Tải bản đầy đủ (.docx) (67 trang)

Sự đa dạng di truyền của các chủng Staphylococcus aureus phân lập được ở bếp ăn tập thể tại một số trường tiểu học bán trú Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 67 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-----------------------

Nguyễn Thị Thu Huyên

SỰ ĐA DẠNG DI TRUYỀN CỦA CÁC CHỦNG
STAPHYLOCOCCUS AUREUS PHÂN LẬP ĐƯỢC
Ở BẾP ĂN TẬP THỂ TẠI MỘT SỐ
TRƯỜNG TIỂU HỌC BÁN TRÚ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC


Hà Nội – Năm 2018
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-----------------------

Nguyễn Thị Thu Huyên

SỰ ĐA DẠNG DI TRUYỀN CỦA CÁC CHỦNG
STAPHYLOCOCCUS AUREUS PHÂN LẬP ĐƯỢC
Ở BẾP ĂN TẬP THỂ TẠI MỘT SỐ
TRƯỜNG TIỂU HỌC BÁN TRÚ HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Vi sinh vật học



Mã số:

8420101.07

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THẾ HẢI


Hà Nội – Năm 2018


Luận văn thạc sỹ

Nguyễn Thị Thu Huyên – K24
Lời cảm ơn

Đối với mỗi học viên cao học, luận văn tốt nghiệp là một công trình nghiên
cứu khoa học nhỏ nhưng lại mang ý nghĩa vô cùng to lớn, đánh dấu một bước trưởng
thành của mỗi người trên con đường nghiên cứu khoa học.
Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Phạm Thế Hải – Bộ môn
Vi sinh vật học, khoa Sinh học, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, người đã
dành nhiều thời gian, công sức, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thành đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn ThS. Nguyễn Thị Giang – Trung tâm dịch vụ Khoa
học kỹ thuật, Viện kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia, người đã chỉ
bảo, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị thuộc khoa Vi sinh vật học, Viện kiểm
nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia đã chỉ bảo, giúp đỡ tôi tận tình và tạo
mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.

Tôi cũng xin cảm ơn các cô, các chị phòng thí nghiệm Sinh học phân tử, Viện
Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã hướng dẫn, tạo mọi điều kiện cho tôi thực hiện đề tài
trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè, đã luôn bên cạnh,
động viên, khuyến khích, chia sẻ và tạo mọi điều kiện tốt nhất trong suốt quá trình học
tập để tôi đạt được kết quả như ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2018

Nguyễn Thị Thu Huyên


Luận văn thạc sỹ

Nguyễn Thị Thu Huyên – K24
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Tác giả

Nguyễn Thị Thu Huyên

MỤC LỤ


Luận văn thạc sỹ

Nguyễn Thị Thu Huyên – K24


ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................................1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.........................................................................3
1.1.

Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn.....................................................................3
1.1.1. Ngộ độc thực phẩm do tụ cầu vàng.....................................................4
1.1.2. Tình hình ngộ độc thực phẩm do tụ cầu vàng.....................................5

1.2.

Giới thiệu chung về Staphylococcus aureus....................................................7
1.2.1. Giới thiệu về Staphylococcus..............................................................7
1.2.2. Hình thái, đặc điểm sinh hóa...............................................................8
1.2.3. Điều kiện sinh trưởng........................................................................10
1.2.4. Sự phân bố........................................................................................12
1.2.5. Khả năng gây bệnh............................................................................13
1.2.6. Khả năng kháng kháng sinh..............................................................14
1.2.7. Các yếu tố độc lực và cấu trúc kháng nguyên...................................15
1.2.8. Độc tố................................................................................................16

1.3.

Một số phương pháp nghiên cứu đa dạng di truyền Staphylococcus aureus. 18
1.3.1. Phân tích plasmid..............................................................................18
1.3.2. Phân tích DNA nhiễm sắc thể sau khi xử lý enzyme cắt
giới hạn (REA)..............................................................................................19
1.3.3. Phương pháp lai đầu dò (Southern blotting)......................................19
1.3.4. Phương pháp điện di trường xung (PFGE)........................................20
1.3.5. Các kỹ thuật dựa trên phản ứng chuỗi polymerase (PCR)

21
1.3.6. Multilocus Sequence Typing (MLST)...............................................21

1.4.

Tình hình nghiên cứu Staphylococcus aureus trong và ngoài nước..............22

CHƯƠNG II: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................24
2.1.

Đối tượng và địa điểm nghiên cứu................................................................24

2.2.

Các hóa chất, môi trường và thiết bị thí nghiệm...........................................24
2.2.1. Các loại hóa chất...............................................................................24
2.2.2. Thiết bị thí nghiệm............................................................................24


Luận văn thạc sỹ
2.3.

Nguyễn Thị Thu Huyên – K24

Phương pháp nghiên cứu...............................................................................25
2.3.1. Phân lập các chủng Staphylococcus aureus.......................................25
2.3.2. Tách chiết DNA tổng số....................................................................27
2.3.3. PCR xác định các gen sinh độc tố ruột của S. aureus........................28
2.3.4. PFGE xác định mối quan hệ di truyền giữa các chủng......................29


CHƯƠNG III: KẾT QUẢ............................................................................................34
3.1.

Kết quả phân lập các chủng Staphylococcus aureus trong thực phẩm..........34
3.1.1. Hình thái khuẩn lạc...........................................................................34
3.1.2. Hình thái nhuộm Gram......................................................................36
3.1.3. Kết quả thử phản ứng coagulase.......................................................37

3.2.

Kết quả phân loại các gen coa và gen sinh độc tố ruột của S. aureus bằng kỹ

thuật PCR.................................................................................................................38
3.2.1. Kết quả chạy gen coa bằng PCR.......................................................38
3.2.2. Kết quả phân loại các gen sinh độc tố ruột của S. aureus
bằng PCR......................................................................................................40
3.3.

