Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Quản lý nhà nước đối với thị trường rau an toàn trên địa bàn thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1014.14 KB, 94 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG ĐÌNH TRUNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG RAU
AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI, năm 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG ĐÌNH TRUNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG RAU
AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
Mã số : 8 34 04 10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN PHÚ THÁI

HÀ NỘI, năm 2019


LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu trong Luận văn đảm bảo tính chính sác, tin cậy và trung
thực.
Vậy, tôi viết Lời cam đoan này để Học Viện khoa học xã hội xem xét
để tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn

Tác giả Luận văn

Hoàng Đình Trung


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG RAU AN TOÀN ........................................... 8
1.1. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước đối với thị trường .................. 8
1.2. Thị trường rau an toàn ................................................................................. 22
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
THỊ TRƯỜNG RAU AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 32
2.1. Thực trạng chủ thể, đối tượng và mục tiêu quản lý nhà nước đối với thị trường
rau an toàn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ........................................................ 32
2.2. Thực trạng đảm bảo các nguyên tắc về quản lý nhà nước đối với thị trường rau
an toàn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ............................................................. 40
2.3. Thực trạng thực hiện các nội dung quản lý nhà nước đối với thị trường rau an
toàn trên địa bàn Đà Nẵng .................................................................................. 43
2.4. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với thị trường rau
an toàn trên địa bàn Đà Nẵng ............................................................................. 52

2.5. Đánh giá quản lý nhà nước đối với thị trường rau an toàn trên địa bàn Đà Nẵng
hiện nay ............................................................................................................ 57
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
THỊ TRƯỜNG RAU AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 62
3.1. Mục tiêu, chiến lược phát triển thị trường rau an toàn của ngành nông nghiệp;
phương hướng kế hoạch phát triển sản xuất và quản lý thị trường rau an toàn ...... 62
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thị trường rau an toàn
trên địa bàn Đà Nẵng ......................................................................................... 65
3.3. Kiến nghị .................................................................................................... 77
KẾT LUẬN...................................................................................................... 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt

Từ viết tắt

ATVSTP

An toàn vệ sinh thực phẩm

QLNN

Quản lý nhà nước

RAT


Ràu an toàn


DANH MỤC BẢNG

Số

Tên bảng

hiệu
2.1

Danh sách, diện tích quận, huyện các cơ sở được cấp giấy chứng
nhận RAT 2018

Trang
35

2.2

Đánh giá năng suất, sản lượng rau, RAT tại Đà Nẵng.

36

2.3

Tình hình nguồn cung rau từ các địa phương vào Đà Nẵng

36


2.4
2.5
2.6
2.7
2.8
2.9
2.10
2.11

Giá một số loại RAT do các cơ sở sản xuất - kinh doanh RAT
trên địa bàn Đà Nẵng cung cấp
Đánh giá về thị trường RAT trên địa bàn Đà Nẵng
Đánh giá về mục tiêu QLNN đối với thị trường RAT trên địa bàn
Đà Nẵng
Đánh giá về nguyên tắc QLNN đối với thị trường RAT trên địa
bàn Đà Nẵng
Quy hoạch vùng và diện tích sản xuất RAT trên đại bàn Đà Nẵng
giai đoạn 2016 - 2020
Đánh giá quy hoạch đất trồng RAT ở Đà Nẵng
Đánh giá về thực trạng nguồn lực phát triển thị trường RAT ở Đà
Nẵng
Sản lượng và cơ cấu RAT tiêu thụ tại các kênh phân phối tháng
12/2018

2.12 Đánh giá hiệu quả kênh phân phối RAT trên địa bàn Đà Nẵng
2.13

Đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát quản lý thị trường
RAT trên địa bàn Đà Nẵng


38
39
40
42
44
45
47
48
49
51


DANH MỤC SƠ ĐỒ

Số
hiệu
2.1

Tên sơ đồ
Mô hình tổ chức sản xuất và quản lý RAT

Trang

33


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rau không chỉ là món ăn giúp bữa ăn ngon hơn mà chúng có vai trò
cung cấp dinh dưỡng đặc biệt quan trọng đối với cơ thể con người. Trong khi

nhu cầu rau xanh nói chung và RAT ngày càng tăng, các địa chỉ cung cấp
RAT ngày càng nhiều, nhưng người tiêu dùng để có thể mua được rau tươi,
ngon, an toàn lại không dễ dàng chút nào. Những vụ ngộ độc thực phẩm vừa
qua (trong đó có rau xanh) khiến người tiêu dùng hoang mang, không phân
biệt được đâu là sản phẩm RAT và đâu sản phẩm không an toàn, từ đó có thể
thấy rằng chất lượng rau đang là vấn đề rất đáng quan tâm. Không ít hộ dân
trồng rau do chạy theo lợi nhuận đã không tuân thủ quy trình sản xuất nên
chất lượng không đạt yêu cầu là nguyên nhân khiến người tiêu dùng không tin
tưởng vào chất lượng RAT. RAT tại các cửa hàng và siêu thị dù được đóng
gói, giới thiệu các tiêu chuẩn an toàn, giá cao nhưng người tiêu dùng cũng
không thể biết nguồn gốc sản phẩm ở đâu, do phần lớn chưa có thông tin rõ
ràng nhà sản xuất trên tem phụ. Thêm vào đó là sự thiếu trách nhiệm của các
cơ quan QLNN đối với thị trường RAT, quy trình sản xuất chưa được kiểm
soát một cách chặt chẽ và khoa học, trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý
trong các cơ quan QLNN có thẩm quyền còn hạn chế, các vùng sản xuất RAT
chưa tập trung và còn manh mún, nhỏ lẻ, quy trình sản xuất,cán bộ kỹ thuật
chưa thực sự sâu sát với các vùng sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu
kém, chưa có kế hoạch hoặc đã xây dựng kế hoạch nhưng khi thực hiện không
bám vào kế hoạch đã được duyệt, chính sách cụ thể để quản lý thị trường
RAT, đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe
con người.
Nhu cầu về rau của thành phố Đà Nẵng rất lớn, khoảng 100.000 đến

