Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN TIẾP TỤC ĐỔI MỚI TỔ CHỨC QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.49 KB, 25 trang )

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN TIẾP TỤC ĐỔI MỚI TỔ CHỨC QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1 Định hướng tiếp tục đổi mới tổ chức quản lý DNNN ở Việt nam
3.1.1 Quan điểm chỉ đạo quá trình tiếp tục đổi mới DNNN ở Việt nam
- Kiên quyết điều chỉnh cơ cấu để doanh nghiệp nhà nước có cơ cấu hợp
lý, tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng,
chiếm thị phần đủ lớn đối với các sản phẩm và dịch vụ chủ yếu; không nhất
thiết phải giữ tỷ trọng lớn trong tất cả các ngành, lĩnh vực, sản phẩm của nền
kinh tế. #ại bộ phận doanh nghiệp nhà nước phải có quy mô vừa và lớn, công
nghệ tiên tiến; một bộ phận cần thiết có quy mô nhỏ để kinh doanh những sản
phẩm, dịch vụ thiết yếu, nhất là ở vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Chuyển doanh nghiệp nhà nước sang hoạt động theo chế độ công ty; đẩy mạnh
cổ phần hóa những doanh nghiệp nhà nước mà Nhà nước không cần giữ
100% vốn, xem đó là khâu quan trọng để tạo chuyển biến cơ bản trong việc
nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.
- Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý để doanh nghiệp nhà nước kinh doanh
tự chủ, tự chịu trách nhiệm, hợp tác và cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp
thuộc các thành phần kinh tế khác theo pháp luật. Bảo hộ cần thiết, có điều
kiện đối với những ngành, lĩnh vực, sản phẩm quan trọng. Thực hiện độc quyền
nhà nước trong lĩnh vực cần thiết, nhưng không biến độc quyền nhà nước
thành độc quyền doanh nghiệp. Xóa bao cấp, đồng thời có chính sách đầu tư
đúng đắn và hỗ trợ phù hợp đối với những ngành, lĩnh vực sản phẩm cần ưu
tiên phát triển. Phân biệt rõ chức năng của cơ quan đại diện quyền chủ sở hữu
của nhà nước với chức năng điều hành sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp. Giao quyền quyết định nhiều hơn đi đôi với đòi hỏi trách nhiệm cao
hơn đối với đại diện trực tiếp chủ sở hữu tại doanh nghiệp.
- Việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh
nghiệp nhà nước là nhiệm vụ cấp bách và cũng là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài
với nhiều khó khăn, phức tạp, mới mẻ. Đối với những vấn đề đã rõ, đã có nghị
quyết thì phải khẩn trương, kiên quyết triển khai thực hiện; những vấn đề
chưa đủ rõ thì phải tổ chức thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, kịp thời


uốn nắn các sai sót, lệch lạc để có bước đi thích hợp, tích cực nhưng vững chắc.
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ở tất cả các cấp, các ngành đối với
việc sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng, phát huy quyền làm
chủ của người lao động và vai trò của các đoàn thể quần chúng tại doanh
nghiệp.
3.1.2 Một số định hướng cơ bản
a. Định hướng về tổ chức, sắp xếp lại.
Kiên quyết điều chỉnh cơ cấu để doanh nghiệp nhà nước có cơ cấu hợp
lý, tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng,
chiếm thị phần đủ lớn đối với các sản phẩm và dịch vụ chủ yếu; không nhất
thiết phải giữ tỷ trọng lớn trong tất cả các ngành, lĩnh vực, sản phẩm của nền
kinh tế. Đại bộ phận doanh nghiệp nhà nước phải có quy mô vừa và lớn, công
nghệ tiên tiến; một bộ phận cần thiết có quy mô nhỏ để kinh doanh những sản
phẩm, dịch vụ thiết yếu, nhất là ở vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Chuyển doanh nghiệp nhà nước sang hoạt động theo chế độ công ty; đẩy mạnh
cổ phần hóa những doanh nghiệp nhà nước mà Nhà nước không cần giữ
100% vốn, xem đó là khâu quan trọng để tạo chuyển biến cơ bản trong việc
nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.
- Việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh
nghiệp nhà nước là nhiệm vụ cấp bách và cũng là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài
với nhiều khó khăn, phức tạp, mới mẻ. Đối với những vấn đề đã rõ, đã có nghị
quyết thì phải khẩn trương, kiên quyết triển khai thực hiện; những vấn đề
chưa đủ rõ thì phải tổ chức thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, kịp thời
uốn nắn các sai sót, lệch lạc để có bước đi thích hợp, tích cực nhưng vững chắc.
b. Định hướng về hoàn thiện cơ chế quản lý
Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý để doanh nghiệp nhà nước kinh doanh
tự chủ, tự chịu trách nhiệm, hợp tác và cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp
thuộc các thành phần kinh tế khác theo pháp luật. Bảo hộ cần thiết, có điều
kiện đối với những ngành, lĩnh vực, sản phẩm quan trọng. Thực hiện độc quyền

