Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập nhận thức theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học địa lí 6 THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 32 trang )

MỤC LỤC

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................2
1. Lí do chọn đề tài................................................................................................2
2. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................3
4. Giới hạn nghiên cứu, ứng dụng.........................................................................3
Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 6 Trường THCS ...........................................3
5. Thời gian thực nghiệm:.....................................................................................3
PHẦN 2: NỘI DUNG...........................................................................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ
DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP NHẬN THỨC PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 6 THCS..........................4
1.1. Cơ sở lí luận...................................................................................................4
1.1.1. Những vấn đề cơ bản về đổi mới PPDH Địa lí:..........................................4
1.1.2. Bản chất dạy học tích cực............................................................................4
1.1.3. Các dạng câu hỏi, bài tập địa lí...................................................................4
1.1.3.1. Phân loại câu hỏi......................................................................................4
1.1.3.2. Phân loại bài tập.......................................................................................5
1.2. Các nghiên cứu thực tiễn về bài tập trong dạy học đã rút ra những hạn chế
của việc xây dựng bài tập truyền thống.................................................................6
CHƯƠNG 2 VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI
TẬP NHẬN THỨC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH TRONG
DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 6 THCS..........................................................................7
2.1 Yêu cầu xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập địa lí........................7
2.1.1 Yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ năng trong dạy học địa lí lớp 6.......................7
2.1.2. Năng lực của giáo viên trong việc ứng dụng ICT.......................................7
2.1.3. Cơ sở vật chất kĩ thuật cho việc dạy học bộ môn Địa lí..............................7
2.2. Nguyên tắc xây dựng và sử dụng câu hỏi, bài tập địa lí.................................7
+ Xuất phát từ mục tiêu bài học............................................................................7
+ Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng.................................................................8


+ Bám sát nội dung SGK.......................................................................................8
2.2.1. Phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh..............................................8
2.2.2 Biên soạn câu hỏi và bài tập.........................................................................8
2.3. Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập trong dạy học địa lí lớp 6....8
3.1. Nội dung thực nghiệm..................................................................................29
3.2. Kết quả thực nghiệm....................................................................................29
PHẦN KẾT LUẬN.............................................................................................31
1. Kết quả nghiên cứu..........................................................................................31
2. Kiến nghị.........................................................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................32


PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề quan trọng hàng đầu trong sự
nghiệp đổi mới giáo dục phổ thông nói chung và dạy học Địa lý nói riêng. Đặc
biệt là trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện
đại hoá với mục tiêu đến năm 2020 về cơ bản sẽ trở thành một nước công nghiệp
và hội nhập rộng rãi với quốc tế.
Ngoài ra, cùng với các môn học khác, môn Địa lí còn góp phần hình thành
cho học sinh nhân cách con người mới trong xã hội, ý thức trách nhiệm, tình yêu
thiên nhiên, tình yêu con người, yêu quê hương và đất nước; phát triển ở học
sinh năng lực tư duy, lòng ham hiểu biết khoa học... Chính vì vậy, Địa lí là một
môn học không thể thiếu được trong hệ thống các môn học ở nhà trường phổ
thông. Nhiệm vụ nêu trên được Luật giáo dục nước ta cụ thể hóa bằng mục tiêu
của giáo dục phổ thông là: “giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ,
thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người
Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị
cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc”. Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ

chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học,
nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm
học sinh vận dụng được cái gì qua việc học, từ phương pháp dạy học theo lối
"truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện
kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; Bài tập là một thành phần quan
trọng trong môi trường học tập mà người giáo viên cần thực hiện. Vì vậy, trong
quá trình dạy học, người giáo viên cần biết xây dựng các bài tập định hướng
năng lực đồng thời chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra
trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề,
coi trọng cả kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra đánh giá trong quá
trình học tập để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt
động dạy học và giáo dục.
Xuất phát từ nhận thức trên, để góp phần đổi mới phương pháp dạy học,
nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí ở trường trung học cơ sở tôi chọn và
nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Xây dựng và sử dụng hệ thống câu
hỏi, bài tập nhận thức theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong
dạy học địa lí 6 THCS”
2. Đối tượng nghiên cứu
2


Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập và cách thức tổ chức cho học sinh trả
lời câu hỏi, giải bài tập trong dạy học địa lí lớp 6 THCS.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu: Phương pháp này được sử dụng nhằm
tìm hiểu cơ sở khoa học của việc xây dựng hệ thống các câu hỏi, bài tập trong
dạy học địa lí lớp 6 THCS và đề ra các giả thuyết thích hợp.
- Phương pháp phân tích hệ thống: Phương pháp này được sử dụng để
nghiên cứu hệ thống các câu hỏi, bài tập cho học sinh trong dạy học địa lí lớp 6
THCS nhằm xác định vai trò, chức năng, các thành tố cấu thành câu hỏi, bài tập

địa lí.
- Phương pháp thống kê toán học: Phương pháp này được sử dụng để tập
hợp, phân tích những kết quả thu được, những ý kiến đánh giá về việc sử dụng
câu hỏi, bài tập trong dạy học địa lí lớp 6 THCS.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Nhằm kiểm chứng các kết quả nghiên cứu lý thuyết, thu thập thông tin,
kiểm tra và phân tích mức độ tin cậy của các giả thuyết và bổ sung thêm những
vấn đề mà lý thuyết chưa đề cập tới.
4. Giới hạn nghiên cứu, ứng dụng
Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 6 Trường THCS .
5. Thời gian thực nghiệm:
Tiến hành từ đầu học kì I trong năm học 2017 - 2018.

