TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2
• • • • KHOA LỊCH SỬ
■
LÊ THỊ PHƯƠNG
MÚA BÓNG RỖI TRONG TÍN NGƯỠNG THỜ
MẪU THẦN Ở NAM BÔ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
■ ■ ■ ■
Chuyên ngành: Lịch sử văn hóa
Ngưòi hướng dẫn khoa học ThS. NGUYỄN THỊ NGA
HÀ NỘI - 2015
Đe hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu,
Ban chủ nhiệm khoa, quý Thầy, cô giáo khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và
quý thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy đã giúp đỡ tôi ừong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô hướng dẫn: Th.s Nguyễn Thị
Nga, cô đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành
luận văn.
Tác giả cảm ơn tập thể lớp K37B - CN Lịch Sử, trường ĐHSP Hà Nội 2 đã đóng góp
ý kiến ừong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân, bạn bè đã giúp đỡ, động
viên tác giả để hoàn thành luận văn này.
Tác giả
Lê Thị Phương
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố ttong bất kỳ công trình
nào khác.
rr ĩ _
1
?
Tác giả
Lê Thị Phương
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp điển hình ở Đông Nam Á với lối
sống định cư tập trung làng xóm, tinh thần cộng đồng cao và đòi sống văn hoá,
đời sống tâm linh hết sức đa dạng. Sự gắn kết chặt chẽ giữa người Việt Nam
với nghề canh nông lúa nước đã tạo nên nền tảng hình thành hệ giá trị văn hoá
Việt Nam, trong đó có các đặc trưng trọng tình cảm, trọng sức mạnh cộng
đồng, coi trọng sự sinh sôi nảy nở, coi trọng mối quan hệ giữa con người với
môi trường sống. Nhiều nhà nghiên cứu đã xếp văn hoá Việt Nam vào loại
hình văn hoá âm tính, trọng tĩnh. Đối với nông nghiệp còn gì to lớn hơn ước
vọng cơm no áo ấm, mưa thuận gió hoà, con ngưòi vạn yật phồn sinh. Nguyên
lý thờ Mẹ và tín ngưỡng thờ Mẩu xuất hiện từ đó.
Tín ngưỡng thờ Mau lấy việc tôn thờ Mẩu (Mẹ) làm thần tượng với các
quyền năng sinh sôi, bảo vệ và che chở cho con ngưòi. Ngoài ra truyền thống
thờ Mau phần nào đó thể hiện quan niệm giải thoát người phụ nữ Việt Nam
khỏi những định kiến tàn dư vẫn còn tồn tại dai dẳng trong xã hội hôm nay.
Người phụ nữ Việt Nam xưa kia, khi sống dưói chế độ phong kiến hà khắc
dường như vai trò của họ không được nhắc tới, mặc dù vậy những người phụ
nữ ấy vẫn mang trong mình trọng trách cao cả, nuôi dạy con cái, chăm lo cho
gia đình, đến khi đất nước bị xâm lăng thì những người phụ nữ, người mẹ ấy
lại gánh trên vai xứ mệnh cao cả của cả một dân tộc, họ nuôi dạy con cái mình
phải biết hi sinh cho tổ quốc, trở thành hậu phương vững chắc cho tiền tuyến,
rồi dũng cảm cầm súng đứng lên đáng giặc. Không chỉ xuất phát từ những tín
ngưỡng truyền thống về tục thờ Mẹ (Mau) thời cổ xưa, mà tín ngưỡng này đã
được hun đúc và phát huy trong các giá trị thời hiện đại.
Nam Bộ là vùng đất đặc thù với điều kiện tự nhiên đồng bằng sông
nước, kênh rạch, thuận tiện để nghề nông trồng lúa phát triển. Trong quá trình
4
Nam tiến, người Việt đã mang theo cả nền văn minh sông Hồng thấm đượm
tinh thần nhân văn và nguyên lý thờ Mẩu cùng đi theo. Tại Nam bộ, hành ừang
văn hoá ngưòi Việt được làm sống động hơn, được thổi thêm vào sức sống
mãnh liệt hơn bởi sự dung hoà, giao lưu văn hoá với các dòng văn hoá bản địa
của người Champa, người Khơme hay với văn hoá người Hoa, tất cả cùng
quyện đúc trong văn hoá Nam Bộ.
Theo đó, tín ngưỡng thờ Mẩu ở Nam Bộ là sự kế thừa và phát triển dựa
trên cái gốc văn hoá chung của dân tộc, và được hoà quyện, kết hợp với văn
hoá bản địa của các dân tộc Chăm và dân tộc Khơme ừên dải đất Nam Bộ, để
tạo nên những nét riêng biệt, độc đáo trong cái riêng của văn hoá cư dân Nam
Bộ. Trong loại hình tín ngưỡng thờ Nữ thần ở Nam Bộ sớm đã được hình thành
từ xa xưa mang dáng dấp của văn hoá Ấn Độ giáo, đã phát triển thành tín
ngưỡng thờ Mau thần mang những nét riêng biệt do yếu tố dung họp văn hoá
bản địa với văn hoá của người Việt.
Trên con đường Nam tiến, người Việt đã mang theo túi ngưỡng thờ Tam
Phủ, Tứ phủ với hình thức hầu đồng, đã nhanh chóng bắt nhịp với văn hoá bản
địa tạo ra một loại hình nghi thức mới “múa bóng rỗi” khá đặc sắc, nó mang
đậm dấu ấn riêng của khu vực Nam Bộ.
Nét đặc sắc và sự khác biệt trong hình thức múa bóng rỗi trong tín
ngưỡng thờ Bà ở Nam Bộ đã tạo nên những giá tri và bản sắc riêng, với những
nét tương đồng và dị biệt với hát chầu văn ở miền Bắc.
Việc đi tìm hiểu quá trình hình thành tín ngưỡng thờ Mau thần ở Nam
Bộ góp phần đánh giá và nhận định về loại hình múa bóng rỗi trong các nghi lễ
thờ Bà ở Nam Bộ, từ đó rút ra được những đặc điểm, vai trò, kỹ năng trình
diễn của loại hình nghệ thuật này, để có thể đưa ra phương pháp bảo tồn các
giá ừị văn hoá tâm linh trong nghệ thuật múa bóng rỗi đang ngày bị mai một
dàn.
5
Trên tinh thần ấy, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Múa bóng rỗi trong tín
ngưỡng thờ Mấu thần ở Nam Bộ ” làm khoá luận tốt nghiệp, góp một phần hiểu
biết của mình vào kho tàng văn hoá dân tộc nói chung và văn hoá khu vực
Nam Bộ nói riêng.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Các nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẩu thần và Nữ thần trong văn hóa
Việt Nam được tiến hành khá sớm, từ đầu thế kỷ XX, với hàng loạt các công
trình của các nhà khoa học người Pháp như Parmenties, Maspero, Durand,
Simond và kế tiếp là các nhà khoa học Việt Nam như GS. Ngô Đức Thịnh,
Đào Thái Bình, Nguyễn Văn Huyên trên tinh thần hội thảo cấp quốc gia Tín
ngưỡng thờ Mau ở Nam Bộ - bản sắc và giá ừị (tháng 4 năm 2014) do trường
Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh,
Trung Tâm Nghiên cứu và Bảo Tồn Văn Hoá tín ngưỡng Việt Nam, Sở Văn
Hoá Thể thao và Du Lịch tỉnh An Giang và ƯBND TP. Châu Đốc - Tỉnh An
Giang cùng phối họp tổ chức. Đây là một diễn đàn quan ừọng để các nhà
nghiên cứu, các nhà quản lý, các nghệ nhân, giới thực hành sinh hoạt tín
ngưỡng cùng trao đổi, phân tích, đánh giá những giá trị chung của tín ngưỡng
thờ Mau ở Việt Nam nói chung và ở Nam Bộ nói riêng.
