tÝch hîp gi¸o dôc
tÝch hîp gi¸o dôc
b¶o vÖ m«i trêng
b¶o vÖ m«i trêng
trong m«n Tù nhiªn
trong m«n Tù nhiªn
vµ X· héi
vµ X· héi
Mét sè kiÕn thøc c¬ b¶n vÒ
M«i trêng vµ gi¸o dôc b¶o
vÖ m«i trêng
*Khái niệm
- Môi trường bao gồm các yếu tố tự
nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có
quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh
con người, có ảnh hưởng tới đời sống,
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con
người và thiên nhiên.
Môi trường là gì?
MôI
trường
Không gian sống
của con người
Lưu trữ và cung cấp
các nguồn thông tin
Chứa đựng các phế thải
do con người tạo ra
Chứa đựng các nguồn
Tài nguyên thiên nhiên
Chức năng chủ yếu
của môI trường
1. Môi trường cung cấp không gian sống của
con người và các loài sinh vật
Khoảng không gian nhất định do môi trường tự
nhiên đem lại, phục vụ cho các hoạt động sống con
người như không khí để thở, nước để uống, lương
thực, thực phẩm
Con người trung bình mỗi ngày cần 4m
3
không
khí sạch để thở, 2,5 lít nước để uống, một lượng lư
ơng thực thực phẩm để sản sinh ra khoảng 2000
-2400 calo năng lượng nuôi sống con người.
Như vậy, môi trường phải có khoảng không gian
thích hợp cho mỗi con người được tính bằng m
2
hay
hecta đất để ở, sinh hoạt và sản xuất.
2. Môi trường cung cấp các nguồn tài nguyên cần
thiết phục vụ cho đời sống và sản xuất của con người.
Để tồn tại và phát triển, con người cần các nguồn tài
nguyên để tạo ra của cải vật chất, năng lượng cần thiết cho
hoạt động sinh sống, sản xuất và quản lí. Các nguồn tài
nguyên gồm:
- Rừng: cung cấp gỗ, củi, dược liệu và cải thiện điều
kiện sinh thái.
- Các hệ sinh thái nông nghiệp cung cấp lương thực,
thực phẩm.
- Các thủy vực cung cấp nguồn nước, thuỷ hải sản, năng
lượng, giao thông thuỷ và địa bàn vui chơi giải trí
- Không khí, nhiệt độ, năng lượng mặt trời, gió, mưa
- Các loại khoáng sản, dầu mỏ cung cấp năng lượng và
nguyên liệu cho mọi hoạt động sản xuất và đời sống.
3. Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp các
nguồn thông tin
Con người biết được nhiều điều bí ẩn trong quá khứ
do các hiện vật, di chỉ phát hiện được trong khảo cổ
học; liên kết hiện tại và quá khứ, con người đã dự đoán
được những sự kiện trong tương lai. Những phản ứng
sinh lí của cơ thể các sinh vật đã thông báo cho con
người những sự cố như bão, mưa, động đất, núi lửa
Môi trường còn lưu trữ, cung cấp cho con người sự đa
dạng các nguồn gen, các loài động vật, các hệ sinh
thái tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên
4. Môi trường là nơi chứa đựng và phân huỷ các
phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống.
Con người đã thải các chất thải vào môi trường. Các
chất thải dưới sự tác động của các vi sinh vật và các
yếu tố môi trường khác như nhiệt độ, độ ẩm, không
khí... sẽ bị phân huỷ, biến đổi. Từ chất thải bỏ đi có
thể biến thành các chất dinh dưỡng nuôi sống cây
trồng và nhiều sinh vật khác, làm cho các chất thải trở
lại trạng thái nguyên liệu của tự nhiên. Nhưng sự gia
tăng dân số, đô thị hoá, công nghiệp hoá làm số lượng
chất thải tăng lên không ngừng dẫn đến nhiều nơi,
nhiều chỗ trở nên quá tải, gây ô nhiễm môi trường.
Thuỷ quyển (lớp vỏ lỏng không liên tục bao
quanh trái đất: nước ngọt, nước mặn).
Sinh quyển (khoảng không gian có sinh vật cư
trú- lớp vỏ sống của trái đất).
Thạch quyển hay địa quyển (lớp vỏ đất đá
ngoài cùng cứng nhất của trái đất).