nhà nước trong lĩnh vực cần thiết, nhưng không biến độc quyền nhà nước
thành độc quyền doanh nghiệp. Xóa bao cấp, đồng thời có chính sách đầu tư
đúng đắn và hỗ trợ phù hợp đối với những ngành, lĩnh vực sản phẩm cần ưu
tiên phát triển. Phân biệt rõ chức năng của cơ quan đại diện quyền chủ sở hữu
của nhà nước với chức năng điều hành sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp. Giao quyền quyết định nhiều hơn đi đôi với đòi hỏi trách nhiệm cao
hơn đối với đại diện trực tiếp chủ sở hữu tại doanh nghiệp.
c. Định hướng về cải thiện môi trường hoạt động cho DNNN
Chúng ta cần tách bạch giữa chức năng quản lý nhà nước với chức năng
chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) của các bộ, ngành, địa
phương. Bài viết này cũng đề xuất mô hình thực thi quyền sở hữu nhà nước tại
DNNN.
Cần tiếp tục đi sâu phân tích vấn đề này cả về lý luận và thực tiễn để
có những quyết định đúng, không lẫn lộn giữa chức năng quản lý nhà nước
với chức năng chủ sở hữu của các bộ, ngành, địa phương. Trước hết, chức
năng quản lý nhà nước là của các bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương. Các cơ quan này thực hiện chức năng quản lý nhà nước với tất cả
các loại hình doanh nghiệp, không phải chỉ với DNNN. Thí dụ: Ban hành cơ
chế chính sách, hướng dẫn kiểm tra giám sát thực hiện cơ chế, chính sách. Đó
là chức năng quản lý nhà nước, không phải chức năng chủ sở hữu nhà nước.
Cần có một quan điểm dứt khoát là cơ quan hành chính không nên và không
thể vừa làm chức năng quản lý nhà nước, vừa làm chức năng chủ sở hữu trực
tiếp.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc phải kiên quyết từ bỏ chế độ chủ
quản doanh nghiệp đã tồn tại nhiều năm trước đây. Công việc chính của các cơ
quan này là thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Phải phân tích rất sâu hai
chức năng này để tách bạch những chủ thể nào sẽ thực hiện những chức năng
gì trong phạm trù này. Chúng ta cần có cách nhìn mới, xây dựng mô hình mới
về việc xây dựng mô hình chủ sở hữu DNNN. Nguyên tắc bất di, bất dịch là
Nhà nước (Chính phủ) là chủ sở hữu DNNN. Nhưng những chủ thể thực hiện

