Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Đề cương Cơ sở khoa học môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.41 KB, 22 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI CƠ SỞ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Kỳ II_2017
Chương 1. Những khái niệm chung về môi trường
- Khái niệm, phân loại môi trường
- Các chức năng chủ yếu của môi trường
- Quan hệ giữa môi trường và sự phát triển
Chương 2. Các thành phần cơ bản của môi trường
- Thạch quyển
+ Sự hình thành đá và quá trình tạo khoáng tự nhiên
+ Tai biến địa chất, xói mòn, trượt lở đất đá
- Thủy quyển
Sơ lược về thủy quyển
Chương 3. Ô nhiễm mô itrường
- Các khái niệm, nguyên nhân, hậu quả của ô nhiêm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí
- Tầng Ozon (Khái niệm, Vai trò, nguyên nhân, hậu quả)
- Gia tăng hiệu ứng nhà kính (Khái niệm, nguyên nhân, hậu quả)
- Mưa axit (Khái niệm, nguyên nhân, hậu quả)
Chương 4. Tài nguyên thiên nhiên
- Khái niệm tài nguyên, tài nguyên thiên nhiên, phân loại tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên nước, đất, rừng, khoán gsản (Khái niệm, Vai trò và những vấn đề môi trường liên
quan đến tài nguyên).
Chương 5. Các vấn đề nền tảng về môi trường và phát triển bền vững
- Phát triển bền vững
+ Khái niệm, mô hình PTBV
+ Các mục tiêu của PTBV
+ Nguyên tắc PTBV của LucsHen


- Các dạng lương thực thực phẩm chính và thách thức đối với vấn đề lương thực thực phẩm
hiện nay



Chương 1. Những khái niệm chung về môi trường
1. Khái niệm:
Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới
con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh
vật, xã hội loài người và các thể chế.
2. Phân loại:
Được chia thành 3 loại:
- Môi trường tự nhiên: bao gồm các yếu tố thuên nhiên, vật lí, hóa học, sinh học, tồn tại khách
quan bao quanhcon người
- Môi trường xã hội: tổng thể các quan hệ giữa con người vơi con người, tạo nên sự thuận lợi
hoặc trở ngại cho sự phát triển của các cá nhân hoặc từng cộng đồng đân cư
VD: sự gia tăng đân số, định cư, môi trường sống của dân tộc thiểu số
- Môi trường nhân tạo: tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội do con người tạo nên và chịu sự chi
phôi của con người
VD: về mmoi trường nhân tạo là nơi ở, môi trường khu vực đô thị và khu vực công nghiệp, môi
trường nông thôn…
3. Các chức năng của môi trường
- Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật
- Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản suất của con
người
- Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt
động sản suất của mình
- Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên đến con người và sinh vật trên
trái đất
- Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thong tin cho con người
4. Quan hệ giữa môi trường và sự phát triển
- Giữa môi trường và phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: Môi trường là địa bàn và là đối
tượng của phát triển còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đối của môi trường
- Tác động của hoạt động phát triển đến môi trường thể hiện ở khía cạnh có lợi là cải tạo môi

trường tự nhiên hoặc tạo ra chi phí cần thiết cho sự cải tạo đó, nhưng lại có thể gây ô nhiễm cho
môi trường tự nhiên hoặc nhân tạo. Mặt khác, môi trường tự nhiên cũng tác động ngược lại đến


sự phát triển của xã hội thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên đang là đối tượng của
hoạt động phát triển hoặc gây ra các thảm họa thiên tại gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của
xã hội trong khu vực
- Tác động qua lại giữa môi trường và phát triển biểu hiện cho mối quan hệ hai chiều giữa hệ
thống kinh tế xã hội và hệ thống môi trường


Chương 2. Các thành phần cơ bản của môi trường
I. Thạch quyển
1. Sự hình thành than đá và quá trình tạo khoáng tự nhiên
- Đất đá và các khoáng vật tự nhiên được tạo ra trên Trái đất nhờ 3 quá trình địa chất:
macma, trầm tích và biến chất . Ba loại đá macma, biến chất và trầm tích có quan hệ nhân
quả chặt chẽ với nhau trong vỏ Trái đất
- Các tính toán của các nhà Địa chất cho thấy: trọng lượng các đá trong vỏ Trái đất có tỷ lệ
phân bố như sau: macma 65%, biến chất 25% và trầm tích 10%. Phù hợp với các quá trình
địa chất trên, các khoáng vật ở vỏ Trái đất được thành tạo trong các quá trình trầm tích, biến
chất và macma.Hai quá trình sau gọi là quá trình nội sinh
2. Tai biến địa chất, xói mòn, trượt lở đất đã
a. Tai biến địa chất
- Tai biến địa chất là các hiện tượng tự nhiên tham gia tích cực vào quá trình biến đổi địa
hình bề mặt thạch quyển".
- Tai biến địa chất là một dạng tai biến môi trường phát sinh trong thạch quyển. Các dạng tai
biến địa chất chủ yếu gồm núi lửa phun, động đất, nứt đất, lún đất, trượt lở đất. Chúng liên
quan tới các quá trình địa chất xảy ra bên trong lòng trái đất.
- Nguyên nhân chính là do lớp vỏ trái đất hoàn toàn không đồng nhất về thành phần và chiều
dày, có những khu vực vỏ trái đất mỏng manh hoặc các hệ thống đứt gãy chia cắt vỏ trái đất

