Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Công tác quản trị rủi ro trong việc kiểm tra hành lý gửi kèm chuyến bay đến tại Chi cục Hải quan Nội Bài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 98 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH
*** *** ***

VŨ QUỐC HÙNG

CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO
TRONG VIỆC KIỂM TRA HÀNH LÝ GỬI KÈM CHUYẾN BAY ĐẾN
TẠI CHI CỤC HẢI QUAN NỘI BÀI
Mức độ bảo mật: B

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG (MNS)

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH
*** *** ***

VŨ QUỐC HÙNG

CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO
TRONG VIỆC KIỂM TRA HÀNH LÝ GỬI KÈM CHUYẾN BAY ĐẾN
TẠI CHI CỤC HẢI QUAN NỘI BÀI
Mức độ bảo mật: B

Chuyên ngành: Quản trị An ninh phi truyền thống
Mã số: Chƣơng trình thí điểm


LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG (MNS)

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
Thƣợng tƣớng, TS. NGUYỄN VĂN HƢỞNG

Hà Nội - 2019


CAM KẾT
Tác giả cam kết rằng kết quả nghiên cứu trong luận văn là kết quả lao động
của chính tác giả thu được chủ yếu trong thời gian học và nghiên cứu và chưa được
công bố trong bất cứ một chương trình nghiên cứu nào của người khác.
Những kết quản nghiên cứu và tài liệu của người khác (trích dẫn, bảng, biểu,
công thức, đồ thị cùng những tài liệu khác) được sử dụng trong luận văn này đã
được các tác giả đồng ý hoặc có trích dẫn cụ thể.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận văn Chương trình
thạc sĩ Quản trị an ninh phi truyền thống (MNS), Khoa Quản trị và Kinh doanh và
pháp luật về những cam kết nói trên.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả

Vũ Quốc Hùng

năm



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình làm luận văn với những kiến thức đã được học, tham khảo tài
liệu và tình hình thực tế, cùng với sự giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo giảng dạy
trong Chương trình thạc sĩ Quản trị an ninh phi truyền thống (MNS) tại Khoa Quản
trị và Kinh doanh, Đại học Quốc Gia Hà Nội và các bạn bè đồng nghiệp, tôi đã hoàn
thành Luận văn của mình.
Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc tới thầy giáo, Thượng
tướng, tiến sĩ Nguyễn Văn Hưởng là giảng viên trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã
tận tình hướng dẫn cho tôi cả chuyên môn và phương pháp nghiên cứu và chỉ bảo
cho tôi nhiều kinh nghiệm trong thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cám ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Quản trị và Kinh
doanh và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như trong quá trình
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cám ơn các các anh, chị đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu
thập dữ liệu và cung cấp thông tin của luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn tạo điều kiện tốt
nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng như thực hiện luận văn.
Mặc dù bản thân đã cố gắng nỗ lực để hoàn thành luận văn, tuy nhiên luận văn
không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của các
thầy cô và các nhà khoa học để tiếp tục hoàn thiện năng lực nghiên cứu trong thực
tiễn công tác.
Vũ Quốc Hùng


MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH...................................................................... ii
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO ĐỐI VỚI

CÔNG TÁC KIỂM TRA HÀNH LÝ GỬI KÈM CHUYẾN BAY ĐẾN...................7
TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG ......................................................................................7
1.1. Tổng quan về rủi ro đối với hoạt động kiểm tra hành lý gửi kèm chuyến bay
đến tại cảng hàng không .........................................................................................7
1.1.1. Khái niệm về hoạt động kiểm tra hành lý gửi kèm chuyến bay đến tại
cảng hàng không.................................................................................................7
1.1.2. Nội dung của hoạt động kiểm tra hành lý gửi kèm chuyến bay đến tại
cảng hàng không.................................................................................................8
1.1.3. Rủi ro trong hoạt động kiểm tra hành lý gửi kèm chuyến bay đến tại
cảng hàng không...............................................................................................13
1.2. Quản trị rủi ro trong hoạt động kiểm tra hành lý gửi kèm chuyến bay đến tại
cảng hàng không ...................................................................................................16
1.2.1. Khái niệm về quản trị rủi ro trong hoạt động kiểm tra hành lý gửi kèm
chuyến bay đến tại cảng hàng không ...............................................................16
1.2.2. Nguyên tắc của quản trị rủi ro đối với hoạt động kiểm tra hành lý gửi
kèm chuyến bay đến tại cảng hàng không ........................................................18
1.2.3. Nội dung của quản trị rủi trong hoạt động kiểm tra hành lý gửi kèm
chuyến bay đến tại cảng hàng không ...............................................................19
1.3. Các nhân tố tác động tới quản trị ro đối với hoạt động kiểm tra hành lý gửi
kèm tại cảng hàng không ......................................................................................24
1.3.1. Các nhân tố khách quan .........................................................................24
1.3.2. Các nhân tố chủ quan .............................................................................28
1.4. Kinh nghiệm quản trị rủi ro trong hoạt động kiểm tra hành lý gửi kèm của
một số nước ...........................................................................................................30


1.4.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro trong hoạt động kiểm tra hành lý gửi kèm
của cảng hàng không Anh ................................................................................30
1.4.2. Kinh nghiệm quản trị rủi ro trong hoạt động kiểm tra hành lý gửi kèm
của cảng hàng không Italia ..............................................................................31

1.4.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro trong hoạt động kiểm tra hành lý gửi kèm
của cảng hàng không Trung Quốc ...................................................................31
1.4.4. Bài học kinh nghiệm cho Chi cục Hải quan Nội bài ..............................33
Kết luận Chương 1 ....................................................................................................34
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT
ĐỘNG KIỂM TRA HÀNH LÝ GỬI KÈM CHUYẾN BAY ĐẾN TẠI CHI CỤC
HẢI QUAN NỘI BÀI GIAI ĐOẠN 01/2015 – 12/2017 ..........................................35
2.1. Khái quát về Chi cục hải quan Nội Bài .........................................................35
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .........................................................35
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Chi cục Hải quan Nội Bài.....37
2.1.3. Tình hình hoạt động của Chi cục ...........................................................38
2.2. Thực trạng công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kiểm tra hành lý gửi kèm
chuyến bay tại Chi cục Hải quan Nội Bài............................................................46
2.2.1. Xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá hoạt động kiểm tra hành lý gửi kèm .....46
2.2.2. Nhận diện, đánh giá rủi ro trong hoạt động kiểm tra hành lý gửi kèm .47
2.3. Đánh giá chung về công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kiểm tra hành lý
gửi kèm tại Chi cục Hải quan Nội Bài .................................................................54
2.3.1. Các kết quả đạt được ..............................................................................54
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân ...............................................................55
Kết luận Chương 2 ....................................................................................................61
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG VIỆC KIỂM TRA HÀNH LÝ GỬI KÈM CHUYẾN
BAY ĐẾN TẠI CHI CỤC HẢI QUAN NỘI BÀI GIAI ĐOẠN 2017 – 2019 ........62
3.1. Định hướng công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kiểm tra hành lý gửi
kèm chuyến bay đến tại Chi cục Hải quan Nội Bài ..............................................62