Bàn về tín ngưỡng thờ Mau ở Nam Bộ đến nay đã có khá nhiều những
công trình nghiên cứu, thế nhưng việc đi tìm hiểu và hiểu biết về loại hình múa
bóng rỗi trong tín ngưỡng thờ Mẩu thần ở Nam Bộ lại còn rất hạn chế. Cho
nên đây là vấn đề hết sức mói mẻ. Đa phàn các tài liệu mới chỉ dừng lại ở việc
tìm hiểu chung và khái quát về tín ngưỡng thờ Mẩu và đưa ra một số tài liệu
dẫn chứng về loại hình nghệ thuật này, song chưa thực sự nghiên cứu, tìm hiểu
nào mang tính hệ thống, trọn yẹn nhất.
Như công trình nghiên cứu của GS. Ngô Đức Thịnh năm 2009: “Đạo
Mẩu Việt Nam”, tập 1, NXB Tôn giáo, Hà Nội. Tác giả đã đưa ra những đánh
6
giá, nhận định về tín ngưỡng thờ Mẩu ở Nam Bộ, đồng thời cũng đưa ra nhận
xét về các loại hình tín ngưỡng song song cùng tồn tại với tín ngưỡng thờ Mau,
hình thức múa bóng rỗi đang tồn tại ở Nam Bộ. Hầu hết, tác giả đều khái lược
và nhấn mạnh những yếu tố có liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẩu ở Nam Bộ.
Đây chính là nguồn tài liệu tham khảo tin cậy cho tôi thực hiện đề tài này.
Hay tác phẩm của tác giả Võ Văn Sen, Ngô Đức Thịnh, Nguyễn Văn
Lên (đồng chủ biên) với công trình nghiên cứu “Tín ngưởng thờ Mầu ở Nam Bộ
bản sắc và giá trị” được NXB Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh xuất
bản năm 2014. Trong tác phẩm này tác giả đã đề cập đến tín ngưỡng thờ Mau
ở Nam Bộ những vấn đề lý luận và thực tiễn, diễn xướng và các nghi thức
trong tín ngưỡng thờ Mau ở Nam Bộ và đề cập đến các dạng thức tín ngưỡng
thờ tự Bà như tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ núi Sam, Bà Thiên Hậu, và hàng
loạt các nữ thần khác Các nội dung được đề cập đến đều rất chi tiết, phân
tích một cách khách quan nhằm làm nổi bật hình ảnh chung của các loại hình
tín ngưỡng thờ Mau ở Nam Bộ. Tài liệu này cũng đã giúp cho người viết rất
nhiều trong việc định hình hướng nghiên cứu cho đề tài của mình.
Ngoài ra, có rất nhiều tạp chí có đề cập đến loại hình múa bóng rỗi ở
Nam Bộ như bài nghiên cứu của Đặng Kim Quy, “Múa bóng rỗi”, đăng ký ừên
Tạp chí Xưa và Nay trang 139, số 248, năm 2005. Đã đưa ra những nhận định
mang tính khái quát chung về đặc điểm, thực trạng của loại hình múa bóng rỗi
ở Nam Bộ, tuy nhiên thì nội dung được đề cập đến còn rất hạn chế.
Bài nghiên cứu của Ngô Đức Thịnh, “Thờ Mau và các hình thức múa
bóng, hầu bóng ở Nam Bộ”, đăng tải trên Tạp chí văn hoá nghệ thuật trang 25 -
29, số 01 năm 2005. Ông đã đưa ra mô hình thờ Mau ở Nam Bộ gồm ba lớp:
lớp thờ Mẩu thần, lớp thờ Nữ thần, lớp thờ Mẩu Tam Phủ, Tứ phủ. Đưa ra các
dạng thức thờ tự các Nữ thần và Mau thần ở Nam Bộ, đối với hình thức múa
7
bóng Nam Bộ ông vẫn chưa đưa ra những dẫn chứng cụ thể về nguồn gốc, bản
chất tín ngưỡng tôn giáo của nó.
Cùng với một số cuốn tạp chí, công trình nghiên cứu khoa học của các
nhà nghiên cứu, các giảng viên và các bạn sinh viên trong các trường đại học,
cao đẳng trong cả nước.
Trên cơ sở các tài liệu đã tiếp cận được, tôi nhận thấy hầu hết các tài
liệu này mới chỉ đề cập đến tín ngưỡng thờ Mau ở Nam Bộ nói chung, khái
quát qua các loại hình thờ tự ở Nam Bộ và có những đánh giá về loại hình múa
bóng rỗi. Một số tài liệu còn đề cập đến còn chung chung, sơ lược và thiếu tính
hệ thống. Song đây chính là những tài liệu hết sức quý giá để cho tôi thực hiện
đề tài khoá luận này.
Đề tài về nghi thức múa bóng rỗi trong tín ngưỡng thờ Mẩu thần ở Nam
Bộ sẽ là một nghiên cứu vừa mang tính kế thừa, vừa mang tính mới mẻ.
3. Đổi tượng, nhiệm yụ, phạm vỉ nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Đề tài nghiên cứu về múa bóng rỗi ừong tín ngưỡng thờ Mau thần ở
Nam Bộ.
3.2. Nhiêm vu
• •
Đề tài làm rỗ vấn đề:
- Nguồn gốc hình thành tín ngưỡng thờ Mau thần ở Nam Bộ.
- Sự ra đời của loại hình múa bóng rỗi.
- Các kỹ năng trong trình diễn múa bóng rỗi
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Đề tài tìm hiểu về tín ngưỡng thờ Mau ở Nam Bộ Thời
gian: Múa bóng rỗi ở Nam Bộ từ khi xuất hiện cho tới ngày nay
8
4. Nguồn tư liệu và phưoug pháp nghiên cứu
* Nguồn tư liệu: Trong công tác tìm kiếm nguồn tư liệu để thực hiện khóa luận
tốt nghiệp tôi đã sử dụng các nguồn tư liệu thành văn cùng với các nguồn tài
liệu trên các ừang điện tử uy tín. Dựa ừên các nguồn tư liệu thu thập được tại
các viên nghiên cứu, các trường Đại học, tôi còn đi khảo sát vài khu vực có
hình thức xiễn xướng múa bóng để có cái nhìn khách quan hơn về loại hình
nghệ thuật này.
* Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện khoá luận, tôi sử
dụng phương pháp lịch sử, logic. Ngoài ra còn rất nhiều phương pháp khác
như: Sưu tầm, phân tích, đối chiếu, so sánh, phương pháp liên ngành
5. Đóng góp của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài “ múa bóng rỗi trong tín ngưỡng thờ Mẩu thần ở
Nam Bộ” đã có một ý nghĩa rất lớn trong việc định hình, nghiên cứu và giảng
dạy chuyên ngành lịch sử văn hóa nói chung tại các trường Cao Đẳng -Đại học
và đạo Mẩu ở Nam Bộ nói riêng.
Qua công trình này, nhằm đóng góp một phần tư liệu tham khảo mới cho
những đề tài nghiên cứu sau đó.
6. Bổ cuc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục. Đe tài
được cấu trúc làm hai chương:
Chương 1: Khái quát về tín ngưỡng thờ Mẩu thần ở Nam Bộ.
Chương 2: Múa bóng rỗi trong tín ngưỡng thờ Mầu thần ở Nam Bộ.
NỘI DUNG
Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU THẦN Ở NAM
Bộ
1.1. NGUỒN GỐC CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU THẦN Ở NAM Bộ
■
9
1.1.1. Quá trình giao lưu hỗn dung văn hóa người Việt - Khơme - Chăm
-Hoa
Tín ngưỡng thờ mẫu thần ở Nam Bộ là kết quả của quá trình giao lưu
hỗn dung văn hóa của nhiều lớp cư dân người Chămpa, người Khơme, người
Hoa ừên nền tảng tín ngưỡng cha Trời - mẹ Đất của người Việt. Diễn trình tiếp
diễn này luôn bị tác động bởi một số yếu tố khách quan, đã tạo nên những nét
khác biệt trong văn hóa của cư dân Nam Bộ.
1.1.1.1. Yểu tố địa - văn hóa
Xét về mặt địa - văn hóa, dãy Hoành Sơn xưa vốn được coi là danh giới
ảnh hưởng của hai nền văn hóa lớn. Phía Bắc là vùng ảnh hưởng của văn hóa
Trung Hoa, với hệ tư tưởng của Nho - Phật - Đạo chi phối, còn đối với phía
Nam được coi là khu vực chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Ân Độ với
đạo Bàlamôn và Hindu giáo.
Dãy Hoành Sơn trước đây là địa mốc ranh giới giữa hai quốc gia Đại
Việt và Chiêm Thành, với địa thế cao hiểm trở lại chạy dài ra biển, trở thành
nơi xung yếu chia cắt đất nước ta trong suốt thời gian khá dài. Do đó việc giao
lưu, tiếp nhận ảnh hưởng văn hóa giữa hai khu vực là điều không thể diễn ra,
một mặt chưa có sự khai mở con đường đi (mà sau này gọi là Đèo Ngang).
Khu vực phía Bắc chịu ảnh hưởng lớn từ văn hóa Trung Hoa, với sự
ràng buộc tư tưởng lớn từ Nho - Phật - Đạo. Các cư dân phía Bắc vốn sống lâu
với những tập tục truyền thống lại được sự cộng hưởng từ văn hóa Trung
Hoa đã nhanh chóng bắt nhịp, biến hóa, cải biến hình thành các tư tưởng tôn
giáo - tín ngưỡng bản địa. Người Kinh ở ngoài Bắc đã tiếp thu những tư tưởng
của Đạo giáo Trung Hoa mà hình thành nên tín ngưỡng thờ Mau (Mau Tam
phủ, Mẩu Tứ phủ) dựa trên những cơ tàng văn hóa thời tiền sử. TÚI ngưỡng
thờ Mau được hình thành và phát triển nhanh chóng ở ngoài Bắc đan xen với
những tín ngưỡng - tôn giáo đã được người Việt bản địa hóa, nhưng sự phát
1
triển này chỉ giới hạn “gói ghém” trong khuôn khổ phía Bắc dãy Hoành Sơn,
mà không thể nào xâm nhập vào lòng cư dân miền Trung, nhất là cư dân Nam
Bộ. Nơi, một thời gian khá dài chịu ảnh hưởng của sâu đậm của đạo Bàlamôn
và Hinđu giáo.
Trước đây khu vực phía Nam dãy Hoành Sơn là nhà nước Chămpa cổ
với nền văn hóa Sa Huỳnh, nhà nước Chân Lạp, nhà nước Phù Nam với một
thời kỳ phát triển rực rỡ. Người Ấn Độ đã sớm đặt chân tới mảnh đấy này để
truyền giáo, sau dấu chân của các nhà truyền giáo là các thương nhân Ấn Độ
đến giao thương và xây dựng nên các mô hình nhà nước liên bang, tuyên
truyền giáo lý.
Trên cơ tàng văn hóa bản địa, các cư dân ở đây chịu ảnh hưởng từ các tư
tưởng tôn giáo của Ấn Độ trên hầu hết tất cả các lĩnh vực như: chính trị, văn
hóa, xã hội, kiến trúc, điêu khắc, nghệ thuật, âm nhạc một phần của văn hóa
Ân Độ đã được trực tiếp thông qua các cư dân Chămpa, Khơme (đó là tín
ngưỡng tôn sùng Nữ thần, bà Mẹ xứ sở, thờ thần Shiva ) từ đó hình thành nên
một nền văn hoá mang tính chất Ấn Độ bản địa hóa.
Như vậy, do sự chia cắt của dãy Hoành Sơn mà sự tồn tại biệt lập văn
hóa của mỗi khu vực lại thêm phàn rõ nét. Mỗi khu vực lại có những dấu mốc
riêng, những tư tưởng riêng không xâm phạm đến nhau. Giống như câu nói
“nước sông không phạm nước giếng”, và đây cũng được coi là nguyên do dẫn
đến sự khác biệt trong việc định hình văn hóa Nam Bộ.
1.1.1.2. Hoàn cảnh đất nước bị chia cắt
Ta cùng nhau đi ngược dòng lịch sử, đất nước ta đã từng trải qua hai
thời kỳ bị chia cắt, tổng cộng kéo dài gần 200 năm.
Thời kỳ đầu (1627-1802) gồm hai giai đoạn:
Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627- 1672), đất nước chia thành đàng
Trong và đàng Ngoài.
1
Theo Nguyễn Hữu Hiến “khỉ này, tín ngưỡng thờ Mầu ở Đàng ngoài tiếp
thu các thành tố của Đạo giáo của Trung Hoa dần phát triển, phối hợp với
bản địa hóa và ngoại lai đạt đến đạo thờ Mấu Tam phủ, Tứ phủ vào thể kỷ
XVI” [ 9; 67].
Trong lúc đó ở Trung Bộ, người Việt đã đến cư ngụ tò mấy ừăm năm
trước và tục thờ nữ thần Ina Nagar đã được Việt hóa thành Bà Thiên Y Ana, Bà
Chúa Tiên, Chúa Ngọc là tiền thân của Bà Chúa Xứ Nam Bộ.