thành những khối, mảng nhỏ. Do vậy, lớp vỏ trái đất trong thực tế luôn chuyển động theo
chiều đứng cũng như chiều ngang.
b. Xói mòn
- Xói mòn là hoạt động của các quá trình bề mặt (như nước hoặc gió) làm phong hóa và vận
chuyển hợp phần rắn (trầm tích, đá, đất, …) trong môi trường tự nhiên hoặc từ nguồn và lắng
đọng ở vị trí khác.
- Nguyên nhân
–Yếu tố khí hậu : mưa, gió, bão, nhiệt độ, …
–Yếu tố địa chất: loại đá/trầm tích, độ dốc, độ lỗ rỗng, nứt nẻ, hệ số thấm, …
–Yếu tố sinh học: độ bao phủ bề mặt, hoạt động của sinh vật, sử dụng đất, …
–Do trọng lượng: Di chuyển từ nơi cao xuống nơi thấp hơn
–Do nước:
+ Splash erosion: do những giọt mưa rơi xuống làm di chuyển các hạt vật liệu tới khoảng
cách khác.
+ Sheet erosion: nước mưa chảy tràn kéo theo các hạt vật liệu theo đường di chuyển của
dòng chảy
+ Khe xói mòn (rill erosion): nước tập trung trong các khe nhỏ và kéo theo vật liệu theo dòng
chảy.
+ Rãnh xói mòn (gully erosion): kết quả của khe xói mòn theo thời gian.


–Dọc bờ biển: Hoạt động của sóng
+Do băng (ice erosion):
+Do gió (wind erosion):
+Do nhiệt (thermal erosion): tan chảy băng, thay đổi nhiệt độ
Xói mòn là một quá trình tự nhiên tuy nhiên ở một vài nơi quá trình này diễn ra nhanh hơn
do tác động từ việc sử dụng đất của con người.
c. Trượt lở đất:
- Trượt lở đất là một dạng biến đổi bề mặt trái đất khác. Tại đây, một khối lượng đất đá khác
theo các bề mặt đặc biệt bị trọng lực kéo trượt xuống các địa hình thấp. Bề mặt trượt có thể là

các bề mặt khe nứt hoặc các lớp đất đá có tính chất cơ lý yếu như đất sét thấm nước.
- Hiện tượng trượt lở đất thường xuất hiện một cách tự nhiên trong các vùng núi vào thời kỳ
mưa nhiều hàng năm. Các hoạt động như mở đường, khai thác khoáng sản đang làm xuất
hiện tác nhân trượt lở đất nhân tạo. Một số hiện tượng tự nhiên khác như sóng biển, thay đổi
dòng chảy của các dòng sông cũng tạo nên sự trượt lở đất.


II. Thủy quyển:
1. Khái niệm: Thủy quyển là lớp nước trên trái đất, bao gồm nước trong các biển, đại dương,
nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển.
2. Tỷ lệ các nguồn nước
- Nước trên trá đất:

- Nước ngọt

- Nước mặt ngọt ( lỏng)

+. Nước mặn: 97%

+. Đỉnh núi băng và sông

+. Hồ 87%

+. Nước ngọt 3%

băng 68,7%

+. Đầm lầy 11%

+. Nước ngầm 30,1%


+. Sông 2%

+. Nước mặn ngọt 0,3%
+. Nước khác 0,9%
3. Vòng tuần hoàn nước:
- Vòng tuần hoàn nước không có điểm bắt đầu nhưng chúng ta có thể bắt đầu từ các đại dương.
- Mặt Trời điều khiển vòng tuần hoàn nước bằng việc làm nóng nước trên những đại dương,
làm bốc hơi nước vào trong không khí. Những dòng khí bốc lên đem theo hơi nước vào trong
khí quyển, gặp nơi có nhiệt độ thấp hơn hơi nước bị ngưng tụ thành những đám mây. Những
dòng không khí di chuyển những đám mây khắp toàn cầu, những phân tử mây va chạm vào
nhau, kết hợp với nhau, gia tăng kích cỡ và rơi xuống thành giáng thủy (mưa). Giáng thuỷ dưới
dạng tuyết được tích lại thành những núi tuyết và băng hà có thể giữ nước đóng băng hàng nghìn
năm.
- Trong những vùng khí hậu ấm áp hơn, khi mùa xuân đến, tuyết tan và chảy thành dòng trên
mặt đất, đôi khi tạo thành lũ. Phần lớn lượng giáng thuỷ rơi trên các đại dương; hoặc rơi trên
mặt đất và nhờ trọng lực trở thành dòng chảy mặt. Một phần dòng chảy mặt chảy vào trong sông
theo những thung lũng sông trong khu vực, với dòng chảy chính trong sông chảy ra đại dương.
Dòng chảy mặt, và nước thấm được tích luỹ và được trữ trong những hồ nước ngọt.
- Mặc dù vậy, không phải tất cả dòng chảy mặt đều chảy vào các sông. Một lượng lớn nước
thấm xuống dưới đất. Một lượng nhỏ nước được giữ lại ở lớp đất sát mặt và được thấm ngược
trở lại vào nước mặt (và đại đương) dưới dạng dòng chảy ngầm. Một phần nước ngầm chảy ra
thành các dòng suối nước ngọt. Nước ngầm tầng nông được rễ cây hấp thụ rồi thoát hơi qua lá
cây
4. Cấu tạo hình thái của thủy quyển
- Thủy quyển là lớp vỏ không lien tục bao quanh trái đất gồm nước ngọt và mặn


