Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

Các giải pháp hoàn thiện công nghệ Marketing bán lẻ trong các loại hình tổ chức bán lẻ văn minh hiện đại ở các đô thị nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (693.4 KB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

LÊ PHẠM ĐẠI LINH

CÁC GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG NGHỆ
MARKETING BÁN LẺ TRONG LOẠI HÌNH
VĂN MINH HIỆN ĐẠI Ở CÁC ĐÔ THỊ NƯỚC TA

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

HÀ NỘI 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

LÊ PHẠM ĐẠI LINH

CÁC GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG NGHỆ
MARKETING BÁN LẺ TRONG LOẠI HÌNH
VĂN MINH HIỆN ĐẠI Ở CÁC ĐÔ THỊ NƯỚC TA

Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số

: 60.340102

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN THANH TOÀN



HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn "Các giải pháp hồn thiện cơng nghệ
Marketing bán lẻ trong các loại hình tổ chức bán lẻ văn minh hiện đại ở các
đơ thị nước ta" là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tơi.
Nội dung của Luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin
được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí khoa học, kết quả nghiên cứu của các đề
tài khoa học (theo Danh mục tài liệu tham khảo).
Các số liệu trong Luận văn là trung thực và có nguồn gốc cụ thể, rõ ràng.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình
khoa học nào khác.
Tác giả Luận văn

Lê Phạm Đại Linh


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Trần Thanh Toàn người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em thực hiện và hoàn thành Luận
văn. Em xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Quản trị Marketing của
Trường Đại học kinh doanh & Công nghệ Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy và
giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường. Xin gửi lời cảm ơn chân thành
đến gia đình bạn bè đã ln động viên tơi trong suốt quá trình học tập và thực
hiện Luận văn.
Tác giả

Lê Phạm Đại Linh



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CÔNG NGHỆ MARKETING BÁN
HÀNG TRONG LOẠI HÌNH BÁN LẺ VĂN MINH HIỆN ĐẠI...................4
1.1 CƠNG NGHỆ BÁN HÀNG...........................................................................4
1.1.1. Khái niệm, tính chất, yếu tố cơ bản của Công nghệ...............................4
1.1.2. Xác định các phương pháp và hình thức bán lẻ......................................6
1.1.3. Một số hình thức bán hàng khơng qua cửa hàng..................................12
1.2 CÁC LOẠI HÌNH TỔ CHỨC BÁN LẺ VĂN MINH HIỆN ĐẠI
(LHTCBL VMHĐ).............................................................................................14
1.2.1. Loại hình tổ chức bán lẻ và các tiêu chí cửa hàng bán lẻ.....................14
1.2.2. Loại hình tổ chức bán lẻ văn minh, hiện đại (LHTCBLVM, HĐ)........16
1.2.3. Phân loại tổ chức bán lẻ của GS.TS YASUAKI SUZUKI (Đại học
Aoyama - Nhật Bản)........................................................................................19
1.2.4. Yếu tố tác động và sự cần thiết phát triển các loại hình tổ chức bán lẻ văn
minh, hiện đại ở Việt Nam.................................................................................25
1.3. KINH NGHIỆM NƯỚC NGOÀI VỀ PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH TỔ
CHỨC BÁN LẺ VĂN MINH, HIỆN ĐẠI.............................................................31
1.3.1. Chính sách phát triển chuỗi cửa hàng ở Trung Quốc................................31
1.3.2. Một số chính sách và kinh nghiệm của Thái Lan có liên quan đến phát
triển các loại hình tổ chức bán lẻ văn minh, hiện đại..........................................33
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG NGHỆ BÁN LẺ Ở SIÊU THỊ
UNIMART VÀ Ở CÁC LHBLVMHĐ.............................................................36
2.1 TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA
SIÊU THỊ UNIMART........................................................................................36
2.1.1. Sự ra đời và phát triển của siêu thị Unimart........................................36
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của siêu thị......................................................37
2.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức..........................................................................39
2.1.4. Phân tích và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của siêu thị

Unimart từ năm 2015 - 2017...........................................................................40


2.2. THỰC TRẠNG CÔNG NGHỆ BÁN HÀNG TẠI SIÊU THỊ UNIMART
.............................................................................................................................41
2.2.1. Thực trạng quy hoạch mặt bằng siêu thị Unimart................................41
2.2.2. Thực trạng công nghệ bán hàng tự phục vụ..........................................44
2.2.3. Thực trạng công nghệ bán hàng truyền thống tại CH Unimart............51
2.2.4. Thực trạng phát triển các thành phần của công nghệ bán hàng và loại
hình bán lẻ văn minh hiện đại.........................................................................58
2.3. THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC LOẠI HÌNH BÁN LẺ VĂN MINH - HIỆN
ĐẠI TẠI CÁC ĐÔ THỊ NƯỚC TA.......................................................................60
2.3.1. Khái quát về sự hình thành, phát triển loại hình BLVMHĐ ở Việt Nam.. . .60
2.3.2. Đánh giá về vận hành cơng nghệ bán lẻ trong các loại hình BLVMHĐ.....66
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG NGHỆ BÁN LẺ Ở
SIÊU THỊ UNIMART VÀ Ở CÁC LHTCBLVMHĐ.....................................73
3.1. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CƠNG NGHỆ BÁN LẺ VÀ CÁC LOẠI
HÌNH TỔ CHỨC BÁN LẺ VĂN MINH, HIỆN ĐẠI VÀ ĐỊNH HƯỚNG.....73
3.1.1. Xu hướng phát triển của cơng nghệ và các loại hình tổ chức bán lẻ văn
minh, hiện đại trên thế giới.............................................................................73
3.1.2. Định hướng phát triển cơng nghệ các loại hình tổ chức bán lẻ văn
minh, hiện đại ở Việt Nam...............................................................................82
3.2. CÁC GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG NGHỆ BÁN LẺ Ở UNIMART
.............................................................................................................................88
3.3. ĐỀ XUẤT VỀ QUY HOẠCH MẶT BẰNG CỦA SIÊU THỊ....................93
3.3.1. Đề xuất về tên biển đề cửa hàng siêu thị...............................................93
3.3.2. Đề xuất về tổ chức giữ và trông xe cho khách hàng.............................94
3.3.4. Đề xuất tăng thêm nhân viên túc trực tại các quầy bán hàng................95
3.3.5. Đề xuất về thẻ thành viên siêu thị Unimart...........................................95
3.3.6. Đề xuất về công nghệ bán sản phẩm Sâm Hàn Quốc............................96

