Tải bản đầy đủ (.doc) (177 trang)

Phát triển dịch vụ y tế ở các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (810.73 KB, 177 trang )

B QUC PHềNG

HC VIN CHNH TR

Lấ TH THANH TR

Phát triển DịCH Vụ Y Tế ở CáC BệNH VIệN
CÔNG LậP TRÊN ĐịA BàN TỉNH HảI DƯƠNG

Chuyờn ngnh: Kinh t chớnh tr
Mó s
: 931 01 02

LUN N TIN S KINH T

NGI HNG DN KHOA HC:
PGS, TS Trng Tun Biu

H NI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công
trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các
số liệu, kết quả nêu trong luận án là
trung thực. Các tài liệu được trích dẫn
đúng quy định, được ghi đầy đủ trong
danh mục tài liệu tham khảo và không
trùng lặp với các công trình khoa học đã
công bố.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN



Lê Thị Thanh Trà


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.
Các công trình nghiên cứu nước ngoài có liên quan đến đề tài
1.2.
Các công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài
luận án
1.3.
Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học liên
quan đến đề tài và những vấn đề luận án tập trung giải quyết
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y TẾ Ở
CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI
DƯƠNG VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
2.1.
Những vấn đề chung về dịch vụ y tế và dịch vụ y tế tại các bệnh
viện công lập
2.2.
Quan niệm, nội dung và những nhân tố tác động đến phát triển dịch
vụ y tế ở các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dương
2.3.
Kinh nghiệm phát triển dịch vụ y tế ở các bệnh viện công lập của
một số địa phương trong nước và bài học rút ra cho tỉnh Hải Dương
Chương 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y TẾ Ở CÁC
BỆNH VIỆN CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI

DƯƠNG
3.1.
Thành tựu, hạn chế trong phát triển dịch vụ y tế ở các bệnh viện
công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dương
3.2.
Nguyên nhân thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra cần tập
trung giải quyết từ thực trạng phát triển dịch vụ y tế ở các bệnh
viện công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Chương 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y
TẾ Ở CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HẢI DƯƠNG THỜI GIAN TỚI
4.1.
Quan điểm phát triển dịch vụ y tế ở các bệnh viện công lập trên
địa bàn tỉnh Hải Dương trong thời gian tới
4.2.
Giải pháp phát triển dịch vụ y tế ở các bệnh viện công lập trên
địa bàn tỉnh Hải Dương trong thời gian tới
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Trang
5
10
10
15
25

30

30
37
58

77
77

100

122
122
134
154
158
159
170


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
TT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

9.


Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt

Bảo vệ sức khoẻ và nâng cao sức khoẻ nhân dân BVSK&NCSKND
Bộ Y tế

BYT

Chăm sóc sức khoẻ

CSSK

Chất thải rắn y tế

CTRYT

Công nghiệp hoá- hiện đại hoá

CNH-HĐH

Dịch vụ y tế

DVYT

Đại học Quốc gia Hà Nội

ĐHQGHN


Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct
Investment)
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở

FDI

người (human immunodeficiency virus infection HIV/AIDS
/ acquired immunodeficiency syndrome)

10.
11.
12.
13.
14.

Kế hoạch hoá gia đình

KHHGD

Ngân sách nhà nước

NSNN

Nghị định – Chính phủ

NĐ-CP

Nghị quyết /Trung ương

NQ/TW


Nguồn nhân lực y tế

NNLYT

15. Phát triển dịch vụ y tế

PTDVYT


16. Phản ứng chuỗi polymerase (Polymerase Chain
Reaction)
17.

Tổ chức y tế Thế giới

18. Tổng sản phẩm trên địa bàn (Gross Regional
Domestic Product)
19.

Uỷ ban nhân dân

PCR
WHO
GRDP
UBND

DANH MỤC BẢNG
TT
Bảng 3.1.

Bảng 3.2.
Bảng 3.3.
Bảng 3.4.
Bảng 3.5.
Bảng 3.6.
Bảng 3.7.
Bảng 3.8.
Bảng 3.9
Bảng 3.10
Bảng 3.11
Bảng 3.1

Nội dung
Trang
Số lượng bệnh nhân đến khám tại các bệnh viện công
78
lập trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Tổng số bàn khám của các bệnh viện qua các năm
79
Số giường bệnh của các bệnh viện công lập trên địa bàn
80
tỉnh Hải Dương
Tổng số giường bệnh điều trị tự nguyện, theo yêu cầu
81
Tổng số các phẫu thuật được thực hiện
82
Tổng số lượt điều trị bằng YHCT
83
Số bệnh nhân điều trị ra viện
84

Số bệnh nhân điều trị khỏi bệnh
84
Cơ cấu bệnh nhân khám và điều trị tại bệnh viện y học cổ truyền
89
Tổng số kỹ thuật lâm sàng mới của các bệnh viện tuyến
92
huyện trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Tổng số kỹ thuật lâm sàng mới của các bệnh viện tuyến
92
tỉnh trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Số lượng bệnh nhân chuyển tuyến tại các cơ sở y tế công
94
DANH MỤC HÌNH

TT
Hình 2.1.

Nội dung
Cơ cấu kinh tế tỉnh Hải Dương năm 2017

Trang
49



5
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Dịch vụ y tế có vai trò đặc biệt quan trọng trong đảm bảo sức khỏe cho
nhân dân, cho nguồn lao động có chất lượng đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội.