Kết quả PFGE xác định đa dạng di truyền giữa các chủng S. aureus............43

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................49
Tiếng Việt.................................................................................................................49
Tiếng Anh.................................................................................................................50


Luận văn thạc sỹ

Nguyễn Thị Thu Huyên – K24
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


bp

Base pair (cặp bazơ)

DNA

Deoxyribonucleic acid

dNTP

Deoxyribonucleic triphosphate

ET

Exfoliative toxin
(Độc tố chốc lở da)

MRSA

Methicillin resistant Staphylococcus aureus
(Tụ cầu vàng kháng Methicillin)

PCR

Polymerase Chain Reaction
(Phản ứng trùng hợp chuỗi)

PFGE


Pulsed-field Gel Electroforesis
(Điện di trường xung)

SE

Staphylococcal Enterotoxin
(Độc tố ruột tụ cầu)

TSST

Toxin Shock Syndrome Toxin
(Độc tố hội chứng sốc)

VRSA

Vancomicin resistant Staphylococcus aureus
(Tụ cầu vàng kháng Vancomicin)


Luận văn thạc sỹ

Nguyễn Thị Thu Huyên – K24
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1. Các tác nhân vi sinh vật gây ngộ độc thực phẩm ở Pháp năm 1999-2000 (%)
[].................................................................................................................................... 3
Bảng 2: Các loại hóa chất............................................................................................24
Bảng 3. Trình tự mồi và kích thước sản phẩm PCR [].................................................29
Bảng 4. Thành phần các chất ủ enzyme cắt giới hạn....................................................32
Bảng 5. Số lượng các chủng S. aureus trên các đối tượng mẫu....................................35

Bảng 6. Nguồn gốc các chủng S. aureus......................................................................45


Luận văn thạc sỹ

Nguyễn Thị Thu Huyên – K24
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1. Hình thái nhuộm Gram của các tế bào Staphylococcus aureus []......................9
Hình 2. Khuẩn lạc của S. aureus trên môi trường thạch máu sau 24 giờ nuôi cấy []....11
Hình 3. Khuẩn lạc của S. aureus trên môi trường Baird Parker []................................11
Hình 4. Khuẩn lạc của S. aureus trên môi trường MSA []...........................................12
Hình 5. Vị trí nhiễm trùng và bệnh do Staphylococcus aureus gây ra []......................13
Hình 6. Các yếu tố độc lực của Staphylococcus aureus []............................................16
Hình 7. Tạo plug chủng vi khuẩn.................................................................................30
Hình 8. Rửa plug bằng đệm.........................................................................................31
Hình 9. Cắt plug thành các miếng nhỏ.........................................................................31
Hình 10. Hình ảnh mô tả đổ gel điện di.......................................................................33
Hình 11. Điện di gel dưới trường xung........................................................................33
Hình 12. Khuẩn lạc của Staphylococcus aureus trên môi trường Baird-Parker............35
Hình 13. Kết quả nhuộm Gram....................................................................................37
Hình 14. Kết quả thử phản ứng đông huyết tương của S. aureus.................................38
Hình 15. Kết quả điện di sản phẩm chạy PCR gen coa................................................39
Hình 16. Kết quả điện di các chủng dương tính với gen sinh độc tố............................40
Hình 17. Biểu đồ phân bố các chủng S. aureus theo gen sinh độc tố...........................41
Hình 18. Kết quả điện di trường xung (PFGE)............................................................43
Hình 19. Kết quả phân tích quan hệ các chủng bằng PFGE.........................................44


Luận văn thạc sỹ


Nguyễn Thị Thu Huyên – K24
ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, ngộ độc thực phẩm, bao gồm ngộ độc do nhiễm khuẩn đang là vấn đề
nghiêm trọng trên thế giới, đặc biệt là ở Việt Nam. Hàng năm, các bệnh lây
truyền qua thực phẩm ảnh hưởng tới hàng triệu người, nhiều người trong số đó
bị những rối loạn nghiêm trọng, biến chứng lâu dài hoặc tử vong do ăn phải thực
phẩm không an toàn.
Các bệnh lây truyền qua thực phẩm là mối quan tâm lớn trên toàn thế giới. Cho
đến nay, khoảng 250 bệnh lây truyền qua thực phẩm khác nhau đã được mô tả.
Ở hầu hết các nước, vi khuẩn là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lây
truyền qua thực phẩm, chiếm khoảng 2/3 số dịch bệnh. Nhiều vi khuẩn (bao
gồm cả vi khuẩn Gram dương và Gram âm) sản sinh các độc tố gây ngộ độc
thực phẩm, dẫn đến các triệu chứng khác nhau, từ rối loạn tiêu hóa đến tê liệt và
chết. Trong số những vi khuẩn ấy, phải kể đến Salmonella, Clostridium
perfringen,

Clostridium

botulinum,

Bacillus

cereus…và

đặc

biệt




Staphylococcus aureus (hay còn gọi là tụ cầu vàng). S. aureus được xem là một
trong ba tác nhân chính gây ngộ thực phẩm chính ở nhiều nước trên thế giới, chỉ
sau Salmonella và Clostridium perfringen.
S. aureus là một thành viên của hệ vi khuẩn ở người. Phần lớn các chủng đều có
một hay một số gen độc lực liên quan đến tình trạng nhiễm trùng hay các bệnh
lý khác nhau. Chúng mang một số gen chịu trách nhiệm sản xuất các độc tố ruột,
độc tố gây hội chứng sốc, hay một số gen liên quan đến hiện tượng kháng kháng
sinh…. Trên thế giới, ngày càng có nhiều nghiên cứu dịch tễ học phân tử của S.
aureus và mối liên quan giữa các yếu tố độc lực, các kiểu gen….
Ngộ độc thực phẩm do tụ cầu là kết quả của việc tiêu thụ thực phẩm có
chứa độc tố ruột enterotoxin của loài vi khuẩn này. Ở Việt Nam, S. aureus là
nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm. Do khí hậu nóng ẩm, thiếu các điều
kiện bảo quản phù hợp, S. aureus xuất hiện với số lượng lớn trong thực phẩm.
Nước ta cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về tụ cầu của một số
nhóm tác giả. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này vẫn chỉ dừng lại ở mức
độ tìm hiểu đặc tính của chúng, xác định các kiểu gen độc tố mà chưa đi sâu vào
1


