Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Lập bảng hỏi đánh giá điểm môi trường theo từng chỉ tiêu và vai trò của từng chỉ tiêu khi đánh giá thực trạng môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.18 KB, 15 trang )

Đề bài 1: Giả định đánh giá thực trạng môi trường yếu tố (tự chọn và đặt tên), bao gồm
3 chỉ tiêu(tự chọn và đặt tên). Lập bảng hỏi đánh giá điểm môi trường theo từng chỉ
tiêu và vai trò của từng chỉ tiêu khi đánh giá thực trạng môi trường (phỏng vấn 5
chuyên gia).
Tổng hợp:
1. Điểm đánh giá môi trường theo từng chỉ tiêu.
2. Vai trò từng chỉ tiêu.
3. Trình bày các loại chỉ tiêu bình quân cộng (công thức tính, ưu nhược điểm và

trường hợp vận dụng).
4. Đánh giá tổng hợp MT yếu tố theo cả 3 chỉ tiêu theo phương pháp tính điểm
bình quân.


MỤC LỤC

I.

Đặt vấn đề

Cuộc sống trên Trái Đất bắt nguồn từ trong nước. Tất cả các sự sống trên Trái
Đất đều phụ thuộc vào nước và vòng tuần hoàn nước. Nước có ảnh hưởng quyết định
đến khí hậu và là nguyên nhân tạo ra thời tiết. Năng lượng mặt trời sưởi ấm không
đồng đều các đại dương đã tạo nên các dòng hải lưu trên toàn cầu. Nước là thành phần
quan trọng của các tế bào sinh học và là môi trường của các quá trình sinh hóa cơ bản
như quang hợp.


Một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi
trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra. Vấn đề
này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự


tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai. Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi
trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối
với các cấp quản lí, các doanh nghiệp mà đó còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính
trị và của toàn xã hội. Trong những năm gần đây, vì tập trung ưu tiên phát triển kinh tế
và cũng một phần do nhận thức hạn chế nên việc gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi
trường chưa chú trọng đúng mức. Tình trạng tách rời công tác bảo vệ môi trường với
sự phát triển kinh tế - xã hội diễn ra phổ biến ở nhiều ngành, nhiều cấp, dẫn đến tình
trạng gây ô nhiễm môi trường diễn ra phổ biến và ngày càng nghiêm trọng. Đối tượng
gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là hoạt động sản xuất của nhà máy trong các khu công
nghiệp, hoạt động làng nghề và sinh hoạt tại các đô thị lớn. Ô nhiễm môi trường bao
gồm 3 loại chính là: ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí. Trong ba loại ô
nhiễm đó thì ô nhiễm nước tại các đô thị lớn, khu công nghiệp và làng nghề là nghiêm
trọng nhất, mức độ ô nhiễm vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép.
Hiện nay hầu hết các sông hồ ở các thành phố lớn nơi có dân cư đông đúc và
nhiều khu công nghiệp, bệnh viện đều bị ô nhiễm trong đó có Hà Nội. Áp lực đó đã
kéo theo tình trạng rác thải, nước thải ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước mặt và nước
ngầm cả về số lượng và chất lượng. Đã có nhiều khu vực phát hiện tình trạng nguồn
nước nhiễm độc tố ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân. Cùng với cảnh
báo của cơ quan quản lý về sự suy giảm nguồn nước cho thấy vấn đề ô nhiễm nguồn
nước ở Hà Nội đã đến mức báo động.

 Giả định đánh giá các môi trường yếu tố và thực hiện lựa chọn chỉ tiêu

thống kê môi trường
Thực trạng môi trường nước trên địa bàn Hà Nội năm 2019 đo được đánh giá qua các
chỉ tiêu môi trường sau: nhiệt độ nước thải, nồng độ chì (độc chất) trong 1ml nước và
số lượng vi khuẩn các loại trong 1 ml nước … một số chỉ tiêu khác.
Trong môi trường tự nhiên, nhiệt độ của nước ảnh hưởng trực tiếp từ thời tiết và
nhiệt độ môi trường chung của khu vực. Nhiệt độ của nước thải sinh hoạt chỉ chịu ảnh



