Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Báo cáo chuyên đề kiến thức chung - Bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp Y tế công cộng chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.14 KB, 19 trang )

BỘ Y TẾ
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG

LỚP BỒI DƯỠNG
THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP Y TẾ
CÔNG CỘNG CHÍNH (HẠNG II) KHÓA I, NĂM 2019
CHUYÊN ĐỀ BÁO CÁO PHẦN KIẾN THỨC CHUNG
“QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NHÂN LỰC Y TẾ TẠI TRUNG

TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH BẮC NINH”

Họ và tên học viên:Đỗ Thị Uyên
Đơn vị công tác: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh

HÀ NỘI, 2019


MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................................................. 1


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CSTL

: Cải cách tiền lương

TTKSBT

: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật



Thực trạng nhân lực và phương hướng quản lý, sử dụng nhân lực y tế của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thực hiện nghị quyết 18-NQ/TƯ và nghị quyết 19-NQ/TƯ về “Tiếp tục đổi mới,
sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, “...đổi mới hệ thống tổ
chức, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị công lập” Đồng thời
phù hợp với xu hướng phát triển thế giới về y tế dự phòng. Ngày 1/11/2017 Sở Y Tế
Bắc Ninh đã tham mưu trình UBND tỉnh quyết định sát nhập 5 đơn vị cùng chức năng
dự phòng thành Trung tâm kiểm soát Bệnh tật tỉnh Bắc Ninh.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh là đơn vị sự nghiệp y tế công lập
trực thuộc Sở Y tế Bắc Ninh; có tư cách pháp nhân, trụ sở, con dấu, tài khoản riêng;
chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp, toàn diện về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tổ
chức, nhân lực, hoạt động, tài chính và cơ sở vật chất của Sở Y tế; chịu sự chỉ đạo,
hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ của Bộ Y tế.
Trung tâm được thành lập trên cơ sở hợp nhất nguyên trạng của 04 Trung tâm,
gồm: Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh; Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản; Trung tâm
Phòng chống HIV/AIDS; Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khoẻ và bộ phận bảo
vệ sức khoẻ lao động môi trường thuộc Trung tâm bảo vệ sức khoẻ lao động môi
trường và giám định y khoa hiện nay.
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” là câu nói của người xưa đến nay vẫn còn nguyên
giá trị. Tại lễ kỷ niệm 60 năm y tế dự phòng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng
cần nhận thức đúng, đầy đủ vai trò quan trọng của đội ngũ nhân lực làm y tế dự phòng
với ý nghĩa là “cái gốc” của y tế từ quá trình đào tạo đến cơ chế tài chính, chế độ đãi
ngộ, sử dụng nguồn lực.Trong công tác chăm sóc sức khỏe, vấn đề nhân lực đóng vai
trò quan trọng vì phục vụ trực tiếp cho con người, liên quan mật thiết đến sinh mạng
con người. Do vậy, vấn đề đạo đức nghề nghiệp và tính chuyên nghiệp cao trong hoạt
động là không thể tách rời. Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung
ương khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân
dân trong tình hình mới đã khẳng định nhân lực y tế phải đáp ứng yêu cầu chuyên môn,
y đức.Nghị quyết 20-NQ/TƯ cũng đã nêu“ Nghề y là một nghề đặc biệt. Nhân lực y tế


Đỗ Thị Uyên – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh bắc Ninh

1


Thực trạng nhân lực và phương hướng quản lý, sử dụng nhân lực y tế của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh

phải đáp ứng yêu cầu chuyên môn và y đức; cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và
đãi ngộ đặc biệt. Hệ thống mạng lưới y tế phải rộng khắp, gần dân; được chỉ đạo thống
nhất, xuyên suốt về chuyên môn, nghiệp vụ theo ngành từ Trung ương tới địa phương
trong phạm vi cả nước, đồng thời bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính
quyền địa phương”. Ðể thực hiện được điều đó cần có những giải pháp xây dựng và
quản lý nhân lực y tế hiệu lực và hiệu quả.
Trung tâmKiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh là một đơn vị mới sáp nhập, còn
gặp nhiều khó khăn trong việc ổn định bộ máy tổ chức, phân bổ nguồn nhân lực một
cách phù hợp, và quản lý nguồn nhân lực chặt chẽ, khoa học và hiệu quả. Trên thực tế,
hiện tại việc quản lý và sử dụng nhân lực của trung tâm còn gặp nhiều vấn đề như: Có
những vị trí dôi dư, công việc chưa phù hợp với thực tế yêu cầu của công việc, cụ thể
là các vị trí liên quan đến hành chính, tài chính kế toán và một số vị trí chuyên môn,
trong khi đó nhiều vị trí còn thiếu hụt cán bộ nghiêm trọng, đặc biệt là những vị trí bác
sĩ chuyên khoa có chứng chỉ khám chữa bệnh. Bên cạnh đó việc tâm lý nhân viên sau
sáp nhập chưa thực sự ổn định, chưa thực sự yên tâm công tác, còn nhiều cán bộ có
tâm lý muốn bỏ việc, chấm rứt hợp đồng lao động để tìm một công việc mới có thu
nhập cao hơn...Do đó, vấn đề quản lý nhân lực là vấn đề được quan tâm và cần giải
quyết hàng đầu tại trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh. Với mong muốn đánh
giá đúng thực trạng việc quản lý nhân lực tại trung tâm và tìm ra những giải pháp tích
cực nhằm nâng cao hiệu quả trong việc quản lý nguồn nhân lực, tôi đã lựa chọn vấn đề
quản lý nhân lực y tế làm chuyên đề báo cáo: “Thực trạng nhân lực và phương
hướng quản lý, sử dụng nhân lực y tế của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc

