Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Nhiệm vụ trọng tâm của Giáo dục dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.88 KB, 9 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: 6841 / BGDĐT- GDDT
V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm
học 2009- 2010 đối với GDDT.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 12 tháng 8 năm 2009
Kính gửi: - Các Sở Giáo dục và Đào tạo
- Các trường Dự bị đại học, các trường Đại học có
khoa Dự bị đại học, các trường Phổ thông dân tộc
nội trú Trung ương
Căn cứ Chỉ thị số 4899/2009/CT-BGDĐT ngày 4/8/2009 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ
thông và giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp năm học 2009- 2010, Bộ
Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn và yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo, các
trường dự bị đại học dân tộc, các khoa dự bị đại học, các trường phổ thông dân tộc
nội trú trung ương thực hiện nhiệm vụ năm học 2009- 2010 đối với giáo dục dân
tộc như sau:
A- NHIỆM VỤ CHUNG
Năm học 2009- 2010, giáo dục dân tộc tập trung chỉ đạo việc nâng cao chất
lượng giáo dục, đặc biệt ở các trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT), các
trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT), các trường dự bị đại học (DBĐH),
các khoa dự bị đại học; củng cố, phát triển trường PTDTBT đảm bảo học sinh có
chỗ ở an toàn, đủ ăn, đủ mặc và đủ sách học; phát triển hệ thống trường PTDTNT
theo quy hoạch thống nhất; tiếp tục các giải pháp tăng cường tiếng Việt cho học
sinh dân tộc học mầm non, tiểu học; dạy tiếng dân tộc trong các trường phổ thông
và sư phạm, bồi dưỡng tiếng dân tộc cho giáo viên vùng dân tộc; nâng cao chất
lượng đội ngũ nhà giáo, tăng cường công tác quản lý giáo dục dân tộc; nghiên cứu,
điều chỉnh, bổ sung các chính sách hỗ trợ giáo viên và học sinh ở vùng dân tộc.
B- NHIỆM VỤ CỤ THỂ
I. Thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua của Ngành


1. Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh”, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày
08/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ “Về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành
tích trong giáo dục” và 4 nội dung của cuộc vận động “Hai không” của Bộ Giáo
dục và Đào tạo. Tiếp tục triển khai sâu rộng cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là
một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.
1
2. Tăng cường công tác chỉ đạo thực hiện phong trào “Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực” trong trường PTDTNT, trường PTDTBT phù hợp với
đặc điểm văn hóa, xã hội và tâm lý học sinh DTTS. Kết quả chấm điểm các nội
dung của phong trào thi đua là tiêu chí để đánh giá thi đua cuối năm học.
Sở Giáo dục và Đào tạo có hướng dẫn cụ thể, phù hợp với tính chất đặc thù
của trường PTDTNT, trường PTDTBT và thực tiễn của địa phương trong việc tiếp
tục triển khai thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực” theo chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo, chú trọng vào các công việc trọng tâm sau:
- Tăng cường cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị cho các trường PTDTNT
theo hướng trường chuẩn quốc gia. Xây dựng, củng cố nhà ở cho học sinh nội trú
tại các trường PTDTBT, đảm bảo cho học sinh dân tộc thiểu số có nhu cầu ở nội
trú được ở an toàn, tiện lợi cho sinh hoạt và học tập. Xây dựng nội quy nội trú và
yêu cầu học sinh thực hiện nghiêm túc.
- Tổ chức nơi ăn ở của học sinh sạch sẽ, gọn gàng hợp vệ sinh. Phối hợp với
cơ sở y tế của địa phương chăm sóc sức khỏe cho học sinh, chủ động, tích cực
phòng chống không để xảy ra dịch bệnh. Đặc biệt, triển khai thực hiện nghiêm túc
Quyết định số 4631/QĐ-BGDĐT ngày 16/7/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành kế hoạch hành động phòng chống đại dịch cúm A (H
1
N
1
) trong các cơ sở giáo

dục và công văn số 6132/BGDĐT- CTHSSV ngày 21/7/2009 về đẩy mạnh công
tác phòng chống đại dịch cúm A (H
1
N
1
) trong các cơ sở giáo dục.
- Tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường PTDTNT,
PTDTBT trong đời sống nội trú và sinh hoạt tập thể; giáo dục tinh thần đoàn kết
dân tộc sống hòa nhập với tập thể trong trường và cộng đồng nơi học sinh trọ học,
khuyến khích học sinh tham gia và bày tỏ ý kiến. Tổ chức các diễn đàn giáo dục
với hoạt động phong phú và phù hợp, phát huy vai trò chủ thể của học sinh nhằm
làm cho các em có sự tự tin, mạnh dạn hơn trong các hoạt động tập thể, giao tiếp
hằng ngày.
- Tiếp tục làm tốt hơn nữa các hoạt động tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá
trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng của địa phương. Xây dựng nhà truyền
thống, nhà sinh hoạt và giáo dục văn hóa dân tộc trong các trường PTDTNT,
PTDTBT nhằm giáo dục truyền thống đoàn kết, tự hào dân tộc, động viên học sinh
các DTTS học tập, phấn đấu.
II. Nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc
1. Nâng cao chất lượng giáo dục, dạy học trong các trường PTDTNT, các
trường PTDTBT và các trường DBĐH
1.1. Đối với trường phổ thông dân tộc nội trú
- Phân tích kết quả đánh giá, xếp loại học sinh cuối năm học và kết quả tốt
nghiệp THCS, THPT của năm học 2008 - 2009. Đặc biệt, cần tiến hành tổng kết
công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT ở các trường PTDTNT nhằm đánh giá những
2
thuận lợi, khó khăn bất cập và những biện pháp khắc phục trong việc tổ chức thi
theo cụm để rút kinh nghiệm cho những năm học tiếp theo; tiến hành khảo sát chất
lượng đầu năm lớp 12 qua đó phân loại học sinh để phân công giáo viên phụ đạo
học sinh yếu kém.