3


PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ
SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP NHẬN THỨC PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 6 THCS
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Những vấn đề cơ bản về đổi mới PPDH Địa lí:
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học
theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến
thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ
máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để
người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển
từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt
động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ

thông tin và truyền thông trong dạy và học”;
1.1.2. Bản chất dạy học tích cực
Dạy học tích cực là một trong những mục tiêu chung và cũng là một tiêu chuẩn
về giáo dục hiệu quả, hướng dẫn cho việc đổi mới cả về phương pháp đào tạo đội ngũ
giáo viên, cả về phương pháp dạy học địa lí trong các trường phổ thông.
Phương pháp dạy học tích cực đòi hỏi và yêu cầu tinh giản phần trình bày
của giáo viên, tăng cường các hoạt động độc lập của học sinh, chuẩn bị cho học
sinh dần dần làm chủ quá trình đào tạo trong hoạt động học tập của mình.
1.1.3. Các dạng câu hỏi, bài tập địa lí
Hệ thống các câu hỏi, bài tập địa lí có đặc tính phức tạp về nội dung và đa
dạng phong phú về hình thức với nhiều kiểu, loại, dạng khác nhau.
1.1.3.1. Phân loại câu hỏi
- Phân loại theo yêu cầu nhận thức
Câu hỏi lí thuyết rất đa dạng. Tùy theo yêu cầu kiểm tra kiến thức, mà các
câu hỏi có mức độ khó dễ khác nhau. Qua thực tiễn giảng dạy địa lí, có thể sắp
xếp các câu hỏi lí thuyết thành 4 dạng chủ yếu sau:
+ Dạng giải thích
4


Các câu hỏi thuộc dạng giải thích yêu cầu học sinh phải trả lời câu hỏi “
Tại sao?”. Đây là một dạng rất khó, đòi hỏi học sinh không chỉ nắm vững kiến
thức cơ bản, mà còn phải biết vận dụng chúng để giải thích các hiện tượng địa lí
(tự nhiên, kinh tế - xã hội).
Đối với dạng câu hỏi này trên cơ sở nhận thức đã được tích lũy, cần đặc
biệt quan tâm đến các mối liên hệ nhân quả.
Ví dụ:
Câu 1 : Tại sao càng xa Xích đạo, nhiệt độ không khí càng giảm?
Câu 2: Tại sao nói nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau ?
+ Dạng so sánh

Dạng câu hỏi so sánh yêu cầu học sinh phải nêu được sự giống nhau và
khác nhau giữa hai hay nhiều hiện tượng địa lí .
Ví dụ:
Câu 1 : Nêu sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu
Câu 2 : Quá trình hình thành mỏ nội sinh và ngoại sinh khác nhau như thế
nào?
+ Dạng chứng minh
Dạng câu hỏi chứng minh đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức đã có
để minh chứng một hiện tượng địa lí nào đó. Tuy không thật khó như hai dạng
trên, nhưng học sinh phải nắm chắc kiến thức và cả những số liệu thống kê tiêu
biểu để chứng minh theo yêu cầu câu hỏi đặt ra.
Ví dụ: Chứng minh rằng độ muối cuả nước trong các biển và đại dương
không giống nhau?
+ Dạng trình bày (hoặc phân tích)
Đây là dạng câu hỏi dễ nhất, chỉ trình bày lại kiến thức. Đối với dạng này
cần tái hiện những kiến thức đã học, rồi sắp xếp chúng theo trình tự nhất định,
phù hợp với yêu cầu của câu hỏi.
Ví dụ:
Câu 1: Nêu một số lợi ích và tác hại của sông ngòi?
Câu 2: Nêu đặc điểm của tầng đối lưu?
1.1.3.2. Phân loại bài tập
Bài tập sử dụng trong dạy học địa lí rất đa dạng. Thông thường có các loại
bài tập sau:
- Bài tập với số liệu thống kê
Đây là dạng bài tập được sử dụng nhiều trong dạy học địa lí nói chung,
đặc biệt là dạy học địa lí kinh tế - xã hội.
5


+ Dạng viết báo cáo từ số liệu

Đây là dạng bài tập cho một bảng số liệu yêu cầu học sinh phân tích và
kết hợp với kiến thức thực tiễn, các tài liệu khác viết thành một báo cáo ngắn thể
hiện sự phát triển hay đặc điểm của các đối tượng địa lí.
+ Dạng tính toán - nhận xét từ số liệu
Đây là dạng bài tập cho số liệu của một số đối tượng địa lí, từ đó yêu cầu
học sinh tính toán số liệu của đối tượng địa lí khác có liên quan với đối tượng
địa lí đã cho, rồi nhận xét và giải thích tùy mức độ tư duy, kĩ năng cần đạt được.
1.2. Các nghiên cứu thực tiễn về bài tập trong dạy học đã rút ra những
hạn chế của việc xây dựng bài tập truyền thống
- Tiếp cận một chiều, ít thay đổi trong việc xây dựng bài tập, thường là những bài
tập đóng.
- Thiếu về tham chiếu ứng dụng, chuyển giao cái đã học sang vấn đề chưa
biết cũng như các tình huống thực tiễn cuộc sống.
- Kiểm tra thành tích, chú trọng các thành tích nhớ và hiểu ngắn hạn.
- Quá ít ôn tập thường xuyên và bỏ qua sự kết nối giữa cái đã biết và cái mới.
- Tính tích lũy của việc học không được lưu ý đến một cách đầy đủ…
Còn đối với việc tiếp cận năng lực, những ưu điểm nổi bật là:
- Trọng tâm không phải là các thành phần tri thức hay kỹ năng riêng lẻ mà là sự
vận dụng có phối hợp các thành tích riêng khác nhau trên cơ sở một ván đề mới đối
với người học.
- Tiếp cận năng lực không định hướng theo nội dung học trừu tượng mà
luôn theo các tình huống cuộc sống của học sinh, theo “thử thách trong cuộc
sống”. Nội dung học tập mang tính tình huống, tính bối cảnh và tính thực tiễn.
- So với dạy học định hướng nội dung, dạy học định hướng năng lực định
hướng mạnh hơn đến học sinh và các tiền học tập.
Chương trình dạy học định hướng năng lực được xây dựng trên cơ sở chuẩn
năng lực của môn học. Năng lực chủ yếu hình thành qua hoạt động học của học
sinh. Hệ thống bài tập định hướng năng lực chính là công cụ để học sinh luyện tập
nhằm hình thành năng lực và là công cụ để giáo viên kiểm tra, đánh giá năng lực
của học sinh và biết được mức độ đạt chuẩn của quá trình dạy học.