Ninh”
II.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
II.1. Đánh giá đúng thực trạng việc quản lý nhân lực tại Trung tâm Kiểm soát
bệnh tật tỉnh Bắc Ninh.
II.2. Các giải pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả của việc quản lý nguồn nhân
lực tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh.

Đỗ Thị Uyên – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh bắc Ninh

2


Thực trạng nhân lực và phương hướng quản lý, sử dụng nhân lực y tế của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh

III. NỘI DUNG CỦA CHUYÊN ĐỀ
III.1.

Các luận điểm lý thuyết chính của chuyên đề

III.1.1. Bộ máy hành chính nhà nước
Bộ máy hành chính nhà nước được hiểu theo hai nghĩa:
Một là, theo nghĩa rộng chung của các nước đó là bộ máy thực thi quyền hành
pháp. Tức triển khai tổ chức thực hiện pháp luật; đưa pháp luật vào đời sống. Đây
chính là bộ máy đang tồn tại ở rất nhiều nước.
Hai là, theo nghĩa hẹp, đúng với bộ máy hành chính nhà nước ở Việt Nam.
Trong trường hợp này, khi nghiên cứu bộ máy hành chính nhà nước Việt Nam, Hội
đồng Nhân dân không thuộc phạm trù bộ máy hành chính nhà nước. Điều này cũng chỉ
mang tính tương đối. Hiến pháp cũng như các văn bản pháp luật khác đều ghi “Hội
đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương”. Ủy ban nhân dân là cơ
quan chấp hành của Hội đồng nhân dân và là cơ quan hành chính nhà nước ở địa

phương”. Chính vì vậy, phạm vi hành chính nhà nước chỉ bao gồm chính phủ và Ủy
ban nhân dân các cấp.
III.1.2.

Những đặc trưng cơ bản của bộ máy hành chính nhà nước

∗ Mục tiêu của bộ máy hành chính nhà nước
Mỗi tổ chức được thành lập để nhằm đạt được các mục tiêu của nó. Mục tiêu
của các tổ chức hướng đến không giống nhau, nó tuỳ thuộc vào từng loại hình các tổ
chức đó. Mục tiêu của bộ máy hành chính nhà nước nói chung và mục tiêu của các cơ
quan trong bộ máy hành chính nhà nước nói riêng có những đặc điểm khác biệt với
mục tiêu của các loại tổ chức khác.
+ Mục tiêu của bộ máy hành chính nhà nước do pháp luật quy định. Tất các các
cơ quan cấu thành cả bộ máy hành chính nhà nước đều hướng đến một mục tiêu chung
là thực thi quyền hành pháp, đảm bảo hiệu lực quản lý của nhà nước.
+ Tất cả các hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước đều hướng đến các
mục tiêu mang tính chính trị của đảng chính trị cầm quyền, hay giai cấp cầm quyền.

Đỗ Thị Uyên – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh bắc Ninh

3


Thực trạng nhân lực và phương hướng quản lý, sử dụng nhân lực y tế của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh

Đây là sự khác biệt rất cơ bản trong mục tiêu của các cơ quan, tổ chức trong bộ máy
hành chính nước nói riêng cũng như bộ máy hành chính nhà nước nói chung. Bộ máy
hành chính nhà nước là một thiết chế chính trị - hành chính, là công cụ để thực thi các
mục tiêu chính trị của đảng cầm quyền hay giai cấp cầm quyền.
+ Hoạt động quản lý hành chính nhà nước bên cạnh các mục tiêu thực hiện

