Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Tín ngưỡng thờ Nữ thần ở Bình Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.68 KB, 5 trang )

TÍN NGƯỠNG THỜ NỮ THẦN Ở BÌNH DƯƠNG
Hạ Trúc (1)
Trong hệ thống bách thần Việt Nam, nữ thần chiếm một vị trí quan trọng trong cả số
lượng lẫn vị trí trong đời sống tâm linh. Chưa có cuộc thống kê đầy đủ nào về hệ thống các
nữ thần được nhân dân tôn vinh và thờ phụng nhưng có thể chắc chắn một điều rằng việc thờ
phụng này đã có từ rất lâu đời và phổ biến ở nhiều dân tộc, ở đồng bằng cũng như miền núi,
ở nông thôn cũng như thành thị. Từ những nữ thần có nguồn gốc Bắc bộ như mẹ Âu Cơ, bà
Chúa Liễu, bà Chúa kho… trong quá trình di dân mở cõi về phương Nam, đa phần người
Việt đều dừng chân trên dải đất miền Trung. Ở đó, họ dung nạp và hành tranh văn hoá của
mình những vị nữ thần có nguồn gốc Chăm như Pô Riak, Thiên Yana… Và đến Nam bộ, các
thế hệ lưu dân người Việt lại tiếp nhận những nét trùng hợp về tín ngưỡng thờ mẫu của
người Hoa (bà Thiên Hậu), người Khmer (Khamau). Ở môi trường mới, với tư tưởng con
người mới, tín ngưỡng thờ nữ thần, thờ mẫu ở Bình Dương cũng có nhiều nét mới mẻ so với
nguyên gốc và những vùng văn hoá quanh nó. Ở đây, người ta không thờ bà Chúa Kho, bà
Chúa Liễu, mẫu thượng ngàn mà thờ bà Ngũ hành, bà Chúa xứ, bà Thiên Hậu.
Trong tín ngưỡng thờ mẫu Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã chia thành 3 bậc: Nữ thần
– Mẫu thần – Mẫu Tam phủ - Tứ phủ. Ở Nam bộ, tác giả Ngô Đức Thịnh đã chia Mẫu thần
gồm những thần tiêu biểu như: Bà Chúa Ngọc (Thiên Yana), Bà Chúa Xứ, Bà Đen – Linh
Sơn Thánh Mẫu, Bà Thiên Hậu, Cửu Thiên Huyền Nữ (kể cả các biến dạng của các Mẫu
thần trên) do vị trí được tôn vinh trong tâm thức dân gian cũng như hệ thống nghi lễ hàng
năm mà nhân dân dành cho họ và danh xưng các vị nữ thần này thường được gọi là Thánh
Mẫu. Còn lại, các vị thần khác như Ngũ hành nương nương, Bà Thuỷ Long, Bà Hồng, Tứ Vị
nương nương, Trinh nữ nương nương, bà Chúa Động, tổ Cô… đều là các nữ thần2.
Nhưng ở Bình Dương, qua khảo sát thực tế chúng tôi chỉ thấy rằng chỉ có Thiên Hậu
Thánh Mẫu được đặt vào hàng cao hơn do số lượng “tín đồ” cũng như quy mô tổ chức lễ hội
hàng năm. Còn những vị nữ thần khác, cả trong tâm linh người dân, cả trong cơ sở thờ tự và
quy mô lễ hội có lẽ vị trí của những mẫu thần là ngang nhau. Không đề cập đến trong những
lễ hầu đồng, hầu bóng, trong tâm thức của người dân, các vị nữ thần đều là những người bảo
vệ xóm ấp, độ mạng nữ giới, ai có điều gì mong mỏi cũng tới cầu xin các bà. Ở Bình Dương
cũng có tín ngưỡng Tam phủ - tứ phủ nhưng trong bài viết này chúng tôi xin chưa khảo sát
tới.