Luận văn thạc sỹ

Nguyễn Thị Thu Huyên – K24

việc đánh giá mối quan hệ di truyền của chúng. Và hiện vẫn chưa có nhóm
nghiên cứu nào áp dụng kỹ thuật PFGE để điều tra dịch tễ, đánh giá mối quan hệ
di truyền giữa các chủng. Do đó, đề tài “Sự đa dạng di truyền của các chủng
Staphylococcus aureus phân lập được ở bếp ăn tập thể tại một số trường tiểu học
bán trú Hà Nội” được thực hiện với mục tiêu:

1. Phân lập các chủng Staphylococcus aureus trong thực phẩm tại một số bếp ăn tập
thể.
2. Đánh giá sự đa dạng di truyền giữa các chủng S. aureus. Từ đó xác định con đường
lây nhiễm tụ cầu vàng trong thực phẩm.

2


Luận văn thạc sỹ

Nguyễn Thị Thu Huyên – K24
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1.

Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn
Các bệnh gây ra bởi thực phẩm là mối quan tâm hàng đầu trên thế giới.

Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh gây ra bởi thực phẩm là bệnh do tiêu
thụ thực phẩm hay nước bị nhiễm khuẩn hoặc độc tố của chúng [41]. Đã có
khoảng hơn 250 bệnh do thực phẩm được báo cáo, trong đó vi khuẩn là nguyên
nhân hàng đầu, chiếm hai phần ba các vụ ngộ độc thực phẩm [41].
Cuộc chiến chống lại các bệnh do thực phẩm đang phải đối mặt với nhiều
thách thức mới do sự thay đổi nhanh chóng cách thức sử dụng thực phẩm của
con người, sự toàn cầu hóa của thị trường thực phẩm và biến đổi khí hậu. Ở
nhiều quốc gia, tổ chức chăm sóc sức khỏe quốc gia ghi nhận sự bùng phát các
bệnh do thực phẩm, được định nghĩa là sự xuất hiện của hai hay nhiều trường
hợp bệnh tương tự do ăn phải thực phẩm thông thường. Trên thực tế, tỷ lệ của
các bệnh do thực phẩm khó đánh giá vì nhiều trường hợp không báo cáo. Trong
những trường hợp đó, vi khuẩn gây bệnh đã được xác định (bảng 1), một số vi

khuẩn Gram dương liên quan đến ngộ độc thực phẩm đã được mô tả.
Bảng 1. Các tác nhân vi sinh vật gây ngộ độc thực phẩm ở Pháp năm 1999-2000 (%)
[30]
Số vụ

Tác nhân
Salmonella sp. (Enteritidis, Typhimurium,
Heidelberg và một số serotype khác)

Số ca

Nhập

Tử vong

(n

(n=6

viện

(n=

=
63,8

451)
47,7

(n=8

16,8

7)
100

Staphylococcus aureus

16

25,6

17,1

0

Clostridium perfringens

5,1

12,3

0,5

0

Bacillus cereus

2,8

3,7


10,0

0

Histamin

3,8

1,4

30,4

0

8,5

9,2

7,6

0

Các vi sinh vật khác: Campylobacter sp.,
Dinophylis, C.botulinum, Shigella sp.,
HAV, Vibrio sp., E.coli,..)
3


Luận văn thạc sỹ


Nguyễn Thị Thu Huyên – K24

Nhiều vi khuẩn (kể cả Gram dương và Gram âm) sản xuất độc tố gây ngộ
độc thực phẩm, dẫn đến các triệu chứng khác nhau, từ rối loạn tiêu hóa đến tê
liệt và tử vong [41]. Sau đây là một số ví dụ về vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm:
Clostridium perfringens là tác nhân gây bệnh phổ biến thứ hai của các bệnh từ
thực phẩm ở Mỹ, sau Salmonella. Nó là vi khuẩn kỵ khí, Gram dương, hình thành bào
tử [18] và được phân bố rộng rãi trong môi trường (thường xuyên trong ruột người và
nhiều động vật). Các bào tử tồn tại trong đất, trầm tích và các khu vực ô nhiễm phân
của người và động vật. Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm do Clostridium
perfringens gồm đau bụng dữ dội và tiêu chảy, xuất hiện từ 8 đến 22 giờ sau khi tiêu
thụ thực phẩm bị ô nhiễm. Trường hợp nghiêm trọng hơn nhưng hiếm gặp là bệnh
viêm ruột hoại tử (còn gọi là pig-bel) và thường gây tử vong. Nguyên nhân tử vong
của bệnh là do nhiễm trùng và hoại tử ruột dẫn đến nhiễm trùng máu [41].
Bacillus cereus là một loại trực khuẩn Gram dương, sinh bào tử và gây ra hai
loại bệnh do hai chất chuyển hóa khác nhau. Bệnh tiêu chảy gây ra bởi một protein
phân tử có trọng lượng phân tử lớn. Loại này có các triệu chứng ngộ độc giống với
ngộ độc thực phẩm bởi C. perfringen, bao gồm: tiêu chảy ra nước, đau rút khoang
bụng [6 đến 15 giờ sau khi tiêu thụ thực phẩm bị ô nhiễm, kéo dài 24 giờ). Nôn mửa
(emetic) là triệu chứng gây ra bởi đoạn peptide có trọng lượng phân tử thấp và ổn
nhiệt. Loại này gây nôn trong vòng 0,5 đến 6 giờ sau khi tiêu thụ thực phẩm ô nhiễm
và thi thoảng đau bụng hoặc tiêu chảy. Các triệu chứng của loại này tương tự như các
triệu chứng của ngộ độc thực phẩm do tụ cầu [53].
1.1.1. Ngộ độc thực phẩm do tụ cầu vàng

