Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Tổ chức thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường đô thị trong bảo đảm an ninh phi truyền thống ở huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 97 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH
*** *** ***

NGUYỄN VĂN KHANH

TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
ĐÔ THỊ TRONG BẢO ĐẢM AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG Ở
HUYỆN ĐAN PHƢỢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG (MNS)

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH
*** *** ***

NGUYỄN VĂN KHANH

TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
ĐÔ THỊ TRONG BẢO ĐẢM AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG Ở
HUYỆN ĐAN PHƢỢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY

Chuyên ngành: Quản trị An ninh phi truyền thống
Mã số: Chƣơng trình thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG (MNS)



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HỮU PHÚC

Hà Nội - 2019


CAM KẾT
Tác giả cam kết rằng kết quả nghiên cứu trong luận văn là kết quả lao động
của chính tác giả thu đƣợc chủ yếu trong thời gian học và nghiên cứu và chƣa
đƣợc ông bố trong bất cứ một chƣơng trình nghiên cứu nào của ngƣời khác.
Những kết quả nghiên cứu và tài liệu của ngƣời khác (trích dẫn, bảng,
biểu, công thức, đồ thị cùng những tài liệu khác) đƣợc sử dụng trong luận văn
này đã đƣợc các tác giả đồng ý và trích dẫn cụ thể.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng bảo vệ luận văn,
Khoa Quản trị và Kinh doanh và pháp luật về những cam kết nói trên.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Khanh


LỜI CẢM ƠN
Kính thƣa: các Nhà khoa học trong Hội đồng và quý vị đại biểu.
Kính thƣa: TS Nguyễn Hữu Phúc - Thầy hƣớng dẫn khoa học.
Thƣa toàn thể các đồng chí và các bạn.
Học viên rất xúc động và phấn khởi trƣớc những kết quả đạt đƣợc sau
thời gian học tập, rèn luyện và nghiên cứu khoa học, cũng nhƣ kết quả nghiên
cứu luận văn thạc sĩ của mình. Có đƣợc kết quả này, bên cạnh sự nỗ lực cố
gắng của bản thân là sự tạo điều kiện về mọi mặt của lãnh đạo, chỉ huy các
cấp, của các thầy, cô và sự động viên kích lệ của gia đình, bạn bè, đồng

nghiệp.
Trƣớc hết, cho phép Học viên đƣợc gửi lời cảm ơn đến các Nhà khoa
học trong Hội đồng về những nhận xét, đánh giá khách quan, chính xác đối
với sản phẩm nghiên cứu của mình.
Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Khoa Quản trị và Kinh doanh,
Đại học Quốc gia Hà Nội đã động viên, bồi dƣỡng, giáo dục, rèn luyện học viên
trong suốt quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Hữu Phúc, Thầy hƣớng dẫn
khoa học. Thầy luôn động viên, giúp đỡ Học viên trong nghiên cứu, tìm tòi để
Học viên có đƣợc kết quả nhƣ hôm nay.
Cuối cùng, xin kính chúc các Nhà khoa học trong Hội đồng, các quý vị
đại biểu, cùng toàn thể các đồng chí và các bạn mạnh khỏe, hạnh phúc và
thành công.
Xin cảm ơn!


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................ i
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG ĐÔ THỊ TRONG BẢO ĐẢM AN NINH PHI
TRUYỀN THỐNG............................................................................................ 8
1.1. Lý luận chung về an ninh phi truyền thống ........................................... 8
1.2. Khái niệm tổ chức thực hiện pháp luật bảo vệ môi trƣờng đô thị ....... 10
1.2.1. Môi trường đô thị .......................................................................... 10
1.2.2. Pháp luật bảo vệ môi trường đô thị .............................................. 14
1.2.3. Tổ chức thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường đô thị................. 23
1.3. Chủ thể, nội dung của tổ chức thực hiện pháp luật bảo vệ môi trƣờng
đô thị ............................................................................................................ 25
1.3.1. Chủ thể tổ chức thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường đô thị .... 25

1.3.2. Nội dung tổ chức thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường đô thị .. 28
1.4. Những yếu tố ảnh hƣởng đến việc tổ chức thực hiện pháp luật bảo vệ
môi trƣờng đô thị ở huyện Đan Phƣợng, thành phố Hà Nội....................... 28
1.5. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật bảo vệ môi
trƣờng đô thị ở huyện Đan Phƣợng, thành phố Hà Nội .............................. 31
1.6. Kinh nghiệm tổ chức thực hiện pháp luật bảo vệ môi trƣờng đô thị của
một số nƣớc trên thế giới ............................................................................ 34
1.6.1. Kinh nghiệm của Thái Lan ............................................................ 35
1.6.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc ....................................................... 35
1.6.3. Kinh nghiệm của Singapore .......................................................... 37
1.6.4. Kinh nghiệm của Mỹ ..................................................................... 38
1.6.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản ........................................................... 39


CHƢƠNG 2. CÔNG TÁC TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ
MÔI TRƢỜNG ĐÔ THỊ Ở HUYỆN ĐAN PHƢỢNG, THÀNH PHỐ HÀ
NỘI HIỆN NAY.............................................................................................. 43
2.1. Điều kiện tự nhiên - xã hội của thành phố Hà Nội nói chung, huyện
Đan Phƣợng nói riêng và thực trạng môi trƣờng đô thị hiện nay ............... 43
2.2. Hoạt động của các chủ thể tham gia tổ chức thực hiện pháp luật bảo vệ
môi trƣờng đô thị ở thành phố Hà Nội và huyện Đan Phƣợng ................... 50
2.3. Thực trạng ban hành các văn bản quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi
hành pháp luật bảo vệ môi trƣờng đô thị ở thành phố Hà Nội và huyện Đan
Phƣợng ........................................................................................................ 52
2.2.1. Tình hình ban hành các văn bản quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành ............................................................................................ 52
2.4. Thực trạng công tác phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trƣờng
đô thị ở huyện Đan Phƣợng, thành phố Hà Nội .......................................... 54
2.5. Thực trạng các điều kiện bảo đảm cho việc thi hành pháp luật trong
lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng ......................................................................... 58

