Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Thảo Luận Quản trị thực hiên hợp đồng mua bán gạo của công ty XNK lương thực hà nội với công ty galluck vai trò là ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52 KB, 9 trang )

Mục Lục
I.

TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

II.

1. Khái niệm về tín dụng chứng từ
2. Quy trình thanh toán L/C
3. Vai trò của các bên
4. Một số lưu ý trong thanh toán tín dụng chứng từ
TÌNH HUỐNG HỢP ĐÔNG MUA BÁN GẠO
1. Trường hợp 1: Người bán kiện Ngân hàng đòi tiền thanh toán, ngân
hàng từ chối thanh toán.
2. Trường hợp 2: Ngân hàng kiện người mua
KẾT LUẬN

III.


NỘI DUNG
I.
TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
1. Khái niệm
- Thư tín dụng (Letter of Credit - viết tắt là L/C) là một cam kết thanh toán có
điều kiện bằng văn bản của một tổ chức tài chính (thông thường là ngân
hàng) đối với người thụ hưởng L/C (thông thường là người bán hàng hoặc
người cung cấp dịch vụ) với điều kiện người thụ hưởng phải xuất trình bộ
chứng từ phù hợp với tất cả các điều khoản được quy định trong L/C, phù
hợp với Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP) được dẫn
chiếu trong thư tín dụng và phù hợp với Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn


quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ
(ISBP).
- Thư tín dụng không hủy ngang: là loại thư tín dụng mà sau khi được mở thì
ngân hàng mở L/C phải chịu trách nhiệm thanh toán tiền cho tổ chức xuất
khẩu và tổ chức nhập khẩu sẽ không được tự ý sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ
những nội dung của L/C nếu không có sự đồng ý của tổ chức xuất khẩu.
Loại L/C không hủy ngang đảm bảo quyền lợi cho bên xuất khẩu và hiện
nay đang được sử dụng phổ biến. Một điểm cần chú ý rằng nếu L/C không
ghi là hủy hay không được hủy bỏ, thì nó đương nhiên được thừa nhận là
không thể hủy bỏ (Điều 3 UCP 600-ICC 2006)
2. Quy trình thanh toán L/C
Quy trình thanh toán L/C thông thường gồm các bước sau:
- Bên mua làm thủ tục yêu cầu ngân hàng mở L/C mở L/C cho người thụ hưởng
là bên bán.
- Ngân hàng mở L/C mở L/C theo đúng yêu cầu của người mua và chuyển L/C
sang ngân hàng thông báo để báo cho người bán biết về việc thư tín dụng đã được
- Hai bên ký kết hợp đồng thương mại.
mở.
- Ngân hàng thông báo L/C thông báo và chuyển bản gốc L/C cho người bán.
- Người bán xem xét L/C so với hợp đồng để đề nghị sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh
hoặc chấp nhận giao hàng.


- Người bán lập bộ chứng từ thanh toán sau khi giao hàng và gửi đến ngân hàng
thông báo để được thanh toán.
- Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng mở L/C.
- Ngân hàng mở L/C tiến hành kiểm tra bộ chứng từ. Nếu chứng từ phù hợp với
L/C thì tiến hành thanh toán cho ngân hàng thông báo. Nếu chứng từ không phù
hợp với L/C thì từ chối thanh toán và trả lại bộ chứng từ.
- Ngân hàng thông báo L/C ghi có và báo có cho người bán. 10. Ngân hàng mở

L/C trích tài khoản và báo nợ cho người mua.
- Người mua xem xét chấp nhận trả tiền cho ngân hàng mở L/C.
- Ngân hàng mở L/C trao bộ chứng từ cho người mua để nhận hàng.
3. Vai trò của các bên:
Đây là loại L/C mà sau khi mở thì mọi việc liên quan đến sửa đổi, bổ sung hoặc
huỷ bỏ nó Ngân hàng phát hành chỉ có thể tiến hành trên cơ sở có sự thoả thuận
của các bên có liên quan. Vì thế quyền lợi của người bán được đảm bảo. Tuy nhiên,
L/C không thể không thể huỷ ngang không có nghĩa không thể huỷ bỏ. Trong
trường hợp các bên đồng ý huỷ bỏ L/C thì nó được công nhận là không còn giá trị
thực hiện. Đây là loại L/C được sử dụng nhiều nhất trong thương mại quốc tế ngày
nay.
4. Một số lưu ý khi mở L/C
● Khi mở L/C, người mua phải ký quỹ một số tiền tại ngân hàng (có thể lên đến
100% giá trị L/C).
● L/C không phải là phương thức thanh toán an toàn tuyệt đối vì ngân hàng chỉ
làm việc trên chứng từ chứ không xét đến chất lượng hàng hoá.
● Bộ chứng từ đề nghị thanh toán L/C do các bên thoả thuận. Người bán phải cung
cấp đầy đủ các chứng từ và phải phù hợp với L/C thì mới được thanh toán. Các
loại chứng từ thường gặp:
- Bill of Lading
– B/L (Vận đơn);


