Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

445 câu chất khử với h+ và NO3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (971.81 KB, 49 trang )

Phần 1
Câu 1. Hòa tan hoàn toàn 39,2 gam kim loại M vào dung dịch HNO3 , kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và 1,68 lít
hỗn hợp Y chứa hai khí có khối lượng 0,9 gam. Cô cạn cẩn thận dung dịch X thu được 175,82 gam muối khan. Nếu cho
0,245 mol kim loại M tác dụng với Cl2 dư thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 27,195 gam
B. 38,8325 gam
C. 18,2525 gam
D. 23,275 gam
Câu 2. Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe, FeCO3, Fe3O4 với tỉ lệ mol tương ứng 8 : 2 : 1 tan hết trong H2SO4 đặc nóng. Sau
phản ứng thu được dung dịch Y chứa 2 muối và 2,6544 lít khí Z gồm CO2, SO2 ở đktc. Biết Y phản ứng tối đa với 0,2m
gam Cu. Hấp thụ hoàn toàn khí Z vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì được a gam kết tủa. Tìm a
A. 11,82
B. 12,18
C. 13,82
D. 18,12
Câu 3. Hỗn hợp rắn X gồm FeS, FeS2, FexOy, Fe. Hoà tan hết 29,2 gam X vào dung dịch chứa 1,65 mol HNO3, sau phản
ứng thu được dung dịch Y và 38,7 gam hỗn hợp khí Z gồm NO và NO2 (không có sản phẩm khử nào khác của NO3-). Cô
cạn dung dịch Y thì thu được 77,98 gam hỗn hợp muối khan. Mặt khác, khi cho Ba(OH)2 dư v{o dung dịch Y, lấy kết tủa
thu được đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được 83,92 gam chất rắn khan. Dung dịch Y
ho{n tan được hết m gam Cu tạo khí NO duy nhất. Giá trị của m là
A. 11,2
B. 23,12
C. 11,92
D. 0,72
Câu 4. Cho 8,16 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dung dịch Y), thu
được 1,344 lít NO (đktc) v{ dung dịch Z. Dung dịch Z hòa tan tối đa 5,04 gam Fe, sinh ra khí NO. Biết trong các phản
ứng, NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Số mol HNO3 có trong Y là
A. 0,54 mol.
B. 0,78 mol.
C. 0,50 mol.
D. 0,44 mol.


Câu 5. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn hỗn hợp X gồm Al và Fe2O3 trong ch}n không thu được 21,69 gam
hỗn hợp Y, nghiền nhỏ và trộn đều Y rồi chia làm 2 phần:
– Phần 1: Tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,008 lít khí (đktc) v{ 3,36 gam chất rắn không tan.
– Phần 2: Trộn với x gam KNO3 rồi hòa tan vào 100 gam dung dịch HCl, sau phản ứng thu được dung dịch T chỉ chứa
các muối clorua và 3,36 lít hỗn hợp khí Z gồm NO và H2 (ở đktc), biết tỉ khối của Z với He là 6,1. Dung dịch T tác dụng
với lượng dư dung dịch AgNO3 dư thu được 147,82 gam kết tủa. Nồng độ % khối lượng FeCl2 có trong dung dịch T là
A. 3,6%
B. 4,1%
C. 3,2%
D. 4,6%
Câu 6. Cho 12,96 gam hỗn hợp Al và Mg tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 1,8 mol HNO3 tạo ra sản phẩm khử duy
nhất. L{m bay hơi dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Tính m?
A. 116,64
B. 105,96
C. 102,24
D. 96,66
Câu 7. Cho 86g hỗn hợp X gồm Fe3O4, FeO, Fe(NO3)2 và Mg tan hết trong 1540ml H2SO4 1M. Sau phản ứng thu được dd
Y (chỉ chứa các muối trung hòa) và 0,04 mol N2. Cho KOH dư v{o Y rồi đun nóng nhẹ thấy số mol KOH phản ứng tối đa
là 3,15 mol và có m gam kết tủa xuất hiện. Mặt khác, nhúng thanh Al vào Y sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn nhấc
thanh Al ra cân lại thấy khối lượng tăng 28g (Fe b|m hết vào Al). Biết tổng số mol O có trong 2 oxit ở hỗn hợp X là 1,05
mol. Nếu lấy toàn bộ lượng kết tủa trên nung nóng ngo{i không khí thì thu được tối đa bao nhiêu gam oxit
A. 88
B. 84
C. 82
D. 81
Câu 8. Hòa tan hết hỗn hợp rắn A gồm Mg, MgCO3, Fe, Fe(NO3)2 (trong đó oxi chiếm 3840/103(%) về khối lượng hỗn
hợp) vào dung dịch chứa HCl và 0,07 mol KNO3, sau khi các phản ứng xảy ra ho{n to{n thu được dung dịch B chỉ chứa
45,74 gam các muối và thấy tho|t ra 4,928 lít (đktc) hỗn hợp khí C gồm N2, NO2, N2O, NO, H2, CO2 có tỷ khối so với H2
bằng 379/22 (trong C có chứa 0,03 mol H2). Cho dung dịch NaOH 1M vào dung dịch B đến khi thu được lượng kết tủa
lớn nhất thì dùng hết 830 ml, sau phản ứng thấy tho|t ra 0,224 lít (đktc) một chất khí mùi khai, sau đó lấy lượng kết