1


130.000 tấn/năm, nhưng lượng rau sản xuất của thành phố chỉ đạt khoảng
8.000 đến 10.000 tấn. Trong đó, lượng rau được sản xuất tại các vùng RAT
chỉ chừng 600 tấn/năm bằng 50% nhu cầu. Chỉ 10% số rau được các hợp tác
xã sản xuất RAT kết nối cung cấp cho các cửa hàng, trường học, 80% được

bán cho tiểu thương chợ đầu mối và số còn lại do nông dân tự bán. Hiện nay,
thành phố Đà Nẵng đang gặp phải những khó khăn trong việc phân cấp quản
lý, chưa xác định được đơn vị chủ trì. Bên cạnh đó, sự biến động về giá và
thời gian bảo quản ngắn cũng sẽ tạo ra những khó khăn không nhỏ trong quản
lý. Để góp phần giảm thiểu những vụ ngộ độc do sử dụng rau không đảm bảo
an toàn, không rõ nguồn gốc xuất xứ, để người dân tin tưởng và yên tâm hơn
khi sử dụng sản phẩm RAT, nghiên cứa đưa ra các giải pháp để quản lý thị
trường RAT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian sắp tới một cách
khoa học và hiệu quả hơn. Do đó, tôi đã lựa chọn vấn đề “Quản lý nhà nước
đối với thị trường rau an toàn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” làm đề tài
luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đề tài tìm đọc các tài liệu
Nghiên cứu thị trường quả của Trung Quốc “Product market study: fruit
market in China”, Viện nghiên cứu Nông nghiệp Việt Nam. Nghiên cứu đề cập
tới thị trường tiêu thụ của Trung Quốc, các yếu tố ảnh hưởng tới mức tiêu thụ
của Trung Quốc như thu nhập, thị hiếu, tính thời vụ, sự khác biệt về vùng. Bên
cạnh đó, nghiên cứu cũng đưa ra các chiến lược marketing của Trung Quốc đối
với quả như: kênh phân phối, xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường, các cản
trở đối với việc thực hiện các [52].
Bui Thi Gia, Dang Van Tien, Tran The Tuc và Satoshi Kai (2014),
“Agricultural Products Marketing in Japan and Vietnam”, Viện nghiên cứu
nông nghiệp Việt Nam. Nhóm tác giả đã có những đánh giá rất chi tiết và cụ thể

2


về thị trường rau quả Nhật Bản, phân tích những biến động về chức năng và cơ
cấu thị trường rau quả ở Nhật Bản. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau ở ngoại ô
Đà Nẵng, từ đó có những đánh giá về nguồn cung RAT, cầu RAT và giá RAT

trên thị trường Đà Nẵng [45].
Grisana Linwattana (2009), “Vegetable Production and Processing
Experience in Thailand”. Horticulture Research Institute Department of
Agriculture, Chatuchak, Bangkok 10900, Thailand. Tác giả Grisana Linwattana
đã có những hệ thống về thị trường các sản phẩm nông nghiệp của Thái Lan
trong đó có sản phẩm RAT. Trên cơ sở đánh giá những lợi thế của các sản phẩm
rau của Thái sau khi xuất đi các nước trên thế giới [46].
Viện nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế (2012), “Ngành rau quả
ở Việt Nam: Tăng giá trị từ khâu sản xuất đến tiêu dùng”, đây là nghiên cứu
do Viện nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế thực hiện dưới sự tài trợ
của Tổ chức Hỗ trợ kỹ thuật Đức (GTZ) và Bộ Hợp tác kinh tế quốc tế Đức
(BMZ). Đây là nghiên cứu rất quy mô về toàn ngành rau quả Việt Nam.
Nghiên cứu tiến hành khảo sát từ người sản xuất, buôn bán, chế biến, xuất
khẩu trên các vùng sản xuất. Nghiên cứu cũng tập trung vào rất nhiều các mặt
hàng rau quả chính của Việt Nam như xoài, dứa, thanh long, nhãn, vải, bắp
cải, cà rốt, dưa chuột. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn sử dụng số liệu từ VLSS
1998/2002 để phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ tại Việt Nam, đánh giá
tác động của giá và chi tiêu tới cầu của hàng hoá. Nhìn chung đây là nghiên
cứu rất công phu của Việt Nam, đề cập xuyên suốt ngành hàng rau quả Việt
Nam từ sản xuất tới tiêu dùng [41].
Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam (2014), “Nghiên cứu
luận cứ khoa học để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng
CNH, HĐH”, đề tài Khoa học cấp Nhà nước. Trong đề tài này, những vấn đề
về cơ sở khoa học cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo

3


hướng CNH-HĐH ở Việt Nam được nghiên cứu chi tiết, hệ thống. Trong đó,
những vấn đề về lý luận về cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành, cơ cấu

kinh tế nông nghiệp theo lãnh thổ và cơ cấu theo thành phần được làm rõ hơn
về bản chất, đặc trưng và các nhân tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp. Đặc biệt, những vấn đề thực tiễn của quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Việt Nam sau hơn 15 năm đổi mới
được các tác giả nghiên cứu trên tất cả các vùng sinh thái nông nghiệp [40].
RIFAV và VASI (2016), Chiến lược của các tác nhân trong kênh cung
cấp rau cho Đà Nẵng (StRATegies of stakeholders in vegetable commodity
chain supplying Hanoi market), tìm hiểu về thực trạng của một số vùng cung
cấp rau cho Đà Nẵng, mô tả dòng (flow) cung cấp cho thị trường rau Đà Nẵng,
tìm hiểu vai trò và mối quan hệ giữa các tác nhân trong các kênh ngành hàng
cung cấp rau cho thị trường Đà Nẵng và những thuận lợi cũng như cản trở đối
với từng tác nhân. Nghiên cứu tập trung vào kênh tiêu thụ của 4 vùng khác
nhau. Nghiên cứu cho thấy rằng mối quan hệ giữa các vùng sản xuất và các chợ
phụ thuộc vào khoảng cách từ vùng sản xuất tới các chợ. Các tác nhân tham gia
trực tiếp vào thị trường, đặc biệt là người sản xuất và người thu gom nhằm tăng
thu nhập, tạo sự cạnh tranh cao hơn [20].
Tác giả Đinh Đức Huấn (2017), “Nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu
thụ rau sạch tại trung tâm kỹ thuật rau hoa quả Đà Nẵng”, trên cơ sở kết quả
điều tra khảo sát tình hình sản xuất và tiêu thụ rau sạch tại Trung tâm kỹ thuật
rau hoa quả Đà Nẵng, nghiên cứu phân tích một số yếu tố gây ảnh hưởng đến
quá trình sản xuất rau sạch, đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ
rau sạch đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa quá trình
sản xuất và tiêu thụ rau sạch [13].
Tóm lại, những nghiên cứu trong và ngoài nước đã tạo nền tảng về
phương pháp nghiên cứu cho đề tài “QLNN đối với thị trường RAT trên địa

4


bàn thành phố Đà Nẵng”. Những nội dung QLNN đối với thị trường RAT trên

địa bàn thành phố Đà Nẵng tiếp tục phải được triển khai nghiên cứu. Chính vì
thế, việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp đồng bộ để hoàn thiện QLNN đối
với thị trường RAT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là đòi hỏi cấp thiết, thể
hiện tính mới và không trùng với các công trình đã công bố trước đó.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên sở lý luận và thực trạng QLNN, đề xuất các giải pháp và kiến
nghị nhằm hoàn thiện QLNN đối với thị trường RAT trên địa bàn Thành
phố Đà Nẵng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về QLNN đối với thị trường
RAT.
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng QLNN đối với thị trường RAT trên
địa bàn Đà Nẵng.
- Đưa ra một số đề xuất về giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện
QLNN đối với thị trường RAT trên địa bàn Đà Nẵng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động QLNN đối với thị trường RAT
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian nghiên cứu và hiểu biết của cá nhân nên đề tài
tập trung nghiên cứu thực trạng thị trường RAT trên địa bàn Đà Nẵng trong 3
năm từ năm 2016 đến năm 2018, giải pháp đưa ra đến năm 2025.
Nội dung nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu thực trạng quản lý thị
trường RAT của các cơ quan QLNN, chủ yếu về các nội dung quản lý thị
trường của các chủ thể QLNN địa phương có liên quan.

5



5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài chủ yếu dùng phương pháp thu thập dữ liệu, phân tích các dữ liệu
sơ cấp và thứ cấp thu thập được.
Phương pháp thu thập dữ liệu là phương pháp cơ bản được sử dụng trong
các công trình nghiên cứu, nó góp phần quan trọng để đưa ra những nhận
định, đánh giá đúng đắn và có cơ sở khoa học. Các dữ liệu thu được từ hai
nguồn: Dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp:
Thông tin dữ liệu thứ cấp được lấy từ các nguồn sách báo, giáo trình, tạp
chí, internet và các tài liệu nghiên cứu có liên quan để phục vụ cho việc nghiên
cứu của đề tài. Khi đã có được kết quả điều tra tiến hành phân tích, tổng hợp
sau đó tiến hành xử lý bằng các phương pháp thống kê, phương pháp thủ công
nhằm làm cơ sở đánh giá thực trạng thị trường và quản lý thị trường RAT trên
địa bàn Đà Nẵng hiện nay.
Dữ liệu sơ cấp:
Đề tài thu thập dữ liệu sơ cấp bằng việc tiến hành điều tra chọn mẫu
nhóm tác giả thiết lập các phiếu điều tra bao gồm những câu hỏi lựa chọn
phương án trả lời về những vấn đề liên quan đến thực trạng thị trường RAT
và tình hình QLNN đối với thị trường RAT trên địa bàn Đà Nẵng và các câu
hỏi mở đi sâu vào tìm hiểu những ý kiến, kiến nghị của các chủ cơ sở kinh
doanh cũng như các cán bộ quản lý. Phiếu điều tra được gửi đến các đối
tượng khác nhau là những người tiêu dùng ở một số địa điểm trên địa bàn Đà
Nẵng, phiếu điều tra trắc nghiệm tại một số cơ sở kinh doanh RAT, tại Chi
cục Quản lý thị trường Đà Nẵng.
Đề tài phát ra 120 phiếu khảo sát, thu về 102 phiếu, có 90 phiếu hợp lệ
được sử dụng để phân tích đánh giá số liệu trong luận văn.
Đối tượng khảo sát là cán bộ quản lý và các chủ doanh nghiệp sản xuất,