quyền chủ sở hữu và mối quan hệ chủ sở hữu vốn với người sử dụng vốn phải
đổi khác. Thực tế đã cho thấy sự hình thành hai nhóm chủ thể chủ sở hữu.
3.2 Một số giải pháp cơ bản tiếp tục đổi mới tổ chức quản lý DNNN phù hợp với nền KTTT
định hướng XHCN ở Việt nam
3.2.1 Giải pháp về tổ chức lại DNNN
a) Đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh
- Nhà nước giữ 100% vốn đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh
doanh trong lĩnh vực độc quyền Nhà nước, bao gồm: vật liệu nổ, hóa chất độc,
chất phóng xạ, hệ thống truyền tải điện quốc gia, mạng trục thông tin quốc gia
và quốc tế, sản xuất thuốc lá điếu.
- Nhà nước giữ cổ phần chi phối hoặc giữ 100% vốn đối với doanh
nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh trong các ngành và lĩnh vực: bán buôn
lương thực, bán buôn xăng dầu, sản xuất điện, khai thác các khoáng sản quan
trọng, sản xuất một số sản phẩm cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin, sản xuất
kim loại đen, kim loại màu, sản xuất hóa chất cơ bản, phân hóa học, thuốc bảo
vệ thực vật, sản xuất xi-măng, công nghiệp xây dựng, sản xuất một số hàng
tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm quan trọng, sản xuất hóa dược, thuốc
chữa bệnh, vận tải hàng không, đường sắt, viễn dương, kinh doanh tiền tệ, bảo
hiểm, xổ số kiến thiết, dịch vụ viễn thông cơ bản; chủ yếu là các doanh nghiệp
có quy mô lớn, có đóng góp lớn cho ngân sách, đi đầu trong việc ứng dụng
công nghệ mũi nhọn, công nghệ cao và góp phần quan trọng ổn định kinh tế vĩ
mô. Những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bảo đảm nhu cầu thiết yếu cho
phát triển sản xuất và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào
nông thôn, đồng bào các dân tộc ở miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Nhà nước giữ cổ phần đặc biệt trong một số trường hợp cần thiết.
Chuyển các doanh nghiệp mà Nhà nước giữ 100% vốn sang hình thức công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà chủ sở hữu là Nhà nước hoặc công ty
cổ phần gồm các cổ đông là các doanh nghiệp nhà nước.
Căn cứ định hướng trên đây, Chính phủ chỉ đạo rà soát, phê duyệt phân
loại cụ thể các doanh nghiệp nhà nước hiện có để triển khai thực hiện và từng

thời kỳ xem xét điều chỉnh định hướng phân loại doanh nghiệp cho phù hợp
với yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội.
Doanh nghiệp thuộc các tổ chức của #ảng thực hiện sắp xếp như đối với
doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp thuộc các tổ chức chính trị -xã hội đăng
ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
- Việc thành lập mới doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh chủ
yếu sẽ thực hiện dưới hình thức công ty cổ phần. Chỉ thành lập mới doanh
nghiệp 100% vốn Nhà nước đối với những ngành và lĩnh vực mà Nhà nước
cần giữ độc quyền, hoặc các thành phần kinh tế khác không muốn hay không
có khả năng tham gia.
b) Đối với doanh nghiệp hoạt động công ích
- Nhà nước giữ 100% vốn đối với các doanh nghiệp công ích hoạt động
trong các lĩnh vực: in bạc và chứng chỉ có giá điều hành bay; bảo đảm hàng
hải; kiểm soát và phân phối tần số vô tuyến điện; sản xuất, sửa chữa vũ khí, khí
tài, trang bị chuyên dùng cho quốc phòng, an ninh; doanh nghiệp được giao
thực hiện nhiệm vụ quốc phòng đặc biệt và các doanh nghiệp tại các địa bàn
chiến lược quan trọng kết hợp kinh tế với quốc phòng theo quyết định của
Chính phủ. Các doanh nghiệp của quân đội và công an được sắp xếp và phát
triển theo định hướng này.
- Nhà nước giữ 100% vốn hoặc cổ phần chi phối đối với những doanh
nghiệp công ích đang hoạt động trong các lĩnh vực: kiểm định kỹ thuật
phương tiện giao thông cơ giới lớn; xuất bản sách giáo khoa, sách báo chính
trị, phim thời sự và tài liệu; quản lý, bảo trì hệ thống đường sắt quốc gia, sân
bay; quản lý thủy nông đầu nguồn; trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn; thoát
nước ở đô thị lớn; ánh sáng đường phố quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ,
bến xe, đường thủy quan trọng; sản xuất sản phẩm và cung ứng dịch vụ khác
theo quy định của Chính phủ.
Trong từng thời kỳ, Chính phủ xem xét, điều chỉnh định hướng phân loại
doanh nghiệp cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội.
Đối với các doanh nghiệp hoạt động công ích hiện có, Chính phủ căn cứ