Trong quá trình hình thành và phát triển của ngành y tế ở Việt Nam sau thời kỳ đổi
mới, các bệnh viện công lập đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong công tác bảo
vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân. Tuy nhiên, nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xu thế hội nhập quốc tế, các bệnh viện
công lập ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Hải Dương nói riêng đang có
nhiều cơ hội đồng thời cũng đứng trước những thách thức vô cùng to lớn trong
phát triển dịch vụ y tế dưới tác động mạnh mẽ của các quy luật thị trường.
Là một tỉnh nằm ở đồng bằng sông Hồng, thuộc Vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ, tỉnh Hải Dương là nơi tập trung 24 bệnh viện công lập gồm cả
đa khoa và chuyên khoa. Các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dương
đạt được những thành tựu như: sự gia tăng về số lượng và mở rộng về quy mô
dịch vụ y tế trong khám chữa bệnh, phòng bệnh, tư vấn và chăm sóc sức
khoẻ; trình độ nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị đã có những
chuyển biến rõ nét góp phần đáng kể trong việc nâng cao chất lượng các dịch
vụ y tế, nhiều kỹ thuật mới được triển khai, ứng dụng trong khám và điều trị,
cơ cấu dịch vụ y tế đang được hoàn thiện đã đáp ứng được nhu cầu chăm sóc
sức khoẻ cho nhân dân Hải Dương và các tỉnh lân cận, góp phần vào công
cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, khu vực và cả nước.
Cùng với những kết quả đã đạt được, dịch vụ y tế ở các bệnh viện công
lập trên địa bàn tỉnh Hải Dương vẫn còn rất nhiều bất cập, đối mặt với nhiều
khó khăn trong bối cảnh dịch vụ y tế tư nhân ngày càng phát triển, nhu cầu
chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tăng lên, mô hình bệnh tật thay
đổi. Tuy nhiên, dịch vụ y tế ở các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Hải
Dương chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho
nhân dân trong tình hình mới, số giường bệnh còn hạn chế, một số bệnh viện
cơ sở vật chất đã xuống cấp, sự hạn chế về trình độ chuyên môn, mạng lưới các


6
trung tâm y tế chuyên sâu, kỹ thuật cao chưa hoàn chỉnh và thiếu đồng bộ, đầu

tư cho sự nghiệp y tế còn hạn chế, sự quá tải ở một số bệnh viện, chất lượng
dịch vụ y tế có mặt chưa đáp ứng được, cơ cấu dịch vụ chưa hợp lý.
Để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ với chất lượng ngày càng cao,
góp phần quan trọng vào chiến lược phát triển nguồn nhân lực, tạo đà cho
việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương cần thiết phải phát triển
dịch vụ y tế ở các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh. Từ đó nghiên cứu,
luận giải tìm ra giải pháp có cơ sở khoa học và khả thi để phát triển dịch vụ y
tế của các bệnh viện công lập là vấn đề có tính thời sự, có ý nghĩa lý luận và
thực tiễn rất cao, đặc biệt đối với phát triển dịch vụ y tế của các bệnh viện
công lập ở tỉnh Hải Dương theo hướng hiệu quả, bền vững trong thời gian tới.
Chính vì vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn “Phát triển dịch vụ y tế ở các bệnh
viện công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dương” làm luận án kinh tế chính trị.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển dịch vụ y tế ở các bệnh viện
công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dương, trên cơ sở đó đề xuất quan điểm và giải
pháp phát triển dịch vụ y tế ở các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Hải
Dương trong thời gian tới.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến luận án
- Luận giải cơ sở lý luận về PTDVYT ở các bệnh viện công lập trên địa
bàn tỉnh Hải Dương; làm rõ kinh nghiệm của một số tỉnh trong nước về phát
triển dịch vụ y tế, trên cơ sở đó rút ra bài học cho PTDVYT ở các bệnh viện
công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
- Phân tích, đánh giá thực trạng PTDVYT ở các bệnh viện công lập trên
địa bàn tỉnh Hải Dương trong thời gian qua, khái quát những vấn đề đặt ra cần
tập trung giải quyết để PTDVYT ở các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh
Hải Dương trong thời gian tới.



7
- Đề xuất quan điểm và giải pháp PTDVYT ở các bệnh viện công lập
trên địa bàn tỉnh Hải Dương thời gian tới.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Phát triển dịch vụ y tế ở các bệnh viện công
lập.
* Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: luận án tập trung nghiên cứu phát triển về quy mô, số
lượng, chất lượng dịch vụ y tế, cơ cấu dịch vụ y tế (bao gồm khám bệnh, điều
trị) ở các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Về không gian: Các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dương
(gồm 24 bệnh viện)
Về thời gian: Luận án khảo sát số liệu thực tiễn về PTDVYT ở các
bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dương từ năm 2014 đến 2018 và đề
xuất quan điểm, giải pháp PTDVYT ở các bệnh viện công lập trên địa bàn
tỉnh Hải Dương trong thời gian tới.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng, chủ trương,
chính sách pháp luật của Nhà nước về PTDVYT, các lý thuyết về dịch vụ y tế,
PTDVYT ở bệnh viện công lập để luận giải PTDVYT ở các bệnh viện công
lập trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
* Cơ sở thực tiễn
Luận án được hoàn thành trên cơ sở các báo cáo tổng kết, số liệu thống kê
của các sở, ban ngành của tỉnh Hải Dương đặc biệt số liệu thống kê của Sở Y tế
Hải Dương qua các năm, báo cáo của các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Hải
Dương hàng năm và kết quả điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực tế của tác giả.
* Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,



8
phương pháp tiếp cận nghiên cứu định tính, định lượng, luận án sử dụng các
phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: Phương pháp trừu tượng hóa khoa học,
phương pháp lôgic, lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp và phương pháp
thống kê, so sánh. Cụ thể:
Phương pháp trừu tượng hóa khoa học được sử dụng trong toàn bộ quá
trình triển khai luận án, đặc biệt là việc nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển
dịch vụ y tế ở các bệnh viện công lập; trong phân tích, đánh giá thực trạng
phát triển dịch vụ y tế ở các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Phương pháp phân tích và tổng hợp cũng được sử dụng trong tất cả các
chương của luận án khi nghiên cứu các tài liệu, công trình khoa học, các báo
cáo, các số liệu đã được công bố, để trình bày quan niệm trung tâm của luận
án; những vấn đề có tính quy luật trong PTDVYT; thực trạng, nguyên nhân
ưu điểm và hạn chế của PTDVYT ở các bệnh viện công lập thời gian qua; các
vấn đề cần tập trung giải quyết, đề xuất quan điểm và giải pháp để PTDVYT
ở các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong thời gian tới.
Phương pháp lịch sử, lôgic được sử dụng trong chương 1, chương 2 và
chương 3 của luận án nhằm tìm hiểu quá trình hình thành nhận thức vấn đề
PTDVYT nói chung, PTDVYT ở các bệnh viện công lập nói riêng; cũng như
hoạt động thực tiễn nhằm PTDVYT ở các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh
Hải Dương trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Phương pháp này đòi hỏi việc
phân tích, đánh giá các hoạt động PTDVYT ở các bệnh viện công lập trên địa
bàn tỉnh Hải Dương phải đặt trong những bối cảnh lịch sử cụ thể, nhưng luôn
gắn với yêu cầu thực hiện các nội dung hợp thành quan niệm PTDVYT ở các
bệnh viện công lập. Đồng thời cũng được sử dụng khi phân tích và đánh giá kinh
nghiệm của một số nước thế giới cũng như một số địa phương trong nước.
Phương pháp thống kê, so sánh được sử dụng tập trung trong chương 3
khi thống kê các số liệu trong đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ y tế ở các
bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dương từ năm 2014 đến nay, từ đó,