Staphylococcus aureus được xem là một trong ba tác nhân chính của các vụ
ngộ độc thực phẩm ở nhiều nước chỉ sau Salmonella và Clostridium perfringens. Ngộ
độc thực phẩm do Staphylococcus aureus là kết quả của sự nhiễm độc do tiêu thụ
thức ăn có chứa độc tố do S. aureus sinh ra. Triệu chứng thường gặp ở các vụ ngộ độc

do tụ cầu là buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, có hay không có tiêu chảy, ngoài ra còn có
thể bị đau đầu, chuột rút, thay đổi huyết áp. Triệu chứng ngộ độc xảy ra nhanh, từ 3-6
giờ sau khi ăn thực phẩm bị nhiễm, tùy vào lượng thực phẩm đã dùng, lượng độc tố
có trong thực phẩm và độ nhạy với độc tố cũng như sức khỏe của từng người .
Thường thì các triệu chứng chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn, khoảng 6-8 giờ và
4


Luận văn thạc sỹ

Nguyễn Thị Thu Huyên – K24

hết bệnh sau 1 - 2 ngày. Tuy nhiên khoảng 10% trường hợp người bệnh bị mất nhiều
nước cần phải nhập viện để truyền dịch [41].
Nguồn gốc dẫn đến ngộ độc thực phẩm do tụ cầu rất đa dạng và khác nhau.
Các loại thực phẩm thường xuyên bị nhiễm độc tụ cầu bao gồm thịt và các sản phẩm
thịt, thịt gia cầm; các sản phẩm trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa; xà lách; các sản
phẩm bánh mì, đặc biệt là bánh ngọt và bánh kem và bánh kẹp. Các sản phẩm thực
phẩm muối, chẳng hạn như giăm bông, cũng là nguồn cư trú của S. aureus…Tuy
nhiên, trong mọi trường hợp, nguồn gốc chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm là con
người. Tụ cầu có thể nhiễm vào thức ăn thông qua tiếp xúc bằng tay hoặc qua đường
hô hấp khi ho và hắt hơi [13].
1.1.2. Tình hình ngộ độc thực phẩm do tụ cầu vàng

Tuy thời gian gây bệnh ngắn nhưng những vụ ngộ độc thực phẩm do tụ cầu để
lại hậu quả không nhỏ. Theo đánh giá của tổ chức Y tế thế giới, hàng năm Việt nam
có khoảng trên 3 triệu ca ngộ độc thực phẩm, gây tổn hại trên 200 triệu USD. Trong
những năm gần đây số vụ ngộ độc thực phẩm ở nước ta ngày càng gia tăng. Năm
2000 có 213 vụ ngộ độc thực phẩm với 4233 người mắc, 59 người tử vong [1]. Năm
2006, số vụ ngộ độc thực phẩm ở nước ta là 164 vụ (tăng 14,6% so với năm 2005),

làm 7.135 người bị ngộ độc (tăng 65,8% so với năm 2005), trong đó có 64 vụ
(38,8%) là do vi sinh vật gây ra (Hội nghị tổng kết dự án đảm bảo an toàn vệ sinh
thực phẩm, tháng 3/2007, Cục vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ Y tế).
Một số vụ ngộ độc thực phẩm ở nước ta có liên quan đến S. aureus và độc tố
ruột của chúng đã được báo cáo. Ví dụ như vụ ngộ độc của các cán bộ, sinh viên khoa
Địa chất và Sinh học trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM trong chuyến đi
thực tế và đã nhiễm độc tố do tụ cầu vàng sinh ra. Các bệnh nhân nhập viện với các
triệu chứng như đau đầu, tiêu chảy, ói mửa. Nguyên nhân là do thức ăn chế biến
không hợp vệ sinh, lại để lâu ngày nên đã nhiễm S. aureus và đã sinh độc tố
enterotoxin.
S. aureus cũng chịu trách nhiệm cho vụ ngộ độc ở một nhà trẻ huyện Phú
Quốc, trong khẩu phần ăn gồm có sữa chua, cơm, thịt xào. Các triệu chứng cũng
tương tự như nôn ói, đau bụng. Kết quả kiểm tra cho thấy phần lớn các mẫu thực
phẩm đều nhiễm S. aureus từ 101 CFU/g cho đến 107 CFU/g. Trong đó độc tố được
5


Luận văn thạc sỹ

Nguyễn Thị Thu Huyên – K24

phát hiện có trong mẫu sữa chua và thuộc độc tố nhóm C [7].
Ngộ độc thực phẩm không chỉ xảy ra ở nước ta mà còn xảy ra ở nhiều nước
trên thế giới kể cả những nước phát triển. Theo WHO/FAO (tháng 5/2005), ngộ độc
thực phẩm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người và kinh tế, làm 1,5 tỉ lượt
người bệnh, ở các nước công nghiệp 30% dân số bị ngộ độc thực phẩm hàng năm.
Vụ ngộ độc lớn đầu tiên có liên quan đến tụ cầu xảy ra vào năm 1884 ở
Michigan (Mỹ) do phomai. Tiếp đến là ở Pháp vào năm 1894 do thịt từ bò bị bệnh.
Khô bò bị nhiễm tụ cầu cũng từng gây ngộ độc ở Kalamazoo, Michigan vào năm
1907. Năm 1914, ở Philippines, Barbert xác định rằng sữa lấy từ bò bị viêm vú đã