6



kinh doanh RAT.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn đóng góp cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu, hoàn
thiện các nội dung về QLNN đối với một đối tượng cụ thể.
Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thông tin tổng quan về thực trạng QLNN
đối với thị trường RAT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; nguyên nhân của
những hạn chế và đề xuất những giải pháp hoàn thiện và tăng cường tổ chức
thực hiện QLNN đối với thị trường này.
Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công
tác nghiên cứu các nội dung liên quan đến khoa học về kinh tế nói chung và
chuyên ngành quản lý kinh tế nói riêng.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng, tài liệu tham khảo... luận
văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn QLNN đối với thị trường
RAT
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng QLNN đối với thị trường
RAT trên địa bàn Đà Nẵng
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện QLNN đối với thị trường RAT trên địa
bàn Đà Nẵng

7


CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG RAU AN TOÀN
1.1. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước đối với
thị trường

1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với thị trường
Sự phát triển của sản xuất hàng hóa, sự ra đời của nền kinh tế thị trường
đòi hỏi phải có sự QLNN đối với nền kinh tế mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nền
kinh tế thị trường cùng với cơ chế sản xuất của nó đã tạo ra lượng của cải vất
chất nhiều hơn tất cả các nền kinh tế trước nó làm ra. Cơ chế thị trường có
khả năng điều tiết nền sản xuất xã hội, phân bổ các nguồn tài nguyên vào các
khu vực sản xuất mà không cần một sự điều khiển nào. Cũng chính vì thể mà
nó tồn tại những khuyết tật mang tính cơ chế như thị trường phát triển tự phát,
đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích xã hội, cạnh tranh không lành mạnh, phân
hóa giàu nghèo… Những khuyết tật này chính bản thân thị trường không thể
sửa chữa mà cần tới một chủ thể khách quan đứng cao hơn thị trường để điều
tiết, đó chỉ có thể là Nhà nước [8, tr.16].
Quản lý có thể hiểu với ý nghĩa thông thường, phổ biến, với phạm vi rất
rộng là hoạt động nhằm tác động một cách có tổ chức của chủ thể vào đối
tượng nhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội và các hành vi của con
người, nhằm duy trì tính ổn định và sự phát triển của đối tượng theo những
mục tiêu đã định [8, tr.19].
QLNN về kinh tế là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà
nước lên nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực
kinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội có thể có, để đạt được các mục tiêu phát
triển kinh tế đất nước đặt ra trong điều kiện hội nhập và mở rộng giao lưu quốc
tế [8, tr.21].

8


Theo nghĩa rộng, QLNN về kinh tế dược thực hiện thông qua cả ba loại
cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp của Nhà nước.
Theo nghĩa hẹp, QLNN về kinh tế được hiểu như hoạt động quản lý có
tính chất Nhà nước nhằm điều hành nền kinh tế, được thực hiện bởi cơ quan

hành pháp (Chính phủ).
QLNN về kinh tế nhằm khắc phục những nhược điểm, hạn chế khuyết
tật của cơ chế thị trường đồng thời tạo điều kiện cho cơ chế thị trường hoạt
động hiệu quả. Nhà nước điều tiết, khống chế và định hướng các hoạt động
kinh tế trên thị trường việc hoạch định các chương trình, chiến lược và kế
hoạch phát triển cho từng vùng, từng khu vực nhưng thống nhất trong chiến
lược phát triển chung của toàn quốc gia.
Từ việc tìm hiểu các khái niệm về QLNN, QLNN về kinh tế và QLNN
về thương mại ta có khái niệm về QLNN về thị trường như sau:
“QLNN đối với thị trường là hoạt động của các cơ quan QLNN thông qua
các công cụ, phương pháp quản lý tác động đến thị trường nhằm xác định rõ
chiến lược, quy hoạch, chủ thể kinh doanh, nguồn gốc xuất xứ, hệ thống hạ tầng,
kênh phân phối sản phẩm… nhằm định hướng, dẫn dắt các chủ thể sản xuất,
kinh doanh thực hiện đúng và hiệu quả các quy định của Nhà nước đối với thị
trường”.
Từ các khái niệm được nêu ở trên ta thấy QLNN địa phương đối với thị
trường RAT là một bộ phận của QLNN về thị trường RAT.
1.1.2. Các nguyên tắc quản lý nhà nước đối với thị trường
(1) Nguyên tắc dân chủ, công bằng, công khai.
Dân chủ: có sự tham gia của tất cả các bên trong quá trình xây dựng, triển
khai và giám sát quản lý đối với thị trường gồm: Cơ quan quản lý, doanh nghiệp
sản xuất, Hợp tác xã, chủ đầu tư và đại diện của những hộ nông dân và người
tiêu dùng…
Công bằng: trong cùng một thời điểm, các đối tượng được quản lý và
giám sát như nhau trong việc sản xuất và kinh doanh mặt hàng cụ thể.
9