2.6. Thực trạng thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại,
tố cáo trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng ở huyện Đan Phƣợng, thành phố
Hà Nội ......................................................................................................... 60
CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT MÔI TRƢỜNG ĐÔ THỊ TRONG BẢO ĐẢM
ANPTT Ở HUYỆN ĐAN PHƢỢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY . 63
3.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật bảo vệ môi
trƣờng đô thị ở thành phố Hà Nội nói chung, huyện Đan Phƣợng nói riêng ... 63
3.2. Một số giải pháp tổ chức thực hiện pháp luật bảo vệ môi trƣờng đô thị
ở thành phố Hà Nội nói chung, huyện Đan Phƣợng nói riêng.................... 64
3.2.1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác ban hành, tập huấn các
văn bản liên quan đến pháp luật bảo vệ môi trường .............................. 64


3.2.2. Hoàn thiện quy định về môi trường và bảo vệ môi trường đô thị 67
3.2.3. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về môi
trường nhằm xây dựng phong trào người dân chủ động, trực tiếp bảo vệ
môi trường ............................................................................................... 70
3.2.4. Hoàn thiện các thiết chế tổ chức thực hiện pháp luật và tăng
cường các điều kiện vật chất, kỹ thuật liên quan đến việc tổ chức thực
hiện pháp luật bảo vệ môi trường. .......................................................... 71
3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý vi
phạm pháp luật liên quan đến tổ chức thực hiện pháp luật bảo vệ ........ 71
3.2.6. Phối hợp chặt chẽ giữa các cấp ủy đảng, các cấp chính quyền, các
đoàn thể nhân dân trong tổ chức thực hiện pháp luật ............................ 74
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 76
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 78



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầu đủ

BVMT

Bảo vệ môi trƣờng

ĐTM

Đánh giá tác động môi trƣờng

GTVT

Giao thông vận tải

HĐND

Hội đồng nhân dân

QLNN

Quản lý nhà nƣớc

THPL

Thực hiện pháp luật


UBND

Ủy ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

PL

Pháp luật

DN

Doanh nghiệp

ANPTT

An ninh phi truyền thống

VN

Việt Nam

PGS.TS

Phó giáo sƣ, tiến sĩ

CBM


Cam kết bảo vệ môi trƣờng

KQM

Kế hoạch quản lý môi trƣờng

RBNUDP-NM

Chƣơng trình đô thị miền núi phía bắc

TN&MT

Tài nguyên và Môi trƣờng

QLDA

Quản lý dự án

XD

Xây dựng

GDĐT

Giáo dục đào tạo

LĐTB&XH

Lao động thƣơng binh và xã hội


GDP

Tổng sản phẩm

i


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Hiện nay, an ninh phi truyền thống (ANPTT) đang là mối đe dọa
chung. Chúng ta đang sống trong một thế giới có nhiều biến động về môi
trƣờng: Khí hậu biến đổi, nhiệt độ trái đất tăng lên, mực nƣớc biển dâng lên,
thu hẹp không gian sinh tồn... đang bị co hẹp lại và phân cách khác nhau, ô
nhiễm môi trƣờng ngày càng nặng nề, dân số ngày càng tăng, sức ép của công
nghiệp hoá, toàn cầu hoá ngày càng lớn. Những thay đổi trên đây đang ảnh
hƣởng trực tiếp đến công cuộc phát triển của các nƣớc nói chung, Việt Nam
nói riêng.
Sự phát triển kinh tế trên thế giới ngày nay, không những đang dẫn đến
những vấn đề môi trƣờng khó giải quyết mà còn nẩy sinh nhiều vấn đề chính
trị, xã hội đáng lo ngại, sự cách biệt giàu nghèo giữa các nƣớc và các vùng
ngày càng xa.Việt Nam là một quốc gia đang phát triển và cũng không nằm
ngoài xu hƣớng đó. Môi trƣờng của Việt Nam thực chất vẫn đang tiếp tục bị
xuống cấp, có nơi đã đến mức báo động, đất đai bị xói mòn, chất lƣợng nguồn
nƣớc bị suy giảm mạnh, không khí ô nhiễm nặng, mức độ độc hại của chất
thải ngày càng gia tăng, không có quy hoạch, đa dạng sinh học bị đe doạ
nghiêm trọng. Việc phát triển công nghiệp cả về số lƣợng, chất lƣợng, tăng
dân số, các thảm hoạ do thiên tai và những diễn biến xấu về biến đổi khí hậu
đang tăng gây áp lực lớn về môi trƣờng, đặt công tác bảo vệ môi trƣờng đứng
trƣớc những thách thức không nhỏ.
Trong những năm qua, hƣớng tới mục tiêu phát triển bền vững đất

nƣớc, cùng với trọng tâm phát triển kinh tế, đảm bảo tiến độ và công bằng xã
hội, Việt Nam luôn coi trọng công tác bảo vệ môi trƣờng và đã có rất nhiều
văn bản pháp luật quan trọng về bảo vệ môi trƣờng đƣợc ban hành: Luật bảo
vệ môi trƣờng năm 2003 (sửa đổi, bổ sung năm 2005); Nghị quyết số 411