Tất cả các nữ thần trên đều được thờ phụng tại miếu. Miếu có thể nằm trên một vị trí
riêng biệt, cũng có thể nằm trong khuôn viên đình. Trong quan niệm truyền thống, trong
những ngôi đình ở Bắc bộ, đình là nơi chỉ dành cho nam giới. Ở Nam bộ nói chung, Bình
Dương nói riêng, với tâm tính cởi mở, nữ giới cũng có thể tham gia nhưng phụ nữ vẫn muốn
có cái gì đích thực là của mình nên nảy sinh ra những miếu thờ nữ thần. Đó là nơi phụ nữ thể
hiện tín ngưỡng của mình, sinh hoạt văn hoá tâm linh theo cách của mình. Điều đó giải thích
tại sao, dù vẫn có những miếu nam thần, miếu cô hồn, miếu tổ sư nhưng số lượng miếu nữ
thần chiếm vị chí áp đảo.
Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu những vị nữ thần được nhân dân Bình Dương thờ
phụng.
1
2

Phòng DSVH PVT, Bảo Tàng Bình Dương.email:
Xem thêm: Ngô Đức Thịnh, Về tín ngưỡng lễ hội cổ truyền, Viện Văn hoá, Nxb Văn hoá-thông tin.

1


1. Ngũ hành nương nương (五 五 五 五).
Ở Bình Dương, trong khoảng 180 ngôi miếu thì có khoảng 136 miếu thờ và khoảng 5
miếu có phối thờ Ngũ hành nương nương, phân bố ở tất cả 7 huyện, thị. Trong tất cả các văn
cúng mà chúng tôi sưu tầm được, trong lễ cúng đình hàng năm cũng đều có mời các bà về
phối hưởng. Điều đó chứng tỏ văn hoá thờ bà, vị trí của 5 bà trong tín ngưỡng của cư dân
Bình Dương phổ biến đến như thế nào. Ở những miếu thờ 5 bà phần nhiều không có linh
tượng, có những miếuchỉ ghi đơn giản: “Ngũ hành nương nương” hoặc bằng tiếng Hán: 五 五
五 五 viết thẳng lên tường hay trên bài vị đặt chính giữa miếu và trong miếu có thờ tranh vẽ
trên kiếng. Một số ít miếu có linh tượng của 5 bà được mặc năm bộ quần áo khác nhau theo
ngũ hành: màu đỏ (bà Hoả), màu vàng (bà Thổ), màu đen/tím (bà Thuỷ), màu xanh (bà
Mộc), màu trắng (bà Kim). Ngày vía bà ở các miếu không thống nhất, được tổ chức rải rác