Những danh xưng Mau Thoải, Mau Địa, các phủ các Mẩu, hàng quan
hàng chầu, ông Hoàng, bà cô, hàng cậu hoặc những thành ngữ “tháng 8 giỗ
cha, tháng 3 giỗ mẹ” hoàn toàn xa lạ với các cư dân Nam Bộ.
Mặt khác, trong thời kỳ chiến tranh Trịnh - Nguyễn đất nước chia làm
hai đàng (Đàng Trong do chúa Nguyễn, Đàng Ngoài là chúa Trịnh), tất cả mọi
mặt đời sống kinh tế, văn hóa của hai Đàng đều bị chi phối mạnh mẽ do hai thế
lực lớn, không có điều kiện để thúc đẩy giao lưu văn hóa.
Thời kỳ sau hiệp định Giơnevơ (1954 - 1975).
Sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 đất nước ta bị chia cắt thành hai miền
Nam - Bắc, với hai chế độ khác nhau, xu hướng phát triển cũng khác nhau.
Miền Bắc theo định hướng xây dựng Xã hội chủ nghĩa, còn miền Nam theo
chế độ Dân chủ cộng hòa do Mỹ - Ngụy thâu tóm.
Sau năm 1954, tín ngưỡng thờ Bà Liễu Hạnh đi theo dân di cư vào Nam.
Nhưng với gần 1 triệu người Bắc vào Nam, thì có tới 80% là tín đồ của thiên
chúa giáo, nên mãi đến năm 1975 , chỉ ở rứiữngthành phố như thành phố Hồ
Chí Minh, Bình Định, Biên Hòa, Vũng Tàu, Đà Lạt nơi có nhiều người Bắc
di cư, sinh sống mới có điện thờ Mau Tam phủ, Tứ phủ, và tín ngưỡng này chỉ
hiện diện trong tâm thức của người miền Bắc.
Sau năm 1975, đa số người di dân miền Bắc vào Nam là thanh niên với
nhiệm vụ tái thiết đất nước, ít có điều kiện để chú ý tới đời sống tâm linh, nên
1
ít có tác động đến tục thờ Bà và các loại hình diễn xướng như hát, múa bóng
rỗi mang phong cách Nam Bộ.
Có thể thấy rằng việc hoàn cảnh đất nước bị chia cắt cũng đã làm ảnh
hưởng tới việc hình thành nên các tín ngưỡng thờ Nữ thần - Mau thần ở Nam
Bộ.
1.1.1.3. Cuộc di dân Nam tiến
Cuộc di dân Nam tiến của người Việt diễn ra theo hình thức “nhảy cóc”,
phải mất khoảng 600 năm (từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVII) để tiến từ Đèo
Ngang vào đến Bình Định cửa ngõ vào Nam.
Kể tò khi con đường thông qua dãy Hoành Sơn được khai thông tò thời
vua Lê Đại Hành (980 - 1005) được gọi là Đèo Ngang “cửa ngõ vào Nam ra
Bắc”. Lúc này ở khu vực phía Nam dãy Hoành Sơn tiêu biểu là dân tộc Kinh
(người Việt) đã di cư tới miền Trung, trải dài qua vùng đất miền Trung việc
khai hoang lập ấp của người Việt được chính quyền phong kiến ủng hộ,
khuyến khích đi xuống phương Nam.
Công cuộc di dân bắt đàu tò thời kỳ phong kiến. Dưới thời kỳ phong
kiến: các đợt di dân của người Việt xuống phía Nam là theo sau các đợt xâm
chiếm và mở rộng lãnh thổ qua các triều đại phong kiến Việt Nam.
Năm 1069 vua Lý Thánh Tông mang 10 vạn quân đánh Chiêm Thành,
sáp nhập ba châu: Bố Chính, Địa Lý và Ma Lỉnh vào lãnh thổ Đại Việt (nay là
Quảng Bình và Bắc Quảng Trị).
Năm 1306, nhà Trần gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm Thành,
đổi lại là quyền kiểm soát vùng Thuận Châu và Hóa Châu.
Năm 1470, vua Lê Thánh Tông đánh Chiêm Thành, xác lập vùng đất
mới từ đèo Hải Vân đến đèo Cù Mông.
Năm 1611, chúa Nguyễn Hoàng đánh Chiêm Thành, lập ra phủ Phú
Yên.
1
Dưới thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, nhiều người Việt ở đàng Trong đã
bỏ dải đất miền Trung khắc nhiệt vào khai khẩn đất ở miền Nam. Sau này,
hàng loạt các vùng đất phía Nam của tổ quốc ta ngày nay đều do chúa Nguyễn
xác lập.
Thời Pháp thuộc: Chính sách di dân của chính quyền Pháp đề ra là việc
mộ dân Bắc kỳ, Trung kỳ vào Nam làm phu đồn điền cao su, hoặc các trong
các nông trại ở miền núi. Riêng khóa 1926 - 1927 có 35.000 người dân Bắc,
Trung kỳ làm mộ phu ở miền Nam. Năm 1930 có khoảng 50.000 công nhân
làm việc ừong các ngành khai mỏ.
Thời kỳ từ năm 1954 - 1975: Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 đã diễn
ra một đợt di cư lớn, theo đó 1 triệu dân Bắc vào Nam.
Trong quá trình người Việt di cư xuống phía Nam họ đã mang theo
những hệ tư tưởng - tín ngưỡng của mình, kết họp với những tín ngưỡng bản
địa của người Chăm, người Khơme, từ đó hình thành nên những hình tượng
thờ tự mới.
Khi người Việt mới đặt chân vào dải đất miền Trung, nhất là Nam Trung
Bộ với truyền thống thờ Bà, thờ Mẹ có sẵn từ quê nhà họ đã tiếp nhận và Việt
hóa vị thần Chămpa bằng một cái tên mới Thiên Y Ana Diễn Ngọc Phi, mà dân
gian gọi ngắn là Bà chúa Ngọc hay cô Hồng. Tính tò đèo Hải Vân vào phía
Nam đến Bình Thuận miếu thờ Bà xuất hiện ngày càng nhiều, với nhiều tên gọi
khác nhau. Đó là thói quen của người dân xứ Bắc, khi họ khai khẩn được một
vùng đất, một khu vực mới thì việc tôn sùng lập miếu tôn thờ các vị thần với
ước mong được phù hộ và tạ ơn.
Nam bộ là vùng đất mới của Tổ quốc, trên cái nền chung của dân tộc,
văn hóa vùng này còn mang nhiều dấu ấn riêng, thể hiện sự giao thoa văn hóa
giữa tộc người Việt và các tộc người bản địa. Do điều kiện địa lý tự nhiên và
lịch sử quy định, quá trình xã hội ở đây diễn ra không theo tiền lệ, từ công
1
cuộc khai hoang lập ấp đến quá trình hình thành và xác lập các thiết chế vãn
hóa bao gồm cả các mặt về phong tục, tập quán đến tôn giáo - tín ngưỡng.
Có thể nói ba yếu tố lớn: địa - văn hóa, hoàn cảnh đất nước bị chia cắt,
quá trình di dân Nam tiến của người Việt nó đã có ảnh hưởng mang tinh chất
quyết định đối với diện mạo văn hóa Nam Bộ, trong đó có tục thờ Mau thần
hiện nay.
