Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Xây dựng và sử dụng đề kiểm tra theo hướng tiếp cận đánh giá xác thực trong dạy học chương nhiệt học vật lí 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 93 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HÀ ĐẠI ĐỒNG

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG ĐỀ KIỂM TRA THEO
HƯỚNG TIẾP CẬN ĐÁNH GIÁ XÁC THỰC TRONG
DẠY HỌC CHƯƠNG “NHIỆT HỌC”- VẬT LÍ 6

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN, 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HÀ ĐẠI ĐỒNG

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG ĐỀ KIỂM TRA THEO
HƯỚNG TIẾP CẬN ĐÁNH GIÁ XÁC THỰC TRONG
DẠY HỌC CHƯƠNG “NHIỆT HỌC”- VẬT LÍ 6
Ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lí
Mã số: 8.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Thị Thu Hiền

THÁI NGUYÊN, 2019



LỜI CAM ĐOAN
Luận văn: “Xây dựng và sử dụng đề kiểm tra tiếp cận đánh giá xác
thực trong dạy học chương "NHIỆT HỌC" - Vật lý 6” được thực hiện từ
tháng 01 năm 2019 đến tháng 4 năm 2019.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
và tài liệu trong luận văn là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kì
công trình nghiên cứu nào. Tất cả những tham khảo và kế thừa đều được trích
dẫn và
tham chiếu đầy đủ.
Thái Nguyên, tháng 04 năm 2019
Tác giả

Hà Đại Đồng


LỜI CẢM ƠN
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô giáo khoa Bộ
môn Phương pháp dạy học Vật lí và khoa Vật lí, trường Đại học Sư phạm - Đại
học Thái Nguyên đã giảng dạy và giúp đỡ em trong học tập và nghiên cứu luận
văn.
Em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS. TS. Lê Thị Thu Hiền,
người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Em xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo và các em học sinh
trường phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT Yên Lập đã hỗ trợ cho em tổ
chức thành công quá trình thực nghiệm sư phạm.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2019
Học viên
Hà Đại Đồng



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT....................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................vi
MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................2
4. Giả thuyết khoa học .........................................................................................2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................2
6. Phương pháp nghiên cứu. ................................................................................2
7. Đóng góp mới của đề tài..................................................................................3
8. Cấu trúc của luận văn ......................................................................................3
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐÁNH GIÁ XÁC
THỰC KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THCS ................................4
1.1. Đánh giá kết quả học tập của học sinh .........................................................4
1.1.1. Đánh giá.....................................................................................................4
1.1.2. Đặc trưng cơ bản của KTĐG theo xu hướng mới của thế giới .................4
1.1.3. Định hướng đổi mới đánh giá người học theo định hướng phát triển
năng lực của học sinh ..........................................................................................5
1.2. Đánh giá xác thực kết quả học tập môn Vật lí của học sinh THCS .............6
1.2.1. Quy trình xây dựng bài đánh giá thực trong dạy học Vật lí ......................7
1.2.2. Các kiểu nhiệm vụ thực có thể sử dụng trong đánh giá kết quả học
tập môn Vật lí của học sinh ...............................................................................10



1.2.3. Sử dụng đánh giá xác thực trong quá trình trong dạy học Vật lí ở
trường THCS .....................................................................................................14
1.3. Phân tích thực trạng đánh giá xác thực môn Vật lí ở THCS hiện nay .......26
1.3.1. Mục đích khảo sát....................................................................................26
1.3.2. Thời gian, địa điểm, đối tượng khảo sát..................................................27
1.3.3. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................27
1.3.4. Kết quả khảo sát ......................................................................................27
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ..................................................................................35
Chương 2: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG ĐỀ ĐÁNH GIÁ XÁC THỰC
TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG "NHIỆT HỌC" - VẬT LÍ 6.....................36
2.1. Mục tiêu kiểm tra đánh giá kết quả học tập chương"nhiệt học" Vật lí 6
THCS .................................................................................................................36
2.1.1. Mục tiêu DH chương “Nhiệt học”...........................................................36
2.1.2. Nội dung kiến thức chương “Nhiệt học”.................................................37
2.1.3. Mục tiêu KTĐG KQHT chương “Nhiệt học” .........................................39
2.2. Thiết kế đề kiểm tra đánh giá xác thực trong quá trình dạy học chương
"Nhiệt học", Vật lí 6 ..........................................................................................39
2.2.1. Xây dựng đề đánh giá xác thực ...............................................................39
2.3. Sử dụng đề đánh giá xác thực đã xây dựng trong dạy học chương “Nhiệt
học” - Vật lí 6 ....................................................................................................50
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..................................................................................52
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ......................................................53
3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm .................................................................53
3.2. Thời gian, địa điểm tổ chức thực nghiệm sư phạm ....................................53
3.3. Mẫu thực nghiệm sư phạm .........................................................................53
3.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ...........................................................53
3.4.1. Phương pháp quan sát..............................................................................53
3.4.2. Phương pháp thống kê toán học ..............................................................53