gây ra ngộ độc ở người. Năm 1930, Dark lại xác định được vụ ngộ độc do S. aureus
từ bánh giáng sinh [17].
Trên thế giới nhiều vụ ngộ độc thực phẩm tại các trường học như: vụ ngộ độc
ở một trường tiểu học tại Texas năm 1968 và năm 1992 do ăn sa lát gà làm hơn 1300
trường hợp nhiễm độc; năm 1985 xảy ra một vụ ngộ độc ở một trường trung học tại
Kentucky làm hơn 1000 ca nhiễm độc do ăn sô cô la sữa; năm 2007 tại một trường
tiểu học ở Áo có 166 trường hợp nhiễm độc mà nguyên nhân là S. aureus [12]. Theo
báo cáo tại Hồng Kông, số vụ ngộ độc tại các trường học chiếm 5%, tại các nhà hàng
và cơ sở thực phẩm chiếm 47% và tại nhà chiếm 39% tổng số ca nhiễm độc .
Ở Đài Loan, S. aureus chiếm 30% trong số các vụ dịch từ năm 1986 đến năm
1995. Vào tháng 6 năm 2000, vụ ngộ độc thực phẩm do tụ cầu tại một trường trung
học ở Taichung County làm 10 trong số 356 học sinh có biểu hiện ngộ độc 2-3 giờ
sau khi ăn sáng [63]. Tại Brazil, vào tháng 2 và tháng 5 năm 1999 đã xảy ra hai vụ
dịch làm 378 người bị ngộ độc do dùng phomai và sữa tươi có nhiễm tụ cầu [26].
Năm 2000, một vụ bùng phát ngộ độc thực phẩm do tụ cầu đã xảy ra ở quận
Kansai, Nhật Bản có tới 13420 trường hợp có các triệu chứng như buồn nôn, chuột
rút bụng và tiêu chảy trong vòng 24 giờ sau khi tiêu thụ sữa được sản xuất tại một nhà
máy ở thành phố Osaka. Người ta đã xác định được sữa ít béo bổ sung canxi là nguồn
gây nhiễm độc và độc tố gây ngộ độc là SEA [14].
Tụ cầu gây ra khoảng 14% trong các vụ ngộ độc thực phẩm; và hàng năm, Mỹ
mất khoảng 1,5 tỉ đô la cho những vụ ngộ độc do tụ cầu. Trong các loại độc tố gây ra
các vụ ngộ độc thì SEA là loại độc tố chiếm tỷ lệ cao nhất (77,8%), SED (37,5%) và
6


Luận văn thạc sỹ

Nguyễn Thị Thu Huyên – K24

SEB (10%) [44].

Báo cáo mới nhất do Cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu, nhận được dữ liệu
từ 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu, cho thấy S. aureus là tác nhân gây
bệnh phổ biến thứ tư gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm năm 2008, sau Salmonella,
virus gây bệnh ở thực phẩm và Campylobacter. S. aureus gây ra 291 vụ ngộ độc thực
phẩm chiếm 5,5% tổng số vụ dịch được báo cáo ở Liên minh châu Âu [21].
Hầu hết các vụ ngộ độc do tụ cầu là do quá trình chế biến hoặc bảo quản thực
phẩm không tốt. Tụ cầu thường nhiễm trực tiếp vào thực phẩm do tay người chế biến
bị trầy xước hay do ho, hắt hơi. Việc bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ không phù hợp
cũng rất quan trọng, một khi thực phẩm đã nhiễm tụ cầu, chúng sẽ tăng nhanh số
o

lượng do tụ cầu phát triển được trong khoảng nhiệt độ rất lớn, từ 7-48 C. Điều đáng
lo ngại là độc tố được tạo ra trong suốt quá trình phát triển của tụ cầu nhưng lại
không gây ảnh hưởng đến cảm quan của thực phẩm, do đó ít được chú ý [48].
1.2.

Giới thiệu chung về Staphylococcus aureus

1.2.1. Giới thiệu về Staphylococcus

Staphylococcus được biết đến là cầu khuẩn và một số loài là thành viên của hệ
vi sinh vật bình thường trên da và màng nhày của con người. Tuy nhiên, một số khác
là nguyên nhân gây ra mưng mủ, làm hình thành các vết áp xe, hàng loạt các hiện
tượng nhiễm trùng sinh mủ, thậm chí tử vong do nhiễm trùng huyết. Staphylococci
gây bệnh thường gây tan máu, đông huyết tương, sản xuất hàng loạt các enzyme
ngoại bào và nhiều loại độc tố. Ngộ độc thực phẩm phổ biến nhất do các độc tố ruột
có tính ổn nhiệt. Staphylococci phát triển nhanh chóng với khả năng kháng các tác
nhân kháng khuẩn, do đó gây khó khăn trong quá trình điều trị [20].
Chi Staphylococcus có ít nhất 45 loài. Trong đó, bốn loài quan trọng nhất là
Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis, Staphylococcus lugdunensis, và

Staphylococcus saprophyticus. S. aureus cho phản ứng coagulase dương tính, khác
biệt với các staphylococci khác. S. aureus là loài gây bệnh chính cho con người. Hầu
hết mọi người sẽ bị một số loài S. aureus xâm nhiễm trong suốt cuộc đời, với mức độ
từ ngộ độc thực phẩm hoặc nhiễm trùng da nhẹ đến nhiễm trùng đe dọa tính mạng
nghiêm trọng. Các staphylococci cho phản ứng coagulase âm tính là những vi sinh
vật bình thường ở người và đôi khi lây nhiễm bởi các thiết bị cấy ghép như cấy ghép
7


Luận văn thạc sỹ

Nguyễn Thị Thu Huyên – K24

khớp nhân tạo, ống xông đường tiểu…, đặc biệt là ở các bệnh nhân còn trẻ, người già
hay những người bị suy giảm miễn dịch. Khoảng 75% nhiễm trùng gây ra bởi các loài
staphylococci cho phản ứng coagulase âm tính bao gồm S. lugdunensis, S.
warneri, S. hominis, và một số khác thì hiếm gặp hơn. S. srophrophyticus là một
nguyên nhân tương đối phổ biến của nhiễm trùng đường tiết niệu ở phụ nữ trẻ, mặc
dù nó hiếm khi gây nhiễm trùng ở bệnh nhân nhập viện [20].
1.2.2.