3.1.1 Định hướng phát triển Hải quan Việt Nam và định hướng đẩy nhanh
quá trình thực hiện quản trị rủi ro ...................................................................62
3.1.2. Định hướng hoạt động của Chi cục Hải quan Nội Bài .........................65

3.2. Các giải pháp hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro đối với hoạt động kiểm tra
hành lý gửi kèm chuyến bay đến tại Chi cục Hải quan Nội Bài ...........................67
3.2.1. Nhóm giải pháp về cải cách bộ máy tổ chức và khung pháp lý .............67
3.2.2. Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực cán bộ thực hiện quản trị rủi ro ......69
3.2.3. Nhóm giải pháp hệ thống thông tin hải quan hỗ trợ quản trị rủi ro ......72
3.3.4. Nhóm các giải pháp khác .......................................................................74
3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro đối với công tác
kiểm tra hành lý gửi kèm chuyến bay đến tại Chi cục Hải quan Nội Bài ............78
3.3.1. Đối với nhà nước ....................................................................................78
3.3.2. Một số đề xuất về quản trị rủi ro tại Chi cục Hải quan Nội Bài ............80
Kết luận Chương 3 ....................................................................................................84
KẾT LUẬN ...............................................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................87


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa

1

CKSBQT

Cửa khẩu sân bay quốc tế

2

GDP


Tổng sản phẩm nội địa

3

PTVT

Phương tiện vận tải

4

TPP

Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương

5

WB

Ngân hàng thế giới

6

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

7

KHQT


Hàng không quốc tế

8

XNC

Xuất nhập cảnh

9

XNK

Xuất nhập khẩu

STT

i


DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH

BẢNG
Bảng 1.1: Trình tự kiểm tra hành lý gửi kèm chuyến bay đến tại cảng hàng
không ......................................................................................................... 10
Bảng 1.2: Các yếu tố liên quan đến đánh giá mức độ rủi ro trong hoạt động
kiểm tra hành lý gửi kèm tại cảng hàng không.......................................... 21
Bảng 2.1. Tình hình thu ngân sách tại Chi cục Hải quan Nội Bài giai đoạn
2015 – 2017 ............................................................................................... 39
Bảng 2.2: Lượt phương tiện vận tải và lượng hành khách xuất cảnh, nhập

cảnh giai đoạn 2015 - 2017........................................................................ 39
Bảng 2.3. Số lượng tờ khai, kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu trong giai đoạn
2014 – 2016 ............................................................................................... 43

HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ bộ máy của Chi cục Hải quan Nội Bài ............................................. 38
Hình 2.2: Biểu đồ lượt phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh tại Chi cục
Hải quan Nội Bài giai đoạn 2015 – 2017 .................................................. 40
Hình 2.3. Biểu đồ lượt hành khách xuất cảnh, nhập cảnh tại Chi cục Hải quan
Nội Bài giai đoạn 2015 – 2017 .................................................................. 41
Hình 2.4. Biểu đồ số lượng tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu tại Chi cục Hải quan
Nội Bài trong giai đoạn 2014 – 2016 ........................................................ 44
Hình 2.5. Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa tại Chi cục Hải
quan Nội Bài giai đoạn 2015 – 2017 ......................................................... 45
Hình 2.6: Phân luồng hành lý nhập tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài 2015
– 2017 (%) ................................................................................................. 50
Hình 2.7 : Tỷ lệ tờ khai thuộc luồng đỏ phát hiện vi phạm (%) ................................. 51
Hình 2.8: Tình hình phát hiện vi phạm tại Chi cục (số vụ) ....................................... 52
Hình 3.1: Tháp tuân thủ Ayres (1992) ....................................................................... 82

ii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh nghiệm phát triển gần đây cho thấy các nước càng hội nhập sâu rộng vào nền
kinh tế thế giới đều đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn. Điều này cũng không khó hiểu, bởi
hội nhập sẽ giúp khơi thông nguồn lực, tăng cường cạnh tranh, tạo ra áp lực nâng cao
năng suất lao động cũng như đem lại cơ hội tiếp cận công nghệ mới sản phẩm mới.
Trong một thập kỷ vừa qua, thương mại thế giới đã tăng gần ba lần (WB,2008) tương

đương với quy mô GDP toàn cầu. Trong bối cảnh đó, lợi ích tiềm ẩn thu được từ việc
tham gia hội nhập sâu rộng vào thương mại thế giới là vô cùng to lớn. Tuy nhiên, có một
điều được thừa nhận rộng rãi là cơ chế thương mại tự do chỉ thúc đẩy hội nhập khi có các
chính sách bổ trợ cần thiết. Một trong những chính sách bổ trợ quan trọng nhất đó là tạo
dựng được một cơ quan hải quan vận hành tốt, đảm bảo thông quan hàng hóa một cách
nhanh chóng, minh bạch và có thể dự đoán được cho doanh nghiệp.
Việt Nam, trong hành trình đổi mới cũng không thể đứng ngoài dòng chảy nói
trên, bằng việc tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN năm 1995, ký hiệp định
thương mại song phương với Hoa Kỳ năm 2001, là thành viên của WTO năm 2007
và gần đây nhất là đàm phán, ký kết thành công hiệp định TPP - một minh chứng
cho việc hội nhập sâu rộng của Việt Nam với thương mại thế giới. Song song với
quá trình đó, hải quan Việt Nam cũng đã có những bước chuyển mình, bằng việc
thống nhất bộ máy quản lý ngành từ TW tới địa phương, các chính sách đã được
luật hóa qua Luật Hải quan năm 2001, 2005 và Luật Hải quan sửa đổi 2014. Hải
quan Việt Nam cũng là thành viên của WCO (tổ chức Hải quan thế giới), và thực thi
các cam kết quốc tế cũng như khu vực về các vấn đề định giá hải quan, minh bạch
thủ tục, thông tin, rủi ro, chống rửa tiền, buôn lậu….
Tuy nhiên, theo đánh giá của WB, ngành hải quan thế giới nói chung và hải
quan Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với những khó khăn chủ yếu sau đây:
thứ nhất, khách hàng khó tính hơn, yêu cầu cao hơn; thứ hai, yêu cầu về thủ tục,
chính sách lớn hơn tính đến các cam kết quốc tế; thứ ba, các hiệp định thương mại
song phương hoặc đa phương ngày càng nhiều khiến cho việc điều hành thủ tục và
1