- Tồn tại ở 3 trạng thái rắn, lỏng, khí
- Thủy quyển bao gồm đại dương, biển. ao hồ, sông ngòi, nước ngầm và băng tuyết

- Khối lượng 1,4 * 10^18
- hiện nay thủy quyển được chia làm 4 đại dương, 4 vùng biểm và 1 vịnh lớn
5. Biển:
- Đặc trưng vật lý của nước biển:
+ Tỷ trọng
+ Nhiệt độ
+ Sự truyền bức xạ ánh sáng trong nước biển
+ Mực nước biển
- Nước biển thường chứa hầu hết các nguyên tố hóa học của vỏ Trái Đất.
- Khối nước biển luôn ở trạng thái chuyển động theo chiều đứng ( chiều ngang) → dòng
chảy.
Đới ven biển
- Là nơi gặp nhau giữa đất liền và biển, được đánh dấu bằng những nét chung của lục địa đại dương.
- Là khu vực chịu sự chi phối của 3 quyển chính: thạch quyển, thủy quyển và khí quyển
6. Cửa sông:
- Vùng cửa sông là cửa của một con sông, nơi nước chảy ra biển.
- Vùng cửa sông phụ thuộc:
+ Quá trình xảy ra trong đại dương
+ Ảnh hưởng của thủy triều
- Thành phần hóa học của khối nước cửa sông phụ thuộc:
+ Lưu lượng nước sông
+ Chế độ thủy triều
+ Dạng địa hình
7. Băng:
- Băng là một thành phần quan trọng của thủy quyển, tập trung chủ yếu ở 2 cực Trái Đất.
+ Chiếm 75% tổng lượng nước ngọt và gần 2% khối lượng thủy quyển.
+ Tập trung nhiều ở châu Nam Cực.


8. Vai trò cuẩ thủy quyển:

- Thủy quyển có vai trò rất to lớn trong việc điều tiết các yếu tố môi trường và khí hậu
của Trái Đất.
- Chứa đựng các tài nguyên thiên nhiên: khoáng sản, sinh vật, năng lượng.
- Thủy quyển là nơi sống và phát triển của các hệ sinh thái nước.
- Tác động đến khí quyển khác: thạch quyển, sinh quyển, khí quyển.
- Thủy quyển chính là một trong những nhân tố lớn nhất trong nhóm ngoại lực tác dụng
lên địa hình.
- Thủy quyển tạo điều kiện thuận lợi phân bố các loài theo chiều thẳng đứng, giảm bớt
sự cạnh tranh giữa các loài
- Là điều kiện để phát triển kinh tế, là con đường giao thông quan trọng.


Chương 3. Ô nhiễm mô itrường
I. Khái niệm ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường, không phù hợp với quy
chuẩn kĩ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người
và các sinh vật khác
1. Ô nhiễm đất
a. Nguyên nhân
- Nạn phá rừng, thâm canh
- Mưa axit
- Do hoạt động nông nghiệp: Việc sử dụng quá nhiều phân hóa học và phân hữu cơ, thuốc trừ
sâu, và thuốc diệt cỏ.
- Do chất thải công nghiệp không qua xử lí:
+. Rác thải điện tử
+. Rác thải phóng xạ
+. Dầu và nhiên liệu thải bỏ
- Do thải trực thiếp lên mặt đất hoặc chôn lấp rác thải sinh hoạt
- Do việc đẩy mạnh đô thị hóa, công nghiệp hóa và mạng lưới giao thông
b. Hậu quả