tủa đó nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 17,6 gam chất rắn. Phần trăm khối lượng của đơn
chất Fe trong hỗn hợp rắn A gần nhất với ?
A. 9%
B. 3%
C. 5%
D. 7%
Câu 9. Cho 6,48 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 phản ứng hết với dung dịch Y chứa HNO3 và HCl theo tỉ lệ
tương ứng 7 : 10 về số mol, thu được 0,672 lít NO (đktc) v{ dung dịch Z. Dung dịch Z hòa tan tối đa 3,36 gam Fe, sinh ra
khí NO và dung dịch chứa m gam muối. Biết trong các phản ứng, NO là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của m gần nhất
với giá trị
A. 36,2 gam.
B. 19,06 gam.
C. 21,8 gam.
D. 27,1 gam.


Câu 10. Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 và Fe(NO3)2 tan hết trong 320 ml dung dịch KHSO4 1M. Sau phản ứng thu
được dung dịch Y chỉ chứa 59,04 gam muối trung hòa v{ 0,896 lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Cho dung dịch
NaOH dư v{o Y thì có 0,44 mol NaOH phản ứng. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Fe
trong X gần giá trị nào nhất sau đ}y?
A. 3,5%.
B. 2,0%.
C. 3,0%.
D. 2,5%
Câu 11. Đốt cháy m gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe trong 2,912 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm Cl2 và O2 thu được (m + 6,11)
gam hỗn hợp Y gồm các muối và oxit (không thấy khí thoát ra). Hòa tan hết Y trong dung dịch HCl, đun nóng thu được
dung dịch Z chứa 2 muối. Cho AgNO3 dư v{o dung dịch Z thu được 73,23 gam kết tủa. Mặt khác hòa tan hết m gam hỗn
hợp X trên trong dung dịch HNO3 31,5% thu được dung dịch T và 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Nồng
độ C% của Fe(NO3)3 trong dung dịch T có giá trị gần nhất với:
A. 5%

B. 7%
C. 8%
D. 9%
Câu 12. Hòa tan hết 24,16 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 trong dung dịch HCl lo~ng dư thấy còn lại 6,4 gam Cu
không tan. Mặt khác hòa tan hết 24,16 gam hỗn hợp trên trong 240 gam dung dịch HNO3 31,5% (dùng dư) thu được
dung dịch Y (không chứa NH4NO3). Cho 600 ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch Y. Lọc bỏ kết tủa, cô cạn dung dịch
nước lọc sau đó nung tới khối lượng không đổi thu được 78,16 gam chất rắn khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
1. Tính khối lượng mỗi chất trong X.
2. Tính nồng độ % của Cu(NO3)2 có trong dung dịch Y.
Câu 13. Nung nóng hỗn hợp chất rắn A gồm a mol Mg và 0,25 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được chất rắn X và
0,45 mol hỗn hợp khí NO2 và O2. X tan hoàn toàn trong dung dịch chứa vừa đủ 1,3 mol HCl, thu được dung dịch Y chứa
m gam hỗn hợp muối clorua, và thoát ra 0,05 mol hỗn hợp khí Z gồm N2 và H2, tỉ khối của Z so với H2 là 11,4. Giá trị m
gần nhất là
A. 82.
B. 74.
C. 72.
D. 80.
Câu 14. Hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Fe3O4 v{ CuO, trong đó oxi chiếm 20% khối lượng. Cho m gam X tan hoàn toàn vào
dung dịch Y gồm H2SO4 1,65M và NaNO3 1M, thu được dung dịch Z chỉ chứa 3,66m gam muối trung hòa và 1,792 lít khí
NO (đktc). Dung dịch Z phản ứng tối đa với 1,22 mol KOH. Giá trị của m là
A. 24.
B. 28.
C. 36.
D. 32.
Câu 15. Hòa tan hết hỗn hợp gồm Mg, Fe3O4, FeCO3 (trong đó oxi chiếm 20% về khối lượng hỗn hợp ) bằng 378 gam
dung dịch H2SO4 70%, sau khi các phản ứng kết thúc thu được dung dịch X chỉ chứa 266 gam các muối trung hòa, m
gam chất rắn không tan và thấy tho|t ra 14,56 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm CO2, H2S, SO2. Dung dịch X hòa tan tối đa
6,4 gam bột Cu, sau phản ứng thu được dung dịch Z. Cho dung dịch Ba(OH)2 (dư) v{o dung dịch Z, sau đó lấy kết tủa
thu được nung trong không khí đến khối lương không đổi thu được 591,65 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra
hoàn toàn. Tính giá trị của m?