NQ/TW của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trƣờng trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc; Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg của Thủ
tƣớng Chính phủ phê duyệt Chiến lƣợc bảo vệ môi trƣờng quốc gia đến năm 2010
và định hƣớng đến năm 2020, Quyết định số 166/2014/QĐ-TTg ngày 21 tháng 01
năm 2014 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chiến lƣợc
bảo vệ môi trƣờng quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030...
Hiện nay tốc độ đô thị hóa ở thành phố Hà Nội nói chung, huyện Đan
Phƣợng nói riêng ngày càng cao, năng lực quản lý của chính quyền đô thị
còn nhiều bất cập nên đặt ra những vấn đề bức xúc trong lĩnh vực môi
trƣờng . Rút kinh nghiệm từ các đô thị lớn của Việt Nam và quá trình đô thị
hóa diễn ra trong thời gian qua, khi chúng ta phát triển kinh tế, thu hút đầu
tƣ, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhƣng chƣa chú trọng thỏa đáng đến môi
trƣờng, đề tài mong muốn trang bị nhận thức cho các nhà quản lý, nhà hoạch
định chính sách khi bắt đầu phát triển đô thị phải đi theo hƣớng phát triển đô
thị bền vững. Hiện nay, trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng đô thị, khâu có
nhiều bất cập là khâu tổ chức thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nƣớc,
đặc biệt là của chính quyền đô thị. Hơn nữa, các cơ quan chính quyền thành
phố quản lý đô thị vẫn còn yếu kém, bị phân tán, và có nguồn lực hạn chế.
Hiện nay chất lƣợng môi trƣờng đô thị ở huyện Đan Phƣợng đang đứng
trƣớc những thách thức cơ bản sau:
Hạ tầng kỹ thuật cùng với trang bị, thiết bị bảo vệ môi trƣờng còn hạn
chế, lạc hậu, vấn đề ô nhiễm môi trƣờng đô thị không có chiều hƣớng giảm,
thậm chí ngƣợc lại, trong khi đó khoản kinh phí đầu tƣ chƣa cao, chuyên môn
của cán bộ, công chức, viên chức nhà nƣớc quản lý môi trƣờng chƣa đạt yêu cầu.

Sự gia tăng dân số, di dân từ các địa phƣơng khác dồn về gây ra áp lực
lớn đối với tài nguyên và môi trƣờng.
Các giải pháp bảo vệ môi trƣờng chƣa đồng bộ. Bảo vệ môi trƣờng
chƣa đƣợc lồng ghép một cách khoa học với sự phát triển kinh tế- xã hội ngày
2


càng sôi động, dẫn đến khó khăn cho ngăn ngừa ô nhiễm và bảo đảm phát
triển bền vững tƣơng lai.
Nhận thức về vai trò môi trƣờng và phát triển bền vững chung chƣa đầy
đủ, một bộ phận ngƣời dân ý thức bảo vệ môi trƣờng chƣa cao.
Về mặt lý luận, vấn đề tổ chức thực hiện pháp luật về môi trƣờng trong
bảo đảm an ninh phi truyền thống là những vấn đề mới cần có những nghiên
cứu chuyên sâu phục vụ cho hoạt động giảng dạy và hoạt động quản lý của
Nhà nƣớc.
Xuất phát từ những lý do trên, học viên lựa chọn đề tài “Tổ chức thực
hiện pháp luật bảo vệ môi trường đô thị trong bảo đảm an ninh phi truyền
thống ở huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội hiện nay” làm đề tài luận
văn tốt nghiệp.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Để có cái nhìn khách quan, toàn diện về vấn đề nghiên cứu, tìm ra yếu
tố có thể kế thừa, bổ sung và phát triển, Đề tài khoa học sẽ tìm hiểu tình hình
nghiên cứu liên quan đến đề tài tổ chức thực hiện pháp luật bảo vệ môi trƣờng
đô thị ở thành phố Hà Nội đã đƣợc công bố ở trong và ngoài nƣớc.
2.1. Một số công trình nghiên cứu liên quan đến thực hiện pháp luật
Về mặt lý luận, thực hiện pháp luật (THPL) đã đƣợc nhiều công trình
nghiên cứu đề cập, đặc biệt là các nhà khoa học pháp lý Liên Xô và các nƣớc
XHCN Đông Âu trƣớc đây, theo đó, các vấn đề lý luận nhƣ: khái niệm, đặc
điểm, hình thức, vai trò...đã đƣợc làm rõ trong nhiều chuyên khảo, Giáo trình
Lý luận Nhà nƣớc và pháp luật. Nó còn đƣợc nghiên cứu dƣới góc độ bộ phận

cấu thành của cơ chế điều chỉnh pháp luật, trong quan hệ với xây dựng và bảo
vệ pháp luật, tăng cƣờng pháp chế.
Gần đây, THPL trở thành chủ đề quan tâm của nhiều chuyên khảo, hội
thảo khoa học: Chuyên khảo: “Thực hiện và áp dụng pháp luật ở Việt Nam”
của PGS. TS.Nguyễn Minh Đoan đã làm rõ khái niệm, mục đích, ý nghĩa,
3


hình thức, quy trình, các bảo đảm và tiêu chí đánh giá hiệu quả THPL ở Việt
Nam, thực trạng và đề xuất các giải pháp; làm rõ về áp dụng pháp luật (khái
niệm, đặc điểm, các trƣờng hợp, nguyên tắc, quá trình và quyết định áp dụng);
áp dụng pháp luật tƣơng tự, giải thích pháp luật...
2.2. Một số công trình liên quan đến việc tổ chức thực hiện pháp luật
Bài viết: “Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức THPL,
nhiệm vụ trọng tâm xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của
dân, do dân và vì dân” của GS.TS.Trần Ngọc Đƣờng đã làm rõ tính tất yếu
khách quan của việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức THPL, đề xuất
phƣơng hƣớng, giải pháp hoàn thiện ở nƣớc ta từ góc độ lập pháp, hành pháp,
tƣ pháp.
Bài viết: „Thực hiện pháp luật và cơ chế thực hiện pháp luật" của GS.
TSKH.Đào Trí Úc đã làm rõ khái niệm, đặc trƣng của THPL và các yếu tổ
(bộ phận) cấu thành cơ chế THPL và vị trí/ vai trò của từng yếu tố...
2.3. Một số công trình liên quan đến việc tổ chức thực hiện pháp luật bảo
vệ môi trường đô thị
Đề tài cấp bộ KX 01.04 “Nghiên cứu về sự biến đổi khí hậu các thành
phố ở Việt Nam hiện nay” Bộ Khoa học Công nghệ môi trƣờng năm 2014;
Trần văn Tình, luận án tiến sĩ “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp bảo
vệ môi trƣờng ở nƣớc ta hiện nay” năm 2012;
Nguyễn Thọ Đoàn, luận án tiến sĩ “Tác động của môi trƣờng đến sự
phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam hiện nay” năm 2013;