+, Con người
Đất bị ô nhiễm trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe con người thông qua tiếp xúc trực tiếp với
đất hoặc qua đường hô hấp do sự bốc hơi của chất gây ô nhiễm đất:
- Gây ra những tổn thương cho gan, thận và hệ thống thần kinh trung ương.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe như nhức đầu, buồn nôn, mệt mỏi, kích ứng mắt và phát ban da
- Thực vật trồng trên đất ô nhiễm sẽ bị nhiễm bệnh, con người ăn vào cũng sẽ nhiễm bệnh
- Gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, các chất độc công nghiệp, thuốc trừ sâu, trừ cỏ là
nguyên nhân gây bệnh ung thư, đột biến, quái thai.
+. Hệ sinh thái:
- Có những thay đổi hóa học cơ bản của đất mà có thể phát sinh từ sự hiện diện của nhiều
hóa chất độc hại ngay cả ở nồng độ thấp. Những thay đổi này có thể biểu hiện ở sự thay đổi
của chuyển hóa của loài vi sinh vật đặc hữu và động vật chân đốt trong một môi trường đất
nhất định.
- Kết quả có thể mất đi một số các chuỗi thức ăn chính, từ đó có thể có những hậu quả lớn
cho động vật ăn thịt hoặc loài người. Thậm chí nếu có hiệu lực hóa học trên các dạng sống
thấp hơn là nhỏ, đáy kim tự tháp của chuỗi thức ăn có thể ăn các hóa chất ngoại lai, thứ
thường trở nên tập trung nhiều hơn cho mỗi bậc tiêu thụ của chuỗi thức ăn.
- Những ảnh hưởng này hiện đang được biết đến, chẳng hạn như sự duy trì nồng độ của vật
liệu DDT cho người tiêu dùng gia cầm, dẫn đến sự suy yếu của vỏ trứng, tăng số gà
con chết và tuyệt chủng tiềm tàng của các loài.
- Những ảnh hưởng xảy ra với đất nông nghiệp nơi có một số loại đất ô nhiễm. Chất gây ô
nhiễm thường làm thay đổi quá trình chuyển hóa thực vật, thường gây giảm năng suất cây
trồng. Điều này có một tác dụng phụ khi bảo tồn đất, kể từ khi cây tiều tụy nên không thể bảo
vệ đất của Trái Đất khỏi sự xói mòn. Một số các chất gây ô nhiễm hóa học có thời gian
sống lâu và trong các trường hợp khác dẫn xuất hóa chất được hình thành từ sự phân rã của
chất gây ô nhiễm đất chính.


2. Ô nhiễm không khí
a. Nguyên nhân :

- Ô nhiễm tự nhiên
+ Là do mưa,tuyết tan, lũ lụt, gió bão… hoặc do các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật,
kể cả xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất
hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm hoặc
theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn.
+ Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơ trong hệ thống cống
rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác và cuốn theo các loại hoá chất trước
đây đã được cất giữ. Nước lụt có thể bị ô nhiễm do hoá chất dùng trong nông nghiệp, kỹ
nghệ hoặc do các tác nhân độc hại ở các khu phế thải. Công nhân thu dọn lân cận các công
trường kỹ nghệ bị lụt có thể bị tác hại bởi nước ô nhiễm hoá chất.
+ Ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt,...) có thể rất nghiêm
trọng, nhưng không thường xuyên, và không phải là nguyên nhân chính gây suy thoái chất
lượng nước toàn cầu.
- Ô nhiễm nhân tạo
+ Từ sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt (domestic wastewater): là nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh
viện, khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của
con người.
+ Từ các chất thải công nghiệp
- Nước thải công nghiệp (industrial wastewater): là nước thải từ các cơ sở sản xuất công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải. Khác với nước thải sinh hoạt hay nước
thải đô thị, nước thải công nghiệp không có thành phần cơ bản giống nhau, mà phụ thuộc vào
ngành sản xuất công nghiệp cụ thể
- Ngoài các nguồn gây ô nhiễm chính như trên thì còn có các nguồn gây ô nhiếm nước khác
như từ y tế hay từ các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của con người…
b. Hậu quả
- Các khu vực ao hồ, sông ngòi ở đang bị ô nhiễm trầm trọng, người dân ở các khu vực này
không có đủ lượng nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày cũng như cho các hoạt
động tưới tiêu chính vì vậy nó ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện sống của con người.
- Khi sử dụng nguồn nước ô nhiễm sẽ dẫn đến việc phát sinh rất nhiều mầm mống dịch bệnh.

Hậu quả nặng nề nhất của tình trạng này chính là số người mắc bệnh viêm màng kết, ung thư,
tiêu chảy ngày càng tăng cao, số lượng người chết tăng cao đặc biệt là đối tượng trẻ em ở các
khu vực nguồn nước ô nhiễm.
- Hủy hoại hệ sinh thái dưới nước


