Tải bản đầy đủ (.doc) (114 trang)

Pháp luật về phát hành cổ phiếu của ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (501.57 KB, 114 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

O TH THY

PHáP LUậT Về PHáT HàNH Cổ PHIếU
CủA NGÂN HàNG THƯƠNG MạI Cổ PHầN ở
VIệT NAM

LUN VN THC S LUT HC


HÀ NỘI - 2018


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

O TH THY

PHáP LUậT Về PHáT HàNH Cổ PHIếU
CủA NGÂN HàNG THƯƠNG MạI Cổ PHầN ở
VIệT NAM
Chuyờn ngnh: Lut Kinh t
Mó s: 8380101.05

LUN VN THC S LUT HC

Cỏn b hng dn khoa hc: PGS.TS Lấ TH THU THY



HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm
bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các
môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định
của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi
có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người cam đoan

Đào Thị Thúy


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục biểu đồ
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU
VÀ PHÁP LUẬT VỀ PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN......................................................7
1.1.


Khái niệm, đặc điểm, hình thức phát hành cổ phiếu của ngân
hàng thương mại cổ phần......................................................................7

1.1.1. Khái niệm cổ phiếu của ngân hàng thương mại cổ phần......................7
1.1.2. Đặc điểm cổ phiếu của ngân hàng thương mại cổ phần......................10
1.1.3. Phân loại cổ phiếu của ngân hàng thương mại cổ phần......................13
1.1.4. Các hình thức phát hành cổ phiếu của ngân hàng thương mại cổ phần
.............................................................................................................15
1.1.5. Đặc thù của phát hành cổ phiếu của ngân hàng thương mại cổ phần..........18
1.2.

Khái niệm, nguyên tắc điều chỉnh, cấu trúc pháp luật phát
hành cổ phiếu của ngân hàng thương mại cổ phần........................20

1.2.1. Khái niệm pháp luật phát hành cổ phiếu của ngân hàng thương
mại cổ phần.........................................................................................20
1.2.2. Nguyên tắc điều chỉnh pháp luật phát hành cổ phiếu của ngân
hàng thương mại cổ phần....................................................................20
1.2.3. Cấu trúc pháp luật phát hành cổ phiếu của ngân hàng thương mại
cổ phần................................................................................................23
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................26
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ PHÁT HÀNH CỔ
PHIẾU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Ở


VIỆT NAM.........................................................................................27
2.1.

Thẩm quyền quyết định phát hành cổ phiếu của ngân hàng

thương mại cổ phần ở Việt Nam.....................................................27

2.2.

Mục đích, điều kiện, trình tự thủ tục phát hành cổ phiếu của
ngân hàng thương mại cổ phần........................................................30

2.2.1. Mục đích phát hành cổ phiếu của ngân hàng thương mại cổ phần..........30
2.2.2. Điều kiện phát hành cổ phiếu của ngân hàng thương mại cổ phần..........30
2.2.3. Trình tự, thủ tục phát hành cổ phiếu của ngân hàng thương mại
cổ phần................................................................................................38
2.3.

Quyền và nghĩa vụ của ngân hàng thương mại cổ phần trong
phát hành cổ phiếu............................................................................55

2.3.1. Quyền của ngân hàng thương mại cổ phần.........................................55
2.3.2. Nghĩa vụ của ngân hàng thương mại cổ phần.....................................58
2.4.

Nhà đầu tư trong hoạt động phát hành cổ phiếu của ngân
hàng thương mại cổ phần.................................................................61

2.4.1. Các giai đoạn tham gia của nhà đầu tư................................................61
2.4.2. Mối quan hệ giữa nhà đầu tư và ngân hàng thương mại cổ phần
trong hoạt động phát hành cổ phiếu....................................................62
2.4.3. Phân loại nhà đầu tư............................................................................63
2.4.4. Cơ cấu cổ đông....................................................................................64
2.4.5. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư...............................69
2.5.


Vi phạm và xử lý vi phạm trong phát hành cổ phiếu của NHTMCP
ở Việt Nam..........................................................................................73

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................81
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM.....................................82
3.1.

Định hướng hoàn thiện pháp luật về phát hành cổ phiếu của
ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam phù hợp với chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát


triển thị trường chứng khoán...........................................................82
3.1.1. Tăng thẩm quyền của Ủy ban chứng khoán nhà nước đối với
quản lý phát hành của ngân hàng thương mại cổ phần....................83
3.1.2. Hoàn thiện quy định pháp luật theo hướng thừa nhận và trao
quyền tự chủ, tự quyết, độc lập cho chủ thể phát hành.......................84
3.2.

