Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Phát triển nông nghiệp vùng ven biển đồng bằng sông hồng trong điều kiện biến đổi khí hậu tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.95 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
_____________

NGUYỄN THỊ KHUYÊN

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÙNG VEN BIỂN
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNGTRONG ĐIỀU KIỆN
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 9 34 04 10

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Hà Nội, 2019


Công trình được hoàn thành tại:
Học viện Khoa học Xã hội

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS. Nguyễn Danh Sơn
2. TS. Trần Minh Yến

Phản biện 1: GS.TS. Đỗ Đức Bình
Phản biện 2: PGS,TS. Phạm Bảo Dương
Phản biện 3: PGS,TS. Hoàng Văn Hải
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ họp
tại .......................vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm 2019


Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Khoa học Xã hội


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
PTNN vừa có ý nghĩa đảm bảo vai trò truyền thống của nông nghiệp
là chủ động an ninh lương thực quốc gia, đồng thời đảm nhiệm vai trò mới
chủ yếu hiện nay như: cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp
chế biến phát triển, tạo ra hàng hóa đáp ứng nhu cầu trong nước và quốc tế,
nâng cao thu nhập ngoại tệ từ xuất khẩu nông sản, đóng góp một phần vốn
cho phát triển kinh tế xã hội; bảo vệ môi trường sinh thái; quảng bá hình
ảnh và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Quản lý nhà nước về kinh tế với sự PTNN như một yêu cầu tất yếu
hiện nay. Ở Việt Nam, nông nghiệp vốn là ngành kinh tế phụ thuộc rất lớn
vào các điều kiện tự nhiên. Quản lý nhà nước với PTNN nhằm khơi dậy
những tiềm năng, phát triển sản xuất, tiêu thụ nông sản hàng hóa cũng như
ứng phó với những thay đổi của điều kiện tự nhiên, trong đó có biến đổi
khí hậu (BĐKH) một cách hiệu quả.
Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến phát triển và quản lý PTNN
(được trình bày ở chương 1 của luận án) cho thấy các nghiên cứu tập trung
chủ yếu vào chủ đề quản lý PTNN nói chung. Chủ đề quản lý nhà nước về
kinh tế đối với PTNN trong điều kiện BĐKH chưa có nhiều các nghiên
cứu. Bên cạnh đó, BĐKH làm xuất hiện các vấn đề mới trong PTNN đòi
hỏi quản lý PTNN cũng phải thay đổi theo, thực trạng đó làm xuất hiện
những vấn đề mới cần nghiên cứu làm rõ. Đây là lý do chính để nghiên cứu
sinh lựa chọn chủ đề “PTNN vùng ven biển đồng bằng sông Hồng trong
điều kiện BĐKH” cho luận án tiến sỹ chuyên ngành quản lý kinh tế của

mình với mong muốn góp phần làm sáng tỏ và giải quyết các vấn đề quản
lý nhà nước về kinh tế gắn với điều kiện tác động của BĐKH trong PTNN
ở khu vực ven biển ĐBSH. Cũng do địa bàn nghiên cứu là khu vực ven
biển (gồm các huyện, xã ven biển) nên cấp quản lý ở đây là cấp huyện, tất
nhiên được xét trong mối quan hệ quản lý trong hệ thống quản lý chung
của quốc gia: theo ngành là hệ thống quản lý ngành nông nghiệp và theo
lãnh thổ là hệ thống quản lý địa phương (tỉnh, vùng/tiểu vùng).

1


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích chung: Nghiên cứu PTNN dưới góc độ quản lý nhà nước
về kinh tế cấp huyện ở vùng ven biển ĐBSH trong điều kiện BĐKH là làm
rõ thực trạng và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện quản
lý PTNN vùng ven biển ĐBSH.
Mục đích cụ thể của nghiên cứu là trả lời các câu hỏi sau:
(i) BĐKH đã có những tác động gì tới PTNN ở khu vực ven biển
ĐBSH? Tính tất yếu quản lý nhà nước nhà nước về kinh tế với PTNN phải
thay đổi, điều chỉnh để phù hợp là gì?
(ii) Thực trạng quản lý nhà nước về kinh tế đối với PTNN vùng ven
biển ĐBSH trong điều kiện BĐKH như thế nào?
(iii) Quản lý PTNN ở khu vực ven biển ĐBSH trong điều kiện
BĐKH đứng trước thuận lợi, khó khăn, thời cơ và thách thức nào?
(iv) Giải pháp nào để tận dụng, phát huy thuận lợi và khắc phục,
vượt qua các khó khăn, thách thức trong quản lý nhà nhà nước về kinh tế
đối với PTNN vùng ven biển ĐBSH trong điều kiện BĐKH?
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến để tài, chỉ rõ những kết

quả đã đạt được, những vấn đề còn chưa thống nhất, những khoảng trống
chưa được nghiên cứu. Trên cơ sở đó luận án lựa chọn nội dung nghiên cứu
phù hợp và có ý nghĩa.
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về
kinh tế đối với PTNN trong điều kiện BĐKH làm cơ sở để phân tích thực
trạng cũng như đề xuất giải pháp.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý PTNN vùng ven biển đồng
bằng sông Hồng và xác định các vấn đề đặt ra trong quản lý nhà nước về
kinh tế đối với PTNN trong điều kiện BĐKH.
- Đề xuất quan điểm, định hướng, giải pháp và kiến nghị cho quản lý
nhà nước về kinh tế đối với PTNN vùng ven biển ĐBSH trong điều
BĐKH.

2


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là PTNN vùng ven biển ĐBSH trong
điều kiện BĐKH dưới góc nhìn quản lý nhà nước cấp huyện.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: tên đề tài luận án là “PTNN vùng ven biển
đồng bằng sông Hồng trong điều kiện BĐKH”, trong đó và như đã nói ở
trên, PTNN được xem xét dưới góc nhìn quản lý nhà nước về kinh tế cấp
huyện, do vậy PTNN được xem là biểu hiện kết quả của quản lý như là
mối quan hệ nhân – quả. Quản lý nhà nước cấp huyện, theo phân cấp quản
lý hiện nay ở nước ta, là cấp thực hiện các chính sách phát triển của trung
ương (Chính phủ, bộ ngành, tỉnh), nên quản lý nhà nước cấp huyện mang
đậm tính chất tổ chức thực hiện các chính sách phát triển. Việc tổ chức
thực hiện này bao gồm nhiều bên liên quan, trong đó bên liên quan chính ở