chức năng mang tính quản lý, nó còn phải mang tính phục vụ cho nhân dân, cho lợi
chung của cộng đồng, các sản phẩm của quản lý hành chính nhà nước thường không
mang tính lợi nhuận, kinh doanh.
∗ Cách thức thành lập hay vị trí pháp lý của các cơ quan, tổ chức trong bộ máy
hành chính nhà nước
Mỗi cơ quan, tổ chức trong bộ máy hành chính nhà nước có một cách thức
thành lập riêng trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Bộ máy hành chính nhà nước
được tổ chức và hoạt động dựa trên các quy định chặt chẽ của pháp luật, các cơ quan,
tổ chức trong bộ máy hành chính nhà nước chỉ được thành lập khi có các văn bản quy
phạm pháp luật cho phép.
Các văn bản pháp luật cho phép thành lập mang lại các địa vị pháp lý khác
nhau cho từng cơ quan trong hệ thống tổ chức hành chi nhà nhà nước. Địa vị pháp lý
của từng cơ quan được xác định rõ ràng trong các hoạt động của từng cơ quan, tổ chức
và của cả bộ máy hành chính nhà nước.
Mỗi cơ quan, tổ chức được thành lập để thực hiện một hoặc một nhóm chức
năng, nhiệm vụ rõ ràng, không chồng chéo, trùng lắp, bảo đảm tính chất độc lập tương
đối và tạo thành chỉnh thể cho bộ máy hành chính nhà nước.
∗ Vấn đề quyền lực - thẩm quyền
Quyền lực của các tổ chức nói chung là sức mạnh, là điều kiện cần để cho các tổ
chức hoạt động nhằm đạt được mục tiêu của mình, quyền lực đó phải được tạo ra hoặc
do các cơ quan có thẩm quyền trao cho nó.

Đỗ Thị Uyên – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh bắc Ninh

4


Thực trạng nhân lực và phương hướng quản lý, sử dụng nhân lực y tế của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh

Bộ máy hành chính nhà nước được nhà nước trao cho quyền lực của nhà nước

để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình. Đây là quyền lực đặc biệt của nhà
nước, bắt buộc xã hội và công dân phải thi hành các quyết định trong quản lý hành
chính nhà nước. Quyền lực của các cơ quan, tổ chức trong bộ máy hành chính nhà
nước được trao mang tính pháp lý, thể hiện:
Các cơ quan quản lý hành chính nhà nước có quyền ban hành các văn bản quy
phạm pháp luật dưới luật buộc các cơ quan cấp dưới trong hệ thống bộ máy hành chính
nhà nước, các tổ chức khác trong xã hội, và công dân phải chấp hành, thực hiện.
Quyền kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật hoặc thành lập
các đoàn kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quyết định quản lý.
Tiến hành các biện pháp giáo dục, thuyết phục, khen thưởng ,kỷ luật, và cưỡng
chế khi cần thiết trong quản lý hành chính nhà nước.
Thẩm quyền của các cơ quan, tổ chức trong bộ máy hành chính nhà nước là sự
phù hợp giữa chức năng nhiệm vụ với quyền hạn được trao. Mỗi cơ quan hành chính
nhà nước được trao một hoặc một nhóm chức năng, nhiệm vụ trong hoạt động quản lý
hành chính nhà nước, đồng thời với chức năng nhiệm vụ đó, các cơ quan này cũng
được nhà nước trao cho những quyền lực tương xứng để thực thi nhằm đạt hiệu lực,
hiệu quả cao nhất. Sự phù hợp giữa chức năng, nhiệmvụ với quền hạn được trao tạo
thành thẩm quyền pháp lý cho các cơ quan hành chính nhà nước hoạt động.
Tuỳ thuộc vào địa vị pháp lý và chức năng nhiệm vụ, các cơ quan hành chính
nhà nước được trao thẩm quyền chung hoặc thẩm quyền riêng để hoạt động. Thẩm
quyền riêng được trao cho những tổ chức thực hiện chức năng quản lý hành chính theo
ngành hoặc các lĩnh vực cụ thể, ví dụ như các bộ, ngành…
∗ Quy mô hoạt động
Quy mô hoạt động của một tổ chức nói chung là một phạm trù được thể hiện
trên nhiều góc độ như các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, bộ máy, nhân sự,
và không gian tác động, các đối tượng chịu ảnh hưởng của hoạt động quản lý của nó.
Đỗ Thị Uyên – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh bắc Ninh

5



Thực trạng nhân lực và phương hướng quản lý, sử dụng nhân lực y tế của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh

Nói đến quy mô của một tổ chức là nói đến sự lớn, nhỏ của các tổ chức đó. Bộ máy
hành chính nhà nước là một hệ thống tổ chức có quy mô rộng lớn nhất cả về tổ chức
cũng như hoạt động trong xã hội.
Bộ máy hành chính nhà nước là một hệ thống từ trung ương đến địa phương,
bảo đảm các chức năng trong quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực
được trao. Từng bộ phận cấu thành của hệ thống đảm nhiệm chức năng quản lý nhà
nước đối với từng ngành, lĩnh vực hay lãnh thổ cũng là những tổ chức có quy mô rất
lớn.
∗ Vấn đề nguồn lực
Nguồn lực cho hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước được chia thành hai
nhóm:
+ Nguồn nhân lực: đó là con người làm việc trong các cơ quan tổ chức của bộ
máy hành chính nhà nước, họ là người của Nhà nước, được Nhà nước thuê và sử dụng,
họ phải tuân thủ theo các quy định của nhà nước. Mỗi người được trao một nhiện vụ cụ
thể theo từng vị trí, chức vụ.
Những người làm việc trong các cơ quan, tổ chưc của bộ máy hành chính nhà
nước là những người thực thi những công việc đặc biệt : thực thi công vụ, họ được
nhà nước quản lý và sử dụng theo các quy định riêng của pháp luật.
+ Nguồn tài chính: nguồn tài chính để cho các tổ chức hành chính nhà nước hoạt
động cũng như chi trả lương cho đội ngũ công chức lấy từ ngân sách của nhà nước.
Các hoạt động chi tiêu liên quan đến hoạt động quản lý hành chính nhà nước được
tuân thủ theo pháp luật, được kiểm soát chặt chẽ bởi kiểm toán nhà nước. Sự kiểm soát
này nhằm bảo đảm cho việc sử dụng ngân sách nhà nước có hiệu quả cao nhất, chống
lãng phí, tiêu cực, tham nhũng.
III.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh là đơn vị sự nghiệp y tế công lập
hạng 1 trực thuộc Sở Y tế Bắc Ninh, được thành lập ngày 1/11/2017 trên cơ sở hợp