Giải pháp hoàn thiện pháp luật phát hành cổ phiếu của ngân
hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam..............................................85

3.2.1. Đảm bảo chuẩn hoá quy định phát hành cổ phiếu ra công chúng,
phù hợp với thông lệ quốc tế...............................................................85
3.2.2. Hoàn thiện cơ chế công bố thông tin, giám sát thông tin đảm bảo
minh bạch hoạt động phát hành...........................................................87
3.2.3. Hoàn thiện quy định pháp luật về chuẩn mực kế toán, kiểm toán,

đảm bảo tính trung thực của Bản cáo bạch.........................................90
3.2.4. Giải pháp bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho nhà đầu tư...........92
3.2.5. Kiến nghị tăng mức xử phạt vi phạm hành chính...............................94
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................96
KẾT LUẬN....................................................................................................97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................98


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CTCK:

Công ty chứng khoán

CTCP:

Công ty cổ phần

ĐHĐCĐ:

Đại hội đồng cổ đông

NĐT:

Nhà đầu tư

NĐTNN:

Nhà đầu tư nước ngoài

NHNN:


Ngân hàng nhà nước

NHTM:

Ngân hàng thương mại

NHTMCP:

Ngân hàng thương mại cổ phần

TCTD:

Tổ chức tín dụng

TTCK:

Thị trường chứng khoán

UBCKNN:

Uỷ ban chứng khoán nhà nước


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Số hiệu
Biểu đồ 2.1

Tên biểu đồ
Cơ cấu cổ đông của VietinBank


Trang
66


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Pháp luật Việt Nam hiện hành đã xây dựng được cơ bản các quy định
về phát hành cổ phiếu của NHTMCP với mục đích nâng cao hiệu quả hoạt
động của các ngân hàng, tạo được khung pháp lý để quản trị rủi ro, đảm bảo
an ninh tiền tệ quốc gia, trong đó phải kể đến như: Bộ luật Dân sự 2015, Luật
Doanh nghiệp 2014, Luật Ngân hàng Nhà nước 2010, Luật các TCTD 2010,
Luật Chứng khoán 2006, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng
khoán 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành... Những quy định pháp luật
về phát hành cổ phiếu đã tạo hành lang pháp lý cho các NHTMCP có thể
thông qua hình thức này để giải quyết được “bài toán” về vốn. Điểm khác biệt
trong hoạt động phát hành cổ phiếu của NHTMCP ở chỗ đối tượng kinh
doanh của NHTMCP cũng chính là tiền tệ, không chỉ điều kiện để thực hiện
hoạt động kinh doanh như các doanh nghiệp thông thường. Bản chất phát
hành cổ phiếu của ngân hàng cũng là huy động vốn. Trong thực tiễn áp dụng
pháp luật về phát hành cổ phiếu của NHTMCP còn bộc lộ hạn chế, tồn tại
những vấn đề bất cập về yêu cầu cấp thiết về tăng trưởng quy mô hoạt động
của NHTMCP gắn với điều kiện đảm bảo các chỉ số rủi ro trong giới hạn cho
phép, trình tự thủ tục phát hành cổ phiếu, chất lượng thẩm định hồ sơ đăng ký
phát hành cổ phiếu, vấn đề hạn chế quyền và lợi ích của NĐT là cá nhân, tổ
chức có tiềm lực tài chính mạnh muốn tham gia đầu tư, các quy định về giới
hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD từng thời kỳ, rủi ro và
quản trị hệ thống...
Xuất phát từ nhu cầu cấp bách cần có quy định và nghiên cứu tổng thể
về cơ sở lý luận và thực tiễn cho hoạt động phát hành cổ phiếu của NHTMCP

ở Việt Nam, từ đó có thể đề xuất các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về phát
hành cổ phiếu của NHTMCP trong điều kiện phát triển hiện nay, tôi đã lựa

1


chọn vấn đề “Pháp luật về phát hành cổ phiếu của ngân hàng thương mại
cổ phần ở Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Các đề tài tập trung nghiên cứu về “cổ phiếu”, “phát hành chứng
khoán”, “chào bán chứng khoán, “niêm yết chứng khoán”, “bảo vệ quyền lợi
của NĐT”... được rất nhiều tác giả và các nhà khoa học quan tâm. Yêu cầu có
được hành lang pháp lý phù hợp, kịp thời điều chỉnh hoặc nắm bắt trước các
xu thế để điều chỉnh chính sách pháp luật cho phù hợp, phát huy quyền tự do
thu hút vốn của NHTMCP, không để trở thành rào cản so với sự phát triển của
nền kinh tế nước ta hiện nay thì những nghiên cứu từ góc độ pháp lý về “cổ
phiếu”, “chứng khoán” cần được quan tâm hơn nữa.
Trước đây một số tác giả đã có nghiên cứu liên quan về cổ phiếu và
phát hành cổ phiếu của NHTMCP như:
- Luận văn thạc sĩ Luật học: “Một số vấn đề về pháp luật chào bán cổ
phiếu của NHTMCP” của tác giả Đỗ Xuân Bách năm 2008, Đại học Luật Hà Nội;
- Luận văn thạc sĩ Luật học: “Pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công
chúng của NHTMCP ở Việt Nam” của tác giả Vũ Thị Thanh Tâm năm 2014,
Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội;
- Luận văn thạc sĩ Luật học: “Pháp luật về niêm yết cổ phiếu của
NHTMCP ở Việt Nam và thực tiễn tại NHTMCP Quân đội (MB)” của tác giả
Đoàn Thị Nụ năm 2015, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội;
- Luận văn thạc sĩ Luật học: “Pháp luật về chào bán chứng khoán ra
công chúng ở Việt Nam” của tác giả Hoàng Nam, năm 2016, Khoa Luật, Đại học
Quốc gia Hà Nội.