3.3.7. Đề xuất công nghệ bán quầy bánh mỳ..................................................97
KẾT LUẬN........................................................................................................99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................100
PHỤ LỤC.........................................................................................................101



DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Bảng 1.1. So sánh loại hình truyền thống và hiện đại.........................................18
Bảng 2.1. Bảng thống kê trình độ nhân viên siêu thị Unimart............................40
Bảng 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của siêu thị Unimart 2015 - 2017......40
Bảng 2.3. Tỷ trọng hàng Việt Nam trong một số chuỗi siêu thị..........................69
Hình 1.1. Quy trình các bước bán truyền thống....................................................7
Hình 1.2. Cơng nghệ bán hàng tự phục vụ............................................................8
Hình 1.3. Qui trình cơng nghệ bán hàng truyền thống.......................................10
Hình 1.4. Qui trình bán hàng theo phương pháp đơn đặt hàng...........................11
Hình 2.1. Các yếu tố quyết định giá trị dành cho khách hàng.............................47
Hình 2.2. Chuỗi giá trị chung..............................................................................50
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy CH siêu thị Unimart.....................................38
Sơ đồ 2.2. Sự phát triển lao động Unimart..........................................................39


DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

LHTCBL: Loại hình tổ chức bán lẻ
VMHĐ:

Văn minh hiện đại

NTD:


Người tiêu dùng

DN:

Doanh nghiệp

TTMS:

Trung tâm mua sắm

CH :

Cửa hàng

ST:

Siêu thị

TTTM: Trung tâm thương mại
UNIDO: United Nation’s Industrial Development Organization
ESCAP: Economic and Social Commission for Asia and the Pacific
TNDN: Thu nhập doanh nghiệp
VSATTP: Vệ sinh an tồn thục phẩm
NCT: Nơi cơng tác
SKH: Diện tích dành cho khách hàng


MỞ ĐẦU
Kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới (1986), đặc biệt từ sau năm 1992,

cuộc sống mọi mặt của người Việt Nam đã và đang có những cải thiện đáng kể.
Hiện tại, tuy mức sống chung còn thấp nhưng ở khu vực đô thị, nhất là ở các
thành phố lớn, sức tiêu dùng cá nhân mà trung tâm là của tầng lớp có thu nhập
từ trung bình khá trở lên đang tăng mạnh và đòi hỏi ngày càng cao và đa dạng
đối với hàng hóa, dịch vụ cũng như chất lượng phục vụ. Thêm nữa, số lượng
người nước ngoài và Việt kiều đến Việt Nam du lịch và đầu tư làm ăn ngày một
nhiều. Vì vậy, việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp khách hàng này
bằng công nghệ Marketing bán lẻ ở các loại hình tổ chức bán lẻ văn minh, hiện
đại (LHTCBL VMHĐ) đang trở nên cần thiết. Mặt khác, do nếp sống cơng
nghiệp đang dần hình thành ở các khu cơng nghiệp và đô thị cùng với tỷ lệ phụ
nữ đi làm cao ở Việt Nam nên thời gian dành cho mua sắm ngày thường sẽ ít
hơn. Tất cả những tác động, thay đổi này địi hỏi loại hình tổ chức bán lẻ phải đa
dạng, phong phú, tiện dụng hơn, đan xen cùng tồn tại nhằm thỏa mãn được mọi
nhu cầu: cả đối tượng và thời gian mua sắm.
Khoảng 15 năm trở lại đây, một số loại hình tổ chức bán lẻ (LHTCBL)
theo mơ hình của các nước tiên tiến (của doanh nghiệp trong nước và cả doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) đã xuất hiện nhiều ở Việt Nam, chủ yếu là ở
một số thành phố lớn. Tuy quy mô còn nhỏ, số lượng chưa nhiều, nhưng các
LHTCBL này đã và đang tác động tích cực đến sản xuất và tiêu dùng cũng như
đến tiến trình cải cách các LHTCBL ở Việt Nam theo hướng văn minh hiện đại.
Mặc dù vậy, nhìn trên tổng thể, so với các nước tiên tiến và ngay cả so với một
số nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan..., thì ngành bán lẻ của Việt
Nam vẫn còn nhiều bất cập. Sự ra đời, phát triển của một số LHTCBLVMHĐ
trong thời gian dài hầu như đều do tự bản thân các doanh nghiệp (DN), cá nhân
kinh doanh thực hiện, mang nặng tính tự phát; cả Nhà nước và DN còn thiếu
những giải pháp đồng bộ, phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam. Nhận thức,
hiểu biết về đặc điểm công nghệ và loại hình, mơ hình vận doanh, phân loại, tên
gọi... của từng LHTCBL này cịn khơng ít bất cập và khác biệt trong giới chuyên
1