so sánh chỉ tiêu các năm nhằm đánh giá thực trạng PTDVYT ở các bệnh viện


9
công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dương, những thành công, hạn chế và những
vấn đề cần tập trung giải quyết trong quá trình PTDVYT thời gian tới.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Xây dựng quan niệm, nội dung PTDVYT ở các bệnh viện công lập
trên địa bàn tỉnh Hải Dương dưới góc độ kinh tế chính trị.
- Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ y tế ở các bệnh viện công lập trên
địa bàn tỉnh Hải Dương, những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những
thành tựu, hạn chế; chỉ ra một số vấn đề cần tập trung giải quyết để PTDVYT ở
các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong thời gian tới.
- Đề xuất quan điểm và giải pháp PTDVYT ở các bệnh viện công lập
trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong thời gian tới.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lý luận
Luận án góp phần làm sáng tỏ hơn những vấn đề lý luận về PTDVYT ở
các bệnh viện nói chung và ở các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Hải
Dương nói riêng.
Ý nghĩa thực tiễn
Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động nghiên
cứu, giảng dạy Kinh tế chính trị; Những quan điểm và giải pháp được luận án
đề xuất có thể gợi mở cho các cơ quan quản lý cả Trung ương và tỉnh Hải
Dương đưa ra giải pháp phù hợp để PTDVYT ở các bệnh viện công lập trên
địa bàn tỉnh Hải Dương hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Kết cấu của luận án gồm: Mở đầu; 4 chương (10 tiết); kết luận; danh
mục các công trình của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án;
danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.



10
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài có liên quan đến đề tài
1.1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến
phát triển dịch vụ y tế
David Bloom và David Canning (2000), “Health and wealth of
nations” [103] (Sức khoẻ và sự giàu có của các quốc gia), Science, Vol. 287,
No 5456. Nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa sức khoẻ và sự phát triển
của các quốc gia, cải tiến về sức khỏe cung cấp một sự thúc đẩy đáng kể cho
tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển. Điều này dẫn đến quan điểm
rằng sức khỏe và giáo dục, là một trong những thành phần cơ bản của vốn
nhân lực và khái niệm về tăng trưởng là do sức khỏe dẫn dắt. Đồng thời,
nhóm tác giả đã chỉ ra mối quan hệ giữa sức khoẻ và thu nhập. Sức khỏe tốt
hơn dẫn đến thu nhập cao hơn, như vậy sức khoẻ có tác động đến thu nhập.
Chính vì vậy, để chăm sóc sức khoẻ tốt cho người dân cần nâng cao chất
lượng các dịch vụ dịch vụ y tế từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
David H. Peters, Sameh El-Saharty, Banafsheh Siadat, Katja Janovsky,
Marko Vujicic (2009), “Improving Health Service Delivery in Developing
Countries, From Evidence to Action” [104] (Cải thiện việc cung cấp dịch vụ y
tế ở các nước đang phát triển, từ bằng chứng đến hành động), World Bank,
Washington DC. Cuốn sách đưa ra một thông điệp: Có nhiều cách thức để cải
thiện dịch vụ y tế. Đánh giá các thay đổi và sử dụng thông tin để định hướng
cho các quyết định và cung cấp thông tin cho các bên liên quan là các yếu tố
cực kỳ quan trọng để có thể thực hiện thành công các chiến lược cải thiện
dịch vụ y tế. Sự thiếu hụt thông tin về tác động của các chiến lược y tế đối với
người nghèo là một vấn đề đáng lo ngại, nhưng vấn đề này có thể khắc phục

được. Cần phải tập trung làm rõ việc các chiến lược có tác động như thế nào


11
đối với các nhóm dân số nghèo và dễ tổn thương. Một vấn đề quan trọng khác
là phải thúc đẩy các bên liên quan và các tổ chức tham gia vào việc tìm kiếm
các cách thức cải thiện dịch vụ y tế, vì chỉ có nỗ lực của các chính phủ, các
nhà nghiên cứu, các chuyên gia thì chưa đủ.
Elizabeth H. Bradley, Sarah Pallas, Chhitij Bashyal, Peter Berman and
Leslie Curry (2010), Developing strategies for improving health care delivery
[105] (Phát triển các chiến lược để cải thiện việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức
khoẻ), World Bank's Human Development Network, Washington, Mỹ. Trong bài
viết này các tác giả đã đưa ra một quy trình chung có thể được áp dụng trong
việc đánh giá hiệu quả hoạt động và các biện pháp can thiệp, nhằm giúp các nhà
quản lý trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và các cơ quan có thẩm quyền xem
xét một cách có hệ thống hiệu quả hoạt động của các tổ chức cung cấp dịch vụ
chăm sóc sức khỏe và các biện pháp để cải thiện hiệu quả hoạt động.
US Department of Health and Human Services (2010), “National Action
Plan to Improve Health Literacy” [117] ( Kế hoạch hành động quốc gia để cải
thiện kiến thức về sức khỏe). Bài viết đã đề cập đến các mục tiêu nhằm nâng cao
nhận thức về sức khoẻ, dựa trên các nguyên tắc: mọi người đều có quyền tiếp cận
các thông tin về sức khỏe để giúp họ đưa ra các quyết định có căn cứ rõ ràng và
các dịch vụ y tế nên được cung cấp theo các cách thức dễ hiểu và có lợi cho sức
khỏe, tuổi thọ và chất lượng cuộc sống. Thông qua đó nhà nước cần có những
chương trình hành động để nâng cao chất lượng cung ứng DVYT.
Kutzin J, Cashing C, Jakab M, Editors (2010), “Implementing health
financing reform: lessons from countries in transition” [112] (Thực hiện cải
cách tài chính y tế: Bài học từ các nước trong quá trình chuyển đổi),
Copenhagen, WHO for the European Observatory on Health systems and
policies. Cuốn sách này phân tích hệ thống tài chính y tế, cải cách ở ở Liên