từ tháng 1 đến tháng 11 do tập quán những miếu gần nhau thường tổ chức lễ vía bà không
trùng nhau để còn giao lưu nhưng thông thường nhất là vào tháng 2 và tháng 3.
Trong văn cúng, một số đình ghi: Ngũ hành nương nương (五 五 五 五) hoặc ghi: “ Kim
Mộc Thuỷ Hoả Thổ ngũ hành thần nữ” (五 五 五 五 五 五 五 五 五) (đình Tân An, xã Tân An, thị
xã Thủ Dầu Một) hoặc có nơi ghi rõ mỹ hiệu và cấp bậc của từng bà: “Thuỷ đức thánh phi
tôn thần, gia tăng dương trạch hiển kinh trung đẳng thần (五 五 五 五 五 五 五 五 五 五 五 五 五 五 五);
Mộc đức thánh phi tôn thần, gia tặng thanh tú kim trực trung đẳng thần (五五 五 五 五 五 五 五五五
五 五 五 五 五); Hoả đức thánh phi, gia tặng bổn ôn hậu quang ứng trung thần (五五 五 五 五 五 五 五
五五 五 五 五); Thổ đức thánh phi, gia tăng hoàng đại quản tế trung đẳng thần (五五 五 五 五 五五 五
五 五五 五 五), Kim đức thánh phi tặng chiếu hiển hiệu ứng trung đẳng thần (五 五 五 五 五 五 五 五 五
五 五 五)” (đình thần Dầu Tiếng, thị trấn Dầu Tiếng, Dầu Tiếng) thì cũng đều chỉ 5 loại vật chất
cấu thành nên vũ trụ theo quan điểm ngũ hành: Kim (kim loại), Mộc (cây), Thuỷ (nước),
Hoả (lửa), Thổ (đất). Đây là một loại tín ngưỡng vạn vật linh tiêu biểu ở Á Đông, có nguồn
gốc từ Trung Quốc. Tín ngưỡng này xuất phát từ việc tiếp thu học thuyết âm dương trong
kinh Dịch và ngũ hành trong kinh Thư, phản ánh sự nhận thức sơ khai của người Trung Hoa
cổ đại. Người Việt tiếp thu học thuyết này và ứng dụng “trong mọi mặt của đời sống con
người, không kể người làm những nghề nghiệp khác nhau như ngư nghiệp, nông nghiệp, thủ
công nghiệp, buôn bán; không kể cư dân sống ven biển, dọc sông hay vùng đất bán sơn
địa”3. Người ta thờ Bà Ngũ hành và cầu mong Bà phù hộ độ trì trong công việc làm ăn, cầu
sức khoẻ, cầu may mắn, tránh rủi ro, hoạn nạn…
Ở Bình Dương còn có trường hợp chỉ thờ riêng một bà Hoả tinh thần nữ (五 五 五 五) ở ấp
7, xã Tương Bình Hiệp, thị xã Thủ Dầu Một. Miếu có kiến trúc cũ, tựa như chùa một cột,
được biết trước kia ở nơi này thường có hoả hoạn nên bà con chung nhau dựng miếu bà và
từ đó tới nay ở đây không có hoả hoạn nữa.
2. Thiên Yana Diễn Ngọc Phi (五 五 五 五 五 五 五), bà Chúa Tiên (五 五), bà Chúa xứ (五
五), Ngung Man nương (五 五 五).
Mặc dù được biết đến rộng rãi với tên là Thiên Yana Diễn Ngọc Phi ( 五 五 五 五 五 五 五)
nhưng trên thực tế, không một ngôi miếu nào ở Bình Dương thờ thần với danh hiệu trên cả,
mỹ hiệu trên chỉ xuất hiện trong văn cúng của các ngôi đình mà thôi. Là hiện thân của thần
U-ma (vợ của thần Si – va) theo tín ngưỡng Ấn Độ giáo, người Chăm gọi là thần A-NaDiên-Bà, còn gọi là thần Pô Nưgar, hiện thân của áng mây giọt nước do trời sai xuống tái lập

trái đất, sinh ra lúa gạo, gỗ thơm…. Thần có nhiều chồng và nhiều con. Người Việt phiên âm
3

Xem thêm: Ngô Đức Thịnh, đd.

2


là Ngu Na, về sau các vua triều Nguyễn đều phong thần theo tước vị: Thiên Y A Na Diễn
Ngọc Phi. Thần vốn xuất thân từ vùng đất Khánh Hoà, tức là Xứ Kau-Tha-ra thuộc tiểu quốc
Pan-răn. Là một nữ thần nhập thân vào cây gỗ Đà-Nam trôi dạt ra xứ Bắc và trở thành vợ
của một hoàng tử vừa mới được kế vị, họ sống với nhau có hai con, một trai và một gái.
Thời gian sau, do nhung nhớ quê nhà nên công chúa đã cùng hai con nhập thân vào cây gỗ
Đà-Nam rồi trở về quê cũ, ở cửa biển Cù Huân, giúp đỡ dân lành làm ăn sinh sống rồi biến
mất. Từ đó, thường xuyên ban phát nhiều điềm lành cho nhân dân, vì vậy mà được tôn vinh
làm thánh mẫu. Các vua triều Nguyễn ban sắc phong là: “Hoằng huệ, phổ tế, linh cảm, diệu
thông, mặc tướng, trang huy, Dực bảo, trung hưng, Thiên Y-A-Na Diễn Ngọc Phi thượng
đẳng thần (五 五 五 五 五 五 五 五 五 五 五 五 五 五 五 五 五 五 五 五 五 五 五五五 五)”.
Danh xưng bà Chúa Tiên, Chúa Ngọc đều dùng để chỉ nữ thần này nhưng lại chỉ ra
nguồn gốc xuất thân. Nếu tín ngưỡng thờ Thiên Yana được đưa trực tiếp từ Huế vào thì gọi
là bà Chúa Ngọc (五 五), còn nếu được truyền từ Nha Trang vào thì gọi là bà Chúa Tiên (五 五).
Ở Bình Dương không có miếu nào thờ bà Chúa Ngọc, chỉ có khoảng 5 miếu thờ bà Chúa
Tiên: “Miếu Bà Chúa Tiên”, ấp 4, xã An Phú, Thuận An; “Miếu ấp 1”, xã Vĩnh Tân, Thuận
An; “Miếu Bà”, ấp An Lợi, xã Hoà Lợi, Bến Cát; “Miếu Rừng núi”, ấp 4, xã Thới Hoà, Bến
Cát; “Lâm Sơn miếu”, ấp Đồng Tâm, xã Tam Lập, Phú Giáo. Bà là nữ thần độ mạng nữ giới
và bảo vệ xóm ấp.
Pô Nưgar cũng được biến thành bà mẹ xứ sở của người Việt - bà Chúa Xứ Thánh Mẫu
(五 五 五 五). Do sự giao lưu văn hoá nhiều luồng nên có nhiều miếu trên địa bàn tỉnh phối thờ
cả hai vị Chúa Tiên và Chúa Xứ Thánh Mẫu trong một ngôi miếu (miếu ấp 1, Thuận An và
“Miếu Bà” ở Bến Cát. Đặc biệt, một số nơi Chúa Xứ được gắn thêm đặc trưng “trung tính”,