hưởng từ nhiệt độ môi trường. Nhưng nhiệt độ nước thải công nghiệp phụ thuộc rất
nhiều vào quá trình sản xuất và đặc tính của ngành đó. Ví dụ, nước thải của nhà máy
nhiệt điện, nước thải từ nhà máy sản xuất gang thép… có nhiệt độ cao hơn rất nhiều so
với nhiệt độ môi trường. Nguồn nước thải có nhiệt độ quá cao sẽ gây ảnh hưởng rất lớn
đến sự sống của các loại sinh vật, ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan. Nhiệt độ nước
là chỉ tiêu tuyệt đối thời điểm, đơn vị tính là độ C.
Việc lạm dụng các loại hóa chất trong nông nghiệp, rò rỉ nước thải từ các hố
chôn lấp, do các quá trình khai thác dầu mỏ, khoáng sản và các nguồn nước thải công
nghiệp, nước thải sinh hoạt ra môi trường nước dẫn đến nước bị nhiễm độc chất
nghiêm trọng. Đặc biệt là chì nhiễm trong nước là một vấn đề quan tâm nhất hiện nay.
Nồng độ chì trong nước càng lớn thì ô nhiễm môi trường càng cao. Nồng độ chì trong
1 ml nước là chỉ tiêu tương đối thời điểm, thường có đơn vị tính là mg/l.
Sinh vật có mặt trong môi trường nước ở nhiều dạng khác nhau, việc xả thải các
chất thải các nhà máy gây ô nhiễm nghiêm trọng cho nguồn nước. Số lượng vi khuẩn
càng nhiều tức là mức độ ô nhiễm môi trường càng lớn. Số lượng vi khuẩn trong 1 ml
nước là chỉ tiêu tương đối thời điểm, đơn vị tính kép: số vi khuẩn/ml
 Lập bảng hỏi đánh giá điểm môi trường theo từng chỉ tiêu và vai trò của

từng chỉ tiêu khi đánh giá thực trạng môi trường
 Bảng hỏi được trình bày ở phần phụ lục cuối bài tập.

II.
Nội Dung
1. Điểm đánh giá môi trường theo từng chỉ tiêu

Bảng 1.1: Điểm MT theo từng chỉ tiêu theo ý kiến chuyên gia theo thứ tự quan
trọng



Chuyên gia
Chỉ tiêu

A

B

C

D

E

Tổng số

Điểm môi
trường (Xi)

Nhiệt độ nước (1)

4

4

5

4

5


22

4.4

Nồng độ chì trong
1 ml nước (2)

3

4

4

3

4

18

3.6

4

3

3

3

3


16

3.2

Số lượng vi khuẩn
trong 1 ml nước
(3)

Từ kết quả của bảng điểm được đánh giá của các chuyên gia, thì có thể nhận
thấy cả 5 chuyên gia có xu hướng đánh giá mức độ ảnh hưởng của chỉ tiêu nhiệt độ
nước cao hơn so với hai chỉ tiêu còn lại là nồng độ chì trong 1 ml và số lượng vi khuẩn
có hại trong 1 ml nước, sự chênh lệch khá lớn giữa các điểm được cho giữa chỉ tiêu đầu
và 2 chỉ tiêu cuối.
2. Vai trò của từng chỉ tiêu

Đánh giá vai trò của từng chỉ tiêu của môi trường nước tức chúng ta cần xác
định d . Được xác định ở bảng sau:
F

Bảng 3.1: Bảng xác định trọng số mỗi tiêu thức
Chuyên gia
Chỉ tiêu
Nhiệt độ nước
(1)
Nồng độ chì
trong 1 ml nước
(2)
Số lượng vi
khuẩn

trong
1ml nước (3)


A

B

C

D

E



BQ = (dF)

38

32

42

51

35

198


0.396

35

35

28

29

35

162

0.324

27

33

30

20

30

140

0.28


100

100

100

100

100

500

1

Trọng số theo từng chỉ tiêu (BQ = d F) được xác định bằng cách chia cột tổng cho
500 (tổng ý kiến 5 chuyên gia theo tất cả 3 yếu tố). Khoảng biến thiên R điểm của 5


chuyên gia lần lượt theo từng yếu tố là: 20, 5, 15. Như vậy ý kiến chuyên gia khá khác
nhau. Các trọng số từ xác định từ phỏng vấn không thật sự tốt lắm. Các yêu tố thứ 2 là
ít khác biệt hơn cả. Theo ý kiến các chuyên gia vai trò các chỉ tiêu môi trường được sắp
xếp từ cao xuống thấp như sau: chỉ tiêu 1,2,3. Như vậy, nhiệt độ nước đóng vai trò
quan trọng hơn cả so với hai chỉ tiêu còn lại.
3. Trình bày các loại chỉ tiêu bình quân cộng