đây là quản lý nhà nước cấp huyện với vai trò là bên chủ động định hướng,
khởi xướng, tạo điều kiện và liên kết, phối hợp các bên liên quan khác
(nông dân, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, xã hội,…) trong huy động các
nguồn lực phát triển (nội lực, ngoại lực) nhằm đạt được các mục tiêu phát
triển (ở đây là PTNN bền vững trong điều kiện BĐKH).
Phạm vi về không gian: luận án giới hạn nghiên cứu các huyện ven
biển thuộc vùng ĐBSH bao gồm ba tỉnh là Thái Bình, Nam Định và Ninh
Bình bao gồm: Thái Thụy, Tiền Hải (Thái Bình), Hải Hậu, Giao Thủy,
Nghĩa Hưng (Nam Định), Kim Sơn (Ninh Bình) có mang đặc trưng nông
nghiệp ven biển và đang chịu tác động mạnh mẽ của BĐKH.
Phạm vi về thời gian: Luận án khảo cứu PTNN của địa bàn nghiên
cứu từ năm 2010 đến năm 2018. Trong đó khảo cứu trên số liệu thứ cấp
được tổng hợp ở giai đoạn 2010 đến 2017, khảo cứu thông tin sơ cấp được
tiến hành trong năm 2018.
Do tên đề tài được xác định thuộc chuyên ngành Quản lý kinh tế nên
khái niệm “phát triển” ở đây được coi là “quả” của “nhân” tạo ra nó là
quản lý và khái niệm “quản lý nhà nước về kinh tế với PTNN” được nói
ngắn gọn là “quản lý PTNN” trong suốt luận án.

3


4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận, tiếp cận nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận chung của khoa học xã hội và
khoa học quản lý, đặc biệt là mối quan hệ biện chứng giữa chủ thể quản lý
và khách thể quản lý cũng như mối quan hệ nhân – quả trong quản lý phát
triển. Luận án tiếp cận theo cả 2 cách: từ trên xuống (top down) và từ dưới
lên (botom up).
4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án

Luận án được nghiên cứu bằng các phương pháp: Thống kê mô tả.
Phương pháp nghiên cứu so sánh và phương pháp logic. Phương pháp phân
tích và tổng hợp. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Phương pháp phân
tích điểm mạnh điểm yếu.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
(1) Hệ thống hóa và phát triển cơ sở lý luận về PTNN vùng ven biển
với vai trò của chính quyền cấp huyện trong với bối cảnh phát triển mới là
tác động của BĐKH. Hệ thống hóa, xây dựng nội dung và tiêu chí đánh giá
quản lý PTNN trong điều kiện BĐKH. (2) Luận án cung cấp những chứng
cứ, minh chứng thực tiễn cùng các vấn đề đặt ra trong quản lý nhà nước
cấp huyện đối với PTNN, từ phân tích đánh giá thực trạng PTNN dưới tác
động của BĐKH. (3) Trên cơ sở phân tích dự báo bối cảnh mới luận án đề
xuất giải pháp PTNN vùng ven biển ĐBSH trong điều kiện BĐKH từ góc
độ quản lý của chính quyền cấp huyện. Luận án có thể là tham khảo hữu ích
cho các nhà quản lý phát triển ở các địa phương ven biển ĐBSH cũng như
các địa phương khác ở nước ta.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận
Kết quả nghiên cứu luận án góp phần bổ sung cơ sở lý luận quản lý
PTNN của chính quyền cấp huyện trong điều kiện BĐKH. Kết quả nghiên
cứu cung cấp cơ sở lý luận cho các nghiên cứu về PTNN của chính quyền
cấp huyện ở các đại phương khác.
6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Những kiến nghị và giải pháp của luận án là tài liệu tham khảo có giá
trị cho chính quyền các huyện và các cấp trong PTNN của các huyện vùng
4


ven biển ĐBSH và các huyện nông nghiệp khác có điều kiện tương tự trên
cả nước.

7. Cơ cấu của luận án
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
Chương 2. Cơ sở lý luận, thực tiễn về phát triển nông nghiệp vùng
ven biển trong điều kiện biến đổi khí hậu
Chương 3. Thực trạng phát triển nông nghiệp vùng ven biển đồng
bằng sông Hồng trong điều kiện biến đổi khí hậu
Chương 4. Quan điểm, mục tiêu và giải pháp phát triển nông nghiệp
vùng ven biển đồng bằng sông Hồng
CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN
1.1. Các nghiên cứu về quản lý nhà nước với phát triển nông
nghiệp vùng ven biển
1.1.1. Các nghiên cứu về quản lý nhà nước với phát triển nông
nghiệp cả nước và cấp tỉnh
Kết quả tổng quan chủ đề nghiên cứu về quản lý nhà nước về kinh tế
với PTNN cả nước và cấp tỉnh cho thấy: Các nghiên cứu thống nhất cho
rằng quản lý nhà nước về kinh tế là một tất yếu của PTNN hiện nay. Mỗi
nghiên cứu đóng góp ở một khía cạnh nhất định trong quan sát quản lý nhà
nước về kinh tế với PTNN. Xét dưới góc độ phân cấp quản lý nhà nước về
kinh tế: có nghiên cứu đề cập đến quản lý nhà nước với PTNN nói chung,
có nghiên cứu tập trung luận giải quản lý nhà nước với PTNN ở một tỉnh.
Xét dưới góc độ giai đoạn tác động: có nghiên cứu xem xét giai đoạn xây
dựng chính sách, tạo môi trường, định hướng phát triển, số khác phân tích
quá trình tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách PTNN, có nghiên cứu
khâu kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện PTNN. Xét dưới góc độ nội
dung PTNN: có nghiên cứu luận giải quản lý nhà nước với nhân lực quản
lý nhà nước về kinh tế, với đất đai nông nghiệp, với xuất khẩu nông sản,
với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
1.1.2. Các nghiên cứu về quản lý nhà nước với phát triển nông

nghiệp vùng ven biển
5


Quá trình khảo cứ kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy, nghiên cứu
quản lý nhà nước cấp huyện với PTNN rất ít ỏi. Cuốn sách Quản lý nhà
nước về kinh tế của ủy ban nhân dân huyện, vấn đề và giải pháp (sách
chuyên khảo) của tác giả Chu Tiến Quang (2010) đã hệ thống hóa và xây
dựng cơ sở lý luận quản lý nhà nước về kinh tế của ủy ban nhân dân huyện.
Tác giả phân tích thực trạng quản lý nhà nước về kinh tế của ủy ban nhân
dân huyện, khảo cứu thực tiễn quản lý nhà nước về kinh tế của ủy ban nhân
dân huyện Lâm Thao và Nam Sách. Trên cơ sở đó nghiên cứu đã đề xuất
quan điểm và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về kinh tế của ủy ban
nhân huyện. Tuy nhiên, nghiên cứu trực tiếp đi sâu vào mối quan hệ giữa
ủy ban nhân nhân huyện với tất cả các ngành và các lĩnh vực trong nền
kinh tế. Nghiên cứu chưa tập trung đi sâu vào quản lý cấp huyện với PTNN
trong mối quan hệ với BĐKH.
1.2. Các nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu đến quản lý
nhà nước về phát triển nông nghiệp
Các nghiên cứu đã chỉ ra BĐKH đã và đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ,
tác động nhiều mặt, toàn điện đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. Một số
nghiên cứu đánh giá tác động ở một số địa phương, vùng miền trên cả
nước. Sự tác động mạnh mẽ của BĐKH đến PTNN ngày càng trở nên rõ
nét hơn, đòi hỏi quản lý PTNN cần có những thay đổi trong định hướng,
tạo môi trường, hỗ trợ phù hợp để thúc đẩy PTNN ứng phó với BĐKH.
Tuy nhiên, số nghiên cứu tập trung phân tích quan hệ giữa sự BĐKH với
quản lý PTNN chưa nhiều, đặc biệt là với khu vực ven biển ĐBSH. Vì vậy,
đây là khoảng trống để luận án tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ.
1.3. Kết luận rút ra và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
1.3.1. Kết luận rút ra

Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến phát triển và quản lý PTNN
cho thấy đã có sự quan tâm chú ý nhiều đến lĩnh vực này. Kết quả nghiên
cứu thể hiện trên một số khía cạnh sau:
Một là, phân tích cơ sở lý luận, thực tiễn, thực trạng của quản lý
PTNN Việt Nam. Phân tích mối quan hệ giữa quản lý nhà nước về kinh tế
với PTNN hàng hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Phân tích thực trạng quản lý

6


nhà nước về kinh tế với PTNN, tìm ra tồn tại để đề xuất các kiến nghị, giải
pháp PTNN ở tầm quốc gia.
Hai là, một số nghiên cứu tập trung luận giải một nội dung, một khía
cạnh, một chức năng, một công đoạn của quản lý nhà nước về kinh tế với
PTNN. Một số nghiên cứu phân tích một hoặc vài nhân tố ảnh hưởng đến
quản lý nhà nước đối với PTNN như nguồn nhân lực, hội nhập, thị
trường… Tập trung phân tích thực trạng của khía cạnh, nội dung nhân tố
riêng để đề xuất kiến nghị, giải pháp cho từng lĩnh vực riêng biệt đó.
Ba là, một số nghiên cứu tập trung xây dựng cơ sở lý luận về quản lý
PTNN cấp tỉnh hay cấp vùng. Tìm ra thực trạng quan hệ giữa quản lý
PTNN của chính quyền cấp tỉnh với PTNN. Trên cơ sở đó đề xuất kiến
nghị, giải pháp cho PTNN bằng việc nâng cao hiệu quả quản lý của chính
quyền cấp tỉnh với PTNN.
Bốn là, một số nghiên cứu hướng vào phân tích quan hệ giữa BĐKH
với PTNN. Vạch rõ BĐKH đã và đang làm thay đổi các điều kiện sống còn
của PTNN. Đề ra những giải pháp chung nhằm PTNN trong điều kiện
BĐKH. Qua đó nhận thấy, những nghiên cứu quản lý nhà nước về kinh tế
đối với PTNN vùng ven biển trong điều kiện tác động của BĐKH thì còn
chưa nhiều bởi BĐKH, đặc biệt ở vùng ven biển ĐBSH mới trở nên thực
sự rõ ràng trong một số năm gần đây. Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) nước

ta là một khu vực chịu tác động ngày càng tăng của BĐKH với các biểu
hiện ngày càng rõ rệt, như sự gia tăng về tần suất, cường độ các hiện tượng
cực đoan của thời tiết, khí hậu (hạn hán, bão, lụt, tố lốc, nắng nóng, rét
đậm…) cũng như mực nước biển dâng, tuy chậm nhưng đã bắt đầu có hiện
tượng xâm nhập mặn, làm ảnh hưởng nhiều tới sản xuất và cuộc sống của
người dân, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.
Năm là, hầu hết các nghiên cứu tập trung phân tích, luận giải quản lý
PTNN trên phạm vi cả nước hoặc cấp tỉnh. Nghiên cứu về quản lý PTNN
cấp huyện với PTNN còn ít. Lý do bởi, vai trò của chính quyền cấp huyện
trong tổ chức thực hiện chủ trương chính sách PTNN mới thể hiện rõ trong
những năm gần đây. Đây là cấp quản lý có điều kiện gần gũi với thực tiễn
PTNN và trực tiếp có những định hướng, hỗ trợ, điều chỉnh nhanh chóng,
kịp thời và phù hợp với thực tiễn nhất. Bên cạnh đó, diễn biến của BĐKH
7


tác động đến địa phương thì người dân và chính quyền cơ sở là những
người thấu hiểu rõ nhất.
Như vậy, đối với vùng ĐBSH chủ để quản lý PTNN nói chung được
nghiên cứu nhiều nhưng quản lý nhà nước về kinh tế đối với PTNN trong
điều kiện BĐKH thì còn chưa nhiều. Với không ít các vấn đề, thậm chí vấn
đề rất mới có liên quan đến quản lý PTNN trong điều kiện BĐKH ở vùng
ĐBSH cần được tiếp tục nghiên cứu. Bối cảnh thay đổi, điều kiện hoạt
động của đối tượng quản lý có những thay đổi thì tất yếu quản lý, trong đó
có quản lý nhà nước về kinh tế đối với PTNN, phải thay đổi theo để giải
quyết những vấn đề phát triển nảy sinh. Quản lý nhà nước về kinh tế với
PTNN xem xét ở cấp huyện trên cả nước và vùng ven biển ĐBSH cũng
chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều.
1.3.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Trên cơ sở những khoảng trống nghiên cứu để lại, xuất hiện một số

vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ như sau:
Một là, quan hệ giữa BĐKH với PTNN ở khu vực ven biển ĐBSH
trong thời gian gần đây.
Hai là, quản lý nhà nước nhà nước về kinh tế với PTNN phải thay
đổi, điều chỉnh để phù hợp với sự biến đổi của yêu cầu PTNN thích ứng
với BĐKH.
Ba là, tìm ra các vấn đề quản lý nhà nước về kinh tế đối với PTNN ở
khu vực ven biển ĐBSH trong điều kiện BĐKH.
Bốn là, khái quát những thuận lợi, khó khăn, thách thức trong quản
lý nhà nước về kinh tế đối với PTNN ở khu vực ven biển ĐBSH trong điều
kiện BĐKH.
Năm là, xây dựng một số kiến nghị, giải pháp để tận dụng, phát huy
thuận lợi và khắc phục, vượt qua các khó khăn, thách thức trong quản lý
nhà nước về kinh tế đối với PTNN ở khu vực ven biển ĐBSH trong điều
kiện BĐKH.
Các khoảng trống nghiên cứu trên được lấp đầy trong logic nghiên
cứu của luận án. Trong đó, xác định rõ quản lý nhà nước về kinh tế của
chính quyền cấp huyện là trục chính, là nguyên nhân, PTNN ứng phó với
BĐKH là kết quả.
8