môn, học thuật cũng như DN và người tiêu dùng (NTD)... Điều đó xuất phát từ
nhiều nguyên nhân, trong đó có một ngun nhân khơng kém phần quan trọng là
do chúng ta còn thiếu những nghiên cứu, tổng kết mang tính tồn diện, khoa học
(cả lý luận và thực tiễn) về công nghệ và các LHTCBLVMHĐ và xu hướng vận
động phát triển của chúng để làm cơ sở cho việc đề ra các định hướng và giải
pháp phát triển công nghệ và LHTCBL này ở Việt Nam.
Với nhận thức và yêu cầu nêu trên tôi lựa chọn đề tài:
"Các giải pháp hồn thiện cơng nghệ Marketing bán lẻ trong các loại
hình tổ chức bán lẻ văn minh hiện đại ở các đô thị nước ta" làm luận văn tốt
nghiệp của mình.
Mục đích nghiên cứu của luận văn
Luận văn sẽ làm rõ một số mục đích cụ thể sau:
- Hệ thống hóa và phát triển thêm những vấn đề lý luận cơ bản về cơng
nghệ các LHTCBL nói chung và LHTCBL VMHĐ nói riêng cũng như về phát
triển các LHTCBL VMHĐ; làm rõ các yếu tố tác động, sự cần thiết và điều kiện
phát triển các công nghệ LHTCBLVMHĐ ở Việt Nam;
- Tổng hợp, khái qt hóa về đặc điểm cơng nghệ của từng
LHTCBLVMHĐ và xu hướng phát triển của các LHTCBL này trên thế giới;
- Phân tích thực trạng phát triển, làm rõ kết quả, chuyển biến; chỉ ra
những đặc thù, khác biệt, những hạn chế, bất cập và nguyên nhân ảnh hưởng đến
sự phát triển của công nghệ các LHTCBLVMHĐ ở Việt Nam;
- Đề xuất các tiêu chí xác định và giải pháp phát triển công nghệ và các
LHTCBLVMHĐ ở Việt Nam trên cơ sở xác định rõ quan điểm, mục tiêu, tiêu
chí và định hướng phát triển các LHTCBL này.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công nghệ bán lẻ các LHTCBLVMHĐ
trong ngành dịch vụ phân phối hàng tiêu dùng, bao gồm đặc điểm loại hình và cơng
nghệ các yếu tố tác động tới sự phát triển các LHTCBL này.
Các LHTCBLVMHĐ được nghiên cứu bao gồm các loại hình CH bán lẻ

VMHĐ và các loại hình chuỗi CH, trung tâm mua sắm (TTMS) là hình thức tổ
2


chức, vận doanh của các loại hình CH bán lẻ này (Công nghệ).
* Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
- Về sự hình thành, phát triển của LHTCBLVMHĐ, chủ yếu luận văn lấy thực
tế ở 2 nước điển hình là Mỹ và Nhật Bản (vì các nước này đã có nền kinh tế thị
trường rất phát triển và loại là nơi sản sinh ra của hầu hết các LHTCBLVMHĐ; với
Nhật Bản cịn là nước ở châu Á có một số nét tương đồng với Việt Nam).
- Về phân tích thực trạng luận văn tập trung chủ yếu phân tích loại hình
siêu thị và cơng nghệ bán lẻ truyền thống và công nghệ tự phục vụ ở UNIMART
số 2 Phạm Ngọc Thạch - Hà Nội, các loại khác cũng phân tích ở Hà Nội.
* Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở vận dụng phương pháp luận chung là phương pháp duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử, từ cụ thể đến khái qt, kết hợp lơ gíc và lịch sử,
luận văn đã sử dụng các phương pháp cụ thể như phân tích, so sánh, tổng hợp,
mơ hình hóa, khảo sát thực tế vào việc nghiên cứu và triển khai thực hiện đề tài.
* Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ
lục, nội dung chính của Luận văn chia thành 3 chương như sau:
 Chương 1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về loại hình tổ chức bán lẻ cơng
nghệ bán lẻ và phát triển loại hình tổ chức bán lẻ văn minh, hiện đại.
 Chương 2. Thực trạng phát triển cơng nghệ bán lẻ ở các loại hình tổ chức
bán lẻ văn minh, hiện đại ở siêu thị UNIMART Hà Nội.
 Chương 3. Các giải pháp hoàn thiện cơng nghệ bán lẻ và loại hình hiện
đại ở Hà Nội và đơ thị nói chung.

3



CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CÔNG NGHỆ MARKETING BÁN HÀNG
TRONG LOẠI HÌNH BÁN LẺ VĂN MINH HIỆN ĐẠI
1.1 CƠNG NGHỆ BÁN HÀNG
1.1.1. Khái niệm, tính chất, yếu tố cơ bản của Công nghệ.
1.1.1.1. Khái niệm công nghệ bán hàng
Việc đưa ra một định nghĩa khái quát được bản chất của cơng nghệ là một
việc làm cần thiết, bởi vì khơng thể quản lý công nghệ thành công khi mà chưa
xác định rõ cơng nghệ là cái gì?
Theo tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hiệp Quốc (United Nation’s
Industrial Development Organization - UNIDO):
"Công nghệ là việc áp dụng khoa học vào công nghiệp bằng cách sử dụng
các kết quả nghiên cứu và xử lý nó một cách có hệ thống và có phương pháp"
Tổ chức ESCAP (Economic and Social Commission for Asia and the
Pacific - Ủy ban kinh tế và xã hội Châu Á - Thái Bình Dương) đưa ra định nghĩa.
"Công nghệ là hệ thống kiến thức về qui trình và kỹ thuật dùng để
chế biến vật liệu và thơng tin".
Sau đó ESCAP mở rộng định nghĩa của mình: "Nó bao gồm tất cả các khả
năng, kiến thức, thiết bị và phương pháp sử dụng trong sản xuất chế tạo, dịch vụ
quản lý, thông tin".
Định nghĩa của UNIDO đứng trên giác độ một tổ chức phát triển công
nghiệp, nhấn mạnh tính khoa học là thuộc tính của cơng nghệ và khía cạnh hiệu
quả khi xem xét việc sử dụng cơng nghệ cho một mục đích nào đó.
Định nghĩa của ESCAP được coi là một bước ngoặt trong lịch sử quan
niệm về công nghệ. Định nghĩa này không coi công nghệ phải gắn chặt với quá
trình sản xuất chế tạo ra các sản phẩm cụ thể, và mở rộng khái niệm công nghệ
ra các lĩnh vực dịch vụ và quản lý. Những công nghệ mới mẻ đã dần dần trở
thành thông dụng: công nghệ du lịch, công nghệ ngân hàng, cơng nghệ đào tạo,
cơng nghệ văn phịng, cơng nghệ marketing bán hàng...