Câu 16. Hòa tan hoàn toàn 216,55 gam hỗn hợp KHSO4 và Fe(NO3)3 v{o nước được dung dịch X. Cho m gam hỗn hợp Y
gồm Mg, Al, MgO và Al2O3 (trong đó oxi chiếm 64/205 về khối lượng) tan hết vào X, sau khi các phản ứng kết thúc thu
được dung dịch Z chỉ chứa muối trung hòa và 2,016 lít hỗn hợp khí T có tổng khối lượng 1,84 gam gồm 5 khí (đktc),
trong đó về thể tích H2, N2O, NO2 lần lượt chiếm 4/9, 1/9 và 1/9. Cho BaCl2 dư v{o Z thu được 356,49 gam kết tủa. Giá
trị m gần nhất với
A. 18
B. 20
C. 22
D. 24
Câu 17. Cho 82,05 gam hỗn hợp A gồm Al và Al2O3 (có tỷ lệ mol là 2,3 : 1) tan hoàn toàn trong dung dịch B chứa H2SO4
và NaNO3 thu được dung dịch C chỉ chứa 3 muối và m gam hỗn hợp khí D (trong D có 0,2 mol khí H2). Cho BaCl2 dư v{o
C thấy có 838,8 gam kết tủa xuất hiện. Mặt khác cho 23 gam Na vào dung dịch C sau khi các phản ứng xảy ra thì thấy
khối lượng dung dịch giảm 3,1 gam và dung dịch thu được không chứa muối amoni. Giá trị m gần nhất với
A.12
B.13
C.15
D.16
Câu 18. Hòa tan hoàn toàn 11,6 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu vào 87,5 gam HNO3 50,4%, sau khi kim loại tan hết thu
được dung dịch X v{ V lit (đktc) hỗn hợp khí B (gồm hai chất khí có tỉ lệ số mol 3:2). Cho 500ml dung dịch KOH 1M vào
dung dịch X thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Lọc lấy Y rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được
16,0 gam chất rắn. Cô cạn dung dịch Z được chất rắn T. Nung T đến khối lượng không đổi thu được 41,05 gam chất
rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
1. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong A?


2. Tính C% mỗi chất tan trong X?
3. X|c định các khí trong B và tính V.
Câu 19. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, FeCO3, Cu(NO3)2 vào dung dịch chứa NaNO3 (0,045 mol) và
H2SO4, thu được dung dịch Y chỉ chứa 62,605 gam muối trung hòa (không có ion Fe3+) v{ 3,808 lít (đktc) hỗn hợp khí Z
(trong đó có 0,02 mol H2). Tỉ khối của Z so với O2 bằng 19/17. Thêm dung dịch NaOH 1M v{o Y đến khi thu được lượng