3.4.3. Phương pháp case - study ........................................................................54
3.5. Quá trình và kết quả thực nghiệm sư phạm................................................54
3.5.1. Tổ chức thực nghiệm sư phạm ................................................................54
3.5.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm.................................................................54
3.5.3. Kết quả phân tích định lượng ..................................................................57
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..................................................................................60
KẾT LUẬN.......................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................61
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

DH

Dạy học

ĐC

Đối chứng

ĐG

Đánh giá

ĐGXT


Đánh giá xác thực

ĐH

Đại học

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

GV

Giáo viên

HĐDH

Hoạt động dạy học

HS

Học sinh

KQHT

Kết quả học tập

KT

Kiểm tra


KTĐG

Kiểm tra đánh giá

NL

Năng lực

PPDH

Phương pháp dạy học

SGK

Sách giáo khoa

THPT

Trung học phổ thông

TL

Tự luận

TN

Thực nghiệm

TNSP


Thực nghiệm sư phạm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Thực trạng thực hiện các bước xây dựng đề kiểm tra Môn Vật lý
lớp 6, bậc THCS ..............................................................................27
Bảng 1.2. Thực trạng mức độ vận dụng đánh giá thực trong dạy học môn
Vật lí ở THCS..................................................................................28
Bảng 1.3: Đánh giá về mức độ hiểu biết về sự hữu ích của ĐGXT..................30
Bảng 1.4. Đánh giá về ưu điểm, lợi thế của KTĐG theo hướng đánh giá xác
thực đối với hoạt động học tập của học sinh...................................32
Bảng 1.5: Các khó khăn thường gặp trong việc vận dụng đánh giá xác thực
trong quá trình DH môn Vật lý, lớp 6 bậc THCS ...........................33
Bảng 3.1: Bảng điểm kiểm tra của các nhóm....................................................57
Bảng 3.2: Bảng điểm kiểm tra của cá nhân .......................................................58

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




DANH MỤC CÁC HÌNH
Biểu đồ 1.1. Mức độ phổ biến của đánh giá xác thực trong dạy học môn Vật
lí ở THCS ......................................................................................29
Biểu đồ 1.2: Mức độ thiết kế KTĐG theo định hướng đánh giá xác thực ........30


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




KTĐG là khâu cuối cùng của quá trình dạy học, là một khâu không thể
tách rời quá trình dạy học, giúp đánh giá toàn bộ kết quả dạy và học của người
học. Nhưng, kiểm tra đánh giá cũng là một hoạt động độc lập với quá trình dạy
học, kết quả kiểm tra đánh giá sẽ là đòn bẩy thúc đẩy quá trình dạy học; giúp
GV và HS điều chỉnh hoạt động dạy và học phù hợp để nâng cao kết quả học
tập của người học.
Định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới (sau 2019) đối với các
môn học nói chung và môn Vật lí nói riêng là phát triển năng lực người học,
giúp HS biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Do vậy, bắt buộc GV phải thay
đổi phương pháp, hình thức dạy học hướng vào NL người học và hoạt động
KTĐG cũng kéo theo bắt buộc phải thay đổi để phù hợp với định hướng dạy
học.
Vật lí là môn học gắn nhiều với thực tiễn, các kiến thức Vật lí đều bắt đầu
từ thực tiễn và dùng để giải quyết các bài toán thực tiễn của cuộc sống. Do vậy
trong quá trình dạy học Vật lí cần gắn kiến thức với bối cảnh thực của cuộc
sống giúp HS nâng cao năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Đặc biệt đối