6


CHƯƠNG 2 VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI,
BÀI TẬP NHẬN THỨC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 6 THCS
2.1 Yêu cầu xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập địa lí
2.1.1 Yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ năng trong dạy học địa lí lớp 6
Sau khi học chương trình Địa lí 6, HS đạt được:
a. Về kiến thức:
Trình bày được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về:
- Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng Trái Đất và cách thể hiện bề mặt
Trái Đất trên bản đồ. Các chuyển động của Trái Đất và hệ quả
- Các thành phần tự nhiên của Trái Đất.
b. Về kĩ năng
- Biết cách khai thác kiến thức địa lí qua quan sát, nhận xét tranh ảnh,
hình vẽ, số liệu.
- Biết sử dụng bản đồ, lược đồ để nhận xét và trình bày một số hiện tượng,
sự vật địa lí .
- Tập liên hệ, giải thích một số hiện tượng, sự vật địa lí.
c. Về thái độ, hành vi
Góp phần làm cho HS:
- Có ý thức và tham gia tích cực bảo vệ môi trường.
2.1.2. Năng lực của giáo viên trong việc ứng dụng ICT
Biết sử dụng một số phần mềm tin học tiện ích phổ biến (Microsoft office:
Word, Excel, Powerpoint...), phần mềm tin học ứng dụng (Mapinfo, Violet...),
phần mềm trình chiếu (Media player, Flash, Powerpoint…). Biết sử dụng mạng
Internet và khai thác thông tin kiến thức bộ môn từ mạng Internet.
GV cần nắm vững các loại câu hỏi, các kiểu bài tập tư duy, biết đa dạng

hóa hình thức thể hiện câu hỏi, bài tập
2.1.3. Cơ sở vật chất kĩ thuật cho việc dạy học bộ môn Địa lí
Cơ sở vật chất cho việc dạy học địa lí ở trườngTHCS đã được cải thiện
một, trường đã trang bị một số phương tiện thiết bị dạy học địa lí như:
- Phòng học có máy chiếu, màn hình lớn
- Bản đồ, biểu đồ, Át lát Địa lí, tranh ảnh
- Tài liệu tham khảo từ sách, báo, các website…
2.2. Nguyên tắc xây dựng và sử dụng câu hỏi, bài tập địa lí
+ Xuất phát từ mục tiêu bài học
7


Mỗi bài học có một mục tiêu cụ thể mà học sinh cần đạt được về kiến
thức, kĩ năng, thái độ. Cho nên cần phải căn cứ vào mục tiêu bài học để xây
dựng và sử dụng câu hỏi, bài tập tư duy nhằm đạt được kết quả tốt nhất.
+ Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng
Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình môn học là yêu cầu cơ bản, tối
thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được
sau mỗi đơn vị kiến thức (mỗi bài, chủ đề, chủ điểm, mô đun).
Vì vậy phải căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng để xây dựng câu hỏi, bài tập
Địa lí phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt được của học sinh sau mỗi bài
học,trên quan điểm định hướng phát triển năng lực cho học sinh. Thể hiện các
chuẩn kiến thức bằng cách động từ quan sát được.
+ Bám sát nội dung SGK
Nội dung SGK Địa lí lớp 6 là cơ sở để xây dựng câu hỏi và bài tập tư duy,
là nguồn thông tin chính để học sinh trả lời các câu hỏi và giải các bài tập tư
duy. Đây là một yêu cầu rất quan trọng mà giáo viên cần phải tuân thủ và đáp
ứng. Việc thỏa mãn yêu cầu này sẽ đảm bảo cho câu hỏi, bài tập tư duy trở thành
một công cụ hữu hiệu, có tính khả thi cao để tổ chức dạy học địa lí theo quan
điểm đổi mới.

2.2.4. Phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh
Do trình độ năng lực của học sinh trong mỗi lớp học có sự phân hóa nên
khi xây dựng và sử dụng chúng ta cần căn cứ vào các cấp độ tư duy của Bloom
“biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá” để xây dựng cho hợp lí. HS
có trình độ nhận thức thấp thì xây dựng câu hỏi, bài tập ở mức độ “biết, hiểu”
nhiều hơn; học sinh có trình độ nhận thức cao thì xây dựng và sử dụng câu hỏi,
bài tập ở mức độ “vận dụng, phân tích, đánh giá” nhiều hơn theo hướng chú
trọng đánh giá năng lực thực hiện của học sinh.
2.2.5 Biên soạn câu hỏi và bài tập
Biên soạn bộ câu hỏi/bài tập kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học
trong các bài dạy.
2.3. Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập trong dạy học địa
lí lớp 6
Ví dụ 1: Bài 7. SỰ VẬN ĐỘNG TỰ QUAY CỦA TRÁI ĐẤT VÀ
CÁC HỆ QUẢ

8


I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Trình bày được chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất (hướng và
thời gian chuyển động, tính chất).
- Trình bày được các hệ quả tự quay quanh trục của Trái Đất : Hiện tượng
ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất, sự chuyển động lệch hướng
của các vật thể ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam trên bề mặt Trái Đất.
2. Kĩ năng:
- Dựa vào hình vẽ để mô tả chuyển động tự quay của Trái Đất.
- Dựa vào hình vẽ để mô tả hướng chuyển động tự quay, sự lệch hướng
chuyển động của các vật thể trên bề mặt Trái Đất.

3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh yêu thích khoa học.
4. Định hướng phát triển năng lực :
- Năng lực quan sát, mô tả, tư duy, hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề,
thuyết trình.
BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
Nhận biết
- Trình bày
được chuyển
động tự quay
quanh trục của
Trái Đất và các
hệ quả tự quay
quanh trục của
Trái Đất

Thông hiểu

Vận dụng
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
- Mô tả hướng, sự
chuyển động tự
quay của Trái Đất
trên quả địa cầu.