CHƯƠNG 2.
CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
VÙNG VEN BIỂN TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
2.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước với phát triển nông nghiệp
trong vùng ven biển trong điều kiện biến đổi khí hậu
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm vai trò phát triển của nông nghệp ven
biển
Phát triển nông nghiệp vùng ven biển vùng ven biển là sự tăng trưởng

giá trị và sản lượng nông nghiệp; sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu; sự cải thiện
chất lượng cuộc sống cư dân nông nghiệp thuộc các huyện có tiếp giáp với
biển. PTNN được phân tích trong mối quan hệ nhân quả với quản lý nhà
nước về PTNN.
PTNN vùng ven biển có những đặc trưng riêng: đất đai có nguy cơ
nhiễm mặn, nhiễm phèn cao, đối tượng sản xuất đặc thù so với cá vùng
khác, là vùng chịu tác động sớm và mạnh mẽ của BĐKH
Vùng ven biển ĐBSH là lá chắn thiên nhiên cho toàn vùng ven biển
và vùng đồng bằng bắc bộ. PTNN ven biển hợp lý có ý nghĩa lớn cả về
kinh tế, xã hội và môi trường.
2.1.2. Quản lý nhà nước với phát triển nông nghiệp ven biển trong
điều kiện biến đổi khí hậu
Quản lý nhà nước về kinh tế là sự tác động có tổ chức, bằng pháp luật
và thông qua hệ thống các chính sách với các công cụ quản lý kinh tế nhằm
đạt được mục tiêu phát triển kinh tế đất nước, trên cơ sở sử dụng có hiệu
quả các nguồn lực trong bối cảnh phát triển nhất định.
Quản lý nhà nước về kinh tế đối với PTNN vùng ven biển trong điều
kiện BĐKH là sự tác động về kinh tế của các cơ quan quản lý nhà nước
cấp huyện nhằm PTNN, phát huy lợi thế so sánh của địa phương, thu hút
và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài để thực hiện các mục
tiêu PTNN ứng phó với BĐKH. Lẽ đương nhiên, việc quản lý nhà nước
cấp huyện này cần có sự phối hợp với toàn hệ thống quản lý nhà nước của
quốc gia.
Quản lý nhà nước cấp huyện với PTNN có chức năng hỗ trợ, tạo điều
kiện thuận lợi cũng như phối hợp chặt chẽ với đơn vị nhằm PTNN; lâm
9


nghiệp; diêm nghiệp; thuỷ lợi; thuỷ sản; phòng, chống thiên tai; chất
lượng, an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thuỷ sản và muối;

phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ; kinh tế trang trại nông thôn;
kinh tế hợp tác xã nông, lâm, ngư, diêm nghiệp gắn với ngành nghề, làng
nghề ở nông thôn và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ
quyền của Uỷ ban nhân dân cấp huyện và theo quy định của pháp luật, bảo
đảm sự thống nhất quản lý của ngành, lĩnh vực công tác ở địa phương
2.1.3. Tác động của biến đổi khí hậu đến quản lý phát triển nông
nghiệp
BĐKH đặt ra yêu cầu quản lý PTNN cần lồng ghép những chủ trương
chính sách với tăng cường khả năng ứng phó với BĐKH thông qua việc
tăng khả năng thích ứng với BĐKH của các chủ thể đồng thời giảm nhẹ
các tác động của BĐKH với sản xuất nông nghiệp. Các hỗ trợ từ phía quản
lý PTNN hướng vào làm tăng khả năng thích ứng như tạo dựng cơ sở hạ
tầng ứng phó với BĐKH (đê đập, hệ thống tưới tiêu, ngăn mặn, ...), quản lý
mùa vụ, tăng tưới tiêu, chăm bón thêm, kiểm soát côn trùng, sâu bệnh gây
hại; hỗ trợ chuyển đổi sản xuất, chuyển đổi giống, chuyển đổi cây trồng vật
nuôi, hỗ trợ nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, hỗ trợ
tuyên truyền thay đổi hành vi thông qua tuyên truyền, giáo dục nâng cao
nhận thức của cộng đồng. Nhóm các hỗ trợ của quản lý PTNN nhằm giảm
nhẹ BĐKH như: hỗ trợ xây dựng và triển khai áp dụng biện pháp kỹ thuật
canh tác nông nghiệp tăng sản lượng, giảm khí nhà kính, cải thiện quản lý
và tưới tiêu đồng ruộng.
2.1.4. Nội dung quản lý nhà nước về kinh tế đối với phát triển nông
nghiệp gắn với đặc thù vùng ven biển trong điều kiện BĐKH
Quản lý nhà nước về kinh tế với PTNN được thực hiện trên các nội
dung: Định hướng, tạo môi trường phát triển nông nghiệp ứng phó với
BĐKH, tổ chức và điều hành quá trình phát triển nông nghiệp ứng phó với
BĐKH; hỗ trợ PTNN ứng phó với BĐKH; Theo dõi, giám sát, kiểm tra các
hoạt động kinh tế nông nghiệp nhằm ứng phó với BĐKH.
2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý phát triển nông nghiệp
vùng ven biển


10


Nhóm các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến quản lý PTNN bao
gồm: điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội.
Nhóm các nhân tố chủ quan bao gồm: những nhân tố thuộc chủ thể
quản lý, những nhân tố thuộc khách thể quản lý và những nhân tố thuộc
các chương trình, các chính sách hỗ trợ PTNN ứng phó với BĐKH.
2.1.6. Tiêu chí đánh giá quản lý phát triển nông nghiệp vùng ven
biển trong điều kiện BĐKH
Quản lý PTNN vùng ven biển ĐBSH được đánh giá trên hai nhóm
tiêu chí:
Một là, nhóm cá tiêu chí đánh giá quá trình quản lý PTNN vùng ven
biển trong điều kiện BĐKH bao gồm: khả năng định hướng PTNN ứng
phó với BĐKH; Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý và hệ thống chủ thể
sản xuất kinh doanh nông nghiệp; Thực hiện các chủ trương hỗ trợ PTNN
ứng phó với BĐKH; Thực hiện kiểm tra và điều chỉnh quá trình PTNN ứng
phó với BĐKH
Hai là, nhóm tiêu chí phản ánh kết quả của quá trình quản lý phát triển
nông nghiệp vùng ven biển trong điều kiện biến đổi khí hậu bao gồm: Mức
độ thay đổi trong nhận thức về PTNN trong điều kiện BĐKH của chủ thể
quản lý và đối tượng quản lý ở vùng ven biển đồng bằng sông Hồng; Mức
độ tăng trưởng nông nghiệp vùng ven biển đồng bằng sông Hồng; Mức độ
chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp vùng ven biển ĐBSH; Mức độ phát triển
xã hội và bảo vệ môi trường vùng ven biển ĐBSH
2.2. Kinh nghiệm quản lý phát triển nông nghiệp của một số địa
phương và bài học cho vùng ven biển đồng bằng sông Hồng
Trên cơ sở khảo cứu kinh nghiệm quản lý PTNN của một số quốc gia
như: Hà Lan, Israen, Thái Lan và một số địa phương trong nước như: Bạc