Công khai: Công khai các nguyên tắc, tiêu chuẩn sản xuất và sơ chế,
công khai các văn bản quản lý và quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng đối với mặt

hàng cụ thể.
(2) Nguyên tắc đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, lợi ích của
doanh nghiệp, hộ sản xuất và người tiêu dùng
Nhà nước là người vừa quyết định các chính sách liên quan đến quản lý
thị trường vừa là người đưa ra các biện pháp xử lý hài hoà lợi ích của doanh
nghiệp, hộ sản xuất và người tiêu dùng. Doanh nghiệp sản xuất hay hộ sản
xuất và kinh doanh hợp pháp khi tuân thủ đúng các quy trình, quy tắc sản
xuất, tuân thủ đúng Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp… một cách thoả
đáng theo quy định của pháp luật.
(3) Nguyên tắc quản lý kết hợp theo ngành và lãnh thổ: Nguyên tắc này
giúp các chủ thể và đối tượng quản lý biết vận dụng triển khai các văn bản
QLNN của ngành, đồng thời đánh giá sự phù hợp của các chính sách với tình
hình thực tế của địa phương.
(4) Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý:
Hiệu lực và hiệu quả của chính sách luôn là mục tiêu cuối cùng của các cơ
quan quản lý. Chính vì thế khi triển khai cần có những tiêu chí rõ ràng nhằm
đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả.
1.1.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với thị trường
1.1.3.1. Chủ thể quản lý, đối tượng quản lý và mục tiêu quản lý nhà nước
đối với thị trường
Chủ thể QLNN về thị trường là toàn bộ các cơ quan nhà nước có trách
nhiệm quản lý đối với thị trường.
- Trung ương: Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học - Công nghệ, Bộ Tài chính…
- Địa phương: Gồm các sở ban ngành như: UBND, Sở công thương, Sở
Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở kế hoạch đầu tư… Các phòng ban
cấp huyện…
10



Đối tượng QLNN về thị trường là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế - xã
hội, hộ sản xuất ở trung ương, địa phương và các đối tượng khác có liên quan
đến sản xuất và kinh doanh mặt hàng cụ thể.
Mục tiêu QLNN về thị trường là hình thành một thị trường cạnh tranh lành
mạnh. Giúp các nhà sản xuất, người tiêu dùng có cơ sở pháp lý trong sản xuất
kinh doanh.
1.1.3.2. Các nội dung quản lý nhà nước đối với thị trường rau an toàn
- Chiến lược và quy hoạch thị trường
Chiến lược phát triển thị trường bao gồm các hoạt động, biện pháp của
cơ quan nhà nước nhằm thúc thị trường phát triển theo hướng đồng bộ, bền
vững. Các chiến lược và quy hoạch về thị trường giúp định hướng thị trường
về cung, cầu, giá và kênh phân phối giúp các chủ thể quản lý, chủ thể kinh
doanh xác định rõ quyền và nghĩa vụ quả mình khi tham gia vào thị trường.
Để thực hiện chiến lược và quy hoạch thị trường, Nhà nước tạo điều kiện
thuận lợi cho các chủ thể thực hiện đầy đủ đúng pháp luật, tham gia phát triển
sản xuất, kinh doanh, liên doanh, liên kết tạo ra một thị trường rộng lớn... Bên
cạnh đó, Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi mục đích sử
dụng đất theo quy định của pháp luật để thúc đẩy tạo vùng sản xuất. Khuyến
khích phát triển trang trại, nhất là ở những nơi còn nhiều đất chưa sử dụng
hoặc khai thác chưa hiệu quả. Diện tích đất Nhà nước giao, cho thuê làm
trang trại theo yêu cầu sản xuất, kinh doanh phù hợp với điều kiện đất đai của
mỗi địa phương, với thời gian theo chu kỳ của dự án, tối đa là 50 năm [15].
Để thực hiện được điều đó Nhà nước thiết lập các cơ quan và hệ thống tổ
chức quản lý, sử dụng bộ máy này để hoạch định các chiến lược, quy hoạch,
chính sách, các văn bản pháp quy khác về quản lý thương mại. Nhà nước vừa
là người ban hành các chính sách, các quy định, vừa là người chịu trách
nhiệm tổ chức thực hiện nhằm đưa chúng vào thực tiễn hoạt động của các
doanh nghiệp. Trong quá trình đó, nhà nước sử dụng quyền lực, sử dụng
những công cụ quản lý để tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng và
11



