP GIáO DụC MÔI TRƯờNG
VàO GIảNG DạY MÔN CÔNG NGHệ 8
phần II cơ khí

Lnh vc: Cụng ngh
Cp hc: Trung hc c s

NM HC 2017 - 2018


S GIO DC V O TO H NI
TRNG TRUNG HC C S KHNG THNG

M SKKN

SNG KIN KINH NGHIM

TíCH HợP GIáO DụC MÔI TRƯờNG
VàO GIảNG DạY MÔN CÔNG NGHệ 8
phần II cơ khí

Lnh vc : Cụng ngh
H v tờn : Nguyn Th H
T
: Toỏn Lý



NM HC 2017 - 2018

MC LC


MỤC LỤC.................................................................................................................................................2
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.........................................................................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI........................................................................................................................1
2. MỤC TIÊU.......................................................................................................................................5
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.............................................................................................................5
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................................................5
5. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU...........................................................................................5
5.1. Phạm vi nghiên cứu:...............................................................................................................5
5.2. Kế hoạch nghiên cứu:.............................................................................................................5
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ...........................................................................................................................6
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ..........................................................................................................6
2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ............................................................................................................7
3. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ ĐƯỢC TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ...................................................9
4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM..................................................................................24
III. KẾT LUẬN.........................................................................................................................................26
Tôi xin chân thành cảm ơn!..................................................................................................................27
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................................................28
PHỤ LỤC................................................................................................................................................29


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Với sự thành công khi áp dụng phương pháp dạy học “Tích hợp giáo dục
môi trường vào giảng dạy chương III: Gia công cơ khí của môn công nghệ 8”

mà tôi đã thực hiện vào năm học 2015 – 2016 và Tích hợp giáo dục môi trường
vào giảng dạy “Chương IV: Chi tiết máy và lắp ghép của môn công nghệ 8”.
tôi đã thực hiện vào năm hoc2016 – 2017. Tôi tiếp tục mạnh dạn áp dụng phương
pháp dạy học “Tích hợp giáo dục môi trường vào giảng daỵ môn công nghệ 8
Phần II Cơ khí”Tôi mong rằng những nội dung tích hợp nhẹ nhàng sẽ tạo thêm
hứng thú cho học sinh khi học các chương khá khô khan đối với học sinh của
phần cơ khí. Từ đó các em nâng cao ý thức bảo vệ môi trường để các em và mỗi
chúng ta sẽ được sống trong môi trường xanh, sạch và an toàn hơn.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật và công nghệ, môn
Công nghệ lớp 8 trang bị cho học sinh một số kiến thức cơ bản về Vẽ kĩ thuật, Cơ
khí, Kĩ thuật điện. Trên tinh thần giáo dục tổng hợp và hướng nghiệp, với xu thế
tiếp cận và liên thông giữa giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp gắn liền
với cuộc sống lao động sản xuất của mỗi người, mỗi gia đình, mỗi địa phương
cũng như trên cả nước.
Trong đó, ngành cơ khí luôn là một trong những ngành then chốt đối
với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam cũng như trên toàn thế giới.
Những năm đầu của thế kỷ XXI, nhân loại được chứng kiến nhiều biến
đổi sâu rộng lớn của thế giới, nhất là sự phát triển như vũ bão của cuộc cách
mạng khoa học và công nghệ hiện đại, mà đặc trưng là các ngành công nghệ
cao như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới công nghệ nano, công nghệ năng lượng mới, công nghệ hàng không và vũ trụ
đang tác động sâu rộng đến mọi lĩnh vực của đời sống, kinh tế, chính trị quốc
tế, làm thay đổi diện mạo thế giới đương đại. Trong sự phát triển vĩ đại đó,
ngành công nghiệp cơ khí chế tạo đóng vai trò có tính nền tảng và có sự hiện
diện hầu như trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của cộng đồng quốc tế.
Chính vì vậy, xu hướng phát triển khoa học và công nghệ cơ khí chế tạo vẫn
được chú trọng.