Liêu, Kiên Giang, nghiên cứu rút ra một số bài học kinh nghiệm cho vùng
ven biển ĐBSH như: Một là, quản lý cấp huyện tăng cường tuyên truyền,
giáo dục, truyền thông để nâng cao nhận thức về PTNN, BĐKH và tác
động của BĐKH đến PTNN; Hai là, cơ quan quản lý cấp huyện về PTNN
cần thực hiện tốt quy hoạch các vùng sinh thái nông nghiệp trên cơ sở xu
hướng biến đổi khí hậu; Ba là, quản lý cấp huyện xem xét kiến nghị quản
lý cấp trên hỗ trợ tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ
11


trong sản xuất nông nghiệp để ứng phó với BĐKH; Ba là, tiến hành tập
trung sản xuất nông nghiệp trên quy mô lớn để có nguồn lực ứng dụng
khoa học công nghệ, chuyển đổi sản xuất thích ứng với BĐKH; Bốn là,
xây dựng loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp phù hợp; Năm là, quản lý
cấp huyện thực hiện tốt chủ trương chính sách hỗ trợ thông tin, thực hiện
tốt chính sách tăng cường liên kết phát triển chuỗi giá trị nông sản, phát
triển nông nghiệp hàng hóa; Sáu là, quản lý cấp huyện thực hiện tốt các
chương trình đào tạo tăng cường đào tạo nâng cao trình độ của lao động
nông nghiệp; Bảy là, quản lý cấp huyện phối hợp tốt với cấp trên nâng cao
vai trò của nhà nước trong việc hỗ trợ PTNN.
CHƯƠNG 3.
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÙNG VEN
BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến quản lý
phát triển nông nghiệp vùng ven biển đồng bằng sông Hồng
3.2.1. Điều kiện tự nhiên
Quản lý PTNN cần căn cứ vào điều kiện về đất đai, môi trường đất,
khí hậu, thủy văn, môi trường nước để định hướng, hỗ trợ và kiểm tra, điều
chỉnh quá trình quản lý của mình cho phù hợp.

3.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Quản lý PTNN cần căn cứ vào các điều kiện như kết cấu hạ tầng giao
thông, điện, nước sạch, viễn thông; điều kiện cơ cấu ngành kinh tế và cơ
cấu dân số lao động hiện có để đưa ra những giải pháp quản lý nhằm thúc
đẩy PTNN.
3.2.3.Các chính sách phát triển nông nghiệp vùng ven biển ĐBSH
Chính sách PTNN là công cụ, cơ sở để quản lý nhà nước cấp huyện
tiến triển khai các hoạt động quản lý tại địa phương.
3.2. Thực trạng quản lý phát triển ngành nông nghiệp vùng ven
biển đồng bằng sông Hồng
3.2.1. Thực trạng quá trình quản lý PTNN vùng ven biển trong điều
kiện biến đổi khí hậu
3.2.1.1. Khả năng định hướng PTNN ứng phó với BĐKH
12


Kết quả lấy ý kiến về khả năng định hướng PTNN ứng phó với BĐKH
của chính quyền cấp huyện từ cán bộ quản lý đưa lại kết quả sau. Đa số các
ý kiến cho rằng quy hoạch, kế hoạch PTNN của chính quyền cấp huyện lấy
cơ sở là quy hoạch, kế hoạch cấp trên (100%), lấy điều kiện thực tiễn khí
hậu thổ nhưỡng (78%). Đa số các ý kiến cho rằng chất lượng kế hoạch, quy
hoạch tốt thể hiện ở tiêu chí: quy hoạch kế hoạch có khả năng định hướng
cho PTNN ứng phó với BĐKH (90%), khả năng trở thành tiếng nói chung
cho PTNN địa phương là (62%). Ít ý kiến lựa chọn chính quyền địa
phương được chủ động huy động nguồn lực (6%), khả năng chủ động trong
phương pháp tổ chức thực hiện kế quy hoạch kế hoạch (28%). Kết quả lấy
ý kiến từ 100 đối tượng quản lý, đa số người dân lựa chọn ngành nghề, đối
tượng sản xuất dựa trên truyền thống gia đình (78%); số ít lựa chọn dựa
trên định hướng của chính quyền địa phương (5%).
3.2.1.2. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý và hệ thống chủ thể sản

xuất kinh doanh nông nghiệp
Về phía chủ thể quản lý, một số ý kiến cho rằng số lượng đội ngũ cán
bộ đang thiếu để thực hiện nhiệm vụ quản lý (44%), trình độ quản lý tương
đương với nhiệm vụ (56%), phân công và phối hợp giữa các bộ phận tốt
(44%).
Về phía đối tượng quản lý, số ít hiểu được chủ trương, chính sách
PTNN (34%), khả năng chủ động triển khai chính sách (34%), khả năng
chủ động, sáng tạo đề xuất ý tưởng cho chủ trương, chính sách PTNN
(28%), khả năng phối hợp giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý là
(34%).
3.2.1.3. Thực hiện các chủ trương hỗ trợ PTNN ứng phó với BĐKH
Về hỗ trợ thực hiện quy hoạch PTNN ứng phó với BĐKH, đa số ý
kiến của chủ thể quản lý (90%) và có ít đối tượng quản lý (15%) cho rằng
việc hỗ trợ đóng vai trò quan trọng. 47% đối tượng quản lý hài lòng, 53%
không có ý kiến về hỗ trợ của quản lý cấp huyện với PTNN trong điều kiện
BĐKH.
Về hỗ trợ thực hiện kế hoạch mùa vụ ứng trong PTNN, Tất cả cán bộ
quản lý (100%) và đa số (78%) đối tượng quản lý cho rằng việc hỗ trợ
đóng vai trò quan trọng. Đa số đối tượng quản lý hài lòng về sự hỗ trợ của
13


quản lý nhà nước cấp huyện trong vấn đề này (78%).
Về hỗ trợ tập trung đất đai, đa số ý kiến của chủ thể quản lý (87%) và
đối tượng quản lý (66%) lựa chọn việc hỗ trợ đóng vai trò quan trọng. Đa
số đối tượng quản (77%) hài lòng với hỗ trợ tập trung đất đai tron chương
trình dồn điền đổi thửa.
Đa số cán bộ quản lý (90%) và số ít đối tượng quản lý (33%) đánh giá
cao tầm quan trọng của sự hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ và quy
trình sản xuất hiện đại trong nông nghiệp. Đa số (69%) đối tượng quản lý