Trần Anh Công, luận án tiến sĩ, “Giải pháp bảo vệ môi trƣờng ở nông
thôn Việt Nam”, năm 2014;
Sách chuyên khảo “Lý luận và thực tiễn bảo vệ môi trƣờng trong điều
kiện phát triển kinh tế hiện nay”, NXB. Đồng Nai 2011;
Đồng Thanh Tuấn, luận văn cao học “Hoàn thiện pháp luật về môi
trƣờng ở nƣớc ta hiện nay”, năm 2015.
4


2.4. Đánh giá kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan đến tổ
chức thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường đô thị ở thành phố Hà Nội
hiện nay
Từ kết quả của các công trình nghiên cứu đã khảo sát trên đây, có thể rút
ra một số nhận xét, đánh giá có giá trị tham khảo cho đề tài khoa học nhƣ sau:
Một là, pháp luật về bảo vệ môi trƣờng đô thị còn ít các công trình khai
thác. Từ nhóm các công trình nghiên cứu ít về số lƣợng đó, đã chƣa hệ thống
hóa và làm rõ đƣợc một số vấn đề lý luận cơ bản về vị trí, vai trò của hệ thông
pháp luật bảo vệ môi trƣờng đô thị ở thành phố Hà Nội nói chung, các quận ,
huyện nói riêng.
Hai là, các công trình nghiên cứu về thực hiện pháp luật thì nhiều, đa
dạng trên nhiều lĩnh vực khác nhau, nhƣng đi sâu nghiên cứu vấn đề tổ chức
thực hiện pháp luật còn rất ít, tản mạn dƣới dạng các bài viết nhỏ lẻ chƣa có
tính hệ thống, đặc biệt chƣa có công trình nào viết về tổ chức thực hiện pháp
luật về bảo vệ môi trƣờng gắn với nội hàm an ninh phi truyền thống và cách
tiếp cận đang dừng lại ở việc “bàn về..”. Thực tiễn cho thấy đối với công tác
xây dựng pháp luật thì công tác tổ chức thực hiện pháp luật là khâu chƣa đƣợc
đầu tƣ thỏa đáng.
Ba là, chƣa có công trình khoa học nào nghiên cứu về việc tổ chức thực
hiện pháp luật ở đô thị. Tính đặc thù của đô thị đã đƣợc khoa học chứng minh,
từ tính đặc thù này nó quy định đến việc tổ chức chính quyền ở đô thị cũng

phải đặc thù.
2.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
Trên cơ sở tiếp thu các công trình và phát huy kết quả nghiên cứu cuả
các công trình nghiên cứu có khảo sát, lựa chọn, học viên thấy còn có nhũng
vấn đề sau đây cần tiếp tục trao đổi:
Nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ về nội hàm pháp luật bảo vệ
môi trƣờng nói chung, môi trƣơng đô thị ở cấp quận, huyện thành phố Hà
5


Nội nói riêng. Đề tài khoa học cũng sẽ đƣa ra những quan niệm về hiệu quả
và hệ tiêu chí về hiệu qủa trong việc tổ chức thực hiện pháp luật về môi
trƣờng gắn với địa phƣơng cụ thể.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Đề tài đƣợc nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện pháp
luật bảo vệ môi trƣờng ở huyện Đan Phƣợng, thành phố Hà Nội để đƣa pháp
luật bảo vệ môi trƣờng đô thị vào đời sống thực tiễn, đảm bảo cho quá trình
đô thị hóa diễn ra theo hƣớng phát triển bền vững.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Làm rõ các khía cạnh lý luận chung về tổ chức thực hiện pháp luật và
gắn lý luận chung về tổ chức thực hiện pháp luật với một lĩnh vực pháp luật
chuyên ngành - Pháp luật bảo vệ môi trƣờng đô thị.
- Đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật bảo vệ môi trƣờng đô
thị ở huyện Đan Phƣợng, thành phố Hà Nội, chỉ ra những tồn tại và tìm
nguyên nhân của những tồn tại làm cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp
nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật môi trƣờng đô thị ở huyện Đan
Phƣợng, thành phố Hà Nội.
- Xác định phƣơng hƣớng và xây dựng hệ thống giải pháp, đƣa ra các
kiến nghị nhằm nâng cao hiệu qủa tổ chức thực hiện pháp luật môi trƣờng ở

huyện Đan Phƣợng, thành phố Hà Nội trong thời gian tới .
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về tổ chức thực hiện pháp luật môi trƣờng đô thị ở
huyện Đan Phƣợng, thành phố Hà Nội trong bảo đảm ANPTT
5. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu ở huyện Đan Phƣợng, thành phố Hà Nội
- Về thời gian: Từ 2014 đến nay (năm ban hành Luật bảo vệ môi
trƣờng)
6


6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài đƣợc nghiên cứu trên cơ sở phƣơng pháp tổng hợp và phân tích
dữ liệu. Các dữ liệu đƣợc tổng hợp từ 2 nguồn:
 Dữ liệu thứ cấp: là những dữ liệu đã đƣợc sàng lọc; tác giả sử dụng từ
các báo, tạp chí, báo cáo địa phƣơng về lĩnh vực thực hiện Pháp luật BVMT.
 Dữ liệu sơ cấp: là những dữ liệu cần sàng lọc, tác giả thực hiện phỏng
vấn các chuyên gia, lãnh đạo địa phƣơng và ngƣời dân địa phƣơng để khẳng
định các thông tin mà tác giả đƣa vào luận văn. Sau đó, tác giả thiết kế bảng
hỏi và thực hiện điều tra xã hội học. Trong nội dung này, tác giả sử dụng
phần mềm excel để tổng hợp số liệu điều tra.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, Luận văn
chia thành 3 chƣơng.