1/29



Cùng với sự gia tăng của công nghệ hiện đại, máy móc, thiết bị trong
đời sống của mỗi gia đình cũng như trong từng doanh nghiệp sản xuất, vai trò
của nhóm ngành cơ khí theo đó cũng ngày càng trở nên quan trọng hơn
Ngày 11 tháng 4 năm 2014, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Bộ Công
Thương đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển
ngành Cơ khí Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã tham dự
và chủ trì Hội nghị. Thực hiện Chiến lược này, trong hơn 10 năm qua, ngành
Cơ khí Việt Nam đã có những thay đổi và phát triển, từng bước hội nhập với
ngành Cơ khí thế giới. Các lĩnh vực như: Sản xuất, lắp ráp ô tô; sản xuất xe
máy; chế tạo thiết bị cơ khí thủy công; chế tạo thiết bị cho các nhà máy nhiệt
điện; công nghiệp hỗ trợ... đều có những bước phát triển và đạt kết quả tích
cực. Năm 2012, giá trị sản xuất công nghiệp của ngành đạt 227.911 tỷ đồng
(tăng 6 lần so với giá trị sản xuất công nghiệp ngành cơ khí đạt được năm
2000); năm 2013, ước đạt 251.185 tỷ đồng. Về xuất nhập khẩu, năm 2012,
giá trị xuất khẩu cơ khí đạt 12,1 tỷ USD; năm 2013 đạt 13,18 tỷ USD. Đến
nay, hệ thống chính sách để phát triển ngành Cơ khí đã được ban hành tương
đối đầy đủ. Nhìn lại 10 năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu, kết
quả trong phát triển ngành cơ khí. Giá trị của cơ khí chế tạo, xuất khẩu liên
tục tăng; sức cạnh tranh của các sản phẩm cơ khí ở thị trường trong nước và
thị trường xuất khẩu không ngừng được nâng lên.
Bộ giáo dục đã đưa phần Cơ khí vào giảng dạy trong môn Công nghệ ở
trường Trung học cơ sở nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục Trung học
cơ sở về quy mô, chất lượng, hiệu quả phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước, có tiềm lực để không ngừng hoàn thiện trình độ đào tạo
ban đầu, vươn lên đáp ứng những yêu cầu mới. Nhằm hình thành sớm ở học
sinh những kĩ năng cơ bản của ngành cơ khí và giúp các em có thêm định
hướng cho nghề nghiệp sau này.
Thế nhưng nội dung phần cơ khí trong sách giáo khoa Công nghệ 8 còn
khô khan và còn nặng về lí thuyết, thiếu thực hành và kiến thức học chưa
mang lại niềm hứng thú cho học sinh. Bên cạnh đó trang thiết bị giảng dạy

của nhiều trường còn lạc hậu, thiếu thốn, không có phòng thực hành riêng cho
học sinh. Đặc biệt nội dung phần gia công cơ khí thì còn khô khan, nhàm
chán và xa rời thực tế vì học sinh không được tiếp xúc cũng như thực hành.
2/29


Mà đi song song với sự phát triển của ngành cơ khí thì vấn đề ô nhiễm
môi trường cũng là vẫn đề nan giải và cần định hướng và giáo dục cho học
sinh càng sớm càng tốt.
Hiện nay kim loại ở dạng phế liệu, phế thải trong nước ta còn hàng
chục vạn tấn nằm rải rác ở khắp các địa phương. Kim loại màu gồm các loại
đồng, chì, nhôm... ở trong động cơ điện, biến thế điện, các chi tiết xe, máy,
tàu thuyền nhẹ, bình ắc quy hỏng, vỏ đạn các loại, xác máy bay. Kim loại đen
ở các loại máy, các loại pháo, xe tăng, tàu, thuyền, cầu cống hư nát, trong đó
có một khối lượng lớn thép không rỉ, hợp kim có độ bền vật liệu cao, v.v...
Các nhà máy sản xuất thép đang ngày đêm thải ra môi trường một
lượng chất thải, phế thải lớn. Các chuyên gia môi trường nhận định, nếu tất cả
các dự án thép được cấp phép và triển khai đúng cam kết thì đến năm 2020,
ngành thép sẽ thải ra 174 triệu tấn CO 2 và lúc đó, riêng ngành thép sẽ “giáng”
lên đầu mỗi người dân Việt Nam thêm 1,5 tấn khí CO2”. Theo tính toán, sản
xuất 1 tấn thép sẽ thải ra từ 0,5-1 tấn xỉ, 10.000m 3 khí thải, 100kg bụi. Rất
nhiều các chất ô nhiễm như: axit, kiềm, các nguyên tố hợp kim... thải ra môi
trường. Trong các vùng luyện kim, khí quyển bị nhiễm bẩn chiếm tỷ lệ gần
60%. Ngoài nguyên liệu chính là thép phế, sắt xốp, gang thỏi hoặc gang lỏng,
vôi, việc sản xuất thép còn sử dụng năng lượng như than, gas, điện, dầu, oxy,
nước và các chất phụ trợ như hợp kim, điện cực, khí trơ, vật liệu đầm lò. Quá
trình sản xuất thép sinh ra các chất thải khí, rắn và tiếng ồn. Trong một số
trường hợp, nước làm mát không được tuần hoàn tuyệt đối cũng phát thải ra
môi trường.
Các kim loại nặng như Pb, Hg, Cr, Cd, As, Mn,...thường có trong nước

thải công nghiệp. Hầu hết các kim loại nặng đều có độc tính cao đối với con
người và các động vật khác. Chì (Pb): chì có trong nước thải của các cơ sở
sản xuất pin, acqui, luyện kim, hóa dầu. Chì có khả năng tích lũy trong cơ thể,
gây độc thần kinh, gây chết nếu bị nhiễm độc nặng. Chì cũng rất độc đối với
động vật thủy sinh. Các hợp chất chì hữu cơ độc gấp 10 – 100 lần so với chì
vô cơ đối với các loại cá. Thủy ngân (Hg): thủy ngân là kim loại được sử
dụng trong nông nghiệp (thuốc chống nấm) và trong công nghiệp (làm điện
cực). Trong tự nhiên, thủy ngân được đưa vào môi trường từ nguồn khí núi
lửa. Ở các vùng có mỏ thủy ngân, nồng độ thủy ngân trong nước khá cao.
3/29