thường gọi là “Chúa Xứ Nguyên Nhung” ( 五 五 五 五) được thờ ở khoảng 4 miếu trong toàn
tỉnh, gồm: “Miếu bà”, ấp 4, xã Thới Hoà, Bến Cát; “Miếu Cầu Độn”, xã Chánh Phú Hoà,
Bến Cát; “Miếu bà Chúa Xứ, ấp Hoá Nhật, xã Tân Vĩnh Hiệp, Tân Uyên và “Miếu Bà Tân
Hiệp”, ấp Tân Phú, xã Tân Hiệp, Tân Uyên . Ngoài ra trong “Miếu bà Bình Nhâm” cũng có
biển hiệu phối thờ Nguyên Nhung Chúa xứ trong chánh điện miếu.
Nữ thần Uma còn có một ngã rẽ khác là được người Việt biến thành Ngung Man
Nương (五 五 五) (Ngung Man – phiên âm chữ Ũma) hoặc Chúa Ngu/Ngung đại thần là chồng
của Ngung Man nương. Ngung Man nương được xem là thần tiền chủ của vùng đất này nên
ở những nơi có thờ vị thần này hàng năm thường tổ chức lễ “Tá thổ”, “Mãi thổ” mang ý
nghĩa người dân địa phương xin được “thuê đất” hoặc “mua đất” của chủ củ để làm ăn sinh
sống.
Những danh xưng khác nhau phản ánh quá trình giao lưu giữa những luồng văn hoá
khác nhau. Với tên Bà Chúa xứ ở Bình Dương có gần 60 miếu thờ hoặc phối thờ, áp đảo hẳn
những danh xưng khác như Bà Chúa Tiên (5 miếu), Chúa xứ Nguyên Nhung (4 miếu) ở
những địa điểm đã nêu bên trên và Ngung Man nương (2 miếu: “Miếu Ông Cây điệp”, ấp
Tân Bình, xã Tân Hiệp, Tân Uyên và tùng tự ở “Miếu Bà Chúa xứ, ấp Hoá Nhật, xã Tân
Vĩnh Hiệp, Tân Uyên). Điều đó cho chúng ta thấy tuy vẫn có những dấu ấn còn rơi rớt lại
nhưng quá trình Việt hoá nữ thần có nguồn gốc Ấn Độ giáo này rất mạnh. Nó phản ánh tính
chất đặc trưng của loại hình tín ngưỡng dân gian: “Một trong những đặc trưng tiêu biểu của
loại hình tín ngưỡng dân gian là tiếp biến hình tượng-cụ thể hoá những vị thánh thần có dáng
dấp, chức năng, tâm tính-tuy chỉ là suy tưởng-phù hợp với tầng lớp nhân dân nghèo khó” 4
3. Cửu Thiên Huyền Nữ (五 五 五 五).
4

Xem thêm: Nguyễn Hữu Thông, 2001, tr 51-52.