Đỗ Thị Uyên – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh bắc Ninh

6


Thực trạng nhân lực và phương hướng quản lý, sử dụng nhân lực y tế của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh

nhất nguyên trạng của 04 Trung tâm, gồm: Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh; Trung tâm
Chăm sóc sức khoẻ sinh sản; Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS; Trung tâm Truyền
thông giáo dục sức khoẻ và bộ phận bảo vệ sức khoẻ lao động môi trường thuộc Trung
tâm bảo vệ sức khoẻ lao động môi trường và giám định y khoa hiện nay.
Trung tâm có tư cách pháp nhân, trụ sở, con dấu, tài khoản riêng; chịu sự chỉ
đạo, quản lý trực tiếp, toàn diện về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tổ chức, nhân lực,
hoạt động, tài chính và cơ sở vật chất của Sở Y tế; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm
tra, thanh tra về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ của Bộ Y tế. Trụ sở đặt tại Đường
Nguyễn Quyền, Phường Võ Cường, Thành phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh. Trung tâm
có vị trí địa lý thuận lợi, giao thông thuận tiện, nằm sát trục đường quốc lộ 1A, sát cạnh
bệnh viện Đa khoa tỉnh bắc Ninh
∗Chức năng, nhiệm vụ:
Trung tâm thực hiện chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện các hoạt động
chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ về phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm; bệnh
không lây nhiễm; phòng, chống tác động của các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới sức
khỏe; quản lý sức khỏe cộng đồng; khám phát hiện, điều trị dự phòng và các dịch vụ y
tế khác phù hợp với lĩnh vực chuyên môn trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
Trung tâm có nhiệm vụ quản lý, kiểm tra, giám sát phòng, chống dịch, bệnh
truyền nhiễm, HIV/AIDS, bệnh do ký sinh trùng, bệnh truyền qua côn trùng, thực
phẩm, bệnh lây truyền từ động vật sang người, bệnh mới nổi; theo dõi diễn biến, dự
báo tình hình dịch, bệnh; quản lý, sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế, tiêm chủng. Bên
cạnh đó, giám sát phòng, chống bệnh không lây nhiễm (ung thư, tim mạch, đái tháo
đường, phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, tâm thần và các bệnh không lây nhiễm

khác), bệnh do rối loạn chuyển hóa, bệnh nghề nghiệp.
Thực hiện các hoạt động kiểm tra giám sát phòng, chống các yếu tố môi trường,
biến đổi khí hậu tác động tới sức khỏe cộng đồng; bảo vệ môi trường đối với các cơ sở
y tế, môi trường điều kiện vệ sinh lao động, trường học; chất lượng nước ăn uống và

Đỗ Thị Uyên – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh bắc Ninh

7


Thực trạng nhân lực và phương hướng quản lý, sử dụng nhân lực y tế của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh

sinh hoạt; vệ sinh nhà tiêu hộ gia đình; tham gia các hoạt động phòng chống thiên tai
thảm họa, tai nạn thương tích; phối hợp hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng,
hỏa táng.
Chăm sóc sức khỏe phụ nữ, bà mẹ; sức khỏe trẻ sơ sinh, trẻ em; sức khỏe sinh
sản vị thành niên, thanh niên, nam giới và người cao tuổi; dịch vụ kế hoạch hóa gia
đình; phòng, chống nhiễm khuẩn và ung thư đường sinh sản; phối hợp phòng, chống
bệnh lây truyền qua đường tình dục...
∗Về cơ cấu tổ chức:
Trung tâm gồm có Giám đốc và không quá 3 Phó Giám đốc. Căn cứ vào chức
năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và danh mục vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền
phê duyệt, hằng năm, Trung tâm xây dựng kế hoạch điều chỉnh số lượng người làm
việc theo khối lượng công việc, báo cáo Sở Y tế trình cấp có thẩm quyền xem xét,
quyết định theo quy định của pháp luật để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao.
Trung tâm có 12 khoa phòng trong đó có:
- 03 phòng chức năng:
+ Phòng Tổ chức - hành chính
+ Phòng kế hoạch - Nghiệp vụ
+ Phòng Tài chính - kế toán