với HS THCS, kiến thức Vật lí chủ yếu dừng lại ở mức độ tiếp cận các khái
niệm và chủ yếu phương pháp dạy học là định hướng HS tự hoạt động, tự làm
thí nghiệm và chiếm lĩnh tri thức dưới sự dẫn dắt của GV.
Với các hình thức KTĐG hiện nay, một trong những hình thức mang lại
hiệu quả cao trong quá trình dạy học chính là đánh giá xác thực kết quả học tập
của HS, giúp đánh giá quá trình thực hiện và trình diễn của HS trong quá trình
học tập Vật lí, đo được chính xác kiến thức, kĩ năng học tập Vật lí của học sinh.
Học sinh lớp 6 là học sinh đầu cấp THCS, mới bắt đầu tiếp xúc với môn
Vật lí nên rất cần thiết đổi mới dạy học Vật lí gắn với bối cảnh thực để giúp HS
lớp 6 yêu thích, hứng thú hơn với môn học Vật lí. Từ những phân tích trên
chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: "Xây dựng và sử dụng đề kiểm tra tiếp cận
đánh giá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




xác thực trong dạy học chương "NHIỆT HỌC" - Vật lý 6" cho luận văn của
mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thiết kế đề kiểm tra theo hướng tiếp cận đánh giá xác thực
và sử dụng sau khi học chương “Nhiệt học” - Vật lí 6 nhằm đánh giá xác thực
kết quả học tập của học sinh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động ĐG trong bối cảnh thực trong dạy
học Vật lí THCS.
- Phạm vi nghiên cứu: ĐG xác thực trong dạy học Vật lí sau khi học
chương “NHIỆT HỌC” - Vật lí 6.
4. Giả thuyết khoa học
Đề xuất quy trình và thiết kế đề kiểm tra theo hướng tiếp cận đánh giá

xác thực trong dạy học chương “NHIỆT HỌC” thì sẽ đánh giá xác thực được
kết quả học tập của học sinh THCS
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu khái niệm, quy trình thiết kế và sử dụng đề kiểm tra đánh
giá thực trong dạy học Vật lí ở trường THCS.
- Phân tích thực trạng đánh giá xác thực kết quả học tập môn Vật lí của
HS THCS.
- Xây dựng hệ thống đề đánh giá xác thực chương “Nhiệt học” - Vật lí 6.
- Tổ chức TNSP để kiểm nghiệm tính khả thi của các đề đã xây dựng và
chứng minh giả thuyết khoa học.
6. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu sách báo, tài liệu có liệ
quan đến ĐG xác thực
- Phương pháp điều tra, khảo sát: Tổ chức quan sát giờ dạy Vật lí, điều
tra GV và HS về hoạt động đánh giá xác thực trong dạy học Vật lí lớp 6 của
trường THCS.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




- Phương pháp TNSP: Tổ chức sử dụng kiểm tra đánh giá học sinh theo
các đề kiểm tra đã đề xuất trong dạy học Vật lí 6 để kiểm nghiệm giả thuyết
khoa học của đề tài đề ra.
- Phương pháp thống kê toán học: Dùng phần mềm Exel; dùng các công
thức và thuật toán đề xử lí số liệu thu thập trong đề tài.
7. Đóng góp mới của đề tài
- Về lý luận: Đưa ra được các khái niệm về đánh giá xác thực, quy trình
xây dựng và sử dụng đề KTĐG xác thực.
- Về thực tiễn: Phân tích được thực trạng KTĐG xác thực môn Vật lí ở