3. Ô nhiễm không khí

- Ngyên nhân:+) Nguồn tự nhiên
- Ô nhiễm do hoạt động của núi lửa:
- Ô nhiễm do cháy rừng.
- Ô nhiễm do bão cát
- Ô nhiễm do đại dương: Do quá trình bốc hơi nước biển co kéo theo một lượng muối
(chủ yếu là NaCl)
- Ô nhiễm do phân hủy các chất hữu cơ trong tự nhiên: Do quá trình lên men các chất
hữu cơ khu vực bãi rác, đầm lầy sẽ tạo ra các khí như metan (CH4), các hợp chất gây
mùi hôi thối như hợp chất nitơ (ammoniac – NH3), hợp chất lưu huỳnh ( hydrosunfua –
H2S, mecaptan) và thậm chí có cả các vi sinh vật.
+) Nguồn nhân tạo: do hoạt động của con người tạo nên bao gồm:
- Ô nhiễm do sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: ví dụ các nhà máy sản
xuất hóa chất, sản xuất giấy, luyện kim loại, nhà máy nhiệt điện (sử dụng các nhiên
liệu than, dầu …).
- Hoạt động nông nghiệp: sử dụng phân bón, phun thuốc trừ sâu diệt cỏ.
- Dịch vụ thương mại: chợ buôn bán.
- Sinh hoạt: nấu nướng phục vụ sinh hoạt hàng này của con người (gia đình, công
sở…).
- Vui chơi, giải trí: khu du lịch, sân bóng ….
b. Hậu quả:
- Tác động tới sức khỏe tim mạch


- Làm tăng nguy cơ ung thư
- Ảnh hưởng đến phổi.
- Tổn thương da


II. Tầng ozon
1. Khái niệm
2. Vai trò:
Tuy mỏng manh nhưng nó lại có vai trò rất quan trọng với sự sống trên trái đất. Nó sẽ hấp
thụ tia cực tím từ bức xạ mặt trời, không cho những tai này đến với trái đất. Có thể nói, sự
sống chỉ xuất hiện khi trái đất có tầng ozon. Vì vậy nếu tầng ozon bị phá hủy thì sẽ gây lên
tác hại xấu đối với mọi sinh vật trên trái đất. Nếu tầng ozon bị suy giảm đồng nghĩa với việc
tia UV sẽ chiếu đến trái đất nhiều hơn là tăng bệnh nhân bị ung thư da, đục thủy tinh thể ở
mắt cũng như làm giảm sản lượng lương thực và ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển
3. Nguyên nhân
- Nguyên nhân đầu tiên là liên quan đến việc sản xuất tủ lạnh trên thế giới. Dung dịch
freon có trong hệ thống dẫn khép kín của tủ lạnh có thể bay hơi thành thể khí, chất này
bay thẳng lên tầng ozon trong khí quyển, phá vỡ kết cấu tầng này và giảm nồng độ khí
ozon.
- Đến giữa thập kỷ 90 thì xuất hiện một nguyên nhân nữa chính là chất thải công nghiệp,
đặc biệt là NO, CO2,… Những loại khí thải này bền bỉ, dai dẳng bay vào bầu khí
quyển và tiếp tục làm công việc phá hoại tầng ozon. Hiện nay khi nền công nghiệp
ngày càng phát triển thì ảnh hưởng của những khí này đến bầu khí quyển ngày càng
nặng nề hơn.
- Việc xả khói bụi và các chất hóa học từ những phương tiện giao thông hay những khu
công nghiệp hóa chất vào không khí cũng gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến tầng 
ozon.
4. Hậu quả của việc suy giảm ozon:
- Thủng tầng ozon sẽ làm suy giảm sức khỏe của cơ thể người và động vật. Nó phá hủy hệ
thống miễn dịch của cơ thể người cũng như động vật, điều đó đồng nghĩa với việc con người

và động vật sẽ dễ mắc bệnh hơn
- Làm hủy hoại các sinh vật nhỏ: Thủng tầng ozon sẽ làm mất cân bằng hệ sinh thái động
thực vật biển. Tia UV tăng lên thì sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh trưởng
của các loài tôm, cua, cá,… và cũng làm giảm khả năng sinh sản của chúng.
- Làm giảm chất lượng không khí: Tầng ozon suy giảm sẽ làm tăng lượng bức xạ tử ngoại
UV-B đến mặt đất, làm tăng phản ứng hóa học từ đó sẽ dẫn đến ô nhiễm khí quyển.
- Gây hại đến thực vật và giảm năng suất cây trồng
- Tác động tới vật liệu: Bức xa của tia tử ngoại sẽ làm giảm nhanh tuổi thọ của các vật liệu,
làm mất độ bền chắc. Ngoài ra nó còn đóng góp vào việc tăng cường hiệu ứng nhà kính.


III. Hiệu ứng nhà kính
a. khái niệm hiệu ứng nhà kính:
Hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng làm cho không khí của Trái đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn
của Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất; mặt đất hấp thu nóng lên
lại bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu làm cho không khí nóng lên
b. Nguyên nhân
Các hoạt động sống của con người, đặc biệt là hoạt động đốt nhiên liệu hoá thạch (than, dầu
mỏ và khí thiên nhiên), hoạt động nông nghiệp (đốt phụ phẩm sau thu hoạch,...), thay đổi sử
dụng đất (phá rừng...) làm sinh ra nhiều khí nhà kính hơn. Khi nồng độ khí nhà kính càng
tăng làm cho quá trình giữ nhiệt tăng lên
c. Hậu quả:
+ Nhiệt độ Trái đất tăng lên sẽ làm tan lớp băng ở hai cực Trái đất, mực nước biển sẽ tăng
lên, nạn bão, lụt, úng sẽ xảy ra, các thành phố, đồng bằng có độ thấp sẽ bị nhấn chìm trong
nước.
+ Nhiệt độ Trái đất tăng sẽ làm tăng quá trình chuyển hóa sinh học và các phản ứng hóa học
xảy ra nhanh hơn, gây nên sự mất cân bằng sinh thái, mất cân bằng về lượng và chất trong
cơ thể sống.
+ Nhiệt độ Trái đất tăng làm giảm khả năng hòa tan CO2 vào nước biển. Cân bằng CO2 giữa
khí quyển và đại dương bị phá vỡ làm tăng lượng CO2 trong khí quyển.