Nhiều loại nước thải công nghiệp có chứa thủy ngân ở dạng muối vô cơ của
Hg(I), Hg(II) hoặc các hợp chất hữu cơ chứa thủy ngân. Thủy ngân là kim
loại nặng rất độc đối với con người. Vào thập niên 50, 60, ô nhiễm thủy ngân
hữu cơ ở vịnh Minamata, Nhật Bản, đã gây tích lũy Hg trong hải sản. Hơn
1000 người đã chết do bị nhiễm độc thủy ngân sau khi ăn các loại hải sản
đánh bắt trong vịnh này. Asen (As): asen trong các nguồn nước có thể do các
nguồn gây ô nhiễm tự nhiên (các loại khoáng chứa asen) hoặc nguồn nhân tạo
(luyện kim, khai khoáng...). Asen thường có mặt trong nước dưới dạng asenit
(AsO33-), asenat (AsO43-) hoặc asen hữu cơ (các hợp chất loại methyl asen
có trong môi trường do các phản ứng chuyển hóa sinh học asen vô cơ). Asen
và các hợp chất của nó là các chất độc mạnh (cho người, các động vật khác và
vi sinh vật), nó có khả năng tích lũy trong cơ thể và gây ung thư. Độc tính của
các dạng hợp chất asen: As(III) > As(V) > Asen hữu cơ.
Nếu thu hồi, phân loại, chế biến tốt các phế thải từ ngành cơ khí sẽ tạo
ra một khối lượng hàng hoá khá lớn phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong nhân
dân. Ngoài ra, có thể thu được hàng chục vạn tấn nguyên liệu cho ngành
luyện kim; tạo điều kiện cho hàng vạn lao động có công ăn việc làm và có thể
xuất khẩu được hàng chục triệu đô-la.

Theo Sở Công Thương Hà Nội, để xử lý ô nhiễm môi trường các làng
nghề, thành phố Hà Nội cần một khoản kinh phí 1.350 tỷ đồng. Cụ thể, giai
đoạn từ nay đến năm 2020, thành phố cần 750 tỷ đồng triển khai xây dựng hệ
thống xử lý môi trường tại 50 làng nghề trọng điểm… Giai đoạn 2021 - 2030
cần 600 tỷ đồng triển khai xây dựng hệ thống xử lý môi trường tại 30 làng
nghề khác.
Từ những thành quả mà ngành cơ khí đạt được và lợi ích của nó mang
đến cho con người đồng thời góp phần xây dựng nền kinh tế cho nước nhà.
Và những hậu quả của quá trình sản xuất cơ khí đưa đến cho con người và
môi trường. Tôi càng mong muốn đưa giáo dục môi trường vào những bài
giảng môn Công nghệ nói chung và nội dung phần gia công cơ khí nói riêng.
Nên tôi lựa chọn đề tài: “Tích hợp giáo dục môi trường vào giảng dạy môn
Công nghệ 8 Phần II Cơ khí”.

4/29


2. MỤC TIÊU
Đề tài muốn khẳng việc giáo dục bảo vệ môi trường ở trường Trung
học cơ sở là cần thiết. Giáo dục môi trường vào giảng dạy Phần II Cơ khí của
môn Công nghệ 8 chính là hành trang cho các em học sinh bảo vệ cho mình
và người thân, bảo vệ lá phổi xanh của trái đất.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Giáo dục môi trường cho học sinh Trung học cơ sở thông qua những
bài học của Phần II Cơ khí của môn Công nghệ 8.
- Đối tượng học sinh trường Trung học cơ sở A.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp thống kê.

- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp vấn đáp gợi mở.
5. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
5.1. Phạm vi nghiên cứu:
Học sinh khối 8 trường Trung học cơ sở A.
5.2. Kế hoạch nghiên cứu:
- Rút kinh nghiệm những năm giảng dạy môn Công nghệ 8 nói chung và
Phần II Cơ khí nói riêng. Và dựa vào xu thế phát triển của kinh tế - xã
hội trong nước và thế giới.
- Dựa vào sự hứng thú và yêu thích của học sinh đối với môn học và
từng bài học cụ thể.
- Tìm tòi thêm kiến thức, học hỏi bạn bè đồng nghiệp.
- Lồng ghép giáo dục môi trường vào từng bài học phù hợp của Phần II
Cơ khí.
- Tổng hợp kiến thức, kĩ năng làm phong phú thêm bài học, nâng cao
chất lượng giảng dạy, tăng cường sự hứng thú, yêu thích môn học cho
học sinh.