Xô và Trung Đông Âu trước năm 1990 và hậu quả của quá trình chuyển đổi


12
đối với tổ chức và hoạt động của các quốc gia này. Trên cơ sở đó đã đề xuất
một số giải pháp về tài chính, mối quan hệ giữa cải cách tài chính y tế và hệ
thống tài chính công; trách nhiệm của các tổ chức tài chính y tế nhằm nâng
cao chất lượng dịch vụ y tế.
Berman,

Peter, Pallas,

Sarah, Smith,

Amy, Curry,

Leslie, Bradley,

Elizabeth (2011), “Improve the delivery of health services” [99] (Cải thiện việc
cung cấp các dịch vụ y tế), Report at the Conference on Health, Nutrition and
Population, World Bank, Washington, DC. Các tác giả đã nhấn mạnh có đủ điều
kiện tài chính và sử dụng hiệu quả công nghệ có thể là điều kiện cần thiết để đạt
được lợi ích về sức khoẻ. Việc cung cấp dịch vụ có hiệu quả là thời điểm mà tại
đó tiềm năng của hệ thống y tế cải thiện, cuộc sống đáp ứng được cơ hội để đạt
được lợi ích về sức khoẻ. Hoạt động cung cấp DVYT là sự tiếp cận và sử dụng
dịch vụ của người có nhu cầu, đủ chất lượng chăm sóc để mang lại lợi ích cho
sức khoẻ; sử dụng hiệu quả các nguồn lực khan hiếm; các cơ sở y tế có thể học
hỏi, thích ứng và cải tiến trong tương lai. Mặt khác, các cơ sở y tế phải kết hợp
tài chính, vật chất và nguồn nhân lực để cung cấp các dịch vụ y tế có hiệu quả.
Jonathan D. London (2013), “The promises and perils of hospital

autonomy reform by decree in Viet Nam” [111] (Lời hứa và những nguy
cơ của cải cách tự chủ bệnh viện theo nghị định tại Việt Nam),
Department of Asian and International Studies, City University of Hong Kong.
Bài viết nghiên cứu các tác động của tự chủ hóa bệnh viện ở Việt Nam bằng
cách sử dụng một khung nghiên cứu “quyết định - không gian”, xem xét cách
thức các bệnh viện sử dụng quyền tự quyết của mình và hiệu quả của việc sử
dụng đó. Các phân tích cho thấy tự chủ đem lại sự tăng doanh thu, tăng lương
cho cán bộ nhân viên, tăng mức đầu tư vào cơ sở hạ tầng và thiết bị từ đó phát
triển được dịch vụ y tế.


13
Richard B.Saltman, JuhaTeperi (2016), “Health reform in Finland”
[116] (Cải cách y tế ở Phần Lan), Journal of Medical Economics, policy and
law, volume 13, number 3. Các tác giả đã phân tích thực trạng hệ thống y tế ở
Phần Lan. Vào đầu những năm 1990, suy thoái kinh tế nghiêm trọng ở Phần
Lan đã làm giảm tài trợ công và làm suy yếu mô hình quản lý chăm sóc sức
khỏe phi tập trung của hệ thống y tế ở Phần Lan. Trong thời gian qua, chính
phủ Phần Lan đã tập trung vào cải cách hành chính trong khu vực công đặc
biệt là hội nhập các dịch vụ y tế. Chính phủ Phần Lan đã đề xuất thay thế cấu
trúc tài trợ công đa kênh hiện tại (bao gồm trợ cấp bảo hiểm y tế cho các dịch
vụ y tế nghề nghiệp) bằng cơ cấu tài trợ công một kênh.
World Bank (2016), “Deepening Health Reform In China: Building
High-Quality And Value-Based Service Delivery” [118] (Cải cách dịch vụ y tế ở
Trung Quốc: Xây dựng dịch vụ cung cấp dựa trên giá trị và chất lượng). Trong
bài viết đưa ra 8 đề xuất có mối quan hệ qua lại với nhau và cần phải được thực
hiện một cách đồng bộ để thúc đẩy hơn nữa việc cải cách y tế ở Trung Quốc. Về
tổng thể, 8 đề xuất này hướng tới việc cải thiện năng lực cung cấp dịch vụ ở “cấp
dưới” và tạo ra một môi trường thể chế và tài chính thuận lợi ở “cấp trên”. Các
đề xuất này được coi là các định hướng thực thi chính sách cho chính quyền các

cấp từ đó thực hiện tốt chính sách cải cách hệ thống y tế.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến phát triển dịch vụ
y tế công
Alexander S. Preker - April Harding (2000), “The Economics of
Public and private Roles in Health Care” [97] (Vai trò của kinh tế công
cộng và kinh tế tư nhân trong chăm sóc sức khoẻ), World Bank,
Washington, DC. Nghiên cứu đã khái quát vai trò của kinh tế công cộng
trong chăm sóc sức khoẻ, đặc điểm thị trường DVYT, bao gồm thị trường
đầu vào và đầu ra với những đặc điểm và rào cản gia nhập ngành khác