kiểm soát biên giới trở nên phức tạp hơn nhiều; thứ tư, mối quan tâm ngày càng
tăng đối với an ninh quốc gia và cuối cùng là tình trạng gian lận thuế diễn ra tràn
lan. Một trong những thách thức lớn đối với Hải quan Việt Nam là trong giai đoạn
2013-2018, theo báo cáo chung thì mỗi năm Việt Nam đón khoảng 15 triệu lượt
khách quốc tế đến thăm quan du lịch và tìm hiểu cơ hội kinh doanh. Bên cạnh đó có

tới hàng triệu kiểu bào Việt Nam về nước mỗi năm cũng góp phần làm gia tăng
thêm nhiều áp lực cho các lực lượng an ninh và hải quan các cửa khẩu trong việc
đảm bảo thái độ phục vụ, tốc độ thông quan hàng hóa trong khi vẫn phải kiểm soát
tốt các rủi ro và đề phòng các phần tử buôn lậu, phản động, cực đoan, khủng
bố…Đứng trước những khó khăn đó, ngành hải quan Việt Nam cần phải có những
thay đổi để đáp ứng được với những thách thức nêu trên.
Chi cục Hải quan Nội Bài có chức năng trực tiếp thực hiện các quy định quản
lý Nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương
tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và
các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; phòng, chống buôn lậu,
gian lận thương mai, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong phạm vi địa
bàn hoạt động hải quan.
Hòa theo xu thế hội nhập nhanh của đất nước, hoạt động đối ngoại và giao
thương phát triển nhanh do đó lượng khách quốc tế đến Việt Nam và lượng hàng
hóa xuất nhập khẩu nói chung và lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua đường hàng
không nói riêng tăng lên nhanh chóng. Nếu như năm 2004, Chi cục làm thủ tục hải
quan cho hơn 1556 nghìn lượt khách xuất nhập cảnh (XNC) và 15.628 lượt máy bay
xuất nhập cảnh; làm thủ tục cho 39.408 bộ tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK),
tổng trị giá lên đến 367,7 triệu USD thì đến năm 2017 con số này đã tăng gấp 5 lần.
Với lượng xuất nhập cảnh và hàng hóa xuất nhập khẩu lớn gây ra rủi ro tiềm
tàng cho Cục Hải quan. Cụ thể Chi cục đã phát hiện và xử lý nhiều vụ vi phạm với
tính chất nghiêm trọng. Cụ thể:
Năm 2015,tổng số vi phạm về nhập khẩu hàng cấm là 47 vụ với tổng số tiền
xử phạt là 258.500.000 đồng. Trong đó có 9 vụ nhập khẩu không phép thuốc lá
điếu, 9 vụ nhập khẩu điện thoại, 20 vụ nhập khẩu súng, 2 vụ ma túy và tiền chất ma
2


túy, 6 vụ về sản phẩm động vật hoang dã.
Năm 2016, tổng số vi phạm về nhập khẩu hàng cấm là 16 vụ với tổng số tiền

xử phạt là 103.895.000 đồng. Trong đó có 4 vụ nhập khẩu không phép thuốc lá
điếu, 4 vụ nhập khẩu điện thoại, 3 vụ nhập khẩu súng, 5 vụ về sản phẩm động vật
hoang dã.
Năm 2017, tổng số vi phạm về nhập khẩu hàng cấm là 5 vụ trong đó có 1 vụ
nhập khẩu không phép thuốc lá điếu, 1 vụ nhập khẩu điện thoại, 1 vụ nhập khẩu
súng, 1 vụ về sản phẩm động vật hoang dã, 1 vụ ma túy và tiền chất ma túy.
Hiện tại, Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài có khoảng 60 hãng hàng không trong
và ngoài nước khai thác thương xuyên đến 35 vũng lãnh thổ , thành phố trong nước và
trên thế giới. Trong nhiều năm qua, mặc dù đã có chủ trương, nghị quyết, kế hoạch hành
động nhưng việc kiểm tra đảm bảo an toàn cho người và hàng hóa ra vào tại khu vực
Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài đang thực sự là một vấn đề khó khăn đối với đội ngũ
cán bộ và nhân viên của Cục Hải quan Nội bài. Trong nhiều vấn đề khó khăn thì việc
kiểm tra hành lý gửi kèm chuyến bay đi và chuyến bay đến vẫn đang tiềm ẩn nhiều rủi
ro, cần phải nghiên cứu để có giải pháp lâu dài. Đây cũng là một trong các lý do mà tác
giả đã chọn đề tài “Công tác quản trị rủi ro trong việc kiểm tra hành lý gửi kèm
chuyến bay đến tại Chi cục Hải quan Nội Bài” làm luận văn tốt nghiệp chương trình
đào tạo thạc sĩ quản trị an ninh phi truyền thống.
2. Tổng quan nghiên cứu về đề tài
Rủi ro là sự không chắc chắn. Tuy nhiên, không phải bất cứ sự không chắc
chắn nào cũng là rủi ro. Sự không chắc chắn có thể ước đoán được xác suất xảy ra
mới được gọi là rủi ro còn sự không chắc chắn không thể ước đoán được xác suất
xảy ra gọi là sự bất trắc. Theo quan điểm hiện đại thì rủi ro có thể là những khó
khăn, bất lợi, cũng có thể là những điều kiện thuận lợi, cơ hội.
Theo Frank Knight: “Rủi ro là sự bất chắc có thể đo lường được”. Allan
Willet lại cho rằng “Rủi ro là sự bất chắc cụ thể liên quan đến việc xuất hiện một
biến cố không mong đợi”. Theo Peter Rose, rủi ro đối với một tổ chức “Mức độ
không chắc chắn liên quan tới một vài sự kiện”. Nhìn chung, các quan điểm đều cho
rằng rủi ro là những bất chắc, diễn ra bất ngờ, ngoài ý muốn của chủ thể.
3



