Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Câu hỏi ôn tập triết 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.59 KB, 15 trang )

Câu 1: Phân tích điều kiện kinh tế xã hội, tiền đề lý luận, tiên đề khoa học
tự nhiên của sự ra đời chủ nghĩa Mác?.
Những điều kiện, tiền đề của sự ra đời chủ nghĩa Mác
* Điều kiện kinh tế-xã hội
- Cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX đây là thời kỳ phương thức sản xuất tư
bản ở Châu âu phát triển mạnh mẽ mở đường cho LLSX phát triển đánh dấu một
bước chuyển biến từ nền sản xuất thủ công sang sản xuất đại công nghiệp, lượng của
cải sản xuất ra bằng tất cả những năm trước đó cộng lại. Cùng với sự ra đời của gia
cấp tư sản, giai cấp vô sản cũng được hình thành và phát triển mạnh mẽ.
- Khi ra đời giai cấp tư sản củng cố địa vị của mình và thiết lập một quan hệ
bóc lột mới, từ sự bóc lột đó đã làm cho mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt.
Sau khủng hoảng kinh tế 1825 chủ nghĩa tư bản tăng cường bóc lột đã dẫn đến
mâu thuẫn giữa những người lao động và các nhà tư bản, xuất phát từ mâu thuẫn đó
các cuộc khởi nghĩa của phong trào công nhân nổ ra ở khắp các nước châu âu.
Khởi nghĩa của công nhân Pháp 1831 – 1834.
Hiến chương của công nhân Anh 1835 -1848.
Khởi nghĩa của công nhân Đức 1844…v.v…
Phong trào công nhân cần một hệ tư tưởng soi đường. Xuất phát từ thực tiễn
chủ nghĩa Mác ra đời đã đáp ứng được yêu cầu đó Cũng từ thực tiễn đã trở thành
tiền đề lý luận của chủ nghĩa Mác.
* Tiền đề lý luận:
- Triết học cổ điển Đức: Mác – Ăngghen phê phán tư tưởng siêu hình của
Phoiơ Bắc, chủ nghĩa duy tâm của Hê Ghen đồng thời kế thừa chủ nghĩa duy vật của
Phoiơ Bắc, Phép biện chứng của Hê Ghen hình thành lên phép biện chứng duy vật
của mình.
- Kinh tế chính trị học cổ điển Anh: Mác kế thừa tư tưởng của các nhà kinh
tế chính trị cổ điển Anh như: A. Xmít, Đricacđô kế thừa những yếu tố khoa học
trong lý luận về giá trị lao động và những tư tưởng tiến bộ. Mác đã giải quyết những
bế tắc mà các nhà kinh tế chính trị cổ điển Anh đã không thể vượt qua để xây dựng
lên học thuyết giá trị thặng dư của mình.
- Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp: các nhà tư tưởng Pháp như: Ôoen,


H. Xanh Ximông, S.Phuriê. Các nhà không tưởng đã nêu cao tinh thần nhân đạo và
chỉ ra cảnh khốn cùng của người lao động trong nền sản xuất TBCN. đồng thời phê
phán mạnh mẽ, vạch trần bản chất bóc lột của CNTB. Tuy nhiên các ông không luận
chứng được một cách khoa học về bản chất của chủ nghĩa tư bản, cũng như không
thấy được sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Trên cơ sở phê phán và kế thừa
Mác đã xây dựng lý luận khoa học về chủ nghĩa xã hội của mình.
* Tiền đề khoa học tự nhiên.
1
Mác đã kế thừa những thành quả của khoa học tự nhiên như : Định luật bảo
toàn và chuyển hoá năng lượng; Thuyết tế bào, Thuyết tiến hoá.
Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng đã chứng minh về sự không
tách rời nhau, chuyển hoá lẫn nhau được bảo toàn các hình thức vận động của vật
chất.
Thuyết tế bào đã chứng minh mọi cơ thể sống đều có nguồn gốc từ tế bào,
đồng thời giải thích rõ nguồn gốc cấu tạo của tế bào.
Thuyết tiến hoá đã chứng minh sự phát sinh, phát triển của các loài động,
thực vật, phát triển từ vật chất đến vật chất sống từ động, thực vật bậc thấp đến
động, thực vật bậc cao.
Căn cứ vào các học thuyết trên Mác đã chứng minh được tính đúng đắn quan
điểm duy vật biện chứng về thế giới vật chất của mình.
Câu 2: Định nghĩa vật chất của lênin, và ý nghĩa của định nghĩa này?
* Định nghĩa của V.I.Lênin về vật chất, nội dung cơ bản ý nghĩa của nó:
+ Kế thừa tư tưởng của Mác và Ăng nghen.
+ Tổng kết thành quả của khoa học tự nhiên.
+ Xuất phát từ nhu cầu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm bảo vệ
chủ nghĩa duy vật. Lênin đã đưa ra định nghĩa vật chất.
“Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, mang lại cho
con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh,
tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
- Những nội dung cơ bản và ý nghĩa của nó.