2. Câu hỏi, bài tập dùng để hình thành kiến thức mới.
Câu1: * Mức độ: thông hiểu
Hãy mô tả vận động tự quay quanh trục của Trái Đất.
*

Hướng dẫn:
Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: Đọc SGK, quan
sát hình 19, hãy điền tiếp thông tin vào dấu ....:
+ Trái Đất quay quanh trục theo hướng...................................................................
+ Thời gian Trái Đất tự quay một vòng quanh trục là.............................................
Bước 2: HS trong nhóm trao đổi, bổ sung cho nhau sau đó đại diện nhóm
phát biểu, các nhóm khác bổ sung.
Bước 3: GV yêu cầu 1 HS đọc bài đọc thêm trang 24 SGK và chuẩn
kiến thức
Câu2: * Mức độ: Vận dụng
9


Tìm hiểu cách tính giờ của các khu vực khác nhau trên Trái Đất
Hướng dẫn
Bước 1: GV đặt câu hỏi: Quan sát hình 20 cho biết:
+ Bắc Kinh và Mat-xcơ-va thuộc khu vực giờ số mấy?
+ Nếu khu vực giờ gốc là 12 giờ thì Việt Nam, Bắc Kinh, Mat-xcơ-va là
mấy giờ?
Bước 2: HS trao đổi với bạn để trả lời, các HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 3: GV chuẩn kiến thức.
Câu 3 * Mức độ: vận dụng
Tại sao có hiện tượng ngày đêm liên tiếp xảy ra trên Trái Đất.
Bước 1 : HS trả lời câu hỏi: Quan sát quả Địa Cầu quay cho biết:
+ Khi Trái Đất tự quay tại sao chỉ có một nửa cầu được chiếu sáng?
+ Nếu Trái Đất không tự quay thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?
Bước 2: Một HS trả lời, các HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 3: GV bổ sung và chuẩn kiến thức
2. Câu hỏi, bài tập dùng để củng cố và kiểm tra đánh giá
Tính giờ ở Mat-xcơ-va, Niu-Iooc, Tô-ki-ô biết Hà Nội đang là 10 giờ.

Gió Tín phong thổi từ 30°B về Xích đạo và từ 30°N về Xích đạo, hãy vẽ
mũi tên thể hiện hướng gió Tín phong vào hình vẽ dưới đây:

Ví dụ 2: Bài 4. PHƯƠNG HƯỚNG TRÊN BẢN ĐỒ.
KINH ĐỘ, VĨ ĐỘ VÀ TOẠ ĐỘ ĐỊA LÍ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Biết phương hướng chính trên bản đồ (8 phương hướng chính). Lưới
kinh, vĩ tuyến (khái niệm kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí của 1 điểm, cách viết tọa
độ địa lí của 1 điểm).
2. Kĩ năng:
- Xác định được phương hướng, toạ độ địa lí của một điểm trên bản đồ và
quả Địa cầu.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh thái độ yêu thích môn học.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tư duy, đọc bản đồ, sử dung quả địa cầu, quan sát, hợp tác giải
quyết vấn đề.
BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
10


Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Xác

định
phương
hướng
của địa điểm và
viết hệ thống tọa
độ địa lý của một
điểm bất kỳ.

- Biết được
các phương
hướng chính
trên bản đồ.
- Các khái
niệm
kinh
độ, vĩ độ và
tọa độ địa lý.
2. Câu hỏi, bài tập dùng để hình thành kiến thức mới.
Câu 1* Mức độ: thông hiểu
Thế nào là kinh độ , vĩ độ và tọa độ địa lí của 1 điểm?
- Bước 1: GV sử dụng hình 11 và dùng phương pháp đàm thoại gợi mở
để HS nhớ lại kiến thức đã học về kinh độ, vĩ độ địa lí
- Bước 2: HS xác định vị trí điểm C trên hình 11, đó là chỗ gặp nhau của
đường kinh tuyến và vĩ tuyến nào?
- Bước 3: GV khẳng định: Khoảng cách từ điểm C đến kinh tuyến gốc
(20° Tây) là kinh độ của địa điểm C. Khoảng cách từ điểm C đến vĩ tuyến gốc
(10° Bắc) là vĩ độ của địa điểm C.
GV yêu cầu 1 hoặc 2 HS nêu khái niệm kinh độ, vĩ độ của một địa điểm. GV
chốt khái niệm kinh độ, vĩ độ, tọa độ địa lí.
Câu 2: * Mức độ: vận dụng

Tìm hiểu cách xác định tọa độ địa lí các địa điểm
Hướng dẫn:
- Bước 1: GV hướng dẫn HS cách xác định tọa độ địa lí: Xác định đường
dọc (kinh độ) đi qua địa điểm đó là đường bao nhiêu độ nằm ở phía trái (tây)
hay phía phải (đông) của kinh tuyến gốc. Xác định đường ngang (vĩ độ) đi qua
địa diểm đó là đường bao nhiêu độ nằm ở phía trên (bắc) hay phía dưới (nam)
của vĩ tuyến gốc.
- Bước 2: GV giảng giải đàm thoại để cả lớp xác định tọa độ điểm A, sau
đó HS tự xác định tọa độ địa lí các địa điểm còn lại.
- Bước 3: Một số HS lên bảng chữa bài. GV chấm bài cho 5 HS làm
nhanh nhất.
Câu 3: * Mức độ: vận dụng
Xác định phương hướng trên bản đồ bài tập 3
-Bước 1: GV đặt câu hỏi: Quan sát hình 13, hãy:
+ Xác định các đường kinh, vĩ tuyến trên bản đồ khu vực Đông Bắc Á.
+ Dựa vào các đường kinh tuyến và vĩ tuyến để xác định các hướng OA;
OB; OC; OD.
-Bước 2: HS trao đổi với bạn để trả lời, các HS khác nhận xét.
-Bước 3: GV bổ sung và chuẩn kiến thức.
2. Câu hỏi, bài tập dùng để củng cố và kiểm tra đánh giá
11


Câu 1: (Vận dụng
Từ Hà nội đến Ma-ni-la:

A. Hướng Nam
C. Hướng Bắc

B. Hướng Đông

D. Hướng Đông Nam

Đáp án:D
Câu 2: (Nhận biết)
Nước ta nằm về hướng:
A. Tây Nam của châu Á
C. Đông Bắc của châu Á