- 09 Khoa chuyên môn:
+ Khoa Dược – Vật tư y tế
+ Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, kí sinh trùng, côn trùng
+ Khoa Phòng chống bệnh không lây nhiễm và dinh dưỡng
+ Khoa Truyền thông giáo dục sức khỏe
+ Khoa Phòng chống HIV/AIDS
+ Khoa Sức khỏe sinh sản
+ Khoa Sức khỏe Môi trường, y tế trường học, bệnh nghề nghiệp
+ Khoa Xét nghiệm – Chẩn đoán hình ảnh – Thăm dò chức năng
+ Phòng khám đa khoa
III.2.Vận dụng các luận điểm lý thuyết vào thực tế
III.2.1.

Thực trạng nhân lực và việc quản lý nhân lực của Trung tâm

Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh

Đỗ Thị Uyên – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh bắc Ninh

8


Thực trạng nhân lực và phương hướng quản lý, sử dụng nhân lực y tế của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh là đơn vị được thành lập dựa trên
sự sáp nhập nguyên trạng 4 đơn vị: Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh, Trung tâm Phòng
chống HIV/AIDS, Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe, Trung tâm Chăm sóc
sức khỏe sinh sản và một bộ phận của Trung tâm bảo vệ sức khỏa lao động môi trường
và giám định y khoa. Hiện tại Trung tâm có tổng số 171 cán bộ công chức, viên chức,
người lao động gồm 01 Giám đốc, 03 Phó giám đốc, 03 phòng chức năng, 09 phòng

chuyên môn, 01 tổ kiểm soát nhiễm khuẩn. Trình độ chuyên môn của cán bộ nhân viên
trung tâm cụ thể như sau: 05 bác sĩ CKII, 16 bác sĩ chuyên khoa I, 16 Thạc sỹ, 24 bác
sỹ, 44 đại học khác, 10 cao đẳng, 43 Trung cấp. Nhân lực của trung tâm được ban lãnh
đạo phân bổ về 12 khoa phòng theo đúng chuyên môn nghiệp vụ. Trong thời gian qua,
việc quả lý nhân lực tại trung tâm đã được quan tâm đúng mức và thực hiện một cách
có hiệu quả. Tuy còn nhiều khó khăn nhưng ban lãnh đạo cùng các khoa phòng đã phần
nào khắc phục được khó khăn, ổn định tổ chức đi vào hoạt động và bước đầu đạt được
những kết quả đáng khích lệ. Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì vấn đề quản lý
nhân lực còn gặp một số khó khăn vướng mắc, cụ thể như sau:
- Một số vị trí cán bộ còn dôi dư, vị trí việc làm chưa phù hợp với chuyên môn
nghiệp vụ.
- Một số cán bộ còn có tâm lý hoang mang sau sáp nhập, chưa thật sự ổn định
làm việc.
- Một số vị trí còn thiếu nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, có chứng
chỉ khám chữa bệnh.
- Thu nhập thấp dẫn đến tình trạng cán bộ còn tư tưởng nghỉ việc, tìm kiếm
một công việc mới có thu nhập cao hơn.
- Một số vị trí lãnh đạo còn hạn chế về năng lực quản lý.
- Việc thực hiện các nội quy, quy định còn chưa thực sự đi vào nề nếp...
III.2.2.

Một số phương pháp quản lý nhân lực đã thực hiện tại Trung

tâm
Đỗ Thị Uyên – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh bắc Ninh

9


Thực trạng nhân lực và phương hướng quản lý, sử dụng nhân lực y tế của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh


∗ Về việc tuyển dụng
Việc đánh giá dựa trên nhu cầu nguồn nhân lực và đề án vị trí việc làm của từng
khoa phòng đưa lên, từ đó xây dựng nhu cầu chung của cả trung tâm trình cấp trên phê
duyệt và tuyển dụng. Việc tuyển dụng đảm bảo khách quan, công bằng, minh bạch và
ưu tiên người tài, những người có chuyên môn và có tinh thần làm việc tốt. Trước mắt,
rà soát, đánh giá các vị trí, xây dựng cơ cấu vị trí việc làm, ngừng tuyển dụng cho đến
khi tinh gọn bộ máy.
∗ Việc phân bổ sắp xếp bộ máy tổ chức
Dựa trên nhu cầu thực tế và chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng khoa phòng,
ban lãnh đạo trung tâm đã phân bổ nhân lực một cách khoa học, đúng người đúng việc,
công việc phù hợp với chuyên môn của từng cán bộ. Thường xuyên có sự điều động,
tăng cường cán bộ giữa các khoa phòng để đáp ứng nhu cầu công việc một cách hiệu
quả và hợp lý nhất.
∗ Về việc giải quyết chế độ cho người lao động
Ban lãnh đạo luôn quan tâm đến quyền và lợi ích của cán bộ công nhân viên
chức trong trung tâm, luôn giải quyết đúng và hợp lý các chế độ chính sách mà người
lao động được hưởng (chế độ tiền lương, thưởng, phụ cấp ưu đãi ngành, phụ cấp thôi
việc theo nguyện vọng...) nhằm tạo cho cán bộ tâm lý yên tâm công tác, cống hiến hết
mình cho Trung tâm.Sau khi sắp xếp vị trí việc làm, những vị trí dôi dư, phòng tổ chức
cán bộ nghiên cứu các chế độ phù hợp, tham mưu cho BGĐ bố trí cho người lao động
nghỉ chế độ phù hợp đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
∗ Về việc chăm lo đời sống cán bộ, nhân viên trung tâm
Ban lãnh đạo cùng với công đoàn trung tâm luôn quan tâm chăm lo đời sống
công nhân viên trung tâm. Kịp thời thăm hỏi các trường hợp ốm đau, bệnh tật. Luôn
chu đáo hỏi thăm trong việc hiếu, hỉ của cán bộ và người nhà cán bộ nhân viên trung
tâm. Vào các ngày lễ lớn, hay lễ kỷ niệm đặc biệt công đoàn trung tâm thường xuyên tổ
chức cho cán bộ tham gia những hoạt động tập thể bổ ích từ đó góp phần nâng cao tình
Đỗ Thị Uyên – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh bắc Ninh


10


Thực trạng nhân lực và phương hướng quản lý, sử dụng nhân lực y tế của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh

đoàn kết của các cán bộ trong trung tâm. Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ đáp ứng yêu
cầu, phù hợp hiệu suất lao động của mỗi cá nhân, khuyến khích người lao động tích
cực cống hiến cho đơn vị.
∗ Quản lý theo kết quả thực hiện công việc
Định kỳ hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, nửa năm và một năm Trung tâm tiến
hành tổ chức sơ kết, tổng kết nhằm đánh giá kết quả đã thực hiện được và những khó
khăn, vướng mắc. Từ đó đề ra phương án giải quyết trong thời gian tiếp theo. Cụ thể
như sau:
 Về phía ban lãnh đạo Trung tâm:
- Sơ kết tuần: Tổ chức vào sáng ngày thứ 6 hàng tuần. Thành phần tham dự
bao gồm ban giám đốc và Trưởng các khoa, phòng.
- Sơ kết tháng: Tổ chức vào thứ 6 của tuần cuối tháng
- Sơ kết Quý: Tổ chức vào thứ 6 của tuần cuối quý
- Tổng kết cuối năm: Tổ chức vào cuối năm
 Về phía các khoa phòng:
Các khoa phòng có chức năng họp hàng tuần, đăng kí lịch họp với phòng Kế
họach nghiệp vụ, và gửi báo cáo kết quả hoạt động và phương hướng nhiệm vụ tuần tới
cho phòng Kế hoạch nghiệp vụ hàng tuần, tháng, quý và cuối năm. Từ đó đánh giá tiến
độ thực hiện kế hoạch đã giao, hiệu suất lao động để có biện pháp phù hợp.
∗ Quản lý nhân lực bằng việc khuyến khích, đào tạo, bồi dưỡng
- Trung tâm thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo, các khóa tập huấn tại chỗ
cũng như cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn nhằm nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ chuyên môn của đơn vị đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe, hoàn
thành mục tiêu mà sở Y tế giao.
- Thực hiện công tác Quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo thuộc thẩm quyền

của Trung tâm theo đúng quy định của pháp luật, luật viên chức, nghị quyết số 42NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị.
- Thường xuyên điều động, luân chuyển, tăng cường cán bộ giữa các khoa,
phòng trong trung tâm, nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực và các nhiệm vụ chuyên môn
của các khoa, phòng trong trung tâm.
Đỗ Thị Uyên – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh bắc Ninh

11


Thực trạng nhân lực và phương hướng quản lý, sử dụng nhân lực y tế của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh

- Tạo môi trường làm việc năng động, hiệu quả, hiện đại, xanh - sạch - đẹp
nhằm khuyến khích các cán bộ trong trung tâm làm việc có hiệu quả và tạo năng suất
chất lượng làm việc cao.
- Động viên, khuyến khích và khen thưởng kịp thời đối với các cán bộ có tinh
thần làm việc cao, tạo năng suất chất lượng hiệu quả tốt. Thực hiện công bằng trong chi
trả các khoản ngoài lương. Công bằng ở đây không có nghĩa là “cào bằng”, mà là sự trả
công theo đúng năng suất chất lượng công việc cán bộ tạo ra. Đưa vào quy chế chung
của Trung tâm việc thêm 1,0 hàng tháng đối với việc chi thu nhập tăng thêm cho các
bác sĩ có chứng chỉ hành nghề.
- Thực hiện chính sách thu hút nhân tài theo đúng quy định của pháp luật nhằm
thu hút người tài về làm việc tại trung tâm.
∗ Quản lý theo thời gian (lịch công tác)
Cán bộ lập lịch công tác của mình dựa trên các nhiệm vụ, chức trách được giao.
Đánh giá cán bộ thông qua việc chấp hành thời gian theo lịch và kết quả công việc.
Thường có các loại lịch sau:
- Lịch công tác năm: ghi các hoạt động chính của năm.
- Lịch công tác theo tháng: chú ý các công việc cần được ưu tiên thực hiện theo
từng tháng.
- Lịch tuần: là lịch hay được sử dụng nhất. Lịch tuần có thể ghi chi tiết các công