Hình thái, đặc điểm sinh hóa

Năm 1881, Sir Alexander Ogston, một bác sĩ phẫu thuật người Scotland, đã
phát hiện ra rằng Staphylococcus có thể gây nhiễm trùng vết thương sau khi nhận
thấy các nhóm vi khuẩn trong mủ do vết áp xe khi thực hiện thủ thuật. Ông đặt tên
cho nó là Staphylococcus dạng cụm dưới kính hiển vi. Sau đó, vào năm 1884, nhà
khoa học người Đức Friedrich Julius Rosenbach đã xác định loài Staphylococcus
aureus [59].
Theo phân loại khoa học, vi khuẩn Staphylococcus aureus thuộc [52]:

-

Giới: Bacteria

-

Ngành: Firmicutes

-

Lớp: Bacilli

-

Bộ: Bacillales

-

Họ: Staphylococcaceae

-

Chi: Staphylococcus

-

Loài: Staphylococcus aureus

-


Tên khoa học: Staphylococcus aureus Rosenbach 1884

Staphylococcus aureus thuộc chi Staphylococcus, do đó mang những tính chất
chung của Staphylococcus. S. aureus là những vi khuẩn hình cầu, Gram dương,
không di động, đường kính 0,5 - 1,5 µm; tế bào có xu hướng xếp thành cụm và được
mô tả dạng chùm nho (hình 1) [56]. Staphylococcus aureus phát triển thành cụm vì
các tế bào phân chia liên tiếp thành ba mặt phẳng vuông góc và các tế bào chị em gắn
liền với nhau sau mỗi lần phân chia liên tiếp. Vì điểm đính kèm chính xác của các tế
bào chị em có thể không nằm trong mặt phẳng phân chia và các tế bào có thể thay đổi
vị trí một chút trong khi vẫn gắn liền, kết quả là hình thành một cụm tế bào không
đều [59].
8


Luận văn thạc sỹ

Nguyễn Thị Thu Huyên – K24

Hình 1. Hình thái nhuộm Gram của các tế bào Staphylococcus aureus [20].
Thành tế bào của S. aureus có tới 50% khối lượng là peptidoglycan. Lớp
peptidoglycan bao gồm các tiểu phần polysaccharide sắp xếp luân phiên xen kẽ của
N-acetylglucosamine và axit N-acetylmuramic bằng liên kết 1,4-β glycosidic. Các
chuỗi peptidoglycan được liên kết chéo với các chuỗi tetrapeptide liên kết với axit Nacetylmuramic bằng cầu nối pentaglycine đặc trưng cho S. aureus. Peptidoglycan có
thể có hoạt tính giống như nội độc tố, kích thích sự giải phóng các cytokine của các
đại thực bào, kích hoạt bổ sung và tập hợp các tiểu cầu. Sự khác biệt trong cấu trúc
peptidoglycan của các chủng tụ cầu có thể góp phần làm thay đổi khả năng gây đông
máu của chúng [42]. Peptidoglycan hình thành một mạng lưới vững chắc bao quanh
tế bào. Staphylococcus aureus kháng với lysozyme nhưng nhạy cảm với lysostaphin
do nó tấn công vào liên kết glycine-glycine có trong cầu nối peptide của
peptidoglycan [41].

Staphylococcus aureus là những vi khuẩn kỵ khí tùy nghi, có enzyme catalase
phân giải hydrogen peroxide (H2O2) giải phóng oxy và nước:
catalase
2 H2O2

2 H2O + O2

Coagulase là một enzyme làm đông huyết tương theo cơ chế tương tự đông
máu thông thường. Xét nghiệm coagulase là phương pháp xác định vi khuẩn gây
bệnh cho con người là Staphylococcus aureus. Đây được xem là tính chất đặc trưng
của S. aureus, là tiêu chuẩn để phân biệt S. aureus với các tụ cầu khác. Ở cơ thể vật
9


Luận văn thạc sỹ

Nguyễn Thị Thu Huyên – K24

chủ con người, hoạt động của enzyme coagulase tạo ra khối đông huyết tương bằng
cách chuyển đổi ngay lập tức fibrinogen thành fibrin ở vùng lân cận của vi khuẩn như
một biện pháp bảo vệ chính nó. Cấu trúc lưới fibrin được hình thành bởi sự chuyển
đổi này bao quanh các tế bào vi khuẩn hoặc mô bị nhiễm khuẩn, bảo vệ vi khuẩn khỏi
sự đề kháng không đặc hiệu của vật chủ như thực bào và hoạt tính chống tụ cầu của
huyết thanh bình thường. Điều này cho phép vi khuẩn tồn tại trong sự hiện diện của
phản ứng miễn dịch của vật chủ, có thể dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng. Do đó,
coagulase được mô tả là yếu tố độc lực của S. aureus. Phần lớn các chủng S. aureus
tạo ra một hoặc hai loại coagulase: coagulase cố định (bound coagulase) gắn vào
thành tế bào và coagulase tự do (free coagulase) được giải phóng khỏi thành tế bào.
Có hai phương pháp để thực hiện thử nghiệm coagulase là thực hiện trên lam kính và
trong ống nghiệm. Phương pháp lam kính giúp phát hiện những coagulase cố định

bằng cách phản ứng trực tiếp với fibrinogen, phương pháp ống nghiệm phát hiện
những coagulase tự do bằng phản ứng gián tiếp với fibrinogen qua cộng hợp với
những yếu tố khác trong huyết tương tạo thành từng khối hay thành cục [24].
1.2.3. Điều kiện sinh trưởng

Staphylococcus aureus phát triển dễ dàng ở nhiều điều kiện sinh trưởng khác
nhau từ hiếu khí đến vi hiếu khí. Chúng có khả năng phát triển trong khoảng nhiệt độ
rất rộng, từ 7 – 48,5oC, với nhiệt độ cực thuận là 30 – 45 oC; khoảng pH 4,2-9,3, với
độ pH cực thuận là 7-7,5; và trong môi trường chứa trên 15% NaCl [40]. Khuẩn lạc
trên các môi trường rắn thường tròn, bóng, lồi và tạo sắc tố tốt nhất ở nhiệt độ phòng
(20 – 25oC) [20].
S. aureus có khả năng lên men chậm nhiều loại carbonhydrate, sản sinh nhiều
acid lactic. Một số dòng S. aureus có khả năng gây tan máu trên môi trường thạch
máu, vòng tan máu phụ thuộc vào từng chủng nhưng chúng đều có vòng tan máu hẹp
hơn so với đường kính khuẩn lạc. Hầu hết các chủng S. aureus đều tạo sắc tố vàng,
nhưng các sắc tố thấy rõ sau 24 giờ nuôi cấy ở nhiệt độ phòng. Các khuẩn lạc có
đường kính 3 – 4 mm được bao quanh bởi vòng tan máu có đường kính khoảng 1 cm
(hình 2) [20].

