Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Đánh giá và dự báo chất lượng nước nuôi trồng thủy sản ở đầm phá tam giang – cầu hai, tỉnh thừa thiên huế tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (0 B, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Chuyên ngành: Nuôi trồng Thủy sản
Mã ngành: 9620301

TRƯƠNG VĂN ĐÀN

ĐÁNH GIÁ VÀ DỰ BÁO CHẤT LƯỢNG
NƯỚC NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở ĐẦM
PHÁ TAM GIANG – CẦU HAI, TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ

Cần Thơ, 2019


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Vũ Ngọc Út

Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp
trường
Họp tại: Phòng họp 3, Nhà điều hành, Trường Đại học Cần Thơ
Vào lúc ….. giờ ….. ngày ….. tháng ….. năm …..

Phản biện 1:
Phản biện 2:

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:


Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ.
Thư viện Quốc gia Việt Nam.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
1. Trương Văn Đàn, Nguyễn Thành Luân, Mạc Như Bình, Vũ Ngọc Út (2018). Xây
dựng chỉ số chất lượng nước đầm phá Tam Giang – Cầu Hai phục vụ hoạt
động nuôi tôm. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, (15): 94-102.
2. Trương Văn Đàn, Nguyễn Thành Luân, Mạc Như Bình, Vũ Ngọc Út (2018). Phân
vùng chất lượng nước nuôi trồng thủy sản ở đầm Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp
chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 54(6B): 120-128.
3. Trương Văn Đàn, Nguyễn Thành Luân, Mạc Như Bình, Phạm Thị Ái Niệm, Hà Nam
Thắng, Vũ Ngọc Út (2018). Điều tra hiện trạng NTTS lợ mặn cao triều, ở xã Phú Mỹ,
huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Tạp chí khoa học Trường Đại học
Cần Thơ, 54(7B): 126-137.
4. Trương Văn Đàn và Vũ Ngọc Út (2015). Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS)
nghiên cứu hiện trạng hữu cơ và vi sinh nước ở đầm Sam Chuồn thuộc xã Phú Mỹ,
huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ hoạt động nuôi tôm. Tạp chí khoa học
Đại học Huế, 104(5): 67-78.
5. Trương Văn Đàn, Vũ Ngọc Út và Mạc Như Bình (2015). Ứng dụng hệ thống thông tin
địa lý (GIS) phân vùng chất lượng nước nuôi trồng thủy sản ở phá Tam Giang, tỉnh Thừa
Thiên Huế. Tạp chí khoa học Đại học Huế, 104(5): 53-65.

1


Chương 1: GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, đã có nhiều chương trình và dự án nghiên cứu về môi
trường vùng đầm phá như Dự án “Nghiên cứu phát triển bền vững vùng đầm phá ở tỉnh

Thừa Thiên Huế” giai đoạn 1998 - 2003 do Vùng Nord Pas de Calais Pháp tài trợ (Thua
Thien Hue-Vietnam, 2003) và Dự án “Quản lý tổng hợp vùng ven bờ” giai đoạn 2001 2005 do Hà Lan tài trợ (CZMC/RIKZ, 2003)…. Những dự án này đã thu thập được các
dữ liệu về chất lượng nước (CLN), tình trạng ô nhiễm và đa dạng sinh học của sông
Hương và hệ thống đầm phá Tam Giang – Cầu Hai. Tuy nhiên các dự án này chưa liên
kết được bức tranh hiện trạng với diễn biến CLN cũng như chưa dự báo được diễn biến
CLN trong tương lai phục vụ hoạt động NTTS. Vì vậy, các nhà quản lý rất khó để thông
tin chính xác về CLN và định hướng phát triển nghề nuôi thủy sản trên vực nước này.
Bên cạnh đó, diễn biến dịch bệnh bùng phát ở nhiều địa phương nuôi tôm ven đầm phá
làm thiệt hại lớn cho người nuôi. Nguyên nhân gây ra dịch bệnh là do thức ăn, con giống,
quản lý…và một trong những nguyên nhân lớn nhất là vấn đề ô nhiễm môi trường nước.
Nguồn nước ven phá đưa vào nuôi không được thông tin cụ thể về chất lượng và tình
trạng ô nhiễm.
Mặt khác, hiện trạng CLN đầm phá Tam Giang – Cầu Hai đang phải đối mặt với
những vấn đề hữu cơ, sự phú dưỡng và ô nhiễm vi khuẩn (Nguyễn Văn Hợp và ctv.,
2005). Nguyên nhân chính gây ra những vấn đề đó là các nguồn thải từ các hoạt động
NTTS và nông nghiệp vì chúng đóng góp chủ yếu trên 98% vào tải lượng ô nhiễm hữu
cơ và các chất dinh dưỡng. Điều này càng khẳng định thêm sự cần thiết phải đánh giá
CLN hiện tại và dự báo CLN trong tương lai để có một quy hoạch phát triển NTTS và
bảo vệ môi trường nước đầm phá bền vững.
Chính vì những lý do trên, đánh giá và dự báo CLN cho NTTS ở đầm Tam Giang
– Cầu Hai là cần thiết.
1.2 Mục tiêu của nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá tổng thể về hiện trạng NTTS của các xã
ven đầm phá Tam Giang – Cầu Hai đồng thời đánh giá và dự báo diễn biến CLN, phân
vùng CLN làm cơ sở cho việc quy hoạch vùng nuôi tôm ven đầm phá hợp lý và hiệu
quả.
1.3 Ý nghĩa của nghiên cứu
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
Đây là một hướng đi mới trong lĩnh vực nghiên cứu về môi trường nước cho NTTS.
Kết quả của đề tài sẽ bổ sung dẫn liệu về hiện trạng NTTS và môi trường nước ở đầm

phá Tam Giang – Cầu Hai làm cơ sở để quy hoạch, phát triển NTTS trong khu vực này.
Đề tài còn cung cấp công cụ mới trong việc đánh giá, phân vùng và dự báo CLN vùng
đầm phá.
1


1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài cung cấp cho các nhà quản lý và người dân hiện trạng NTTS và
CLN ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai phục vụ hoạt động nuôi thủy sản ở đây. Việc
lượng hóa được CLN sẽ giúp cho các nhà quản lý dễ dàng hơn trong việc ra các quyết
định liên quan đến các hoạt động NTTS thuộc khu vực họ quản lý. Bên cạnh đó, kết quả
dự báo giúp các nhà quản lý có định hướng quy hoạch NTTS trong tương lai hiệu quả.
1.4 Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát hiện trạng NTTS ven đầm phá Tam Giang – Cầu Hai
- Đánh giá CLN ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai.
- Xây dựng chỉ số CLN và áp dụng đánh giá ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai.
- Dự báo diễn biến CLN trong tương lai ở một số khu NTTS tập trung ven đầm
phá Tam Giang – Cầu Hai thông qua mô hình MIKE 21.
1.5 Điểm mới của luận án
Luận án đã cung cấp được dẫn liệu mới nhất về hiện trạng NTTS và CLN vùng
đầm phá Tam Giang – Cầu Hai với sự hỗ trợ của công nghệ GIS. Đề tài đã xây dựng
được bộ chỉ số CLN (WQITGCH) và bộ chỉ số CLN hiệu chỉnh (WQITGCHhieuchinh) dành
riêng cho đầm phá Tam Giang – Cầu Hai để đánh giá CLN nuôi tôm. Kết quả đề tài
cũng xây dựng được mô hình dự báo CLN vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai cho
hoạt động NTTS và dữ liệu dự báo theo thời gian ở các khu NTTS tập trung ven đầm
phá.