Một số bài báo nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực này như:
- “Một số vấn đề cần quan tâm khi niêm yết cổ phiếu ngân hàng trên
thị trường chứng khoán” của tác giả Nguyễn Đức Lệnh, Ngân hàng nhà

2


nước Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh đăng trên Tạp chí ngân hàng, số 18,
tháng 9 năm 2006;
- “Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về phát hành cổ phiếu ngân
hàng” của tác giả ThS. Nguyễn Thị Thu Hằng, Trường Cao đẳng Thương mại
Đà Nẵng đăng trên Tạp chí tài chính, tháng 8 năm 2016;
“Lên sàn chứng khoán: cơ hội, thách thức và kì vọng” của tác giả
Quỳnh Vũ đăng trên trang www.thoibaonganhang.vn, tháng 3 năm 2018.
Tuy nhiên, công trình luận văn nghiên cứu sâu và tập trung về vấn đề
phát hành cổ phiếu của NHTMCP, một loại hình doanh nghiệp đặc biệt của
nền kinh tế thì chưa được đề cập. Vì vậy, việc tác giả lựa chọn đề tài nghiên
cứu “Pháp luật về phát hành cổ phiếu của ngân hàng thương mại cổ phần
ở Việt Nam” là cần thiết.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu hoạt động phát hành cổ phiếu của NHTMCP trên
cơ sở phân tích lý luận và thực trạng pháp luật về nội dung này ở Việt Nam,
từ đó đề xuất giải pháp, kiến nghị hoàn thiện để khắc phục được những bất
cập, hạn chế của pháp luật và nâng cao hiệu quả phát hành cổ phiếu của
NHTMCP ở Việt Nam.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề
tài đặt ra bao gồm nghiên cứu những vấn đề lý luận pháp luật về phát hành
cổ phiếu của NHTMCP và phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật phát hành

cổ phiếu của NHTMCP ở Việt Nam, từ đó thấy được những điểm hạn chế, bất
cập trong quy định pháp luật Việt Nam hiện hành.
Từ việc nghiên cứu lý luận và phân tích đánh giá thực trạng trên, đưa ra

3


phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về phát hành cổ phiếu
NHTMCP cho phù hợp nhu cầu tăng trưởng và phát triển của NHTMCP, phù
hợp với tình hình thực tiễn, đòi hỏi của nền tài chính tiền tệ quốc gia và đáp
ứng yêu cầu hội nhập thị trường tài chính tiền tệ quốc tế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là những quy định của pháp luật và
thực tiễn thi hành pháp luật về phát hành cổ phiếu của NHTMCP ở Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Hoạt động phát hành cổ phiếu của NHTMCP cũng như hoạt động phát
hành cổ phiếu của CTCP, chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp và Luật
Chứng khoán, song do hoạt động đặc thù của NHTMCP nên việc phát hành cổ
phiếu của NHTMCP còn chịu sự điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật trong
lĩnh vực tài chính và hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng.
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản, đánh giá
và phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật phát hành cổ phiếu của NHTMCP ở
Việt Nam, trong đó ưu tiên tập trung vào hoạt động phát hành để chào bán ra
công chúng của các ngân hàng lớn trong hệ thống NHTMCP ở Việt Nam; hoạt
động phát hành riêng lẻ được xem xét trên khía cạnh đảm bảo tính toàn diện
khi nghiên cứu về lý luận cơ bản, từ đó đưa ra được các kiến nghị và giải
pháp hoàn thiện phù hơp với thực tiễn, tránh dàn trải không đảm bảo chất
lượng nghiên cứu.
5. Tính mới và đóng góp của đề tài

Đề tài: “Pháp luật về phát hành cổ phiếu của ngân hàng thương mại
cổ phần ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu một cách toàn diện có hệ
thống về cơ sở lý luận pháp luật và thực tiễn pháp luật về phát hành cổ phiếu
của NHTMCP ở Việt Nam, có tham khảo kinh nghiệm của một số nước trên