14
nhau giữa các loại hàng hóa của thị trường DVYT. Theo nhóm nghiên
cứu, cần phải tạo cơ hội bình đẳng giữa các chủ thể trong nền kinh tế
trong việc tiếp cận tới các nguồn lực.
Saltman RB, Duran A, Dubois HFW (2011), “Governing Public
Hospitals: Recent Strategies and the Movement Toward Institutional
Autonomy” [115] (Quản lý bệnh viện công: Các chiến lược hiện nay và xu
hướng tự chủ ở các bệnh viện), Brussels, European Observatory on Systems
and Policies. Nghiên cứu đã phân tích thực trạng quản trị các bệnh viện công
ở Châu Âu, mối quan hệ giữa việc ra quyết định của các bệnh viện công lập
công và hành vi tổ chức, cùng với xu hướng tự chủ ở các bệnh viện.
Jakubowski E, Saltman RB (2013), “The changing national role in
health system governance” [110] (Vai trò của nhà nước trong quản lý hệ
thống y tế), A case based study of 11 European countries and Australia,
Copenhagen, WHO for the European Observatory on Health Systems and
Policies. Trong bài viết này các tác giả đã nhấn mạnh vai trò của Nhà nước
trong việc ra quyết định và đóng vai trò chi phối đối với việc cung cấp dịch
vụ y tế, điển hình là điều hành các bệnh viện thông qua chính phủ quốc gia
hoặc khu vực trên cơ sở chỉ huy và kiểm soát. Tuy nhiên, ở một số quốc gia,

vai trò nhà nước này đã bắt đầu thay đổi, với việc các chính phủ lần đầu tiên
bước ra khỏi việc cung cấp dịch vụ trực tiếp và đã đẩy mạnh tập trung nhiều
hơn vào các tổ chức cung cấp chỉ đạo thay vì quản lý công trực tiếp.
Pamela Halse, Nonkululeko Moeketsi, Sipho Mtombeni, Genna Robb,
Thando Vilakazi and Yu-Fang Wen (2014), “The role competition policy in
healthcare markets” [113] (Chính sách cạnh tranh trong thị trường chăm sóc
sức khoẻ), Competition Commission of Sout Africa. Nghiên cứu đã khái quát
được bức tranh tổng thể thị trường chăm sóc sức khỏe Nam Phi và khẳng định
thị trường chăm sóc sức khoẻ là thị trường đặc biệt; thông tin trong thị trường


15
này không hoàn hảo và bất đối xứng. Do đó, nó hoạt động không giống thư
các thị trường bình thường nên rất cần phải có những quy định chặt chẽ.
Dale Huntington và Krishna Hort (2015), “Public Hospital
Governance in Asia and the Pacific” [102] (Quản trị bệnh viện công ở Châu
Á và Thái Bình Dương), Asia Pacific Observatory on Health Systems and
Policies Comparative Country Studies, Vo1, No 1. Cuốn sách đã trình bày
khái quát thực trạng quá trình quản lý bệnh viên công tại một số nước như
NewZealand, Thái Lan, Ấn Độ, Philipin, Siri Lanka… Các tác giả đã nhấn
mạnh sự hạn chế trong kinh nghiệm tổ chức quản lý các bệnh viện công lập ở
các nước. Đồng thời, các bệnh viện công lập đang đối mặt với những thách
thức khi bệnh viện tư nhân ngày càng phát triển. Hiện tượng chảy máu chất
xám ở các bệnh viện công lập, vấn đề về kỹ năng giao tiếp ứng xử của cán bộ
y tế, sự không hài lòng của người bệnh trong khám chữa bệnh, chất lượng
dịch vụ y tế kém hiệu quả, nhiều chi phí kèm theo.
Phát triển DVYT là một trong những nhiệm vụ được nhiều quốc gia
quan tâm. Vì vậy, đã có nhiều tác giả tập trung nghiên cứu trên nhiều góc
độ khác nhau. Tuy nhiên, chưa có công trình của các tác giả nước ngoài
nghiên cứu đầy đủ và trực tiếp về phát triển DVYT ở các bệnh viện công

lập mà chỉ tập trung chủ yếu về PTDVYT và PTDVYT công. Các lĩnh vực
nghiên cứu của các tác giả nước ngoài không liên quan trực tiếp, song việc
nghiên cứu, khảo sát các công trình nghiên cứu về DVYT và phát triển
DVYT của tác giả nước ngoài có ý nghĩa quan trọng để nghiên cứu sinh
tham khảo xây dựng, hoàn chỉnh luận án.
1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước liên
quan đến đề tài
1.2.1. Các công trình nghiên cứu về dịch vụ và dịch vụ y tế
Phùng Kim Bảng, Lê Quang Hoành (chủ biên), Hồ Hữu Anh (1997),
“Y tế công cộng và chăm sóc sức khoẻ ban đầu” [4] Nhà xuất bản Y học , Hà


16
Nội. Cuốn sách trình bày lý luận chung của dịch vụ y tế như các vấn đề về y
học xã hội và tổ chức y tế, y tế cộng đồng và chăm sóc sức khoẻ ban đầu, lịch
sử y học, tâm lý học, đạo đức học, y tế công cộng và công tác y tế, thống kê y
tế, chăm sóc sức khoẻ ban đầu và giáo dục sức khoẻ, tổ chức và hoạt động
của ngành y tế, quản lý y tế - kinh tế y tế.
Trần Trung Trực (2005), “Tổng quan các vấn đề tự do hoá thương
mại dịch vụ” [78] Tập 3, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn
sách đã giới thiệu khái quát về các lĩnh vực dịch vụ giáo dục, y tế và xã
hội, xây dựng và dịch vụ liên quan đến kỹ thuật đồng bộ, dịch vụ kiến
trúc và kỹ thuật đồng bộ, dịch vụ nghe nhìn, quảng cáo, môi trường... Về
dịch vụ y tế, tác giả đã trình bày nhiều vấn đề trong đó vấn đề khám chữa
bệnh là một nội dung mà tác giả quan tâm, đặc biệt trong điều kiện hiện
nay khi cơ cấu bệnh tật có xu hướng diễn biến phức tạp cần có những
chính sách phát triển dịch vụ y tế phù hợp.
Đinh Văn Ân, Hoàng Thu Hòa (2006), “Đổi mới cung ứng dịch vụ
công ở Việt Nam” [3], Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. Nhóm tác giả đã chỉ
ra tính tất yếu phải đổi mới dịch vụ công, trong đó có y tế. Tác giả khẳng