1.1.2. Những khu vực lưu truyền tục thờ Mầu thần ở Nam Bộ
Nam bộ là vùng đất mới, trong quá trình khai hoang mở dất của cư dân,
cũng là quá trình mà cư dân mang theo hành trang tinh thần của mình từ nhiều
vùng miền khác nhau đến tụ cư ở Nam Bộ. Tín ngưỡng ở Nam Bộ vì vậy cũng
phong phú , đa dạng. Mặt khác, tín ngưỡng ở Nam bộ còn là sản phẩm của quá
trình giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng cư dân cộng cư và cận cư. Vì vậy,
có thể thấy các thành tố có trong tín ngưỡng từng tộc người cư trú ở Nam Bộ
như: Kinh, Hoa, Chăm, Khơme đều có một ảnh hưởng nhất định trong việc
định hình thể loại, diện mạo của các tín ngưỡng thờ Nữ thần cũng như thờ Mau
thần ở Nam Bộ.
Khó có thể thống kê hết những cơ sở thờ tự thuộc tín ngưỡng dân gian ở
Nam Bộ. Ngoài những đình, miếu, đền, điện được phân bố đều khắp nơi, đặc
biệt là tục thờ Nữ thần và Mau thần ngoài ra còn được đặt thờ phối hợp bên
trong nhiều ngôi chùa Phật giáo. Không gian tín ngưỡng thờ tự vì vậy mà khá
rộng rãi và mang tính chất phức hợp.
Thờ Mẩu thần có quan hệ mật thiết với thờ Nữ thần. Ngô Đức Thịnh đã từng
nhấn mạnh: “Mầu đều là Nữ thần, nhưng không phải tất cả Nữ thần đều là
Mấu thần, mà chỉ có một số Nữ thần được tôn vinh là Mẩu thần ( ) đạo Mầu
gắn liền với tục thờ Mẩu dân gian, nhưng như thế không có nghĩa mọi Mấu
thần đều thuộc điện thần của đạo Mầu [ 16; 29].
1
“Mau” có nguồn gốc từ Hán Việt, tiếng Việt là Mẹ. Nghĩa ban đầu của
“Mẩu” hay “Mẹ” đều chỉ một người phụ nữ sinh ra một người nào đó, là tiếng
xưng hô của người con đối với người đã sinh ra mình. Ngoài ý nghĩa xưng hô
thông thường từ Mau và Mẹ còn bao hàm ý nghĩa tôn xưng, tôn vinh, chẳng
hạn như Mẹ Âu Cơ, Mẩu Liễu Hạnh hay các vị thần linh gắn với các hiện
tượng tự nhiên, vũ trụ được người đời gán cho chức năng sáng tạo, bảo ừợ và
che chở cho sự sống của con người.
- Bà Chúa Xứ Thánh Mẩu (ở núi Sam - Châu Đốc):
Ở Nam Bộ, nhà nào cũng có miếu thờ Bà Chúa Xứ, được đặt ở góc nhà
hay ngoài vườn để mong cầu tài lộc, may nắm. Đã có rất nhiều câu chuyện
truyền thuyết kể về sự tích của Bà.
Truyền thuyết thứ nhất: Khoảng vào năm 1820, cũng có một cô gái ở
làng Vĩnh Tế lên đồng, tự xưng là Bà Chúa Xứ, cốt Bà ở trên đỉnh núi, phải có
9 cô gái đồng trinh mới đưa được tượng Bà xuống núi. Nhưng khi đi được một
đoạn thì nặng trĩu xuống không khiêng đi được nữa sau đó dân làng đã lập
miếu thờ Bà ở chỗ ấy.
Truyền thuyết thứ hai: Thoại Ngọc Hầu, một viên quan nhà Nguyễn,
trấn thủ đồn Châu Đốc đeo ấn bảo hộ Cao Miên, vợ ông ở nhà cầu nguyện cho
ông được bình an. Trở về, ông theo lời vợ lập chùa Tây An, rước tượng Phật từ
Cao Miên về để thờ. Nhưng ông sợ mang tội với triều đinh là thờ tượng Phật
Cao Miên nên đã cho xây dựng miếu riêng, đưa tượng này ra thờ thành miếu
thờ Bà Chúa Xứ duy trì cho đến ngày nay.
Truyền thuyết thứ ba: Có một thiếu phụ người Campuchia đi tìm chồng
lâu ngày mệt mỏi, đến chân núi này nghỉ ngơi đã hóa thành đá. Sau đó hồn Bà
ta thường nhập vào đồng cốt giúp đỡ người hiền, trừng phạt kẻ ác, vì thế tượng
bà được lập miếu thờ gọi là Bà Chúa Xứ.
1
Người Việt từ lâu đã ở vào chế độ phụ quyền. Câu chuyện cổ tích về bà
mẹ nào sinh đủ 10 người con trai thì có thể kéo được chuông Cù Lao bằng
vàng dưới đáy sông Lục Đầu. Nó đã phản ánh nhu cầu cần khai phá. Tất cả các
câu chuyện kể trên đã khẳng định sức mạnh thần tượng tôn thờ được tích tụ
trong sức mạnh những người con gái đồng trinh, người hầu bóng, người đàn bà
hóa đá tất cả phản ánh chưa thuần thục trong huyền thoại hóa hình tượng tôn
thờ. Nhưng phản ánh khát khao Thần nữ để có một bà Chúa Xứ được tôn thờ
khắp mọi nơi trên đất Nam Bộ.
Bà Chúa Xứ Thành Mau được đặt thờ trên một trong những ngọn núi
cao nhất ở Nam Bộ, đó là núi Sam, phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, An
Giang, ngoài ra Bà còn được thờ trong nhiều ngôi miếu riêng, trong sân chùa,
trong điện thờ của đạo Minh Sư như Nam Nhã Phật Đường (TP. cần Thơ), ở
Quảng Nam Phật Đường (TP. Hồ Chí Minh) trong chính điện còn đặt thờ Diêu
Trì Kim Mẩu và Địa Mẩu tại vị trí trung tâm.
Người dân còn đặt tên cho các cơ sở thờ tự Bà ở nhiều nơi khác là Miễu
Bà Chúa Xứ 2, Miễu Bà Chúa Xứ 3. Như trong trường họp ở Thủ Thiêm, ở
Bình Dương để chỉ mạng lưới thờ tự Bà xuống khắp các địa phương, nhưng
đồng thời cũng cho thấy tính thống nhất về một mối của ngôi miếu thờ mang
tính trung tâm so với các miếu khác (tức là ở núi Sam - Châu Đốc). Người dân
đến cúng bái đều cho là Bà Chúa Xứ 2,3, là em của chị cả Chúa Xứ ở Châu
Đốc.
Cách thờ tự Bà tại miếu Bà Chúa Xứ núi Sam đã thể hiện nhiều lớp văn
hóa được hình thành trong quá trình giao lưu nhiều vùng miền khác nhau trong
cả nước, và đọng lại qua đây hình thức thờ tự mới.