Khí quyển (Lớp không khí dày bao bọc thuỷ và
thạch quyển).
Môi trường có các thành phần chủ
yếu nào ?
- Mưa a xít phá hoại dần thảm thực vật.
- Nồng độ carbonic tăng trong khí quyển, khiến
nhiệt độ trái đất tăng, rối loạn cân bằng sinh thái.
- Tầng ô zôn bị phá hoại làm cho sự sống trên trái
đất bị đe doạ do tia tử ngoại bức xạ mặt trời.
- Sự tổn hại do các hoá chất.
- Nước sạch bị ô nhiễm.
- Đất đai bị sa mạc hoá.
- Diện tích rừng nhiệt đới không ngừng suy giảm.
- Uy hiếp về hạt nhân.
Vấn đề môi trường toàn cầu
hiện nay là gì?
- Suy thoái môi trường đất: diện tích đất thoái hoá chiếm trên 50 diện tích
đất tự nhiên của cả nước.
- Suy thoái rừng: năm 1943, Việt Nam có khoảng 14, 3 triệu ha rừng
(43%), đầu năm 1999 chỉ còn 9,6 tri u ha rừng (28,8%). Trong đó 8,2
triệu ha rừng tự nhiên, còn 1,4 triệu ha rừng trồng.
- Suy giảm hệ thống sinh học: Việt Nam được coi là 10 trung tâm đa
dạng sinh học cao trên thế giới. Sự đa dạng sinh học thể hiện ở thành
phần loài sinh vật, đồng thời còn thể hiện ở sự đa dạng các kiểu cảnh
quan, các hệ sinh thái. Những năm gần đây, đa dạng sinh học đã bị suy
giảm hoặc mất nơi sinh cư do khai thác săn bắn quá mức và do ô nhiễm
môi trường.
Hiện trạng môi trường Việt Nam:
- Ô nhiễm môi trường không khí.
- Ô nhiễm môi trường nước.
- Quản lí chất thải rắn: Hiệu quả thu gom thấp, hiệu quả xử lí chưa đạt
yêu cầu, chưa có phương tiện đầy đủ và thích hợp để xử lí chất thải nguy
hại.
Gi¸o dôc
b¶o vÖ m«i trêng
* Khái niệm
- Giáo dục môi trường là một quá trình hình thành những
nhận thức về mối quan hệ giữa con người với môi trư
ờng, hình thành thái độ và hành động giải quyết các
vấn đề môi trường, bảo vệ và cải thiện môi trường.
+ Nhận thức đúng đắn về môi trường, tác động qua lại giữa
con người và môi trường (Về MT)
+ ý thức, thái độ thân thiện với MT (Vì môi trường)
+ Kĩ năng thực tế hành động trong môi trường: đánh giá
những vấn đề về môi trường, tổ chức hành động
(Trong MT)
Giáo dục bảo vệ môi trường là gì?
* Đặc trưng của giáo dục MT
+ GDMT mang tính địa phương cao
+ GDMT cần hình thành không chỉ nhận thức mà cả
hành vi
+ GDMT cần được tiến hành thông qua mọi môn học và
mọi hoạt động trong nhà trường.
- Tính đến đầu năm 2008 Việt Nam có gần 7 triệu hs
tiểu học, khoảng 323.506 GV tiểu học với gần 15.028
trường tiểu học. Đây là một tỉ lệ đông đảo trong dân cư,
là lực lượng quan trọng trong truyền bá, vận động
BVMT.
- Tiểu học là cấp học nền tảng, là cơ sở ban đầu rất quan
trọng trong việc đào tạo các em trở thành các công dân
tốt cho đất nước.
Môi trường Việt Nam và trên thế giới đang bị ô
nhiễm và bị suy thoái nghiêm trọng đã gây ảnh
hưởng tới chất lượng cuộc sống của một bộ phận
lớn cư dân trên trái đất.
Bảo vệ môi trường sống là bảo vệ ngôi nhà
chung của nhân loại. Bảo vệ môi trường đang là
vấn đề cấp bách, nóng bỏng không chỉ ở Việt
Nam mà cả trên toàn thế giới
Tại sao phải giáo dục bảo vệ môi trường?
Giáo dục bảo vệ môi
trường trong môn Tự
nhiên và xã hội ở cấp
tiểu học