4


thế giới. Trên cơ sở nghiên cứu sẽ đưa ra kiến nghị và đề xuất một số giải
pháp nhằm hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này. Những đóng góp mới của
luận văn sẽ tập trung ở việc đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam trong lĩnh
vực này, từ đó xác định những hạn chế, tồn tại của pháp luật hiện hành, đồng
thời đưa ra định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật.
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài vận dụng một số phương pháp nghiên
cứu chung của khoa học xã hội và các phương pháp đặc thù của Luật học để
nghiên cứu đề tài.
Các phương pháp chủ yếu bao gồm: phương pháp phân tích, phương
pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp phân loại, phương pháp
chuyên gia v.v… Phương pháp phân tích được sử dụng chủ yếu để làm sáng
tỏ những quy định của pháp luật liên quan đến phát hành cổ phiếu của
NHTMCP ở Việt Nam. Phương pháp tổng hợp sử dụng để khái quát hóa nội
dung nghiên cứu một cách hệ thống, làm cho vấn đề nghiên cứu trở nên hợp
lý, dễ hiểu, giúp tổng hợp các dữ liệu theo hệ thống để giúp nhận diện các vấn
đề về phát hành cổ phiếu của NHTMCP. Phương pháp so sánh được sử dụng
để so sánh quy định của pháp luật hiện hành về phát hành cổ phiếu của
NHTMCP theo pháp luật Việt Nam với các quy định của một số nước khác.
Ngoài ra, luận văn sử dụng phương pháp chuyên gia và nghiên cứu
định tính trong thu thập và xử lý thông tin, dữ liệu để phân tích, so sánh, tổng
hợp. Cách thức tiếp cận nguồn dữ liệu là thông qua thực tiễn triển khai phát

hành cổ phiếu của một số NHTMCP lớn của Việt Nam trong những năm gần
đây, thu thập thông tin từ các nguồn khác như: các số liệu, báo cáo đánh giá
hiệu quả công tác phát hành cổ phiếu của NHTMCP, các nghiên cứu, phân
tích đánh giá thị trường tài chính có sự biến đổi ra sao và kết quả của quá
trình phát hành cổ phiếu của một số NHTMCP, báo cáo thường niên của

5


NHNN, các TCTD… được đăng tải trên các báo, tạp chí, thông tin từ các
website, thông cáo báo chí của NHNN và các tổ chức có uy tín trong nước và
trên thế giới v.v... có liên quan đến lĩnh vực này.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận pháp luật về phát hành cổ phiếu của
ngân hàng thương mại cổ phần.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về phát hành cổ phiếu của ngân hàng
thương mại cổ phần ở Việt Nam.
Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về phát hành
cổ phiếu của ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam.

6


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU
VÀ PHÁP LUẬT VỀ PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN


1.1. Khái niệm, đặc điểm, hình thức phát hành cổ phiếu của ngân hàng
thương mại cổ phần
1.1.1. Khái niệm cổ phiếu của ngân hàng thương mại cổ phần
Lịch sử ra đời của cổ phiếu gắn liền với lịch sử hình thành CTCP.
“Người đầu tư góp vốn theo chuyến đi biển và sau mỗi chuyến đi biển nhận
lại vốn cổ phần và tiền lãi”, đó chính là hình thức sơ khai đầu tiên của một
nhóm 218 cá nhân được cấp phép độc quyền kinh doanh trong vòng 15 năm
ở vùng Đông Ấn, các quốc gia và hải cảng ở châu Á, châu Phi và được đi lại
từ tất cả các hải cảng của các đảo, thị trấn và địa điểm ở châu Á, châu Phi và
Mỹ hay bất kỳ địa điểm nào như thế nằm ngoài Mũi Hảo Vọng (Cape of
Good Hope) và Eo biển Magellan. Đây chính là công ty cổ phần xuất hiện
đầu tiên trên thế giới - công ty Đông Ấn (East India Company) của Anh
(1600-1874). Ở Mỹ, CTCP phát triển rất mạnh. Lúc đầu là vì phải xây dựng
đường xe lửa, sau này là để thiết lập mạng lưới phân phối và bán lẻ trên toàn
lãnh thổ rộng lớn của Mỹ. Chính do yêu cầu tài trợ cho các công ty làm
đường xe lửa mà TTCK ở NewYork phát triển. Năm 1811, bang NewYork
ban bố luật về tính trách nhiệm hữu hạn dành cho các công ty sản xuất. Nhờ
có luật này, tiền ùn ùn đổ về NewYork và tính hữu hạn kia trở thành phổ
biến vì bang nào không dùng đến nó là không thu hút được vốn [1, tr.25].
Các Mác nhận định trong “Tư bản” (quyển 1, tập III) là “nếu như cứ phải
chờ cho đến khi tích luỹ làm cho số tư bản riêng lẻ lớn lên đến mức có thể
đảm đương được việc xây dựng đường sắt thì có lẽ đến ngày nay thế giới
7


vẫn chưa có đường sắt”. Sự ra đời của CTCP đã giúp cho các nhà doanh
nghiệp giải quyết được mâu thuẫn về tiền vốn một cách sáng tạo.
Sự hình thành và phát triển của CTCP gắn liền với sự hình thành của thị
trường vốn và thị trường tiền tệ. “CTCP là một loại hình kinh doanh phổ biến
hiện nay, được xem là phương thức phát triển cao nhất cho đến nay của loài