phân vân về sự hỗ trợ này.
Kết quả khảo sát ý kiến về vai trò quản lý nhà nước cấp huyện với
PTNN cho thấy, có 53% cán bộ quản lý và 42% người dân cho rằng sự hỗ
trợ của quản lý nhà nước đóng vai trò quan trọng, tương ứng 34% và 28%
không có ý kiến, 12% và 30% có ý kiến sự hỗ trợ không quan trọng.
Kết quả khảo sát về tầm quan trọng của sự hỗ trợ trong phát triển liên
kết nông nghiệp cho thấy, có 46% cán bộ quản lý và 41% người dân cho
biết sự hỗ trợ đóng vai trò quan trọng; tương ứng có 31% và 47% không có
ý kiến; 22% và 12% cho rằng không quan trọng. Về sự hài lòng của người
dân về sự hỗ trợ phát triển liên kết, thống kê kết quả khảo sát cho thấy 36%
hài lòng, 60% không có ý kiến, 4% không hài lòng.
Đa số ý kiến đều mong muốn có sự hỗ trợ của quản lý nhà nước, cụ
thể như sau: 92% ý kiến mong muốn được dự báo rõ các xu hướng của
biến đối thời tiết, giúp sản xuất đạt hiệu quả cao hơn. 95% ý kiến mong
muốn được hỗ hợ định hướng chuyển đổi cây trồng, vật nuôi cho phù hợp.
56% ý kiến cho rằng hỗ trợ tập trung mở rộng diện tích đất sản xuất là cần
thiết. 87% ý kiến chỉ ra cần thiết có sự hỗ trợ ứng dụng công nghệ sản xuất
hiện đại. 56% ý kiến mong muốn được hỗ trợ định hướng cho phát triển
sản xuất nông nghiệp theo mô hình doanh nghiệp, trang trại. 67% mong
muốn được hỗ trợ phát triển liên kết với các cơ sở nghiên cứu ra giống
cây/con phù hợp. 95% mong muốn hỗ trợ xúc tiến mở rộng thị trường cho
nông sản. 87% mong muốn được hỗ trợ quản lý chặt chẽ vệ sinh an toàn
thực phẩm, xây dựng thương hiệu nông sản.
3.2.1.4. Thực hiện kiểm tra và điều chỉnh quá trình phát triển nông
nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu
14


Về cơ sở tiến hành kiểm tra,đa số các ý kiến cho rằng việc kiểm tra
quá trình PTNN ứng phó với BĐKH được thực hiện dựa trên kế hoạch

(90%); thực hiện theo đề nghị (100%); Theo diễn biến bất thường của khí
hậu, thời tiết (100%). Đây là kết quả cho thấy việc kiểm tra được thực hiện
kịp thời nhằm phát hiện, hỗ trợ để ứng phó với BĐKH trong PTNN.Về
mục đích kiểm tra, đa số các ý kiến đông ý với mục đích kiểm tra: phát
hiện sai phạm (87%); Kiểm tra để đôn đốc, nhắc nhở thực hiện mục tiêu
(100%); định hướng PTNN thích ứng với BĐKH (100%); Phát hiện khó
khăn, hỗ trợ phát triển (56%). Về nội dung kiểm tra, đa số các ý kiến lựa
chọn nội dung kiểm tra là thực hiện quy hoạch (87%); Phát hiện nhiều vi
phạm quy về thuốc bảo vệ thực vật và vật tư nông nghiệp (97%); kiểm tra
vệ sinh an toàn thực phẩm (87%).Về những phát hiện sai phạm chủ yếu, vi
phạm quy hoạch(21%); Vi phạm quy về thuốc bảo vệ thực vật và vật tư
nông nghiệp (97%); vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm
(46%).Biện pháp đã được thực hiện để điều chỉnh quá trình phát triển:
Hành chính là chủ yếu có 100% ý kiến đồng ý.
Kết quả khảo sát cho thấy chức năng kiểm tra trong quản lý nhà nước
về PTNN ứng phó với BĐKH vùng ven biển ĐBSH được thực hiện tốt, số
sai phạm ít, không có tính chất nghiêm trọng. Tuy nhiên, kết quả khảo sát
cũng cho thấy, số ý kiến cho rằng kiểm tra để phát hiện và hỗ trợ khó khăn
(56%) là tỷ lệ thấp, trong khi đây là mục đích quan trọng của kiểm tra hiện
nay.
3.2.2. Kết quả quản lý phát triển nông nghiệp vùng ven biển trong
điều kiện biến đổi khí hậu
3.2.2.1. Thực trạng nhận thức về PTNN trong điều kiện BĐKH của
chủ thể quản lý và đối tượng quản lý ở vùng ven biển đồng bằng sông
Hồng
Hầu hết chủ thể sản xuất nông nghiệp vẫn nhận thức về PTNN theo
nghĩa hẹp, cho rằng PTNN chủ yếu tập trung vào việc tăng sản lượng,
chiếm 65% ý kiến. Số người hiểu đầy đủ về PTNN theo nghĩa rộng còn
khiêm tốn chiếm 19%. Thực trạng này cho thấy, hiểu biết về nông nghiệp
hàng hóa, nông nghiệp hiện đại ở các chủ thể sản xuất nông nghiệp vùng

ven biển ĐBSH còn khá hạn chế. Để chủ chương PTNN theo hướng hiện
15


đại, sản xuất hàng hóa, vươn ra các thị trường lớn cần tập trung nâng cao
nhận thức của các chủ thể về vấn đề này.
Nhận thức về những biểu hiện của BĐKH, đa số đối tượng quản lý
(78%) lựa chọn nắng nóng; 68% lựa chọn rét đậm; 23% lựa chọn xâm nhập
mặn, triều cường
3.2.2.2. Thực trạng tăng trưởng nông nghiệp vùng ven biển đồng bằng
sông Hồng
Tăng trưởng dương, và cao hơn mức tăng trưởng của cả nước về nông
nghiệp. Năm 2010 là 4,06 đến năm 2017 là 3,77%.

Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp vùng ven biển ĐBSH
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo Kinh tế xã hội các huyện giai đoạn 2010 –
2017
3.2.2.3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp vùng ven biển
ĐBSH
Các biểu 3.9 và 3.10 khái quát cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp vùng
ven biển ĐBSH của các huyện nghiên cứu và cho thấy tỷ trọng giá trị sản
xuất ngành trồng trọt giảm từ 58,72% năm 2010 xuống còn 49.8% năm
2017. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng từ 38,37% năm 2010
lên 42,08% năm 2017 và dịch vụ nông nghiệp tăng từ 2,91% năm 2010 lên
8,12% năm 2017.

16


Biểu đồ 3.9: Cơ cấu nông nghiệp

vùng ven biển ĐBSH năm 2010

Biểu đồ 3.10: Cơ cấu nông
nghiệp vùng ven biển ĐBSH
năm 2017

3.2.2.4. Thực trạng phát triển xã hội và bảo vệ môi trường vùng ven
biển ĐBSH
Thu nhập bình quân đầu người của cư dân vùng ven biển ĐBSH giai
đoạn 2010 và 2017 có xu hướng tăng liên tục.