kết tủa lớn nhất là 31,72 gam thì vừa hết 865 ml. Mặt khác, cho Y tác dụng vừa đủ với BaCl2 được hỗn hợp T. Cho lượng
dư dung dịch AgNO3 v{o T thu được 256,04 gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 34,6.
B. 32,8.
C. 27,2.
D. 28,4.
Câu 20. Hỗn hợp X gồm Fe2O3, FeO v{ Cu (trong đó nguyên tố sắt chiếm 52,5% khối lượng). Cho m gam X tác dụng với
84 ml dung dịch HCl 2M (dư) đến khi các phản ứng xảy ra ho{n to{n, thu được dung dịch Y và còn lại 0,2m gam chất
rắn không tan. Cho dung dịch AgNO3 dư v{o Y, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 28,32 gam kết tủa.
Giá trị của m là
A. 9,1.
B. 8,8.
C. 6,4.
D. 8,0
Câu 21. Hòa tan hết hỗn hợp chứa 8,96 g Fe và 5,12 g Cu trong 400ml HNO3 0,45M và HCl 1,65M. Kết thúc pư thu được
dd X và khí Y duy nhất. Cho dd AgNO3 dư v{o X được m g kết tủa. C|c pư xảy ra hoàn toàn. Biết NO là sản phẩm khử
duy nhất của N+5 trong cả quá trình. Tính m?
A. 97,95
B. 95,79
C. 99,03
D. 96,87
Câu 22. Hòa tan hết 23,76g hỗn hợp X gồm FeCl2, Cu, Fe(NO3)2 vào 400ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y. Cho
từ từ dung dịch chứa AgNO3 1M v{o Y đến các phản ứng xảy ra hoàn toán thấy đ~ dùng 580ml, kết thúc thu được m
gam kết tủa và thoát ra 0,448 lít khí ở đktc. Biết NO là sán phẩm khử duy nhất của N+5 trong cả quá trình, giá trị của m
gần nhất với bao nhiêu:
A. 82
B. 84
C. 80
D. 86
Câu 23. Cho Zn tới dư v{o dung dịch gồm 0,05 mol NaNO3; 0,1 mol KNO3 và HCl. Sau khi kết thúc phản ứng thu được

dung dịch X chứa m gam muối và 0,125 mol hỗn hợp Y gồm 2 khí không màu, có 1 khí hóa nâu ngoài không khí. Tỉ khối
của Y so với H2 là 12,2. Tìm giá trị của m:
A. 61,375
B. 64,05
C. 57,975
D. 49,77
Câu 24. Hòa tan hoàn toàn 1,95 gam hỗn hợp bột Al và Fe trong 0,16 lít dung dịch HNO3 a mol/l thu được 0,896 lít khí
NO (đktc) v{ dụng dịch X (không chứa muối amoni). Thêm tiếp 0,54 gam Al vào dung dịch X đến khi Al tan hết thu
được dung dịch Y và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5 và trong dung dịch Y không còn HNO3). Thêm NaOH vào Y
đến khi toàn bộ muối sắt chuyển hết thành hidroxit thì vừa hết 0,2 lít dung dịch NaOH 0,825 mol/l. Lọc kết tủa nung
trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 3,165 gam chất rắn M. X|c định giá trị của a?
A. 1,05.
B. 0,75.
C. 1,25.
D. 1,00.
Câu 25. Hòa tan hoàn toàn 18,025 gam hỗn hợp bột rắn gồm Fe2O3, Fe(NO3)2, Zn bằng 480 ml dung dịch HCl 1M sau
phản ứng thu được dung dịch X chưa 30,585 gam chất tan và 1,12 lít (dktc) hỗn hợp khí gồm (N2O, NO, H2) có tỉ khối
với He là 6,8. Cho AgNO3 dư v{o dung dịch X ở trên thấy thu được 0,112 lít khí NO (dktc) (sản phẩm khử duy nhất) và
72,66g kết tủa. Phần trăm khối lượng của Fe(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu là
A. 29,96%
B. 39,89%
C.17,75%
D.62,32%
Câu 26. Cho m gam K vào 500 ml dung dịch HNO3 thu được dung dịch X và 0,015 mol hỗn hợp 2 khí. Thêm KOH dư
vào dung dịch X thu được 0,01 mol khí Y. Tính m (biết HNO3 chỉ tạo ra một sản phẩm khử duy nhất)
A. 3,12 gam. B. 7,8 gam. C. 12,48 gam. D. 6,63 gam.
Câu 27. Lấy 2 mẫu Al v{ Mg đều nặng m gam cho tác dụng với dung dịch HNO3 dư, để phản ứng xẩy ra hoàn toàn.
– Với mẫu Al: thu được 1,344 lít khí X và dung dịch chứa 52,32 gam muối
– Với mẫu Mg: Thu được 0,672 lít khí X và dung dịch chứa 42,36 gam muối
Biết X là khí nguyên chất, c|c khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. X|c định m?