4


1.1.1.2. Các yếu tố cơ bản của q trình cơng nghệ
Khái niệm và các đặc tính cơng nghệ chỉ rõ công nghệ bao gồm cả phần cứng
và phần mềm, thấy rõ vai trị của cơng nghệ mà ngày nay được coi là chìa khóa để
phát triển kinh tế, là nguồn hy vọng cơ bản để cải thiện mức sống con người.
Công nghệ gồm bốn yếu tố cơ bản, tác động đồng bộ, qua lại lẫn nhau để
tạo ra bất kỳ sự biến đổi mà con người mong muốn. Đó là:
+ Thành phần thiết bị (techno ware) - gọi tắt là thành phần T
+ Thành phần con người (Human ware) - gọi tắt là thành phần H
+ Thành phần thông tin (Inform ware) - gọi tắt là thành phần I
+ Thành phần tổ chức (Orgar ware) - gọi tắt là thành phần O
Bốn thành phần trên có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó thành phần
con người là trung tâm. Bốn thành phần này luôn đồng bộ trong bất kỳ công
nghệ nào.
Trên cơ sở các thành phần công nghệ ta thấy, công nghệ trong thực tế hiện
thân ở:
+ Thành phần thiết bị, công cụ và các phương tiện sản xuất kinh doanh có
thể được gọi là hình thức biểu hiện về mặt vật thể của công nghệ (phần kỹ thuật)
bao gồm: dụng cụ, thiết bị, máy móc, các xưởng may, nhà kho, gian bán hàng...
+ Thành phần con người của công nghệ bao gồm các kỹ năng và kinh
nghiệm sản xuất kinh doanh, các năng lực cần thiết đã tích lũy được cho sản
xuất kinh doanh như sự uyên bác, sự thành thạo, sự khéo léo, tính sáng tạo, tính
kiên trì, sự chun cần và tính chân thực.
+ Dữ liệu thơng tin được gọi là hình thức biểu hiện về mặt tư liệu của
cơng nghệ (phần ghi chép). Nó bao gồm các dữ kiện và số liệu, các bảng thiết
kế, các bản tính tốn, các số liệu điều tra quan sát, các quan hệ, các phương
trình, biểu đồ và lý thuyết. Yếu tố này là một phần mềm công nghệ.
+ Yếu tố tổ chức: Nó là sự bố trí và các mối liên hệ, các thiết chế tổ chức,

cơ cấu quản lý, khuôn khổ luật pháp, phương tiện truyền bá, các tổ chức, các
mạng lưới, quản lý và tiếp thị.
Trong bất kỳ một sự chuyển đổi nguồn lực nào, tất cả 4 thành phần của
5


cơng nghệ đều cần phải có một đóng góp, đồng thời khơng một q trình chuyển
đổi nào có thể được thực hiện khi thiếu vắng hoàn toàn một trong các thành
phần nói trên:
* Phần kỹ thuật là cốt lõi của bất kỳ hoạt động chuyển đổi nào, nó được
lắp đặt, vận hành bởi yếu tố con người.
* Yếu tố con người là yếu tố chủ chốt của bất kỳ thao tác chuyển đổi nào
và đến lượt mình nó được hướng dẫn bởi thông tin.
* Phần thông tin được tạo ra và cũng được sử dụng bởi yếu tố con người
để ra quyết định và vận hành phần kỹ thuật.
* Phần tổ chức: Tổ chức sẽ tiếp nhận và kiểm soát phần thông tin, con
người và kỹ thuật để tiến hành quá trình chuyển đổi.
Trong bốn yếu tố trên, con người là tối quan trọng của công nghệ, thông
tin được coi là loại vốn mới của kinh doanh - tư bản trí tuệ. Vì thế trong bất kỳ
nước nào, bất kỳ ngành, lĩnh vực.
1.1.2. Xác định các phương pháp và hình thức bán lẻ
Xác định phương pháp bán hàng thuộc các quyết định marketing và quản
trị hậu cần phải dựa vào các phương pháp này để thiết kế các qui trình cơng
nghệ, và trên cơ sở đó triển khai các hoạt động hậu cần thích hợp.
Phương pháp bán hàng là tổng hợp các cách thức mà nhờ đó, hồn thành
các thao tác của quá trình bán hàng.
Các phương pháp bán hàng được phân biệt bởi: cách thức thực hiện các
thao tác nghiệp vụ phục vụ, lựa chọn hàng hóa, tập hợp việc mua hàng, thu tính
tiền. Theo mức độ cải thiện dịch vụ khách hàng trong quá trình mua hàng, người
ta phân biệt 2 loại phương pháp: phương pháp bán hàng tiến bộ, và phương pháp

bán hàng cổ truyền (truyền thống).
Hiện nay ở nước ta, phương pháp bán hàng truyền thống vẫn phổ biến.
Theo phương pháp này, mọi hoạt động mua hàng của khách đều diễn ra thông
qua người bán hàng; khách hàng bị hạn chế tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa, khả
năng lựa chọn hàng hóa cùa khách hàng cũng bị hạn chế, giữa người bán và
người mua bị ngăn cách bởỉ các thiết bị trưng bày. Ưu điểm chủ yếu của phương
6


pháp này là sự tiếp xúc trực tiếp của khách hàng với người bán, phát huy ưu thế
marketing giao tiếp trực tiếp, đồng thời do ngăn cách giữa người bán và người
mua nên bảo vệ bảo tồn cho hàng hóa và dễ kiểm soát người bán hàng. Nhưng
rõ ràng, phương pháp bán hàng cổ truyền có nhiều hạn chế: khơng tạo cho khách
hàng tiếp xúc và tìm hiểu trực tiếp với hàng hóa, khả năng lựa chọn hàng hóa
khơng cao, chi phí thời gian mua hàng của khách hàng khá lớn, năng suất lao
động của nhân viên bán hàng thấp, và do đó hiệu quả bán hàng cung kém.
Các phương pháp bán hàng tiến bộ đều tuân thủ nguyên tắc giảm đến mức
tối đa các thao tác đối với hàng hóa ở nơi phục vụ hoặc nơi bán, đảm bảo cho
khách hàng tiếp cận, tìm hiểu và lựa chọn hàng hóa tự do, tập trung nghiệp vụ
thu tính tiền.
Các phương pháp bán hàng tiến bộ hiện nay ở nước ta bao gồm: tự phục
vụ; tự chọn; bán hàng theo mẫu; bán hàng theo đơn đặt hàng; bán hàng lưu
động; và hiện nay đang xuất hiện phương pháp bán hàng trên mạng (bán hàng
không qua cửa hàng).
1.1.2.1. Công nghệ bán hàng truyền thống
Công nghệ bán hàng truyền thống bao gồm 8 bước:
Tiếp khách và
tìm hiểu NC