Biểu đồ 3.11: Thu nhập bình quân đầu người vùng ven biển
ĐBSH giai đoạn 2010 -2017 theo giá hiện hành
Nguồn: Tổng hợp niên giám thống kê; Báo cáo kinh tế xã hội các năm
của các huyện vùng ven biển ĐBSH
Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 8.3% năm 2010 xuống còn 2,6% năm 2017,
thấp hơn tỷ lệ của nông thôn là 10,8%, cả nước là 7,9% năm 2017.
Có khoảng 20% bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật, thuốc tăng
trưởng, thuốc diệt cỏ sau khi sử dụng được thu gom, chôn lấp. Còn 80%
được vứt ngay trên đồng ruộng, bỏ xuống sông hồ, ven biển sau khi sử
dụng. Số 20% được chôn lấp một cách sơ sài, dư lượng các chất độc vẫn dễ
dàng phát tán vào môi trường. 95% các bao bì đựng phân bón, giống được
17


người dân quay vòng sử dụng để đựng nông sản sau thu hoạch lại là nguy
cơ nhiễm độc cho nông sản, làm giảm giá trị nông sản. Khoảng 90% rơm
rạ, thân cây, rễ cây còn lại sau thu hoạch được xử lý bằng phương pháp đốt
gây khói bụi, ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Diện tích rừng trồng mới
có xu hướng giảm xuống trong giai đoạn 2010 đến 2017.

3.3. Đánh giá quản lý phát triển nông nghiệp vùng ven biển đồng
bằng sông Hồng
3.3.1. Kết quả đạt được
3.3.1.1. Về quá trình quản lý phát triển nông nghiệp trong điều kiện
BĐKH
Quản lý PTNN đã đóng vai trò định hướng cho PTNN trong điều kiện
BĐKH. Tổ chức bộ máy quản lý PTNN đã tương đối hoàn thiện, cơ chế
hoạt động tốt để thực hiện các mục tiêu quản lý. Cơ bản quản lý PTNN đã
hỗ trợ tích cực cho đối tượng quản lý PTNN trong điều kiện BĐKH. Công
tác kiểm tra được tiến hành thường xuyên, liên tục, có hiệu quả nhằm hỗ
trợ PTNN.
3.3.1.2. Kết quả của quá trình quản lý phát triển nông nghiệp vùng
ven biển trong điều kiện biến đổi khí hậu
Tăng trưởng kinh tế đều đặn đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng
kinh tế nói chung của địa phương. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP
giảm, cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích
cực. Mở rộng thị trường tiêu thụ và xuất khẩu nông sản. Thu nhập bình quân
đầu người có xu hướng tăng và mức thu nhập cao hơn mức trung bình của
cả nước, tỷ lệ hộ nghèo giảm và thấp hơn mức trung bình cả nước.
3.3.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
3.3.2.1. Về quá trình quản lý phát triển nông nghiệp trong điều kiện
BĐKH
Chủ thể quản lý chưa chủ động trong xây dựng và tổ chức thực hiện
PTNN. Khả năng định hướng PTNN chưa rõ nét. Đội ngũ cán bộ quản lý
còn thiếu về số lượng (so với nhiệm vụ), đối tượng quản lý năng lực tiếp
nhận và thực thi chính sách chưa tốt.
Hỗ trợ PTNN trong điều kiện BĐKH còn một số hạn chế về chuyển
đổi sản xuất kinh doanh, trong nắm bắt những bất thường của BĐKH, khó
18



khăn trong tập trung đất đai, hạn chế trong hỗ trợ ứng dụng công nghệ, mở
thị trường cho nông sản công nghệ cao, hỗ trợ phát triển các loại hình kinh
tế trong nông nghiệp.
Hoạt động kiểm tra mới tập trung phát hiện sai phạm, chưa rõ mục
đích định hướng, hỗ trợ cho PTNN.
3.3.2.2. Về kết quả quản lý phát triển nông nghiệp trong điều kiện
BĐKH
Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp giảm nhẹ qua các năm, không tương
thích với tăng dân số. Tăng trưởng đang diễn ra chủ yếu theo chiều rộng.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. Thu nhập bình quân đầu người chưa
cao. Rác thải từ sản xuất nông nghiệp chưa được thu gom, xử lý theo quy
trình an toàn. Diện tích rừng trồng mới chưa nhiều, số lượng rừng trồng
mới tồn tại, phát triển được không lớn.
3.3.2.3. Những nguyên nhân của các hạn chế
BĐKH diễn ra nhanh và mạnh, đội ngũ cán bộ quản lý không được
cập nhật kiến thức mới thường xuyên, thiếu tính chủ động sáng tạo trong
triển khai chính sách, thiếu động lực trong quản lý lãnh đạo. Kế hoạch chủ,
trương chính sách bị áp đặt, cứng nhắc, chậm linh hoạt điều chỉnh.
CHƯƠNG 4.
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP VÙNG VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
4.1. Dự báo bối cảnh, cơ hội và thách thức với quản lý phát triển
nông nghiệp vùng ven biển đồng bằng sông Hồng
4.1.1. Bối cảnh mới và yêu cầu với quản lý phát triển nông nghiệp
vùng ven biển
4.1.1.1 Bối cảnh quốc tế
Toàn cầu hóa kinh tế; Sự gia tăng nhu cầu và khủng hoảng lương thực
thế giới; Sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, đặc biệt sự ra
đời của cách mạng công nghiệp 4.0 đều là các bối cảnh vừa tạo cơ hội, vừa

tạo thách thức cho PTNN trong điều kiện BĐKH ở Việt Nam nói chung và
vùng ven biển ĐBSH nói riêng.
4.1.1.2 Bối cảnh trong nước
19


Nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập sâu rộng với nền kinh tế khu vực và
thế giới. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã bước
đầu được xây dựng. Nông nghiệp Việt Nam đạt được những thành tựu nhất
định sau 30 năm đổi mới.
4.1.2. Dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến phát triển nông
nghiệp và yêu cầu với quản lý PTNN
Nhiệt độ khu vực ven biển đồng bằng sông Hồng tiếp tục tăng trong
thời gian tới. Lượng mưa khu vực ven biển đồng bằng sông Hồng có xu
hướng tăng trong thế kỷ XXI. Gió mùa và một số hiện tượng khí hậu cực
đoan có diễn biến phức tạp ở vùng ven biển đồng bằng sông Hồng. mực
nước biển khu vực ven biển đồng bằng sông Hồng có xu hướng gia tăng và
nguy cơ ngập nước.
4.1.3. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức với
quản lý phát triển nông nghiệp vùng ven biển đồng bằng sông Hồng
Bối cảnh mới của thế giới và trong nước, đặc biệt là bối cảnh biến đổi
khí hậu vừa tạo ra cơ hội, vừa tạo ra thách thức với PTNN và quản lý
PTNN vùng ven biển ĐBSH. Mô hình phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ
hội và thách thức đã chỉ ra những điểm mạnh điểm yếu, cơ hội và thách
thức là cơ sở cho việc hoạch định và tổ chức thực hiện các chính sách
PTNN vùng ven biển ĐBSH trong điều kiện BĐKH.
4.2. Quan điểm, mục tiêu quản lý phát triển nông nghiệp vùng ven
biển đồng bằng sông Hồng trong điều kiện biến đổi khí hậu
4.2.1. Quan điểm phát triển nông nghiệp vào vùng ven biển đồng
bằng sông Hồng trong điều kiện biến đổi khí hậu

Một là, tôn trọng quy luật khách quan, phát triển kinh tế hàng hóa;
Hai là, tôn trọng quy luật tự nhiên, phù hợp với điều kiện thực tế.
Ba là, ứng dụng khoa học công nghệ là con đường cơ bản để nâng cao
năng suất, chất lượng, giá trị nông sản, hiệu quả kinh tế trong điều kiện
BĐKH
Bốn là, BĐKH vừa là thách thức vừa là cơ hội đối với phát triển nông
nghiệp vùng ven biển ĐBSH, trong đó thách thức và cơ hội có thể chuyển
hóa lẫn nhau.

