Tải bản đầy đủ (.docx) (123 trang)

XÂY DỰNG EBOOK VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HƯỚNG DẪN TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 123 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH.............................................................2
PHẦN I: MỞ ĐẦU....................................................................3
1. Lý do chọn đề tài:............................................................3
2. Mục đích nghiên cứu:.......................................................3
3. Nhiệm vụ của đề tài:.......................................................3
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:.................................3
5. Giả thuyết khoa học:.......................................................3
6. Phương pháp nghiên cứu:................................................4
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:...........................................4
PHẦN II: NỘI DUNG.................................................................5
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ E-BOOK......................................5
1. Tìm hiểu về E-Book..........................................................5
1.1 Khái niệm E-Book.......................................................5
1.2 Sự khác nhau giữa E-Book và sách truyền thống..........5
1.3 Ưu điểm của E-Book so với việc tìm kiếm thông thường
qua internet.....................................................................6
2. Nguyên tắc thiết kế E-Book..............................................6
2.1 Giao diện thân thiện, chặt chẽ, dễ sử dụng..................6
2.2 Từ ngữ sử dụng nhất quán, dễ hiểu..........................6
2.3 Quy trình thiết kế E-Book............................................8
3. Các phần mềm thiết kế E-Book.........................................9
3.1 Một số định dạng phổ biến của E-Book........................9
3.2 Một số trang web và phần mềm hỗ trợ tạo E-Book
thông dụng:...................................................................10
3.3 Một số phần mềm chuyển đổi định dạng E-Book:........15
4. Hướng dẫn sử dụng E-Book............................................19
CHƯƠNG II: NHỮNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TRONG
LĨNH VỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM.............................................20
1. Một số E-Book dành cho lĩnh vực kế toán Việt Nam.........20
2. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về


ngành kế toán Việt Nam....................................................20
1


CHƯƠNG III: TRÌNH BÀY VỀ SẢN PHẨM E-BOOK NHỮNG VĂN
BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN VIỆT
NAM.................................................................................21
1. Ý tưởng thiết kế nội dung E-Book...................................21
2. Đối tượng sử dụng E-Book..............................................21
3. Xây dựng E-Book...........................................................21
PHẦN III: KẾT LUẬN..............................................................27
PHỤ LỤC

2


DANH MỤC HÌNH ẢNH
HÌNH 1. GIAO DIỆN CHÍNH PAPYRUS EDITOR
8
HÌNH 2. CÁC TRANG BÌA ĐƯỢC THIẾT KẾ SẴN
9
HÌNH 3. MÀN HÌNH THIẾT KẾ NỘI DUNG EBOOK
9
HÌNH 4. GIAO DIỆN CHÍNH PHẦN MỀM SIGIL
10
HÌNH 5. MỤC LỤC CỦA EBOOK
11
HÌNH 6. TẠO EBOOK BẰNG MICROSOFT WORD
12
HÌNH 7. VÍ DỤ VỀ EBOOK ĐƯỢC TẠO LẬP VỚI ĐỊNH DẠNG PDF

13
HÌNH 8. GIAO DIỆN CHÍNH PHẦN MỀM CALIBRE
14
HÌNH 9. EBOOK ĐÃ ĐƯỢC CHUYỂN TỪ ĐỊNH DẠNG PDF SANG
EPUB
15
HÌNH 10. GIAO DIỆN CHÍNH CỦA ZAMZAR
16
HÌNH 11. TẢI VỀ TÀI LIỆU ĐÃ HOÀN THÀNH ĐỊNH DẠNG MỚI
16
HÌNH 12. CÁCH CHUẨN BỊ NỘI DUNG
20
HÌNH 13. GIAO DIỆN CỦA PHẦN MỀM POWERCHM 2012
21
3


HÌNH 14. CÁCH XUẤT CẢ TỆP THƯ MỤC ĐỊNH DẠNG .MHT
22
HÌNH 15. GIAO DIỆN SAU KHI CHUYỂN THƯ MỤC VÀO PHẦN
MỀM PCHM 2012
22
HÌNH 16. GIAO DIỆN XUẤT BẢN E-BOOK 23
HÌNH 17. GIAO DIỆN CỦA E-BOOK SAU KHI ĐƯỢC XUẤT BẢN23

4


TÊN ĐỀ TÀI:
XÂY DỰNG E-BOOK VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐIỀU

CHỈNH HƯỚNG DẪN TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Thế giới đang biến động mạnh mẽ và sâu sắc do tác động của cuộc
cách mạng khoa học kỹ thuật, trong đó phải kể đến tốc độ phát triển
chóng mặt của công nghệ thông tin. Nhu cầu to lớn của con người ngày
nay không gì khác, đó chính là thông tin. Sách điện tử hay E-Book
(Electronic Book) là một ý tưởng còn khá mới mẻ, song đã thu hút được
sự quan tâm chú ý của rất nhiều người, không chỉ bởi tính mới lạ của
nó mà còn do E-Book có nhiều tính năng, công dụng cũng như lợi ích
độc đáo. Việc áp dụng E-Book vào lĩnh vực kế toán đang được rất nhiều
người quan tâm. Để việc tìm kiếm thông tin một cách thuận tiện và
nhanh hơn.
Vì vậy chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu khoa học: “Xây dựng E-Book
văn bản quy phạm pháp luật diều chỉnh hướng dẫn trong lĩnh vực kế
toán Việt Nam”.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Xây dựng được bộ sách điện tử tập hợp những văn bản quy phạm
pháp luật điều chỉnh hướng dẫn trong lĩnh vực kế toán Việt Nam.
- Hiểu được E-Book là gì và cách xây dựng E-Book.
3. Nhiệm vụ của đề tài:
- Nghiên cứu về E-Book
- Tìm hiểu về hệ thống những văn bản quy phạm pháp luật liên quan
đến lĩnh vực kế toán Việt Nam.
- Sử dụng các phần mềm tin học để xây dựng được bộ sách điện tử (EBook) văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hướng dẫn trong lĩnh
vực kế toán Việt Nam.
5


4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:

- Khách thể nghiên cứu: sinh viên học tập và những người làm việc
trong lĩnh vực kế toán Việt Nam.
- Đối tượng nghiên cứu: E-Book và việc xây dựng E-Book những văn
bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hướng dẫn trong lĩnh vực kế toán
Việt Nam.
5. Giả thuyết khoa học:
Nếu xây dựng được E-Book đảm bảo tính khoa học, thẩm mĩ, thân
thiện, trực quan… thì sẽ giúp sinh viên học tập và những người làm
việc trong lĩnh vực kế toán tiếp cận và chia sẻ một cách dễ dàng ,
nhanh chóng và chính xác những văn bản quy phạm pháp luật dùng
trong lĩnh vực kế toán Việt Nam.
6. Phương pháp nghiên cứu:
- Đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài.
- Phân tích, tổng hợp.
- Sử dụng máy tính và các phần mềm tin học cần thiết để dàn dựng EBook cho sinh viên học tập.
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
- Thiết kế E-Book hỗ trợ sinh viên học tập và những người mới bắt đầu
làm việc trong lĩnh vực kế toán sử dụng E-Book những văn bản quy
phạm pháp luật trong lĩnh vực kế toán Việt Nam theo phần mềm thiết
kế E-Book: PowrCHM 2012.

6


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ E-BOOK
1. Tìm hiểu về E-Book
1.1 Khái niệm E-Book
Sách điện tử (tiếng Anh: Electronic Book; viết tắt: E-Book) là một
phương tiện số tương ứng của các loại sách in thông thường. Loại sách

này ngày càng phổ biến do việc dễ dàng phân phối, chia sẻ với bạn đọc
trên Internet.
Tuy dung lượng nhỏ gọn nhưng chứa đựng một lượng tri thức lớn, sách
điện tử là một sự lựa chọn lý tưởng cho nhu cầu lưu trữ và đọc sách
mọi lúc, mọi nơi trên những thiết bị điện toán của người dùng cá nhân
như máy vi tính, máy tính bỏ túi pocket PC, và máy điện thoại.
Ngày nay, với sự bùng nổ của Internet giúp cho sách điện tử càng được
nhiều người quan tâm. Hầu hết các cuốn sách giấy nổi tiếng như các
năm 1993 đã được nhiều tác giả và nhà xuất bản chuyển sang thành
sách điện tử để thuận tiện việc in ấn, xuất bản. Nhiều trang web hiện
nay được lập ra để bán các ấn phẩm của nhiều tác giả nổi tiếng về tri
thức kèm theo đó có thể thông tin và chia sẻ với nhiều bạn đọc khác.
(Theo wikipedia.org)