vào định hướng trên đây chỉ đạo rà soát và phê duyệt phân loại cụ thể để triển
khai thực hiện. Những doanh nghiệp công ích đang hoạt động không thuộc
diện nêu trên sẽ được sắp xếp lại. Việc thành lập mới doanh nghiệp nhà nước
hoạt động công ích phải được xem xét chặt chẽ, đúng định hướng, có yêu cầu
và có đủ các điều kiện cần thiết.
Khuyến khích nhân dân và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế
sản xuất những sản phẩm, dịch vụ công ích mà xã hội cần và pháp luật không
cấm.
3.2.2 Tiếp tục tìm mô hình thể chế hoá hiệu quả sở hữu nhà
nước
3.2.2.1 Đại diện sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp
Thời gian gần đây, vấn đề đặt ra trong nhiều cuộc hội thảo là vấn
đề thực thi quyền chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước (DNNN).
Chúng tôi nhận thấy cần phải đi sâu phân tích vấn đề này cả về lý luận và thực
tiễn để có những quyết định đúng, không lẫn lộn giữa chức năng quản lý nhà
nước với chức năng chủ sở hữu của các bộ, ngành, địa phương. Trước hết,
chức năng quản lý nhà nước là của các bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương. Các cơ quan này thực hiện chức năng quản lý nhà nước với
tất cả các loại hình doanh nghiệp, không phải chỉ với DNNN. Thí dụ: Ban hành
cơ chế chính sách, hướng dẫn kiểm tra giám sát thực hiện cơ chế, chính sách.
Đó là chức năng quản lý nhà nước, không phải chức năng chủ sở hữu nhà
nước. Cần có một quan điểm dứt khoát là cơ quan hành chính không nên và
không thể vừa làm chức năng quản lý nhà nước, vừa làm chức năng chủ sở
hữu trực tiếp.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc phải kiên quyết từ bỏ chế độ chủ
quản doanh nghiệp đã tồn tại nhiều năm trước đây. Công việc chính của các cơ
quan này là thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Phải phân tích rất sâu hai
chức năng này để tách bạch những chủ thể nào sẽ thực hiện những chức năng
gì trong phạm trù này. Chúng ta cần có cách nhìn mới, xây dựng mô hình mới
về việc xây dựng mô hình chủ sở hữu DNNN. Nguyên tắc bất di, bất dịch là