2



Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phương pháp điều tra hiện trạng NTTS
Các thông tin thuộc tính về hiện trạng NTTS ở các xã ven đầm phá Tam Giang –
Cầu Hai được khảo sát bằng bảng câu hỏi soạn sẵn. Từ kết quả khảo sát thông tin thứ
cấp cho thấy có 3 mô hình sản xuất thủy sản ven đầm phá là nuôi lồng, nuôi ao đất, nuôi
chắn sáo thuộc 5 huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang và Phú Lộc,
do đó 90 hộ từ 3 mô hình sản xuất này thuộc 9 xã của 5 huyện, phân bố từ Bắc đến Nam
đầm phá được chọn để khảo sát.
2.2 Phương pháp đánh giá CLN thông qua từng thông số
2.2.1 Phương pháp thu, bảo quản và phân tích mẫu nước
Nghiên cứu được thực hiện ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai với các thông số môi
trường nghiên cứu bao gồm: nhiệt độ, pH, oxy hòa tan (DO), độ mặn, độ kiềm, tổng chất
rắn lơ lửng (TSS), tổng chất rắn hòa tan (TDS), nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5), N-NH3,
N-NO3-, P-PO43-, Tổng coliform. Dụng cụ thu mẫu nước được sử dụng là Bathometer.
Tần suất thu mẫu:
Đề tài đã tiến hành thu mẫu 5 đợt/năm bao gồm mùa khô (16-18/5/2017 và 1618/8/2017), mùa mưa (16-18/02/2017; 16-18/10/2017 và 16-18/12/2017), với 44
điểm/lần để nghiên cứu CLN theo mùa.
Mẫu liên tục được thu tại 4 trạm (Tam Giang, Thuận An, Trường Hà, Tư Hiền) với
2 mùa/năm bao gồm mùa khô (9-15/5/2017) và mùa mưa (12-18/11/2017), với 7 ngày
liên tục/trạm/mùa, mỗi 3 giờ thu mẫu 1 lần để nghiên cứu CLN theo ngày đêm. Ban
ngày được thu lúc 6h, 9h, 12h và 15h. Ban đêm được thu lúc 0h, 3h, 18h và 21h.
Việc thu mẫu được tiến hành dựa trên bản đồ nền đầm phá Tam Giang – Cầu Hai.
Điểm thu mẫu được định vị toạ độ bằng hệ thống GPS với hệ tọa độ VN-2000.
Chức năng dẫn đường “go to XY” của GPS được sử dụng để đến chính xác điểm
cần khảo sát. Mẫu nước sau khi đo các yếu tố tại hiện trường, được cho vào lọ đựng mẫu
500mL và bảo quản. Mẫu nước phân tích BOD5, TSS và TC được bảo quản ở nhiệt độ
từ 4-50C với thời gian tối đa là 24 giờ đối với BOD5, 48 giờ đối với TSS và 1 tuần đối
với TC.
Phương pháp cấy và pha loãng được sử dụng để phân tích yếu tố BOD5. Phương
pháp khối lượng và phương pháp MPN lần lượt được sử dụng để phân tích yếu tố TSS

và tổng coliform. Các yếu tố còn lại được đo trực tiếp thông qua các máy móc và thiết
bị tương ứng như nhiệt độ (nhiệt kế), pH (máy Hanna HI 98017), DO (máy Extech DO
600), độ mặn (khúc xạ kế), độ kiềm (test độ kiềm, Sera, Đức), TDS (máy TDS 039), NNH3 (Máy Hanna HI 700), N-NO3- (Máy Hanna HI 96728), P-PO43- (Máy Hanna HI 713).

3


2.2.2 Cơ sở đánh giá CLN đầm phá Tam Giang – Cầu Hai thông qua từng
thông số
Việc đánh giá CLN ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai phục vụ hoạt động NTTS
được thực hiện bằng cách so sánh với Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về cơ sở nuôi tôm
nước lợ - điều kiện bảo đảm vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm
(QCVN 02-19:2014/BNNPTNT) gọi tắt là QCVN02-19:2014; Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về CLN mặt (QCVN 08-MT:2015/BTNMT) gọi tắt là QCVN08-MT:2015, cột A1
cho mục đích bảo tồn động thực vật thủy sinh. Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng các
căn cứ khoa học của các tác giả nghiên cứu về lĩnh vực CLN cho NTTS để thảo luận,
đánh giá cho khu vực nghiên cứu.
2.3 Phương pháp đánh giá CLN thông qua chỉ số CLN WQI
2.3.1 Phương pháp xây dựng chỉ số CLN đầm phá WQITGCH
2.3.1.1 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Phương pháp Delphi (Linstone and Turoff, 2002) được sử dụng để xây dựng chỉ
số CLN đầm phá Tam Giang – Cầu Hai phục vụ cho hoạt động nuôi tôm.
Các giai đoạn chính trong xây dựng chỉ số CLN đầm phá Tam Giang – Cầu Hai
được thể hiện theo Hình 2.1.
Giai đoạn 1
Xác định yếu tố quan trọng và
trọng số (wi)

Giai đoạn 2
Xác định chỉ số phụ (qi)


Ý kiến chuyên gia

Ý kiến chuyên gia

Giai đoạn 3
Tính chỉ số CLN (WQI) và phân loại CLN

Số liệu quan trắc

Hình 2.1: Các giai đoạn xây dựng chỉ số CLN
Hệ thống gồm 2 câu hỏi được xây dựng và gửi đến 74 chuyên gia về CLN NTTS
(bao gồm 25,7% cán bộ quản lý NTTS và 74,3% giảng viên về NTTS ở các Viện,
Trường Thủy sản toàn quốc). Câu hỏi thứ nhất nhằm mục đích xác định các yếu tố môi
trường nước đầm phá Tam Giang - Cầu Hai quan trọng đối với hoạt động nuôi tôm và
trọng số của từng yếu tố (wi). Câu hỏi thứ 2 nhằm chuyển giá trị đo được của từng yếu
tố quan trọng sang điểm số từ 0-100 (xác định chỉ số phụ qi).
4