7


1.2 Sự khác nhau giữa E-Book và sách truyền thống
- Một điểm rõ ràng nhất là sách thì được in trên giấy, còn E-Book
chuyển sang dạng dữ liệu dưới dạng lập trình được thể hiện qua màn
hình thiết bị điện tử.
- Sách truyền thống thường to, nặng, dày phải lật từng trang để đọc và
không có đánh dấu trang. Trong khi E-Book có lại gọn nhẹ (khi sử dụng
điện thoại để đọc), có thể chỉnh màu sắc để làm dịu mắt, có thể chỉnh
kích thước chữ cho phù hợp.
- Khả năng lưu trữ của E-Book lớn, trong một ứng dụng E-Book giống
như một thư viện thu nhỏ, gồm nhiều loại sách, nhiều thể loại khác
nhau được tổng hợp trong một ứng dụng riêng. Cụ thể với khả năng lưu
trữ lên đến 500kb, tính ra bằng hơn 2 nghìn cuốn sách khác nhau.
- E-Book có thể chia sẻ dễ dàng cho nhiều người chỉ cần có tài khoản

và có kết nối mạng internet. Trong đó vừa có đánh dấu trang, vừa có
thể note lại những gì chưa hiểu, vừa có thể tự động chuyển trang sau
số giờ người dùng đã hẹn.
1.3 Ưu điểm của E-Book so với việc tìm kiếm thông thường qua
internet
- Tiện lợi về việc có thể xem offline khi không có internet
- Ebook tiện hơn cách tra cứu thông thường qua internet ở chỗ, trong
ebook đã thống kê khá là đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật cần
tìm và các văn bản khác có liên quan, trong khi nếu thầy search trên
mạng thì lại phải search từng cái một, một vài trường hợp cũng cần
phải trả phí hoặc đăng kí thành viên mới có thể xem được đầy đủ tài
liệu, cộng thêm việc lại phải search thêm xem nó còn hiệu lực hay
không, có văn bản nào bổ sung thay thế cho nó hay không, trong khi EBook cập nhật nhanh chóng kịp thời các văn bản, sắp xếp một cách
khá hợp lý khoa học theo từng đề mục để tiện tra cứu thêm các thông
tin liên quan.
- Và càng tiện lợi hơn đối với sinh viên và các những người mới làm
nghề kế toán chưa nắm rõ về luật cũng có thể dễ dàng nắm bắt được
luật mà không phải nghĩ xem gõ cái gì lên ô tìm kiếm google sẽ tiết
kiệm được thời gian và công sức.

8


2. Nguyên tắc thiết kế E-Book
Để có thể thiết kế một E-Book có chất lượng, quá trình thiết kế E-Book
đòi hỏi phải dựa trên những nguyên tắc sư phạm chặt chẽ. Điều này
nhằm nâng cao tính tiện dụng cũng như hiệu quả đối với người sử
dụng. Sau đây là những nguyên tắc thiết kế E-Book được xây dựng dựa
trên các yêu cầu của chuẩn SCORM với E-learning
2.1 Giao diện thân thiện, chặt chẽ, dễ sử dụng