người để huy động vốn cho kinh doanh và qua đó làm cho nền kinh tế của
mỗi quốc gia phát triển” [1, tr.18].
Cổ phiếu chính là sản phẩm riêng của CTCP. Vốn điều lệ
của CTCP được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
Người mua cổ phần gọi là cổ đông. Cổ đông được cấp một giấy
xác nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu. Cổ phiếu là bằng chứng
và là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu của cổ đông đối với
CTCP. Quyền sở hữu của cổ đông trong CTCP tương ứng với số
lượng cổ phần mà cổ đông nắm giữ. Vì vậy, cổ phiếu còn được
gọi là chứng khoán vốn [57].
Trong lịch sử phát triển TTCK, cổ phiếu xuất hiện cùng với sự ra đời
của CTCP, là công cụ quan trọng nhằm huy động vốn cho CTCP. Nhờ có
CTCP, TTCK có thêm hàng hoá để giao dịch và ngược lại, nhờ có TTCK mà
CTCP có một kênh thu hút vốn thuận lợi và sâu rộng. Như vậy, có thể hiểu
cổ phiếu là một loại chứng khoán do CTCP phát hành xác nhận quyền sở
hữu và lợi ích hợp pháp của cổ đông đối với tài sản và thu nhập của một
CTCP [29, tr.32]. Khi tiến hành gọi vốn, tổ chức phát hành đã chia sẻ quyền
sở hữu công ty cho người mua cổ phiếu và NĐT góp vốn vào công ty sẽ có
những quyền và lợi ích tương ứng tuỳ thuộc vào mức vốn đã góp. Đây là
mối quan hệ song hành giữa chủ thể phát hành và NĐT.
Theo Francis Lemenier trong cuốn “Nguyên lý thực hành luật thương
mại, luật kinh doanh” về luật pháp thì cổ phiếu là chứng thư xác nhận quyền

8


sở hữu một tài sản nhất định nên được coi là tài sản thực sự. Cổ phiếu tồn tại
dưới dạng chứng thư, có mệnh giá, thời hạn hiệu lực ít ra bằng thời hạn tồn
tại của doanh nghiệp ghi trong điều lệ. Một định nghĩa khác trong “Banking
Terminology” khi đưa ra khái niệm về chứng khoán cho rằng “cổ phiếu là

văn bản xác nhận việc góp vốn vào công ty”, song khái niệm này chưa thể
hiện đầy đủ về cổ phiếu.
Cổ phiếu (stock, share) là loại chứng khoán xác nhận số cổ phần mà
cổ đông đó nắm giữ tại một CTCP và quyền được hưởng lợi nhuận dưới hình
thức cổ tức cũng như quyền tham gia quản lý công ty. Cổ phần là phần lợi
ích sở hữu của cổ đông với tổ chức phát hành [31, tr.12].
Ở Việt Nam, NHTMCP là NHTM được thành lập, tổ chức dưới hình
thức CTCP, là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có điều kiện theo mô hình
cổ phần và tuân theo các quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật các TCTD,
Nghị định, Thông tư và các quy chế, quy định riêng của NHNN cho loại hình
NHTMCP trong suốt quá trình thành lập và hoạt động; phân biệt với các
NHTM nhà nước, NHTM liên doanh và chi nhánh NHTM nước ngoài tại Việt
Nam. Cổ phiếu của NHTMCP sẽ được nghiên cứu dưới góc độ cổ phiếu của
CTCP với loại hình đặc biệt là NHTMCP trong phạm vi Luận văn này.
Như vậy, cổ phiếu là một loại giấy tờ có giá chứng nhận tài sản, xác
nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc vốn của
tổ chức phát hành, có hình thức tồn tại nhất định dưới hình thức xác định
được như chứng chỉ, bút toán ghi sổ, trường hợp cổ phiếu niêm yết còn được
coi như chứng khoán vốn. Cổ phiếu NHTMCP là loại chứng khoán xác nhận
quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần
của ngân hàng phát hành, là chứng chỉ do ngân hàng phát hành xác nhận
quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của ngân hàng. Cổ phiếu có thể ghi
tên hay không ghi tên theo quy định của ngân hàng, được quy định trong Điều
lệ của các ngân hàng.
9