2.3.1.2 Phương pháp xác định các yếu tố quan trọng
Điểm số của các yếu tố trong câu hỏi 1 được tính giá trị trung bình. Căn cứ vào
thang điểm đánh giá ở câu hỏi 1, những yếu tố có điểm số trung bình nhỏ hơn hoặc bằng
3 là quan trọng cho hoạt động nuôi tôm ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai.
2.3.1.3 Phương pháp xác định trọng số các yếu tố quan trọng
Trọng số các yếu tố được xác định thông qua điểm xếp hạng của mỗi yếu tố, trọng
số trung gian và trọng số chính thức của mỗi yếu tố.
2.3.1.4 Phương pháp xác định chỉ số phụ qi
Chỉ số phụ qi được xác định thông qua phương pháp hồi quy tương quan, từ đây
xác định mô hình hồi quy phù hợp nhất với tập dữ liệu của mỗi yếu tố. Mô hình hồi quy

có hệ số xác định R bình phương (R square) lớn nhất sẽ được chọn và hàm tuyến tính/phi
tuyến tính được thiết lập để tính chỉ số phụ qi.
2.3.1.5 Phương pháp xác định công thức tính WQITGCH và bảng phân loại
CLN nuôi tôm
Dựa trên tiêu chí tính toán đơn giản và mô tả được tầm quan trọng của các thông
số tính toán, công thức trung bình cộng có trọng số (Brown et al., 1970; Prati et al.,
1971) được sử dụng để tính chỉ số CLN đầm phá Tam Giang – Cầu Hai.
n

WQITGCH   qi w i

(2.1)

i 1

Trong đó: WQITGCH là chỉ số CLN đầm phá Tam Giang – Cầu Hai; wi là trọng số;
qi là chỉ số phụ; n là số yếu tố.
2.3.2 Phương pháp đánh giá và phân loại CLN đầm phá cho hoạt động nuôi
tôm theo chỉ số CLN WQI
Bảng phân loại CLN đầm phá cho hoạt động nuôi tôm gồm 5 mức được thiết lập
bao gồm: mức 1 (91-100): CLN rất tốt, không cần xử lý trước khi nuôi tôm; mức 2 (7690): CLN tốt, không cần xử lý trước khi nuôi tôm; mức 3 (51-75): nước ô nhiễm nhẹ,
xử lý sơ bộ trước khi nuôi tôm; mức 4 (26-50): nước ô nhiễm vừa, xử lý kỹ trước khi
nuôi tôm; mức 5 (0-25): nước ô nhiễm nặng, không thể nuôi tôm.
2.4 Phương pháp dự báo CLN thông qua mô hình toán
Phương pháp kế thừa: Đề tài kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu về môi
trường, khí tượng thủy văn, kinh tế xã hội…có liên quan đến khu vực nghiên cứu từ các
dự án của Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia về động lực học sông biển (Viện Khoa
học Thủy lợi Việt Nam) và từ đề tài cấp tỉnh Thừa Thiên Huế mã TTH-2011-KC11 năm
2014 và một số đơn vị có liên quan khác.
Phương pháp khảo sát thực địa: Công tác khảo sát thực địa được thực hiện nhằm

đánh khảo sát địa hình, thủy văn dòng chảy và CLN tại các nguồn thải và trên đầm phá…
5


phục vụ dự báo CLN. Đối với dữ liệu địa hình đáy đầm phá, số liệu mực nước, lưu
lượng, CLN trên đầm phá và các điểm nguồn đổ vào đầm phá được thực hiện trong 2
đợt (tháng 5 và 11) năm 2017.
Phương pháp mô hình toán: Sử dụng mô hình thủy lực (MIKE 21-HD) và mô
hình chất lượng nước (MIKE 21-ECOLAB) để đánh giá đặc trưng thủy lực, động lực
học, dự báo chất lượng môi trường của hệ thống đầm phá Tam Giang – Cầu Hai. Mô
hình toán sau khi được hiệu chỉnh và kiểm định, tiến hành dự báo CLN trong tương lai
theo kịch bản phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 tại quyết
định số 621/QĐ-UBND ngày 18 tháng 3 năm 2011 về “Điều chỉnh quy hoạch NTTS
đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”.

Dữ liệu
địa hình, thủy lực, CLN

Thiết lập mô hình thủy lực
MIKE 21-HD

Thiết lập mô hình sinh thái
MIKE 21-ECOLAB

Kiểm định mô hình
MIKE 21

Hiệu chỉnh mô hình
MIKE 21


Dự báo CLN đầm phá
Tam Giang – Cầu Hai

Hình 2.2: Sơ đồ thực hiện dự báo CLN bằng mô hình MIKE 21
2.5 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng phần mềm IBM SPSS v.20.0. Kiểm định dữ liệu thống kê
ở mức ý nghĩa α = 0,05.
Tương quan Pearson và phân tích thành phần chính (PCA) được thực hiện bằng
phần mềm R v.3.5.0 và RStudio v.1.1.453.

6


Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Hiện trạng NTTS ven đầm phá Tam Giang – Cầu Hai
Theo thống kê của Sở NNNPTNT tỉnh Thừa Thiên Huế (2017), diện tích NTTS
ven đầm phá Tam Giang – Cầu Hai là 4.215 ha. Đối tượng nuôi chủ yếu là tôm sú
(Penaeus monodon), tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei), cua (Scylla
paramamosain), cá dìa (Siganus guttatus) và cá kình (Siganus canaliculatus) với tổng
tỷ lệ là 64,7%. Phương thức nuôi chủ yếu là bán thâm canh (mô hình nuôi ao đất và
lồng) và quảng canh cải tiến (nuôi chắn sáo). Mật độ nuôi khá thấp với tôm (dưới 5
con/m2), cá (3-5 con/m2), cua (2 con/m2). Thời gian nuôi từ 1-3 vụ/năm. Thời gian nuôi
vụ 1 (tháng 2-5), nuôi vụ 2 (tháng 5-8) và vụ 3 (tháng 8-12). Thức ăn chủ yếu sử dụng
thức ăn công nghiệp, thức ăn tươi (tôm, cá tạp), thức ăn tự chế biến và thức ăn khác.
Nước thải sau nuôi, người dân chủ yếu không xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường với
tỷ lệ 73,3%. Tình hình dịch bệnh 5 năm gần đây tăng lên với 93,3% hộ dân trả lời.
Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi chất hữu cơ và vi
sinh vật có hại với tỷ lệ 44,3%. Hiệu quả sản xuất NTTS ven đầm phá Tam Giang – Cầu
Hai với mô hình nuôi bán thâm canh có năng suất 1 - 3 tấn/ha/năm và quảng canh cải
tiến là <1 tấn/ha/năm.