Nhà nước (Chính phủ) là chủ sở hữu DNNN. Nhưng những chủ thể thực hiện
quyền chủ sở hữu và mối quan hệ chủ sở hữu vốn với người sử dụng vốn phải
đổi khác. Thực tế đã cho thấy sự hình thành hai nhóm chủ thể chủ sở hữu.
Một là, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, UBND (không nên ghép
hội đồng quản trị, tổng công ty vào đây). Nhóm này là những cơ quan hành
chính chỉ thực hiện quyền chủ sở hữu mang tính chất hành chính với các tổng
công ty, tập đoàn, công ty đầu tư tài chính nhà nước, công ty mẹ nhà nước.
Quan hệ này không theo Luật Doanh nghiệp mà dựa theo Luật sử dụng vốn
nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, luật này sẽ ban hành trong thời gian tới.
Hai là, các tổng công ty nhà nước, tập đoàn, công ty đầu tư tài chính
nhà nước, công ty mẹ (hội đồng quản trị - đầu não của các tổ chức này không
bao gồm các doanh nghiệp thành viên). Nhóm này là doanh nghiệp được Nhà
nước giao thực hiện quyền chủ sở hữu mang tính kinh doanh là chủ sở hữu
trực tiếp với các doanh nghiệp thành viên theo Luật Doanh nghiệp, khi nó là
những công ty mẹ đầu tư vốn vào các công ty con - thành viên.
Nhóm chủ thể chủ sở hữu thứ nhất là những: cơ quan hành chính (Thủ
tướng, các bộ, ủy ban) chỉ thực hiện quyền chủ sở hữu của mình với nhóm chủ
thể hai theo nguyên tắc hành chính: ra quyết định thành lập và giao vốn một
lần, kiểm tra giám sát theo nguyên tắc gần như khoán, không can thiệp và về
nguyên tắc không với tay xuống các doanh nghiệp thành viên. Mối quan hệ này
sẽ được xác định rõ trong "Luật sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh
nghiệp" sắp tới.
Nhóm chủ thể chủ sở hữu thứ hai: là những doanh nghiệp hoạt động,
tổ chức tài chính trung gian (tổng công ty, công ty mẹ, công ty đầu tư tài chính
nhà nước), nhóm này là doanh nghiệp được giao thực hiện quyền chủ sở hữu
của mình với các công ty con theo Luật Doanh nghiệp theo nguyên tắc kinh
doanh vốn đối với các doanh nghiệp thành viên là các công ty cổ phần, công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Với cách nhìn nhận này, không nên ghép
vai trò chủ sở hữu của hội đồng quản trị, tổng công ty vào với các bộ,
ngành, UBND các cấp - vừa sai, vừa không đủ. Chính vì ghép như vậy nó sẽ đẻ

ra một điều bất cập trong đề án xác lập quyền chủ sở hữu nhà nước: bộ, UBND
thì quyết định các vấn đề của doanh nghiệp trực thuộc thường là những
doanh nghiệp nhỏ, không quan trọng. Còn hội đồng quản trị, tổng công ty
quyết định các vấn đề của tổng công ty mình - là những doanh nghiệp lớn quan
trọng hơn!
Ba là, từ những nhận xét trên cho thấy, để có quyết định đúng và khả
thi về quyền chủ sở hữu DNNN chúng ta cần làm hai việc quan trọng. Đó là,
hoàn thiện quy hoạch tổng thể, có tính chất chiến lược về sắp xếp lại doanh
nghiệp: tổ chức lại các mô hình tổng công ty, tập đoàn, công ty mẹ, công ty đầu
tư tài chính nhà nước được Nhà nước giao vốn là những chủ thể doanh nghiệp
được giao thực hiện quyền chủ sở hữu trực tiếp đối với DNNN theo nguyên tắc
kinh doanh; cần thống nhất hai Luật DNNN và Luật DN (thay vì chỉ sửa
Luật DNNN như hiện nay) và ban hành Luật vốn nhà nước đầu tư vào doanh
nghiệp làm cơ sở pháp lý thực thi quyền chủ sở hữu nhà nước tại các doanh
nghiệp có vốn nhà nước.
Việc chuyển các tổng công ty nhà nước sang hoạt động theo mô hình
công ty mẹ - công ty con, theo chúng tôi, thực chất là sự chuyển đổi mối quan
hệ nội bộ tổng công ty, có tính kế thừa và phát triển. Không nên cho đây là một
cơ chế hoàn toàn mới lạ thay cho cơ chế cũ của tổng công ty nhà nước. Mô
hình này tạo điều kiện xác định rõ hơn các chủ thể thực hiện vai trò chủ sở hữu
nhà nước trong DNNN. Vì vậy, bước đi phải thận trọng, hợp quy luật: Trước
hết phải chuyển đổi các doanh nghiệp thành viên: Cổ phần hóa, công ty
hóa (chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) không nên
ra quyết định chuyển tổng công ty nhà nước thành công ty mẹ mà các công
ty con (thành viên) chưa chuyển đổi vì như thế chỉ là hình thức, không đi
vào cuộc sống, không đồng bộ. Và cuối cùng là, cần hoàn thiện cơ sở pháp lý
cho mô hình này: Không để tình trạng "Đầu" (công ty mẹ) hoạt động theo
Luật DNNN, còn "chân tay" (công ty con) hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
ở đây cũng xuất hiện yêu cầu thống nhất hai Luật và ra đời Luật sử dụng vốn
nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. Đó là những yêu cầu tất yếu khách quan