việc được thực hiện các ngày trong tuần.
∗ Quản lý theo công việc
Từ chức năng nhiệm vụ, đặc điểm, số lượng, trình độ cán bộ của trung tâm, ban
lãnh đạo quyết định việc phân công công việc cho từng cán bộ trong một giai đoạn thời
gian nhất định. Mỗi cán bộ cần lập một bản chức trách cá nhân xác định quyền hạn và
trách nhiệm, nhiệm vụ của mình, liệt kê các công việc phải làm, phải phối hợp với ai,
chịu trách nhiệm trước ai. Đánh giá cán bộ chủ yếu là thông qua kết quả hoàn thành
công việc đã được giao.
∗ Quản lý thông qua điều hành giám sát

Đỗ Thị Uyên – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh bắc Ninh

12


Thực trạng nhân lực và phương hướng quản lý, sử dụng nhân lực y tế của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh

Điều hành và giám sát nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ, người điều hành
giám sát trực tiếp giúp đỡ, hỗ trợ cán bộ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Thường có
hai loại giám sát:
- Giám sát trực tiếp: Là giao việc, quan sát việc thực hiện việc đó, thảo luận các
vấn đề vướng mắc trong thực hiện công việc, uốn nắn bổ sung các sai sót.
- Giám sát gián tiếp: Là thông qua việc nghiên cứu, theo dõi, phân tích các báo
cáo, ý kiến nhận xét, từ đó đóng góp ý kiến hoặc tổ chức đào tạo huấn luyện lại cho cán
bộ.
∗ Phối hợp các hình thức quản lý
Để quản lý sử dụng tốt nguồn nhân lực ban lãnh đạo trung tâm đã phối hợp sử
dụng các phương pháp quản lý nhân lực với nhau, vừa để người quản lý nắm chắc thời
gian, công việc của cán bộ, vừa tạo điều kiện phát huy tính chủ động sắp xếp thời gian
thực hiện nhiệm vụ cho cán bộ.

III.2.3.

Các kết quả thu được

Bước đầu ổn định tổ chức nhân sự các khoa/phòng, sắp xếp cán bộ phù hợp với
vị trí việc làm, đào tạo tại chỗ theo hình thức cầm tay chỉ việc, điều động để mỗi nhân
viên đều làm được nhiều việc, không để các vị trí việc làm độc quyền
Duy trì các hoạt động chuyên môn theo chức năng, nhiệm vụ của cả 5 đơn vị
trước đây. Hoàn thành tiến độ công việc, đảm bảo việc đạt và vượt các chỉ tiêu được
giao.
Sự phối hợp, lồng ghép các hoạt động giữa các chương trình, dự án của các đơn
vị trước đây được đẩy mạnh mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân và tạo nên sự
thống nhất trong hoạt động chỉ đạo đối với các đơn vị tuyến trước.
Nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh: Trung tâm kiểm soát bệnh tật đã
được phê duyệt danh mục kỹ thuật theo Thông tư 43/2013/TT-BYT gốm 828 dịch vụ
kỹ thuật (tăng gần 300 kỹ thuật so với danh mục của Trung tâm y tế dự phòng trước

Đỗ Thị Uyên – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh bắc Ninh

13


Thực trạng nhân lực và phương hướng quản lý, sử dụng nhân lực y tế của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh

đây). Đẩy mạnh công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại đơn vị, thực hiện các hoạt động
nâng cao chất lượng dịch vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh.
III.2.4.

Những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện quản lý nhân lực tại


trung tâm
∗ Thuận lợi
- Đội ngũ lãnh đạo trung tâm có kinh nghiệm trong công tác quản lý lãnh đạo
nhân lực, năng động, sáng tạo, thường xuyên đổi mới phương pháp để phù hợp với
thực tế của trung tâm
- Đội ngũ cán bộ phần lớn có trình độ chuyên môn cao, dễ tiếp thu những kiến
thức mới.
- Được Sở y tế Bắc Ninh và các cơ quan cấp trên tạo điền kiện giúp đỡ.
∗ Khó khăn
-

Việc dư thừa hoặc thiếu cán bộ tại một số vị trí của trung tâm hiện tại
Trình độ, năng lực quản lý lãnh đạo của một số các khoa phòng còn hạn chế
Chế độ tiền lương đối với công chức, viên chức còn thấp
Phụ thuộc vào cơ chế, chính sách của Đảng và nhà nước
Nhân viên y tế gần đây có rất nhiều trường hợp bị bạo hành khiến cho cán bộ

có tâm lý lo lắng, hoang mang
III.2.5.