5/29


II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
Đất nước ta đang trong thời kì đổi mới, công nghiệp hóa hiện đại hóa
đất nước. Ngành cơ khí đã và đang đóng góp mạnh mẽ vào sự phát triển của
đất nước. Nhưng thực trạng sản xuất cơ khí ở Việt Nam còn nhỏ lẻ, tự phát.
Tập trung ở các làng nghề khu công nghệp nhỏ. Các làng nghề chủ yếu là sản
xuất thủ công, với thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu, lực lượng lao động chủ yếu
làm việc theo kinh nghiệm "cha truyền con nối". Khu vực làng nghề nằm xen
kẽ với các khu dân cư. Hầu hết các làng nghề đều chưa có quy hoạch, kế

hoạch đầu tư, quản lý, xử lý các nguồn thải về lâu dài cũng như trước mắt.
Theo điều tra của cơ quan chức năng, gần 50% số làng nghề thải ra
môi trường các chất thải dạng ô nhiễm điển hình; trong đó có nước thải chưa
qua xử lý, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người dân. Ý thức bảo
vệ môi trường của các hộ, các cơ sở sản xuất tại các làng nghề còn yếu nên
tình trạng ô nhiễm ngày càng gia tăng. Ở nhiều làng nghề tình trạng ô nhiễm
được đánh giá là hết sức nghiêm trọng, điển hình là các làng nghề cơ khí đúc
Vân Chàng, Đồng Côi (Nam Trực). Nhiều làng nghề sử dụng lượng lớn các
hoá chất như axít, sút, dung dịch mạ, dung môi hữu cơ, sơn màu (HCL,
Andehyt, Axeton, Phenol, Xyclohecxan)... rất độc hại đối với môi trường, ảnh
hưởng đến sức khoẻ con người và gây viêm đường hô hấp, dị ứng, bệnh ngoài
da bệnh phụ khoa. Ô nhiễm môi trường đang đe dọa sức khoẻ người dân, dù
địa phương đã có dự án đẩy khí thải lên cao và dồn nước thải nguy hại vào
hồ sinh học. Làng nghề chuyên sản xuất hàng cơ khí, đúc, mạ tẩy - mỗi tháng
sử dụng khoảng 300 tấn than và 112,5 tấn hoá chất các lại như axít, sút, Cr
CaC2.Theo điều tra của ngành y tế, tuổi thọ trung bình của người dân không
vượt quá 55. Làng nghề tái chế nhựa có gần 600 lao động tham gia làm nghề.
Hiện, làng nghề này vẫn chưa có bể chứa, chôn lấp chất thải rắn, trong khi ô
nhiễm nguồn nước đang ở mức báo động. Các hộ và cơ sở sản xuất sử dụng
bình quân mỗi tháng 140 tấn dầu, gần 100 kg hoá chất các loại. Hoặc làng
nghề chuyên sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, dù đã có bể chứa chất thải tập
trung, nhưng kết quả phân tích cho thấy môi trường nơi đây đang ô nhiễm
nghiêm trọng, với các thông số COD, BOD5, tổng N (T-N) đều vượt tiêu
chuẩn cho phép từ 1,15 đến 2,6 lần, trong khi các mẫu P (T-P) vượt từ 9-11,9
6/29


lần, thông số NH3 vượt từ 1,29 đến 7,1 lần. Tại nhiều làng nghề khác, dù
được quan tâm đầu tư xử lý nước thải, song ô nhiễm vẫn ở mức lo ngại, do
các làng nghề sử dụng nhiều than và hóa chất độc hại. Tại làng nghề chuyên

sản xuất hàng sơn mài, đồ thờ, mây tre đan xuất khẩu có gần 70% số hộ tham
gia làm nghề. Hệ thống cống thu gom nước thải và thoát nước cơ bản đã
được đầu tư nhưng chưa thực sự đảm bảo, môi trường vẫn đang là vấn đề nổi
cộm. Tỷ lệ người dân mắc các bệnh về phổi, ngoài da, bệnh tiêu hóa, bệnh
mắt tăng cao.
Các em học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường tương lai là chủ nhân
của đất nước. Chúng ta mong muốn một xã hội tốt đẹp hơn, một nước Việt
Nam xanh, sạch, đẹp hơn. Thì ngay từ khi các em còn nhỏ ý thức bảo vệ môi
trường trở thành tác phong sống, phóng cách sống của mỗi em học sinh.
Muốn vậy thì mỗi bài học của các em giáo viên lồng ghép những kiến thức
môi trường phù hợp dần dần sẽ hình thành ở các em những nếp sống tốt tích
cực với môi trường. Sau này các em trưởng thành tham gia vào hoạt động sản
xuất. Những tình trạng ô nhiễm môi trường đang tồn tại sẽ được chính các em
tìm cách khắc phục.
2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Môn Công nghệ theo khái niệm của học sinh là môn phụ nên học sinh
không chú ý nhiều và đầu tư cho môn học. Khi tôi bắt đầu vào nghề thì tôi thực
sự buồn vì học sinh không chú ý và có thái độ khinh thường khi học môn Công
nghệ. Bài vở học sinh còn không ghi chép đầy đủ và khi học không mấy hứng
thú. Tôi rất muốn thay đối suy nghĩ và cách học của học sinh. Muốn vậy thì
mỗi tiết dạy của tôi đều được đầu tư kĩ lưỡng và mỗi năm tôi lại bổ sung thêm
những kiến thức mới cập nhập theo sự phát triển của đất nước và thế giới.
Quan trọng nhất những kiến thức khi đưa ra phải gần gũi với học sinh, kích
thích học sinh tìm tòi thêm tri thức mới.
Đặc biệt môn Công nghệ có nhiều bài học còn khô khan và nội dung học
sinh chưa được làm quen trong cuộc sống. Nên mỗi bài học cần đưa nội dung
đến với học sinh một cách đơn giản nhất, dễ hiểu nhất. Với nhưng bài học đó
nếu giáo viên đưa ra những hình ảnh minh họa hay đoạn video thì học sinh dễ
dàng hiểu kiến thức mới nhanh hơn. Và có một cách cũng rất hiệu quả đó là