3.2 Đánh giá CLN đầm phá Tam Giang – Cầu Hai
3.2.1 Lựa chọn các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến CLN đầm phá Tam
Giang – Cầu Hai
Qua phân tích thành phần chính (PCA) các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước
đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, nghiên cứu đã xác định được 11 yếu tố bao gồm: TSS,
BOD5, tổng coliform, N-NH3, N-NO3-, P-PO43-, DO, độ kiềm, độ mặn, TDS và pH. Các
yếu tố này đã giải thích được 79,7% sự biến đổi về CLN ở đầm phá Tam Giang – Cầu
Hai.
3.2.2 Đánh giá CLN đầm phá Tam Giang – Cầu Hai thông qua từng thông số
3.2.1.1 Đánh giá nhóm các thông số cơ bản (pH, DO, độ mặn, độ kiềm, TDS)
a. Theo thời gian
Yếu tố pH: Giá trị pH ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai biến động theo ngày đêm
khá lớn từ 6,93-8,56 và ban ngày cao hơn ban đêm có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Theo
mùa, pH trung bình mùa khô là 7,61±0,593 và mùa mưa với 7,27±0,529. Giá trị pH có
xu hướng tăng dần từ mùa mưa đến mùa khô và sai khác giữa các mùa có ý nghĩa thống
kê (p<0,05).
Yếu tố DO: Hàm lượng DO trong khu vực đầm phá Tam Giang – Cầu Hai đo
được vào ban ngày cao hơn ban đêm. Hàm lượng DO trung bình ban ngày là 6,38±0,961
mg/L và ban đêm là 5,74±0,998 mg/L. Theo mùa, hàm lượng DO trung bình mùa khô

7


là 5,58±0,880 mg/L và mùa mưa là 5,06±0,799 mg/L. Như vậy, DO có xu hướng giảm
dần từ mùa khô cho đến mùa mưa và sai khác giữa các mùa có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Yếu tố độ mặn: Độ mặn ban ngày cao hơn ban đêm, tuy nhiên sự sai khác này
không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Độ mặn trung bình ban ngày là 15,5±7,81‰ và
ban đêm là 14,6±7,71‰. Độ mặn trung bình mùa khô (14,1±6,94‰) cao hơn mùa mưa
(10,2±5,57‰) và có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Độ mặn có xu hướng tăng dần từ mùa
mưa đến mùa khô.

Yếu tố độ kiềm: Độ kiềm trung bình ban ngày cao hơn ban đêm, tuy nhiên mức
chênh lệch rất nhỏ, chỉ khoảng 2 mg/L và sai khác không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Độ kiềm trung bình ban ngày là 64,5±22,48 mg/L và ban đêm là 62,2±22,36 mg/L. Theo
mùa, độ kiềm trung bình mùa khô là 61,9±22,79 mg/L và mùa mưa là 46,9±19,60 mg/L.
Độ kiềm mùa khô cao hơn mùa mưa có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Yếu tố TDS: Hàm lượng TDS biến động theo ngày đêm không lớn. Hàm lượng
TDS trung bình ban ngày là 15.384±7.728 mg/L và ban đêm là 14.455±7.631 mg/L.
Theo mùa, hàm lượng TDS trung bình mùa khô (13.581±7.433 mg/L) cao hơn mùa mưa
(9.669±5.917 mg/L) có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Do TDS có quan hệ mật thiết với độ
mặn, độ mặn càng cao thì hàm lượng TDS càng lớn. Do đó, mùa khô với độ mặn cao
hơn mùa mưa nên hàm lượng TDS sẽ cao hơn mùa mưa.
b. Theo không gian
Yếu tố pH: Vào mùa khô, hầu hết diện tích đầm phá đều có pH phù hợp với tiêu
chuẩn nuôi tôm (pH=7-9) (Bộ NNPTNT, 2014), chỉ có 2,34% diện tích đầm phá, phân
bố quanh khu vực cửa sông Ô Lâu (quanh các điểm TG1-3) có pH<7 không phù hợp
cho nuôi tôm. Vào mùa mưa, vùng diện tích có pH thấp (pH<7) tăng lên đến 26,14%
diện tích đầm phá, tập trung chủ yếu ở phía bắc phá Tam Giang (quanh các điểm TG19,16), đầm Sam Chuồn (quanh điểm SC19-21), Cầu Hai (CH38,42,44).

Hình 3.2: Biến động pH mùa mưa

Hình 3.1: Biến động pH mùa khô

8


Yếu tố DO: Phần diện tích có DO thấp hơn 5 mg/L tập trung nhiều vào mùa mưa
với 44,27%, chủ yếu ở đầm Hà Trung – Thủy Tú, quanh các khu NTTS, kênh nước thải

Hình 3.4: Biến động DO mùa mưa


Hình 3.3: Biến động DO mùa khô

và nơi
nước ít xáo trộn. Trong khi đó, mùa khô chỉ có 6,25% diện tích đầm phá có DO <5
mg/L.
Yếu tố độ mặn: Vùng diện tích có độ mặn thấp (dưới 5‰) không phù hợp cho
nuôi tôm tập trung chủ yếu ở bắc phá Tam Giang, quanh các điểm TG1-3 (mùa khô) với
diện tích 914,3ha chiếm 4,23% và quanh các điểm TG1-9, gần các cửa sông Hương
(TG16), sông Truồi (CH38), kênh nước thải nông nghiệp (SC20,24) (mùa mưa) với
3686,59ha chiếm 17,06% diện tích đầm phá.
Yếu tố độ kiềm: Mùa mưa, vùng đầm phá có độ kiềm thấp (<60 mg/L) không phù
hợp cho lấy nước nuôi tôm (60-180 mg/L) chiếm chủ yếu với 18.979,45 ha (87,87%
diện tích đầm phá), chỉ một phần nhỏ diện tích ở gần các cửa biển Thuận An, Tư Hiền
và đầm Hà Trung – Thủy Tú có độ kiềm cao hơn 60 mg/L. Mùa khô, phần diện tích
không phù hợp cho nuôi tôm đã giảm xuống so với mùa mưa, chỉ còn 34,21% diện tích

Hình 3.5: Biến động độ mặn mùa khô

Hình 3.6: Biến động độ mặn mùa
mưa
9


đầm phá và tập trung chủ yếu ở phía bắc phá Tam Giang, gần cửa sông Hương, sông
Truồi, sông Đại Giang.

Hình 3.7: Biến động độ kiềm mùa
mưa

Hình 3.8: Biến động độ kiềm mùa khô


Yếu tố TDS: Hầu hết diện tích đầm phá Tam Giang – Cầu Hai có hàm lượng TDS
phù hợp cho hoạt động nuôi tôm (5.000-35.000 mg/L), ngoại trừ phần diện tích nhỏ với
4,32% diện tích (mùa khô) và 17,28% diện tích (mùa mưa) có TDS thấp, dưới 5.000
mg/L. Phần diện tích có TDS thấp phân bố quanh các điểm TG1-6 (phần diện tích mặt
nước thuộc xã Quảng Thái, Quảng Lợi, Điền Hải, Điền Hòa), TG16 (phần diện tích mặt
nước thuộc xã Hương Phong, Thuận An), SC20,24 (phần diện tích mặt nước thuộc xã
Phú An, Phú Mỹ), CH38 (phần diện tích mặt nước thuộc xã Lộc Điền, Lộc An, Vinh
Hà).