định, những thập kỷ qua trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ công, nhà nước đã
trực tiếp tiến hành quá nhiều hoạt động lẽ ra có thể chuyên giao một phần thị
trường cho xã hội hay dân sự. Việc nhà nước ôm đồm quá mức các dịch vụ
công sẽ không đưa đến một xã hội phát triển. Với lĩnh vực y tế đó chính là
cần có sự kết hợp giữ dịch vụ y tế công và dịch vụ y tế tư nhân để cung ứng
thêm dịch vụ cho người sử dụng.
Nguyễn Thị Minh Châu (2011), “Cung cấp dịch vụ y tế ngoài lãnh thổ:
cơ hội và thách thức cho Việt Nam” [25], Xã hội học, số 2. Cung cấp dịch vụ
y tế ngoài lãnh thể là vấn đề được nhiều nước trong khu vực, trên thế giới
quan tâm và khai thác rất tốt để mang lại lợi ích kinh tế cho các quốc gia. Để
dịch vụ y tế vượt ra khỏi biên giới quốc gia có sự phối hợp liên ngành, đầu tư


17
cơ sở vật chất, đào tạo cán bộ, phát triển công nghệ y tế. Trong bài viết còn đề
cập tới những nhân tố tác động đến sự lựa chọn dịch vụ y tế ngoài quốc gia.
Đặng Thị Lệ Xuân (2011), “Xã hội hóa y tế ở Việt Nam: Lý luận thực tiễn và giải pháp” [95], Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh
tế Quốc dân. Vận dụng lý thuyết kinh tế y tế, luận án chỉ ra rằng thị trường
dịch vụ chăm sóc sức khỏe Việt Nam hiện nay không thỏa mãn những tiêu
chí của thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Xuất phát từ đặc thù sức khỏe, dịch
vụ chăm sóc sức khỏe và dựa trên phân tích các thất bại của thị trường y tế,
luận án xây dựng hệ thống 17 nguyên tắc mà cơ chế y tế cần đảm bảo để đạt
mục tiêu chăm sóc sức khỏe công bằng và hiệu quả. Hệ thống các nguyên
tắc này được luận án sử dụng để phân tích, đánh giá bốn phương thức xã hội
hóa y tế cơ bản hiện nay.
Khương Anh Tuấn (2013),“Khung chiến lược quản lý chất lượng, an
toàn dịch vụ y tế và một số chỉ số đánh giá chất lượng bệnh viện” [80], Tạp
chí Chính sách y tế, số 11, Hà Nội. Trong bài viết tác giả đã trình bày khái
niệm về chất lượng dịch vụ y tế, khái niệm dịch vụ y tế và một số khái niệm
trong quản lý và cải thiện chất lượng dịch vụ y tế từ đó tác giả đưa ra khung

lý thuyết xây dựng chiến lược quản lý và cải thiện chất lượng dịch vụ y tế.
Nguyễn Đình Tuấn (2014), “Một số yếu tố ảnh hưởng đến cơ hội tiếp
cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người nghèo ở nước ta hiện nay” [80],
Tạp chí nghiên cứu con người, số 5. Mở rộng cơ hội lựa chọn và nâng cao
năng lực cho người nghèo là cách tốt nhất giúp cho công tác xóa đói giảm
nghèo mang tính bền vững, để tiếp cận được các dịch vụ CSSK, đặc biệt là
dịch vụ có chất lượng cao, người nghèo vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Để nâng
cao tuổi thọ hướng đến mục tiêu phát triển bền vững con người thì việc mở
rộng cơ hội tiếp cận dịch vụ CSSK cho người dân, nhất là đối với người
nghèo là hết sức cần thiết. Bài viết này, tác giả tập trung phân tích một số yếu
tố ảnh hưởng đến cơ hội tiếp cận dịch vụ CSSK của người nghèo ở nước ta


18
hiện nay, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế của
hộ nghèo ở Việt Nam như: Chi phí khám chữa bệnh cao so với mức thu nhập;
Khoảng cách từ nơi ở đến cơ sở khám chữa bệnh còn tương đối xa; Phân bổ
cơ sở khám chữa bệnh và cán bộ y tế chưa hợp lý; Nhận thức của người
nghèo về chăm sóc sức khỏe chưa cao.
Trương Bảo Thanh (2015), “Chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ
y tế ở Việt Nam” [62], Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả
đã hệ thống hoá và luận giải rõ hơn cơ sở lý luận về chính sách cạnh tranh trong
cung ứng dịch vụ y tế. Phân tích kinh nghiệm thành công và thất bại về xây dựng
chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế ở một số nước trên thế giới, đánh
giá rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và khả năng vận dụng kinh nghiệm đó
vào thực tiễn của Việt Nam. Phân tích đánh giá làm rõ được thực trạng chính sách
cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế ở Việt Nam, trên cơ sở đó đặt ra các vấn đề
cần phải giải quyết. Xây dựng một số quan điểm và các giải pháp hoàn thiện chính
sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế ở Việt Nam hiện nay.
1.2.2. Các công trình nghiên cứu về phát triển dịch vụ y tế

Nguyễn Thị Kim Chúc (2003), “Tình hình sử dụng dịch vụ y tế của
nhân dân huyện Ba Vì - Kết quả theo dõi tại cơ sở thực địa dịch tễ học năm
1999” [28], Tạp chí Nghiên cứu Y học số 22. Trong bài viết, tác giả đã phân
tích thực trạng tình hình sử dụng dịch vụ y tế của người dân huyện Ba Vì cho
thấy khu vực y tế tư nhân được sử dụng với tỷ lệ cao hơn so với các cơ sở y tế
nhà nước và các trạm y tế xã. Có nhiều lý do để giải thích về việc người dân
sử dụng dịch vụ y tế tư nhân trong đó có lý do là sự tự do hóa lĩnh vự y tế tư
nhân cho phép các cơ sở y tế tư nhân hoạt động và phát triển nhanh từ sau
năm 1989. Hơn nữa, chất lượng, thái độ phục vụ của các cơ sở y tế công lập
còn hạn chế. Chính vì vậy, để phát triển dịch vụ y tế ở các bệnh viện cần nâng
cáo chất lượng và thay đổi thái độ phục vụ của nhân viên y tế.