Giới thiệu hàng

cho khách

Trả lời các câu
hỏi của khách

Thu tiền

Giao hàng

Đánh giá cảm
nhận sau mua

Thử
hàng

Hình 1.1. Quy trình các bước bán truyền thống

7

Chuẩn bị
hàng giao


- Tiếp

khách và tìm hiểu nhu cầu khách hàng:

Đây là bước quan trọng, có ý nghĩa lớn trong việc có bán được hàng hay
không. Yêu cầu nhân viên bán phải ln chủ động đón tiếp khách hàng.
- Giới thiệu hàng cho khách: nhân viên bán hàng phải nắm vững những

đặc tính, tính năng, tác dụng của sản phẩm, để giới thiệu cho khách hàng.
- Trả lời các câu hỏi của khách: yêu cầu người bán trả lời phải ngắn gọn,
không dài dòng, lê thê.
- Thử hàng: Một số mặt hàng điện máy phải thử hàng trước khi giao cho
khách, cần sẵn sàng các thiết bị thử hàng nhanh chóng.
- Chuẩn bị giao hàng: Một số hàng chưa bao gói trước khi giao nhân viên
cần bao gói lại sao cho đẹp, chắc chắn.
- Thu tiền của khách: nhận tiền thanh toán xong dứt điểm cho từng khách
chụân bị tiên lẻ đê trả lại khách, không lấy tiền thừa của khách.
- Giao hàng: giao hàng cho khách bằng hai tay, cần tỏ sự vui mừng khi giao
hàng cho khách và không quên những lời dặn dò khách để tạo quan hệ lâu dài.
- Đánh giá cảm nhận sau mua: sau khi nhận hàng khách thường có q
trình thẩm định lại sự thỏa mãn của mình. Người bán cần có kinh nghiệm xử lý
cả tình huống khách hàng thỏa mãn và khơng thỏa mãn sao cho không làm mất
thị trường.
1.1.2.2. Công nghệ bán hàng tự phuc vụ.
Được áp dụng phổ biến trong các siêu thị. Đây là phương pháp bán hàng
trong đó, người mua tự do tiếp cận hàng hóa để ngỏ trong gian hàng của cửa hàng
trên các thiết bị thích hợp, tự mình xem xét và lựa chọn hàng hóa mà không cần
sự giúp đỡ của người bán, trả tiền mua hàng ở nơi thu tiền đặt ở lối ra của gian
hàng. Trong bán hàng tự phục vụ, chức năng người bán đơn giản, chỉ là cố vấn
cho khách hàng, bày hàng, và kiểm tra sự an tồn của hàng hóa trong gian hàng.
Qui trình bán hàng theo phương pháp này như sau: (hình 1.3)
Tiếp và hướng dẫn
khách vào cửa hàng

Cố vấn và giúp
Thanh toán tiền
Kết thúc lần bán
khách chọn hàng

mua hàng cho
hàng cho khách
Hình 1.2. Cơng nghệ bán hàng tự phục vụ
8


Tính tiên tiến của phương pháp này là ở chỗ:
- Phân định hợp lý nhất chức năng giữa các nhân viên gian hàng và khách
hàng khi thực hiện các thao tác phục vụ.
- Sử dụng tối đa khả năng độc lập của khách hàng khi xem xét và lựa chọn
hàng hóa, trên cơ sở đó tăng nhanh q trình bán hàng, nâng cao trình độ văn
minh và hiệu quả thương mại.
- Tiết kiệm thời gian mua hàng của khách hàng do tăng diện tích trưng
bày, giới thiệu hàng. Khách hàng không bị hạn chế về xem xét và lựa chọn hàng
hóa.
- Tăng diện tích trưng bày hàng hóa, cho phép mở rộng mặt hàng kinh
doanh, tạo điều kiện thỏa mãn nhu cầu mua hàng đồng bộ của khách hàng. Do
đó giảm tổng quỹ thời gian mua hàng, giảm tần số mua hàng của khách hàng.
Phương pháp bán hàng này đem lại hiệu quả kinh tế: tạo tiền đề khách
quan phát triển lưu chuyển hàng hóa, tận dụng diện tích doanh nghiệp, giảm lực
lượng lao động, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí lưu thơng, nâng cao
lợi nhuận, từ những hiệu quả dịch vụ và kinh tế kể trên, phương pháp bán hàng
tự phục vụ làm tăng cường hiệu lực marketing, tạo lợi thế cạnh tranh.
Yêu cầu hậu cần của bán hàng tự phục vụ. Chuẩn bị tốt hàng hóa để
khách hàng lựa chọn và thanh tốn tiền hàng, do đó tạo điều kiện để cơ giới hóa,
tự động hóa q trình cơng nghệ trong cửa hàng, nâng cao năng suất lao động,
cơng suất thiết bị và diện tích doanh nghiệp, đồng thời, tăng dự trữ trong gian
hàng và giảm dự trữ ở phịng bảo quản.
1.1.2.3. Cơng nghệ bán hàng tự chọn (quầy hàng để ngõ)
Trong phương pháp này, khách hàng tự do tiếp cận và tìm hiểu hàng hóa ở

những nơi cơng tác bán hàng. Người bán hướng dẫn khách, chuẩn bị hàng hóa
mà khách hàng lựa chọn, thanh toán tiền hàng trực tiếp ở nơi bán - cửa hàng
thực phẩm, ở bàn bao gói (cửa hàng cơng nghệ), hoặc ở nơi thu tiền tập trung
trong gian hàng.
Phương pháp này có ưu điểm:
- Khách hàng được trực tiếp tìm hiểu hàng hóa.
9