1.1.2. Đặc điểm cổ phiếu của ngân hàng thương mại cổ phần
NHTMCP về bản chất là CTCP, do đó cổ phiếu của NHTMCP cũng có
đầy đủ các đặc điểm như cổ phiếu của CTCP, ngoài ra có đặc điểm riêng của

cổ phiếu của NHTMCP.
1.1.2.1 Đặc điểm giống như cổ phiếu của công ty cổ phần
Giống như cổ phiếu của CTCP, cổ phiếu của NHTMCP có những đặc
điểm sau:
Cổ phiếu không có kỳ hạn và không hoàn vốn: cổ phiếu là chứng chỉ
chứng nhận hoặc bút toán ghi sổ xác định phần vốn góp của các cổ đông vào
tổ chức phát hành, những cổ phần tạo nên tổng thể vốn của CTCP. Cổ phiếu
của NHTMCP cũng vậy, bất cứ NĐT nào dù là tổ chức hay cá nhân khi đã
góp vốn mua cổ phần thì đều trở thành cổ đông sở hữu cổ phiếu của
NHTMCP. Đây là mối quan hệ một chiều, cổ đông chỉ góp vào mà tổ chức
phát hành không có trách nhiệm hoàn vốn trong bất kỳ thời hạn nào, nói cách
khác là cổ phiếu không có kỳ hạn. Cổ phiếu sẽ không tồn tại khi tổ chức phát
hành bị phá sản hoặc giải thể.
Cổ phiếu có khả năng sinh lợi, chính là lợi tức có được từ cổ phiếu, gọi
là cổ tức. Cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền
mặt hoặc bằng tài sản khác từ nguồn lợi nhuận còn lại của CTCP sau khi đã
thực hiện nghĩa vụ về tài chính. Các cổ đông khi góp vốn đều chung mục tiêu
kỳ vọng vào lợi nhuận thu được từ việc sở hữu cổ phiếu, đó chính là khoản cổ
tức nhận được. Cổ tức không ổn định và phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh
doanh của tổ chức phát hành. Khi kết quả kinh doanh tốt thì cổ tức cũng có xu
hướng tăng theo và khi sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, hạn chế, ảnh hưởng
trực tiếp đến lợi nhuận thu được, kinh doanh thua lỗ thì cổ tức theo đó cũng bị
giảm sút, thậm chí không có cổ tức. Cổ tức có thể được trả bằng tiền mặt, bằng
chính cổ phần của tổ chức phát hành hoặc bằng tài sản của công ty.

10


Cổ phiếu có tính thanh khoản: Tương tự như cổ phiếu của CTCP, cổ
phiếu của NHTMCP là một loại giấy tờ có giá, là một loại tài sản nên có khả

năng chuyển hóa thành tiền mặt. Tùy theo từng loại cổ phiếu hiện nắm giữ mà
người sở hữu cổ phiếu có quyền chuyển nhượng, giao dịch mua bán, sử dụng
làm vật trao đổi ngang giá hoặc hoán đổi nghĩa vụ trên thị trường. Các NĐT
có thể mua bán giao dịch trao tay nhanh chóng thông qua các sàn giao dịch,
các công ty môi giới hoặc trao đổi, giao dịch trực tiếp với các NĐT nhỏ lẻ
trên thị trường. Tính thanh khoản của cổ phiếu phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như tình hình cung – cầu của thị trường, tình hình kinh doanh của NHTMCP,
dự báo thị trường, niềm tin của NĐT... Qui luật cung cầu chi phối thị trường
cổ phiếu, khi nguồn cung lớn hơn cầu hoặc nhu cầu lớn hơn nguồn cung thực
tế sẽ có hiện tượng dư thừa hoặc thiếu hụt cổ phiếu, ảnh hưởng đến tính thanh
khoản nhanh hay chậm của cổ phiếu. Loại cổ phiếu mạnh, tốt nhưng dư cung
trên thị trường thì cổ phiếu đó cũng gặp hạn chế khi có nhu cầu thanh khoản,
ngược lại khi thị trường khan hiếm hàng hóa thì những cổ phiếu kém, thậm
chí yếu hơn cũng có thể khớp lệnh dễ dàng. Khi nhu cầu của NĐT tăng cao sẽ
dễ dẫn đến giá cổ phiếu tăng hơn giá trị thực tại thời điểm đó, thậm chí tăng
ảo do sự đầu cơ trong thị trưòng, một số NĐT đẩy giá lên cao hoặc đánh tụt
xuống thấp thông qua việc sở hữu một phần lớn lượng cổ phiếu trong thị
trường. Nếu tổ chức phát hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả, duy trì tỷ lệ
chi trả cổ tức cao thì cổ phiếu sẽ có sức hút đối với NĐT, nhờ đó sẽ thực sự dễ
mua bán chuyển nhượng trên thị trường và ngược lại.
Cổ phiếu có tính lưu thông: Cổ phiếu của NHTMCP là một loại giấy
tờ có giá, là một loại tài sản nên có thể lưu thông trên thị trường. NĐT, người
sở hữu cổ phiếu hoàn toàn có thể sử dụng cổ phiếu phục vụ các mục đích, các
giao dịch như cầm cố, thế chấp, tặng cho hoặc để lại thừa kế để thực hiện các
nghĩa vụ tài sản của mình trong giao dịch dân sự cũng như trong kinh doanh.