7/29


Tích hợp giáo dục môi trường vào những bài học phù hợp thì hiệu quả giáo
dục sẽ tăng lên rất nhiều.
Phần II Cơ khí có những chương khó và học sinh ít hứng thú nhất trong
chương trình học của môn Công nghệ 8. Các bài trong chương này xa vời với
các em học sinh. Mà điều kiện để các em đi thăm quan thực tế các nhà máy
sản xuất thì chưa thực hiện được. Các em không được tiếp xúc hay quan sát
nhiều đến các đồ dùng sử dụng trong ngành cơ khí hay được thao tác làm việc
trên các máy công cụ này. Các em chỉ học những lý thuyết trống rỗng nên gây
nhàm chán rất nhanh.
Trường học chưa có phòng học thực hành riêng cho môn học nên việc
chuẩn bị và giảng dạy của giáo viên gặp khó khăn hơn.
Ở trường học các bộ môn cũng đã chú trọng đến vấn đề giáo dục môi
trường vào giảng dạy. Đó là điều kiện thuận lợi vì học sinh đã rèn luyện kĩ
năng học tập tìm tòi và áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn.
Sau 7 năm làm việc tuy chưa phải là dài nhưng tôi đã đúc kết thêm được
nhiều kinh nghiệm để đưa những bài học gây hứng thú cho học sinh. Nhưng
hằng ngày tôi vẫn chứng kiến những học sinh của mình còn xả rác bừa bãi,
những khu tập thể, đường phố, dòng sông… vẫn phải chịu sự vô trách nhiệm
của con người. Nó thôi thúc tôi không ngừng để đưa những bài học về môi
trường vào mỗi tiết học.
Không phải bài học nào cũng tích hợp được giáo dục môi trường vào
giảng dạy. Tích hợp vào bài nào, phần nào là cả nghệ thuật và sự khéo léo tinh
tế của giáo viên. Có những bài chúng ta đưa hình ảnh, có bài đưa doạn video
hay đơn giản chỉ là những câu chuyện nhỏ của giáo viên cũng mang đến hiệu
quả rất lớn.
Trường tôi có 8 lớp 8, mỗi lớp có đặc thù riêng và khả năng tiếp thu
cũng khác nhau. Nên khi áp dụng vào từng bài tôi cũng phải chú ý đến từng

lớp từng đối tượng cụ thể. Trong các lớp tôi dạy có 3 lớp là lớp 8A1 và 8A2,
8A3 các em học sinh rất tích cực và nhanh nhẹn khi tham gia học tập. Mỗi khi
tôi áp dụng biện pháp mới ở ba lớp này đều nhận được sự hợp tác và hứng thú
của học sinh. Còn các lớp còn lại tôi cần phải dạy chậm lại và đưa biện pháp
mới học sinh tiếp thu chậm hơn. Hiệu quả sau mỗi tiết dạy cũng ít hơn. Vì có
khi các em nghe đó xây dựng bài đó nhưng hành động của các em thì vẫn
8/29


chưa đúng. Tôi lại phải tìm những phương pháp và kiến thức bổ sung phù hợp
cho từng lớp cụ thể để mỗi giờ lên lớp học sinh hứng thú học tập và ham
muốn tìm tòi thêm kiến thức. Và những nội dung tích hợp giáo dục môi
trường của tôi mang đến cho học sinh những bài học hay bổ ích, nâng cao ý
thức bảo vệ môi trường cho mỗi học sinh. Các em sẽ mang kiến thức học
được về tuyên truyền và nhắc nhở những người thân và bạn bè của mình.
3. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ ĐƯỢC TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
Áp dụng cụ thể vào một số bài
Bài 18: Vật liệu cơ khí
Bài với nội dung kiến thức nhiều một tiết học 45 phút đã khó khăn để
học sinh tìm hiểu hết các nội dung. Tôi đã tích hợp giáo dục bảo vệ môi
trường cho học sinh ở phần 2) Vật liệu phi kim loại. Vì thời gian ngắn nên
hình ảnh đưa ra cũng phải được chắt lọc kĩ càng để mang lại hiệu quả cao.
Do đó tôi đã chọn hình ảnh sau:

Kèm theo câu hỏi:
? Em cho biết tác hại của phế thải chất dẻo đến môi trường.
? Em đề suất biện pháp gì để giảm ô nhiễm môi trường từ rác thải.
Sau đó cho học sinh thỏa sức đưa ra các biện pháp khắc phục.
Tôi nhấn mạnh đến một biện pháp mà ngày nay con người đang nỗ lực
hướng tới đó là tận dụng tái chế phế thải của ngành cơ khí nói riêng và các

ngành trong sản xuất nói chung và mong muốn học sinh tuyên truyền về gia

9/29


đình và cộng đồng không vưt rác bừa bãi, phân loại rác thải và sử dụng các
sản phẩm sinh học an toàn và dễ phân hủy.