A. 5,508 gam B. 6,480 gam C. 5,832 gam D. 6,156 gam
Câu 28. Cho m gam hỗn hợp gồm MgO, Mg(NO3)2, Al, AlCl3 tác dụng với dung dịch chứa 1,38 mol KHSO4 thu được 0,14
mol NO, 0,04 mol H2 và dung dịch X chứa m + 173,5 gam muối trung hòa. Cho X tác dụng với NaOH thu được lượng kết
tủa lớn nhất, nung kết tủa đến khối lượng không đổi thu được 29 gam chất rắn. Phần trăm khối lượng AlCl3 trong hỗn
hợp ban đầu là?


Câu 29. Hỗn hợp X gồm Fe, Mg, MgO, FeO, Fe2O3, Fe3O4 trong đó Oxi chiếm 23,43% về khối lượng. Hòa tan hết 38,24
gam X trong dung dịch chứa a mol HCl và b mol KNO3 thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối trung hòa và 1,12 lít
(đktc) hỗn hợp 2 khí gồm N2 và N2O. Cho từ từ dung dịch AgNO3 2M v{o Y, đến khi lượng kết tủa đạt cực đại thì thấy
dùng vừa hết 940 ml, đem cô cạn dung dịch tạo th{nh thu được m gam rắn, nung phần rắn này trong chân không thấy
khối lượng giảm 103,24 gam và thoát ra 55,44 lít hỗn hợp khí v{ hơi. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m
gần nhất với
A. 185 gam B. 186 gam C. 187 gam D. 188 gam
Câu 30. Cho 56,36 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe(NO3)3, FeCl2 và Fe3O4 vào dung dịch chứa 1,82 mol HCl được dung dịch
Y và hỗn hợp khí Z gồm 0,08 mol NO và 0,06 mol N2O. Cho dung dịch AgNO3 dư v{o Y, kết thúc phản ứng thấy thoát ra
0,045 mol NO (sản phẩm khử duy nhất) đồng thời thu được 298,31 gam kết tủa. Nếu cô cạn dung dịch Y thì thu được
97,86 gam muối. Phần trăm khối lượng FeCl2 trong X là?
A. 31,55%
B. 27,04%
C. 22,53%
D. 33,8%
Phần 2
Câu 1. Nung m gam hỗn hợp A gồm Mg, FeCO3, FeS, Cu(NO3)2 (trong A % khối lượng oxi là 47,818%) một thời gian
(muối nitrat bị nhiệt ph}n ho{n to{n) thì thu được chất rắn B và 11,144 lít hỗn hợp khí gồm CO2, NO2, O2, SO2. B phản
ứng hoàn toàn với HNO3 đặc nóng dư (thấy có 0,67 mol HNO3 phản ứng) thu được dung dịch C và 3,136 lít hỗn hợp X
gồm NO2 và CO2 (dX/H2 = 321/14). C tác dụng hoàn toàn với BaCl2 dư thấy xuất hiện 2,33 gam kết tủa. Biết c|c khí đo
ở đktc. Gi| trị gần nhất của m là?
A. 48
B. 33