Thuật ngữ “quản trị rủi ro” bắt đầu xuất hiện phổ biến từ những năm 50 của
thế kỷ trước, tuy nhiên khái niệm về nó đã từng được đề cập trước đó khá lâu, vào
năm 1916 trong tác phẩm của Henri Fayol, một nhà quản trị học nổi tiếng người
Pháp. Tuy xuất hiện sớm như vậy, nhưng cho đến nay, quan niệm về quản trị rủi ro
vẫn chưa hoàn toàn thống nhất. Quản trị rủi ro có thể hiểu một cách đơn giản là
“quản trị các sự kiện không dự đoán được, các sự kiện đã gây các hậu quả bất lợi”.
Quản trị rủi ro theo quan điểm của Kloman, Haimes và các tác giả khác là việc
đối phó với những sự kiện bất lợi đối với mình hay nói cách khác đó là việc xử lý
đối với những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra.
Theo cách nhìn mới, với quan điểm “quản trị rủi ro toàn diện” thì quản trị rủi
ro được định nghĩa là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện, liên tục
và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn
thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro, đồng thời tìm cách biến rủi ro
thành những cơ hội thành công.
Có rất nhiều tác giả đã có nghiên cứu và xuất bản kết quả nghiên cứu về quản
trị rủi ro trong các lĩnh vực như: tài chính, ngân hàng... các tác giả đã tổng kết và
xây dựng các mô hình quản trị rủi ro tương đối hoàn chỉnh trong lĩnh vực của mình.
Có thể thấy điều này qua các nghiên cứu của Mai Thị Huyền (2017) về rủi ro tín
dụng hoặc Bùi Dũng Thể (2016) về rủi ro trong sản xuất nông nghiệp...
Tuy nhiên trong lĩnh vực hải quan, thì tác giả chưa thấy có nghiên cứu trực
diện nào về công tác quản trị rủi ro đối với hàng hóa XNK tại các cảng hay cửa
khẩu. Đặc biệt chưa có nghiên cứu nào về công tác quản trị rủi ro trong việc kiểm
tra hàng hóa XNK tại Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu chính: Quy trình quản trị rủi ro trong việc kiểm tra hành lý
gửi kèm chuyến bay đến tại sân bay quốc tế Nội Bài là gì?
Câu hỏi phụ:
- Thực trạng quản trị rủi ro trong việc kiểm tra hành lý gửi kèm chuyến bay
đến tại sân bay quốc tế Nội Bài ?

- Định hướng phát triển của hoạt động quản lý hải quan về hành lý nhập khẩu

4


tại sân bay quốc tế Nội Bài ?
- Và, giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong việc kiểm tra hành lý
gửi kèm chuyến bay đến tại sân bay quốc tế Nội Bài
4. Mục tiêu nghiên cứu
 Về lý luận: Nghiên cứu lý thuyết, tổng hợp và lựa chọn lý luận cơ bản về
công tác quản trị rủi ro trong việc kiểm tra hàng hóa hay hành lý gửi kèm qua
đường hàng không.
 Về thực trạng: Sử dụng lý luận và công cụ cơ bản để đánh giá thực trạng
công tác quản trị rủi ro trong việc kiểm tra hành lý gửi kèm chuyến bay đến tại Chi
cục Hải quan Nội Bài trong giai đoạn 1/2015-12/2017.
 Về giải pháp: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác
quản trị rủi ro trong việc kiểm tra hành lý gửi kèm chuyến bay đến tại Chi cục Hải
quan Nội Bài trong giai đoạn 2019-2023.
5. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là các yếu tố cấu thành công tác
quản trị rủi ro trong hoạt động kiểm tra hành lý gửi kèm chuyến bay đến tại Chi cục
Hải quan Nội Bài.
6. Phạm vi nghiên cứu:
Về thời gian: Tác giả nghiên cứu và thu thập các dữ liệu cứng và dữ liệu mềm liên
quan trực tiếp tới công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kiểm tra hành lý gửi kèm
chuyến bay đến tại Chi cục Hải quan Nội Bài trong giai đoạn từ 1/2015-12/2017.
Về không gian: Tác giả tiến hành nghiên cứu và khảo sát các đối tượng và hoạt
động tại Chi cục Hải quan Nội Bài.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Ngoài các phương pháp chung, thường sử dụng trong các nghiên cứu khoa học

xã hội như phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tác giả sử dụng
phương pháp khảo sát, phỏng vấn, so sánh, thống kê dữ liệu cứng và dữ liệu mềm
để kết hợp đánh giá thực trạng và tìm ra giải pháp.Phiếu khảo sát được thiết kế với
các câu hỏi liên quan trực tiếp tới các yếu tố cấu thành công tác quản trị rủi ro trong
việc kiểm tra hành lý gửi kèm chuyến bay đến. Đối tượng trả lời là các cán bộ lãnh
5


đạo và nhân viên hải quan trực tiếp tham gia các quy trình thực hiện nhiệm vụ.
Phiếu phỏng vấn được thiết kế với các câu hỏi ngắn gọn để trao đổi với các nhà lãnh
đạo và nhà quản trị để tìm ra hạn chế và định hướng khắc phục.
Theo đó, luận văn sẽ kết hợp cả nghiên cứu định tính và định lượng. Các phần
mềm thống kê như SPSS, Stata sẽ được sử dụng cho mục đích phân tích, khảo sát, đo
lường các mối quan hệ nhằm chỉ ra các mối quan hệ như mục tiêu thiết kế phiếu hỏi.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài chương mở đầu và kết luận thì luận văn được chia thành ba chương như sau:
Chương 1: Lý luận chung về rủi ro và quản trị rủi ro trong việc kiểm tra hành
lý gửi kèm chuyến bay đến tại các cảng hàng không
Chương 2: Thực trạng công tác quản trị rủi ro trong việc kiểm tra hành lý gửi
kèm chuyến bay tại Chi cục Hải quan Nội Bài giai đoạn 01/2015 – 12/2017
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro
trong việc kiểm tra hành lý gửi kèm chuyến bay đến tại Chi cục Hải quan Nội Bài
giai đoạn 2019 – 2023

6


Chƣơng 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO ĐỐI VỚI
CÔNG TÁC KIỂM TRA HÀNH LÝ GỬI KÈM CHUYẾN BAY ĐẾN

TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG

1.1. Tổng quan về rủi ro đối với hoạt động kiểm tra hành lý gửi kèm chuyến
bay đến tại cảng hàng không
1.1.1. Khái niệm về hoạt động kiểm tra hành lý gửi kèm chuyến bay đến tại cảng
hàng không
1.1.1.1. Hành lý gửi kèm tại cảng hàng không
Do phạm vi của luận văn chỉ đề cập đến hành lý gửi kèm tại các chuyến bay
đến, nên trong các phần tiếp theo của luận văn, khi đề cập đến thuật ngữ hành lý gửi
kèm thì được hiểu là “hành lý thuộc chuyến bay đến”. Theo Khoản 7, Điều 4, Luật
Hải quan Việt Nam năm 2014: “Hành lý của hành khách nhập cảnh là vận dụng cần
thiết cho nhu cầu sinh hoạt hoặc mục đích chuyến đi của người xuất cảnh, nhập
cảnh, bao gồm hành lý mang theo người và hành lý, hành lý gửi trước hoặc gửi sau
chuyến đi.” Theo đó, hành lý gửi kèm bao gồm:
a) Hành lý của người nhập cảnh, quá cảnh tại cảng hàng không quốc tế;
b) Hành lý gửi trước hoặc sau chuyến bay của người nhập cảnh;
c) Hành lý thất lạc, từ bỏ, nhầm lẫn của người nhập cảnh tại cảng hàng không
quốc tế;
d) Hàng hóa nhập khẩu được người nhập cảnh mang trong hành lý;
e) Tiền mặt Việt Nam đồng, tiền mặt ngoại tệ đưa ra, đưa vào khu vực cách ly,
khu vực hạn chế tại nhà ga hành khách cảng hàng không quốc tế.
1.1.1.2. Hoạt động kiểm tra hành lý gửi kèm tại cảng hàng không
Hoạt động kiểm tra hành lý gửi kèm là thực hiện việc giám sát hải quan đối
với hàng hóa, hành lý của người nhập cảnh, phương tiện vận tải nhập cảnh và hoạt
động của các đơn vị liên quan đến các đối tượng quy định trong địa bàn hoạt động
hải quan tại cửa khẩu cảng hàng không quốc tế. Mục tiêu chung của hoạt động này
7


là chống buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế, đảm bảo an ninh quốc gia…Nội

dung của hoạt động này tại Việt Nam được quy định rõ tại Quyết định số 3280/QĐ
– TCHQ của Tổng cục Hải quan ngày 30 tháng 9 năm 2016.
Theo quy trình này đối tượng chịu sự giám sát hải quan gồm: Người nhập
cảnh; tàu bay nhập cảnh, quá cảnh; phương tiện vận tải chuyên dùng, nhân viên và
vật dụng, đồ dùng của các đơn vị cung ứng các dịch vụ suất ăn, nhiên liệu, vệ sinh,
sửa chữa bảo dưỡng, xếp dỡ khai thác hành lý và hàng hóa tại các khu vực chịu sự
giám sát hải quan; hành lý của người nhập cảnh trong khu vực và trong thời gian
chịu sự giám sát hải quan; hàng hóa nhập khẩu đưa từ tàu bay nhập cảnh đến nhà ga
hàng hóa, khu vực xếp dỡ, chuyển tải, khu vực kho bãi chứa hàng; suất ăn, nhiên
liệu xăng dầu cung ứng, hàng lưu niệm có xuất xứ Việt Nam bán trên tàu bay xuất
cảnh; hàng hóa miễn thuế bán trên tàu bay Việt Nam nhập cảnh.
Các hình thức kiểm tra hành lý của người nhập cảnh, quá cảnh gồm: Không
kiểm tra; kiểm tra qua máy soi; kiểm tra thực tế hành lý; khám người trong trường
hợp có căn cứ xác định người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh có hành vi buôn lậu,
vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Mức độ soi chiếu gồm: Soi chiếu để
phát hiện hành lý nghi vấn; soi chiếu xác định rõ nghi vấn. Tùy từng thời điểm cụ
thể, thông tin hành khách trọng điểm và áp dụng quản trị rủi ro đối với việc làm thủ
tục cho người xuất cảnh, nhập cảnh, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan ra quyết định
soi chiếu toàn bộ hoặc tỷ lệ đối với hành lý của người nhập cảnh.
1.1.2. Nội dung của hoạt động kiểm tra hành lý gửi kèm chuyến bay đến tại cảng
hàng không
1.1.2.1.Nguyên tắc kiểm tra tại cảng hàng không
a. Phân luồng
- Luồng xanh: áp dụng đối với người nhập cảnh không có hành lý thuộc diện
phải khai báo với hải quan và không phải thực hiện khai báo Hải quan.
- Luồng đỏ: áp dụng đối với người xuất, nhập cảnh có hành lý thuộc diện phải
khai báo hải quan hoặc do công chức Hải quan phát hiện, nghi vấn trong quá trình
giám sát. Việc phân luồng do Chi cục trưởng quyết định.
b. Kiểm tra hành lý gửi kèm thuộc diện phải khai báo Hải quan, đối tượng
8



trọng điểm, qua thực tế giám sát thấy có biểu hiện nghi vấn hoặc kiểm tra ngẫu
nhiên và được thực hiện bằng hình thức kiểm tra theo quy định.
c. Việc kiểm tra hành lý gửi kèm thực hiện tại khu vực hoặc phòng kiểm tra
của Chi cục Hải quan, nơi có camera giám sát theo quy định của Tổng cục Hải quan
d. Xác định đối tượng trọng điểm, khu vực trọng điểm và thời gian trọng điểm:
với căn cứ xác định đối tượng trọng điểm, khu vực trọng điểm và thời gian trọng
điểm như sau:
- Đối với đối tượng trọng điểm: Thông qua Hệ thống quản trị rủi ro (Phiếu xác
định thông tin trọng điểm đối với chuyến bay, đối tượng trọng điểm); Thông tin từ các
lực lượng chức năng liên quan cung cấp; Qua thực tế giám sát của công chức; Người
nhập cảnh có hành lý phải khai báo theo quy định; Kiểm tra đối tượng ngẫu nhiên.
- Đối với khu vực trọng điểm: Khu vực đảo hành lý tại sân bay đỗ; Khu vực
ống lồng và hành lang đi vào tàu bay làm thủ tục; Khu vực làm thủ tục hải quan;
Khu vực cách ly; khu vực hạn chế; Khu vực đậu tại sân đỗ đối với tàu bay trọng
điểm; Khu vực khác theo quyết định của Chi cục trưởng tùy theo từng thời điểm và
tình hình thực tế.
- Đối với thời gian trọng điểm: Căn cứ thời điểm tổ chức những sự kiện lớn của
quốc gia như: ngày lễ, ngày kỷ niệm, Đại hội Đảng….xác định thời gian trọng điểm.
e. Mức độ, hình thức kiểm tra hành lý gửi kèm
- Hình thức kiểm tra: Không kiểm tra (K0); Kiểm tra qua máy soi (K1) ; Kiểm
tra thực tế hành lý (K2); Khám người trong trường hợp xác định người nhập cảnh
vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới (K3).
- Mức độ soi chiếu: Mức độ 1: Soi chiếu để xác định hành lý nghi vấn; Mức
độ 2: Soi chiếu để xác định rõ nghi vấn.
Tùy từng thời điểm cụ thể, thông tin hành khách trọng điểm và áp dụng quản
trị rủi ro đối với việc làm thủ tục cho người nhập cảnh, Chi cục trưởng Chi cục Hải
quan ra quyết định soi chiếu toàn bộ hoặc tỷ lệ đối với hành lý của người nhập cảnh.
Việc kiểm tra hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thực hiện tại khu

vực hoặc phòng kiểm tra của Chi cục Hải quan, nơi có đặt camera giám sát.