Hình 3.9: Biến động TDS mùa khô

Hình 3.10: Biến động TDS mùa mưa

3.2.2.2 Đánh giá nhóm các thông số hữu cơ
a. Yếu tố TSS
Hàm lượng TSS trung bình ban ngày và ban đêm tương đương nhau với 29,4±9,95
mg/L (ban ngày) và 28,9±6,56 mg/L (ban đêm). Hàm lượng TSS biến động theo mùa từ
10


9,7-58,0 mg/L. Hàm lượng TSS trung bình mùa khô (33,3±10,59 mg/L) cao hơn mùa
mưa (40,4±8,39 mg/L) có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Hàm lượng TSS ở tất cả các khu vực trên đầm phá Tam Giang – Cầu Hai đều vượt
quá giới hạn cho phép (≤20 mg/L) (Bộ TNMT, 2015), ngoại trừ một phần diện rất nhỏ
chỉ 365,17 ha (1,69%) vào mùa khô ở đầm Cầu Hai.

Hình 3.12: Biến động TSS mùa mưa

Hình 3.11: Biến động TSS mùa khô

b. Yếu tố BOD5

Hàm lượng BOD5 trung bình ban ngày là 3,27±0,781 mg/L, ban đêm là 3,25±0,539
mg/L và sai khác không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Hàm lượng BOD5 trung bình mùa
khô là 3,94±1,238 mg/L và mùa mưa là 4,50±1,066 mg/L.
So sánh với QCVN08-MT:2015 cho thấy 82,36% diện tích đầm phá Tam Giang –
Cầu Hai vào mùa mưa vượt quá giới hạn cho phép để lấy nước cho NTTS, trong khi đó
mùa khô chỉ có 32,61% diện tích không phù hợp (tiêu chuẩn BOD5≤4 mg/L) (Bộ TNMT,
2015). Các khu vực có hàm lượng BOD5 rất cao tập trung chủ yếu quanh các nguồn thải
đổ vào đầm phá (quanh các điểm TG1-3, TG7-9, SC24, TG16, CH38-39).

Hình 3.13: Biến động BOD5 mùa khô

Hình 3.14: Biến động BOD5 mùa mưa

11


3.2.2.3 Đánh giá hàm lượng khí độc N-NH3
Hàm lượng N-NH3 trung bình ban ngày là 0,21±0,057 mg/L và ban đêm là
0,16±0,058 mg/L. Như vậy, hàm lượng N-NH3 trung bình ban ngày cao hơn ban đêm
có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Hàm lượng N-NH3 trung bình mùa khô là 0,28±0,180
mg/L và mùa mưa là 0,34±0,178 mg/L. Hàm lượng N-NH3 mùa khô và mùa mưa sai
khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Mùa khô, phần diện tích không phù hợp cho hoạt động NTTS (≥0,3 mg/L) chiếm
23,2% diện tích đầm phá tập trung quanh các điểm TG7-12,15-6 (phá Tam Giang),
SC19-20,24 (đầm Sam Chuồn), HT31,33 (đầm Hà Trung- Thủy Tú) và CH38-39 (đầm
Cầu Hai). Mùa mưa, phần diện tích không phù hợp cho hoạt động NTTS (≥0,3 mg/L)
lên đến 52,6% diện tích đầm phá, tập trung chủ yếu quanh các điểm TG1-3,7-13,15-16
(phần diện tích mặt nước thuộc xã Quảng Thái, Quảng Lợi, Điền Hòa, Điền Hải, Quảng

Phước, Quảng An, Quảng Thành, Hương Phong, Thuận An, Hải Dương, Quảng Công),
SC19-21,24 (phần diện tích mặt nước thuộc xã Phú An, Thuận An, Phú Thuận, Phú Hải,
Phú Xuân và Phú Mỹ), HT25-31,33 (phần diện tích mặt nước thuộc xã Phú Xuân, Phú
Đa, Vinh Phú, Vinh An, Vinh Thanh, Vinh Xuân, Phú Diên, Phú Hải), CH38-39 (Lộc
Điền, Lộc An, Vinh Hà, Vinh Hưng, Vinh Giang).

Hình 3.15: Biến động NH3 mùa khô

Hình 3.16: Biến động NH3 mùa mưa

3.2.2.4 Đánh giá nhóm các yếu tố dinh dưỡng (N-NO3- và P-PO43-)
a. Yếu tố N-NO3Hàm lượng N-NO3- trung bình ban ngày là 0,13±0,039 mg/L và ban đêm là
0,14±0,037 mg/L. Sai khác hàm lượng N-NO3- ban ngày và ban đêm có ý nghĩa thống
kê (p<0,05). Hàm lượng N-NO3- trung bình mùa khô là 0,24±0,119 mg/L và mùa mưa
là 0,30±0,117 mg/L. Hàm lượng N-NO3- tăng dần từ mùa khô đến mùa mưa.
Nhìn chung, N-NO3- có hàm lượng cao tập trung chủ yếu ở gần các cửa sông, các
kênh thải và các khu NTTS tập trung trên đầm phá. Tuy nhiên, toàn đầm phá có hàm
lượng N-NO3- vẫn nằm trong giới hạn cho phép và thích hợp lấy nước cho NTTS (≤2
mg/L) (Bộ TNMT, 2015).
12


Hình 3.17: Biến động nitrate mùa khô

Hình 3.18: Biến động nitrate mùa mưa

b. Yếu tố P-PO43Hàm lượng P-PO43- trung bình ban ngày là 0,04±0,021 mg/L và ban đêm là
0,04±0,020 mg/L. Hàm lượng P-PO43- trung bình mùa khô là 0,06±0,034 mg/L và mùa
mưa là 0,07±0,037 mg/L. Như vậy, P-PO43- mùa khô thấp hơn mùa mưa.
Vào mùa khô, phần diện tích không phù hợp cho hoạt động NTTS với 634,53 ha

chiếm 2,94% tập trung chủ yếu quanh các SC20,23 (đầm Sam Chuồn) và CH39 (đầm
Cầu Hai). Vào mùa mưa, diện tích không phù hợp cho hoạt động NTTS tăng lên 3396,25
ha chiếm 15,73% tập trung chủ yếu quanh các điểm TG2,15-16 và xã Quảng An (phá
Tam Giang), SC19-21,24 (đầm Sam Chuồn), CH34,38-39,41-42 (đầm Cầu Hai). Nhìn
chung, các điểm có hàm lượng P-PO43- cao tập trung chủ yếu quanh các điểm nguồn thải
vào đầm phá như cửa sông (Ô Lâu, Hương, Đại Giang, Truồi), các kênh thải khu NTTS
và ruộng lúa, kênh nước thải sinh hoạt.