trường THCS; thiết kế được một số đề đánh giá xác thực trong dạy học chương
"Nhiệt học", Vật lí 6.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2: Xây dựng và sử dụng đề đánh giá xác thực trong dạy học
chương "Nhiệt học" - Vật lí 6
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐÁNH GIÁ XÁC THỰC KẾT
QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Đánh giá kết quả học tập của học sinh
1.1.1. Đánh giá
Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập và xử lý thông tin về trình
độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh, về tác động và nguyên
nhân của tình hình đó, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo
viên và nhà trường, cho bản thân học sinh để họ học tập ngày càng tiến bộ hơn.
Có 03 loại đánh giá:
- Đánh giá chẩn đoán: Được sử dụng đánh giá trước khi tổ chức dạy học
một chủ đề, kiến thức nào đó nhằm giúp giáo viên nắm được tình hình nhưng
kiến thức liên quan đã có trong học sinh, những điểm học sinh đã nắm vững,
những lỗ hổng cần bổ khuyết,... để điều chỉnh nội dung và hình thức, phương
pháp dạy học phù hợp với học sinh.
- Đánh giá từng phần: Được sử dụng trong bất kì một giai đoạn nào của

quá trình dạy học giúp phản hồi kết quả học tập của người học giúp giáo viên và
học sinh kịp thời điều chỉnh cách dạy và cách học, ghi nhận kết quả từng phần
để tiếp tục thực hiện chương trình một cách vững chắc.
- Đánh giá tổng kết: Được sử dụng đánh giá xếp loại học sinh so với
chuẩn quy định, thường được tổ chức sau một học kì hoặc năm học, khóa học
để đánh giá học sinh sau một giai đoạn học tập nhất định.
- Ra quyết định: Đây là khâu cuối cùng của quá trình đánh giá, dựa vào
những định hướng đã nêu trong khâu đánh giá, giáo viên quyết định những biện
pháp cụ thể để giúp đỡ học sinh hoặc giúp đỡ chung cho cảc lớp về những thiếu
sóy phổ biến hoặc có những sai sót đặc biệt.
1.1.2. Đặc trưng cơ bản của KTĐG theo xu hướng mới của thế giới
- Đánh giá kết quả học tập: Xác định thành quả đạt được của người học;
so sánh đối chiếu xếp loại người học sau một quá trình học tập. Không quá coi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




trọng hoạt động và biểu hiện của học sinh trong quá trình học. Đánh giá kết quả
học tập tập trung vào xác định thành tích học tập của học sinh.
- Đánh giá phát triển: Ngược lại đánh giá kết quả học tập, đánh giá phát
triển tập trung vào đánh giá vì sự tiến bộ của người học; tập trung đánh giá
người học theo các tiêu chí để xác định những kiến thức, kĩ năng và năng lực
của người học trong quá trình học tập.
- Đánh giá thực tiễn (đánh giá xác thực): Là đánh giá cả thành tích học
tập của học sinh và vì sự phát triển của người học, tập trung đánh giá người học
về việc áp dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đề trong bối cảnh
thực của cuộc sống.
- Đánh giá sáng tạo: Với cách đánh giá này, HS làm việc theo nhóm và
sản phẩm cuối cùng là kết quả của cả nhóm chứ không phải của từng cá nhân;

HS là người thực hiện nhưng cũng đồng thời là người đánh giá kết quả, vv.
Cách KTĐG như vậy chắc chắn sẽ giúp cho HS hiểu rất rõ về nội dung bài học,
và thực sự tạo điều kiện HS trở nên tích cực, chủ động và sáng tạo, để việc đổi
mới phương pháp không còn là một lời hô hào chung chung nữa.
1.1.3. Định hướng đổi mới đánh giá người học theo định hướng phát triển
năng lực của học sinh
Hiện nay, xu hướng đổi mới dạy học của Việt Nam đang chuyển từ tiếp
cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học, đề án đổi mới nội dung chương
trình sách giáo khoa sau 2015 đang được Nhà nước quan tâm. Trong khi đó,
kiểm tra đánh giá là một khâu không thể tách rời quá trình dạy học và cần đổi
mới đồng bộ với nội dung chương trình và phương pháp dạy học. Vì vậy định
hưởng đổi mới đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực
người học như sau:
- Chuyển từ coi trọng đánh giá kết thúc đang coi trọng đánh giá quá
trình: Không nên tuyệt đối hóa các loại hình đánh giá kết quả học tập của học
sinh, cần phải chuyển từ chủ yếu sử dụng đánh giá kết quả học tập cuối môn
học, khóa học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