10


Luận văn thạc sỹ

Nguyễn Thị Thu Huyên – K24

Hình 2. Khuẩn lạc của S. aureus trên môi trường thạch máu sau 24 giờ nuôi cấy [20].
Trên môi trường Baird Parker (BP), khuẩn lạc đặc trưng của S. aureus có màu
đen nhánh, bóng, lồi, đường kính 1 - 1,5 mm, quanh khuẩn lạc có vòng sáng rộng 2 5 mm (do khả năng khử potassium tellurite K 2TeO3 và khả năng thủy phân lòng đỏ
trứng của lethinase) (hình 3). Trên môi trường Manitol salt agar (MSA) hay còn gọi là

môi trường Chapman, khuẩn lạc tròn, bờ đều và lồi, màu vàng nhạt đến vàng đậm và
làm chuyển màu môi trường từ màu đỏ sang màu vàng (do lên men đường manitol)
[48] (hình 4).

Hình 3. Khuẩn lạc của S. aureus trên môi trường Baird Parker [10]

11


Luận văn thạc sỹ

Nguyễn Thị Thu Huyên – K24

Hình 4. Khuẩn lạc của S. aureus trên môi trường MSA [35]
Đa số các chủng S. aureus có thể tổng hợp một hay nhiều enterotoxin trong
môi trường có nhiệt độ trên 15 oC, nhiều nhất khi chúng tăng trưởng ở nhiệt độ 3537oC [9].
1.2.4. Sự phân bố

Staphylococcus aureus thuộc hệ vi sinh vật bình thường được tìm thấy trên da
và màng nhầy của động vật có vú và chim. Người ta ước tính rằng có tới một nửa
người trưởng thành nhiễm vi khuẩn này và khoảng 15% dân số nhiễm S. aureus lâu
dài. Chúng có thể được phát tán ra môi trường bên ngoài xung quanh vật chủ và tồn
tại lâu dài ở những khu vực đó. Do vậy, chúng có mặt khắp nơi ở bên ngoài không
khí, bám vào những hạt bụi, trong nước, nước thải…[32].
S. aureus có mặt ở khắp nơi và có khả năng sinh độc tố, do đó khả năng nhiễm
vào thực phẩm và gây bệnh của S. aureus rất lớn. Tụ cầu nhiễm vào thực phẩm chủ
yếu qua con đường chế biến có các công đoạn tiếp xúc trực tiếp với người. Những
người xử lý thực phẩm mang S. aureus sản xuất enterotoxin trong mũi hoặc trên tay
của họ được coi là nguồn ô nhiễm thực phẩm chính, thông qua tiếp xúc thủ công hoặc
qua dịch tiết đường hô hấp. Do S. aureus không cạnh tranh tốt với nguồn vi sinh vật

trong thực phẩm thô, ô nhiễm chủ yếu liên quan đến việc xử lý thực phẩm không
đúng cách, tiếp theo là bảo quản trong điều kiện cho phép S. aureus phát triển và sản
xuất enterotoxin. Sự hiện diện với mật độ cao của S. aureus trong thực phẩm cho thấy
12


Luận văn thạc sỹ

Nguyễn Thị Thu Huyên – K24

điều kiện vệ sinh của quá trình chế biến kém, kiểm soát nhiệt độ trong các công đoạn
chế biến không tốt. Tuy nhiên, điều đó không đủ bằng chứng để cho rằng thực phẩm
đó sẽ gây độc, điều đó chỉ xảy ra khi S. aureus được phân lập tạo độc tố. Ngược lại,
chỉ với một lượng nhỏ S. aureus tạo độc tố cũng có thể gây ngộ độc [13]. Các loại
thực phẩm thường xuyên bị nhiễm độc tụ cầu bao gồm thịt và các sản phẩm thịt, thịt
gia cầm và các sản phẩm từ trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa, xà lách, các sản phẩm
bánh, đặc biệt là bánh ngọt và bánh sandwich. Các sản phẩm thực phẩm muối, chẳng
hạn như giăm bông, cũng có liên quan do khả năng của S. aureus có thể phát triển ở
hoạt động nước tương đối thấp [13].
1.2.5. Khả năng gây bệnh

Staphylococcus aureus là một trong những vi khuẩn cư trú ở người nhưng
cũng là mầm bệnh của con người. S. aureus gây ra một loạt các bệnh nhiễm trùng
(hình thành mủ) và nhiễm độc ở người. Nó gây ra các tổn thương bề mặt da như mụn
nhọt, nhiễm trùng nghiêm trọng hơn như viêm phổi, viêm vú, viêm tĩnh mạch, viêm
màng não, viêm đường tiết niệu, thậm chí còn gây viêm tủy xương và viêm nội tâm
mạc. S. aureus là một nguyên nhân chính của nhiễm trùng bệnh viện tại các vết
thương phẫu thuật và nhiễm trùng liên quan đến các thiết bị y tế. S. aureus gây ngộ
độc thực phẩm bằng cách giải phóng các enterotoxin vào thực phẩm, và gây ra hội
chứng sốc độc tố bằng cách sản sinh các siêu kháng nguyên vào máu [59].