Thẩm mĩ là cái gây ấn tượng đầu tiên khi chúng ta quan sát một sự vật
gì đó. Vì vậy, để cuốn hút người sử dụng, điều đầu tiên hiển nhiên
đó chính là giao diện của E-Book phải thật sự đẹp và bắt mắt. Phát
huy tối đa hiệu quả của âm thanh, hình ảnh làm cho E-Book trở nên
sinh động. EBook là sách điện tử nên nó vượt xa những sách in thông
thường nhờ những hiệu ứng, điều này làm nên sự hấp dẫn của một EBook. Tuy nhiên, phải biết bố trí sao cho hợp lý, hài hòa,
không nên quá lạm dụng làm E-Book trở nên rườm rà, rắc rối.
E-Book phải có cấu trúc đơn giản, rõ ràng, cần thiết kế sao cho người
dùng tìm thấy ngay thông tin mà họ cần.
2.2 Từ ngữ sử dụng nhất quán, dễ hiểu
Một hạn chế hiện nay ở những hướng dẫn sử dụng các phần mềm là đa
số sử dụng Tiếng Anh. Vì vậy, để dễ dàng trong việc sử dụng E-Book
nên thiết kế hoàn toàn bằng Tiếng Việt. Các ngôn từ sử dụng trong EBook đơn giản, dễ hiểu. Những thuật ngữ chuyên ngành được hạn chế
và nếu có sử dụng thì nó phổ biến và nhất quán với các tài liệu khác.
Nếu không có trở ngại về mặt kỹ thuật thì cần phải đảm bảo nhất quán
các tiêu chí sau:
- Thống nhất về kích cỡ (size), kiểu chữ (font) và màu sắc (color) ở các
tiêu đề và nội dung. Không nên áp dụng quá nhiều định dạng cho chữ
viết vì sẽ làm rối mắt người nhìn, gây phản cảm đối với một tài liệu
khoa học.
- Tạo chuẩn chung trong thiết kế (màu sắc, cấu trúc, bố cục) cho trang
chủ, các trang nội dung hoặc ít có sự thay đổi, nếu thấy thật sự cần
thiết.
- Tạo các đường dẫn (link) bằng chữ hay biểu tượng ở tất cả các trang
nhằm tăng khả năng liên kết giữa trang chủ – các trang nội dung và
giữa những trang nội dung với nhau. Do đó chỉ cần chọn các biểu tượng
thích hợp, người dùng có thể di chuyển sang ngay các trang khác
9



- Dễ sử dụng đối với máy tính thông thường
Cần đảm bảo yêu cầu cấu hình và dung lượng bị chiếm không quá lớn
để máy tính có cấu hình thấp không bị chậm đi khi dùng E-Book. Không
nên lạm dụng đồ họa, màu sắc vì sẽ vừa làm dung lượng của E-Book
tăng lên vừa làm giảm tính thẩm mĩ.
- Không biến E-Book là bản sao của sách in
Lượng kiến thức trong E-Book được chọn lọc và biên soạn để phục vụ
tốt cho việc tự học, tự rèn luyện. Không quá “tham lam”, đưa quá
nhiều thông tin vào E-Book làm nó trở nên rối và phức tạp. Tuy nhiên
cũng không được quá sơ sài sẽ làm E-Book nghèo thông tin.
Phải chú ý thiết kế E-Book sao cho thật sinh động, bắt mắt, sẽ rất đơn
điệu và thiếu sáng tạo khi thiết kế một E-Book như một cuốn sách in
thông thường. Thiết kế sao cho phát huy hết thế mạnh của một cuốn
sách điện tử, giúp lôi cuốn người học từ đó sẽ giúp họ nhanh chóng tiếp
thu những kiến thức được trình bày trong E-Book.
- Kiểm tra kỹ từng phần trước khi tiếp tục
Đọc và kiểm tra cẩn thận từng nội dung:
+ Kiểm tra lỗi chính tả: Thường khi nhập nội dung từ các nguồn, tác giả
đã tiến hành kiểm tra chính tả. Nhưng đó chỉ là lần kiểm tra thứ nhất,
nhưng sai sót vẫn còn và chỉ được phát hiện nhờ các thầy cô và người
dùng phát hiện và sửa giúp.
+ Kiểm tra độ chính xác của kiến thức: Đối với những kiến thức đưa
vào E-Book, cần được xem xét, thẩm định cẩn thận, tốt nhất là tìm
hiểu kỹ các tài liệu chuyên ngành hoặc trao đổi trực tiếp với các thầy
cô đang trực tiếp giảng dạy, nghiên cứu các vấn đề mà tác giả quan
tâm.
+ Kiểm tra thao tác khi hướng dẫn sử dụng các phần mềm trong
EBook. Thao tác phải thật chuẩn và chính xác. Tốc độ thao tác vừa
phải, không nhanh quá làm cho người sử dụng không kịp tiếp thu cũng
không chậm quá khiến cho người sử dụng cảm giác chán ngán.