- Người bán hàng vẫn phải thực hiện một số thao tác như giới thiệu hàng
hóa và cung cấp các thơng tin cho khách hàng về hàng hóa.
- Giảm thời gian khách hàng tìm hiểu về hàng hóa, do đó tăng tốc độ chu
chuyển và lưu chuyển hàng hóa, nâng cao hiệu quả lao động, giảm chi phí lưu
thơng.
Phương pháp này kết hợp một số yếu tố của phương pháp bán hàng cổ
truyền và tự phục vụ.
1.1.2.4. Công nghệ bán hàng theo mẫu
Trong phương pháp này, khách hàng có khả năng tự mình hoặc nhờ có sự
giúp đỡ của người bán chọn hàng theo mẫu được trưng bày ở gian hàng, trả tiền
mua hàng ở nơi thu và nhận hàng theo mẫu trực tiếp trong cửa hàng hoặc theo
hình thức giao tận nhà, và khách hàng phải trả thêm tiền phục vụ.
Đặc điểm khác biệt của phương pháp này là: Trong gian hàng chỉ trưng
bày các mẫu hàng bán, còn hàng dự trữ được tách riêng. Do đó với diện tích
nhỏ, có thể trưng bày nhiều mặt hàng, đồng thời khách hàng tự mình và nhanh
chóng hiểu biết về hàng hóa.
Yêu cầu về hậu cần: Việc bao gói phải chỉ rõ tên sản phẩm, loại và ký
hiệu người sản xuất, giá và một số thông tin khác, và tùy theo mẫu mà người bán
cố vấn thêm cho khách hàng.
Tác dụng của phương pháp bán hàng này là: Sử dụng hợp lý diện tích doanh
nghiệp, giảm chi phí nhân viên bán hàng và giảm thời gian mua hàng của khách.

Qui trình bán hàng theo phương pháp này như sau (H 1.4)
Tiếp và tìm
hiểu nhu cầu
của khách

Hướng dẫn
khách chọn
hàng theo mẫu

Chuẩn bị hàng
để giao cho
khách hàng

Thanh toán
tiền hàng
cho khách

Giao hàng
và kết thúc
lần bán

Hình 1.3. Qui trình cơng nghệ bán hàng truyền thống
10


1.1.2.5. Công nghệ bán theo đơn đặt hàng
Đây là phương pháp bán hàng trong đó, cửa hàng nhận đơn hàng theo
điện thoại, mạng vi tính... hoặc ở những điểm tiếp nhận, tiến hành chuẩn bị hàng
hóa theo đơn và giao hàng hóa cho khách hàng tại những vị trí u cầu trong
đơn hàng.

Qui trình bán hàng theo phương pháp này như sau (hình 1.5)
Theo phương pháp này, khách hàng có thể mua được trọn bộ hàng hóa mà
khơng cần đến cửa hàng, giảm đến mức thấp nhất thời gian mua hàng. Cửa hàng
tăng thêm lực lượng hàng bổ sung, sử dụng hợp lý lao động do biến đổi cường
độ dòng khách.
Tiếp nhận
Tập hợp phân
Chuẩn bị
Giao hàng
Tính và thu
đơn đặt hàng
loại đơn đặt
hàng theo
cho khách
tiền hàng của
của khách
hàng
đơn đặt hàng
hàng
khách hàng
Hình 1.4. Qui trình bán hàng theo phương pháp đơn đặt hàng
Yêu cầu về mặt hậu cần đối với phương pháp này là:
- Phải tổ chức hệ thống tiếp nhận đơn hàng thật thuận tiện, công tác chuẩn
bị đơn hàng phải khẩn trương, và thông thường, phương pháp này áp dụng đối
với những hàng hóa đồng nhất về tiêu chuẩn, ít phải lựa chọn.
1.1.2.6. Bán hàng theo phương pháp chở hàng đến tận nhà khách hàng
Theo phương pháp này, khách hàng chọn hàng từ các phương tiện chở
hàng đến tận địa điểm khách ở, trả tiền hàng và công phục vụ.
Qui trình bán hàng theo phương pháp này như sau (H1.6).
Dự tính số

Dự tính
Chuẩn bị và chất
Vận chuyển
lượng và cơ
hành trình
xếp hàng hóa lên
và bán hàng
cấu hàng bán
vận chuyển
phương tiện V.T
theo hành trình
Hình 1.5. Qui trình bán hàng theo phương pháp lưu động
Đặc điểm của phương pháp này là: Giảm khá lớn thời gian mua hàng cho
khách, do đó, hiệu quả dịch vụ cao hơn khi mua ở cửa hàng. Chính vì vậy,
phương pháp này thường áp dụng đối với hàng hóa có nhu cầu hàng ngày, tần số
nhu cầu cao.
Phương pháp này có hiệu quả kinh tế cao do tăng lưu chuyển hàng hóa,
11


giảm chi phí lưu thơng, tăng lợi nhuận, giảm nhu cầu mạng lưới bán lẻ, đặc biệt
đối với những cơ sở có địa điểm bán hàng khơng thuận tiện.
1.1.3. Một số hình thức bán hàng khơng qua cửa hàng
1.1.3.1. Bán hàng qua ti-vi (truyền hình)
Bán hàng qua ti-vi (television home shopping hoặc TV shopping show) là
hình thức bán hàng, trong đó hàng hóa được người bán giới thiệu cho đối tượng
là người xem ti-vi, khi có nhu cầu mua, khách hàng chỉ cần gọi (được miễn phí)
đến số điện thoại thơng báo trên màn hình ti-vi để đặt hàng, có thể thanh tốn
bằng thẻ tín dụng hoặc tiền mặt, người bán sẽ mang hoặc gửi hàng hóa đến tận
tay người đặt hàng, hoặc tới địa điểm do người đặt hàng chỉ định, cũng có khi