- Invoice (Hoá đơn);
- Packing List (Bảng kê chi tiết hàng hoá đóng thùng);
- Certificate of Origin (Giấy chứng nhận xuất xứ, nguồn gốc);
- Insurance Certificate (Chứng từ bảo hiểm lô hàng);
- Shipping Documents(Chứng từ giao hàng);
- Phytosanitary Certificate (Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật);
- Fumigation Certificate (Giấy chứng nhận hàng hoá đã xông khói);

- …
● Trong quá trình kiểm tra bộ chứng từ, nếu phát hiện sai sót, ngân hàng mở L/C
sẽ từ chối thanh toán. Trường hợp này có thể được giải quyết như sau:
- Người bán cam kết miệng với ngân hàng để được thanh toán. Cách này chỉ có
thể thực hiện nếu có sự tín nhiệm giữa ngân hàng và người bán.
- Người bán viết thư cam kết bồi thường.
- Người bán điện cho ngân hàng phát hành để xin phép thanh toán.
- Người bán chuyển sang phương thức nhờ thu.
Các đặc điểm đặc biệt của L/C
+ L/C không phụ thuộc vào hợp đồng cơ sở (hợp đồng mà xuất phát từ hợp đồng
đó người ta tiến hành mở L/C). Các ngân hàng không liên quan hoặc bị ràng buộc
bởi các hợp đồng như thế ngay cả khi L/C có dẫn chiếu đến các hợp đồng đó (điều
4 UCP600).
+ Các ngân hàng làm việc với nhau trên cơ sở chứng từ chứ không quan tâm đến
hàng hóa/dịch vụ. Cho dù người bán giao hàng bị thiếu, hàng kém chất lượng, giao
hàng sai …, nhưng nếu trên bề mặt chứng từ thể hiện phù hợp với L/C, UCP, ISBP
thì ngân hàng phát hành phải thanh toán cho người thụ hưởng. Các bên tham gia
trong thư tín dụng không được lợi dụng vào tình trạng hàng hóa/dịch vụ được giao
để trì hoãn việc thanh toán + Theo UCP600 thì L/C là không thể hủy ngang.


+ Theo UCP600 quy định, thì các bên muốn áp dụng phiên bản UCP nào thì phải
quy định rõ trong thư tín dụng.
+ Mặc dù người đề nghị mở L/C tham gia với tư cách là người mua hàng hóa/dịch
vụ, nhưng ngân hàng phát hành mới là người thanh toán, cho nên khi người thụ
hưởng ký phát hối phiếu đòi tiền thì phải đòi tiền ngân hàng phát hành L/C.
II.

TÌNH HUỐNG HỢP ĐỒNG MUA BÁN GẠO


Với vai trò là ngân hàng thanh toán, ngân hàng từ chối thanh toán cho người bán
với lý do là thiếu thông báo chi tiết về việc giao hàng.
1. Trường hợp 1: Người bán kiện Ngân hàng đòi tiền thanh toán, ngân
hàng từ chối thanh toán. Lý do: Thiếu thông tin chi tiết về việc giao
hàng.
Theo hợp đồng mua bán gạo giữa hai công ty XNK lương thực Hà Nội ( Người
bán) và công ty Galluck ( Người mua) thì việc thanh toán theo phương thức thanh
toán tín dụng chứng từ không hủy ngang và trả ngay.
Phương pháp thanh toán tín dụng chứng từ là sự thỏa thuận mà trong đó một ngân
hàng ( ngân hàng mở tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng ( người xin mở thư tín
dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho một người thứ ba ( người hưởng lợi
số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba này ký phát
trong phạm vi số tiền đó, khi người thứ ba này xuất trình cho ngân hàng một bộ
chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra của L/C.
Như vậy trong hợp đồng này, Công ty XNK lương thực Hà Nội là người bán được
ngân hàng Vietcombank thanh toán khi Cty XNK lượng thực xuất trình cho
Vietcombank môt bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra của
L/C do bên mua là Cty Galluck đưa ra trong hợp đồng.
Tín dụng thư điện tử hoạt động theo hai nguyên tắc: Độc lập và tuân thử nghiêm
ngặt:
Độc lập: Thư tín dụng có tính chất rất quan trọng, nó được hình thành trên
cơ sở của hợp đồng mua bán, nhưng sau khi được thiết lập, nó lại hoàn toàn độc
lập với hợp đồng mua bán: Điều này có nghĩa là ngân hàng Vietcombank có nghĩa
vụ thanh toán khi người bán ( Cty XNK lương thực Hà Nội) xuất trình đầy đủ yêu