Thứ nhất: Vật chất là một phạm trù triết học là kết quả của sự khái quát hóa,
trừu tượng hóa những thuộc tính, những mối liên hệ vốn có của sự vật hiện tượng nó
phản ánh cái chung, cái vô hạn, vô tận, không sinh ra, không mất đi.
Thứ hai: Đặc trưng quan trong nhất của vật chất là thuộc tính khách quan là
cái tồn tại ngoài ý thức, không phụ thuộc vào ý thức, ý thức chỉ là bản sao, là hình
ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
Thứ ba: Mang lại cho con người trong cảm giác được cảm giác của chúng ta
chép lại, chụp lại, phản ánh: Lênin khảng định vật chất là cái gây nên cảm giác ở con
người, được giác quan chúng ta nhận biết một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
Con người nhận thức về vật chất từ thấp đến cao, từ nhận thức cảm tính, đến
nhận thức lý tính.
- Ý nghĩa của định nghĩa
2
Một là: bằng việc tìm ra thuộc tính khách quan Lê nin đã phân biệt vật chất với
vật thể, khái quát được thuộc tính bản chất phổ biến nhất của vật chất là tồn tại
khách quan độc lập với ý thức con người.
Cung cấp căn cứ cho khoa học xác định những gì thuộc về vật chất. Tạo lý luận
cho việc xây dựng chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Hai là: Định nghĩa đã giải quyết đúng đắn về vấn đề cơ bản của triết học về bản
chất thế giới trên lập trường duy vật khẳng định: vật chất có trước, ý thức có sau.
Khẳng định khả năng của con người có thể nhận thức được thế giới khách quan.
Định nghĩa đã khắc phục được tính chất siêu hình của CNDV trước Mác về vật
chất, đồng thời chống CNDT và tôn giáo.
Định nghĩa đã mở đường cho khoa học phát triển tạo niềm tin cho con người
trong việc nhận thức và cải tạo thế giới.
Lênin đã cống hiến cho khoa học một phương pháp định nghĩa mới.
Câu 3: Ý thức là gì? Trình bày quan điểm triết học Mác –Lênin về nguồn
gốc, bản chất của ý thức?
Nguồn gốc của ý thức
Khái niệm: Ý thức là toàn bộ những quan điểm, quan niệm của con người về

thế giới và mối quan hệ của con người trong thế giới.Ý thức là hình ảnh chủ quan
của thể giới khách quan.
- Nguồn gốc tự nhiên của ý thức
+Ý thức có nguôn gốc từ bộ não người: Ý thức là một dạng thuộc tính của
vật chất có tổ chức cao nhất là bộ não con người, là chức năng của bộ não, là kết quả
hoạt động sinh lý thần kinh của bộ não (bộ não phải là bộ óc sống, bộ não đang hoạt
động bình thường) . Bộ não con người có khoảng 14-15 tỷ nơ ron thần kinh, các nơ
ron thần kinh có sự kích thích, cảm ứng. Bộ não của con người phải có quá trình
hoạt động, tác động vào thế giới khách quan thì mới hình thành lên sự phản ánh của
ý thức.
+ Sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ não của con người thông qua
hoạt động của các giác quan, hình thành nên quá trình phản ánh.
Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của dạng vật chất này ở dạng vật chất
khác trong quá trình tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng.
Qúa trình phản ánh diễn ra như sau:
Bộ não của con người là cái phản ánh, thế giới khách quan là cái được phản
ánh. Cái phản ánh tác động lên cái được phản ánh, Cái phản ánh ghi lại thông tin của
cái được phản ánh. Cái phản ánh xử lý thông tin của cái được phản ánh.
Các hình thức của phản ánh.
3
Phản ánh vật lý, hoá học: là hình thức phản ánh thấp đặc trưng cho vật chất vô
sinh.
Phản ánh sinh học: là hình thức phản ánh cao hơn, đặc trưng cho giới hữu
sinh.
Phản ánh tâm lý: là phản ánh của động vật có hệ tần kinh trung ương.
Phản ánh năng động sáng tạo: là hình thức cao nhất trong các hình thức phản
ánh, nó chỉ được thực hiện dưới dạng vật chất phát triển cao là bộ óc người.
- Nguồn gốc xã hội của ý thức
Nguồn gốc xã hội của ý thức là lao động và ngôn ngữ .
- Lao động: Khi vượn người sử dụng những vật có sẵn trong tự nhiên cho