19
Vũ Quốc Tuấn (2006), “Thị trường dịch vụ y tế ở Việt Nam – Những cơ
hội khai thác” [82], Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội. Tác giả đã khái quát một
số nét chung nhất về tình hình phát triển dịch vụ y tế ở Việt Nam trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế và đưa ra những thông tin về thị trường dịch vụ
y tế ở Việt Nam trong xu hướng hội nhập và định hướng phát triển thị trường
y tế trong thời gian tới.
Trần Văn Hưởng (2011), “Thực trạng sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh
và hiệu quả mô hình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại trạm y tế tuyến cơ
sở của tỉnh Bình Dương” [44], Luận án, Tiến sĩ Y học, Viện vệ sinh dịch tễ Trung
ương, Hà Nội. Chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi là yêu cầu bức thiết hiện
nay. Chính vì vậy, trong luận án tác giả đã mô tả thực trạng nhu cầu, tiếp cận và sử
dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người cao tuổi tại tỉnh Bình Dương, đồng thời
đánh giá khả năng đáp ứng của y tế tuyến cơ sở đối với nhu cầu khám chữa bệnh
của người dân trong đó có người cao tuổi. Trên cơ sở đó tác giả đã đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế ở tuyến cơ sở.
Mai Thị Thanh Xuân (2011), “Sử dụng dịch vụ y tế của người nghèo ở

Hà Nội” [96], Tạp chí khoa học ĐHQGHN, số 27. Bài viết bàn về cơ hội của
người nghèo Hà Nội trong tiếp cận dịch vụ y tế và thực tế việc khai thác các
cơ hội đó như thế nào. Phân tích số liệu về sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của
người nghèo trong những năm gần đây, bài viết rút ra nghịch lý: khi bị đau
ốm, quyết định của người nghèo về việc có chữa trị hay không, đến bệnh viện
nào, lựa chọn hình thức khám chữa bệnh nào là xuất phát từ yếu tố kinh tế
chứ không phải từ yếu tố sức khỏe; đồng thời kiến nghị một số giải pháp trực
tiếp và gián tiếp nhằm tạo cơ hội nhiều hơn cho người nghèo trong tiếp cận
dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe bản thân như: phải xác định mức viện phí
phù hợp với thu nhập của đại đa số người dân; nâng cao chất lượng mạng lưới
y tế cơ sở; đổi mới chính sách, cơ chế đi đôi với tăng cường quản lý tài chính


20
y tế các cơ sở khám chữa bệnh; nâng cao nhận thức của người nghèo về chăm
sóc sức khỏe và ý nghĩa của việc tham gia BHYT.
Trần Đăng Khoa (2013), “Thực trạng và kết quả một số giải pháp can
thiệp tăng cường tiếp cận, sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh y tế công lập tại
huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa năm 2009-2011” [46], Luận án Tiến sĩ y tế
công cộng, Đại học Y tế công cộng. Trên cơ sở đánh giá các kết quả tăng
cường khả năng tiếp cận, sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh ở huyện Như
Xuân, tỉnh Thanh Hoá, tác giả đã trình bày thực trạng hệ thống y tế và khả
năng cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh của hệ thống y tế, công bằng trong
chăm sóc sức khỏe và những thách thức.
Vũ Thị Minh Hạnh, Hoàng Thị Mỹ Hạnh và cộng sự (2013), “Thực
trạng và khả năng cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế công
lập của 5 tỉnh Tây Nguyên” [38], Tạp chí Chính sách Y tế, Viện Chiến lược
và Chính sách Y tế, số 11. Nhóm tác giả đã đánh giá thực trạng và khả năng
cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập của 5 tỉnh
Tây Nguyên. Hầu hết các tỉnh Tây Nguyên đều chưa đạt các chỉ tiêu chung về

các nhóm chỉ số chính liên quan đến quy mô giường bệnh, nhân lực, cơ sở vật
chất, trang thiết bị. Điều này đã hạn chế khả năng cung cấp dịch vụ khám
chữa bệnh theo phân tuyến kỹ thuật của các cơ sở y tế. Từ đó, nhóm tác giả đã
có một số khuyến nghị như: về nguồn nhân lực cần huy động các nguồn viện
trợ và tăng cường ngân sách trung ương đầu tư nhằm củng cố, hoàn thiện
mạng lưới khám chữa bệnh tuyến tỉnh và tuyến huyện; tiếp tục đầu tư hoàn
thiện mạng lưới khám chữa bệnh trên tất cả các lĩnh vực: tăng cường quy mô
giường bệnh, nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị và đào tạo kỹ thuật
chuyên sâu; về đào tạo cần ưu tiên đào tạo những lĩnh vực chuyên môn sâu và
rà roát nhu cầu cho các chuyên ngành Nội, Ngoại, Sản, Nhi.


21
Nguyễn Văn Nghị, Nguyễn Thị Loan (2015), “Thực trạng và một số
yếu tố liên quan đến dịch vụ y tế khám chữa bệnh tại các trạm y tế phường
thuộc quận Ngô Quyền, Hải Phòng năm 2013” [50], Tạp chí Y tế công cộng,
số 34. Các tác giả đã mô tả thực trạng dịch vụ khám chữa bệnh tại các cơ sở
y tế khám chữa bệnh ban đầu của người dân và xác định một số yếu tố liên
quan đến việc sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại các trạm y tế quận Ngô
Quyền, Hải Phòng.
Trần Thị Mai Oanh, Dương Đức Thiện (2015), “Vai trò của y tế cơ sở đối
với đảm bảo công bằng trong chăm sóc sức khỏe” [52], Tạp chí Chính sách Y tế,
số 14. Trong bài viết, nhóm tác giả đã đánh giá thực trạng hoạt động y tế cơ sở ở
nước ta hiện nay. Với sự phát triển rộng khắp trên cả nước của mạng lưới y tế cơ
sở tại Việt Nam, mọi người dân đều có cơ hội được tiếp cận với các dịch vụ chăm
sóc sức khỏe ban đầu và được hưởng lợi từ các chương trình y tế quốc gia. Tuy
nhiên, trong những năm trở lại đây tuyến y tế cơ sở cũng đang phải đối mặt với
nhiều vấn đề khó khăn, bất cập từ nhiều góc độ khác nhau như cơ cấu tổ chức,
quản lý, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị và thuốc, tài chính và hiệu
quả triển khai chính sách....Những hạn chế này đã tác động đáng kể đến khả năng