Công thức Công thức tính
tính điểm
bình quân
cộng
Bình quân

giản đơn

X=

Bình quân
gia quyền

X = df

Ưu nhược điểm

Trường hợp vận
dụng

Ưu điểm:
+ Tính toán đơn giản, dễ làm
+ Việc khảo sát để tìm ra số
liệu cũng không cần sự tỉ mỉ
và phức tạp so với phương
pháp bình quân nhiều chiều
Nhược điểm: Khó so sánh
điểm bình quân giữa các địa
phương trong trường hợp
điểm được tính ra ít chênh
lệch
+ Chỉ sử dụng được trong
trường hợp thỏa mãn tất cả
các điều kiện : tổng hợp thực
trạng cho tổng thể đồng chất,
tức là môi trường các bộ

phận đồng chất và được đo
bằng chỉ tiêu cùng loại.
+ Đối với bình quân giản
đơn thì đặc trưng của môi
trương phải là như nhau còn
đối với bình quân gia quyền
thì đặc trưng của môi trương
phải có sự khác biệt.
+ Được áp dụng rất ít trong
thực tế, hơn nữa số liệu được
tính toán ra cũng không có
độ tin cậy cao.

- Phương pháp tính
điểm môi trường
bình quân chỉ cho
phép đánh giá tổng
hợp môi trường
đúng đắn khi các
đặc trưng của môi
trường nước có vai
trò như nhau khi
đánh
giá
môi
trường.

Khi các đặc trưng
có vai trò khác
nhau thì tính theo

phương pháp bình
quân gia quyền


4. Đánh giá tổng hợp môi trường yếu tố trên theo 3 chỉ tiêu theo phương pháp

tính điểm bình quân
Chỉ tiêu thống kê môi
trường

Điểm chất lượng
MT
∑Xi

Tầm quan trọng
mỗi yếu tố
df

X.df

(1)
(2)

4.4

0.396

1.7424

3.6

3.2

0.324
0.28

1.1664
0.896

(3)

Điểm bình quân môi trường của chỉ tiêu nhiệt độ nước là cao nhất (1.7424). Nếu
xét theo tiêu chí này, thực trạng môi trường biểu hiện ở nhiệt độ nước là lớn nhất. Kết
hợp với nhận xét ở mục 3.
III.

Kết luận

Mỗi chỉ tiêu được đánh giá có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến môi trường
nước, nhưng đều có mối quan hệ vô cùng mật thiết đến chất lượng môi trường nước. Vì
vậy, để cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường nước thì cần thiết phải có những biện
pháp để quy hoạch, cải thiện cơ sở vật chất của doanh nghiệp, cũng như ý thức của
người dân. Có thể tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân về bảo vệ môi trường, quy
hoạch và phát triển các dự án xây dựng một cách hợp lý, xây dựng các hệ thống xử lý
chất thải đạt chuẩn, chú trọng đến việc phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi
trường…Từ đó có thể giúp cải thiện chất lượng môi trường nước, và nhờ vậy có thể cải
thiện chất lượng môi trường sống nói chung


PHỤ LỤC



Bảng hỏi về thực trạng môi trường nước tại Hà Nội
Kính gửi chuyên gia A,
Hiện nay trên địa bàn Hà Nội có mức ô nhiễm nặng nề của nguồn nước. Để đánh giá
thực trạng môi trường nước hiện nay tại địa bàn Hà Nội, chúng tôi muốn đặt một số
câu hỏi liên quan đến vấn đề ô nhiễm nước cho các chuyên gia. Từ có có cái nhìn sơ bộ
về thực trạng môi trường tại Hà Nội.
 Nước thải của nhà máy (nhiệt điện, sản xuất gang thép…) có nhiệt độ cao hơn
rất nhiều so với nhiệt độ môi trường. Nguồn nước thải có nhiệt độ quá cao sẽ
gây ảnh hưởng rất lớn đến sự sống của các loại sinh vật. Ông (bà) hãy đưa ra
đánh giá của mình bằng cách cho điểm đối với thực trạng ô nhiễm nhiệt hiện
nay? (Cho điểm từ 0-5, mức điểm càng cao thì thể hiện tình trạng ô nhiễm càng
nặng nề)
 Ông (bà) đánh giá như thế nào đối với nồng độ các chất thải độc hại tại môi
trường nước ở Hà Nội? (Cho điểm từ 0-5, mức điểm càng cao thì thể hiện nồng
độ chất độc hại càng lớn)
 Một phần do nước thải sinh hoạt của người dân xả trực tiếp xuống khu vực sông
(hồ, ao,…) khiến nguồn nước bị nhiễm khuẩn độc hại ( đa phần là E.coli), như
vậy, với mức độ nhiễm khuẩn hiện nay, ông (bà) đưa ra điểm đánh giá như thế
nào? (Cho điểm từ 0-5, mức điểm càng cao thì thể hiện nồng độ vi khuẩn độc
hại càng lớn)
Xin ông (bà) hãy cho đánh giá về vai trò (trọng số) của các chỉ tiêu thực trạng môi
trường bằng cách cho điểm theo phương pháp có tổng không đổi (bằng 100) (Vai trò
càng cao thì mức điểm đánh giá trên thang 100 càng cao)
Câu trả lời của ông (bà):……………………………………………………….
Chỉ tiêu TK MT