Hình 3.19: Biến động phosphate mùa
khô

13

Hình 3.20: Biến động phosphate mùa
mưa


3.2.2.5 Đánh giá thông số vi sinh tổng coliform (TC)
Mật độ TC trung bình ban ngày là 1.002±466 MPN/100mL và ban đêm là 975±398
MPN/100mL. Mật độ TC trung bình mùa khô là 865±550 MPN/100mL và mùa mưa là
1.111±643 MPN/100mL. Mật độ TC trong mùa mưa cao hơn mùa khô có ý nghĩa thống
kê (p<0,05).
Mùa khô, vùng diện tích có mật độ TC cao vượt giới hạn cho phép cho các loài
thủy sản sinh sống và phát triển (>2.500 MPN/100mL) (Bộ TNMT, 2015) với 2.209 ha
chiếm 10,2%, tập trung chủ yếu quanh các điểm TG7-12,15-16 (phần diện tích mặt nước
thuộc xã Quảng An, Quảng Thành, Hương Phong, Hải Dương, Quảng Công, Thuận An),
SC20,24 (phần diện tích mặt nước thuộc xã Phú An, Phú Mỹ), CH38-39 (phần diện tích
mặt nước thuộc xã Lộc Điền, Lộc An, Vinh Hà). Mùa mưa, phần diện tích không hợp
cho các loài thủy sản sinh sống đã tăng lên đến 5.610 ha chiếm 26%, tập trung chủ yếu
quanh các điểm TG1-3 (phần diện tích mặt nước thuộc xã Quảng Thái, Quảng Lợi, Điền

Hải, Điền Hòa), TG7-12 (phần diện tích mặt nước thuộc xã Quảng Phước, Quảng An,
Quảng Thành, Hương Phong, Hải Dương, Quảng Công), TG15-16 (phần diện tích mặt
nước thuộc thị trấn Thuận An), SC19-21,24 (phần diện tích mặt nước thuộc xã Phú
Xuân, Phú Mỹ, Phú An, Thuận An, Phú Thuận), đầm Hà Trung – Thủy Tú (phần diện
tích mặt nước thuộc xã Phú Đa, Vinh Xuân, Vinh An, Vinh Hưng), CH38-39 (phần diện
tích mặt nước thuộc xã Lộc Điền, Lộc An, Vinh Hà, Vinh Hưng).

Hình 3.21: Biến động mật độ tổng
coliform mùa khô

Hình 3.22: Biến động mật độ tổng
coliform mùa mưa

14


3.2.3 Đánh giá CLN đầm phá Tam Giang – Cầu Hai thông qua chỉ số CLN
(WQITGCH)
3.2.3.1 Xây dựng chỉ số CLN (WQITGCH)
a. Các yếu tố quan trọng đối với CLN đầm phá Tam Giang – Cầu Hai cho
nuôi tôm
Theo thang điểm ở câu hỏi 1, các yếu tố có điểm số nhỏ hơn hoặc bằng 3 sẽ được
chọn. Do đó, 10 yếu tố quan trọng đối với CLN đầm phá Tam Giang – Cầu Hai cho nuôi
tôm được chọn đó là pH (1,39), độ mặn (1,64), DO (1,74), N-NH3 (2,08), nhiệt độ (2,14),
độ kiềm (2,35), BOD5 (2,42), Tổng Coliform (2,62), P-PO43- (2,66), N-NO3- (2,91).
b. Trọng số các yếu tố
Trọng số của các yếu tố quan trọng như sau: nhiệt độ (0,1), pH (0,15), độ mặn
(0,13), DO (0,12), độ kiềm (0,09), P-PO43- (0,08), N-NO3- (0,07), BOD5 (0,08), N-NH3
(0,1), tổng coliform (0,08). Tổng trọng số của 10 yếu tố là 1.
c. Chỉ số phụ qi và hàm CLN

Từ kết quả phân tích hồi quy tương quan, mô hình hồi quy phù hợp nhất được chọn
(Hệ số xác định R2 cao nhất) và phương trình xác định chỉ số phụ qi được xây dựng như
Bảng 3.1.
Bảng 3.1: Hàm CLN xác định chỉ số phụ qi
TT

Yếu tố

1

Temperature

2

pH

3

DO

4

Salinity

5

Alkalinity

6


P-PO43-

7

N-NO3-

8

BOD5

9

N-NH3

Giá trị đo xi
x ≤ 15
15< x < 39
x ≥ 39
4 < x < 11
x ≤ 4 hoặc x ≥ 11
0 ≤ x ≤ 15
x > 15
0 ≤ x < 38
x ≥ 38
40 < x ≤ 200
x ≤ 40 hoặc x > 200
0 ≤ x < 0,8
x ≥ 0,8
0 ≤ x ≤ 10
x > 10


Chỉ số phụ qi
qi = 0,8858x
qi = 34,269x - 0,64x2 - 368,06
qi = 0
qi = -244,27x + 45,025x2 - 2,4628x3 + 431,2
qi = 0
qi = 24,543x - 1,6071x2
qi = 0
qi = 10,251x - 0,2711x2
qi = 0
qi = 3,4724x - 0,0143x2 - 118,05
qi = 0
qi = -111,19x + 87,856
qi = 0
qi = 42,694x – 10,129x2 + 0,545x3 + 43,704
qi = 0
qi = - 12,933x + 0,7034x2 - 0,0136x3 +
99,586
qi = 0
qi = -80,72x + 96,651
qi = -12,695x + 37,102

0 ≤ x < 25
x ≥ 25
0≤x≤1
1
15



10

Total coliform

x≥3
0 ≤ x < 9000
x ≥ 9000

qi = 0
qi = -0,0095x + 84,435
qi = 0

d. Công thức tính chỉ số CLN và phân loại CLN cho nuôi tôm
Công thức tính chỉ số CLN đầm phá Tam Giang – Cầu Hai
Dựa trên tiêu chí tính toán đơn giản và mô tả được tầm quan trọng của các thông
số tính toán, công thức trung bình cộng có trọng số được sử dụng (Brown et al., 1970;
Prati et al., 1971) để tính chỉ số CLN đầm phá Tam Giang – Cầu Hai.
n

WQITGCH   w i qi

(3.1)

i 1

Trong đó: WQITGCH là chỉ số CLN đầm phá Tam Giang – Cầu Hai; wi là trọng số; qi là
chỉ số phụ; n là số yếu tố.
Phân loại CLN đầm phá cho hoạt động nuôi tôm
Căn cứ trên cơ sở thang điểm đánh giá ở câu hỏi 2, nghiên cứu đã xây dựng bảng

phân loại CLN đầm phá Tam Giang – Cầu Hai cho hoạt động nuôi tôm. Dựa trên kết
quả tính toán WQI để phân loại CLN cho nuôi tôm ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai
theo các loại trong Bảng 3.2.
Bảng 3.2: Giá trị WQI dùng để phân loại CLN đầm phá cho nuôi tôm
Loại
I
II
III
IV
V

WQI
91 - 100
76 - 90
51 - 75
26 - 50
0 - 25

Giải thích
CLN rất tốt, không cần xử lý trước khi nuôi tôm
CLN tốt, không cần xử lý trước khi nuôi tôm
Nước ô nhiễm nhẹ, xử lý sơ bộ trước khi nuôi tôm
Nước ô nhiễm vừa, xử lý kỹ trước khi nuôi tôm
Nước ô nhiễm nặng, không thể nuôi tôm

e. Hiệu chỉnh công thức tính chỉ số CLN đầm phá trong trường hợp thiếu số
liệu tính WQI
Công thức tính WQI được hiệu chỉnh lại như sau:
WQITGCHhieuchinh 


nk

1
nk

w
i 1

w q
i 1

i i

(3.2)

i

Trong đó, qi là chỉ số phụ của thông số thứ i; wi là trọng số của thông số thứ i; n là
số yếu tố; k là số yếu tố bị thiếu.