B. Đông Nam của châu Á
D. Tây Bắc của châu Á

Đáp án:B
Câu 3: (Thông hiểu)
Địa bàn đặt đúng hướng khi đường Bắc – Nam là đường gì?
A. 00 - 1800
B. 600 - 2400
C. 900 - 2700

D. 300 - 1200

Đáp án:A
Ví dụ 3 Bài 12. TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC VÀNGOẠI LỰC
TRONG VIỆC HÌNH THÀNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm nội lực, ngoại lực. Biết được tác động của nội lực, ngoại
lực đến địa hình trên bề mặt Trái Đất.
- Nêu được hiện tượng động đất, núi lửa và tác hại của chúng. Biết khái niệm
mác ma.
2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát tranh.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh yêu thích tìm hiểu các hiện tượng của tự nhiên.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực đọc,quan sát, mô tả, giao tiếp, thuyết trình, hợp tác giải quyết vấn
đề..
BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
Nhận biết
- Nêu được
khái
niệm
nội
lực,
ngoại
lực.
Biết
được
tác động của

Thông hiểu
- Tác động của nội
lực và ngoại lực
dẫn tới các hiện
tượng: động đất,
núi
lửa,
sóng
thần…

Vận dụng

Vận dụng thấp
Vận dụng cao
- Lấy một số ví
dụ thực tế do tác
động của nội lực
và ngoại lực.

12


nội
lực,
ngoại
lực
đến địa hình
trên bề mặt
Trái Đất.
2. Câu hỏi, bài tập dùng để hình thành kiến thức mới.
Câu 1: * Mức độ: Nhận biết
Nêu khái niệm nội lực và ngoại lực?
- Bước 1: GV cho HS xem các hình ảnh về tác động của nội lực (núi lửa
phun, động đất) và ngoại lực (đá bị thổi mòn tạo thành nấm đá, đá bị nứt do tác
sự thay đổi của nhiệt dộ, sự tác động của nước biển làm bờ biển bị bào mòn,
sự bồi đắp phù sa của sông,...), sau đó giao nhiệm vụ cho các nhóm:
Đọc SGK kết hợp quan sát các hình ảnh, hãy điền vào bảng sau khái niệm nộị
lực và ngoại lực:
Nội lực

Ngoại lực


Khái niệm
Kết quả
- Bước 2: HS trao đổi với bạn để trả lời, các HS khấc nhận xét, đánh giá.
- Bước 3: GV chuẩn kiến thức:
Câu 2* Mức độ: Thông hiểu
- Bước 1: GV đặt câu hỏi:
+ Tại sao nói nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau?
+ Nêu nội lực diễn ra mạnh hơn ngoại lực thì địa hình bề mặt Trái Đất sẽ như
thế nào? và ngược lại?
+ Nêu ví dụ chứng tỏ con người có tác động mạnh mẽ tới bề mặt địa hình Trái
Đất.
- Bước 2:HS trao đổi trong nhóm, đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác
nhận xét, đánh giá.
- Bước 3: GV bổ sung và chuẩn kiến thức: (Bề mặt Trái Đất hiện nay là kết
quả sự tác động đồng thời của nội lực và ngoại lực. Không có loại địa hình nào
chịu tác động đơn độc của nội lực hoặc ngoại lực).
Câu 3: * Mức độ: thông hiểu
- Bước 1: GV đặt câu hỏi: Đọc SGK mục 2, kết hợp quan sát hình 31, hãy cho
biết:
- Động đất là gì? Vì sao có động đất?
+ Kể tên những trận động đất lớn mà em biết.
+ Tác hại của động đất? Để hạn chế tác hại của động đất người ta đã làm gì?
- Bước 2:HS trao đổi, bổ sung cho nhau.
- Bước 3: Đại diện HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ suns.
- Bước 4:GV chuẩn kiến thức:
13


Với đối tượng HS khá - giỏi, GV có thể đặt thêm câu hỏi: Động đất và núi lửa
ở đáy đại dương thì gây ra hiện tượng gì?cứu kiến thức SGK và trả lời.

2. Câu hỏi, bài tập dùng để củng cố và kiểm tra đánh giá
Câu 1: (Thông hiểu)
Lục địa nào có diện tích nhỏ nhất trong các lục địa:
A. Lục địa Phi
B. Lục địa Nam Cực
C. Lục địa Ô-xtrây-li-a
D. Lục địa Bắc Mỹ
Đáp án:C
Câu 2: (Vận dụng)
Trong các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật, động vật trên
trái đất , nhân tố ảnh hưởng rõ nhất đối với thực vật là:
A. Địa hình
B. Nguồn nước
C. Khí hậu
D. Đất đai
Đáp án:C
Câu 3: (Vận dụng)
Nguyên nhân sinh ra thủy triều?
A. Động đất ở đáy biển
C. Do gió thổi

B. Núi lửa phun
D. Sức hút Mặt Trăng với Mặt Trời

Đáp án:D
Ví dụ 4 Bài 18:
THỜI TIẾT, KHÍ HẬU VÀ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS đạt được:
1.1. Kiến thức

 Phân biệt và trình bày hình thành hai khái niệm thời tiết và khí hậu
 Hiểu nhiệt độ không khí và nguyên nhân có yếu tố này
1.2. Kĩ năng

Biết đo tính nhiệt độ trung bình ngày, tháng năm.