C. 40
D. 42
Câu 2. Cho 33,4 gam hỗn hợp rắn X gồm Mg, MgO, Fe(NO3)2 và FeCO3 vào dung dịch chứa 1,29 mol HCl và 0,166 HNO3,
khuấy đều cho các phản ứng xảy ra ho{n to{n, thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối và 0,163 mol hỗn hợp khí Z
gồm N2O, N2 và 0,1 mol CO2. Cho dung dịch AgNO3 dư v{o dung dịch Y thu được 191,595 gam kết tủa. Nếu tác dụng tối
đa với các chất tan có trong dung dịch Y cần dùng dung dịch chứa 1,39 mol KOH. Biết rằng tổng số mol nguyên tử oxi
có trong X là 0,68 mol. Số mol của N2 có trong Z là bao nhiêu:
A. 0,028
B. 0,031
C. 0,033
D. 0,035
Câu 3. Hỗn hợp X gồm Mg và Fe3O4 (trong đó oxi chiếm 25% khối lượng X). Cho một lượng X tan hết vào dung dịch
gồm H2SO4 2M và KNO3 1M, thu được dung dịch Y chỉ chứa 17,87 gam muối trung hòa v{ 224 ml NO (đktc, sản phẩm
khử duy nhất). Cho Y tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Giá trị của m là
A. 30,88.
B. 30,37.
C. 15,63.
D. 17,77.
Câu 4. Hòa tan hoàn toàn 25,6 gam hỗn hợp A gồm Mg và Fe trong 2,5 lít dung dịch HNO3 1M (dư) thu được dung dịch
B và V lít hỗn hợp khí D (đktc) gồm NO, N2O có tỉ khối với H2 là 16,4. Cho dung dịch B tác dụng với 1,2 lít NaOH 2M. Lọc
kết tủa rửa sạch v{ đem nung ở nđộ cao đến phản ứng ho{n to{n thu được 40 gam chất rắn X. Lấy phần dung dịch sau
khi lọc bỏ kết tủa đem cô cạn được chất rắn Y. Nung Y đến khối lượng không đổi thu được 156,9 gam chất rắn. Giá trị
của V là?
A. 5,5
B. 13
C. 7,5
D.4,5
Câu 5. Hòa tan hết 14,88 gam hỗn hợp gồm Mg, Fe3O4, Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,58 mol HCl, sau khi các phản
ứng kết thúc thu được dung dịch X chứa 30,05 gam chất tan và thấy tho|t ra 1,344 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm H2, NO,

NO2 có tỷ khối so với H2 bằng 14. Cho dung dịch AgNO3 (dư) v{o dung dịch X , sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn
thu được dung dịch Z; 84,31 gam kết tủa và thấy tho|t ra 0,224 lít (đktc) khí NO l{ sản phẩm khử duy nhất của NO3- .
Phần trăm khối lượng của Mg trong hỗn hợp ban đầu gần nhất với?
A. 16%
B. 17%
C. 18%
D. 19%
Câu 6. Cho 3 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch X không chứa NH4+ và 1,12 lít khí Y gồm
NO và N2O (đktc). Cho Cu dư v{o dung dịch X rồi nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 1,25M v{ cho đến khi kết thúc các bản ứng
thu được 6,272 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO và NO2. Thể tích H2SO4 đ~ dùng l{ 380ml. Tính tỉ khối hỗn hợp Z so với
hỗn hợp Y.
Câu 7. Trộn 58,75 gam hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2 và kim loại M với 46,4 gam FeCO3 được hỗn hợp Y. Cho toàn bộ Y vào
lượng vừa đủ dung dịch KHSO4 thu được dung dịch Z chỉ chứa 4 ion (không kể H+ và OH- của H2O) và 16,8 lít hỗn hợp T
gồm 3 khí trong đó có 2 khí có cùng ph}n tử khối và 1 khí hóa nâu trong không khí. Tỉ khối của T so với H2 là 19,2. Cô


cạn 1/10 dung dịch Z thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là
A. 39,385.
B. 37,950.
C. 39,835 .
D. 39,705.
Câu 8. Cho 25,24 gam hỗn hợp X gồm Al, Mg, Cu, Ag tác dụng vừa đủ 787,5 gam dung dịch HNO3 20% thu được dung
dịch Y chứa a gam muối v{ 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2O và N2, tỉ khối của Z so với H2 là 18. Cô cạn dung dịch Y
rồi nung chất rắn đến khối lượng không đổi thu được b gam chất rắn khan. Hiệu số (a-b) gần với giá trị nào nhất sau
đ}y?
A. 110,50.
B. 151,72.
C. 75,86.
D. 154,12.
Câu 9. Hòa tan hết 8,72 gam hỗn hợp FeS2, FeS và Cu vào 400 ml dung dịch HNO3 4M, sản phẩm thu được gồm dung