mục đích kiếm ăn có kết quả thì nó nhiều lần lặp lại hành động ấy và trở thành phản
xạ có điều kiện dẫn đến hình thành thói quen sử dụng công cụ. Tuy nhiên công cụ ấy
không phải lúc nào cũng có sẵn. Do đó đòi hỏi loài vượn phải có ý thức chế tạo công
cụ lao động mới. Việc chế tạo công cụ lao động mới đã làm cho hoạt động kiếm ăn
của vượn người là hoạt động lao động. Đó là cái mốc đánh dấu sự khác biệt giữa con
người với con vật.
- Nhờ kết quả lao động cơ thể của con người, đặc biệt là bộ óc và các giác
quan ngày càng hoàn thiện dần cả về cấu tạo và chức năng.
- Nhờ có lao động mà con người đã dần chuyển hóa từ vượn thành người.
- Nhờ có lao động con người đã thoát khỏi cuộc sống bầy đàn và tri thức của
con người ngày càng phát triển.
- Nhờ có lao động mà ngôn ngữ được hình thành.
- Trong hoạt động lao động, con người cần phải quan hệ với nhau, phối hợp
hành động với nhau tạo ra nhu cầu phải nói với nhau. Như cầu đó dẫn đến xuất hiện
ngôn ngữ.
Ngôn ngữ trở thành phương tiện để diễn đạt tư tưởng và trao đổi giữa người
với người. Nhờ có nguôn ngữ sự phản ánh của con người trở thành sự phản ánh tri
giác. Như vậy là trong lao động và cùng với lao động là ngôn ngữ đó là hai sức kích
thích chủ yếu để hình thành nên ý thức của con người.
Tóm lại, nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội là hai điều kiện cần và đủ
cho sự ra đời của ý thức. Nếu thiếu một trong hai điều kiện ấy không thể có ý thức.
Bản chất của ý thức
Thứ nhất: Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Ý thức
không phải là bản sao đơn giản, thụ động, máy móc của sự vật mà ý thức là sự phản
ánh có tính năng động, sáng tạo thế giới vật chất vào bộ não người qua hoạt động
thực tiễn.
Với tư cách là hình ảnh chủ quan ý thức được hiểu là ý thức của con người,
thuộc về con người. Con người phản ánh thế gới vật chất, nhận thức về thế giới vật
chất, đúng hay sai là theo ý chủ quan của con người.
4