nhằm mục đích xếp hạng, phân loại học sinh sang sử dụng đa dạng các loại hình
đánh giá, coi trọng đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì sau từng phần kiến
thức, từng chương nhằm mục đích phản hồi kết quả học tập của học sinh để
giáo viên và học sinh cùng điều chỉnh phương pháp giảng dạy và học tập.
Cần phải làm cho cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh thay đổi quan
niệm về đánh giá là một hoạt động độc lập với quá trình dạy học sang việc tích
hợp đánh giá vào quá trình dạy học, xem đánh giá là một hoạt động của quá
trình dạy

học
- Chuyển từ coi trọng đánh giá kiến thức, kĩ năng sang đánh giá năng lực
của người học: Trước đây chủ yếu là sử dụng đánh giá dựa trên việc ghi nhớ,
hiểu và vận dụng kiến thức, để đánh giá phát triển năng lực người học cần tiếp
cận đánh giá năng lực vận dụng, năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn, cần
quan tâm đến đánh giá năng lực tư duy của học sinh.
- Chuyển từ đánh giá một chiều sang đánh giá đa chiều: Cần phải thay
đổi việc chỉ có giáo viên đánh giá học sinh sang hình thức giáo viên và học sinh
cùng đánh giá; đẩy mạnh phát triển năng lực tự đánh giá của học sinh và đánh
giá đồng đẳng (học sinh tự đánh giá lẫn nhau).
- Ứng dụng công nghệ thông tin và các phương tiện hiện đại trong kiểm
tra đánh giá: Với sự phát triển như hiện nay của công nghệ thông tin và truyền
thông, cần phải biết ứng dụng các tiện ích của công nghệ như sử dụng các phần
mềm kiểm tra đánh giá, các phương tiện truyền thông, phương tiện kĩ thuật hiện
đại hỗ trợ tất cả các khâu của quá trình đánh giá kết quả học tập của học sinh.
1.2. Đánh giá xác thực kết quả học tập môn Vật lí của học sinh Trung học
cơ sở
Đánh giá xác thực (hay còn gọi là đánh giá thực) là loại hình đánh giá
đánh giá năng lực qua các hoạt động thực tiễn hoặc đánh giá năng lực thực hành
thông qua khả năng thực hiện các nhiệm vụ thực tế trong cuộc sống của người
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




học. Việc tổ chức đánh giá thực được thực hiện trong không gian thực, gắn với
cuộc sống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





hàng ngày của học sinh.
Sử dụng đánh giá thực có thể đánh giá chính xác được một số năng lực
của học sinh như năng lực vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn; năng lực thực
hành vật lí; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tự học; năng lực hợp tác...
Sản phẩm của bài thi đánh giá thực là yêu cầu học sinh thực hiện các sản
phẩm thực chứ không phải trả lời các câu hỏi thông thường. Do vậy, bắt buộc để
thực hiện được bài đánh giá thực trong dạy học Vật lí thì học sinh phải thực hiện
cả một quá trình chứ không phải là một bài làm trên giấy. Do vậy, khi xây dựng
tiêu chí đánh giá thực cần xây dựng đánh giá cho cả quá trình thực hiện tạo ra
sản phẩm chứ không phải chỉ đánh giá chất lượng sản phẩm.
1.2.1. Quy trình xây dựng bài đánh giá thực trong dạy học Vật lí
Thông thường, để xây dựng một bài đánh giá thực trong dạy học Vật lí
cần tuân thủ theo 4 bước sau:
- Xác định mục tiêu bài đánh giá thực: Trước khi tiến hành giao nhiệm
vụ thực cho học sinh, giáo viên cần xác định mục tiêu đánh giá là gì? Cần đánh
giá năng lực nào? Và các mục tiêu đánh giá kiến thức, kĩ năng gì? Và mục tiêu
đo đánh giá quá trình thực hiện của học sinh như thế nào?
+ Mục tiêu đánh giá về mặt kiến thức: Cần phải chỉ ra các kiến thức mà
học sinh có thể biết để vận dụng vào quá trình thực hiện sản phẩm.
+ Mục tiêu về kĩ năng: Cần đưa ra mô tả các kĩ năng mà học sinh đạt
được thông qua quá trình thực hiện kiểm tra.
+ Mục tiêu về năng lực: Mô tả những năng lực và phẩm chất mà học sinh
đạt được trong quá trình học tập thông qua bài kiểm tra.
- Xác định các nhiệm vụ thực trong dạy học Vật lí: Vật lí mà môn khoa
học thực nghiệm, học Vật lí gắn liền với thực tiễn cuộc sống, do vậy các nhiệm
vụ thực trong dạy học Vật lí có thể lựa chọn để đưa vào bài đánh giá thực
thường là yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có vào thực hiện