dịch X và một chất khí thoát ra. Nếu cho dung dịch BaCl2 dư v{o dung dịch X thì thu được 27,96 gam kết tủa, còn nếu
cho dung dịch Ba(OH)2 dư v{o dung dịch X thì thu được 36,92 gam kết tủa. Mặt khác, dung dịch X có khả năng hòa tan
tối đa m gam Cu. Biết trong các quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của N+5 đều là NO. Giá trị của m là
A. 32,96.
B. 9,92.
C. 30,72.
D. 15,68.
Câu 10. Cho x mol hỗn hợp hai kim loại M và N tan hết trong dung dịch chứa y mol HNO3, tỉ lệ x : y = 8 : 25. Kết thúc
phản ứng thu được khí Z và dung dịch chỉ chứa các ion M2+, N3+, NO3-, trong đó số mol ion NO3- gấp 2,5 lần tổng số mol
ion kim loại. Khí Z là
A. N2.
B. NO.
C. NO2.
D. N2O.
Câu 11. Hỗn hợp rắn X gồm FeS, FeS2, FexOy, Fe. Hòa tan hết 29,2 gam X vào dung dịch chứa 1,65 mol HNO3, sau phản
ứng thu được dung dịch Y và 38,7 gam hỗn hợp khí Z gồm NO và NO2 (không có sản phẩm khử khác của NO3-). Cô cạn
dung dịch Y thu được 77,98 gam hỗn hợp muối khan. Mặt khác, khi cho Ba(OH)2 dư v{o dung dịch Y, lấy kết tủa thu
được đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được 83,92 gam chất rắn khan. Dung dịch Y hòa tan
được hết m gam Cu tạo khí NO duy nhất. Giá trị của m là
A. 11,20.
B. 23,12.
C. 11,92.
D. 0,72.
Câu 12. Điện phân 1 lít dung dịch X gồm Cu(NO3)2 0,6M và FeCl3 0,4M đến khi anot tho|t ra 17,92 lít khí (đktc) thì
dừng lại. Lấy catot ra khỏi bình điện phân, khuấy đều dung dịch để phản ứng xẩy ra ho{n to{n thì thu được dung dịch
Y. Giả thiết kim loại sinh ra đều bám lên catot, sản phẩm khử của N+5 (nếu có) là NO duy nhất. Giá trị (mX –mY) gần nhất
là?
A. 92 gam
B. 102 gam
C. 101 gam

D. 91 gam
Câu 13. Dung dịch X chứa m gam chất tan gồm Cu(NO3)2 (mCu(NO3)2 > 5 gam) v{ NaCl. Điện phân dung dịch X với điện
cực trơ, m{ng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi. Sau thời gian t giây thì thu được dung dịch Y chứa (m18,79) gam chất tan và có khí thoát ra ở catot. Nếu thời gian điện ph}n l{ 2t gi}y thì thu được dung dịch Z chứa a gam
chất tan và hỗn hợp khí T chứa 3 khí và có tỉ khối hơi so với hidro la 16. Cho Z vào dung dịch chứa 0,1 mol FeCl2 và 0,2
mol HCl thì thu được dung dịch chứa (a+16,46) gam chất tan và có khí thoát ra. Tổng giá trị (m+a) là
A. 73,42
B. 72,76
C. 63,28.
D. 76,24
Câu 14. Hòa tan hết 31,12 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Fe3O4, FeCO3 vào dung dịch hỗn hợp chứa H2SO4 và KNO3. Sau
phản ứng thu được 4,48 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm (CO2, NO, NO2, H2) có tỷ khối hơi so với H2 là 14,6 và dung dịch Z
chỉ chứa các muối trung hòa với tổng khối lượng là m gam. Cho BaCl2 dư v{o Z thấy xuất hiện 140,965 gam kết tủa
trắng. Mặt kh|c cho NaOH dư v{o Z thì thấy có 1,085 mol NaOH phản ứng đồng thời xuất hiện 42,9 gam kết tủa và 0,56
lít khí (đktc) tho|t ra. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Cho các nhận định sau :
(a). Giá trị của m là 82,285 gam.
(b). Số mol của KNO3 trong dung dịch ban đầu là 0,225 mol.
(c). Phần trăm khối lượng FeCO3 trong X là 18,638%.
(d). Số mol của Fe3O4 trong X là 0,05 mol.
(e). Số mol Mg có trong X là 0,15 mol. Tổng số nhận định không đúng l{
A. 1 B. 3 C. 4 D. 2
Câu 15. Hỗn hợp rắn A gồm FeS2, Cu2S và FeCO3 có khối lượng 20,48 gam. Đốt cháy hỗn hợp A một thời gian bằng oxi
thu được hỗn hợp rắn B v{ 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí X (không có O2 dư). To{n bộ B hòa tan trong dung dịch HNO3
đặc, nóng, dư. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y v{ 13,44 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm 2 khí (không có khí SO2)
và dung dịch Y. Cho Ba(OH)2 dư v{o dung dịch Y thu được 34,66 gam kết tủa. Lấy kết tủa nung ngo{i không khí đến
khối lượng không đổi thu được 29,98 gam rắn khan. Biết rằng tỉ khối của Z so với X bằng 86/105. Phần trăm khối