Ý thức của thế giới khách quan nghĩa là: nguồn gốc của ý thức và đối tượng
phản ánh của ý thức thuộc về thế giới khách quan, bị thế gới khách quan quy định.
Bộ não của con người thuộc về thế giới khách quan.
Đối tượng phản ánh của ý thức thuộc về thế giới khách quan
Vật chất là cái được phản ánh - tồn tại KQ bên ngoài và độc lập với cái phản
ánh.
+ Ý thức là cái phản ánh, ý thức mang tính chủ quan, Thế giới vật chất là cái
được phản ánh, cái được phản ánh là TGKQ, cái chủ quan bị cái KQ quy định nên
nó không có tính V/c, không được lẫn lộn đồng nhất V/c & Ý thức.
Thứ hai: Ý thức mang bản chất sáng tạo Khi ý thức là hình ảnh chủ quan
của TGKQ thì có thể nói ý thức là của con người mà con người là một thực thể XH
năng động, sáng tạo cho nên ý thức con người mang tính năng động, sáng tạo hiện
thực theo nhu cầu thực tiễn của XH được thống nhất trên 3 mặt:
+ Trao đổi thông tin hai chiều theo cách chọn lọc.
+ Mô hình hóa các đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần.
+ Chuyển mô hình từ tư duy ra hiện thực KQ.
Bản chất của ý thức có 2 mặt (phản ánh và sáng tạo). Ý thức ra đời và tồn tại
gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối của quy luật XH nên ý thức mang
tính XH.
Ý nghĩa thực tiễn:
- Do ý thức chỉ là hình ảnh chủ quan của TGKQ nên trong nhận thức và hoạt
động thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan. Do đó, cần phải chống lại bệnh
chủ quan duy ý chí.
- Ý thức là sự phản ánh tự giác, sáng tạo, hiện thực nên cần phải chống lại tư
tưởng thụ động và chủ nghĩa giáo điều, xa rời thực tiễn.
Câu 4. Trình bày nội dung quy luật mâu thuẫn, ý nghĩa của phương pháp
luận.
Vị trí của quy luật: Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là
quy luật cơ bản và quan trọng nhất – hạt nhân của phép biện chứng duy vật. Quy luật
này vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển.

Nội dung của quy luật:
Tất cả các sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt trái ngược nhau, tức
những mặt đối lập trong sự tồn tại của nó. Các mặt đối lập của sự vật vừa thống nhất
vừa đấu tranh với nhau tạo thành nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển
của sự vật.
Khái niệm mặt đối lập, thống nhất của các mặt đối lập, đấu tranh của các mặt
đối lập:
5
Mặt đối lập là phạm trù chỉ những mặt, những thuộc tính có đặc điểm hoặc có
khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau trong một chỉnh thể.
Thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau, ràng buộc nhau, quy
định nhau mặt này lấy mặt kia làm tiền cho sự tồn tại của nhau.
Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo khuynh hướng phủ
định lẫn nhau, bài trừ lẫn nhau.
Khái niệm Mâu thuẫn, mâu thuẫn biện chứng
Mâu thẫm là sự đấu tranh của các mặt đối lập.
Mâu thuẫn biện chứng là sự quy định nhau, ràng buộc nhau, bài trừ nhau, phủ
định nhau của các mặt đối lập.
Cứ có hai mặt đối lập là tạo thành một mâu thuẫn biện chứng
+ Trong một mâu thuẫn có sự thống nhất của các mặt không tách rời sự đấu
tranh của chúng, bất cứ một sự thống nhất nào của các mặt đối lập mang tính chất
tạm thời tương đối còn sự đấu tranh là tuyệt đối. Đấu tranh giữa các mặt đối lập là
nguồn gốc của sự phát triển.
+ Mối quan hệ giữa thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập trong bản thân
sự vật – tạo thành nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển của sự vật.
- Các tính chất của mâu thuẫn
Tính khách quan: mâu thuẫn là nguồn gốc vận động của mọi dạng vật chất. Vật
chất tồn tại khách quan nên mâu thuẫn cũng tồn tại khách quan.
Tính phổ biến biểu hiện: Trong bất kể sự vật hiện tượng nào, ở bất cứ địa điểm
nào, ở bất cứ thời gian cũng tồn tại các mặt đối lập

Tính đa dạng phong phú: Thế giới vật chất có vô vàn các dạng khác nhau chúng
có một không gian khác nhau, thời gian khác nhau, mối liên hệ khác nhau cho nên
chúng có những mâu thuẫn khác nhau, không có một dạng mâu thuẫn nào chúng khít
lên dạng mâu thuẫn nào. Có mâu thuẫn trong tự nhiên, có mâu thuẫn trong xã hội, có
mâu thuẫn trong tư duy…
+ Các hình thức của mâu thuẫn
Căn cứ vào quan hệ đối với các sự vật được xem xét người ta phân loại mâu
thuẫn như sau: Có mâu thuẫn bên trong, mâu thuẫn bên ngoài, mâu thuẫn cơ bản,
mâu thuẫn không cơ bản, mâu thuẫn chủ yếu, mâu thuẫn thứ yếu, mâu thuẫn đối
kháng mâu thuẫn không đối kháng…
Mâu thuẫn bên trong là mâu thuẫn do sự tác động giữa các mặt, các khuynh
hướng trong cùng một sự vật.
6

×