Khơi sự sáng tạo của học sinh biến những sản phẩm phế thải của sinh
hoạt trở thành những tác phẩm nghệ thuật và những vật dụng có ích.

Bài 20: Dụng cụ cơ khí
Với tính chất bài học khô khan nội dung về các dụng cụ cơ khí đơn
giản. Học sinh dễ nhàm chán, thời gian cho nội dung chính của bài không quá
nhiều nên tôi sử dụng một số hình ảnh và thông tin để học sinh hiểu rõ về
những việc làm mà con nguời tưởng chừng nó vô hại nhưng lại gây hậu quả
nghiêm trọng tới môi trường. Trong những hình ảnh tôi đưa hầu hết liên qua
10/29


đến gia công khí và những hoạt động thường nhật của con người. Những
thông tin và con số của tôi đưa ra đáng để học sinh suy nghĩ và tìm hiểu thêm
sau đó có biện pháp bảo vệ môi trường riêng đối với cương vị là học sinh
đang ngồi trên ghế nhà trường.

Đãi vàng là hiểm họa lớn nhất trong danh sách. Người dùng thủy ngân để
đãi vàng không những gây hại cho chính bản thân và gia đình mà còn đầu độc
những làng mạc gần đó khi chất độc này thoát ra môi trường. Khoảng 15 triệu
người phải hứng chịu tác hại của thủy ngân được sử dụng để đãi vàng.


Kim loại nặng và chất hữu cơ từ sản xuất công nghiệp thâm nhập vào
người do dùng nước này để nấu ăn hay tưới cây trồng.
11/29


Tất cả các giếng đào vào nước ngầm đều có thể bị nhiễm độc. Ngoài ra,
nước ngầm nhiễm độc còn có thể chảy ra sông hay hồ.

Đốt than, củi, mùn cưa để nấu ăn, sưởi, chiếu sáng là nguyên nhân chủ
yếu tạo ra độc tố trong nhà. Do không thoáng khí, những gian phòng dùng
than, củi hay phân để nấu ăn chứa nhiều khói độc, dẫn đến các bệnh ở đường
hô hấp, ung thư phổi. Hơn một nửa dân số thế giới nấu ăn bằng than và củi,
đặc biệt là ở Ấn Độ, Trung

Quốc và

các nước ở phía nam châu Phi. Theo báo

cáo, than củi khiến 3 triệu người chết mỗi năm và gây nên 4% ca bệnh trên
thế giới.
12/29


Vấn đề lớn nhất của khai thác mỏ là phế liệu chứa chất độc gây tác hại
đến nông nghiệp và nước trong vùng.

Môi trường bị ô nhiễm nặng trong lúc nấu chảy kim loại: Khí SO2, NO,
hơi độc và kim loại nặng bị thải ra môi trường xâm nhập vào trong cơ thể theo
đường hô hấp.


13/29


Phế liệu phóng xạ gây nhiều tác hại đối với sức khỏe con người, từ ung
thư cho đến tử vong.

Nước thải không qua xử lý gây ra những bệnh như dịch tả, thương hàn,
lỵ, viêm gan. WHO dự tính hằng năm có khoảng 1,5 triệu người chết vì nước
thải không xử lý.

14/29


Ô nhiễm không khí gây ra nhiều bệnh đường hô hấp và tuần hoàn.
WHO dự tính mỗi năm có khoảng 865.000 người chết do ô nhiễm không khí
là nguyên nhân trực tiếp gây ra.

Ắc quy thường được chuyên chở sang các nước nghèo. Ở đó chì được
tái sinh bằng phương tiện thô sơ. Nó gây nhiều hậu quả đến sức khỏe như rối
loạn tăng trưởng, hỏng gan, thiểu năng trí tuệ…
Hay tôi có thể lựa chọn những hình ảnh ô nhiễm môi trường quen thuộc
để giáo dục môi trường cho học sinh. Khi đưa ra hình ảnh tôi muốn học sinh
của mình tìm ra nhưng biện pháp để khắc phục. Hướng tới môi trường lớp
học, trường học của chúng ta xanh, sạch, đẹp. Những con đường đẹp hơn khi
không có rác ở khắp nơi.
15/29


Một số hình ảnh hướng học sinh tới những hành động đúng. Và những
việc làm biến những vật tưởng chừng vô chi thành những đồ dùng xinh xắn và

hữu ích.