3


Cửu Thiên Huyền nữ là một vị thần của Đạo giáo và tín ngưỡng thờ bà có nguồn gốc

từ Trung Quốc. Theo truyền thuyết, bà học trò của Tây Vương mẫu (Thánh Mẫu nguyên
quân 五 五 五 五) đã giúp Hữu Hùng thị đánh bại Xi Vưu 五 五 để lên ngôi Hoàng Đế 五 五 nên
người ta cho rằng nữ thần này là một vị thần quân sự linh thiêng và khi vào trong dân gian
bà được tôn thờ là vị thần có uy lực mạnh mẽ trong việc trừ tà ma.
Ở Huế, ông Trần Đại Vinh khẳng định đức Cửu Thiên Huyền nữ có chức năng tổng
hợp và là nữ thần có vị trí hàng đầu trong những vị nữ thần khác 5. Một số nhà nghiên cứu
khác cũng nêu lên nữ thần này được tôn vinh là tổ sư bách nghệ, chủ tổ sư nghề mộc. Do
tích chuyện rằng một hôm có người muốn làm nhà nhưng không biết cách thức tính toán,
thần bèn ra tay giúp sức bằng cách đứng thẳng, tay chống nạnh sườn làm thành hình cái
thước nách (ê-ke). Từ đó xuất hiện kiểu nhà rội ở Huế (loại “nhà không chái” riêng có ở
đây). Thần còn là “bổn mạng” của các bà vợ trong gia đình, do vậy mỗi nhà đều giành riêng
vị trí trang trọng ở gian dưới nhà lớn để lập “trang thờ”.
Ở Bình Dương có 03 miếu thờ thần, phân bố rải rác ở các huyện: Tân Uyên (“Miếu
Cây Da, ấp 2, xã Vĩnh Tân), huyện Bến Cát ( “Miếu Cây Sộp, ấp 8, xã Chánh Phú Hoà), thị
xã Thủ Dầu Một ( “Miếu Bà, Kp.3, P. Hiệp Thành), vía vào tháng giêng, riêng nghề mộc có
lễ cúng thần cùng tổ sư vào tháng chạp, những gia đình làm ghề khác như nghề nhang khi
cúng cuối năm cũng đều cúng bà; các đình trong lễ cúng đều có mời thần về phối hưởng. Sắc
phong hoặc trong văn cúng thường ghi là “Cửu Thiên Huyền nữ chi thần”( 五 五 五 五 五 五). Ở
những địa phương thờ bà, bà được tôn vinh là nữ thần bảo vệ xóm ấp, nữ thần “bổn mạng”
của nữ giới. Lễ cúng bà thường là đồ mặn gồm heo, gà, xôi, có tổ chức hát bóng rỗi, múa
mâm vàng, mâm bạc.
4. Thiên Hậu Thánh Mẫu (五 五 五 五).
Ngày xưa, ở vùng Phước Kiến (Trung Quốc) có cô gái họ Lâm, tên Ngạc Nương học
được phép tiên. Một hôm, cha và hai anh cô đi thuyền trên biển không may bị đắm. Ngồi ở
nhà, Lâm nương xuất hồn ra biển cứu cha và anh nhưng mới cứu được một người anh thì
Lâm nương bị người nhà đánh thức. Từ đó, Lâm nương được xem là vị thần phú trợ người đi
biển. Bà được nhà Mãn Thanh phong là Thiên Hậu Thánh mẫu (五 五 五 五).
Là vị nữ thần được người Hoa đưa sang trong quá trình di cư và định cư tại Bình
Dương. Bà là nữ thần phù hộ người đi biển, đã giúp những di dân đi được tới bến bờ an toàn
nên ở mảnh đất mới bà rất được tôn sùng. Có thể nói ở Bình Dương, trong cộng đồng người