+ Kiểm tra hoạt động từng trang: Ở mỗi trang cần chạy thử xem các
hoạt động, các đường dẫn có liên kết chính xác không. Nên kiểm tra
nhiều lần và trên các hệ máy khác nhau.
2.3 Quy trình thiết kế E-Book
Tính đến thời điểm này, E-Book đến với nhân loại như là một hệ quả tất
yếu của sự phát triển khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, hầu như chưa
có tài liệu nào nghiên cứu sâu rộng cũng như xây dựng một quy trình
10


chuẩn để thiết kế E-Book. Do đó, chúng tôi căn cứ vào kinh nghiệm
trong quá trình xây dựng E-Book và mạnh dạn cụ thể hóa thành các
bước sau:
Phân tích
- Xác định đối tượng sử dụng, thời điểm sử dụng.
- Xác định nội dung và hình thức cần đạt được về nội dung, hình thức
của E-Book.
- Xác định các tài nguyên cần thiết để dùng để làm tài liệu tham khảo
trong quá trình biên soạn nội dung E-Book như: tài liệu từ mạng
internet, sách hướng dẫn…
- Xác định công cụ thực hiện E-Book. Gồm các phần mềm liên quan
cũng như các phần mềm chuyên dụng để thiết kế E-Book.
Đây là phần quan trọng nhất trong quy trình thiết kế E-Book, nó có tác
dụng định hướng, đặt nền móng cho các công việc tiếp theo. Định
hướng đúng sẽ không làm lệch hướng đề tài nghiên cứu, nền móng
vững chắc giúp cho việc phát triển các chủ đề của E- Book một cách
suôn sẻ, làm tăng tính hiệu quả và khả năng sử dụng sản phẩm.
Xây dựng nội dung
Căn cứ vào các mục tiêu đã xác định tại bước 1 để tiến hành xây dựng,
soạn thảo nội dung của E-Book. Nội dung súc tích, ngắn gọn nhưng

chứa đựng đầy đủ những kiến thức, kỹ năng cần thể hiện. Dùng các
phần mềm có liên quan để xây dựng từng nội dung trong E- Book.
Thiết kế và xây dựng hình thức cho E-Book
- Xác định phong cách thiết kế chủ đạo, thống nhất cho E-Book (màu
sắc, cỡ chữ, phong nền,…)
- Thiết kế các đường dẫn có mặt ở các phần, các mục sao cho đạt 3
yêu cầu: tiện dụng, thẩm mĩ và thao tác đơn giản.
- Tiến hành nhập các dữ liệu vào các phần mềm thiết kế E-Book,
chuyển các tập tin âm thanh và phim thành định dạng thống nhất và
phù hợp.
- Việt hóa giao diện sử dụng của E-Book.
Thử nghiệm sản phẩm
- Gửi cho đối tượng sử dụng thử rồi phản hồi kết quả.
- Thu thập ý kiến phản hồi rồi tiến hành chỉnh sửa, hoàn thiện.

11


3. Các phần mềm thiết kế E-Book
Đối với một số website cung cấp dịch vụ đọc E-Book, họ thường cài đặt
sẵn các ứng dụng đọc sách, người sử dụng chỉ cần lựa chọn tài liệu và
đọc trực tuyến mà không cần quan tâm E-Book này có định dạng gì.
Tuy nhiên, trên thực tế các E-Book hiện nay được các nhà sản xuất phát
hành dưới rất nhiều định dạng khác nhau, mỗi định dạng có những đặc
trưng phù hợp cho từng loại hình cũng như các đặc điểm về nội dung
của tài liệu nhằm phục vụ cho việc tối ưu hóa dung lượng và chất
lượng. Nhưng do có quá nhiều định dạng khác nhau nên việc đọc và
chia sẻ tài liệu sẽ trở nên khó khăn. Do đó, để đọc được E-Book trên
các thiết bị cá nhân, người dùng cần cài đặt các phần mềm hoặc ứng
dụng được cung cấp bởi các nhà mạng hoặc công ty sản xuất thiết bị