20


4.2.2. Quan điểm của quản lý phát triển nông nghiệp vùng ven biển
đồng bằng sông Hồng trong điều kiện BĐKH
Một là, tôn trọng quy luật khách quan có tác động trong quản lý: như
quy luật kinh tế, quy luật tổ chức, quy luật tâm lý và cả quy luật của tự
nhiên, khí hậu thời tiết.
Hai là, đảm bảo những nguyên tắc cơ bản trong quản lý nhà nước về
kinh tế. Quản lý PTNN vùng ven biển ĐBSH tôn trọng một số nguyên tắc
cơ bản sau: thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế; tập trung dân chủ; kết
hợp hài hòa các loại lợi ích; tiết kiệm, hiệu quả.
4.2.3. Mục tiêu quản lý phát triển nông nghiệp vùng ven biển đồng
bằng sông Hồng trong điều kiện biến đổi khí hậu
4.2.2.1. Mục tiêu chung
Đến năm 2030 đưa nông nghiệp khu vực ven biển phát triển bền vững,
tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển xã hội, bảo vệ
môi trường, phát triển rừng phòng hộ ven biển.
4.2.2.2. Mục tiêu cụ thể
Nâng cao hiểu biết của đội ngũ quản lý cấp huyện và người dân về
PTNN trong điều kiện BĐKH. Nâng cao hiệu quả công tác đánh giá tình

hiện BĐKH, lấy đó làm cơ sở để hoạch định chính sách. Nâng cao trình độ
và kỹ năng thích ứng với BĐKH cho cán bộ quản lý và người dân trong
PTNN. Tăng trưởng kinh tế nông nghiệp đạt 4 đến 5% năm. Tỷ trọng nông
nghiệp giảm xuống 10% trong năm 2030. Thu nhập bình quân đầu người
và mức sống của nhân dân trong vùng đạt mức khá.
4.3. Các giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển nông nghiệp vùng
ven biển đồng bằng sông Hồng trong điều kiện biến đổi khí hậu
4.3.1. Nhóm giải pháp đối với cán bộ quản lý phát triển nông nghiệp
vùng ven biển đồng bằng sông Hồng
Trên cơ sở những hạn chế và bối cảnh mới đòi hỏi, để thúc đẩy PTNN
cần nâng cao trình độ cán bộ quản lý bằng một số giải pháp: Một là, tạo cơ
chế về chương trình, thời gian, kinh phí cho cán bộ quản lý cấp huyện
được học tập nâng cao trình độ. Hai là, vận dụng linh hoạt hình thức thu
nhập để nâng cao thu nhập thu hút và giữ chân cán bộ quản lý giỏi đóng
góp cho PTNN trong vùng. Ba là, tạo cơ chế chủ động hơn trong phân
21


công giao nhiệm vụ, kích thích tính sáng tạo của cán bộ để hoàn thành
nhiệm vụ. Bốn là, tạo môi trường tốt cho cán bộ được học hỏi, được làm
việc, được cống hiến cho PTNN địa phương ứng phó với BĐKH. Năm là,
đưa cán bộ đi thực tế các mô hình quản lý PTNN ứng phó với BĐKH
thành công ở trong và ngoài nước. Sáu là, nâng cao nhận thức của chủ thể
quản lý về quy hoạch vùng sinh thái, kế hoạch thời vụ, giúp họ có thông tin
tư vấn chính xác để cấp trên làm cơ sở hoạch định chính sách. Bảy là, tạo
hành lang pháp lý tốt cho việc tách quyền sở hữu và quyền sử dụng đất, để
quản lý cấp huyện có cơ sở thực hiện quá trình tập trung ruộng đất thuận
lợi; Tám là, quản lý cấp huyện tăng cường hỗ trợ người dân tiếp cận, ứng
dụng khoa học công nghệ trong PTNN; Chín là, quản lý cấp huyện hỗ trợ
người dân chuyển đổi sản xuất từ nhỏ bé, manh mún sang mô hình mới,

hiện đại.
4.3.2. Nhóm giải pháp đối với các chủ thể sản xuất nông nghiệp ven
biển ĐBSH
Nhóm đối tượng quản lý là các chủ thể sản xuất, kinh doanh nông
nghiệp vùng ven biển ĐBSH, với thực trạng phân tích còn nhiều hạn chế,
để nâng cao hiệu quả quản lý PTNN vùng ven biển trong điều kiện BĐKH
cần có một số giải pháp sau: Một là, tổ chức lớp học nâng cao hiểu biết cho
người dân về PTNN theo nghĩa rộng, về BĐKH. Hai là, tổ chức cung cấp
thông tin đầy đủ, rõ ràng, gần gũi với người dân về các chủ trương, chính
sách PTNN. Ba là, hỗ trợ người dân tiếp cận, vận dụng được chính sách
vào hoạt động sản xuất kinh doanh của họ; Năm là, giúp người dân chủ
động gửi ý kiến phản hồi về việc thực hiện chủ trương chính sách để có
những hỗ trợ, những điều chỉnh hiệu quả. Sáu là, tăng cường truyền thông
chính sách để người dân thấm nhuần chính sách.
4.3.3. Kiến nghị với quản lý nhà nước PTNN cấp trung ương
Về quy hoạch tổng thể phát PTNN vùng ven biển ĐBSH thích ứng với
BĐKH.
Đổi mới, kiện toàn cơ chế, chính sách tập trung nguồn lực, chuyển
giao ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực, mở rộng thị trường
cho PTNN vùng ven biển ĐBSH.

22


Đa dạng hóa các hình thức tổ chức kinh tế trong phát PTNN vùng ven
biển ĐBSH.
Xây dựng cơ chế điều phối nhằm phát huy tối đa lợi thế so sánh vốn
có và mới phát sinh trong quá trình BĐKH của vùng ĐBSH.
Huy động sự tham gia của các bên liên quan trong PTNN vùng ven
biển ĐBSH ứng phó với BĐKH.


23


×