một vấn đề đặt ra trong thế giới thực như yêu cầu học sinh thực hiện các dự án
học tập liên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




quan đến kiến thức Vật lí, các câu hỏi kiến tạo nội dung kiến thức; thiết kế mô
hình thí nghiệm hoặc thiết kế các thí nghiệm vật lí từ các vật liệu đơn giản;
hoặc các bài viết về ứng dụng vật lí trong kĩ thuật và đời sống thực tiễn...
- Xây dựng tiêu chí đánh giá cho bài kiểm tra: Bài đánh giá thực khác
với các bài kiểm tra thông thường do vậy để có thể đánh giá chính xác bài kiểm
tra của học sinh, cần xác định các tiêu chí đánh giá ngay từ khi giao đề bài
kiểm tra cho học sinh để học sinh có thể biết được các tiêu chí và mức độ tối đa
cần đạt được.
Mỗi bài đánh giá thực yêu cầu học sinh thực hiện các kiểu nhiệm vụ khác
nhau, do vậy không có một bộ tiêu chí nào cho phù hợp với tất cả các đề đánh
giá thực mà chỉ có các tiêu chí cơ bản để căn cứ vào đó điều chỉnh cho phù hợp
với các kiểu đề đánh giá thực khác nhau.
Các tiêu chí đánh giá bài kiểm tra thực cần bám vào mục tiêu kiểm tra;
nhiệm vụ học sinh thực hiện: Thông thường bộ tiêu chí thường gồm 2 phần
chính là tiêu chí đánh giá sản phẩm học sinh đề ra và tiêu chí đánh giá quá
trình làm việc của học sinh (thông qua quan sát, thông qua đánh giá cá nhân và
đánh giá nhóm, thông qua phỏng vấn...)
Những đặc trưng của một tiêu chí tốt bao gồm: Được phát biểu rõ ràng;
Ngắn gọn; Quan sát được; Mô tả hành vi; Được viết để sinh viên hiểu được
- Xây dựng Rubrics cho bài đánh giá thực: Với việc sử dụng rubrics
làm công cụ ĐG sẽ đánh giá được toàn diện người học, từ kết quả học tập đến
năng lực người học. Mỗi một nhiệm vụ yêu cầu HS phải có tư duy bậc cao
(phân tích, tổng hợp và sáng tạo) đồng thời yêu cầu HS phải thảo tăng cường