cá nhân.
3.1 Một số định dạng phổ biến của E-Book
PRC - là tên viết tắt của Product Representation Compact, một định
dạng văn bản 3D đặc biệt. Định dạng này có thể ứng dụng trong nhiều
lĩnh vực với các sự kết hợp khác nhau như đồ họa và sản xuất sản
phẩm... Một số ưu điểm của định dạng này là dung lượng nhỏ gọn, giao
diện đơn giản, dễ thao tác, bảo mật tốt và dễ dàng chia sẻ qua mạng
Internet. Các phần mềm phổ biến được sử dụng để đọc tài liệu có định
dạng PRC là Mobipocket Reader Desktop hoặc Lexcycle Stanza.
EPUB - là tên viết tắt của Electronic Publication, là một định dạng file
chuẩn dùng cho việc lưu trữ và đọc E-Book trên các thiết bị di động,
được phát triển bởi International Digital Publishing Forum. Đây là định
dạng được thiết kế sao cho việc hiển thị văn bản trên màn hình sẽ
được tối ưu hóa trên từng thiết bị cụ thể được sử dụng bởi người đọc
file epub. Có nghĩa là việc căn chỉnh lề trái phải, xuống dòng của văn
bản sẽ căn cứ vào độ rộng màn hình của từng thiết bị như điện thoại
cầm tay, máy tính bảng hay máy tính cá nhân mà không làm cho chữ
trong dòng văn bản bị chia nhỏ gây ảnh hưởng đến ngữ nghĩa. Dung
lượng của tệp có định dạng epub cũng rất nhỏ gọn. Hiện nay hẩu hết
các thiết bị cầm tay của các hãng sản xuất điện thoại thông minh và
máy tính bảng đều có thể đọc được tệp có định dạng epub bằng các
ứng dụng do hãng cung cấp. Nếu sử dụng máy tính thì người dùng có
thể dùng phần mềm Mobipocket Reader kể trên.
PDF - Portable Document Format: là định dạng tài liệu di động, tập tin
văn bản khá phổ biến của hãng Adobe Systems. PDF hỗ trợ văn bản
cùng với font chữ, hình ảnh, âm thanh và nhiều hiệu ứng khác. Một văn
bản PDF sẽ được hiển thị giống nhau trên những môi trường làm việc
12



khác nhau. Đây cũng chính là ưu điểm vượt trội mà PDF sở hữu khiến
cho định dạng này trở nên phổ biến cho việc phát hành sách, báo hoặc
tài liệu khác qua mạng Internet. Ưu điểm của định dạng này là người
dùng có thể mở tệp PDF trên bất cứ thiết bị nào và in ra mà vẫn giữ
nguyên được hình thức trình bày của văn bản. PDF được hỗ trợ trên
hầu hết các loại thiết bị di động và thường có kích thước khá nhỏ khiến
cho việc di chuyển, chia sẻ rất dễ dàng. Có rất nhiều phần mềm có thể
sử dụng để đọc tệp PDF, tuy nhiên phổ biến nhất là các phần mềm:
Adobe Acrobar Reader, Foxit Reader hay Nitro Reader...
MOBI - là định dạng được thiết kế ban đầu dành cho các thiết bị trợ
giúp kỹ thuật số cá nhân (PDA) và sau này dùng cho điện thoại thông
minh. Định dạng MOBI đã được Công ty Thương mại điện tử Đa quốc
gia AMAZON mua lại từ công ty phát minh và sử dụng làm định dạng
cơ sở cho thiết bị đọc sách điện tử Kindle của hãng.
Ngoài ra còn rất nhiều định dạng khác của ebook như: *.CHM, *.MEB,
*.PDB, *.LIT, *.DJVU, *.RGO...
3.2 Một số trang web và phần mềm hỗ trợ tạo E-Book thông
dụng:
Papirus Editor: là dịch vụ nền tảng biên tập và xuất bản sách điện tử
được thiết lập năm 2012 thuộc sở hữu của Công ty Truyền thông trực
tuyến Yourstory Media Pvt LTD . Dịch vụ này cho phép tạo E-Book trực
tuyến tại địa chỉ . Dịch vụ hoạt động tối ưu
trên trình duyệt Chrome và Safari. Sau khi truy cập vào địa chỉ trang
web trên, người dùng có thể tiến hành tạo E-Book ngay. Tuy nhiên để
kết xuất E-Book hoặc lưu trữ các E-Book đã tạo lập thì cần có một tài
khoản riêng. Việc tạo lập tài khoản rất đơn giản, tương tự như tất cả
các trang web cung cấp dịch vụ khác.

Hình 1. Giao diện chính Papyrus Editor
13



Papyrus Editor cung cấp cho người dùng 20 trang bìa được thiết kế sẵn
để lựa chọn khi tiến hành những bước đầu tiên của quá trình tạo EBook. Và việc thay đổi trang bìa hay thiết kế lại trang bìa có thể thực
hiện bất kỳ khi nào trong suốt tiến trình thực hiện E-Book.

Hình 2. Các trang bìa được thiết kế sẵn
Tất cả các thông tin về cuốn sách sẽ được trình bày trên màn hình làm
việc với một bên là các phần mục công việc, một bên là màn hình thiết
lập nội dung. Người dùng có thể dễ dàng nhập nội dung của sách cũng
như các thông tin liên quan và chỉnh sửa khi cần. các thanh công cụ
phía trên giúp người dùng căn chỉnh cỡ chữ, chèn hình ảnh.