Tập làm quen với dự báo thời tiết và ghi chép một số yếu tố thời tiết.
1.3. Thái độ
- Học tập tích cực, đoàn kết với bạn bè.
1.4. Định hướng phát triển năng lực
BẢNG MÔ TẢ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
Vận dụng
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
- Biết được khái - Tác động của - Nhiệt độ theo vĩ Đo tính nhiệt độ,
Nhận biết

Thông hiểu

14


niệm thời tiết , khí một số nhân tố độ và khu vực gần lượng mưa hàng
đến
nhiệt
độ hay xa biển trong ngày.
hậu, nhiệt độ không khí
thực tế
không khí và cách
- Tính nhiệt độ

trung bình ngày,
đo nhiệt độ không
tháng, năm.
khí.
- Biết yếu tố tác
động đến sự hình
thành nhiệt độ của
không khí.
- Nêu được các
nhân tố ảnh hưởng
đến sự thay đổi
nhiệt độ không
khí
2. Câu hỏi, bài tập dùng để hình thành kiến thức mới.
Câu 1: * Mức độ: Nhật biết
Bước 1: Gv y/c HS xem phim
? Thời tiết là gì? Khí hậu là gì?
- Bước 2: Gv NX, chuẩn KT Bước 1: Gv cho HS xác định trên bản đồ
Câu 2: * Mức độ: Thông hiểu
Bước 1: Gv giảng về quy trình hấp thụ nhiệt của mặt đất, của không khí
Hỏi HS: Thế nào là nhiệt độ không khí? Muốn biết nhiệt độ không khí người ta
phải làm gì?
- Bước 2: Hỏi HS
Tại sao phải để nhiệt kế trong bóng râm?
- Bước 3: GV đàm thoại với HS về cách tính nhiệt độ TB ngày, tháng, năm
Cho HS trả lời câu hỏi: Tại sao không khí nóng nhất không phải là lúc 12h mà là
13h?
- Bước 4: Gv NX, chuẩn KT.
Câu 3 * Mức độ: Vận dụng
Thảo luận nhóm, giao dự án cho HS chuẩn bị ở nhà

- Bước 1: Gv chia nhóm. Gv y/c HS trình bày kết quả thảo luận nhóm ở nhà
- Bước 2: HS cử đại diện trình bày, nhóm khác NX, BS.
- Bước 3: Gv NX, chuẩn KT.
Ví dụ 5
BÀI 13. ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được đặc điểm hình dạng của núi (khái niệm núi, các bộ phận của núi và
độ cao của núi).
15


2. Kĩ năng:
- Nhận biết được dạng địa hình núi qua tranh ảnh, mô hình.
- Đọc bản đồ ( hoặc lược đồ địa hình) tỉ lệ lớn.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh thái độ yêu thích môn học.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực: quan sát, mô tả, giao tiếp, hợp tác giải quyết vấn đề, thuyết trình.
BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
Nhận biết

Vận dụng
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
- So sánh núi già - Xác định trên
và núi trẻ.
bản đồ những
dãy núi, đỉnh núi
là núi già, núi trẻ.

Thông hiểu

- Nêu được
khái
niệm
của
núi ;
hình dạng và
độ cao của
núi. Các bộ
phận
của
núi.
Câu 1: * Mức độ: Nhật biết
- Bước 1: GV cho HS xem 1 số hình ảnh về địa hình núi và đặt câu hỏi: Nêu
định nghĩa núi, xác định các bộ phận của núi (đỉnh núi, sườn núi, chân núi).
- Bước 2: Một HS chỉ trên hình ảnh để trả lời. HS khấc nhận xét, bổ sung.
Bước 3: GV chuẩn kiến thức:GV chuyển ý: Núi Phanxipăng cao 3.143m,
nhưng khi đứng ở chân núi chúng ta thường cảm nhận độ cao của nó khó có thể
đạt tới 3.143m. Tại sao vậy?
Câu 2 : * Mức độ: Thông hiểu
- Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Quan sát hình 35 SGK, hãy điền
vào bảng sau đặc điếm cùa núi già và núi trẻ.
Đặc điểm
Núi trẻ
Núi già
Thời gian hình
Đinh núi
Sườn núi
Thung lũng

Bước 2: HS các nhóm
trao đổi, tìm hiểu, sau đó đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác
bổ sung kiến thức.
Bước 3: GV chuẩn kiến thức:
Với đối tượng HS khá - giỏi, GV có thể đặt thêm câu hỏi: Nguyên nhân làm cho
núi già có đỉnh tròn, sườn thoải? Vài trăm triệu năm nữa nếu nội lực tác động
yếu, núi trẻ có đặc điểm giống núi già khồng?
Câu 3 : * Mức độ: Thông hiểu
Bước 1: GV giải thích nguồn gốc thuật ngữ Cacsxtơ
Bước 2: Học sinh trình bày sản phẩm báo tường giới thiệu về núi đá vôi vfa
16


hang động (đã chuẩn bị của giáo viên theo yêu cầu của giáo viên từ bài trước –
bài tập 2). Rút ra hình dạng bên ngoài (đỉnh núi, sườn núi) và hình dạng bên
trong của địa hình Cacsxtơ
- Bước 3: Giáo viên gọi một số học sinh đánh giá ưu điểm của các tờ báo tường
của các nhóm. Giáo viên có thể cho học xem thêm hình ảnh những vùng núi đá
vồi nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới.
- Bước 4: GV chuẩn kiến thức
2. Câu hỏi, bài tập dùng để củng cố và kiểm tra đánh giá
Câu 1.* Mức độ: vận dụng
1. Quan sát hình vẽ sau, hãy tính độ cao tương đối và độ cao tuyệt
đối của đỉnh núi A
Độ cao (m)

Câu 2. Mức độ: vận dụng
Hãy phân loại các đỉnh núi sau theo độ cao: Phanxipăng (tỉnh Lào Cai) 3.143m,
Bà Đen (tỉnh Tây Ninh) 986m, Tam Đảo 1.591m (tỉnh Vĩnh Phúc), Phu Hoạt
2.452m (tỉnh Nghệ An); Rào cỏ 2.235m (tỉnh Hà Tĩnh); Chư pha 922m (tỉnh Đắk

Lắk); Hoành Sơn 1.046m (tỉnh Hà Tĩnh).
1.2.3 Một số giáo án minh họa
Tuần: 11
Bài 8. SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Trình bày được chuyển động quay quanh Mặt Trời của TĐ: hướng, quỹ đạo và
tính chất của chuyển động.
17


- Trình bày được hệ quả của chuyển động của TĐ quanh MT: Hiện tượng các
mùa trên Trái Đất.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng hình vẽ để mô tả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
- Dựa vào hình vẽ mô tả hướng chuyển động, quỹ đạo chuyển động, độ nghiêng
và hướng nghiêng của trục TĐ khi chuyển động trên quỹ đạo.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh thái độ yêu thích môn học.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực quan sát, mô tả, tư duy, hợp tác giải quyết vấn đề, thuyết trình.
BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
Nhận biết
-Chuyển
động quay
quanh Mặt
Trời của Trái
Đất
- Hệ quả của
chuyển động

của Trái Đất
quanh Mặt
Trời.