khách hàng tự đến lấy. Bán hàng qua ti-vi thường áp dụng đối với một số loại
hàng hóa có đặc điểm là so với hàng hóa cùng loại trên thị trường, tính đồng
chất khơng mạnh và khách hàng mục tiêu chủ yếu là người xem ti.
1.1.3.2. Bán hàng qua bưu điện
Bán hàng qua bưu điện (thư đặt hàng: mail order): là hình thức bán hàng
được thực hiện thông qua đường bưu điện bằng cách gửi danh mục và hoặc cata-lơ giới thiệu về hàng hóa cho khách hàng mục tiêu, khi khách hàng chấp nhận
đặt hàng thì gửi hàng đến cho họ cũng bằng đường bưu điện. Hình thức bán
hàng này chủ yếu áp dụng đối với khách hàng ở xa; bao gói hàng hóa theo một
quy chuẩn nhất định, phù hợp với việc bảo quản, vận chuyển và thực hiện giao
hàng tới địa điểm chỉ định.
1.1.3.3. Bán hàng qua điện thoại
Bán hàng qua điện thoại (tele-shopping) là một hình thức bán hàng chủ
yếu thơng qua điện thoại để hoàn thành hoạt động mua bán hàng hóa. Hàng hóa
bán qua điện thoại thường là đơn nhất, chủ yếu áp dụng đối với một số chủng
loại hàng hóa nào đó và tùy theo đặc điểm của từng loại hàng hóa khác nhau mà
bán hàng qua điện thoại có khách hàng mục tiêu khác nhau; thực hiện giao hàng
tới địa điểm chỉ định hoặc khách hàng tự đến lấy.
1.1.3.4. Bán hàng qua trực tuyến
12


Bán hàng trực tuyến hay bán hàng qua CH trên mạng (shop on
network) là hình thức bán hàng thơng qua mạng máy tính liên kết để tiến
hành hoạt động mua bán; khách hàng mục tiêu là NTD có có tốc độ làm việc
cao và có năng lực truy tìm trên mạng. Hàng hóa kinh doanh là loại hàng
hóa có tính đồng chất cao hơn hàng hóa cùng loại trên thị trường, thực hiện
giao hàng tới địa điểm chỉ định.
Đứng ở góc độ người bán lẻ, hình thức bán hàng này gọi là bán hàng trực
tuyến hay cụ thể hơn là "bán lẻ trực tuyến" (online retailing), cịn đứng ở góc độ
NTD, gọi là "mua sắm trực tuyến" (online shopping). Đây là q trình NTD đi

mua hàng hóa và dịch vụ trên Internet. Với cách gọi là CH trực tuyến (online
shop/ online store) hay CH trên mạng (shop on network/webshop), CH Internet
(Internet shop), và đối lại với loại hình "CH thực", người ta thường gọi loại hình
này là "CH ảo" (virtual store), "TTMS ảo" (virtual shopping mail) cho thấy có
sự giống nhau một cách tự nhiên với hoạt động mua sắm hàng hóa và dịch vụ ở
CH hoặc trung tâm mua sắm thực.
Lợi thế của mua sắm trực tuyến là có thể lợi dụng khả năng to lớn của
Internet để tìm ra giá cả thấp nhất cho loại hàng hóa hoặc dịch vụ cần mua. Cụ
thể là thông qua tức phần mềm của máy tính được gọi là "shopbots" có thể tập
hợp và so sánh (đối chiếu) thông tin về giá cả, chất lượng hàng hóa và dịch vụ từ
nhiều người bán trực tuyến; "shopbots" giúp người mua giảm thiểu phí tổn mà
lại được thỏa mãn tối đa tức là bằng việc sử dụng "shopbots" khách hàng
có thể nhanh chóng tìm thấy giá cả rẻ nhất của loại hàng hóa cần mua qua mạng.
1.1.3.5. Bán hàng bằng máy bán hàng tự động.
Bán hàng bằng máy bán hàng tự động (automatic vending machine) là
hình thức hay phương pháp bán hàng được cơ giới hóa và tự động hóa, trong đó,
người mua tự lấy hàng mà mình muốn mua từ máy bán hàng tự động sau khi đã
trả tiền mặt hoặc sử dụng phương tiện thanh toán phi tiền mặt (thẻ từ, thẻ ghi sổ,
thẻ tín dụng...)
Trên thế giới, máy bán hàng tự động xuất hiện từ đầu những năm 1960,
nhưng nửa sau thập kỷ này mới được phổ cập rộng rãi. Ngày nay, ở nhiều nước
13


phát triển, hầu như ở góc phố nào cũng thấy có máy bán hàng tự động và đang
trở nên gần gũi với mọi người.
Theo sự phát triển và phổ cập của máy bán hàng tự động, ngày càng có
nhiều chủng loại hàng hóa được bán bằng loại máy này, có thể kể ra như đồ
uống đựng trong hộp, đồ ăn (mì ăn liền, cơm hộp...), kẹo cao su, thuốc lá, các
loại vé, tem, các loại hàng hóa khác (như dao cạo râu, pin khô, tất, giấy và băng

vệ sinh, bao cao su...)
Ưu điểm của máy bán hàng tự động:
Đối với người bán hàng, máy bán hàng tự động giúp tiết kiệm chi phí
nhân cơng (nhờ bán hàng khơng dùng người); tiết kiệm diện tích, khơng gian
(máy bán hàng tự động tương đối gọn nhẹ nên chỉ với một diện tích nhỏ cũng có
thể đặt máy để bán hàng); so với việc mở CH, máy bán hàng tự động có thể đặt
ở vị trí tự do hơn; và có thể thực hiện bán hàng 24 tiếng/ngày.
Đối với NTD, máy bán hàng tự động cũng mang lại nhiều thuận tiện và
hợp lý, vì bất cứ khi nào cũng có thể mua được thứ mình cần (tất nhiên chỉ đối
với loại hàng được bán bằng máy bán hàng tự động), một số loại hàng hóa phục
vụ nhu cầu có tính "tế nhị" nếu được bán qua máy bán hàng tự động sẽ hiệu quả
hơn...
1.2 CÁC LOẠI HÌNH TỔ CHỨC BÁN LẺ VĂN MINH HIỆN ĐẠI
(LHTCBL VMHĐ)
1.2.1. Loại hình tổ chức bán lẻ và các tiêu chí cửa hàng bán lẻ
Như mọi người đều biết, con đường lưu thơng hàng hóa (đi kèm là dịch
vụ) từ sản xuất đến tiêu dùng, cùng với thời gian và sự phát triển kinh tế - xã hội
có rất nhiều sự phân hóa. Một trong những sự phân hóa đó là phân hóa thành
ngành bán bn và ngành bán lẻ. Khác với bán lẻ, bán buôn là việc bán để bán
lại còn bán lẻ là trực tiếp cho người tiêu dùng. Trước hết ta đề cập vào ngành
bán lẻ.
Theo sự phát triển chung và tùy thuộc vào cách hay tiêu chí phân loại mà
bán lẻ được chia ra nhiều loại hình tổ chức khác nhau. Vậy, loại hình tổ chức
bán lẻ (LHTCBL) là gì?
14


Theo giáo sư, tiến sĩ Yasuaki Suzuki (Đại học Aoyama - Nhật Bản),
LHTCBL bao gồm loại hình CH bán lẻ, loại hình DN bán lẻ và tổ chức
giữa các DN, CH bản lẻ.