- Xây dựng kế hoạch cụ thể trong việc phát triển quy mô, số lượng trường
PTDTNT gắn với quy hoạch đào tạo cán bộ của địa phương.
- Tích cực chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường phù
hợp với đối tượng học sinh dân tộc thiểu số (DTTS).
- Có kế hoạch tổ chức thao giảng, dự giờ thăm lớp trong trường PTDTNT và
với các trường phổ thông trên địa bàn nhằm trao đổi kinh nghiệm quản lý và giảng
dạy. Tăng cường ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy học. Sử
dụng và khai thác triệt để thiết bị, đồ dùng dạy học.
- Có kế hoạch bồi dưỡng, phụ đạo học sinh trong dịp hè, biên soạn và phát
triển tài liệu ôn tập phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm củng cố, ôn tập kiến
thức cho học sinh DTTS. Đặc biệt, có kế hoạch và tổ chức các hình thức bồi dưỡng
phù hợp nhằm nâng cao các kỹ năng sử dụng tiếng Việt đối với từng đối tượng học
sinh DTTS.
- Tăng cường các hoạt động lao động sản xuất để luôn tạo ra môi trường
xanh, sạch, đẹp trong nhà trường, nâng cao ý thức lao động của học sinh và tạo ra
sản phẩm phục vụ đời sống.
- Tăng cường công tác hướng nghiệp cho học sinh, thực hiện phân luồng cho
học sinh ngay từ cấp THCS và THPT. Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức đào tạo nghề ngắn hạn cho số học sinh
tốt nghiệp chưa tiếp tục hoặc không có điều kiện đi học đại học, cao đẳng, trung
học chuyên nghiệp.
- Góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc và giáo dục tri thức địa phương, dạy
nghề truyền thống, tích cực sưu tầm và phổ biến các trò chơi dân gian, dân ca, nhạc
cụ dân tộc. Tổ chức các cuộc thi, giao lưu về văn hóa các dân tộc (thi thổi khèn,
chơi đàn dân tộc, múa hát dân tộc,…). Mỗi trường PTDTNT có một trò chơi dân
gian điển hình; mỗi học sinh biết sử dụng thành thạo một loại nhạc cụ dân tộc.
1.2. Đối với trường phổ thông dân tộc bán trú
- Hướng dẫn các trường PTDTBT thực hiện nội dung giảng dạy và giáo dục
theo chương trình, sách giáo khoa chung của cả nước; chú ý bổ sung kiến thức về
địa phương, về văn hóa dân tộc, tăng cường tiếng Việt. Chú trọng các hoạt động

nhằm nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện của bộ phận học sinh nội trú.
- Sử dụng thời gian ngoài giờ lên lớp để phụ đạo học sinh yếu kém, bồi
dưỡng học sinh giỏi. Tổ chức tốt giờ tự học; tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể
dục, thể thao (chú trọng khai thác vốn văn hóa truyền thống của địa phương).
3
- Tạo nguồn lực giải quyết nhu cầu lương thực, thực phẩm cho học sinh nội
trú. Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí, lương thực, thực phẩm được
hỗ trợ từ các nguồn đúng nguyên tắc và hiệu quả.
1. 3. Đối với các trường dự bị đại học
- Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học phù hợp đối tượng học sinh, nghiên
cứu nội dung môn học theo đề cương môn học mới.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
- Tổ chức xét tuyển vào đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đúng
quy định, đảm bảo công bằng và hiệu quả.
2. Đảm bảo chất lượng dạy tiếng Việt và tiếng dân tộc
2.1. Dạy tiếng Việt cho HSDT
- Triển khai nội dung chuẩn bị tiếng Việt và tăng cường tiếng Việt cho học
sinh DTTS mầm non, tiểu học phù hợp với từng địa phương. Đối với lớp 1 vùng
DTTS, các địa phương lựa chọn phương án thích hợp để chuẩn bị và tăng cường
tiếng Việt cho học sinh theo công văn số 7679/BGDĐT-GDTH ngày 22 tháng 8
năm 2008 về việc hướng dẫn dạy học tiếng Việt lớp 1 cho học sinh DTTS chưa
biết hoặc biết ít tiếng Việt.
+ Các địa phương cần tích cực huy động tối đa trẻ em 4, 5 tuổi học lớp mẫu
giáo và thực hiện tốt chương trình làm quen với tiếng Việt của lớp mẫu giáo.
+ Các tỉnh thuộc Dự án PEDC triển khai có hiệu quả tài liệu chuẩn bị tiếng
Việt cho trẻ em trước tuổi đến trường.
+ Thực hiện tốt việc dạy học tiếng Việt lớp 1 cho học sinh DTTS theo
hướng điều chỉnh dạy học môn tiếng Việt 50 tuần/năm học khi có tài liệu hướng
dẫn cụ thể.
+ Đối với 7 tỉnh được Bộ GD&ĐT cho phép thử nghiệm dạy học tiếng Việt