Vận dụng
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
- Nguyên nhân dẫn - Dựa vào hình - Làm mô hình chuyển
tới hệ quả chuyển vẽ mô tả hướng động của Trái Đất
động của Trái Đất chuyển động, quỹ quanh Mặt Trời.
quanh Mặt Trời.
đạo chuyển động,
độ nghiêng và
hướng nghiêng
của trục TĐ khi
chuyển động trên
quỹ đạo.
Thông hiểu

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Giáo viên:
- Tranh vẽ về sự chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời.
- Mô hình sự chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời.
- Hình vẽ SGK.
2.Học sinh:
- Sách giáo khoa.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1.Kiểm tra bài cũ:
Nêu hệ quả của sự vận động tự quay quanh Mặt Trời.
HS trả lời.

GV định hướng vào bài: ngoài chuyển động quanh trục Trái Đất còn
chuyển động quanh Mặt Trời, sự chuyên động đó sinh ra các mùa trên Trái Đất
và hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau trong năm. Giờ học này chúng ta sẽ
tìm hiểu về chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất.

18


2. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Tìm hiểu hướng chuyển động và thời gian chuyển động của
Trái Đất quanh Mặt Trời
( 1 ) Phương pháp/ kỹ thuật dạy học: sử dụng tranh vẽ SGK, đàm thoại
gơi mở.
( 2 ) Hình thức tổ chức hoạt động: theo nhóm .
Mức độ nhận thức
Hoạt động của GV và
Nội dung
HS
1/Mức độ nhận thức: -Bước 1: GV dùng
tranh vẽ chuyển động
Nhận biết.
của Trái Đất quanh Mặt
Trời và quả Địa Cầu để
mô tả chuyển động tịnh
tiến của Trái Đất trên Trái Đất chuyển động
quỹ đạo. GV nhấn quanh Mặt Trời theo hướng từ
mạnh các vị trí Hạ chí, tây sang đông trên một quỹ
Đông chí, Xuân phân đạo có hình elip gần tròn.
và Thu phân.
GV yêu cầu các HS Thời gian Trái Đất

2/Mô tả cụ thể mức cùng bàn trao đổi theo chuyển động một vòng quanh
độ nhận thức: biết cặp để trả lời câu hỏi: Mặt Trời là 365 ngày, 6 giờ
được Chuyển động Đọc SGK, quan sát năm thiên văn.
quay quanh Mặt Trời hình 23, hãy cho biết:
+ Hướng chuyển động
của Trái Đất
của Trái Đất quanh Mặt
Trời.
+ Quỹ đạo của Trái Đất
quanh Mặt trời hình gì?
3/Định hướng hình + Thời gian Trái Đất
chuyển động 1 vòng
thành
năng
lực
quanh Mặt Trời.
chuyên biệt: Tự duy Bước 2: HS
tổng hợp theo mô trong nhóm trao đổi, bổ
phỏng quả địa cầu sung cho nhau.
(mức 3), sử dụng Bước 3: Đại diện nhóm
trình bày, các nhóm
tranh ảnh (mức 1, 2)
khác bổ sung.
Bước4: GV chuẩn kiến
thức.
GV lưu ý HS: thời gian
Trái Đất chuyển động
một vòng quanh Mặt
19



Trời là 365 ngày, 6 giờ
nhưng để làm lịch cho
tiện người ta chỉ lấy
tròn 365 ngày. Như vậy,
cứ 4 năm lại thừa ra 1
ngày đó là năm nhuận,
tháng 2 của năm nhuận
có 29 ngày.
Hoạt động 2: Tìm hiểu hướng nghiêng và độ nghiêng của trục Trái Đất khi
Trái Đất quay quanh Mặt Tròi (Cả lớp)

Bước 1: GV đặt
1/Mức độ nhận thức: câu hỏi: Đọc SGK, quan
Nhận Biết
sát hình 23, hãy nhận xét
về độ nghiêng và hướng
nghiêng của trục Trái Đất
ở các vị trí hạ chí, đông
chí, xuân phân, thu phân.
Bước 2: Một HS
trả lời, các HS khác nhận Khi chuyển dộng
quanh Mặt Trời, trục
2/Mô tả cụ thể mức độ xét, bổ sung.
Trái Đất lúc nào cũng
nhận thức: biết được
giữ nguyên độ nghiêng
hướng nghiêng và độ
Bước 3: GV và hướng nghiêng của
nghiêng

khi Chuyển động quay quanh Mặt chuẩn kiến thức. GV yêu trục không đổi. Đó là sự
cầu 1 HS đọc bài đọc chuyển dộng tịnh tiến
Trời của Trái Đất
thêm trang 27 SGK.

3/Định hướng hình
thành năng lực chuyên
biệt: Tự duy tổng hợp
theo mô phỏng quả địa
cầu (mức 3), sử dụng
tranh ảnh (mức 1, 2)
-

Giáo viên bổ sung :khi
chuyển động trên quỹ
đạo, khoảng cách từ Trái
Đất đến Mặt Trời không
đều nhau. Vào ngày 3 - 4
tháng 1, khoảng cách từ
Trái Đất đến Mặt Trời là
147 triệu km, vào ngày 4
- 5 tháng 7, khoảng cách
từ Trái Đất đến Mặt Trời
là 152 triệu km.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về các ngày hạ chí, đông chí, xuân phân và thu phân
(Thảo luận nhóm)
20



( 1 ) Phương pháp/ kỹ thuật dạy học: sử dụng hình vẽ SGK, xem video sử
dụng SGK
( 2 ) Hình thức tổ chức hoạt động: theo nhóm.
1/Mức

độ

nhận

thức:

thông

hiểu,

vận dụng

2/Mô tả cụ thể mức
độ
nhận
thức:
Nguyên nhân dẫn tới
hệ quả chuyển động
của Trái Đất quanh
Mặt Trời

- Dựa vào hình vẽ
mô tả hướng chuyển
động,
quỹ

đạo
chuyển động, độ
nghiêng và hướng
nghiêng của trục TĐ
khi chuyển động trên
quỹ đạo.