Tác giả Ngô Đức Thịnh đã dày công nghiên cứu và có nhận xét rằng: “Nhìn
vào lớp văn hóa tạo nên biểu tượng tâm lỉnh Bà Chúa Xứ, chúng ta đều thấy
thấp thoáng hình bóng Bà Mẹ Xứ sở - Po Inư Nưgar của người Chăm, thánh
1
Mau Thiên Yana của người Việt, nữ thần Neang Khman (Bà Đen), tục thờ
Neak Tà của người Khơme, nhưng cũng hiển hiện hơn tất cả các biểu tượng
trên đều quy tụ trong lỉnh tượng Shivalinga và Sakti của Shiva là nữ thần Uma
của Baỉamon giáo, mà truyền thuyết bức tượng Bà Chúa Xứ An Giang đã
mách bảo chúng ta như vậy, cho dù bức tượng đó cũng đã dược cải trang dưới
hình dáng Thánh Mầu” [16; 282].
- Linh Sơn Thánh Mẩu (núi Bà Đen - Tây Ninh)
Theo sách Gia Định Thành Thông Chí đã dẫn chép “Núi này cao lớn, toàn
hạt đều trông thấy cả núi Bà Đinh đất đá cao vút, cây cối um tùm, nước
ngọt, đất màu, trên núi có chùa Lỉnh Sơn ” [4; 146].
Cũng giống như Bà Chúa Xứ - núi Sam, có rất nhiều truyền thuyết kể về
Linh Sơn Thánh Mau - núi Bà Đen.
Truyền thuyết thứ nhất nói rằng: Xưa ở vùng này có người con gái tài
sắc tên là lý Thị Thiên Hương, da ngăm đen, nàng được chàng trai Lê Sĩ Triết
thầm yêu. Một làn nàng lên núi lễ Phật, bị con trai tên tri huyện bắt cóc đem về
làm tỳ thiếp và được chàng Lê Sĩ Triết cứu thoát. Từ đó nàng đem lòng yêu
chàng trai này. Nhưng chẳng lâu sau, chàng trai bị sung vào quân ngũ. Lại một
lần nữa con trai tên tri huyện cho côn đồ vây bắt nàng, không biết phải ừốn
như thế nào, nàng đã nhảy xuống sông tuẫn tiết. Xác nàng được nhà sư vớt lên
chôn cất. Từ đó nàng hiển linh trên núi, căn cứ vào màu da của nàng, người ta
tạc tượng nàng gọi là Bà Đen.
Truyền thuyết thứ hai kể rằng: Xưa ở vừng này có một viên quan ừấn
thủ người Khơme, sinh được hai người con, một ừai một gái. Người con gái
được tên là nàng Đênh. Có một nhà sư từ Bến Cát đến vùng đất này lập chùa
thờ Phật, nhà sư được mời vào nhà viên quan giảng đạo, nàng Đênh khi đó mới
13 tuổi nhưng đã mộ đạo Phật. Lớn lên, nàng Đênh được người con trai viên
ừấn thủ bên cạnh hỏi làm vợ. Nàng đã không mơ tưởng đến chuyện chồng con,
1
sau nhiều đêm suy nghĩ, nàng quyết định xuất gia tu Phật. Vào một đêm nàng
bỏ đi biệt tích, về sau nàng biến thành người cứu độ cho chúng sinh. Người
dân sùng kính, đúc tượng Nàng bằng Đồng đen thờ ở trên núi, từ đó núi mang
tên núi Bà Đênh, sau này gọi là Bà Đen.
Từ những truyền thuyết trên ta thấy, các câu chuyện đều có liên quan
đến Phật giáo, ngoài ra nó còn ca ngợi tấm lòng ừinh tiết của người con gái
Việt (Lý Thị Thiên Hương) có màu da sậm, một đặc điểm của người Khơme,
và những truyền thuyết sau đều nhằm giải thích nguồn gốc núi Bà Đen.
Cũng như truyền thuyết, điện thờ Linh Sơn Thánh Mẩu mang đậm màu
sắc Phật giáo, cũng là sự pha trộn giữa tín ngưỡng dân gian thờ Bà Đen với
đạo Phật.
- Bà Mẹ Xứ Sở Ngọc Diễn Phi (ở điện Hòn Chén).
Ở đây tín ngưỡng thờ Bà Mẹ Xứ Sở của người Chăm gọi là Pônư cành,
đã kết hợp với tín ngưỡng dân gian Việt Nam hình thành nên một dạng thức
thờ tự mới, với cơ sở thờ tựu mới tại điện Hòn Chén, nơi đặt thờ Bà Thiên
Yana Ngọc Diễn Phi.
Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả Ngô Đức Thịnh đã nhận xét:
“Vị nữ thần Chăm này là sự kết hợp nữ thần Chăm bản địa và nữ thần Uma
vợ của Shỉva. Bà là vị thần cao nhất của vương quốc Chăm được tôn xưng là
Mẹ Xứ Sở” [16; 279].
Nếu như tín ngưỡng tôn vinh thiên phủ đã có ừong tín ngưỡng thờ Mau
ở miền Bắc, thì khi vào miền Trung, miền Nam thì nó đã được chuyển hóa.
Dưới thời vua Khải Định, tín ngưỡng này được tôn thành Thiên Tiên Thánh
Mau (Bà Mẹ Trời, Tiên, Thánh). Cơ sở thờ tự Bà ở khắp mọi nơi tại các miếu
thờ như chùa Giác Lâm (Quận Tân Bình - TP. Hồ Chí Minh). Bà được thờ
trong ngôi miếu ở nhiều sân chùa, tại chính điện của chùa Tây An (tỉnh An
1
Giang), hai bên Chúa Xứ Thánh Mau còn có Bà Chúa Tiên, Chúa Ngọc chầu
hầu. Ngoài ra Bà còn được thờ ở điện Linh Sơn Thánh Mau ở núi Bà Đen.
- Thiên Hậu Thánh Mau:
Thiên Hậu Thánh Mau còn có nhiều tên gọi khác như Thánh Mau
Nương Nương, Bà Ma Tổ nơi thờ tự Bà được gọi là Thiên Hậu Cung. Đã có
rất nhiều câu chuyện truyền thuyết kể về Bà. Truyền thuyết về bốn mẹ con
Hoàng Hậu họ Tống, không chịu khuất phục nhà Nguyên, đã ừẫmmình
xuống dưới biển, xác trôi dạt xuống nước Nam. Được vớt lên chôn cất và
được thờ ở đền Cờn - Nghệ An. Dưới mỗi triều đại Trung Hoa, Bà đều được
Vua phong tặng [4; 149].
Dưới thời Tống Bà được phong làm: Trinh Tiết Phu Nhân.
Dưới thời Minh Bà được phong làm: Thiên Phi Mau Hậu.