cho học sinh DTTS theo tài liệu của Trung tâm Công nghệ giáo dục (Lào Cai, Sơn
La, Tây Ninh, Kiên Giang, An Giang, Quảng Bình, Kon Tum) cần triển khai thực
hiện đúng địa bàn, đúng số lượng học sinh đã đăng ký và tổ chức kiểm tra, đánh
giá kết quả vào cuối học kỳ I, cuối năm học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng đã được
quy định của môn học. Chủ động xây dựng kế hoạch triển khai trong năm học
2010-2011, gửi về Bộ (qua Vụ giáo dục tiểu học) vào đầu học kỳ II năm học 2009-
2010.
+ Các tỉnh thuộc dự án giáo dục bạn hữu trẻ em (Lào Cai, Gia Lai, Trà Vinh)
tích cực chuẩn bị nghiên cứu thực hành giáo dục song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ,
tạo cơ sở cho học sinh học tốt tiếng Việt.
- Tổ chức chương trình giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” cho học sinh
DTTS cấp tiểu học để nâng cao tình yêu đối với tiếng Việt và kỹ năng sử dụng
tiếng Việt của học sinh DTTS.
4
- Tổ chức các chuyên đề tập huấn cho giáo viên về phương pháp dạy tiếng
Việt cho học sinh học sinh DTTS. Giáo viên cần tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy
học tiếng Việt phù hợp cho học sinh các dân tộc thiểu số.
- Trong quá trình giảng dạy ở cấp tiểu học, các địa phương tiếp tục chỉ đạo
vận dụng linh hoạt công văn số 896/BGDĐT- GDTH ngày 13/02/2006 và công
văn số 9890/BGDĐT-GDTH, ngày 17/9/2007 hướng dẫn nội dung, phương pháp
giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn của Bộ GD&ĐT trong việc dạy học
tiếng Việt cho phù hợp với đặc điểm đối tượng học sinh DTTS.
- Các địa phương xây dựng và triển khai tốt các phương án dạy tiếng Việt
cho học sinh DTTS và báo cáo về Bộ (qua Vụ Giáo dục Dân tộc, theo văn bản
hướng dẫn riêng) để xây dựng phương án chung toàn quốc.
2.2. Dạy tiếng dân tộc
- Tiếp tục duy trì việc dạy tiếng dân tộc Chăm, Khmer, Ê đê, Hoa, Bana,
Jrai, Hmông trong trường phổ thông. Thực hiện thay sách tiếng Chăm, Jrai,
Hmông, Bana, Khmer.
- Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo dạy học tiếng dân tộc theo chương trình,

sách giáo khoa và sách giáo viên đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Các
địa phương căn cứ vào tình hình của địa phương mình quy định kế hoạch dạy học
cụ thể cho các trường, lớp dạy tiếng dân tộc, đảm bảo hoàn thành chương trình quy
định.
- Tăng cường cơ sở vật chất cho việc dạy học tiếng dân tộc; chỉ đạo giáo
viên sử dụng thiết bị dạy học sẵn có vào dạy học tiếng dân tộc; khuyến khích giáo
viên làm đồ dùng dạy học phục vụ dạy học tiếng dân tộc.
- Đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng chuyên môn dạy học tiếng dân tộc cho
giáo viên; tăng cường sinh hoạt tổ chuyên môn, dự giờ thăm lớp.
- Chuẩn bị các điều kiện về chương trình, sách giáo khoa, giáo viên,… để
triển khai dạy tiếng Mnông trong trường học. Điều chỉnh, hoàn thiện để ban hành
chương trình và sách giáo khoa tiếng Hoa.
- Tổ chức thường xuyên và hiệu quả các hoạt động nâng cao chất lượng dạy
học tiếng dân tộc; làm tốt công tác thi đua khen thưởng về dạy học tiếng dân tộc.
- Kiểm tra, đánh giá nghiêm túc môn học Tiếng dân tộc. Sử dụng kết quả
học tập môn Tiếng dân tộc vào quá trình đánh giá, xếp loại học sinh một cách hợp
lí nhằm động viên, khuyến khích học sinh học tiếng dân tộc.
III. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, tăng cường công tác quản lí
giáo dục dân tộc
1. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo
- Bổ sung giáo viên có trình độ chuyên môn giỏi, có tâm huyết với giáo dục
dân tộc cho các trường PTDTNT, PTDTBT.
5

×