9


1.1.2.2. Trình tự kiểm tra hành lý gửi kèm chuyến bay đến tại cảng hàng không
Tùy theo đặc điểm của từng quốc gia và từng cảng hàng không mà trình tự và
thủ tục kiểm tra hành lý gửi kèm cụ thể có thể khác nhau. Tuy nhiên, một trong các
nguyên tắc căn bản khi xây dựng trình tự này là việc tách bạch từng vị trí kiểm tra
theo chức năng và nhiệm vụ tương đối độc lập vừa tự chịu trách nhiệm vừa tương
hỗ và giám sát lẫn nhau. Trình tự này tại Việt Nam được cụ thể hóa như sau:
Bảng 1.1: Trình tự kiểm tra hành lý gửi kèm chuyến bay đến tại cảng hàng không
Vị
trí

Công
chức

Nội dung công việc

Hồ sơ

1

Soi chiếu - Soi chiếu mức độ 1, K1
- Tổng số kiện nghi vấn
+ Nghi vấn : chuyển hành lý cho vị trí 2
trong ca
+ Không nghi vấn : chuyển trả hành lý lên - Tình trạng hoạt động
đảo trả hành lý

của máy soi

2

Soi chiếu - Thực hiện hình thức K1, mức độ 2
- Thông tin các kiện đã soi
+Nghi vấn: đánh dấu hành lý, thông báo vị trí - Tình trạng hoạt động
3, 8 (giám sát) chuyển vị trí 6 (kiểm tra)
của máy soi
+Không nghi vấn: đối chiếu với danh sách
trọng điểm, chuyển hành lý lên đảo

3

Giám sát - Giám sát hành lý nghi vấn, đối tượng trọng Tổng số kiện hành lý quá
điểm, nghi vấn chuyển vị trí 6
khổ theo từng lần bàn giao
- Áp tải và bàn giao hàng quá khổ cho vị trí 5

4

Tiếp nhận - Phát tờ khai hải quan và hướng dẫn khai Ghi sổ hành lý thất lạc,
báo, hồ sơ hải quan
nhầm lẫn, không có người
- Tiếp nhận hồ sơ hải quan và kiểm tra đối nhận
chiếu thông tin khai báo, chuyển vị trí 6
- Phát hiện khách hàng có nghi vấn chuyển vị
trí 5
- Kiểm tra sơ cấp nồng độ phóng xạ khi có
cảnh báo

- Giám sát làm thủ tục đối với hành lý thất
lạc, nhầm lẫn không có người nhận.

5

Soi hành - Thực hiện hình thức K1, mức độ 2
lý và

+Không nghi vấn, thông quan hành lý
10

- Thông tin các kiện đã
soi chiếu


Vị
trí

Công
chức

Nội dung công việc

Hồ sơ

hành lý +Nghi vấn: báo cáo lãnh đạo, chuyển vị trí 6
- Tình trạng hoạt động
quá khổ - Soi cơ thể đối với những đối tượng trọng của máy soi
điểm hoặc được lãnh đạo Chi cục phê duyệt
6


Kiểm tra - Kiểm tra hộ chiếu, thẻ hành lý để xác định - Kết quả kiểm tra hàng
thực tế nhân thân, xác nhận sở hữu
hóa
hành lý - Thực hiện hình thức K2

- Theo dõi tờ khai hải

- Làm thủ tục đối với hành lý, hàng hóa vượt quan
quá tiêu chuẩn. Xử lý vi phạm (nếu có)

- Theo dõi hàng hóa tạm

- Thực hiện hình thức K3 theo phê duyệt của giữ
lãnh đạo Chi cục
7

Cảnh báo - Theo dõi, xử lý cảnh báo phóng xạ; thông
phóng xạ báo vị trí 4 kiểm tra thứ cấp nồng độ phóng
và RFID xạ. Phát hiện có phóng xạ, thông báo, phối
hợp với Cục an toàn và xử lý phóng xạ xử lý,

- Tình trạng hoạt động
của hệ thống cảnh báo
phóng xạ
- Theo dõi hệ thống RFDI

cập nhật các trường hợp cảnh báo phóng xạ
- Cấp phát tem, thẻ RFID
8


Hệ thống - Phát hiện đối tượng trọng điểm, đối tượng Ghi sổ theo dõi hoạt động
camera nghi vấn, các tình huống vi phạm pháp luật của hệ thống camera giám
giám sát hải quan, báo cáo lãnh đạo thông báo cho các sát
vị trí khác biết để theo dõi, kiểm tra
- Giám sát lối đi nội bộ

9

Quản trị - 60 phút trước khi tàu bay nhập cảnh: Lập Vào sổ theo dõi rủi ro
rủi ro phiếu đối tượng trọng điểm trình lãnh đạo phê
duyệt, gửi cho toàn bộ các vị trí
- Đề xuất chuyến bay trọng điểm, xây dựng
hồ sơ rủi ro về đối tượng trọng điểm, trình
lãnh đạo phê duyệt
- Tổng hợp và lập phiếu phát hiện kết quả
phát hiện đối tượng trọng điểm
- Cập nhật thông tin trên hệ thống
Ngoài ra tại Việt Nam, quy trình còn phải đảm bảo:
11


Thứ nhất, Hành lý của hành khách nhập cảnh được miễn giấy phép nhập khẩu
theo quy định của pháp luật và phải thuộc danh mục các loại được phép nhập khẩu
dưới hình thức hành lý.
Thứ hai, Tiêu chuẩn hành lý quy định cho mỗi lần nhập cảnh được áp dụng
chung cho tất cả các đối tượng nhập cảnh là người Việt Nam và người nước ngoài,
không kể thời gian lưu trú ở nước ngoài hay Việt Nam.
Thứ ba, Không hạn chế định mức hành lý của người nhập cảnh, tuy nhiên nếu
hành lý vượt quá định mức được miễn thuế thì phần vượt này được coi là hàng hóa