đòi hỏi bức bách trong quá trình chuyển đổi DNNN theo tinh thần Nghị quyết
T.Ư 3 (khóa IX) và chương trình hành động của Chính phủ thực hiện nghị
quyết này.
3.2.2.2 Đổi mới cơ chế kiểm soát vốn nhà nước: Công ty đầu tư tài chính
nhà nước
Doanh nghiệp được tiếp cận và thu hút các nguồn vốn trên thị trường để
phát triển kinh doanh; được chủ động xử lý các tài sản dư thừa, vật tư, hàng
hóa ứ đọng.
Nhà nước có cơ chế để trong 5 năm 2001-2005 cơ bản tạo đủ vốn điều lệ
cho doanh nghiệp. Không thu thuế sử dụng vốn ngân sách, chuyển hình thức
cấp vốn sang đầu tư vốn. Thí điểm lập công ty đầu tư tài chính nhà nước để
thực hiện đầu tư và quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Nghiên cứu ban
hành Luật sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào kinh doanh.
Doanh nghiệp được tự chủ trong việc phân phối và trích lập các quỹ từ
lợi nhuận để lại theo khung quy định chung. Nhà nước có chính sách đối với
những tài sản do doanh nghiệp đầu tư bằng vốn vay và đã trả hết nợ bằng
nguồn khấu hao cơ bản và lợi nhuận do chính tài sản đó làm ra theo hướng
thực hiện hài hòa các lợi ích, phù hợp với đặc điểm của từng ngành nghề, lĩnh
vực cụ thể, khuyến khích doanh nghiệp tiếp tục tái đầu tư phát triển.
- Về đầu tư: tăng thêm quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp nhà
nước trong quyết định đầu tư trên cơ sở chiến lược, quy hoạch phát triển được
phê duyệt.
- Về đổi mới, hiện đại hóa công nghệ: doanh nghiệp được áp dụng chế độ
ưu đãi đối với người có đóng góp vào đổi mới công nghệ mang lại hiệu quả
thiết thực cho doanh nghiệp; chi phí này được hạch toán vào giá thành sản
phẩm. Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi
mới công nghệ.
- Về lao động, tiền lương: doanh nghiệp quyết định việc tuyển chọn lao
động và chịu trách nhiệm giải quyết chế độ đối với người lao động do mình
tuyển dụng không có việc làm bằng các nguồn kinh phí của doanh nghiệp;

được tự chủ trong việc trả tiền lương và tiền thưởng trên cơ sở năng suất lao
động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Về cán bộ quản lý doanh nghiệp: doanh nghiệp chủ động lựa chọn và bố
trí cán bộ quản lý theo hướng chủ yếu là thi tuyển; cơ quan nhà nước và tổ
chức có thẩm quyền ra quyết định bổ nhiệm cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp.
Nhà nước có cơ chế khuyến khích vật chất, tinh thần, đồng thời nâng cao trách
nhiệm của cán bộ quản lý doanh nghiệp.
- Về thanh tra, kiểm tra: hằng năm doanh nghiệp phải được kiểm toán,

×