cầu của L/C. Ngân hàng Vietcombank hoàn toàn không quan tâm đến hợp đồng và
cũng không quan tâm đến hàng hóa thực.
Tuân thủ nghiêm ngặt: Ngân hàng Vietcombank chỉ thanh toán nếu các
chứng từ thanh toán hoàn toàn phù hợp với L/C, đúng với các chỉ dẫn của người

mua là Cty Galluck. Theo nguyên tắc này, ngân hàng sẽ kiểm tra kĩ lưỡng và máy
móc toàn bộ chứng từ mà Cty XNK lương thực Hà Nội xuất trình.
Theo hợp đồng đã thỏa thuận, những chứng từ được cho là phù hợp với các điểu
khoản của L/C như sau:
Một bộ đầy đủ vận đơn sạch đã xếp hàng lên tàu ba bản gốc có ghi cước phí
trả sau.
-

Hóa đơn thương mại làm thành 3 bản.

Giấy chứng nhận chất lượng, trọng lượng và bao bì do Vinacontrol cấp ở
cảng bốc hàng sẽ có giá trị pháp lí cuối cùng được làm thành 6 bản
Những chi tiết thông báo gửi hàng bằng điện tín / Telex / Fax trong vòng 24h
sau khi hoàn thành việc bốc hàng.
Khi mở L/C Công ty Galluck quy định sẽ thanh toán tiền hàng cho cty XNK lương
thực Hà Nội nết xuất trình đủ các chứng từ gồm: Clean B/L, Commercial Invoice,
giấy chứng nhận số lượng, chất lượng, bao bì, phiếu đóng gói.
Nhưng thực tế, Cty XNK lương thực Hà Nội chỉ xuất trình những chứng từ sau:
-

Commercial Invoice, Clean B/L

Giấy chứng nhận chất lượng, số lượng do cơ quan Hải quan Việt Nam cấp
=> Ở đây, các chứng từ này không phù hợp như L/C đã quy định bởi theo L/C
những chứng từ này phải do Vinacontrol cấp ở cảng bốc hàng và còn thiếu chứng
từ về bao bì và phiếu đóng gói.
Hơn nữa, theo quy định L/C thì phải gửi thông báo “những chi tiết thông báo gửi
hàng bằng điện tín / Telex / Fax trong vòng 24h sau khi hoàn thành việc bốc hàng”
cho ngân hàng. Nhưng cty XNK lượng thực Hà Nội không thông báo chi tiết hàng
hóa khi giao.