Nhiệt độ nước Nồng độ chì Số lượng vi khuẩn
thải
trong 1 ml nước trong 1ml nước


Điểm
Cảm ơn ông (bà) đã dành thời gian trả lời phiếu hỏi!


Bảng hỏi về thực trạng môi trường nước tại Hà Nội
Kính gửi chuyên gia B,
Hiện nay thống kê ô nhiễm môi trường nước ở hà Nội đang ở mức nghiêm trọng. Để
đánh giá thực trạng môi trường nước tại địa bàn Hà Nội, chúng tôi muốn đặt một số
câu hỏi liên quan đến vấn đề ô nhiễm nước cho các chuyên gia. Từ có có cái nhìn sơ bộ
về thực trạng môi trường tại Hà Nội.
 Nước thải từ các khu nhà máy, các công đoạn sản xuất của làng nghề thường có
nhiệt độ khá cao, điều này ảnh hưởng đến thủy sinh của các sinh vật dưới nước.
Ông (bà) hãy đưa ra đánh giá của mình bằng cách cho điểm đối với thực trạng ô
nhiễm nhiệt hiện nay. (Cho điểm từ 0-5, mức điểm càng cao thể hiện tình trạng
ô nhiễm càng nặng nề)
 Nước bị nhiễm kim loại nặng, làm thay môi trường cảnh quan và ảnh hưởng đến
sức khỏe người dân. Ông (bà) đánh giá mức độ ô nhiễm này đang ở mức điểm
bao nhiêu? (Cho điểm từ 0-5, mức điểm càng cao thì thể hiện nồng độ chất độc
hại càng lớn).
 Trong chất thải của người và động vật luôn có sự tồn tại của vi khuẩn E.coli. Số
lượng e.coli phụ thuộc vào mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước. Như vậy, với
mức độ nhiễm khuẩn nguồn nước hiện nay, ông (bà) đưa ra điểm đánh giá như
thế nào? (Cho điểm từ 0-5, mức điểm càng cao thì thể hiện nồng độ vi khuẩn
độc hại càng lớn)
Xin ông/bà cho đánh giá về vai trò (trọng số) của các chỉ tiêu thực trạng môi trường
bằng cách cho điểm theo phương pháp có tổng không đổi và bằng 100 (Vai trò càng
cao thì mức điểm đánh giá trên thang 100 càng cao).
Câu trả lời của ông (bà):……………………………………………………….
Chỉ tiêu TTMT


Nhiệt
thải

độ

nước Nồng độ chì trong Số lượng vi khuẩn
1 ml nước
trong 1ml nước

Điểm
Cảm ơn ông (bà) đã dành thời gian trả lời phiếu hỏi!