16/29


Đối với một số bài tôi tích hợp giáo dục môi trường vào giảng dạy bằng
chính những hành động chưa đúng của học sinh ngay tại lớp, hay bằng những
câu chuyện đời thường. Có khi tôi cho học sinh đóng kịch ngắn 3 đến 5 phút.
Ví dụ1: Tình huống học sinh xả rác tại lớp tôi cho học sinh nhặt lên và để
trên bàn giáo viên.
? Cả lớp cho biết vật cô thu được trong lớp ta hôm nay là gì.
? Nó có lợi hay có hại.
Học sinh tha hồ phân tích và tôi hướng học sinh vào bài học vì hầu hết
những sản phẩm chúng ta đang dùng đều la sản phẩm của nghành cơ khí.
Tôi luôn hướng học sinh theo hai chiều hướng là:
- Nếu không sử dụng được thì để gọn gàng theo đúng nơi quy định.
- Có thể dùng nó thành một sản phẩm có ích, giúp giảm gánh nặng khi
ngày càng nhiều chất thải của ngành cơ khí bị đẩy ra môi trường.
Ví dụ 2: Tôi xây dựng một tình huống: “Hôm nay, trên đường đi làm cô gặp
một em nhỏ trên tay cầm khư khư hộp sữa đã uống hết. Cô còn nghe rõ mẹ
của em nói “Con vứt xuống lề đường đi” nhưng em nhỏ nhẹ nhàng nói: “Con
nhớ phía trên là có thùng rác mẹ ạ. Đến đó mẹ dừng lại con vứt vào thùng ạ”.
? Cả lớp mình cùng phân tích tình huống này và nếu các em gặp tình
huống này sẽ xử lý như thế nào.
Các em sẽ cùng nhau phân tích tình huống và tự rút ra bài học cho mình
và quan trọng hơn các em còn học cách góp ý với người khác để cùng chung
tay bảo vệ môi trường.
17/29



Ví dụ 3: Tôi sẽ giao hiệm vụ cho một nhóm tự xây dựng và thực hiện một tiểu
phẩm nhỏ từ 3 đến 5 phút về vấn đề ý thức bảo vệ môi trường ở nơi công cộng.
Các em vừa được vui chơi rèn luyện năng khiếu mà còn mang đến
những bài học quý giá. Tiết học sẽ nhẹ nhàng và thú vị hơn rất nhiều.
Tôi cũng kể cho học sinh nghe về những câu chuyện lịch sử liên quan đến
những vật liệu cơ khí hay các dụng cụ cơ khí. Mỗi câu chuyện sẽ làm các em tò
mò hơn và sẽ tìm hiểu thêm về chúng. Sau mỗi câu chuyên tôi thường xen vào
giáo dục sử dụng chúng hiệu quả và an toàn, thân thiện với môi trường.
Ví dụ: Lịch sử phát triển của các sản phẩm làm từ nhựa, chất dẻo.
Những ngày đầu của thế kỷ 20.


1970 Leo Hendrik Baekeland đã chế tạo ra một loại nhựa lỏng tổng hợp
nhân tạo đầu tiên và đặt tên là Bakelite. Nó có thể được nung nóng và
đúc ra nhiều hình dạng nhưng chỉ một lần duy nhất. Nó đã được sử
dụng như một chất cách điện (dây điện trong nhà).



Ni-lông được phát hiện vào năm 1930. Lúc đầu nó được gọi là
“Polyamide 66” và được dùng để thay thế lông động vật trong bàn chải
đánh răng và sau nữa là tơ.



1939 Ni-lông được tung ra thị trường và đưa vào sử dụng phổ biến trong
quân đội như dù (để nhảy) và lều trong Chiến tranh Thế Giới Thứ Hai.

Giữa thế kỷ 20



Trong suốt những năm 40 silicon nguồn gốc từ nhựa và axit boric được
trộn lẫn vào nhau và hình thành nên một hợp chất khác thường. Nó có độ
đàn hồi tốt hơn cao su 25%, có thể căng giãn nhiều lần tạo nhiều hình
dạng khác nhau.



Trong những năm 1950, Polyethylene trọng lượng cao (HDPE) được
phát triển và ngày nay được dùng trong những chai sữa bằng nhựa.
Polypropylene (PP) cũng được tìm thấy trong cùng thời gian này.

18/29


Thế kỷ 21 và Tương lai
Từ những năm 1960, Nhựa ngày càng trở nên phổ biến và được ứng
dụng rộng rãi trong xã hội. Ngày nay, nhựa đã trở thành một phần không thể
thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Từ truyền thông, giải trí, sức khỏe, đến bảo
tồn năng lượng trong vận tải và sử dụng năng lượng mặt trời, nguồn nước và
sức gió, nhựa đang đóng vai trò chính trong cuộc sống hằng ngày của chúng
ta và phúc lợi xã hội trong tương lai.
Từ đó tôi đưa ra vấn nạn sử dụng túi nilong của người Việt Nam hiện
nay và cho học sinh tự nêu những hậu quả của việc làm này và tìm cách khắc
phục hậu quả đó.
Bài 24: Khái niệm về chi tiết máy và lắp ghép
Bài học với nội dung kiến thức nhiều và mới đối với học sinh. Một tiết
học 45 phút ngoài việc cung cấp kiến thức mới một cách dễ hiểu nhất phát
huy tính tích cực của các em. Tôi lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường
nhẹ nhàng vào phần I. Chi tiết máy là gì?. Để các em hiểu sâu hơn về khái

niệm chi tiết máy tôi đưa hình ảnh của một vài chi tiết và mảnh vỡ máy và
yêu cầu các em nhận biết sản phẩm nào là chi tiết máy. Vì sao?