thảo luận, hợp tác với bạn bè, thầy cô để thực hiện nhiệm vụ. Với rubrics, HS
được thử thách áp dụng những gì họ đã học được vào thực hiện các nhiệm vụ
trong thế giới thực để từ đó giúp GV và HS thấy được kiến thức, kĩ năng và
năng lực thực hiện của HS ở mức độ nào nhằm giúp GV và HS điều chỉnh
phương pháp dạy học hướng vào việc nâng cao kết quả học tập của HS.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Sử dụng Rubrics làm công cụ đánh giá thực sẽ giúp đo lường cả quá trình
học tập của HS vì Rubrics không chỉ đánh giá kết quả học tập của HS mà đánh
giá quá trình thực hiện của HS. Với công cụ ĐG Rubrics, GV hoàn toàn có thể
ĐG người học bằng điểm số theo các tiêu chí đã quy định đối với sản phẩm mà
HS nộp lại; ngoài ra Rubrics giúp rèn luyện cho HS khả năng tự đánh giá và
đánh giá đồng đẳng vì Rubrics là các ma trận hai chiều, mô tả các tiêu chí ĐG
do đó trong các ĐG trình diễn thông qua các nhiệm vụ thực, người ta có thể thiết
kế các Rubrics để HS tự ĐG hoặc HS tham gia ĐG bạn (ĐG đồng đẳng; Rubrics
là công cụ phản hồi hiệu quả kết quả học tập của HS vì với Rubrics, GV và HS
đều có những phản hồi chính xác về kiến thức mà HS có được, kĩ năng mà HS
có thể vận dụng được một cách chi tiết và chính xác và hoàn toàn khách quan,
không chủ quan phụ thuộc nhận xét của GV về HS hoặc HS tự ĐG HS.
Với bài đánh giá thực, sau khi xây dựng tiêu chí đánh giá cho bài kiểm
tra, cần có một bảng mô tả mức độ hoàn thành công việc của học sinh theo các
tiêu chí. Khi đó người ta thường sử dụng bảng mô tả (hay gọi là Rubric) để cụ
thể hóa các mức độ đạt được của bài kiểm tra so với tiêu chí đặt ra.
Với kĩ thuật Rubrics, giáo viên không những đánh giá được những kiến
thức mà học sinh nắm được mà còn đánh giá được cả kĩ năng vận dụng kiến
thức trong quá trình thực hiện bài kiểm tra một cách chính xác và khách quan

nhất.
Ví dụ: Có thể thiết kế Rubric cho một bài đánh giá thực như sau:
RUBRIC ĐÁNH GIÁ BÀI ĐÁNH GIÁ THỰC
Tốt
Khá
Trung bình
Tiêu chí
(4-5 điểm)
(3- <4 điểm)
(1- <2 điểm)
Mô tả chi tiết các Mô tả chi tiết các Mô tả chi tiết các
hoạt động, chỉ số hoạt động, chỉ số
hoạt động, chỉ số
hành vi đáp ứng nội hành vi đáp ứng
Nội dung hành vi đáp ứng
nội dung 1 mức độ dung 1 mức Khá
nội dung 1 mức độ
1
tốt
Trung bình
Nội dung ....
2
Nội dung ...

....

....

Cần cố gắng
(< 1 điểm)

Mô tả chi tiết
các hoạt động,
chỉ số hành vi
đáp ứng nội
dung 1 mức độ
Cần cố gắng
...

..

....

....

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1.2.2. Các kiểu nhiệm vụ thực có thể sử dụng trong đánh giá kết quả học tập
môn Vật lí của học sinh
1.2.2.1. Đánh giá thực thông qua các bài tập gắn với thực tiễn
Đây là dạng bài tập gắn với các nhiệm vụ học sinh phải thực hiện mới có

thể hoàn thành được. Có thể giao cho học sinh viết một bài luận ngắn về một
chủ đề (ví dụ như chủ đề: Cách chữa các tật cận thị ở mắt; tác dụng của lực ma
sát; tiết kiệm năng lượng); có thể yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ hay bản đồ khái
niệm về kiến thức đã học và có minh họa thực tế cuộc sống; có thể yêu cầu học
sinh thực hiện các bước của một bài thí nghiệm Vật lí...
Hình thức đánh giá này thường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức, kĩ
năng để tạo ra một sản phẩm cụ thể, học sinh bắt buộc phải trình bày sản phẩm
của mình trước giáo viên hoặc hội đồng nghiệm thu.
Ngoài ra có thể giao các bài tập với một chủ đề lớn hơn và thời gian để
hoàn thành sản phẩm dài hơn và có thể yêu cầu học sinh làm việc nhóm để hoàn
thành sản phẩm nếu cần, các loại bài tập đó thường là các đề tài nghiên cứu
khoa học; báo cáo thí nghiệm Vật lí; thiết kế một thí nghiệm thực Vật lí; các
bài báo khoa học; các báo cáo vấn đề Vật lí dưới dạng Poster; các luận văn tốt
nghiệp,...
Ví dụ: Em hãy vận dụng kiến thức đã học về Mắt và các dụng cụ quang
học để điều tra mức độ học sinh THCS bị cận thị tại trường học và đề xuất cách
khắc phục?
+ Đối tượng: Học sinh lớp 6,7,8
+ Thời gian: 2 tuần
+ Địa điểm: Trường học
+ Hình thức: Hoạt động theo nhóm
+ Yêu cầu sản phẩm:
Nội dung bản báo cáo gồm: Thực trạng cận thị ở trường của em, đề xuất
các phương án chống cận thị cho trẻ em học tại các trường THCS.
Hình thức bản báo cáo: Bản trình bày powpoint, poster: gồm những hình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