nhập khẩu và phải thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng hóa nhập khẩu.
Thứ tư, Định mức miễn thuế của người nhập cảnh theo quy định được tính cho
từng lần nhập cảnh, không gộp chung định mức miễn thuế của nhiều lần nhập cảnh
để tính thuế cho một lần nhập cảnh. Không gộp định mức hành lý miễn thuế của
nhiều người nhập cảnh để giải quyết miễn thuế cho một người nhập cảnh trừ trường
hợp hành lý các cá nhân trong một gia đình mang theo trong cùng chuyến đi.
Thứ năm, Hành khách nhập cảnh và hành lý mang theo hay gửi riêng, trước
hoặc sau phải thông qua những địa điểm cơ quan hải quan tại biên giới quốc gia qua
đường hàng không, đường biển, đường bộ, đường sông.
Thứ sáu, Thời hạn nhận hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi của người
nhập cảnh được quy định là không quá 30 ngày kể từ ngày hành lý về đến cửa khẩu.
Người nhập cảnh được tạm gửi hành lý vào kho của Hải quan cửa khẩu và nhận lại
khi xuất cảnh, thời gian tạm gửi hành lý không quá 180 ngày, kể từ ngày hành lý
được gửi vào kho của Hải quan. Trong thời hạn tạm gửi hành lý, nếu người nhập
cảnh có văn bản từ bỏ hành lý hoặc quá thời hạn tạm gửi hành lý nhưng người nhập
cảnh không nhận lại, thì cơ quan hải quan tổ chức thanh lý, hoặc tiêu hủy nếu hành
lý đó đã bị hư hỏng.
Thứ bảy, Có chế độ ưu đãi miễn trừ đối với hành lý của các nhà ngoại giao.
Đối với hành lý (bao gồm hành lý xách tay và hành lý ký gửi cùng chuyến) của viên
chức ngoại giao mang theo khi nhập cảnh qua các cửa khẩu Việt Nam được miễn kê
khai, miễn kiểm tra hải quan; trong trường hợp này nếu xác định được trong các
kiện hành lý có chức đựng những đồ vật thuộc loại cấm nhập khẩu phải báo cáo
12


ngay cho cơ quan cấp trên.
Thứ tám, Các đối tượng không có hộ chiếu (cư dân biên giới) thì áp dụng theo
chế độ quy định cho cư dân biên giới.
1.1.3. Rủi ro trong hoạt động kiểm tra hành lý gửi kèm chuyến bay đến tại cảng
hàng không

1.1.3.1. Khái niệm về rủi ro
Rủi ro là thuật ngữ được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau để diễn tả
những biến động xảy ra ngoài mong muốn. Rủi ro trong từng lĩnh vực sẽ có các
định nghĩa khác nhau. Một số người quan niệm "rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường
được", "rủi ro là một tổng ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác suất" hay "rủi
ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy đến"… Theo định nghĩa này, rủi ro
được hiểu như một sự không may, mang lại những thiệt hại, tổn thất không mong
muốn, làm cản trở chủ thể thực hiện các mục tiêu đã đề ra.
Một số định nghĩa khác:
Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả, nó có thể xuất hiện trong hầu
hết mọi hoạt động của con người mà người ta không thể dự đoán được chính xác kết
quả. Sự hiện diện của rủi ro gây nên sự bất định, nguy cơ rủi ro phát sinh bất cứ khi
nào một hành động dẫn đến khả năng được hoặc mất không thể đoán được.
Theo cách định nghĩa này, rủi ro được hiểu theo nghĩa bất trắc có thể đo lường
được. Rủi ro có thể gây tác động tiêu cực, có thể mang lại tác động tích cực. Rủi ro
có thể gây tổn thất, mất mát, nguy hiểm, nhưng đồng thời cũng mang lại cơ hội cho
những ai biến sử dụng chúng. Quan niệm này rất phổ biến trong những người đầu tư
chứng khoán.
Tóm lại, dù cho hiểu theo nghĩa truyền thống, hay hiện đại, các khái niệm này
cũng không có sự khác biệt lớn, tựu trung sự khác biệt vẫn nằm ở sự sự giải thích nội
hàm của thuật ngữ “không chắc chăn” và “sự đo lường”, và theo đó dẫn đến những
quan niệm khác biệt về kiểm soát rủi ro. Trong luận văn, khái niệm rủi ro được hiểu
theo nghĩa “ảnh hưởng của sự không chắc chắn về mục tiêu, tập trung vào hiệu quả của
việc hiểu biết chưa đầy đủ về các sự kiện hoặc hoàn cảnh đối với việc ra quyết định của
tổ chức” Định nghĩa này, theo tác giả, đã bao hàm đủ cả hai nội dung về bản chất thực
13


sự của rủi ro là “không chắc chắn” và đo lường theo thang đo “hiệu quả” và từ đó có
thể đánh giá trên góc nhìn của quản trị học là “ra quyết định”

1.1.3.2. Khái niệm về rủi ro trọng hoạt động kiểm tra hành lý gửi kèm chuyến bay
đến tại cảng hàng không
Như trên đã phân tích, khái niệm rủi ro trong tổ chức chỉ các sự kiện hay hoạt
động có khả năng xảy ra và cản trở một tổ chức đạt được các mục tiêu đề ra. Với hai
mục tiêu chính đặt ra cho các cơ quan hải quan là phải hỗ trợ thương mại và đảm bảo
tuân thủ các quy định pháp luật, thì các rủi ro mà ngành hải quan phải đối mặt bao gồm
các nguy cơ không tuân thủ luật hải quan như quy định cấp phép, các điều khoản về
xác định trị giá, quy tắc xuất xứ, chế độ miễn thuế, biện pháp hạn chế thương mại, các
quy định về an ninh cũng như nguy cơ bị thất bại trong tạo điều kiện thuận lợi cho
thương mại quốc tế. Cụ thể hơn, theo Công ước KYOTO (sửa đổi năm 1999), rủi ro hải
quan được định nghĩa là “nguy cơ không tuân thủ pháp luật hải quan”
Tại Việt Nam, theo các quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn dưới
luật thì rủi ro hải quan được hiểu là “nguy cơ không tuân thủ pháp luật hải quan, pháp
luật thuế trong hoạt động xuất khẩu, xuất cảnh, nhập khẩu, nhập cảnh, quá cảnh”. Theo
định nghĩa này, về mặt bản chất rủi ro đối với hành lý gửi kèm tại cảng hàng không là
một phần của rủi ro của ngành hải quan. Tuy nhiên, khác với rủi ro hải quan nói chung,
rủi ro trong hoạt động này có tính trực quan và dễ đo lường hơn nhưng lại tiềm ẩn
nhiều yếu tố về “rủi ro đạo đức”. Theo đó một hành vi gian lận có thể dễ được phát
giác thông các biện pháp kĩ thuật, nhưng một “thỏa thuận ngầm” nào đó có thể bỏ lọt
hành vi này. Trong luận văn, tác giả xem khái niệm “rủi ro đối với hành lý gửi kèm tại
cảng hàng không” có nội hàm tương tự như khái niệm “rủi ro hải quan” nói chung. Và
do đó, mục tiêu chính sẽ là nhận diện, đo lường và khắc phục các rủi ro này như tác giả
sẽ trình bày trong các phần sau của luận văn.
1.1.3.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động kiểm tra hành lý gửi kèm
chuyến bay đến tại cảng hàng không
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động kiểm tra hành lý gửi
kèm hải quan. Có thể khái quát thành một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất, là nhóm nguyên nhân từ bối cảnh chung của nền kinh tế Việt Nam:
14