có lợi cho các cá nhân, tổ chức sản xuát và kinh doanh RAT. Nếu môi trường
kinh doanh phù hợp, nghĩa là có sự đồng thuận, thống nhất giữa nhà nước và
doanh nghiệp.
- Chủ thể sản xuất, kinh doanh và nguồn gốc xuất xứ hàng hóa
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì Chủ thể kinh doanh
là Tổ chức, cá nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh (hoặc giấy phép đầu tư đối
với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) và thực hiện trên thực tế các hoạt
động kinh doanh thu lợi nhuận [19].
Các chủ thể sản xuất, kinh doanh phải được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ra quyết định thành lập, cho phép thành lập hoặc công nhận. Hiện nay,
khi Luật Doanh nghiệp năm 2014 có hiệu lực thì quy chế pháp lý về việc
thành lập các chủ thể kinh doanh và các doanh nghiệp nói riêng có nhiều thay
đổi theo hướng đơn giản hơn so với trước đây. Theo đó, các chủ thể sản xuất,
kinh doanh RAT là các loại hình doanh nghiệp thuộc phạm vi điều chỉnh của
Luật Doanh nghiệp cùng với hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, và hợp tác xã
trước đây chỉ cần đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Riêng với các chủ thể kinh doanh là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài, doanh nghiệp nhà nước, việc thành lập vẫn phải tuân theo những trình
tự thủ tục được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật tương ứng
đang có hiệu lực. Đây là đặc điểm xác lập tư cách chủ thể pháp lý độc lập của
các chủ thể kinh doanh, làm cơ sở để nhà nước thừa nhận và bảo vệ các chủ
thể kinh doanh trước pháp luật [4].
- Quản lý cơ sở hạ tầng và hệ thống kênh phân phối
(1) Quản lý cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố ảnh hưởng có tính quyết định
đến sự phát triển thị trường. Sản xuất, kinh doanh đỏi hỏi phải tuân thủ
nghiêm ngặt điều kiện và quy trình sản xuất. Nếu cơ sở hạ tầng, như giao

thông, hệ thống nhà lưới, nhà kính… không đảm bảo sẽ ảnh hưởng rất lớn đến
12


việc áp dụng các quy trình kỹ thuật và đảm bảo điều kiện cho sản xuất, kinh
doanh. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phải đi liền và phù hợp với quy hoạch
phát triển vùng sản xuất, nếu không nó sẽ làm giảm hiệu quả của đầu tư, thậm
chí lại có tác động tiêu cực đối với việc phát triển sản xuất. Như vậy, rất cần
thiết phải đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ tạo điều kiện thuận
lợi cho sản xuất phát triển ổn định nguồn cung ra thị trường vừa đảm bảo
VSATTP hạn chế được nhập các sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
(2) Quản lý hệ thống kênh phân phối
Cơ sở hạ tầng và hệ thống kênh phân phối có vai trò quan trọng trong
việc sản xuất và tiêu thụ hiệu quả. Cơ sở hạ tầng cho kinh doanh bao gồm hệ
thống cửa hàng, chợ đầu mối, siêu thị, đường giao thông. Hệ thống kênh phân
phối bao gồm: từ người sản xuất - người bán buôn - người bán lẻ - người tiêu
dùng, người sản xuất - người bán lẻ - người tiêu dùng, người sản xuất - người
tiêu dùng.
Nội dung quản lý cơ sở hạ tầng và hệ thống kênh phân phối của Nhà nước
tập trung vào các vấn đề cơ bản sau: Nhà nước phải trực tiếp quy hoạch các chợ
đầu mối, chuỗi cửa hàng, xây dựng hệ thống đường giao thông, nhà kho, sơ
chế… đầu tư hỗ trợ người nông dân về vốn, kỹ thuật… Hỗ trợ các địa phương
xây dựng quỹ vốn bình ổn giá trong đó có bình ổn mặt hàng, tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh chủ động nguồn vốn, giúp người dân
được dùng các sản phẩm với mức giá ổn định khi thị trường có nhiều biến động
về giá cả. Tăng cường quản lý hệ thống kênh phân phối theo kế hoạch và khuyến
khích các cá nhân, tổ chức tham gia đầu tư và phát triển mạng lưới phân phối
thương mại.
- Quản lý, kiểm tra chất lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp trên thị trường
Quản lý, kiểm tra chất lượng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường là một nội

dung quan trọng của nhà nước đối với thị trường, góp phần định hướng, dẫn
dắt các chủ thể tham gia sản xuất và cung cấp hàng hóa, dịch vụ một cách
hiệu quả. Quản lý và kiểm soát chất lượng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường
13


tập trung vào các nội dung chủ yếu sau: Cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở
đủ điều kiện sản xuất hàng hóa, dịch vụ. Ban hành các tiêu chuẩn cụ thể để
đánh giá chất lượng hàng hóa, dịch vụ. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận
lợi để các cơ sở sản xuất và kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hoạt động tốt trên
thị trường. Kiểm tra chặt chẽ các loại hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu và đặc biệt
là các loại hàng hóa không rõ nguồn gốc [15].
Trong quá trình kiểm tra, khi phát hiện nhà sản xuất không đảm bảo
điều kiện sản xuất, sơ chế, chế biến, không thực hiện đúng quy định và quy
trình sản xuất hàng hóa, dịch vụ, không thực hiện công bố sản phẩm phù hợp
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thì cơ quan quản lý yêu cầu nhà sản xuất thực
hiện ngay các biện pháp khắc phục, sửa chữa trong giới hạn thời gian cụ thể;
trong vòng 24 giờ phải báo cáo cơ quan kiểm tra để xử lý theo thẩm quyền;
trước khi tiếp tục đưa sản phẩm ra thị trường nhà sản xuất phải thông báo
bằng văn bản cho cơ quan kiểm tra.
Trong quá trình kiểm tra, khi phát hiện có dấu hiệu không đảm bảo chất
lượng thì đoàn kiểm tra được phép lấy mẫu sản phẩm. Nếu kết quả kiểm nghiệm
khẳng định sản phẩm không phù hợp thì cơ quan kiểm tra thông báo công khai
trên phương tiện thông tin đại chúng; tạm đình chỉ sản xuất, chế biến sản phẩm
không phù hợp để khắc phục vi phạm; tuỳ mức độ vi phạm cơ quan kiểm tra
kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt theo quy định.
1.1.4. Phương pháp và công cụ quản lý nhà nước đối với thị trường
1.1.4.1. Phương pháp quản lý nhà nước đối với thị trường
Các phương pháp QLNN đối với thị trường là tổng thể những cách thức
tác động có chủ đích của Nhà nước lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục

tiêu đã đề ra trong những điều kiện cụ thể về không gian và thời gian nhất
định. Các phương pháp QLNN nói chung và QLNN đối với thị trường nói
riêng có vai trò rất quan trọng trong hệ thống quản lý. Nó thể hiện cụ thể mối
quan hệ qua lại giữa Nhà nước với đối tượng và khách thể quản lý. Mối quan
hệ giữa Nhà nước với các đối tượng và khách thể quản lý rất đa dạng và phức
14


tạp. Vì vậy, các phương pháp quản lý thường xuyên thay đổi tuỳ theo tình
huống cụ thể nhất định, tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng đối tượng [8].
- Phương pháp hành chính
Phương pháp này là phương pháp tác động mang tính trực tiếp, dựa vào
mối quan hệ tổ chức của hệ thống quản lý, mà thực chất đó là mối quan hệ
giữa quyền uy và sự phục tùng. Phương pháp quản lý hành chính đối với thị
trường RAT là cách thức tác động trực tiếp của cơ quan quản lý thông qua các
quyết định dứt khoát có tính chất bắt buộc bằng các mệnh lệnh hành chính lên
các chủ thể quản lý và đối tượng kinh doanh trong quan hệ đất đai. Nó đòi hỏi
chủ thể kinh doanh phải chấp hành nghiêm chỉnh, nếu vi phạm sẽ bị xử lý
theo pháp luật.
- Phương pháp kinh tế
Là tổng thể các biện pháp kinh tế tác động vào hoạt động QLNN đối với thị
trường, Nhà nước hoặc chính quyền địa phương sử dụng động lực kinh tế để
kích thích, thu hút đầu tư hoặc xử lý những vi phạm liên quan đến QLNN đối
với thị trường.
Chính quyền có thể sử dụng các các chính sách như tiền thưởng, trợ cấp
hay hỗ trợ lãi suất tín dụng, hỗ trợ thuế nhằm tác động vào các nhà đầu tư, các
nhà kinh doanh trong hoạt động kinh doanh. Phương pháp này có ý nghĩa
quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển thị trường… như mở rộng quy
mô thị trường, đổi mới cơ sở vất chất, khoa học - công nghệ...
Phương pháp kinh tế về QLNN đối với thị trường là cách thức tác động

gián tiếp của cơ quan nhà nước vào chủ thể kinh doanh trên thị trường thông
qua các lợi ích kinh tế. Mặt mạnh của phương pháp kinh tế là ở chỗ nó tác
động vào lợi ích của đối tượng bị quản lý làm cho họ phải suy nghĩ, tính toán
và lựa chọn phương án hoạt động có hiệu quả nhất vừa đảm bảo lợi ích của
mình, vừa đảm bảo lợi ích chung của toàn xã hội. Từ đó, đối tượng chịu sự
tác động sẽ tự giác, chủ động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, không cần
có sự tác động thường xuyên như phương pháp hành chính.
15


Chính quyền địa phương tác động lên đối tượng quản lý trên cơ sở vận
dụng các phạm trù kinh tế, các đòn bẩy kinh tế, các định mức kinh tế - kỹ
thuật như miễn giảm tiền sử dụng đất, ưu đãi thuế xuất, nhập khẩu… Vì vậy,
phương pháp kinh tế là phương pháp mềm dẻo nhất, dễ thu hút đối tượng
quản lý và ngày càng mang tính phổ biến.
Phương pháp kinh tế giúp nâng cao trách nhiệm của tổ chức, cá nhân
giúp cho cơ quan nhà nước giảm bớt được nhiều công việc hành chính như
công tác kiểm tra, đôn đốc có tính chất sự vụ hành chính. Vì vậy, sử dụng
phương pháp này vừa tiết kiệm được chi phí quản lý, vừa giảm được tính chất
cứng nhắc hành chính, vừa tăng cường tính sáng tạo của các cơ quan, tổ chức,
cá nhân.
- Phương pháp tuyên truyền giáo dục
Là cách thức tác động của chính quyền địa phương vào nhận thức và tình
cảm của con người nhằm nâng cao tính tự giác và lòng nhiệt tình của họ trong
QLNN đối với thị trường nói riêng và trong hoạt động kinh kế - xã hội nói
chung. Tuyên truyền, giáo dục là một trong các phương pháp không thể thiếu
được trong công tác QLNN, bởi vì mọi đối tượng quản lý là quản lý con
người, mà con người là tổng hoà của nhiều mối quan hệ xã hội và ở họ có
những đặc trưng tâm lý rất đa dạng. Do đó, cần phải có nhiều phương pháp
tác động khác nhau trong đó có phương pháp giáo dục.