+ Nhiệt độ Trái đất tăng làm chuyển dịch các vùng sinh thái trên rái đất. Các loài cá chuyển
dịch xuống sống tại các vùng nước sâu hơn. Các sinh vật sống trên mặt đất sẽ gặp khó khăn
lớn.


IV. Mưa axit
a. Khái niệm:
Mưa axít là hiện tượng mưa mà nước mưa có độ pH thấp dưới 5,6.
b. Nguyên nhân:
Nguyên nhân của mưa axit là do trong nước mưa có hoà tan những khí SO2, SO3,NO, NO2,
N2O. Các khí này hoà tan trong nước mưa tạo ra các axit tương ứng của chúng, làm cho độ
pH thấp gây nên hiện tượng mưa axit.
c. Cơ chế:
Các PTPƯ do 2 nguyên tố lưu huỳnh và nitơ

Lưu huỳnh:
S + O2 → SO2
SO2 + OH* → HOSO2*
HOSO2* + O2 → HO2* + SO3*

SO3* + H2O → H2SO4
Nitơ:
N2 + O2 → 2NO
2NO + O2 → 2NO2
2NO2 + H2O → HNO3


d. Hậu quả:
- Mưa axit ảnh hưởng xấu tới các thuỷ vực (ao, hồ). Các dòng chảy do mưa axit đổ vào hồ,
ao sẽ làm độ pH của hồ, ao giảm đi nhanh chóng, các sinh vật trong hồ, ao suy yếu hoặc chết

hoàn toàn.
- Mưa axit ảnh hưởng xấu tới đất do nước mưa ngầm xuống đất làm tăng độ chua của đất,
hoà tan các nguyên tố trong đất cần thiết cho cây như canxi (Ca), magiê (Mg),... làm suy
thoái đất, cây cối kém phát triển.
- Mưa axit ảnh hưởng đến hệ thực vật trên trái đất, làm cho khả năng quang hợp của cây
giảm, cho năng suất thấp
- Mưa axit còn phá huỷ các vật liệu làm bằng kim loại như sắt, đồng, kẽm,... làm giảm tuổi
thọ các công trình xây dựng, làm lở loét bề mặt bằng đá của các công trình xây dựng, di tích
lịch sử
- Đối với con người, mưa axit không gây ra tác động trực tiếp như với các loại thực vật hay
sinh vật, nhưng các loại hạt bụi axit khô thì có thể gây ra các bệnh về hen suyễn, viêm phế
quản, bệnh hô hấp và bệnh tim
- Mưa axít gây ảnh hưởng đến hệ thống khí quyển. Các hạt sulphate, nitrate tạo thành trong
khí quyển sẽ làm hạn chế tầm nhìn.


Chương 4: tài nguyên thiên nhiên
I. khái niệm:
- Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, tri thức được sử dụng để tạo ra của cải vật chất, hoặc
tạo ra giá trị sử dụng mới của con người
- Tài nguyên thiên nhiên là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có
thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống của con người (rừng cây, các động vật,
thực vật quý hiếm, các mỏ khoáng sản, các nguồn nước, dầu, khí...).Tài nguyên thiên nhiên
là một bộ phận thiết yếu của môi trường, có quan hệ chặt chẽ với môi trường.
II. Phân loại tài nguyên thiên nhiên:
+ Tài nguyên tái tạo( nước ngọt, đất, sinh vật) là tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung
một cách liên tục khi được quản lý một cách hợp lý. Tuy nhiên, nếu sử dụng không hợp lý,
tài nguyên tái tạo có thể bị suy thoái không thể tái tạo được. Ví dụ: tài nguyên nước có thể bị
ô nhiễm, tài nguyên đất có thể bị mặn hoá, bạc màu, xói mòn v.v..
+ Tài nguyên không tái tạo( khoáng sản, gen di truyền…) là loại tài nguyên tồn tại hữu hạn,

sẽ mất đi hoặc biến đổi sau quá trình sử dụng
+ Tài nguyên vĩnh cửu (năng lượng mặt trời, gió, sóng, thủy triều,...) được nghiên cứu sử
dụng ngày một nhiều, thay thế dần các năng lượng đang bị cạn kiệt và hạn chế được tình
trạng ô nhiễm môi trường.