7


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP
LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG ĐÔ THỊ TRONG BẢO ĐẢM AN NINH

PHI TRUYỀN THỐNG
1.1. Lý luận chung về an ninh phi truyền thống
Nhà nƣớc, độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, an ninh cộng đồng,
an ninh xã hội, trong đó an ninh con ngƣời là vấn đề hạt nhân, “con ngƣờilà
trung tâm của chiến lƣợc phát triển”1. Điều đó đã đƣợc minh chứng khi quan
điểm của Đảng, Nhà nƣớc ta xác định: “Sự ổn định và phát triển bền vững
mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội là nền tảng vững chắc của quốc phòng - an
ninh”2, “Những vấn đề toàn cầu nhƣ an ninh tài chính, an ninh năng lƣợng, an
ninh nguồn nƣớc, an ninh lƣơng thực, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh có
nhiều diễn biến phức tạp. Cộng đồng quốc tế phải đối phó ngày càng quyết
liệt hơn với các thách thức an ninh truyền thống, phi truyền thống, đặc biệt là
an ninh mạng và các hình thái chiến tranh kiểu mới”3
Kể từ sau Tuyên bố chung ASEAN - Trung Quốc về hợp tác trên
những lĩnh vực ANPTT, Việt Nam cùng các nƣớc ASEAN đã triển khai với
các nƣớc đối thoại, đặc biệt là với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ,
EU, các tổ chức quốc tế trong hợp tác đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc
gia cũng nhƣ các lĩnh vực an ninh phi truyền thống khác. Mới đây nhất, ngay
tại tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 28- 29 tổ chức ngày 7/9/2016 tại
Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, ngoài hai Hội nghị Cấp cao 28 -29 của
ASEAN, còn có một số hội nghị cấp cao liên quan gồm Hội nghị cấp cao
ASEAN – Trung Quốc lần thứ 19; Hội nghị cấp cao ASEAN – Nhật Bản lần
1

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính
trị quốc gia, H, 2011, tr.76
2
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính
trị quốc gia, H, 2011, tr.82
3
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng

Trung ƣơng Đảng, H, 2016, tr.72

8


thứ 19; Hội nghị cấp cao ASEAN – Hàn Quốc lần thứ 18; Hội nghị cấp cao
ASEAN + 3 lần thứ 19; Hội nghị cấp cao ASEAN – Australia lần thứ 2; Hội
nghị cấp cao ASEAN – Liên hợp quốc lần thứ 8; Hội nghị cấp cao ASEAN Ấn Độ lần thứ 14; Hội nghị cấp cao ASEAN – Mỹ lần thứ 4; Hội nghị cấp
cao Đông Á lần thứ 11; Hội nghị cấp cao Mê Công – Nhật Bản lần thứ 8, các
nhà lãnh đạo ASEAN cùng các đối tác“ đã trao đổi về các thách thức khu vực
và quốc tế, trong đó có các hoạt động khủng bố, cực đoan, tội phạm mạng,
vấn đề biến đổi khí hậu và bệnh dịch…”, trong đó khẳng định một trong
những bảo đảm chính cho ANPTT là sử dụng công cụ pháp luật.
Trở lại với pháp luật thực định của nƣớc ta trong bảo đảm ANPTT hiện
nay, chúng ta nhận thấy hệ thống pháp luật đã ngày đƣợc hoàn thiện, tiêu biểu
bao gồm các luật nhƣ:Hiến pháp 2013, Luật Quốc phòng năm 2005, Luật An
ninh quốc gia năm 2004, Luật bảo vệ môi trƣờng năm 2014, Luật phòng,
chống thiên tai năm 2013, Luật sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả năm
2010, Luật tài nguyên môi trƣờng và hải đảo năm 2015,Luật đất đai năm
2013, Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989, Luật bảo hiểm y tế năm
2008, Luật khám, chữa bệnh năm 2009, Luật doanh nghiệp năm 2014, Luật
phá sản năm 2005, Luật đầu tƣ năm 2014, Bộ luật hình sự năm 2015 (Hiệu
lực thi hành từ ngày 01.7.2018), Luật xử lý vi pham hành chính năm 2012,
mới đây nhất, tại Bộ luật hình sự năm 2015 đã bổ sung thêm 34 tội danh mới,
trong đó có các tội danh đe dọa ANPTT nhƣ tội phạm xâm hại về môi trƣờng
…đặc biệt theo Bộ luật hình sự mới sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với
pháp nhân thƣơng mại. Sự hoàn thiện pháp luật trên ở nƣớc ta trong thời gian
qua rất đáng ghi nhận, một mặt là thể chế hóa quan điểm của Đảng ta, mặt
khác thể hiện những cam kết quốc tế cũng nhƣ nội luật hóa những công ƣớc,
hiệp ƣớc, hiệp định, nghị định thƣ mà Việt Nam đã tham gia ký kết hoặc phê

chuẩn. Tuy nhiên trƣớc những diễn biến rất phức tạp, trƣớc những “nhóm”
thách thức ANPTT nổi cộm nhƣ môi trƣờng, tội phạm công nghệ cao… đang
9