11


Cổ phiếu có tính Tư bản giả: Cổ phiếu được xác định là chứng chỉ

hoặc bút toán ghi sổ chứng nhận phần vốn góp của cổ đông tại tổ chức phát
hành, chứ không phải là tiền. Bản thân cổ phiếu có giá trị lưu thông tương tự
như tiền nhưng không mang tính ổn định, mệnh giá của cổ phiếu không phản
ánh đúng giá trị của cổ phiếu, do đó không phải là tư bản thật. Tính tư bản giả
thể hiện ở chỗ cổ phiếu có giá trị như tiền. Giá trị của cổ phiếu được thể hiện
khi được đảm bảo bằng tiền.
Cổ phiếu có tính rủi ro: Xuất phát điểm từ khả năng sinh lợi cao nên
tính rủi ro của cổ phiếu là đặc điểm khá rõ nét. Thực tế thị trường đã cho thấy
giá cổ phiếu có thể rớt thảm hại hoặc tăng tốc đạt đỉnh chỉ trong thời gian
ngắn, thậm chí chỉ sau một đêm khi có những biến động tiêu cực hoặc tích
cực từ thị trường. Mối quan hệ giữa lợi nhuận – rủi ro có tỷ lệ thuận và phụ
thuộc vào các yếu tố khách quan như sự phát triển của nền kinh tế, chính sách
kinh tế của Chính phủ trong từng giai đoạn, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá ngoại tệ; các
yếu tố chủ quan như những biến động về tình hình kinh doanh, nhân sự cấp
cao, chỉ số xếp hạng của NHTMCP. NĐT chấp thuận rủi ro tăng thêm khi và
chỉ khi kì vọng nguồn lợi tức có tăng thêm.
1.1.2.2 Đặc điểm riêng của cổ phiếu của ngân hàng thương mại cổ phần
Ngoài các đặc điểm giống như cổ phiếu thông thường, cổ phiếu NHTMCP
còn có các điểm khác biệt là cổ phiếu NHTMCP không được cầm cố tại chính
tổ chức phát hành. Cổ phiếu của NHTMCP là một loại giấy tờ có giá nhưng
không thể thực hiện cầm cố ở chính tổ chức phát hành ra nó. Cầm cố là một
hình thức bắt buộc có sự chuyển giao tài sản của bên cầm cố cho bên nhận
cầm cố, với bản chất là biện pháp bảm đảm để bên cầm cố thực hiện nghĩa vụ
với bên nhận cầm cố khi có sự kiện pháp lý xảy ra liên quan đến thực hiện
nghĩa vụ của bên cầm cố. Do đó, ngân hàng không thể nhận chính tài sản của
mình để đảm bảo cho bên cầm cố được.
12


1.1.3. Phân loại cổ phiếu của ngân hàng thương mại cổ phần

Cũng như cổ phiếu của CTCP, tuỳ theo tính chất, đặc điểm, hình thức
tồn tại cổ phiếu của NHTMCP có nhiều cách phân loại cổ phiếu như sau:
1.1.3.1. Theo hình thức tồn tại của cổ phiếu
Theo hình thức tồn tại của cổ phiếu có thể chia thành cổ phiếu ghi danh
và cổ phiếu không ghi danh.
Cổ phiếu ghi danh: là cổ phiếu có ghi tên người sở hữu trên tờ cổ phiếu,
khi chuyển nhượng phải đăng ký tại cơ quan phát hành và phải được sự cho
phép của Hội đồng quản trị của công ty.
Cổ phiếu không ghi danh: là cổ phiếu không ghi tên người sở hữu. Cổ
phiếu này được tự do chuyển nhượng mà không cần thủ tục pháp lý.
1.1.3.2. Theo mức độ và tính chất lưu hành
Theo mức độ và tính chất lưu hành có thể chia thành cổ phiếu được
phép phát hành, cổ phiếu đã phát hành, cổ phiếu quỹ, cổ phiếu đang lưu hành.
Cổ phiếu được phép phát hành là số lượng cổ phiếu tối đa của một
công ty có thể phát hành từ lúc bắt đầu thành lập cũng như trong suốt quá
trình hoạt động. Khi cần có sự thay đổi số lượng cổ phiếu được phép phát
hành thì phải được đa số cổ đông bỏ phiếu tán thành và phải sửa đổi điều
lệ công ty.
Cổ phiếu đã phát hành là cổ phiếu mà công ty được bán ra cho các
NĐT trên thị trường và công ty đã thu về được toàn bộ tiền bán số cổ phiếu
đó, nó nhỏ hơn hoặc tối đa là bằng với số cổ phiếu được phép phát hành.
Cổ phiếu quỹ là cổ phiếu đã được giao dịch trên thị trường và được chính tổ
chức phát hành mua lại bằng nguồn vốn của mình. Số cổ phiếu này có thể được
công ty lưu giữ một thời gian sau đó lại được bán ra; luật pháp một số nước quy
định số cổ phiếu này không được bán ra mà phải hủy bỏ. Cổ phiếu quỹ không
phải là cổ phiếu đang lưu hành, không có vốn đằng sau nó, do đó không được
tham gia vào việc chia lợi tức cổ phần và không có quyền tham gia bỏ phiếu.
13



Cổ phiếu đang lưu hành là cổ phiếu đã phát hành, hiện đang lưu hành
trên thị trường và do các cổ đông đang nắm giữ. Số cổ phiếu đang lưu hành
được xác định bằng hiệu số của số cổ phiếu đã phát hành và số cổ phiếu quỹ.
Trong trường hợp công ty có cả hai loại cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi,
người ta sẽ xác định cụ thể cho từng loại một. Số cổ phiếu thường đang lưu hành
là căn cứ quan trọng để phân chia lợi tức cổ phần trong công ty [57].
1.1.3.3.