III. Tài nguyên nước
1. Khái niệm: Tài nguyên nước là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử
dụng vào những mục đích khác nhau. Nước được dùng trong các hoạt động nông nghiệp,
công nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường. Hầu hết các hoạt động trên đều cần nước ngọt
2. Vai trò:
+ Nước là tài nguyên vật liệu quan trọng nhất của loài người và sinh vật trên trái đất. Con
người mỗi ngày cần 250 lít nước cho sinh hoạt, 1.500 lít nước cho hoạt động công nghiệp và
2.000 lít cho hoạt động nông nghiệp
+ Ngoài chức năng tham gia vào chu trình sống trên, nước còn là chất mang năng lượng (hải
triều, thuỷ năng), chất mang vật liệu và tác nhân điều hoà khí hậu, thực hiện các chu trình
tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Có thể nói sự sống của con người và mọi sinh vật trên trái
đất phụ thuộc vào nước
3. Các vấn đề môi trường hiện nay liên quan đến tài nguyên nước
- Nước phân bố không đều trên bề mặt trái đất. Lượng mưa ở sa mạc dưới 100mm/năm,
trong khi ở nhiều vùng nhiệt đới (Ấn Độ) có thể đạt 5000mm/năm. Do vậy, có nơi thiếu
nước, hạn hán, trong khi nhiều vùng mưa lụt thường xuyên
- Con người ngày càng khai thác và sử dụng nhiều hơn tài nguyên nước. Lượng nước ngầm
khai thác trên thế giới năm 1990 gấp 30 lần năm 1960 dẫn đến nguy cơ suy giảm trữ lượng
nước sạch, gây ra các thay đổi lớn về cân bằng nước
- Nguồn nước đang bị ô nhiễm bởi các hoạt động của con người. Ô nhiễm nước mặt, nước
ngầm, nước biển bởi các tác nhân như NO3, P, thuốc trừ sâu và hoá chất, kim loại nặng, các
chất hữu cơ, các vi sinh vật gây bệnh v.v.
Các tác nhân gây ô nhiễm nước có thể chia ra làm nhiều loại: Kim loại nặng (As, Pb, Cr, Sb,
cd, Hg, Mo, Al, Cu, Zn, Fe, Al, Mn...), anion (CN-, F-, NO3, Cl-, SO4), một số hoá chất độc

(thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, Dioxin), các sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, ký sinh trùng).


IV. Tài nguyển đất
1. Khái niệm: Ðất là một dạng tài nguyên vật liệu của con người. Ðất có hai nghĩa: đất đai là
nơi ở, xây dựng cơ sở hạ tầng của con người và thổ nhưỡng là mặt bằng để sản xuất nông
lâm nghiệp.
Ðất theo nghĩa thổ nhưỡng là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu đời, hình thành do kết
quả của nhiều yếu tố: đá gốc, động thực vật, khí hậu, địa hình và thời gian. Thành phần cấu
tạo của đất gồm các hạt khoáng chiếm 40%, hợp chất humic 5%, không khí 20% và nước
35%. Giá trị tài nguyên đất được đo bằng số lượng diện tích (ha, km2) và độ phì (độ mầu mỡ
thích hợp cho trồng cây công nghiệp và lương thực).
2. Vai trò:
- Đất đai đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Nếu
không có đai thì rõ ràng không có bất kỳ một ngànhsản xuất nào, cũng như không thể có sự
tồn tại của loài người.
- Đất đai là một trong những tài nguyên vô cùng quý giá của con người, điều kiện sống cho
động vật, thực vật và con người trên trái đất.
- Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội.
- Đất đai là địa điểm, là cơ sở của các thành phố, làng mạc các công trình công nghiệp, giao
thông, thuỷ lợi vá các công trình thuỷ lợi khác.
- Trong các ngành phi nông nghiệp: Đất đai giữ vai trò thụ động với chức năng là cơ sở
không gian và vị trí để hoàn thiện quá trìn lao động, là kho tàng dự trữ trong lòng đất( các
ngành khai thác khoáng sản ). Quá trình sản xuất và sản phẩm được tạo ra không phụ thuộc
vào đặc điểm, độ phì nhiêu của đất, chất lượng thảm thực vật và các tính chất tự nhiên có sẵn
trong đất.
- Trong các ngành nông-lâm nghiệp: Đất đai là yếu tố tích cực của quá trình sản xuất, là điều
kiện vật chất – cơ sở không gian, đồng thời là đối tượng lao động ( luôn chịu sự tác động của
quá trình sản xuất như cày, bừa, xới xáo….) và công cụ hay phương tiện lao động ( sử dụng
để trồng trọt, chăn nuôi…). Quá trình sản xuất nông-lâm nghiệp luôn liên quan chặt chẽ với

độ phì nhiêu quá trình sinh học tự nhiên của đất \
3. Các vấn đề môi trường hiện nay liên quan đến tài nguyên đất
+ Tài nguyên đất trên thế giới hiện nay đang bị suy thoái nghiêm trọng do xói mond, rửa trôi,
bạc màu, nhiễm mặn, nhiễm phèn và ô nhiễm đất, biến đổi khí hậu.
+ Với đầy đủ các thành phần của một hệ sinh thái hoàn chỉnh, đất thường bị ô nhiễm và suy
thoái bởi các hoạt động của con người. Ô nhiễm đất có thể phân loại theo nguồn gốc phát
sinh thành ô nhiễm do chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải do các hoạt động
nông nghiệp, ô nhiễm nước và không khí từ các khu dân cư tập trung


