III. LỚP 12:
1. Phong cách ngôn ngữ khoa học:
a. Địa chỉ tích hợp:
Khi tìm hiểu đặc điểm và rèn kĩ năng sử dụng phong cách ngôn ngữ khoa
học
b. Nội dung tích hợp:
- Tiếp xúc với các thuật ngữ khoa học môi trường và các văn bản phổ biến khoa
học môi trường.
- Kết hợp trong các bài tập rèn kĩ năng: Bài tập phân tích ngữ liệu hoặc bài tập tìm
từ ngữ (là các thuật ngữ hay dùng trong các văn bản khoa học môi trường), đặt câu,
viết đoạn...
2. Viết bài làm văn số 2: Bàn về một hiện tượng đời sống
a. Địa chỉ tích hợp:
Trong khi củng cố các kĩ năng nghị luận và liên hệ nâng cao ý thức, thái độ
đúng đắn đối với những hiện tượng đời sống hiện nay
b. Nội dung tích hợp:
- Trong khi củng cố các kĩ năng nghị luận
- Khai thác khả năng liên hệ đến những vấn đề về môi trường:
+ Đề số 1: Suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng nghiện ka-ra-ô-kê và In-tơ-
nét trong nhiều bạn trẻ hiện nay.
Với đề bài này, có thể gợi ý khai thác vấn đề về ô nhiễm âm thanh, mất trật
tự công cộng, tình trạng nhiễu loạn thông tin, ô nhiễm thông tin...
+ Có thể lấy thêm đề tham khảo với yêu cầu bàn về một hiện tượng hoặc
một sự kiện có liên quan đến môi trường ( nên tập trung vào vấn đề sát hợp với học
sinh, những hiện tượng, sự kiện diễn ra tại địa phương...)
3. Nghị luận về một tác phẩm thơ, đoạn thơ:
a. Địa chỉ tích hợp:
Lấy một đoạn thơ, bài thơ có thể liên hệ được với những vấn đề về môi
trường để ra đề
b. Nội dung tích hợp:
Tham khảo đoạn thơ trơng bài Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm:
Em ơi buồn làm chi
Anh đưa em về sông Đuống
Ngày xưa cát trắng phẳng lì
Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì
Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng biếc
Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay
4. Vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận:
a. Địa chỉ tích hợp:
Các ngữ liệu có nội dung về môi trường
b. Nội dung tích hợp:
- Phân tích sự phối hợp sử dụng các thao tác lập luận trên văn bản có liên quan đến
vấn đề về môi trường.
- Sưu tầm các văn bản viết về môi trường có sử dụng tổng hợp các thao tác lập
luận
5. Người lái đò sông Đà:
a. Địa chỉ tích hợp: Khi thực hành đọc- hiểu văn bản
b. Nội dung tích hợp:
- Đọc Người lái đò sông Đà, thấy được sự giàu có của tài nguyên và phong cảnh
tuyệt vời của miền Tây tổ quốc.
- Nâng cao ý thức trân trọng vẻ đẹp thiên nhiên- con người, giữ gìn giá trị môi
trường thiên nhiên của đất nước
6. Ai đã đặt tên cho dòng sông?
a. Địa chỉ tích hợp: Khi thực hành đọc- hiểu văn bản
b. Nội dung tích hợp:
Từ việc cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp tự nhiên nên thơ, vẻ đẹp trầm lắng, tích
đọng lịch sử- văn hóa bao đời của dòng sông Hương qua ngòi bút tài hoa, tinh tế
của Hoàng Phủ Ngọc Tường, người nghệ sĩ nặng lòng với Huế, gợi liên hệ đến tình
yêu thiên nhiên, ý thức giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên, những giá trị từ môi trường
lịch sử- văn hóa.
7. Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong văn nghị luận:
a. Địa chỉ tích hợp:
Khi củng cố lí thuyết và thực hành rèn kĩ năng.
b. Nội dung tích hợp:
- Liên hệ với các ngữ liệu về môi trường
- Viết mở bài, kết bài cho bài văn về đề tài có liên quan tới môi trường
8. Rừng xà nu:
a. Địa chỉ tích hợp:
Khi đọc- hiểu văn bản:Từ việc cảm nhận vẻ đẹp của rừng xà nu trong tác
phẩm, liên hệ đến ý thức bảo vệ rừng.
b. Nội dung tích hợp:
- Mở đầu truyện , tác giả miêu tả rừng xà nu trong bom đạn: hàng vạn cây không
cây nào không bị thưong, ham ánh sáng và có sức sống mãnh liệt
- Kết thúc truyện cũng lại là hình ảnh rừng xà nu trong bom đạn kẻ thù vô số
những cây con đang mọc lên... nhọn hoắt như những mũi lê... hút tầm mắt...
-> Sự xuất hiện hìn ảnh này chính là dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Trung
Thành: Vẻ đẹp của tác phẩm là vẻ đẹp của thiên nhiên và khí phách, truyền thống
con người Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Ấn tượng về
rừng xà nu xuyên suốt toàn bộ tác phẩm, gắn với cuộc sống, chiến đấu của nhân
dân làng Xô Man, là hiện thân của các thế hệ dân làng Xô Man
Ý nghĩa biểu tượng rừng xà nu còn là sức mạnh từ sự giao kết bền chặt giữa
thiên nhiên và con người. Thiếu đi rừng xà nu là dân làng Xô Man thiếu đi sức
mạnh quật cường, nghệ thuật mất đi một biểu tượng sử thi đặc sắc.
Tố Hữu: Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.
9. Phát biểu tự do:
a. Địa chỉ tích hợp:
Khi tìm hiểu về khái niệm, nguyên tắc và yêu cầu của phát biểu tự do và kĩ
năng phát biểu về một chủ đề hứng thú, có mong muốn được trao đối với người
nghe
b. Nội dung tích hợp:
- Liên hệ với ngữ liệu và những hiện tượng, sự kiện, vấn đề có liên quan tới môi
trường
- Gợi ý các chủ đề bức xúc có trong thực tiễn xã hội về ô nhiễm môi trường, nâng
cao ý thức bảo vệ rừng, xây dựng và gìn giữ môi trường xanh, sạch, đẹp ( chú ý
đến những vấn đề sát hợp, diễn ra ngay trong đời sống hàng ngày)
10. Văn bản tổng kết:
a. Địa chỉ tích hợp:
Trong khi tìm hiểu mục đích yêu cầu, nội dung và phương pháp thể hiện của
văn bản tổng kết thông thừong và rèn luyện kĩ năng tạo lập loại văn bản này
b. Nội dung tích hợp:
Liên hệ: Nội dung tổng kết công tác vệ sinh môi rường trong các bản báo
cáo tổng kết của Đoàn TNCS HCM ; Văn bản tổng kết hoạt động vệ sinh môi
trường của trường, lớp.