14


Hình 3. Màn hình thiết kế nội dung ebook
Khi hoàn thành việc thiết kế hình thức và nội dung của ebook, người
dùng sẽ nhận được đường link với nội dung của tài liệu vừa tạo ở 3 định
dạng pdf, epub và mobi. Các định dạng này phù hợp với các thiết bị kỹ
thuật số khác nhau, tạo điều kiện để người dùng có thể sử dụng ebook
mọi nơi, mọi lúc.
Với một tài khoản trả tiền, người dùng còn có thể rao bán sách điện tử
của mình trên trang web cá nhân được cung cấp bởi Gumroad- nền
tảng cho phép người sáng tạo bán trực tiếp sản phẩm cho người tiêu
dùng.
Sigil Ebook Editor: là phần mềm mã nguồn mở miễn phí dùng để tạo
và chỉnh sửa sách điện tử định dạng epub được phát triển bởi Strahinja
Markovic từ năm 2009. Đến nay, phần mềm được quản lý bởi hai nhà
khoa học là Kevin Hendricks và Doug Massay và đã phát triển tới phiên

bản 0.9.8. Phần mềm tương đối nhỏ gọn với dung lượng khoảng 11.4
MB và có thể cài đặt trên môi trường Windows XP/Vista/Windows 7.

15


Hình 4. Giao diện chính phần mềm Sigil
Về cơ bản, phần mềm Sigil tương đối dễ hiểu và dễ sử dụng. Người
dùng có thể sử dụng thanh công cụ phía trên để căn chỉnh lề, font chữ
và trang trí hình ảnh đính kèm trong ebook. Việc thiết lập nội dung
ebook cũng được chia thành các chương phần và phần mềm sẽ căn cứ
vào cách phân chia đề mục của người dùng để hình thành mục lục của
ebook.

16


Hình 5. Mục lục của ebook

Sau khi đã nhập xong toàn bộ nội dung và phân chia đề mục, người
dùng cần lưu ebook vào thư mục định sẵn, lúc này ebook sẽ có định
dạng .epub.
Microsoft Word: là phần mềm soạn thảo văn bản rất phổ biến của
hãng Microsoft chạy trên hệ điều hành Windows, tuy nhiên phần mềm
này cũng có những tính năng tốt để có thể tạo ebook dễ dàng với
nhiều định dạng khác nhau như doc, pdf hoặc html. Trở ngại duy nhất
khi tạo ebook với Microsoft Word là để có thể đọc được ebook trên các
thiết bị điện tử khác ngoài máy tính cá nhân, người dùng cần có
chương trình để chuyển đổi tệp ebook thành định dạng mình cần.


17


Hình 6. Tạo ebook bằng Microsoft Word

Người dùng có thể lần lượt thiết lập. Trang tựa đề với thông tin về nhan
đề ebook và tác giả và các chi tiết liên quan.
Tạo Mục lục cho ebook: thông thường chỉ cần thiết lập một trang mục
lục trống, sau khi hoàn thành ebook sẽ cập nhật Mục lục theo các
Chương phần đã chia trong nội dung sau.
Định dạng chương, phần, mục cho ebook.
Thêm tiêu đề và chân trang để trang trí ebook.
Cuối cùng là lưu ebook lại với định dạng phù hợp: pdf, doc hoặc html.

18


Hình 7. Ví dụ về ebook được tạo lập với định dạng pdf
3.3 Một số phần mềm chuyển đổi định dạng ebook:
Như đã trình bày ở trên, các nhà xuất bản phát hành ebook dưới rất
nhiều định dạng khác nhau, và không phải thiết bị nào cũng có thể đọc
được ebook với tất cả các định dạng. Do đó với mỗi loại thiết bị kỹ
thuật số cá nhân, người dùng cần cài đặt các phần mềm lưu trữ và đọc
ebook với các định dạng tương ứng, cũng như có sẵn một số phần
mềm tiện ích phục vụ việc chuyển đổi định dạng của ebook để phù hợp
cho thiết bị của mình.
Calibre: là phần mềm mã nguồn mở miễn phí do nhà lập trình Kovid
Goyal phát minh từ năm 2006. Đến nay đã có rất nhiều tình nguyện
viên cùng tham gia phát triển phần mềm tới phiên bản 2.82.Chức năng
chính của Calibre là phục vụ việc lưu trữ, hiển thị và chuyển đổi định