Hoa bà là nữ thần được tôn sùng nhất. Ở đâu có một cộng đồng người Hoa là hầu như ở đó
có miếu thờ bà Thiên Hậu. Khi tới vùng đất mới, chức năng của bà không chỉ phù hộ người
đi biển mà được tích hợp nhiều chức năng, chủ yếu xuất phát từ nhu cầu của những người
cầu xin bà. Ai mong ước điều gì cũng tới xin bà, từ cầu may mắn, tài lộc đến sức khoẻ, con
cái. Đặc biệt, tín ngưỡng thờ bà không Việt hoá, người Hoa thờ bà trong cộng đồng, trong
văn hoá, trong những cơ sở tín ngưỡng của mình. Lễ vía bà được tổ chức ngày 16/1 hàng
năm thu hút rất nhiều “tín đồ”, cả người Hoa lẫn người Việt và trở thành nét đẹp văn hoá
chung của tỉnh Bình Dương.
5. Những vị nữ thần khác
a, Thất vị tiên nương (五 五 五 五)
Thất vị Tiên nương (五 五 五 五 ), còn gọi là Bảy Bà – là bảy cô tiên dưới quyền Tây
Vương Mẫu ở cung Diêu Trì. Tây Vương mẫu là vợ Ngọc Hoàng thượng đế, chưởng quản
tất cả các tiên nữ trên thượng giới và đảo Bồng Lai. Ở Trung Quốc, tực thờ Thất vị Tiên
5

Xem thêm: Trần Đại Vinh, 1995, tr.112

4


nương gắn liền với đồng cốt, ở Bình Dương, tại miếu thờ bà ở TT. Dầu Tiếng 3 năm một lần
cũng tổ chức múa, hát bóng rỗi làm vui cho các bà.
b, Địa Mẫu (五 五)
Tục thờ Địa Mẫu mới xuất hiện vào giữa thế kỷ XIX được đưa từ Trung Quốc sang
nước ta khoảng một thế kỷ nay và sau năm 1975 thì từ Chợ Lớn phổ biến rộng. Địa Mẫu là
“mẹ đất” là một dạng tín ngưỡng cứu thế. Hình tượng Địa Mẫu là một phụ nữ tóc bới cao,
mình mặc áo đen, đứng trên quả đất, giơ hai tay cứu độ. Địa Mẫu là hành “Thổ” trong Ngũ
hành, nguyên gốc vía 52 ngày “Mậu” trong năm (“mậu” thuộc thổ, tức là các ngày mồng 7,
17, 27 âm lịch mỗi tháng) nhưng ở miếu trên chỉ tổ chức lễ vía bà ngày 15/2. Trong miếu có
tùng tự thêm Thổ Địa, Thần Tài và cả những cô hồn vất vưởng.

Ở Bình Dương chỉ có duy nhất một ngôi miếu thờ riêng Địa Mẫu ở ấp Mỹ Đức, xã
Bình Mỹ, huyện Tân Uyên. Song từ những năm 2010 trở về sau này, rất nhiều miếu đã thêm
tượng thờ của Bà vào trong không gian thờ của miếu, tín ngưỡng thờ Địa Mẫu ngày càng trở
nên phổ biến hơn và thường gắn với việc chữa bệnh bằng tâm linh.
c, Linh Sơn Thánh Mẫu (五 五 五 五)
Linh Sơn Thánh Mẫu là thần núi Linh sơn tức núi Bà Đen (Tây Ninh). Vị nữ thần này
có thể bắt nguồn từ nữ thần Khamau của người Khmer mà xa xưa có lẽ là nữ thần Kali của
Ấn Độ. Linh Sơn Thánh Mẫu là nữ thần phù hộ xóm ấp, nữ thần hộ từ ngôi tam bảo của
người Việt. Ở Bình Dương có hai miếu thờ bà, một miếu có tên: “ Miếu Gò Mẹ, ấp Bình
Thung, xã Bình An, huyện Dĩ An và “Miếu ấp Xóm mới”, ấp Xóm Mới, xã Thanh An, Dầu
Tiếng; 3 năm một lần có tổ chức hát bóng rỗi, múa chặp địa nàng, múa mâm vàng, mâm bạc
làm vui cho bà.
H.T
Tài liệu tham khảo
1. Ngô Đức Thịnh, Về tín ngưỡng và lễ hội cổ truyền, Viện Văn hoá và Nxb. Văn hoá
thông tin.
2. Nguyễn Hữu Thông (chủ biên), Tín ngưỡng thờ Mẫu ở miền Trung Việt Nam,
Nxb.Thuận Hoá, Huế, 2001.
3. Trần Đại Vinh, tín ngưỡng dân gian Huế, Nxb. Thuận Hoá, Huế, 1995.
4. Tư liệu điền dã cá nhân.

5



×