Những mảnh vỡ máy không phải là chi tiết máy, chúng không sử dụng
được nữa và chúng trở thành phế thải nghành công nghiệp. Tôi đặt câu hỏi:
- Theo em lượng phế thải công nghiệp ở nước ta hiện nay như thế nào?
19/29


Tôi cho các em quan sát hình ảnh sau:

Sau khi đưa hình ảnh sẽ có rất nhiều ý kiến nhưng hầu hết các em đều
nhận thức rõ vấn nạn phế thải ngành công nghiệp. Nhất là vấn nạn này đang
hằng ngày ảnh hửơng đến cuộc sống của các em và những người xung quanh.
Từ đó tôi gợi ý học sinh đưa ra biện pháp của chính mình. Các biện pháp của
các em có biện pháp rất hữu ích từ ngay những việc nhỏ hằng ngày đến
những biện pháp cần sự hỗ trợ của gia đình và cộng đồng hay cơ quan chức
năng. Mỗi biện pháp của các em tôi đều ghi nhận và khuyến khích các em
thưc hiện. Và mong muốn những hoài bão muốn bảo vệ môi trường của các
em sẽ mãi theo mỗi cá nhân.
Bài 25: Mối ghép cố định – Mối ghép không tháo được.
Với tính chất bài học khô khan nội dung về các dụng cụ cơ khí đơn giản.
Học sinh dễ nhàm chán, thời gian cho nội dung chính của bài không quá
nhiều nên tôi sử dụng một số hình ảnh và thông tin để học sinh hiểu rõ về
những việc làm mà con nguời tưởng chừng nó vô hại nhưng lại gây hậu quả
nghiêm trọng tới môi trường. Trong những hình ảnh tôi đưa hầu hết liên qua
đến gia công cơ khí và những hoạt động thường nhật của con người. Những
thông tin và con số của tôi đưa ra đáng để học sinh suy nghĩ và tìm hiểu thêm
sau đó có biện pháp bảo vệ môi trường riêng đối với cương vị là học sinh
đang ngồi trên ghế nhà trường.

Tôi lồng ghép nội dung tích hơp vào phần II. Mối ghép cố định – 2.
Mối ghép bằng hàn

20/29


Khi đưa ra hình ảnh trước tiên tôi muốn học sinh phân biệt được kiểu
hàn từ đó thấy được tác hại của nó với con người. Khói hàn không chỉ tác
động trực tiếp đến người hàn mà cả những người xung quanh.

Từ đó tôi đưa ra một số thống kê con số cụ thể để các em thấy rõ hơn tác
hại của khói hàn.
Khói hàn- tác nhân gây nguy hiểm cho sức khỏe
* Sự hình thành khói hàn
- Các phân tử khói hàn được hình thành chính từ sự bay hơi của kim loại
và của các chất hàn khi nóng chảy. khi nguội đi những hơi này sẽ ngưng tụ và
phản ứng với oxy trong khí quyển hình thành nên các phân tử nhỏ mịn (fine
particles). Khoảng 90% khói sinh ra từ chất bị thiêu đốt.
- Các khí khác sinh ra trong quá trình hàn cũng nguy hiểm nếu không
được thông gió nhà xưởng an toàn.
* Các chất sinh ra gồm:
Beryllium, Cadmium Oxides, Chromium
Copper, Fluorides, Iron Oxide
Lead, Manganese, Molybdenum
Nickel, Vanadium, Zinc Oxides
Carbon Monoxide, Hydrogen Fluoride
Nitrogen Oxide, Ozone
*Kích cỡ phân tử ảnh hưởng đến sức khỏe thợ hàn
Phân tử khói hàn trong khoảng dưới 0.01 đến trên 1 micron tại nguồn và
1- 2 micron ở vùng thở của công nhân. Kích thước các phân tử này có ảnh

21/29


hưởng đến hệ hô hấp. Phân tử lớn hơn 5 micron sẽ được ngưng tụ trên đường
hô hấp, những phân tử từ 0.1- 5 micron sẽ đi vào phổi và ngưng tụ ở đó.
Các bệnh mang lại cho công nhân nếu tiếp xúc với khói hàn nhiều: Viêm phê
quảng, viêm phổi, hen suyễn, ung thư phổi, các bệnh về mắt, về da…
Từ những hậu quả mà các em đã thấy rõ tôi dẫn dắt học sinh đưa ra biện
pháp khắc phục hiện tựng này. Và tôi lại nhận được từ các em rất nhiều biện
pháp hay. Điều quan trọng nhất là các em đều nói đến được là nguyên tắc thực
hiện bảo vệ an toàn lao động. Tôi khuyến khích các em tuyên truyền việc thực
hiện an toàn lao động cho cộng đồng. Và không quên nhắc nhở học sinh thực
hiện an toàn tại trường học vào những giờ thực hành để bảo vệ chính mình và
các bạn.
Bài 27: Mối ghép động.
Bài học với những nội dung rất hay tạo được hứng thú cho học sinh. Mối
loại mối ghép động đều kích thích các em tìm tòi về chúng. Tôi lồng ghép nội
dung tích hợp vào phần II. Các loại khớp động
Trong đó tôi tập trung đến biện pháp khắc phục hiện tượng ma sát khi
khớp động làm việc. Việc tra dầu mỡ thường xuyên giúp động cơ, máy móc
hoạt động trơn và làm mát động cơ.

22/29


×