hiện hữu, đe dọa an ninh truyền thống, đòi hỏi bên cạnh những yếu tố bảo
đảm ANPTT nhƣ thể chế, hợp tác quốc tế, chia sẻ thông tin, tài trợ…thì yếu
tố pháp luật cần hết sức chú trọng.
Quan niệm về ANPTT tƣơng đối rộng lớn, đang là những thách thức,
đe dọa nghiêm trọng đến ổn định, trật tự xã hội. Điều đó đòi hỏi tƣơng ứng
với mỗi mảng, mỗi lĩnh vực ANPTT cần hiện diện kịp thời, đầy đủ hệ thống
quy phạm, trƣớc hết và chủ yếu là quy phạm pháp luật nhằm bảo đảm và kiểm
soát có hiệu quả các mối đe dọa từ ANPTT.
Lĩnh vực môi trƣờng là nội hàm quan trọng của an ninh phi truyền
thống, là nhân tố đe dọa chính đến an ninh cộng đồng. Điều này đã đƣợc các
nhà khoa học, các chuyên gia ANPTT nhƣ Thƣợng tƣớng, TS Nguyễn Văn
Hƣởng, Thƣợng tƣớng, PGS, TS. Bùi Văn Nam, PGS, TS Hoàng Đình Phi
xác định ở phƣơng trình:
S`S = (S1 + S2 +S3) - (C1 + C2 + C3)
Trong đó: S`S = an ninh của chủ thể
S1= an toàn của chủ thể
S2= ổn định của chủ thể
S3= Phát triển bền vững của chủ thể
C1= Chi phí quản trị rủi ro
C2= Chi phí, hậu quả của khủng hoảng
C3= Chi phí khắc phục hậu quả
Nhƣ vậy, dù tiếp cận ở góc độ nào, môi trƣờng cũng là một trong
nhƣng đối tƣợng quan trọng trong bảo đảm ANPTT, đƣợc các chủ thể hƣớng
tới trong thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc.
1.2. Khái niệm tổ chức thực hiện pháp luật bảo vệ môi trƣờng đô thị

1.2.1. Môi trường đô thị
Dƣới chuyên ngành pháp luật và an ninh phi truyền thống, môi trƣờng
là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn
10


tại và phát triển của con ngƣời và sinh vật4. Nói cách khác, môi trƣờng là tất
cả những gì có xung quanh con ngƣời, cung cấp cho con ngƣời điều kiện sống
và phát triển.
Theo quan điểm chung của hầu hết các quốc gia trên thế giới “đô thị
đƣợc hiểu là nơi tập trung dân cƣ đông đúc, là trung tâm của một vùng lãnh
thổ với hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ”5. Còn theo Từ
điển Bách khoa Việt Nam, đô thị đƣợc định nghĩa là một không gian cƣ trú
của cộng đồng ngƣời sống tập trung và hoạt động trong những khu vực kinh
tế phi nông nghiệp6.
Từ những khái niệm về môi trƣờng và đô thị nêu trên, chúng ta có thể
hiểu môi trƣờng đô thị là môi trƣờng sống, nơi cƣ trú và diễn ra các hoạt động
của dân cƣ đô thị. Môi trƣờng đô thị gồm rất nhiều thành phần khác nhau nhƣ
nhà ở, các công trình công cộng, hạ tầng giao thông, công viên, cây xanh, các
công xƣởng nhà máy, các tòa nhà thƣơng mại, hạ tầng môi trƣờng đô thị (cấp
nƣớc, cấp điện, xử lý nƣớc thải, quản lý rác thải…).
Tiêu chuẩn và chỉ tiêu phân loại đô thị đƣợc quy định tại Nghị định số
42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 và Thông tƣ số 34/2009/TT-BXD ngày
30/9/2009 của Bộ Xây dựng (gồm 6 tiêu chuẩn và 49 chỉ tiêu):
2.1. Tiêu chuẩn 1 (đánh giá chức năng đô thị):
a) Chỉ tiêu về vị trí và tính chất của đô thị.
b) Chỉ tiêu kinh tế xã hội.
2.2. Tiêu chuẩn 2 (quy mô dân số đô thị), trong đó:
a) Chỉ tiêu dân số toàn đô thị.
b) Chỉ tiêu dân số nội thị.

c) Chỉ tiêu tỷ lệ đô thị hoá.

Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trƣờng 2014
TS. Võ Kim Cƣơng (2006), Chính sách đô thị, NXB Xây dựng, Hà Nội.
6
Từ điển Bách khoa Việt Nam, NXB Hà Nội, 1995
4
5

11


2.3. Tiêu chuẩn 3 (mật độ dân số).
2.4. Tiêu chuẩn 4 (tỷ lệ lao động phi nông nghiệp).
2.5. Tiêu chuẩn 5 (về hệ thống công trình hạ tầng đô thị), trong đó:
a) Các chỉ tiêu về nhà ở.
b) Chỉ tiêu về công trình công cộng cấp đô thị.
c) Chỉ tiêu về hệ thống giao thông.
d) Chỉ tiêu về hệ thống cấp nƣớc.
e) Chỉ tiêu về hệ thống thoát nƣớc.
g) Chỉ tiêu về cấp điện và chiếu sáng đô thị.
h) Chỉ tiêu về hệ thống thông tin, bƣu chính viễn thông.
i) Chỉ tiêu về cây xanh, thu gom xử lý chất thải và nhà tang lễ.
2.6. Tiêu chuẩn 6 (về kiến trúc cảnh quan đô thị), trong đó:
a) Chỉ tiêu về quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị.
b) Các chỉ tiêu về khu đô thị mới.
c) Chỉ tiêu về tuyến phố văn minh đô thị.
d) Chỉ tiêu về không gian công cộng.
e) Chỉ tiêu về công trình kiến trúc tiêu biểu.
Bảng 1.1. Tổng hợp các tiêu chuẩn phân loại đô thị (7)

TT

Các yếu tố đánh giá

Thang điểm

Điểm tối đa

10,5-15

15

I

Chức năng đô thị

1

Tính chất đô thị

3,5-5

5

2

Kinh tế xã hội

7-10


10

II

Quy mô dân số toàn đô thị

7-10

10

1

Dân số toàn đô thị (1000 ngƣời)

1,4-2

2

2

Dân số nội thị (1000 ngƣời)

