Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Câu hỏi ôn tập triết 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.97 KB, 5 trang )

CÂU 13: GIAI CẤP CÔNG NHÂN
Khái niệm
Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với sự hình
thành và phát triển của nền công nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát triển của lực lượng sản
xuất có tính chất xã hội hóa ngày càng cao, là LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT cơ bản tham gia trực
tiếp và gián tiếp vào quá trình sản xuất và tái sản xuất tạo ra của cải vật chất, là lực lượng
chủ yếu trong tiến trình lịch sử quá độ từ CNTB lên CNXH
Đặc điểm của GCCN
Trong quá khứ:
+ Là lực lượng sản xuất trực tiếp, chủ yếu, phổ biến của các ngành lao động chân tay
+ Trình độ tri thức thấp kém
+ Phần lớn không có hoặc sở hữu rất ít TLSX
Hiện tại:
+ Bộ phận lao động gián tiếp ngày càng gia tăng, phổ biến do xu thế thay thế ppsx từ
cơ khí hóa sang TĐH
+ Trình độ tri thức của người lao động ngày càng cao do họ làm việc trong điều kiện
KHKT ngày càng phát triển, họ được trang bị kiến thức lí luận khoa học, cách mạng, làm việc
trong môi trường có tổ chức
+ Một bộ phận người lao động đã sở hữu TLSX hoặc có cổ phần trong các công ti (tuy
nhiên chỉ chiếm phần rất nhỏ)
Ở những nước XHCN, GCCN cùng với nhân dân lao động làm chủ TLSX, cùng nhau lao động
vì lợi ích chung của xã hội cũng như lợi ích chính đáng của mỗi người
Nội dung sứ mệnh lịch sử của GCCN
Khi phân tích xã hội TBCN, chủ nghĩa Marx, thông qua 2 phát kiến vĩ đại của mình (CNDVLS
và HTGTTG) đã khẳng định sự tồn tại, phát triển và diệt vong của CNTB là tất yếu, đồng thời
cũng khẳng định GCCN là gc tiến bộ và cách mạng nhất, đại diện cho lực lượng sản xuất tiên
tiến của ptsx tương lai, có sứ mệnh lịch sử là xóa bỏ cntb, xóa bỏ chế độ người bóc lột
người, giải phóng giai cấp, giải phóng nhân dân lao động và toàn thể nhân loại khỏi áp bức
bóc lột, nghèo nàn lạc hậu và xây dựng một xã hội mới – XHCN và XHCS
Việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trải qua 2 bước:
Bước 1: Giành chính quyền từ tay giai cấp tư sản, xóa bỏ chế độ tư hữu và thiết lập chế độ


công hữu về TLSX
Bước 2: Lãnh đạo nhân dân lao động bằng chính Đảng của mình, xây dựng xã hội mới không
có áp bức bóc lột, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân
Điều kiện để thực hiện được sứ mệnh lịch sử là phải có sự tham gia của các tầng lớp khác
nhau, đặc biệt phải lôi kéo được quần chúng lao động tham gia giành chính quyền và xây
dựng chính quyền mới các cấp
Điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của GCCN
Địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân


+ Trong quá trình sản xuất: GCCN là lực lượng sản xuất chủ yếu, cơ bản, là chủ thể của quá
trình sản xuất, là bộ phận tiên tiến, quan trọng nhất trong các lực lượng sản xuất mang tính
xã hội hóa cao
+ Trong xã hội: mặc dù là lực lượng sản xuất tiên tiến, nhưng GCCN lại không sở hữu tư liệu
sản xuất, phải bán sức lao động cho nhà tư bản, nhà tư bản bóc lột sức lao động của GCCN.
Vì vậy lợi ích kinh tế của GCCN mâu thuẫn với lợi ích kinh tế của nhà tư bản và tương đồng
với lợi ích của nhân dân lao động, vốn cũng là tầng lớp bị bóc lột. Do đó GCCN có khả năng
đoàn kết giai cấp, tập hợp, lôi cuốn các tầng lớp khác tham gia cách mạng
+GCCN là lực lượng có khả năng phá vỡ qhsx TBCB, là giai cấp duy nhất có khả năng lãnh đạo
xã hội xây dựng PTSX cao hơn
Đặc điểm chính trị - xã hội của GCCN
+ GCCN là tầng lớp tiên phong cách mạng nhất (luôn đi đầu trong các phong trào đấu tranh
vì lợi ích của nhân dân lao động, được trang bị lí luận khoa học và cách mạng, có ĐCS lãnh
đạo)
+GCCN là tầng lớp có tinh thần cách mạng triệt để nhất (Mâu thuận trực tiếp, sâu sắc với
gcts, chỉ có thể giải phóng giai cấp khi giải phóng xã hội)
+GCCN là tầng lớp có tính kỉ luật cao (Làm việc trong môi trường có sự phân công lao động
chi tiết, chặt chẽ, tốc độ làm việc khẩn trương, thường sống ở các thành phố lớn hoặc khu
đông dân cư, mang tính chất quốc tế…)
Tóm lại GCCN là gc duy nhất có khả năng thực hiện sứ mệnh lịch sử