V. Tài nguyên rừng
1. Khái niệm: Rừng là thảm thực vật của những cây thân gỗ trên bề mặt trai đất. Rừng là
một loại tài nguyên thiên nhiên có khả năng tái tạo, là bộ phận quan trọng của môi trường
sinh thái, có giá trị to lớn bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng trên đất lâm nghiệp, gồm có
thực vật rừng, động vật rừng và những yếu tố tự nhiên có liên quan đến rừng ( gọi chung là
quần xã sinh vật).
2. Vai trò:
+ Rừng có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người cũng như môi trường: cung
cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa, tạo ra oxy, điều hòa nước, là nơi cư trú động thực vật và tàng trữ
các nguồn gen quý hiếm, bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất, đảm bảo cho sự
sống, bảo vệ sức khỏe của con người…
+ Rừng giữ không khí trong lành: Do chức năng quang hợp của cây xanh, rừng là một nhà
máy sinh học tự nhiên thường xuyên thu nhận CO2 và cung cấp O2.. Đặc biệt ngày nay khi
hiện tượng nóng dần lên của trái đất do hiệu ứng nhà kính, vai trò của rừng trong việc giảm
lượng khí CO2 là rất quan trọng.
+ Rừng điều tiết nước, phòng chống lũ lụt, xói mòn: Rừng có vai trò điều hòa nguồn nước
giảm dòng chảy bề mặt chuyển nó vào lượng nước ngấm xuống đất và vào tầng nước ngầm.
Khắc phục được xói mòn đất, hạn chế lắng đọng lòng sông, lòng hồ, điều hòa được dòng
chảy của các con sông, con suối (tăng lượng nước sông, nước suối vào mùa khô, giảm lượng
nước sông suối vào mùa mưa).

+ Rừng bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm năng của đất: ở vùng có đủ rừng thì dòng
chảy bị chế ngự, ngăn chặn được nạn bào mòn, nhất là trên đồi núi dốc tác dụng ấy có hiệu
quả lớn, nên lớp đất mặt không bị mỏng, mọi đặc tính lý hóa và vi sinh vật học của đất không
bị phá hủy, độ phì nhiêu được duy trì. Rừng lại liên tục tạo chất hữu cơ. Điều này thể hiện ở
qui luật phổ biến: rừng tốt tạo ra đất tốt, và đất tốt nuôi lại rừng tốt.
3 Các vấn đề môi trường hiện nay liên quan đến tài nguyên rừng:
+ Tài nguyên rùng ngày càng bị thu hẹp về diện tích và trữ lượng. Tóc độ mất rùng hàng năm
của thế giới là 20tr ha, trong đó rừng nhiệt đới bị suy giảm với tốc độ lớn nhất. Theo tính
toán, giá trị kinh tế rừng ở châu Âu giảm 30 tỷ USD/ năm, do suy giảm trữ lượng gỗ và chất
lượng rừng.
+ Tốc độ mất rừng ở Việt Nam trong những năm 1985-1995 là 200.000 ha/năm. Trong đó,
60.000ha mất do khai hoang, 50.000 ha do cháy và 90.000 ha do khain thác quá mức. Mặt
khác, trữ lượng gỗ và chất lượng rừng đang bị suy giảm.


VI. Tài nguyên khoáng sản
1. Khái niệm: là tích tụ vật chất dưới dạng hợp chất hoặc đơn chất trong vỏ trái đất, mà ở
điều kiện hiện tại, con người có đủ khả năng lấy ra các nguyên tố có ích hoặc sử dụng chúng
trực tiếp trong đời sống hằng ngày. Tài nguyên khoáng sản thường tập trung trong một khu
vực gọi là mỏ khoáng sản.
2. Vai trò: Tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển kinh tế của loài
người, là nguồn vật liệu để tạo nên các dạng vật chất có ích và của cải của con người.
3. Các vấn đề môi trường liên quan đến tài nguyên khoáng sản:
+ Khai thác khoáng sản gây ra mất đất, mất rừng, ô nhiễm nước, ô nhiễm bụi, khí độc, lãng
phí tài nguyên
+ Vận chuyển chế biến khoáng sản gây ra ô nhiễm bụi, khí, nước và chất thải rắn
+ Sử dụng khoáng sản gây ra ô nhiễm không khí( SO2, bụi, khí độc,v.v), ô nhiễm nước, chất
thải rắn



Chương 5. Các vấn đề nền tảng về môi trường và phát triển bền vững
I. Phát triển bền vững
1. Khái niệm:
Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển về mọi mặt trong
xã hội hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa. Khái niệm này hiện
đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh
tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa... riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia
đó.
2. Mô hình PTBV



×