Hình 5. Vị trí nhiễm trùng và bệnh do Staphylococcus aureus gây ra [59]
13


Luận văn thạc sỹ

Nguyễn Thị Thu Huyên – K24

Sự nhiễm Staphylococcus aureus ở người xảy ra thường xuyên và mang tính
cục bộ tại một số vị trí khi chúng vượt qua được hàng rào bảo vệ thông thường của cơ
thể. Các vị trí ấy có thể là một nang lông hoặc một vết trầy xước trên da. Nhiễm trùng
nghiêm trọng hơn của da có thể xảy ra, chẳng hạn như nhọt hoặc chốc lở. Một vị trí
nhiễm trùng khác nữa là đường hô hấp. Viêm phổi do tụ cầu là một biến chứng
thường gặp của bệnh cúm. Phản ứng của cơ thể đối với nhiễm trùng tụ cầu là viêm,
đặc trưng bởi nhiệt độ tăng cao tại chỗ, sưng, tích tụ mủ và hoại tử mô. Nhiễm trùng
cục bộ của xương được gọi là viêm tủy xương. Hậu quả nghiêm trọng của nhiễm
trùng tụ cầu xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng máu và có thể
nhanh chóng gây tử vong. Nhiễm trùng máu cũng có thể gây bởi các vết áp xe trên da
hoặc nhiễm trùng ở phổi, thận, tim, cơ xương hoặc màng não [20].
1.2.6. Khả năng kháng kháng sinh

Hầu hết các chủng S. aureus kháng với nhiều loại kháng sinh khác nhau. Một
vài dòng kháng với tất cả các loại kháng sinh ngoại trừ vancomycin, và những dòng
này ngày càng tăng. Những dòng MRSA (Methicilin resistant Staphylococcus aureus)
rất phổ biến và hầu hết các dòng này cũng kháng với nhiều kháng sinh khác. Trong
phòng thí nghiệm, người ta đã tìm thấy plasmid kháng vancomycin ở Enterococcus
faecalis có thể chuyển sang S. aureus, và việc chuyển gen này có thể xảy ra ngoài tự
nhiên, trong đường tiêu hóa chẳng hạn. Ngoài ra, S. aureus còn kháng với chất khử
trùng và chất tẩy uế [16]. Hiện tượng kháng kháng sinh của S. aureus có thể xảy ra ở

một số cơ chế [20]:
1. Sinh β-lactamase: đây là cơ chế phổ biến, do gen nằm trên plasmid kiểm
soát, nên chúng kháng với nhiều penicillins (penicillin G, ampicillin,
ticarcillin, piperacillin, và nhiều loại thuốc tương tự).
2. Kháng nafcillin (methicillin và oxacillin): Khả năng này được mã hoá và
quy định bởi một chuỗi các gen được tìm thấy tại một vùng của nhiễm sắc
thể gọi là mec staphylococcal (SCCmec). Có 12 type SCCmec khác nhau.
Các type I, II, III, VI, VIII có liên quan đến nhiễm khuẩn bệnh viện (HAMRSA). SCCmec type IV được tìm thấy trong S. aureus kháng methicillin
ngoài cộng đồng (CA-MRSA).

14


Luận văn thạc sỹ

Nguyễn Thị Thu Huyên – K24

3. Tại Hoa Kỳ, S. aureus được coi là nhạy cảm với Vancomycin nếu nồng độ
ức chế tối thiểu (MIC) là 2 μg/mL hoặc ít hơn; nhạy cảm trung bình nếu
MIC là 4-8 μg/mL; và kháng nếu MIC 16 μg/mL hoặc cao hơn. Chủng S.
aureus nhạy cảm trung bình với Vancomycin (VISA) đã được phân lập ở
Nhật Bản, Hoa Kỳ, và một số nước khác. Cơ chế này liên quan tới tăng sinh
tổng hợp thành tế bào, biến đổi trong thành tế bào mà không phải gây ra bởi
các gen van được tìm thấy trong enterococci.
4. Từ năm 2002, tại Hoa Kỳ người ta đã phân lập được từ bệnh nhân một số
chủng S. aureus kháng Vancomycin (VRSA) (MICs ≥ 16 μg/mL). Các
chủng này mang gen kháng Vancomycin vanA giống như enterococci và gen
kháng nafcillin mecA. Tất cả các chủng VRSA nhạy cảm với các kháng sinh
khác và chúng đang là mối quan tâm chính trên toàn thế giới.
5. Thu nhận các plasmid trung gian kháng với tetracycline, erythromycins,

aminoglycosides, và các loại thuốc khác được sử dụng thường xuyên trong
điều trị tụ cầu.
6. Hiện tượng “dung nạp” thuốc, nghĩa là bị ức chế bởi một loại thuốc nhưng
không bị giết bởi nó. Đó là khác biệt lớn giữa ức chế tối thiểu và nồng độ ức
chế gây chết tối thiểu của một loại thuốc kháng sinh. “Dung nạp” thuốc có
thể có do sự hoạt hóa các enzyme tự phân hủy trong thành tế bào.
Khảo sát tính chất kháng kháng sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2005
cho thấy các chủng S. aureus phân lập từ bệnh phẩm cho thấy có đến 94,1% chủng
kháng Penicillin, 52,9% kháng Ciprofloxacin, 52% kháng Amoxillin và 12,5% kháng
Getamicin [6].
1.2.7.

Các yếu tố độc lực và cấu trúc kháng nguyên

S. aureus mang nhiều yếu tố độc lực tiềm tàng: (1) protein bề mặt thúc đẩy quá
trình xâm lấn mô chủ; (2) yếu tố xâm lấn thúc đẩy vi khuẩn lây lan (leucocidin,
kinase, hyaluronidase); (3) các yếu tố bề mặt có tác dụng ức chế quá trình thực bào
(capsule, protein A); (4) đặc tính sinh hóa giúp tăng cường khả năng sống sót của
chúng trong thực bào (carotenoids, catalase); (5) yếu tố cải trang miễn dịch (protein
A, coagulase); (6) độc tố gây phá hủy màng (hemolysins, leukotoxin, leucocidin); (7)
các ngoại độc tố (SEA-G, TSST, ET) và (8) khả năng kháng các chất tẩy rửa [59].
15


×