16


3.2.3.2 Ứng dụng chỉ số CLN (WQITGCH) đánh giá CLN đầm Tam Giang Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế
a. Chỉ số CLN đầm phá Tam Giang – Cầu Hai theo thời gian
Chỉ số CLN đầm phá Tam Giang - Cầu Hai biến động từ 44-79 (mùa mưa) và 5284 (mùa khô). WQI trung bình vào mùa mưa (63±9,4) thấp hơn so với mùa khô (72±8,0).
Chỉ số CLN mùa khô cao hơn mùa mưa có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
b. Chỉ số CLN đầm phá Tam Giang – Cầu Hai theo không gian
Mùa khô, CLN đầm phá Tam Giang – Cầu Hai đạt loại 2 và loại 3 với tỷ lệ tương
đương nhau (49,07% và 50,93%). CLN đạt loại 3, loại ô nhiễm nhẹ với WQI từ 52-75

với 11.000,35 ha, phân bố chủ yếu ở khu vực phá Tam Giang và đầm Hà Trung – Thủy
Tú. Mùa mưa, CLN đầm phá Tam Giang – Cầu Hai đạt loại 2, loại 3 và loại 4 trong đó
loại 3, loại ô nhiễm nhẹ với WQI từ 51-75 chiếm chủ yếu với 92,34% diện tích đầm
(19.945,01 ha), phân bố hầu hết đầm phá. CLN đạt loại 4, loại ô nhiễm vừa chiếm 5,05%
diện tích (1.090,84 ha), tập trung quanh các cửa sông và nguồn thải đổ vào đầm phá như
quanh các điểm TG1-3,16; SC20,24; CH38.
Hiện nay, nghiên cứu đã xây dựng được phần mềm tính toán chỉ số CLN đầm phá
Tam Giang – Cầu Hai trực tuyến trong trường hợp đủ số liệu theo đường dẫn sau:
/>Q2qCyTgwSSXkY/edit#gid=1649665999.
3.3 Dự báo CLN đầm phá Tam Giang – Cầu Hai ở một số khu NTTS tập
trung
Dự báo CLN ở một số khu NTTS tập trung ven đầm phá Tam Giang – Cầu Hai
trong tương lai theo kịch bản phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế đến
năm 2020 tại quyết định số 621/QĐ-UBND ngày 18 tháng 3 năm 2011 về “Điều chỉnh
quy hoạch NTTS đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”. Đến năm 2020, diện
tích quy hoạch NTTS ven đầm phá là 3.991 ha. So với diện tích NTTS ven đầm phá
năm 2017 thì diện tích quy hoạch khá tương đương (4.215 ha), chỉ giảm 224 ha (5,3%).
Như vậy, lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm tại các nguồn thải NTTS đổ vào đầm
phá sẽ giảm tương ứng là 5,3% so với thời điểm quan trắc năm 2017. Đây là kịch bản
đầu vào quan trọng trong bài toán dự báo CLN ở một số khu NTTS tập trung ven đầm
phá Tam Giang – Cầu Hai vào năm 2020.
Theo kết quả khảo sát hiện trạng NTTS ven đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, hoạt
động NTTS được tiến hành chủ yếu từ 1-3 vụ. Vụ 1 bắt đầu nuôi từ tháng 2, vụ 2 từ
tháng 5 và một số ít nuôi vụ 3 từ tháng 8. Do đó, hoạt động dự báo CLN phục vụ cho
NTTS ven đầm phá trong nghiên cứu này tập trung dự báo vào 3 thời điểm tháng 2,
tháng 5 và tháng 8 năm 2020. Điểm dự báo CLN ở các khu NTTS tập trung ở 16 trạm
tương ứng với 16 xã có hoạt động NTTS nhiều nhất, bao gồm các xã ven phá Tam Giang
(Quảng Thái, Quảng Lợi, Quảng Phước, Quảng Công, Quảng An, Hương Phong, Hải
17



Dương), ven đầm Sam Chuồn (Thuận An, Phú Mỹ, Phú Xuân), ven đầm Hà Trung –
Thủy Tú (Vinh Thanh) và ven đầm Cầu Hai (Vinh Hưng, Vinh Hà, Lộc Điền, Vinh
Hiền, Lộc Trì) (Hình 3.23).

Hình 3.23: Trạm dự báo CLN cho NTTS ven đầm phá Tam Giang – Cầu Hai
Kết quả dự báo CLN đợt tháng 2, 5, 8 năm 2020 của đầm phá Tam Giang – Cầu
Hai ven các khu NTTS tập trung được thể hiện qua các Bảng 3.3, 3.4, 3.5.

18


Bảng 3.3: Kết quả dự báo CLN tháng 2/2020 ở ven các khu NTTS trên đầm phá Tam Giang – Cầu Hai
Điểm dự báo
Quảng Thái
Quảng Lợi
Quảng Phước
Quảng Công
Quảng An
Hương Phong
Hải Dương
Thuận An
Phú Mỹ
Phú Xuân
Vinh Thanh
Vinh Hưng
Vinh Hà
Lộc Điền
Vinh Hiền
Lộc Trì

QCVN02-19:2014
QCVN08-MT:2015, cột
A1

Nhiệt độ
(0C)
26,9
23,9
24,0
24,0
23,8
23,9
25,5
26,2
23,9
24,1
24,1
24,2
24,2
24,3
24,2
24,2
18-33

Độ mặn
(‰)
1,7
2,1
4,8
5,5

7,3
10,1
10,8
9,0
4,4
11,3
13,2
11,6
9,2
6,9
14,4
9,1
5-35

-

-

4,34
3,66
3,45
3,90
5,00
4,25
4,09
4,38
5,47
3,17
2,61
3,00

3,79
5,81
2,84
3,27
-

N-NO3(mg/L)
0,25
0,17
0,16
0,23
0,39
0,31
0,26
0,28
0,42
0,21
0,21
0,23
0,26
0,28
0,20
0,20
-

P-PO43(mg/L)
0,22
0,16
0,13
0,17

0,26
0,25
0,19
0,18
0,33
0,20
0,17
0,20
0,22
0,17
0,15
0,13
-

Tổng coliform
(MPN/100mL)
1.128
308
185
256
330
414
724
1.152
589
259
245
240
430
1.486