Bài học kinh nghiệm

Trong thời gian tới, Ban lãnh đạo trung tâm cần phải xây dựng một kế hoạch cụ
thể về việc quản lý và sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả, tinh gọn.
Tăng cường tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn, cử cán bộ đi đào tạo để nâng
cao kiến thức và chuyên môn cho đội ngũ cán bộ chuyên môn, y, bác sỹ tại trung tâm.
Cần có những chính sách khích lệ, khen thưởng kịp thời với những trường hợp
tạo ra năng suất và hiệu quả làm việc cao.
Xác định rõ mục tiêu cụ thể của trung tâm từ đó lên kế hoạch xây dựng nhu cầu
nhân lực phù hợp, đảm bảo việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm mà không bị thừa

cán bộ
Tạo cho cán bộ tâm ý ổn định, yên tâm công tác, từ đó rèn luyện các kỹ năng
cho cán bộ y tế trung tâm hướng tới sự hài lòng của người bệnh...

Đỗ Thị Uyên – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh bắc Ninh

14


Thực trạng nhân lực và phương hướng quản lý, sử dụng nhân lực y tế của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh

IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vấn đề phát triển nguồn nhân lực
là vấn đề then chốt có ý nghĩa chiến lược trong công cuộc phát triển đất nước. Thực
hiện nghiêm các nghị quyết của BCH Trung ương Đảng, sau khi sát nhập, Trung tâm
Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh đã có những kế hoạch, giải pháp cụ thể để quản lý và
sử dụng nguồn nhân lực hiện có một cách hiệu quả nhất. Trong thời gian tới trung tâm
cần tiếp tục tinh giảm cán bộ, xây dựng bộ máy tinh gọn, tinh nhuệ, đáp ứng được yêu
cầu. Đồng thời nâng cao đời sống cán bộ cả về vật chất và tinh thần, giúp người cán bộ
y tế yên tâm công tác.
Từ các kết quả đã đạt được, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đề xuất một số
khuyến nghị như sau:
- Hiện nay, mức lương tối thiểu chưa bảo đảm mức sống tối thiểu, chưa phù hợp
năng suất làm việc của cán bộ, viên chức và người lao động nên không khuyến khích
được họ phát huy hết khả năng, gắn bó, cống hiến và tận tâm với công việc. Điều này
dẫn đến hệ quả tiêu cực là người hưởng lương không sống được bằng lương, tình trạng
thu nhập ngoài tiền lương ở nhiều ngành nghề, vị trí công tác, chức vụ ngày càng cao,
phức tạp, vượt khỏi tầm kiểm soát của nhà nước. Việc cải cách CSTL là vấn đề thiết
yếu, phải được đặt lên hàng đầu trong giai đoạn hiện nay. Khi được hưởng mức lương,
thưởng xứng đáng, cán bộ, viên chức và người lao động sẽ yên tâm hơn về mặt kinh tế

trước những vấn đề phát sinh trong đời sống, môi trường làm việc cũng sẽ tốt hơn.
Điều này còn giúp nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công
lập giữ được người tài, tạo được lòng tin của người làm việc đối với nhà nước, từ đó ra
sức phục vụ mục tiêu phát triển chung cũng như gắn bó lâu dài với đơn vị"
- Cần có những biện pháp can thiệp kịp thời, xử lý nghiêm đối với những trường
hợp hành hung cán bộ y tế, từ đó tạo cho cán bộ y tế niềm tin vào công việc, yên tâm
thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
- Cần có nhiều hơn nữa các chính sách thu hút và sử dụng nhân tài, nhằm thu
hút các cán bộ có năng lực chuyên môn cao về làm việc tại các cơ sở y tế, hướng tới
việc chăm sóc sức khỏe người dân ngày càng tốt hơn.

Đỗ Thị Uyên – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh bắc Ninh

15


Thực trạng nhân lực và phương hướng quản lý, sử dụng nhân lực y tế của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ chính trị (2004), Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày ngày 30 tháng 11 năm
2004 của Bộ chính trị về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hà Nội.
2. Bộ Y tế (2016), Thông tư số 26/2016-TT- BYT ngày 26/06/2017 của Bộ y tế
về việc Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung
tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hà Nội.
3. Bùi Thế Vĩnh, Võ Kim Sơn, Lê Thị Vân Hạnh (1999), Thiết kế tổ chức các
cơ quan hành chính nhà nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, tr.18-32.
4. Thang Văn Phúc, Nguyễn Đăng Thành (2005), Một số lý thuyết và kinh
nghiệm tổ chức nhà nước trên thế giới, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, tr.78-83.

5. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2017), Quyết định số 556/QĐ-UBND ngày
20/10/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh về việc thành lập Trung tâm Kiểm
soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh, Bắc Ninh.

Đỗ Thị Uyên – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh bắc Ninh

16



×