ảnh, video clip phỏng vấn học sinh về việc sử dụng điện lãng phí ở trường.
+ Tiêu chí đánh giá:
TT
1

2

3

Tiêu chí

Điểm tối đa

Yêu cầu

Sản phẩm

4

Đầy đủ nội dung

1

Số liệu đáng tin cậy

1

Có sản phẩm
nôp cho giáo
viên


Đề xuất được các phương án khả thi

1

Báo cáo trình bày khoa học

1

Trình bày báo cáo

3

Trình bày powpoint ngắn gọn, rõ ràng

1

Ngôn ngữ trình bày

1

Trả lời được các câu hỏi của giáo viên

1

Đánh giá quá trình làm việc nhóm

3

Biên bản làm việc nhóm


1

Hoạt động của nhóm

1

Quá trình thực hiện nhóm

1

Có báo cáo
power point và
báo cáo poster
Có biên bản
nhật kí làm
việc
nhóm,
phiếu đánh giá
cá nhân, nhóm

+ Xây dựng rubric đánh giá:
Tiêu chí

Đầy đủ
nội dung
Nội
dung

Số liệu

đáng tin
cậy

Tốt
+ Điều tra được thực
trạng cận thị ở
trường của em
+ Những nguyên
nhân gây cận thị
+ Đề xuất được các
biện pháp phong
chống cận thị trường
học
+ Có bảng số liệu
cận thị của từng học
sinh trong từng lớp

Khá
+ Điều tra được
thực trạng cận thị
ở trường của em
+ Những nguyên
nhân gây cận thị
ở trường học

Trung bình
+ Điều tra
được
thực
trạng cận thị ở

trường của em

+ Có bảng số liệu + Có bảng số
cận thị của từng liệu cận thị
học sinh trong của từng học
từng lớp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Tiêu chí

Tốt
+ Sử dụng phiếu
quan sát, phỏng vấn
trực tiếp để đánh giá
thực trạng
+ Phiếu phỏng vấn
học sinh, giáo viên,
phụ huynh
Đề xuất được các
Đề xuất phương án khả thi,
được
dễ thực hiện; trình
phương bày được cơ sở của
án khả thi phương án hoặc các
giải pháp nếu có
Trình bày Bài powerpoin có

powpoint nhiều hình ảnh và
ngắn gọn, các clip sắp xếp phù
rõ ràng
hợp vào các nội
dung cần truyền tải

Hình
thức

Hoạt
động
nhóm

Khá
Trung bình
+ Sử dụng phiếu sinh
trong
quan sát, phỏng từng lớp
vấn trực tiếp để
đánh giá thực
trạng

Đề xuất được
một số phương
án khả thi nhưng
tiến hành phức
tạp

Không đề xuất
được phương

án
phòng
chống tật cận
thị

Bài powerpoin
có một số hình
ảnh

clip
nhưng một số
không phù hợp
với nội dung cần
nói
Ngôn ngữ Bài powerpoin đẹp Bài powerpoin rõ
trình bày với hình nền, chữ ràng dễ theo dõi
viết nổi bật gây
hứng thú cho người
xem

Bài powerpoin
không có hình
ảnh và clip

Trả
lời
được các
câu hỏi
của giáo
viên

Biên bản
làm việc
nhóm

Bài powerpoin
khó theo dõi
do không nhìn
rõ chữ

Trả lời được hầu hết Trả lời được một Không trả lời
các câu hỏi
số câu hỏi
được

Biên bản làm việc - Biên bản làm - Biên bản làm
nhóm chi tiết
việc nhóm phân việc
nhóm
- Phân chia rõ ràng chia rõ.
thiếu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




×