3/Định hướng hình
thành năng lực
chuyên biệt: Tự duy
tổng hợp theo mô
phỏng quả địa cầu

- Bước 1: GV cho
HS xem đoạn
video về các mùa
trong năm.
GV chia nhóm,
giao nhiệm vụ cho
các nhóm và hoạt
động các nhóm trả
lời câu hỏi: Đọc
SGK mục 2, kết
hợp quan sát hình
23, hãy điền thông
tin vào bảng sau:
+ Nhóm 1,2 : điền
thông tin vào ngày
22/6 và 23/9
+ Nhóm 3,4 : điền

thông tin vào ngày
22/12 và 21/3.
Bước
2:
HS trao đổi, bổ
sung cho nhau, sau
đó đại diện các
nhóm lên chỉ trên
tranh vẽ chuyển
động của Trái Đất
quanh Mặt Trời để
trả lời. Các HS
khác nhận xét, bổ
sung.
Bước 3: GV chuẩn
kiến thức:

21


(mức 3), sử dụng
tranh ảnh (mức 1, 2)

Bước 4: GV
đặt câu hỏi:
Căn cứ vào kết
quả thảo luận
nhóm, hãy cho
biết:
+

Nguyên
nhân sinh ra
các mùa.
+ Hiện tượng
mùa ở cùng 1
thời điểm của
hai nửa cầu có
giống
nhau
không?
- Dựa vào hình
vẽ

tả
hướng chuyển
động, quỹ đạo
chuyển động,
độ nghiêng và
hướng nghiêng
của trục TĐ
khi
chuyển
động trên quỹ
đạo.

- Khi Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt
Trời, hai nửa cầu lần lượt ngả gần và chếch xa phía
Mặt Trời nên sinh ra hiện tượng các mùa.
-


- Sự phân bố ánh sáng, lượng nhiệt và các mùa
hoàn toàn trái ngược nhau.

Bước
6: GV chuẩn
kiến thức:
Dựa vào hiểu
biết của bản
thân, hãy nêu
sự khác nhau
về phân hóa
mùa ở miền
Bắc và miền
Nam nước ta?
22


IV TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
HS tham gia mô phỏng lại sự chuyển động quanh Mặt trời

2.2.4 Minh họa từ 1 bài kiểm tra 1 tiết
1. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU KIỂM TRA:
- Đánh giá về kiến thức, kĩ năng ở 3 mức độ nhận thức: Nhận biết, Thông hiểu
và vận dụng của học sinh sau khi học 2 chủ đề là Trái Đất và bản đồ.
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm điều chỉnh nội dung dạy học và
giúp đỡ học sinh một cách kịp thời.
2. XÁC ĐỊNH HÌNH THỨC KIỂM TRA:
Hình thức kiểm tra: tự luận
3. XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA:
Đề kiểm tra giữa kì học kì I, Địa lí 6, chủ đề và nội dung kiểm tra với số tiết là:

12 tiết (100 %), phân phối cho chủ đề và nội dung như sau:

23


KIỂM TRA MỘT TIẾT MÔN ĐỊA LÍ 6
( Thời gian là bài 45 phút)
A. MA TRẬM ĐỀ KIỂM TRA
Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Mức độ
TNKQ

Chủ đề

- Biết được vị
Vị trí trí Trái Đất
hình trong hệ Mặt
dạng và Trời
kích
- Hình dạng và
thước kích thước của
của
Trái Đất
Trái
- Biết quy ước

Đất
về kinh tuyến

TL

TNKQ

TL

Thấp

- Biết quy ước
về kinh tuyến
gốc, vĩ tuyến
gốc
Số
câu: 4

Khái niệm về
kinh tuyến vĩ
tuyến

Số
điểm:
2

gốc.
Số câu:
Số
điểm:

Tỉ lệ:

Tỉ lệ
bản đồ

Số câu:
Số
điểm:
Tỉ lệ:

Cao

TỔNG

Tỉ lệ:
20%

Số câu: 3

Số câu: 2

Số điểm: 1.5

Số điểm: 2

Tỉ lệ: 15%

Tỉ lệ: 20%
Tính được
khoảng

cách trên
thực tế theo
đường chim
bay dựa vào
tỉ lệ bản đồ.

Số
câu: 1

Số câu: 1

Tỉ lệ:
20%

Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%

Số
điểm:
2


Phương
hướng
trên
bản đồ.
Kinh
độ vĩ
độ và
tọa độ

địa lí.

Biết
phương
hướng
trên bản
đồ và một
số yếu tố

bản
của bản
đồ
Số câu: 1

Số câu:

Số
điểm:
Tỉ lệ:


hiệu
thường
được
dùng trên bản
đồ

Số
câu: 2
Số

điểm:
5
Tỉ lệ:
50%

Số điểm: 3

Tỉ lệ:
15%

Tỉ lệ:

Số câu:

Số câu: 1

Số điểm:
1,5

Số
điểm:

Kí hiệu
bản đồ.
Cách
biểu
hiện
địa
hình
trên

bản đồ.

Xác
định
được tọa độ
địa lí các
điểm đựa
vào
hệ
thống kinh,
vĩ tuyến.

Tỉ lệ: 20%

- Hiểu được
cách thể hiện
các đối tượng
địa lý trên bản
đồ

Số câu: 1

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%


Tỉ lệ: 5%

Số
câu: 2
Số
điểm:
1
Tỉ lệ:
10%

Số
câu: 9
TỔNG

Số câu: 5

Số câu: 2

Số câu: 2

Số điểm: 4

Số điểm: 2.5

Số điểm: 4

Tỉ lệ: 35%

Tỉ lệ: 25%


Tỉ lệ: 40%

Số
điểm:
10
Tỉ lệ:
100%

25


×