Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI HÌNH THÀNH một số DẠNG TOÁN ở TIỂU học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.86 KB, 3 trang )

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI
HÌNH THÀNH MỘT SỐ DẠNG TOÁN Ở TIỂU HỌC
1.Đặt vấn đề
Đổi mới phương pháp dạy học để đang thực hiện chuyển từ chương trinhg Giáo
dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học. Nghĩa là từ chỗ quan tâm đến
việc học sinh học được cái gì sang chỗ học sinh vận dụng được cái gì qua tiết học. Để
làm được điều đó, phải chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “ Truyền thụ một
chiều” sang dạy cách học, rèn kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Muốn vậy
giáo viên cần có những phương pháp dạy học phù hợp nhằm kích thích tích cực, chủ
động sáng tạo của học sinh. Ở Tiểu học, một số dạng Toán rất gần gủi với đời sống
sinh hoạt của học sinh. Tuy nhiên, lâu nay học sinh được tiếp cận một cách nặng lí
thuyết, dẫn đến học sinh khó hiểu, hiểu một cách máy móc, chóng quyên, đặc biệt tạo
không khí nặng nề cho tiết học.
Sau đây là một số cách đưa kiến thức toán vào một số trò chơi để giúp các em
tiếp thu một cách nhẹ nhàng hơn, hiệu quả hơn.
2. Tổ chức trò chơi nhằm hình thành dạng Toán “ Tìm hai số khi biết tổng
và hiệu của hai số đó” ở lớp 4.
- Chuẩn bị: Giáo viên cho học sinh bị một số viên sỏi( bi, hạt,…), cho học sinh
ra sân trường( chỗ có nhiều bóng mát)
- Tổ chức chơi: Giáo viên cho học sinh đứng thành hai hàng, quay mặt vào
nhau,hai em đối diện nhau thành một cặp chơi, mỗi cặp lấy ra 10 viên sỏi. Giáo yêu
cầu chia 10 viên sỏi đó cho hai người trong cặp của mình, sao cho bạn này có số viên
sỏi nhiều hơn bạn kia là 2 viện.
- Học sinh tiến hành chia, có thể các em chia theo một số cách sau:
Cách 1: Lúc đầu chia đều mỗi em được 5 viên, sau đó chuyển 1 viên của em
nay sang em kia, như vậy bạn này được 6 viên, bạn kia được 4 viện.
Cách 2: Chia lần lượt mỗi em một viên, đến khi chỉ còn 2 viên thì chỉ chia cho
một em.
Cách 3: Em nào được chia nhiều hơn thì lấy trước 2 viên số còn lại 8 viên chia
đều cho mỗi em.
Có thể học sinh chia theo một số cách khác.




Trong thời gian 10 phút những cặp nào chia đúng với yêu cầu thì thắng cuộc,
cặp nào chia không đúng yêu cầu thì thua cuộc.
Sau đó giáo viên cho học sinh nêu một số cách chia và cùng thống nhất cách
chia hay nhất( cách chia hay nhất là cách 3).
Sau đó giáo viên đố tiếp: cả hai em trong một cặp có 9 viên sỏi. Biết rằng số
viên sỏi của em này nhiều hơn em kia 1 viên. Hỏi mỗi em có mấy viên sỏi.
Qua hoạt động với các viên sỏi, học sinh dễ dàng tìm được em này có 5 viên và
em kia có 4 viên.
Giáo viên hỏi học sinh cách chia. Học sinh nêu: Muốn chia cho em nào nhiều
hơn thì em đó lấy trước đi 1 viên, số còn lại là 8 viên chia đều được mỗi em 4 viên.
Như vậy em nhiều được 5 viên, em ít được 4 viên.
3. Tổ chức trò chơi nhằm hình thành giải bài toán “ Giả thiết tạm”
Cách thức chuẩn bị trượng tự như trên.
Giáo viên ra yêu cầu: Một đàn có cả gà và cả chó gồm 5 con, thầy đếm được có
14 cái chân, lúc đó thầy quên không đếm có mấy con gà và mấy con chó. Các em giúp
thầy tính xem trong đàn đó có mấy con già và mấy con chó.
Giáo viên hướng dẫn học lấy ra 14 viên sỏi và nói: 14 viên sỏi tượng trưng cho
14 cái chân của gà và chó. Học sinh vẽ 5 vòng tròn tượng trương cho 5 con cả và và
chó. Giáo viên hướng dẫn học sinh lần lượt bỏ vào 5 vòng tròn mỗi vòng 2 viên, như
thế bỏ hết 10 viên, còn lại 4 viên bỏ vào mỗi vòng tròn thêm 2 viên, như vậy có 2
vòng tròn được bỏ thêm. Trong 5 vòng tròn thì có 2 vòng có 4 viên sỏi, có 3 vòng tròn
có 2 viên sỏi. Giáo viên: vòng tròn nào có 4 viên thì ta coi đó trượng trưng cho 1 con
chó, vòng tròn nào có 2 viên thì ta coi nó trượng trương cho 1 con chó. Vậy có 2 vòng
tròn có 4 viên nên có 2 con chó, có 3 vòng tròn có 2 viên nên có 3 con chó. Như vậy
trong đàn đó có 2 con chó và 3 con gà.
Giáo viên có thể cho học sinh chơi thêm các dạng tương tự như: Một lớp xếp
hàng để học thể dục. Nếu xếp mỗi hàng 6 em thỉ thừa 3 em, nếu xếp mối hàng 7 em
thì thiếu 2 em. Hỏi lớp đó có bao nhiêu học sinh.

Trên đây là một số cách tổ chức trò chơi nhằm hình thành cho học sinh một số
dạng Toán ở Tiểu học, hi vọng góp phần làm cho các em thêm yêu thích môn Toán và
học toán có hiệu quả hơn.
Cẩm Xuyên, ngày 20 tháng 3 năm 2018


Họ tên: Trần Đắc Huệ
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà
Tĩnh.



×