Bảng hỏi về thực trạng môi trường nước tại Hà Nội
Kính gửi chuyên gia C,
Hiện nay thống kê ô nhiễm môi trường nước ở hà Nội đang ở mức nghiêm trọng. Để
đánh giá thực trạng môi trường nước tại địa bàn Hà Nội, chúng tôi muốn đặt một số
câu hỏi liên quan đến vấn đề ô nhiễm nước cho các chuyên gia. Từ có có cái nhìn sơ bộ
về thực trạng môi trường tại Hà Nội
 Với thực trạng ô nhiễm nhiệt tại môi trường nước hiện nay tại Hà Nội thì ông
(bà) đưa ra mức điểm như thế nào đối với tình trạng này? (Cho điểm từ 0-5, mức
điểm càng cao thể hiện tình trạng ô nhiễm càng nặng nề)
 Một lượng lớn các chất hóa học độc hại sau các công đoạn sản xuất của các khu
công nghiệp, làng nghề đã và đang đổ vào môi trường nước (cả tầng nước mặt
và nước ngầm), ông bà hãy cho biết nhận định của mình về thực trạng độc hại
này bằng cách cho điểm từ 0 đến 5, trong đó, mức điểm càng cao thì nồng độ
chất độc hại càng cao.
 Ông bà đánh giá như thế nào về thực trạng của nồng độ vi khuẩn độc hại hiện
nay ở môi trường nước tại địa bàn Hà Nội? (Cho điểm từ 0-5, mức điểm càng

cao thì thể hiện nồng độ vi khuẩn độc hại càng lớn)
Xin ông/bà cho đánh giá về vai trò (trọng số) của các chỉ tiêu thực trạng môi trường
bằng cách cho điểm theo phương pháp có tổng không đổi và bằng 100 (Vai trò càng
cao thì mức điểm đánh giá trên thang 100 càng cao)
Câu trả lời của ông (bà):……………………………………………………….
Chỉ tiêu TTMT

Nhiệt độ nước thải

Nồng độ chì Số lượng vi khuẩn
trong 1 ml nước
trong 1ml nước

Điểm
Cảm ơn ông (bà) đã dành thời gian trả lời phiếu hỏi!


Bảng hỏi về thực trạng môi trường nước tại Hà Nội
Kính gửi chuyên gia D,
Hiện nay thống kê ô nhiễm môi trường nước ở hà Nội đang ở mức nghiêm trọng. Để
đánh giá thực trạng môi trường nước tại địa bàn Hà Nội chúng tôi muốn đặt một số câu
hỏi liên quan đến vấn đề ô nhiễm nước cho các chuyên gia. Từ có có cái nhìn sơ bộ về
thực trạng môi trường tại Hà Nội.
 Ông bà hãy đưa ra mức điểm đánh giá đối với thực trạng ô nhiễm nhiệt tại các
nguồn nước tại địa bàn Hà Nội? (Cho điểm từ 0-5, mức điểm càng cao thì thể
hiện tình trạng ô nhiễm càng nặng nề)
 Nước nhiễm chì, asen có tác hại nghiêm trọng tới sức khỏe cả gia đình, nồng độ
chì trong nước vượt quá tiêu chuẩn như hiện nay. Ông bà đánh giá mức độ ô
nhiễm này đang ở mức điểm bao nhiêu? (Cho điểm từ 0-5, mức điểm càng cao
thì thể hiện nồng độ chất độc hại càng lớn)

 Nguồn gây ô nhiễm sinh học cho môi trường nước là phân rac, nước thải, xác
chết sinh vật. Số lượng vi khuẩn coliform (thường không gây bệnh cho người và
sinh vật) là biêủ hiện của sự ô nhiễm nước. ông bà hãy cho điểm đánh giá thực
trạng thông qua chỉ tiêu này từ 0-5.
Xin ông/bà cho đánh giá về vai trò (trọng số) của các chỉ tiêu thực trạng môi trường
bằng cách cho điểm theo phương pháp có tổng không đổi và bằng 100 (Vai trò càng
cao thì mức điểm đánh giá trên thang 100 càng cao)
Câu trả lời của ông (bà):……………………………………………………….
Chỉ
tiêu Nhiệt độ nước thải
TTMT

Nồng độ chì (độc chất) Số lượng vi khuẩn
trong 1 ml nước
trong 1ml nước

Điểm
Cảm ơn ông (bà) đã dành thời gian trả lời phiếu hỏi!