Theo quyền lợi người sở hữu cổ phiếu

Theo quyền lợi người sở hữu cổ phiếu được hưởng có thể chia thành
phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi.
Cổ phiếu phổ thông thể hiện đúng tên gọi của nó, là cổ phiếu phổ biến
điển hình nhất mà các NHTMCP thường phát hành. Người nắm giữ cổ phiếu
phổ thông đại diện cho quyền sở hữu một phần vốn của ngân hàng và được
hưởng cổ tức của cổ phiếu tuỳ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của
ngân hàng. Về quyền lợi, người nắm giữ cổ phiếu phổ thông được tham gia
họp ĐHĐCĐ và được bỏ phiếu biểu quyết những vấn đề quan trọng của
ngân hàng, được quyền bầu cử, ứng cử vào Hội đồng quản trị. NĐT được
hưởng cổ tức nhất định tùy thuộc vào hoạt động kinh doanh, chính sách
của ngân hàng và do Hội đồng quản trị quyết định. Vì vậy thu nhập mà cổ
phiếu phổ thông mang lại là thu nhập không cố định.
Cổ phiếu ưu đãi chứa đựng nhiều ưu đãi, lợi thế hơn cổ phiếu thường,
là dạng cổ phiếu có nhiều quyền lợi. Tỷ lệ rủi ro của cổ phiếu ưu đãi do đó
cũng thấp hơn so với cổ phiếu thường. Theo tính chất, hình thức ưu đãi, cổ
phiếu ưu đãi có 3 loại gồm: (i) Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết là cổ phiếu có số
phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phiếu thường. Số phiếu biểu quyết của
một cổ phiếu sẽ được quy định bởi điều lệ của NHTMCP. Chỉ có NHTMCP
được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập của ngân hàng mới được sở
hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết; (ii) Cổ phiếu ưu đãi cổ tức thể hiện ở mức chi


14


trả cổ tức sẽ cao hơn mức cổ tức của cổ phiếu thường. Phần cổ tức bao gồm
cổ tức cố định và cổ tức thưởng, trong đó phần cổ tức cố định không phụ
thuộc vào kết quả kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, người sở hữu cổ
phiếu này không được quyền biểu quyết hoặc đề cử người vào Hội đồng quản
trị; (iii) Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại có đặc trưng là ưu đãi hoàn lại khi có yêu
cầu của người nắm giữ cổ phiếu này trong bất kỳ thời điểm nào hoặc theo các
điều kiện ấn định trước đã được công bố trên cổ phiếu. Cổ đông có cổ phiếu
ưu đãi hoàn lại cũng có các quyền như cổ đông phổ thông nhưng sẽ không
được biểu quyết, dự họp hay đề cử người vào Hội đồng quản trị.
1.1.4.

Các hình thức phát hành cổ phiếu của ngân hàng

thương mại cổ phần
Có nhiều cách để phân loại phát hành cổ phiếu của NHTMCP, tuỳ theo
tính chất, đặc điểm, hình thức của đợt phát hành để có thể phân loại theo các
cách thức dưới đây:
1.1.4.1.

Theo phạm vi phân phối cổ phiếu

Căn cứ theo phạm vi phân phối cổ phiếu có thể phân loại thành phát
hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng (phát hành rộng rãi).
Phát hành riêng lẻ là việc công ty phát hành chào bán cổ phiếu của
mình trong phạm vi một số khách hàng đặc biệt, phần lớn thường là NĐT có
tổ chức như các công ty bảo hiểm nhân thọ, các quỹ hưu trí, các công ty đầu

tư chứng khoán, các quỹ tín thác đầu tư với những điều kiện hạn chế được
tiến hành trong phạm vi hẹp và với số ít NĐT chuyên nghiệp chứ không phát
hành rộng rãi ra công chúng [31, tr.60].
Phát hành ra công chúng hay còn gọi là chào bán cổ phiếu ra công
chúng là việc phát hành trong đó cổ phiếu có thể chuyển nhượng được bán
rộng rãi ra công chúng cho một số lượng lớn NĐT nhất định (trong đó phải
dành một tỷ lệ cho các NĐT nhỏ) và khối lượng phát hành phải đạt một mức

15


×