Đánh giá chung về nền kinh tế Việt Nam hiện nay việc thực thi và áp dụng luật
trong xử lý các vi phạm chưa cao. Chính vì vậy các tiểu thương, doanh nghiệp sẵn sàng
có các chiêu bài cạnh tranh không lành mạnh dẫn tới xuất hiện rủi ro tiềm ẩn khá cao
đặc biệt trong quản lý tại hải quan Nội Bài. Bởi lẽ, cơ quan hải quan không thể đủ
nguồn lực để kiểm soát chặt chẽ mọi lô hàng qua lại biên giới. Các chủ hàng vì lợi ích
sẵn sàng không tuân thủ pháp luật, vi phạm trong quản lý hàng hóa do chưa có các hình
phạt thích đáng làm răn đe. Khi bị phát hiện người vi phạm cũng chỉ chịu biện pháp
trừng phạt quá nhẹ khiến họ có động cơ mãnh liệt để không tuân thủ
Thứ hai, là nhóm nguyên nhân liên quan đến nguồn lực của cơ quan hải quan:
Cơ quan hải quan không có năng lực đáp ứng yêu cầu về các phương diện
nhân lực, công nghệ, tổ chức, quản lý là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến rủi ro có
nguy cơ tăng lên
Trình độ của cán bộ, công chức hải quan ở mức thấp, chưa được đào tạo cơ
bản, đạo đức, kỷ luật hành nghề không cao sẽ dẫn đến thực hành các nghiệp vụ với
chất lượng thấp, tạo nguy cơ xuất hiện rủi ro cao.
Tổ chức quản lý kém của cơ quan hải quan cũng có xu hướng làm tăng rủi ro.
Chẳng hạn như tình trạng thiếu sổ tay hướng dẫn, thiếu chế độ thưởng phạt và
nghiêm minh, thiếu kiểm tra, giám sát, không quan tâm đào tạo cán bộ… sẽ làm cho
nhân viên hải quan thiếu động lực trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, dễ sa vào tiêu
cực, tham nhũng, cố tình để lọt các vụ gian lận…
Thứ ba, là nhóm nguyên nhân liên quan đến công nghệ:
Công nghệ lạc hậu sẽ gây sức ép lên cơ sở vật chất yếu kém của cơ quan hải
quan dẫn đến các sai sót có khả năng tăng lên. Đặc biệt, sự yếu kém và sai sót của
hệ thống thông tin làm tăng nguy cơ rủi ro lên rất nhiều. Ví dụ, thông tin thống kê
sai lạc, nghèo nàn, không cập nhật, không đồng bộ, thiếu sự trao đổi với các cơ
quan quản lý nhà nước khác sẽ làm cho nhân viên hải quan khó khăn trong việc ra
các quyết định đúng. Đặc biệt, số liệu thống kê không chính xác là nguyên nhân
không chỉ của các quyết định hải quan sai lầm mà còn gây ra nhiều rắc rối, tranh
chấp về sau.

Việc thiếu các phương tiện kiểm tra cần thiết khiến nhân viên hải quan buộc phải
15


bỏ qua các hành vi gian lận tinh vi do thiếu căn cứ để đưa ra các chế tài theo luật.
Thứ tư, là nhóm nguyên nhân liên quan đến mặt tiêu cực của các chủ hàng
hóa vận chuyển qua biên giới. Đây là nhóm nguyên nhân chủ yếu gây ra rủi ro buôn
lậu và buôn bán trái phép.
Do thuế quan là khoản thu khá lớn của Nhà nước đánh vào giá trị hàng hóa,
nên nếu trốn được thuế, chủ hàng vừa có thể thu lợi lớn, vừa có thể hạ giá, bán hàng
hóa nhanh, chiến thắng đối thủ cạnh tranh nộp đủ thuế NK. Chính vì thế, các chủ
hàng thường xuyên nghiên cứu tìm mọi cách để có thể giảm nộp thuế cho Nhà
nước. Chỉ cần cơ quan hải quan lơi lỏng là các chủ hàng tận dụng cơ hội trốn thuế.
Ngoài ra, trong xã hội có nhiều loại sản phẩm nếu cho tiêu dùng tự do có thể gây
hại đáng kể cho dân tộc, đất nước như ma túy, vũ khí, …Do bị cấm đoán nên giá cả các
mặt hàng này trên thị trường ngầm tăng vọt tạo điều kiện cho các chủ hàng thu lợi lớn.
Chính vì thế các tổ chức tìm mọi cách để qua mặt hải quan, kể cả mua chuộc cán bộ.
1.2. Quản trị rủi ro trong hoạt động kiểm tra hành lý gửi kèm chuyến bay đến
tại cảng hàng không
1.2.1. Khái niệm về quản trị rủi ro trong hoạt động kiểm tra hành lý gửi kèm
chuyến bay đến tại cảng hàng không
Quản trị rủi ro là việc xác định, đánh giá và ưu tiên hóa rủi ro (định nghĩa
trong ISO 31000) là ảnh hưởng của sự không chắc chắn về mục tiêu, tiếp theo là
việc áp dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn lực để giảm thiểu, theo dõi và kiểm soát
xác suất xảy ra hoặc ảnh hưởng của các sự kiện không may hoặc để tối đa hoá việc
thực hiện các cơ hội. Mục tiêu của quản trị rủi ro là để đảm bảo sự không chắc chắn
này không làm lệch hướng các hoạt động của các mục tiêu kinh doanh.
Cũng như bất kỳ một tổ chức nào khác, Hải quan cần quản trị rủi ro của tổ
chức mình. Điều này đòi hỏi phải áp dụng một cách có hệ thống các thủ tục quản lý
được thiết kế nhằm giảm bớt rủi ro và đảm bảo thực hiện một cách có hiệu quả các

mục tiêu của tổ chức mức tốt nhất có thể. Các thủ tục như thế bao gồm xác định,
phân tích , đánh giá, xử lý, giám sát và xem xét các rủi ro có thể ảnh hưởng đến việc
thực hiện các mục tiêu đề ra.
16


×