146
390
-

4

2

0,1

2.500

DO (mg/L)

BOD5 (mg/L)

5,84
4,16
3,95
4,65
7,22
5,30
3,84
5,27
4,86
5,55
4,49
3,64
6,37
6,43

4,53
6,31
≥3,5
-

19


Bảng 3.4: Kết quả dự báo CLN tháng 5/2020 ở ven các khu NTTS trên đầm phá Tam Giang – Cầu Hai
Điểm dự báo
Quảng Thái
Quảng Lợi
Quảng Phước
Quảng Công
Quảng An
Hương Phong
Hải Dương
Thuận An
Phú Mỹ
Phú Xuân
Vinh Thanh
Vinh Hưng
Vinh Hà
Lộc Điền
Vinh Hiền
Lộc Trì
QCVN02-19:2014
QCVN08-MT:2015, cột
A1


Nhiệt độ
(0C)
28,6
28,8
28,8
28,9
29,2
28,9
28,5
28,4
27,5
28,1
27,8
27,9
27,9
29,0
27,9
28,1
18-33

Độ mặn
(‰)
2,2
7,2
10,1
10,8
12,3
15,4
15,1
12,2

10,8
17,1
12,6
13,2
13,3
13,4
20,2
15,2
5-35

-

-

5,80
3,87
3,92
4,44
5,40
4,68
3,88
5,02
4,64
5,23
4,64
3,98
5,96
5,85
4,57
5,98

≥3,5

BOD5
(mg/L)
4,93
4,79
4,27
4,73
5,16
5,27
4,80
4,98
6,87
4,47
4,11
4,51
5,21
7,15
4,08
4,57
-

N-NO3(mg/L)
0,30
0,23
0,22
0,28
0,45
0,37
0,30

0,32
0,48
0,30
0,29
0,30
0,34
0,39
0,28
0,27
-

P-PO43(mg/L)
0,26
0,20
0,18
0,22
0,29
0,27
0,22
0,21
0,40
0,27
0,22
0,25
0,28
0,23
0,22
0,21
-


Tổng coliform
(MPN/100mL)
1.128
308
185
256
330
414
724
1.152
589
259
245
240
430
1.486
146
390
-

-

4

2

0,1

2.500


DO (mg/L)

20


Bảng 3.5: Kết quả dự báo CLN tháng 8/2020 ở ven các khu NTTS trên đầm phá Tam Giang – Cầu Hai
Điểm dự báo
Quảng Thái
Quảng Lợi
Quảng Phước
Quảng Công
Quảng An
Hương Phong
Hải Dương
Thuận An
Phú Mỹ
Phú Xuân
Vinh Thanh
Vinh Hưng
Vinh Hà
Lộc Điền
Vinh Hiền
Lộc Trì
QCVN02-19:2014
QCVN08-MT:2015, cột
A1

Nhiệt độ
(0C)
28,6

28,8
28,8
28,9
29,0
28,9
28,6
28,4
27,4
28,1
27,9
27,8
27,9
29,0
27,9
28,1
18-33

Độ mặn
(‰)
2,2
7,2
10,2
10,8
12,3
15,5
15,2
12,9
10,8
17,2
12,7

12,8
13,3
13,4
20,1
15,3
5-35

-

-

5,91
4,04
4,11
4,60
5,48
4,83
4,08
5,19
4,83
5,52
5,09
4,44
6,13
6,07
4,90
6,16
≥3,5

BOD5

(mg/L)
4,60
3,98
3,83
4,23
5,27
4,61
4,53
4,77
6,28
4,02
3,72
3,98
4,81
6,98
3,69
4,27
-

N-NO3(mg/L)
0,27
0,25
0,19
0,26
0,39
0,35
0,29
0,32
0,47
0,29

0,28
0,29
0,33
0,39
0,28
0,27
-

P-PO43(mg/L)
0,22
0,21
0,15
0,18
0,25
0,26
0,22
0,23
0,38
0,25
0,21
0,24
0,27
0,22
0,20
0,20
-

Tổng coliform
(MPN/100mL)
488

152
134
190
613
251
642
1.060
420
175
181
173
352
1.477
102
332
-

-

4

2

0,1

2.500

DO (mg/L)

21



Kết quả mô phỏng CLN trong 3 đợt tháng 2, 5, 8 năm 2020 cho thấy:
- Nhiệt độ, DO, N-NO3-, tổng coliform ven các khu NTTS đều nằm trong
giới hạn thích hợp để lấy nước cho NTTS.
- Độ mặn: Độ mặn trung bình biến động từ 1,7-14,4‰ (tháng 2/2020), 2,220,2‰ (tháng 5/2020), 2,2-20,1‰ (tháng 8/2020). Khu vực quanh các xã Quảng
Thái, Quảng Lợi, Quảng Phước, Phú Mỹ có độ mặn thấp hơn 5‰, không phù
hợp cho lấy nước nuôi tôm (tháng 2/2020). Tháng 5 và 8/2020 chỉ có khu vực
ven xã Quảng Thái có độ mặn dưới 5‰.
- BOD5: Hàm lượng BOD5 biến động từ 2,61-5,81 mg/L (tháng 2/2020),
4,08-7,15 mg/L (tháng 5/2020), 3,69-6,98 mg/L (tháng 8/2020). Như vậy, hàm
lượng BOD5 vào tháng 5/2020 ở tất cả các khu vực đầm phá ven các khu NTTS
đều vượt quá giới hạn cho phép (4 mg/L). Riêng tháng 2/2020, khu vực quanh
các xã Quảng Thái, Quảng An, Hương Phong, Hải Dương, Thuận An, Phú Mỹ,
Lộc Điền có hàm lượng BOD5 vượt quá giới hạn cho phép (4 mg/L), đặc biệt
khu vực Lộc Điền và Phú Mỹ cao vượt ngưỡng xấp xỉ 1,5 lần. Đối với tháng
8/2020, ngoại trừ khu vực ven các xã Quảng Lợi, Quảng Phước, Vinh Thanh,
Vinh Hưng và Vinh Hiền, các khu vực khác đều có hàm lượng BOD5 vượt quá
giới hạn cho phép (4 mg/L), đặc biệt khu vực Lộc Điền, Phú Mỹ cao vượt
ngưỡng quá 1,5 lần.
- Phosphate: Hàm lượng phosphate (P-PO43-) ở ven các khu NTTS biến
động từ 0,13-0,33 mg/L (tháng 2/2020), 0,18-0,40 mg/L (tháng 5/2020), 0,150,38 mg/L (tháng 8/2020). Như vậy, hàm lượng phosphate đã vượt ngưỡng cho
phép (0,1 mg/L), đặc biệt, khu vực xã Phú Mỹ có hàm lượng phosphate đã vượt
ngưỡng từ 3,3 - 4 lần.

22


×