Do vậy, Ngân hàng sẽ không thanh toán cho Cty XNK lượng thực Hà Nội vì bộ
chứng từ không phù hợp với quy định của L/C do thiếu thông báo chi tiết về việc
giao hàng mà không hề quan tâm đến số lượng hay chất lượng của hàng hóa trên
thực tế cập cảng bởi ngân hàng thanh toán cho người bán theo phương thức chứng
từ tín dụng chỉ căn cứ vào chứng từ mà người bán xuất trình phù hợp với L/C.
2. Trường hợp 2: Ngân hàng kiện người mua
Thứ 1: Trong hợp đồng đã nêu Người mua mở L/C không hủy ngang trả ngay
trong đó quy định sẽ thanh toán tiền hàng cho người bán nếu người bán xuất trình
đủ các chứng từ gồm: clean B/L,commercial invoice, giấy chứng nhận số lượng,
chất lượng, bao bì, phiếu đóng gói.
( L.C là sự thỏa thuận mà ngân hàng theo yêu cầu của bên mua cam kết sẽ trả tiền
cho bên bán hoặc bất cứ ng nào theo lệnh của người bán khi người bán đã xuất
trình đầy đủ bộ chứng từ và thực hiện các yêu cầu đã quy định trong thư tín dụng.
Trong đó : LC không hủy ngang tức là : Loại thư tín dụng mà trong thời hạn hiệu
lực của nó ngân hàng phát hành không được quyền thay đổi hay hủy bỏ nội dung
của nó cho dù người yêu cầu mở tín dụng có ra lệnh hủy bỏ/ thay đổi đi chăng nữa
( Thư tín dụng không hủy ngang là một đảm bảo cho người bán ) .
Ở đây : Người bán đã lập bộ chứng từ thanh toán gồm: commercial invoice, clean
B/L nộp cho ngân hàng Vietcombank để nhờ thu hộ tiền hàng. Sau đó bộ chứng từ
này theo ngân hàng là thiếu, tuy nhiên đã được bên bán bổ sung đầy đủ ngay sau
khi nhận được thông báo của ngân hàng.
Thứ 2: Trong hợp đồng, phần điều khoản thanh toán có nêu rõ , Người bán sẽ được
chỉ định mở P.B với 1% tổng giá trị LC tại Vietcaombank Hà Nội trong vòng 2
ngày , sau đó thông báo cho người mua sau khi đã mở P.B.
3 ngày Sau khi nhận dc xác nhận của Vietcombank sau khi mở L/C và nhận được
xác nhận của Vietcombank, ng mua sẽ mở một L.c được xác nhận không hủy
ngang bằng điện tín phù hợp với hợp đồng này tại ngân hàng quốc tế hạng nhất
thanh toán bằng T.T.R. có thể chấp nhận được với 40.000 MT cho ng bán hưởng

qua ngân hàng ngoại thương Việt Nam.


Thứ 3: Đối với 60.000MT , người bán cũng chấp nhận rằng người mua hoặc người
chỉ định của người mua sẽ mở một thư tín dụng thanh toán ngay có thể chuyển
nhượng được, không hủy ngang bằng điện báo không phù hợp với hợp đồng này,
có thể chấp nhận với chuyển tiền bằng điện.
Thứ 4: Ngân hàng sẽ thanh toán cho người bán trong khoảng thời gian từ 3 đến 5
ngày làm việc của ngân hàng sau khi nhận được bức Telex đã được kiểm tra từ
Vietcombank chứng tỏ những chứng từ này đc kiểm tra phù hợp với các điều
khoản L/c , nếu bên bán xuất trình bộ chứng từ sau đây :

Một bộ đầy đủ vận đơn sạch đã xếp hàng lên tàu ba bản gốc có ghi cước phí
trả sau.


Hóa đơn thương mại làm thanh 3 bản.


Giấy chứng nhận chất lượng, trọng lượng và bao bì do Vinacontrol cấp ở
cảng bốc hàng sẽ có giá trị pháp lý cuối cùng được làm thành 6 bản.

Những chi tiết thông báo gửi hàng bằng điện tín/telex/fax trong vòng 24 giờ
sau khi hoàn thành việc bốc hàng.
=>>> Những chứng từ này đã được xuất trình cho ngân hàng đầy đủ sau lần thứ 1
ngân hàng yêu cầu bổ sung chứng từ . thì người bán mới cho vận chuyển hàng đi.
Thứ 5 : Trong thanh toán TDCT, việc thanh toán của NH cho người thụ hưởng chỉ
căn cứ vào bộ chứng từ xuất trình mà không căn cứ vào việc kiểm tra hàng hoá.
NH chỉ kiểm tra tính chân thật bề ngoài của chứng từ, mà không chịu trách nhiệm
về tính chất bên trong của chứng từ, cũng như chất lượng và số lượng hàng hoá.

Như vậy sẽ không có sự đảm bảo nào cho nhà NK rằng hàng hoá sẽ đúng như đơn
đặt hàng hay không. Nhà NK có thể nhận được hàng kém chất lượng hoặc bị hư
hại trong quá trình vận chuyển mà vẫn phải hoàn trả đầy đủ tiền thanh toán cho NH
phát hành.
=>Người mua lập hồ sơ khiếu nại người bảo hiểm,người vận tải và người bán đòi
bồi thường mọi tổn thất. Ngân hàng không chịu trách nhiệm về vấn đề này →Ngân
hàng dựa trên chứng từ đã thỏa thuận giữa hai bên để giải quyết việc thanh toán tiền.


III.

Kết luận



×