Dưới thời nhà Thanh Bà được phong làm: Thiên Hậu Thánh Mau
Ở Việt Nam - dưới thời nhà Nguyễn được phong làm: Tứ Vị Thánh
Nương. Trong Ô Châu Cận Lục tác giả chép chuyện thần Biển cửa Cờn giống
như Điện Việt Ư Linh Tập, song có thêm chi tiết thần là con gái úp của Bà thái
hậu họ Tống cùng chết với mẹ và hai chị, tức là bốn người (tứ vị Thánh
Nương).
Còn có một truyền thuyết khác về thần Đại Càn Thánh Nương cho rằng: “Từ
lâu trên đất Việt Nam ta đã có nữ Thần là chánh hậu của vua Hùng thứ 13.
Trong cuộc chiến tranh ngôi báu, một thứ phi đã sai người cẳt bộ phận sinh
dục của Hoàng Tử (là con của chánh Hậu mới sinh). Nghĩ rằng Bà chánh Hậu
sinh quái thai là điềm xẩu, Vua đày hai mẹ con ra ngoài hải đảo ở ngoài cửa
Cờn. Hai mẹ con chết, báo mộng cho dân làng cá, cho rằng mình là thần nước
Nam, xác bà được vớt lên chôn cất và lập đền thờ, cầu mong đánh được nhiều
cá rất linh ứng, được dân coi như phúc thần lỉnh thiêng ở Biển Nam ” [9; 64].
2
Người Hoa và người Việt coi Bà là vị thần hộ mệnh trên biển. Bà được
tôn thờ ở nhiều vùng ven biển như ở Ben Tre, Tp.Hồ Chí Minh, Đồng Tháp
họ tôn thờ Bà để càu mong đánh được nhiều cá, gặp nhiều may nắm, càu bình
an
Thông qua các đối tượng tiêu biểu kể trên, chúng ta thấy diễn trình hình
thành tục thờ Mẩu ở Nam Bộ diễn ra trong quá trình giao tiếp văn hóa giữa các
tộc người Việt - Khơme - Hoa - Chăm. Trong sự vận động văn hóa này, tiêu chí
quy định sự tồn tại và phát triển của nó là sinh hoạt của cộng đồng dân cư tại
địa phương, ừong môi trường sinh thái đặc biệt của vùng sông nước Nam Bộ.
Điều đáng lưu ý là trong tục thờ Mẩu ở Nam Bộ, quyền năng giữa các
thần không có sự phân biệt rạch ròi, cũng như Nữ Thần và Mẩu Thần, và hầu
như hệ thống tín ngưỡng Tam Tòa, Tứ phủ ở đây rất mờ nhạt.
1.2. HÌNH THỨC NGHI LẺ TRONG TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU THẦN
Ở NAM Bộ
■
Trong các lễ hội thờ Mẩu của người Nam Bộ là sự kết hợp nhiều thành
tố từ trong đời sống văn hóa của nhiều cư dân. Bên cạnh những yếu tố mang
tính tôn giáo - tín ngưỡng, chúng ta còn thấy có nhiều thành tố có thể coi là
những hoạt động văn hóa nằm trong loại hình diễn xướng dân gian, mang
những giá ừị văn hóa - nghệ thuật đặc trưng, mà bóng rỗi là một ừong những
loại hình nghi thức tiêu biểu của tín ngưỡng thờ Mẩu ở Nam Bộ. Múa bóng rỗi
là một trong những nghi thức quan trọng được phổ biến rộng rãi trong tín
ngưỡng thờ Mau Nam Bộ.
Múa bóng rỗi thực chất chỉ là một phần trong nghi thức hầu đồng hay
gọi dân giã là nghi thức cúng Miễu Bà, vừa mang tính nghi lễ vừa mang tính
giải trí. Đó là hình thức diễn xướng tổng hợp gồm nhiều tiết mục liên hoàn.
Theo nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng diên tiến của một nghi thức hầu đồng
2
ở Nam Bộ gồm 8 phần: Lễ khai ừàng, chầu mời - thinh tổ, mời tiên ra tuồng,
phước lộc, trạng - nàng xuống huê viên, địa - nàng, bóng múa, hát chặp. Trong
nghi thức múa bóng rỗi dược chia thành hai phần chính: múa dâng lễ và múa
tạp kỹ (hay là múa biểu diễn).
Như vậy, trong nghi lễ chung của tín ngưỡng thờ Mẩu ở Nam Bộ thì
múa bóng rỗi được coi là loại hình diễn xướng quan trọng không thể thiếu
ừong các nghi lễ thờ Mau thần của người dân Nam Bộ.
1.3. GIÁ TRỊ - ẢNH HƯỞNG CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU THẰN Ở
■
NAM Bộ
1.3.1. Giá trị của tín ngưỡng thờ Mầu thần Nam Bộ
- Giá trị tinh thần: các loại hình tín ngưỡng tôn giáo nói chung và tín ngưỡng thờ
Mẩu thần của người dân Nam Bộ nói riêng đều mang những giá trị tinh thần, là
cứu cánh cho con người. Một nhà nghiên cứu đã nhận xét rằng: “Khỉ những tôn
giáo không còn đủ sức thu hút và niền tin cứu đời, thì Thành Mẩu xuất hiện ” [9;
44].
Không phải ngẫu nhiên mà hai vị Thánh Mẩu là Bà Chúa Xứ núi Sam
và Linh Sơn Thánh Mẩu lại được đặt thờ ở hai ngọn núi cao nhất của khu vực
Nam Bộ. Chính tâm thức của người dân nơi đây muốn được các “Mẹ” bảo vệ,
che chở cho hai vùng đất chịu cảnh chiến tranh bảo vệ biên cương lãnh thổ. Đó
chính là khát vọng của người dân Nam Bộ về một cuộc sống bình an, hạnh
phúc, hình thảnh việc thờ tự Bà Chúa Xứ núi Sam và Linh Sơn Thánh Mẩu. Nó
phản ánh một bức ừanh đa dân tộc, đa tôn giáo, đa văn hóa của cư dân vùng
đất Nam Bộ.
- Giá tri văn hóa: Những giá trị văn hóa tốt đẹp góp phần bảo vệ và làm phong
phú thêm cho một đất nước. Thờ Mẩu Nam Bộ không mang tính khuôn phép
như ở Bắc Bộ, không trở thành một đạo Mẩu, vì trong quá trình du nhập và
phát triển ở Nam Bộ do giao lưu văn hóa với nhiều vùng miền khác nhau, thờ
2
Mau ở Nam Bộ đã mang tính thoáng, mở, đã tích hợp nhiều loại hình tín
ngưỡng thờ Mẩu khác. Điển hình cho sự thoáng mở ấy chính là sự giao lưu về
tín ngưỡng thờ Mau giữa các tín đồ thuộc các dân tộc khác nhau cùng sinh
sống trên vùng đất Nam Bộ. Ví như Mau của dân tộc Hoa là bà Thiên Hậu
Thánh Mau vẫn được người Kinh hay người Khơme cúng viếng và tin tưởng,
hay như Mẩu của người Chămpa và người Khơme cũng được các dân tộc khác
ngưỡng vọng và tôn thờ. Dù là khác nhau về dân tộc nhưng sự cao quý linh
thiêng của các Mau đã khiến các tín đồ nể phục và dễ dàng có tiếng nói chung.