"Loại hình CH bán lẻ" là tổng hợp các quyết định: chọn địa điểm, thiết
kế qui hoạch, bố trí trang thiết bị, chuẩn bị mặt hàng kinh doanh, thực hiện
truyền thống Marketing và bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng.
DN bán lẻ sử dụng tài nguyên kinh doanh của mình (hay cịn gọi là các
guồn lực, bao gồm từ nguồn nhân lực, vật lực bao gồm cả tài chính, thơng tin, cả
những yếu tố bên ngồi mà DN có thể lợi dụng được như tổ chức kênh lưu
thơng, khách hàng cố định,... đến hình ảnh về DN, về thương hiệu và nhãn hiệu
hàng hóa của DN..., trên cơ sở hướng tới mục tiêu kinh doanh để quyết định các
vấn đề về tổ chức, quản lý, vận hành hoạt động kinh doanh các CH thuộc sở hữu
của mình... Khác về chất với DN bán lẻ đơn thuần, "loại hình DN bán lẻ" bao
gồm loại hình CH bán lẻ, nó được thành lập dựa vào việc vận doanh nhiều CH
giống nhau (cùng loại hình) hoặc có thể bao gồm cả CH thuộc loại hình khác.
Loại hình DN bán lẻ tổ chức, quản lý vận hành hoạt động kinh doanh các
CH thuộc sở hữu của riêng DN này chính là loại hình chuỗi CH thơng thường.
Ngồi ra, giữa các DN bán lẻ (cũng có khi bao gồm cả DN của các ngành
khác), CH bán lẻ độc lập hình thành nên "tổ chức giữa các DN, CH bán lẻ" dựa
vào việc cùng sở hữu, cùng sử dụng tài nguyên kinh doanh, cùng nhau quyết
định các vấn đề có tính chất bộ phận hay tồn bộ. Tùy theo loại hình và tính chất
quan hệ giữa các DN. CH bán lẻ tham gia cũng như mục đích của sự liên kết (tổ
chức hóa)... mà sinh ra tổ chức giữa các DN, CH bán lẻ" theo các loại hình khác
nhau như:
- Tổ chức tốt chuỗi CH bán lẻ kiểu hợp đồng như: chuỗi CH tự nguyện;
chuỗi CH nhượng quyền; và chụỗi CH phức hợp.
- Tổ chức kiểu tập trung ở một khu vực nhất định như loại hình TTMS
hình thành theo quy hoạch.
Qua phân tích như trên có thể rút ra: LHTCBL là loại hình CH bán lẻ và
hình thức tổ chức, quản lý, vận hành hoạt động kinh doanh của nó (hay tóm lược
hơn, có thể gọi: LHTCBL là loại hình CH bán lẻ và hình thức tổ chức, vận
15



doanh của nó). LHTCBL ở đây được xem xét trên cả hai khía cạnh: tổ chức cơ
sở bán lẻ và tổ chức phương thức bán lẻ.
Với nội hàm là loại hình CH bán lẻ (tức là tổng hợp hay hỗn hợp các
chiến lược kinh doanh mà nhà bán lẻ áp dụng ở CH là nơi thực hành bán lẻ cụ
thể), LHTCBL bao gồm các loại hình CH bán lẻ hiện đại chủ yếu như ST, CH
tiện lợi, CH chuyên doanh, CH bạch hóa, CH bán giá rẻ.
Kết hợp với nội hàm là hình thức tổ chức, vận doanh của các loại hình CH
bán lẻ, LHTCBL cịn bao gồm các loại hình chuỗi CH (như chuỗi CH thơng thường,
chuỗi CH nhượng quyền, chuỗi CH tự nguyện, chuỗi CH phức hợp) và TTMS.
Như vậy, qua sự lý giải về LHTCBL nói chung cũng như loại hình CH
bán lẻ nói riêng, có thể rút ra cách xác định một LHTCBL dựa trên các tiêu chí
sau đây:
1) Vị trí quy hoạch cơ sở bán lẻ;
2) Phạm vi thị trường và khách hàng mục tiêu;
3) Quy mơ diện tích kinh doanh;
4) Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh;
5) Mức giá bán lẻ vận dụng (chính sách giá cả);
6) Mức độ dịch vụ khách hàng;
7) Phương thức bán hàng, thanh tốn;
8) Mức độ áp dụng cơng nghệ thơng tin;
9) Hình thức tổ chức, vận doanh (CH bán lẻ đứng độc lập hay nằm trong
TTMS và/ hoặc được vận doanh dựa vào loại hình chuỗi CH nào).
1.2.2. Loại hình tổ chức bán lẻ văn minh, hiện đại (LHTCBLVM, HĐ)
Trước khi lý giải về tính "văn minh, hiện đại" của LHTCBL, xin được
tóm lược trình bày sơ bộ một số quan điểm phân biệt về tính 'truyền thống", tính
"cổ điển" và tính "hiện đại" của hình thức bán hàng (trong đó có hình thức bán lẻ
hàng hóa) và CH bán lẻ.
Qua đó, có thể dựa vào các tiêu chí sau đây để phân biệt CH bán lẻ truyền
thống và CH bán lẻ hiện đại:

Nếu cửa hàng nào để thực hiện một q trình bán hàng thơng qua sự hao
tổn sức lực và thời gian của cả người bán và người mua đồng thời hạn chế sự tự
16


×