Bảng hỏi về thực trạng môi trường nước tại Hà Nội
Kính gửi chuyên gia E,
Hiện nay thống kê ô nhiễm môi trường nước ở hà Nội đang ở mức nghiêm trọng. Để
đánh giá thực trạng môi trường nước tại địa bàn Hà Nội, chúng tôi muốn đặt một số
câu hỏi liên quan đến vấn đề ô nhiễm nước cho các chuyên gia. Từ có có cái nhìn sơ bộ
về thực trạng môi trường tại Hà Nội.
 Việc sử dụng các loại máy móc, thiết bị ngày càng nhiều như hiện nay tạo ra
một nguồn phế thải lớn thải ra môi trường nước dưới dạng nước nóng dẫn đến
hệ quả xấu. Ông bà hãy cho điểm đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường nước
từ 0 – 5. Mức điểm càng cao thì mức độ ô nhiễm càng nặng nề)

 Ô nhiễm độc chất hay ô nhiễm kim loại nặng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức
khỏe người dân. Ông bà đánh giá như thế nào về nồng độ độc chất có trong
nước hiện nay trên thang điểm từ 0 – 5đ, với mức điểm càng cao thì nồng độ
độc hại càng lớn
 Ông (bà) hãy đưa ra đánh giá khách quan của mình về thực trạng nhiễm khuẩn
độc hại tại môi trường nước trên địa bàn Hà Nội bằng cách cho điểm từ 0 đến 5
và mức điểm càng cao chứng tỏ tình trạng độc hại trong nước càng nguy hiểm.
Xin ông/bà cho đánh giá về vai trò (trọng số) của các chỉ tiêu thực trạng môi trường
bằng cách cho điểm theo phương pháp có tổng không đổi và bằng 100 (Vai trò càng
cao thì mức điểm đánh giá trên thang 100 càng cao)
Câu trả lời của ông (bà):……………………………………………………….
Chỉ
tiêu Nhiệt độ nước thải
TTMT

Nồng độ chì trong 1 Số lượng vi khuẩn
ml nước
trong 1ml nước

Điểm
Cảm ơn ông (bà) đã dành thời gian trả lời phiếu hỏi!


KẾT QUẢ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN CÁC CHUYÊN GIA


Tên chuyên gia: Nguyễn Văn A

Điểm đánh giá thực trạng môi trường
Chỉ tiêu


Nhiệt độ nước thải

Điểm
3
Điểm đánh giá vai trò của các chỉ tiêu
Chỉ tiêu

Nhiệt độ nước thải

Điểm

30



Nồng độ độc chất Nồng độ vi khuẩn
trong 1 ml nước
có hại trong 1ml
nước
5
3
Nồng độ độc chất Nồng độ vi khuẩn
trong 1 ml nước
có hại trong 1ml
nước
45
25

Tên chuyên gia: Trần Thị B


Điểm đánh giá thực trạng môi trường
Chỉ tiêu

Nhiệt độ nước thải

Điểm
4
Điểm đánh giá vai trò
Chỉ tiêu

Nhiệt độ nước thải

Điểm

32



Nồng độ độc chất Nồng độ vi khuẩn
trong 1 ml nước
có hại trong 1ml
nước
5
2
Nồng độ độc chất Nồng độ vi khuẩn
trong 1 ml nước
có hại trong 1ml
nước
40

28

Tên chuyên gia: Vũ Thị C

Điểm đánh giá thực trạng môi trường
Chỉ tiêu

Nhiệt độ nước thải

Điểm

3

Nồng độ độc chất Nồng độ vi khuẩn
trong 1 ml nước
có hại trong 1ml
nước
4
3

Điểm đánh giá vai trò
Chỉ tiêu

Nhiệt độ nước thải

Nồng độ độc chất Nồng độ vi khuẩn
trong 1 ml nước
có hại trong 1ml
nước



Điểm


35

35

30

Tên chuyên gia: Trần Văn D

Điểm đánh giá thực trạng môi trường
Chỉ tiêu

Nhiệt độ nước thải

Điểm
4
Điểm đánh giá vai trò (trọng số)
Chỉ tiêu

Nhiệt độ nước thải

Điểm

30




Nồng độ độc chất Nồng độ vi khuẩn
trong 1 ml nước
có hại trong 1ml
nước
5
3
Nồng độ độc chất Nồng độ vi khuẩn
trong 1 ml nước
có hại trong 1ml
nước
35
35

Tên chuyên gia: Tạ Văn E

Điểm đánh giá thực trạng môi trường
Chỉ tiêu

Nhiệt độ nước thải

Điểm
3
Điểm đánh giá vai trò (trọng số)
Chỉ tiêu

Nhiệt độ nước thải

Điểm

30


Nồng độ độc chất Nồng độ vi khuẩn
trong 1 ml nước
có hại trong 1ml
nước
4
3
Nồng độ độc chất Nồng độ vi khuẩn
trong 1 ml nước
có hại trong 1ml
nước
40
30



×