2,8-4

4

Thông tƣ số 34/2009/TT-BXD ngày 30/9/2009 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết một số nội
dung của Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị.
7


12


3

Tỷ lệ đô thị hóa (%)

2,8-4

4

3,5-5

5

Mật độ dân số (ngƣời/km2)

3,5-5

5

IV Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp

3,5-5

5

III Mật độ dân số
1


1

Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp (%)

3,5-5

5

V

Hệ thống công trình hạ tầng đô thị

38,5-55

55

1

Nhà ở

5,6-8

8

2

Công trình công cộng cấp đô thị

8,4-12


12

3

Hệ thống giao thông

7-10

10

4

Hệ thống cấp nƣớc

3,5-5

5

5

Hệ thống thoát nƣớc

4,2-6

6

2,8-6

4


Thang điểm

Điểm tối đa

1,4-2

2

5,6-8

8

7-10

10

6

Hệ thống cấp điện và chiếu sáng công
cộng
Các yếu tố đánh giá

TT
7

8

Hệ thống thông tin, bƣu chính viễn
thông
Cây xanh, thu gom xử lý chất thải và

nhà tang lễ

VI Kiến trúc cảnh quan đô thị
1

Quy chế quản lý kiến trúc đô thị

1,4-2

2

2

Khu đô thị mới kiểu mẫu

1,4-2

2

3

Tuyến phố văn minh đô thị

1,4-2

2

4

Không gian công cộng


1,4-2

2

1,4-2

2

70-100

100

5

Tổ hợp kiến trúc hoặc công trình kiến
trúc tiêu biểu
Cộng

13


Trong đó, nhiều tiêu chí về môi trƣờng đô thị đƣợc xét tới nhƣ đất cây
xanh đô thị (m2/ngƣời), đất cây xanh công cộng khu vực nội thị (m2/ngƣời), tỷ
lệ chất thải rắn khu vực nội thị đƣợc thu gom (%), tỷ lệ chất thải rắn khu vực
nội thị đƣợc xử lý (chôn lấp hợp vệ sinh, tái chế, công nghệ đốt) (%)...
Các đô thị ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thì quy mô
dân số và mật độ dân số có thể thấp hơn, nhƣng tối thiểu phải đạt 50% tiêu
chuẩn quy định, các tiêu chuẩn khác phải bảo đảm tối thiểu 70% mức tiêu
chuẩn quy định so với các loại đô thị tƣơng đƣơng (8).

1.2.2. Pháp luật bảo vệ môi trường đô thị
Theo khoản 3 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trƣờng 2014, hoạt động bảo
vệ môi trƣờng là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu
đến môi trƣờng; ứng phó sự cố môi trƣờng; khắc phục ô nhiễm, suy thoái,
cải thiện, phục hồi môi trƣờng; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên
nhiên nhằm giữ môi trƣờng trong lành
Bảo vệ môi trƣờng đô thị là một nội dung của công tác bảo vệ môi
trƣờng, nên chúng ta có thể hiểu pháp luật bảo vệ môi trƣờng đô thị là Pháp
luật về bảo vệ môi trường đô thị là tổng hợp các quy phạm pháp luật do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các mối quan hệ
giữa các chủ thể trong hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp;
phòng ngừa, hạn chế những tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố
môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường;
bảo vệ cảnh quan môi trường đô thị và bảo vệ đa dạng sinh học.
Pháp luật về bảo vệ môi trƣờng đô thị gồm những nội dung nhƣ: Các
quy định về bảo vệ môi trƣờng đô thị nhằm ngăn ngừa, hạn chế những tác
động xấu đến môi trƣờng đô thị. Đó là các quy định pháp luật về quy hoạch
môi trƣờng đô thị, pháp luật về bảo vệ môi trƣờng đô thị; các quy định pháp

8

Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị.

14


luật về yêu cầu chung về bảo vệ môi trƣờng đối với đô thị, bảo vệ môi trƣờng
nơi công cộng, bảo vệ môi trƣờng đối với các hộ gia đình tại đô thị và các quy
định khác của pháp luật về bảo vệ môi trƣờng đô thị. Ví dụ, pháp luật quy
định quy hoạch bảo vệ môi trƣờng đô thị bao gồm hệ thống các công trình kết

cấu hạ tầng bảo vệ môi trƣờng nhƣ hệ thống công trình thu gom, xử lý nƣớc
thải tập trung; hệ thống tiêu thoát nƣớc mƣa; hệ thống cây xanh, vùng nƣớc…
nhằm hạn chế, ngăn ngừa những tác động xấu đến môi trƣờng đô thị nhƣ hiện
tƣợng sự cố môi trƣờng, suy thoái môi trƣờng, hạn chế các chất gây ô nhiễm
môi trƣờng tại các đô thị…; các quy định về yêu cầu đối với bảo vệ môi
trƣờng đô thị nhƣ yêu cầu về bảo vệ môi trƣờng nơi công cộng, yêu cầu về
bảo vệ môi trƣờng đối với các hộ gia đình, yêu cầu đối với tổ chức tự quản
bảo vệ môi trƣờng tại các đô thị nhằm giữ cho môi trƣờng đô thị trong lành,
sạch đẹp, khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng đô thị nhƣ bỏ rác vào
đúng nơi quy định.
Cụ thể gồm các nhóm sau:
+ Các quy định pháp luật về quy hoạch bảo vệ môi trường đô thị
Quy hoạch bảo vệ môi trƣờng đô thị là một trong những biện pháp
chính để ngăn chặn, phòng ngừaa ô nhiễm môi trƣờng tại các đô thị. Công tác
quy hoạch bảo vệ môi trƣờng đô thị ở nƣớc ta đang nhận đƣợc sự quan tâm
lớn và từng bƣớc đƣợc hiện diện trong pháp luật. Hiện tại theo quy định, quy
định quy hoạch bảo vệ môi trƣờng đô thị phải là một trong nhƣng phần chính
của quy hoạch đô thị.
Trong các yêu cầu đối với quy hoạch đô thị thì bảo vệ môi trƣờng là một
yêu cầu quan trọng cần đƣợc các cơ quan, tổ chức, cá nhân tuân thủ khi tiến hành
lập quy hoạch, thực hiện các hoạt động liên quan đến quy hoạch đô thị.
Nội dung quy hoạch bảo vệ môi trƣờng đô thị gồm các quy hoạch về
đất đai cho xây dựng kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trƣờng và các hệ thống công
trình kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trƣờng, cụ thể là:
15