Thực tế, phương pháp giáo dục thường được kết hợp với các phương
pháp khác, hỗ trợ cùng với phương pháp khác để nâng cao hiệu quả công tác.
Nếu chúng ta tách rời phương pháp giáo dục với các phương pháp khác, tách
rời giáo dục với khuyến khích lợi ích vật chất, tách rời giáo dục với sự cưỡng
chế bắt buộc thì hiệu quả của công tác quản lý không cao, thậm chí có những
việc còn không thực hiện được. Nhưng nếu chúng ta kết hợp tốt, kết hợp một
cách nhịp nhàng, linh hoạt phương pháp giáo dục với các phương pháp khác
thì hiệu quả của công tác quản lý sẽ rất cao.
1.1.4.2. Công cụ quản lý nhà nước đối với thị trường
16


Là một chủ thể hoạt động trong hệ thống thương mại, thị trường cũng
chịu sự quản lý của các công cụ QLNN như kế hoạch hóa, các chính sách phát
triển kinh tế và thương mại hay pháp luật về thương mại.
- Công cụ pháp luật
Pháp luật là công cụ quản lý không thể thiếu của các cơ quan QLNN từ
cấp trung ương xuống cấp chính quyền địa phương. Cơ quan QLNN luôn thực
hiện quyền lực của mình bằng các văn bản quy phạm pháp luật để tác động
vào ý chí, điều chỉnh hành vi của đối tượng quản lý [8].
Trong QLNN đối với thị trường, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
bao gồm:
Ở cấp trung ương: là các văn bản luật do Quốc hội - cơ quan quyền lực
cao nhất nhà nước ban hành theo hình thức và thủ tục được quy định trong
Hiến pháp, đó là những văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất. Hoặc các văn
bản dưới luật như pháp lệnh và nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
Lệnh và quyết định của của chủ tịch nước; Nghị quyết, nghị định của Chính
phủ; quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định, chỉ thị, thông
tư của Bộ trưởng…
Ở cấp địa phương: các văn bản dưới luật là công cụ có vai trò quan

trọng nhất và được sử dụng phổ biến để duy trì trật tự an toàn xã hội trong
lĩnh vực thương mại, thực phẩm và an toàn thực phẩm. Các văn bản dưới luật
để QLNN đối với thị trường RAT của chính quyền địa phương gồm có Nghị
quyết của Hội đồng nhân dân; Quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân các
cấp. Các văn bản được ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của
cơ quan QLNN cấp trung ương hoặc văn bản do UBND ban hành để thi hành
nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Vấn đề sản xuất, kinh doanh gắn chặt với lợi ích vật chất và sức khỏe của
người dân nên dễ nảy sinh nhiều mâu thuẫn. Trong các mâu thuẫn đó có những
vấn đề phải dùng đến quyết định quản lý mới xử lý được. Do đó, các văn bản
quy phạm pháp luật được ban hành phải rõ ràng, đồng bộ và phù hợp với nguyện
17


vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân, hệ thống lưu trữ thông tin về thị
trường RAT chính xác, cùng với một đội ngũ công chức chuyên nghiệp mới có
thể giải quyết triệt để vấn đề.
- Công cụ Quy hoạch, kế hoạch
Trong QLNN đối với thị trường, quy hoạch, kế hoạch cho sự phát triển
của thị trường là công cụ quản lý quan trọng và là một nội dung không thể
thiếu được trong công tác QLNN đối với thị trường ở tất cả các cấp quản lý.
Quy hoạch, kế hoạch cho thị trường đảm bảo cho việc lãnh đạo, chỉ đạo
của chính quyền địa phương có sự thống nhất trong quản lý đối với thị trường.
Quy hoạch, kế hoạch khi được phê duyệt là cơ sở quan trọng để quyết định
mục đích, định hướng phát triển thị trường. Đây là một công việc khó khăn và
tốn kém cần có sự phối hợp thực hiện của nhiều cơ quan quản lý. Từ đó,
chính quyền địa phương sẽ kiểm soát được mọi diễn biến về tình hình thị
trường, ngăn chặn được việc kinh doanh không an toàn, ảnh hưởng đến sức
khỏe người dân. Đồng thời, thông qua quy hoạch, kế hoạch buộc các đối
tượng tham gia vào thị trường RAT tuân thủ các quy định của Nhà nước và

địa phương về việc tham gia thị trường.
- Công cụ chính sách
Từ góc độ QLNN, chính sách là những cách thức tác động của Nhà nước
vào các lĩnh vực của đời sống xã hội để đạt được mục tiêu định hướng. Chính
sách điều chỉnh những quan hệ ít mang tính ổn định, mềm dẻo, linh động.
Chính sách có tác động nhanh, kịp thời, mạnh mẽ và toàn diện đến nhận thức,
thái độ và hành vi của đối tượng bị tác động. Đặc biệt, chính sách điều chỉnh
động cơ, tạo động lực cho hành vi, hoạt động của các cá nhân và từng nhóm
đối tượng cụ thể [8].
Một số chính sách như:
Huy động và hỗ trợ vốn phát triển sản xuất RAT: Mục tiêu trực tiếp của
chính sách đầu tư trong nông nghiệp nước ta hiện nay là: xây dựng cơ sở vật
chất kỹ thuật và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ phù hợp với
18


×