Từ Nữ thần, Bà được nâng lên vị trí mới, phổ biến với tên gọi là Thánh
Mau. Thờ Mẩu cũng như thờ thần, đó là nét đẹp trong văn hóa tâm linh người
việt, cho nên điện thờ Mau cũng được coi là nơi không gian linh thiêng như
các nơi thờ tự khác, để mỗi khi con người thấy cần sự bình yên, cầu khỏe
mạnh, cầu tài lộc, ăn nên làm ra có thể tìm đến với Mẩu để được đáp ứng nhu
càu tâm linh của mình. Tín ngưỡng thờ Mau cũng là ghi nhớ về cội nguồn, thể
hiện triết lý sáng tạo, cầu mong sự sống chứ không phải để cứu cánh cho cái
chết. Vì vậy, có thể nói rằng, thờ Mau ở Nam Bộ đã góp phàn minh chứng cho
quy luật thống nhất trong đa dạng của nền văn hóa Việt. Thờ Mau bản thân nó
luôn bao hàm giá trị truyền thống tốt đẹp.
- Giá trị về kiến trúc - nghệ thuật: Một giá trị khác về thờ Mau ở Nam
Bộ, đó là giá tri về kiến trúc nghệ thuật. Những pho tượng Mau, Nữ thần được
tạc rất chăm chút, tinh vi, mang dáng vẻ uy nghiêm, tôn kính nhưng lại có nét
dịu hiền gần gũi như các bà, các mẹ trong gia đình. Nhân dân ở các nơi khi đến
hành hương tại các ngôi đền, miếu, phủ ngoài việc thỏa mãn nhu cầu tâm
linh, còn chiêm ngưỡng kiến trúc cảnh quan đẹp ở nơi đây. bCiến trúc các ngôi
đền, miếu thờ Mau ấy ngoài những nét chung giống với chùa hay cơ sở thờ tự
khác nó còn mang những nét độc đáo riêng. Gian thờ tự của Thánh Mau được
trang trí với nhiều gam màu sặc sỡ, tượng thờ các Bà thường được tô điểm
2
lộng lẫy, xiêm áo lấp lánh, tạo nên một vẻ đẹp huyền ảo. Hiện nay, lễ hội vía
Bà Chúa Xứ được công nhận là lễ hội cấp quốc gia, được xem như là điểm
hành hương lớn ở Nam Bộ.
Thờ Mau ở Nam Bộ vẫn là một trong những tín ngưỡng được đông đảo
người dân thờ cúng bên cạnh những tín ngưỡng dân gian, tôn giáo khác ở Nam
Bộ. Nó có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của mỗi người dân Nan Bộ ngày
nay.
1.3.2. Những ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ Mẩu thần Nam Bộ
Tầm ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ Mẩu ở Nam Bộ thể hiện bằng việc
xin băm, bói quẻ hay vay tiền đàu năm ở các ngôi miếu đền thờ Mau. Tục xin
xăm, bói quẻ luôn nhộn nhịp ở những nơi thờ Mau vì người dân tin rằng khi
xin xăm ở miếu Bà linh ứng hơn các nơi khác. “Đây là loại niềm tin không thể
giải thích bằng ngôn ngữ, bằng logic thông thường” [9; 45].
Hình thức vay tiền Bà là hình thức đáng chú ý nhất của khách hành
hương. Vì người ta tin tiền Bà cho vay mang lại sự may mắn trong làm ăn
buôn bán, nên mỗi năm họ thường đến vay rồi năm sau đến để trả, rồi lại vay.
Tiền được đựng riêng trong một bao nhỏ màu đỏ trao cho khách hành hương
rồi đến khách vái trước bàn thờ nhờ Bà độ (phù hộ) cho buôn bán phát đạt và
đến trả nợ với số tiền gấp trăm lần tiền vay.
Với niềm tin Bà là người liêm khiết, trong sạch nên tiền của Bà là đồng
tiền có năng lực siêu phàm, giúp sinh lời lãi. Niềm tin của người đi vay tiền Bà
ở đây không phải là niềm tin thụ động, mà là niềm tin tích cực, là động lực
thúc đẩy người đi vay tiền hành động, đem tiền đó xoay vòng sinh lời. Niềm
tin là một trong những động lực làm đồng tiền có sinh sôi mới về lãi suất để trả
cho Bà. Và hơn nữa niềm tin này gắn với trách nhiệm của người vay là phải trả
nợ Bà và phải trả rất tự giác.
2
Niềm tin tôn giáo có ý nghĩa giáo dục đạo đức sâu sắc vì chính là hướng
dẫn ứng xử của người đi vay là biết ơn Bà, coi Bà là ân nhân, số tiền ừả nợ
hằng năm cho Bà là rất lớn được sử dụng vào những công việc xã hội chung
như xây nhà cho khách thập phương, xây trường học
Tiểu kết chương 1
Tín ngưỡng thờ Mẩu ở Nam Bộ là kết quả của quá trình giao thoa tín
ngưỡng thờ Mẩu của các dân tộc ở vùng Đông Nam Á, kể cả một phàn lãnh
thổ Trung Hoa. Ở Việt Nam, tín ngưỡng thờ Mẩu xuất hiện từ thế kỷ thứ XV ở
miền Bắc với một bề dày lịch sử gắn liền với văn hóa tâm linh người Việt bằng
hình thức “Tam tòa thánh Mẩu” và một hệ thống thần linh chia thành nhiều
tầng bậc với hình thức cúng lễ mang đậm tính đặc trưng dân tộc.
Trong quá trình khai hoang mở đất, người Việt xuôi về phương Nam. Họ
không chỉ mang theo tên làng xã của mình mà còn mang theo cả trong tâm
thức tín ngưỡng thờ Mau.
Trên đường vào Nam, trong tâm thức thờ Mau hệ thống “Tam tòa, Tứ
phủ” xa dàn và được lược giản hóa, kết hợp với tín ngưỡng thờ Mau thần của
cư dân bản địa từ đó hình thành nên một dạng thức thờ tự mới tại Nam Bộ: đó
là thờ Nữ thần - Mau thần mang sắc thái rất riêng ở Nam Bộ.
Các vị thần ở Nam Bộ là kết quả giao lưu, dung họp đa văn hóa của
nhiều dân tộc như: Việt - Chăm - Hoa - Khơme. Hình tượng Bà Chúa Xứ và
Linh Sơn Thánh Mau là kết quả giao lưu văn hóa giữa người Việt và người
Khơme, đến hình tượng vị Mau thần Thiên Yana Ngọc Diễn Phi là kết quả giao
lưu văn hóa giữa người Việt và người Champa , và Bà Thiên Hậu Thánh Mau
là kết quả giao lưu văn hóa giữa người Việt và người Hoa
Giống như các hình tượng Mau thần ở Bắc Bộ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ
của Phật giáo từ văn hóa Ấn Độ, thì tượng các Nữ thần và Mau thần Nam Bộ
cũng có sự giao lưu văn hóa Ấn Độ, nhưng trên phương diện của Ấn Độ giáo
2