Hệ thống công trình thu gom, xử lý nƣớc thải tập trung; hệ thốngtiêu
thoát nƣớc mƣa; hệ thống cơ sở thu gom, tập kết, xử lý, tái chế chất thải rắn.
Khu quy hoạch đô thị cần xác định tổng lƣợng chất thải, vị trí, quy mô trạm

trung chuyển, cơ sở xử lý chất thải rắn, công trình phụ trợ, khoảng cách ly vệ
sinh của cơ sở xử lý chất thải rắn; xác định tổng lƣợng nƣớc thải, vị trí và quy
mô công trình thoát nƣớc gồm mạng lƣới tuyến ống thoát, nhà máy, trạm xử
lý nƣớc thải, khoảng cách ly vệ sinh và hành lang bảo vệ công trình thoát
nƣớc thải đô thị.
Hệ thống cấp nƣớc phục vụ ngƣời dân, sản xuất nông nghiệp bao gồm
các vấn đề về chất lƣợng nguồn nƣớc cấp; vị trí và quy mô các công trình cấp
nƣớc gồm mạng lƣới tuyến truyền tải và phân phối, nhà máy, trạm làm sạch,
phạm vi bảo vệ nguồn nƣớc và hành lang bảo vệ công trình cấp nƣớc.
Hệ thống khu vui chơi công cộng, thể thao giải trí và các công trình vệ
sinh chung khác.
Hệ thống cây xanh, vùng nƣớc.
Khu vực nghĩa trang, đƣờng vận chuyển đám tang, hệ thống cây cách ly
nghĩa trang, nghĩa địa.
Ngoài ra, còn cấm xây dựng mới cơ sở sản xuất kinh doanh tiềm ẩn
nguy cơ lớn về ô nhiễm, sự cố môi trƣờng trong đô thị. Nhà nƣớc xây dựng
cơ chế, hỗ trợ thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia công tác quy hoạch,
trồng, ƣơm cây, bảo vệ cây xanh trên khắp. Khi triển khai xây dựng các khu
đô thị nhƣ Thanh Xuân, Phùng Khoang, Xuân Mai v.v.. chủ đầu tƣ phải đảm
bảo quỹ đất trồng cây; cây đƣợc trồng phải đảm bảo chủng loại cây trồng theo
quy hoạch chi tiết khu đô thị mới đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt, đồng
thời phải có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ cây đến thời gian bàn giao cho
cơ quan quản lý theo quy định.
+ Một số các quy định của pháp luật hiện hành về yêu cầu chung
bảo vệ môi trường đô thị, bảo vệ môi trường nơi những nơi công cộng và
16


bảo vệ môi trường trong lành đối với các hộ gia đình sinh sống tại đô thị
Bảo vệ môi trƣờng là trách nhiệm chung của các chủ thể, là tất yếu

của tất cả các ngành nghề, lĩnh vực, đối với mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân
trong công đồng. Riêng đối với bảo vệ môi trƣờng đô thị, pháp luật nƣớc ta
đã quy định nhiều yêu cầu về bảo vệ môi trƣờng trong lành đối với đô thị,
yêu cầu bảo vệ môi trƣờng nơi sinh hoạt chung và yêu cầu bảo vệ môi
trƣờng đối với các hộ gia đình sinh sống tại đô thị.



Các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với đô thị

Thứ nhất, bảo vệ môi trƣờng đô thị thực hiện theo nguyên tắc phát triển
bền vững gắn với việc duy trì các yếu tố tự nhiên, văn hóa, lịch sử và bảo đảm
tỷ lệ không gian xanh theo quy hoạch. Điều này đảm bảo việc bảo vệ môi
trƣờng đô thị phù hợp với mục tiêu bảo vệ môi trƣờng quốc gia.
Thứ hai, có kết cấu hạ tầng nhằm bảo vệ môi trƣờng tổng thể và đồng
bộ, phù hợp với quy hoạch thiết kế của đô thị, khu dân cƣ tập trung đã đƣợc
cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nhƣ đã trình bày, quy hoạch thiết kế bảo vệ
môi trƣờng là một nội dung chính yếu của quy hoạch đô thị hiện nay, bởi vậy
phần kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trƣờng đô thị cần phải phù hợp với thiết
kế quy hoạch đô thị đã đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền phê duyệt.
Theo đó, các đô thị đều phải có hệ thống công trình thu gom, xử lý nƣớc thải
tập trung; hệ thống tiêu thoát nƣớc mƣa; hệ thống cơ sở thu gom, tập kết, xử
lý, tái chế chất thải rắn; hệ thống cấp nƣớc phục vụ sinh hoạt, sản xuất; hệ
thống công viên, khu vui chơi, giải trí, công trình vệ sinh công cộng; hệ thống
cây xanh, vùng nƣớc và khu vực mai táng đƣợc xây dựng đảm bảo tuân theo
đúng quy hoạch đã đƣợc phê duyệt.
Thứ ba, có công cụ, phƣơng tiện tiên tiến, địa điểm rõ ràng để phân loại
tại nguồn, thu gom, tập trung chất thải rắn sinh hoạt của cộng đồng phù hợp
với khối lƣợng, chủng loại chất thải và đủ khả năng tiếp nhận chất thải đã
đƣợc phân loại tại nguồn từ các hộ gia đình trong khu dân cƣ. Có thể khẳng

17


×