CÂU 14: CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Khái niệm
Cách mạng xã hội chủ nghĩa hiểu theo nghĩa hẹp là cuộc cách mạng chính trị nhằm mục đích
xóa bỏ CNTB, xóa bỏ áp bức bóc lột, giành chính quyền từ tay gcts về tay GCCN, xây dựng
nhà nước chuyên chính vô sản (nnccvs), nhà nước của GCCN và nhân dân lao động. Hiểu
theo nghĩa rộng, cmxhcn bao gồm cuộc cm chính trị với mục đích thành lập nnccvs và giai
đoạn GCCN sử dụng nhà nước của mình để cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới tốt đẹp
hơn về mọi mặt
Nguyên nhân
Khách quan: Do sự phát triển của CNTB làm phát sinh mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và
qhsx TBCN
Chủ quan: GCCN đã đủ lớn mạnh về cả số lượng và chất lượng
Mục tiêu
Giải phóng con người, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội khỏi áp bức bóc lột, xây dựng xã
hội mới tốt đẹp hơn
Động lực
Động lực chính của cuộc cách mạng là liên minh của các tầng lớp trong xã hội, trong đó nòng
cốt là liên minh công nông dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản. GCCN là động lực quyết
định, là lực lượng chính và lãnh đạo của cm, gc nông dân là lực lượng quan trọng.
Các động lực khác: khối đại đoàn kết toàn dân tộc, truyền thống văn hóa dân tộc, đường lối
cách mạng đúng đắn
Điều kiện


Khách quan: Gcts bóc lột GCCN; CNTB tồn tại nhiều mâu thuẫn không thể giải quyết bằng
thương thuyết
Chủ quan: GCCN đã đủ lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng để thực hiện cách mạng xã
hội chủ nghĩa
Nội dung

Nội dung chính trị: Xóa bỏ CNTB, xóa bỏ nhà nước của giai cấp bóc lột, chuyển GCCN từ địa
vị làm thuê lên địa vị làm chủ, thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản của dân, do dân, vì
dân trong đó người dân trực tiếp tham gia xây dựng và quản lí nhà nước, xã hội
Nội dung kinh tế: Xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất với tư cách là qhsx thống trị, thiết
lập chế độ công hữu về tlsx, không ngừng phát triển kinh tế, phát triển lực lượng sản xuất,
nâng cao năng suất và trình độ lao động, cải thiện đời sống người dân, nâng cao phúc lợi xã
hội…
Nội dung văn hóa: GCCN là chủ thể sáng tạo ra những giá trị văn hóa, tinh thần. Xây dựng
thế giới quan, nhân sinh quan mới, xây dựng con người mới XHCN trên cơ sở kế thừa, phát
huy có chọn lọc những giá trị văn hóa truyền thống và tinh hoa văn hóa nhân loại
Ba nội dung trên có quan hệ biện chứng với nhau, trong đó nội dung cmxhcn trong lĩnh vực
kinh tế là quan trọng nhất, quyết định sự thành công của cmxhcn bởi kinh tế là nội dung, là
thước đo sự thành công của chính trị, còn chính trị, văn hóa là biểu hiện bên ngoài của kinh
tế.


CÂU 15: NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Khái niệm
Dân chủ được hiểu là quyền lực của nhân dân, thuộc về nhân dân
Theo Lenin, con đường biện chứng của quá trình phát triển dân chủ là “Từ chuyên chế đến
dân chủ tư sản, từ dân chủ tư sản đến dân chủ vô sản, từ dân chủ vô sản đến không còn dân
chủ nữa”
Kn: Dân chủ là hình thức tổ chức nhà nước mà đặc trưng cơ bản là thừa nhận quyền lực
chính trị của nhân dân, quyền tự do, bình đẳng của mỗi công dân và nguyên tắc thiểu số
phục tùng đa số
Dân chủ là sản phẩm tiến hóa của lịch sử, là nhu cầu khách quan của con người, là sự phản
ánh các giá trị nhân văn và là kết quả của quá trình đấu tranh của nhân dân chống áp bức
bóc lột.
Dân chủ với tư cách là một phạm trù chính trị luôn gắn liền với nhà nước và giai cấp. Mỗi
chế độ dân chủ gắn với một nhà nước mang bản chất của giai cấp thống trị.

Dân chủ là hệ giá trị phản ánh trình độ phát triển của cá nhân và cộng đồng trong quá trình
giải phóng xã hội khỏi áp bức bóc lột, tiến tới tự do, bình đẳng
Nền dân chủ là hình thái dân chủ gắn liền với bản chất, tính chất của nhà nước, là trạng thái
được xác định trong điều kiện lịch sử cụ thể của xã hội có giai cấp. Nền dân chủ do giai cấp
thống trị lập nên và được thể chế hóa bằng pháp luật.
Đặc trưng
Đặc trưng chính trị: DCXHCN là chế độ mà người dân ngày càng tham gia nhiều vào việc
quản lí nhà nước, do đó dcxhcn vừa mang bản chất của giai cấp công nhân vừa mang tính
nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc
Đặc trưng kinh tế: Nền dân chủ xhcn có cơ sở là qhsx XHCN, dựa trên chế độ công hữu về tư
liệu sản xuất là chủ yếu, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của lực lượng sản xuất trên cơ sở
khoa học công nghệ hiện đại nhằm thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu vật chất, tinh thần của
nhân dân lao động.
Nền dcxhcn thu hút mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng xã hội
mới trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích xã hội
Nền dcxhcn là nền dân chủ rộng rãi nhất nhưng vẫn mang bản chất giai cấp
Nền dcxhcn không ngừng mở rộng cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, pháp luật, dân
trí.
Tính tất yếu khách quan
Xây dựng nền dcxhcn là quá trình tất yếu trong sự nghiệp xây dựng CNXH – CNCS
Dân chủ phải mở rộng tối đa để phát huy tính tích cực, sáng tạo của nhân dân, để nhân dân
tham gia vào quá trình quản lí nhà nước, quản lí và phát triển xã hội
CNXH chỉ có thể có được bằng phương pháp thực hành dân chủ rộng rãi trong mọi lĩnh vực
đời sống xã hội
Xây dựng nền dcxhcn là cuộc cách mạng thực hiện chuyển giao triệt để quyền lực về tay
nhân dân, là tiền đề để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động.





Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×