thực hiện chức năng, nhiệm vụ tuyến y học cơ sở trong thời gian qua.
Ông Thị Mai Thương (2016), “Thực trạng tiếp cận dịch vụ y tế của hộ
nghèo ở thành thị” [76], Tạp chí Nghiên cứu khoa học Nghệ An, Trường Đại
học Vinh. Thực hiện mục tiêu công bằng trong tiếp cận các dịch vụ y tế là ưu
tiên hàng đầu trong chăm sóc sức khoẻ và công bằng xã hội. Trong bài viết
tác giả đã đánh giá mức độ tiếp cận với các dịch vụ y tế của hộ nghèo tại
thành phố Vinh còn rất hạn chế. Họ có thể không chữa trị khi bệnh nhẹ hoặc
có thể tự mua thuốc tại nhà thuốc. Phần lớn, khi bệnh nặng, có ảnh hưởng đến
sự sống còn thì họ mới đến các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế để điều trị. Đặc
biệt thẻ bảo hiểm y tế có tác động rất lớn với việc tiếp cận dịch vụ y tế của hộ


22
nghèo. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số kiến nghị cho quá trình hoạch
định và thực hiện chính sách y tế đối với các hộ gia đình nghèo.
Nguyễn Thị Thắng (2017), “Thực trạng và yếu tố ảnh hưởng đến sự
khác biệt trong sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh ở một số tỉnh thuộc các vùng
kinh tế xã hội năm 2015” [63], Luận án Tiến sĩ y tế công cộng, Viện vệ sinh
dịch tễ Trung ương. Tác giả đã phân tích thực trạng việc sử dụng dịch vụ
khám chữa bệnh của người dân ở các tỉnh có sự nhau, bên cạnh đó người dân
lựa chọn dịch vụ y tế tư nhân khi khám bệnh nhiều hơn so với y tế công lập.
1.2.3. Các công trình nghiên cứu về phát triển dịch vụ y tế ở các
bệnh viện công lập
Lê Chi Mai (2003), “Cải cách dịch vụ hành chính công ở Việt Nam”
[48], Đề tài khoa học cấp bộ, Học viện hành chính Quốc Gia, Hà Nội. Trong
đề tài tác giả đã phân tích thực trạng cung ứng các dịch vụ hành chính công ở
nước ta hiện nay, trên cơ sở đó tác giả đã đề xuất các giải pháp cải tiến dịch
vụ hành chính công như: đổi mới quan điểm về nền hành chính phục vụ công
dân; đổi mới cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của các cơ quan cung ứng
dịch vụ hành chính công; hoàn thiện quy trình và thủ tục cung ứng dịch vụ

hành chính cho công dân; phát huy năng lực và đạo đức của đội ngũ công
chức trực tiếp cung ứng dịch vụ hành chính cho công dân; mở rộng ứng dụng
dịch vụ công nghệ thông tin trong cung ứng dịch vụ hành chính công.
Ngô Toàn Định (2004), “Đổi mới cơ chế quản lý bệnh viện công - xã hội
hóa các hoạt động khám chữa bệnh” [34], Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà
Nội. Tác giả đã khẳng định phải đổi mới cơ chế quản lý bệnh viện công bằng
việc xã hội hóa hoạt động khám chữa bệnh. Tác giả đã chỉ ra rất một số bất cập
trong quản lý kinh tế của bệnh viện và gợi ý một số giải pháp xã hội hóa để khắc
phục những hạn chế như: Thành lập bệnh viện bán công, phòng khám bán công,
khoa bán công và tổ chức khám chữa bệnh ngoài giờ; thu đủ viện phí đối với
bệnh nhân vượt tuyến và bệnh nhân khám chữa bệnh theo yêu cầu.


23
Trương Thị Thanh Quý (2015), “Công bằng trong chăm sóc sức khỏe ở
Việt Nam hiện nay” [55], Tạp chí cộng sản. Tác giả đã trình bày những quan
điểm về công bằng trong lĩnh vực y tế, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm
đảm bảo công bằng trong chăm sóc sức khỏe. Một là: Phát triển hệ thống y tế
cơ sở và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Hai là: Đổi mới cơ chế hoạt động,
nhất là cơ chế tài chính. Ba là: Đổi mới và hoàn thiện các chính sách bảo
hiểm y tế, khám, chữa bệnh và viện phí phù hợp, có lộ trình thực hiện bảo
hiểm y té toàn dân. Bốn là: Triển khai dịch vụ khám, chữa bệnh phải đáp ứng
được mục tiêu công bằng của hệ thống y tế.
Nguyễn Thị Lan Anh (2016), “Chất lượng dịch vụ y tế công tại bệnh
viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên” [2], Luận án Tiến sĩ chuyên ngành
Quản trị Công, Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái
Nguyên. Luận án đã chỉ ra được các yếu tố đo lường chất lượng dịch vụ y tế
tại bệnh viện công, tập trung vào chất lượng chức năng liên quan đến cách
thức cung ứng dịch vụ y tế của bệnh viện. Mô hình nghiên cứu được xây
dựng trên cơ sở tổng hợp nhiều nghiên cứu trước đây về chất lượng dịch vụ,

trong đó có dịch vụ y tế. Tác giả đã áp dụng mô hình đo lường chất lượng
dịch vụ của Parasuraman để đo lường chất lượng dịch vụ y tế tại Bệnh viện
Đa Khoa Trung ương Thái Nguyên (nay là bệnh viện Trung ương Thái
Nguyên), xây dựng thang đo chất lượng dịch vụ dựa vào thang đo SERQUAL
để tiến hành thu thập số liệu sơ cấp về mong đợi và cảm nhận cũng như sự hài
lòng của người bệnh trong quá trình sử dụng dịch vụ y tế tại bệnh viện. Các
yếu tố đưa ra trong khung phân tích của luận án là sự kết hợp hợp lý của các
yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ y tế tại bệnh viện. Kết quả nghiên
cứu đã giúp bệnh viện xác định được điểm mạnh, điểm yếu và sự hài lòng của
người bệnh từ đó có những biện pháp cải tiến chất lượng, nâng cao năng lực
cạnh tranh của bệnh viện để tận dụng tối ưu các nguồn lực đáp ứng tốt hơn
nữa nhu cầu của người bệnh.


×