dạng của ebook. Các định dạng Calibre có thể thực hiện phục vụ đọc
và chuyển đổi ebook rất phổ biến và thông dụng, có thể kể đến như:
HTML, EPUB, PRC, PDF, MOBI, RTF, TXT... Dung lượng của phần mềm
khoảng hơn 60 MB, có thể cài đặt trên rất nhiều thiết bị chạy trên
19


nhiều hệ điều hành khác nhau như Windows, Linux, MACOS,Android...

20


Hình 8. Giao diện chính phần mềm Calibre

21


Hình 9. Ebook đã được chuyển từ định dạng PDF sang EPUB
Zamzar: là dịch vụ chuyển đổi tệp tin trực tuyến được tạo ra bởi hai
anh em nhà sáng lập người Anh là Mike và Chris Whyley vào năm
2006. Zamzar cho phép người dùng chuyển đổi các tập tin mà không
cần tải về một phần mềm với khả năng hỗ trợ lên tới hơn 1000 định
dạng khác nhau.

22


Hình 10. Giao diện chính của ZAMZAR
Người dùng chỉ cần lựa chọn tệp tin cần chuyển đổi, định dạng muốn
chuyển đổi và khai báo một địa chỉ email. Tệp tin đã được chuyển định

dạng sẽ được gửi đến email đã đăng ký rất nhanh chóng. Người dùng
có thể tải xuống tệp tin qua đường link được Zamzar cung cấp.

Hình 11. Tải về tài liệu đã hoàn thành định dạng mới

23


4. Hướng dẫn sử dụng E-Book
Khi bạn đã hiểu và nắm rõ ưu điểm của ebook là gì, chắc chắn bạn sẽ
muốn sử dụng nó để trải nghiệm được hết các tính năng mà nó mang
lại.
Cách sử dụng Ebook vô cùng đơn giản bạn cần đảm bảo rằng mình đã
có thiết bị sẵn sàng để đọc nó. Chẳng hạn như: Máy tính, máy tính
bảng hoặc điện thoại thông minh hoặc bất kỳ thiết bị đọc điện tử nào
đó.
Sau đó, bạn cần tìm hiểu và tải về các ứng dụng nền tảng phù hợp hỗ
trợ đọc sách điện tử trên thiết bị của mình. Hiện nay có một số ứng
dựng để đọc ebook bạn có thể tải về: Mobipocket Reader, Ebook
Reader,Wattpad,…

24


CHƯƠNG II: NHỮNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TRONG
LĨNH VỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM
1. Một số E-Book dành cho lĩnh vực kế toán Việt Nam
Hiện nay ebook đã được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong
kế toán ebook được sử dụng khá phổ biến như:
+ Ebook "Chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư 200/2014/TTBTC" - WEBKETOAN : hỗ trợ các thành viên trong việc sử dụng, tra cứu

nhanh TT200.
+ Ebook thuế 04/2018- Tác giả của quyển sách là Đào Thụy Hưng – Cục
Thuế Tỉnh Quảng Ninh. Quyển sách nhỏ tập hợp hầu hết những văn
bản pháp luật thuế và kế toán hiện hành bao gồm: luật, nghị định,
thông tư, công văn và các chuẩn mực kế toán.
+ Ebook Kế toán doanh nghiệp xây lắp (năm 2008): Phần 1 - PGS.TS.
Võ Văn Nhị.
+ Ebook Hướng dẫn thực hành kế toán doanh nghiệp - Bài tập và lập
báo cáo tài chính do TS. Phạm Huy Đoán biên soạn
Ebook trong lĩnh vực kế toán giúp cho sinh viên, kế toán viên tra cứu
thông tin một cách thuận tiện và nhanh hơn.
2. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về
ngành kế toán Việt Nam
Qua tìm hiểu chúng tôi đã tổng hợp được hơn 350 văn bản quy phạm
pháp luật điều chỉnh và hướng dẫn trong lĩnh vực kế toán Việt Nam. Và
tập trung chủ yếu cho mảng kế toán và thuế.
Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hướng
dẫn trong lĩnh vực kế toán Việt Nam ( đính kèm PHỤ LỤC Bảng
1)

25


×