lượng FeS2 trong A gần với giá trị?
A. 35,16%
B. 23,4%

C. 17,58%
D. 29,30%
Câu 16. Hòa tan hoàn toàn 25,6 gam hỗn hợp A gồm Mg và Fe trong 2,5 lít dung dịch HNO3 1M (dư) thu được dung
dịch B và V lít hỗn hợp khí D (đktc) gồm NO, N2O có tỉ khối với H2 là 16,4. Cho dung dịch B tác dụng với 1,2 lít NaOH
2M. Lọc kết tủa rửa sạch v{ đem nung ở nhiệt độ cao đến phản ứng ho{n to{n thu được 40 gam chất rắn X. Lấy phần
dung dịch sau khi lọc bỏ kết tủa đem cô cạn được chất rắn Y. Nung Y đến khối lượng không đổi thu được 156,9 gam
chất rắn. Giá trị của V là?
A. 5,5
B. 13
C. 7,5
D.4,5
Câu 17. Lấy hỗn hợp X gồm Zn và 0,3 mol Cu(NO3)2 nhiệt phân một thời gian thu được hỗn hợp rắn Y và 10,08 lit hỗn
hợp khí Z gồm NO2 và O2. Y tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 2,3 mol HCl thu dược dung dịch A chỉ chứa các muối
clorua và 2,24 lít hỗn hợp khí B gồm 2 đơn chất không màu. Biết c|c khí đo ở đktc, dB/H2 = 7,5. Tổng khối lượng muối
trong dung dịch A là
A. 154,65 gam
B. 152,85 gam
C. 156,10 gam
D. 150,30 gam
Câu 18. Cho 7,36 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2, khi phản ứng kết thúc thu
được chất rắn Y và dung dịch Z. Hòa tan hết Y bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư), thu được 5,04 lít SO2 (đktc, sản
phẩm khử duy nhất). Cho NaOH dư v{o Z, được kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi được 7,2
gam hỗn hợp rắn. Phần trăm khối lượng của Fe trong X là
A. 60,87%.
B. 38,04%.
C. 83,70%.
D. 49,46%.
Câu 19. Hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3, Fe3O4, CuO trong đó oxi chiếm 25,39% khối lượng hỗn hợp. Cho m gam hỗn hợp X
tác dụng với 8,96 lít CO (điều kiện tiêu chuẩn) sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với
hiđro l{ 19. Cho chất rắn Y tác dụng với dung dịch HNO3 lo~ng dư thu được dung dịch T v{ 7,168 lít NO (điều kiện tiêu

chuẩn, sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn dung dịch T thu được 3,456m gam muối khan. Giá trị của m gần với giá trị nào
sau đ}y nhất?
A. 42,5
B. 35,0
C. 38,5
D. 40,5
Câu 20. Hỗn hợp A gồ m MgO, Fe2O3, FeS và FeS2. Người ta hòa tan hoàn toàn m gam A trong H2SO4 đặc nóng dư thu
SO2, dung dịch sau phản ứng chứa 155m/67 gam muối. Mặt khác hòa tan m gam A trên vào HNO3 đặc nóng dư thu
14,336 lít hỗn hợp khí gồm SO2 và NO2 có tổng khối lượng là 29,8g. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu 28,44 gam
muối. Biết trong A oxi chiếm 10m/67 về khối lượng. Phần trăm FeS trong A gần nhất
A. 28.
B. 30.
C. 33.
D. 34.
Câu 21. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm m gam hỗn hợp Al, CuO, Fe3O4, Fe2O3 trong khí trơ, thu được hỗn hợp chất
rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH dư thu được dung dịch Y, chất không tan Z và 0,672 lít H2 (đktc). Sục khí CO2 dư v{o
Y, thu được 7,8 gam kết tủa. Cho Z tan hết vào dung dịch H2SO4, thu được dung dịch chứa 16,2 gam muối sunfat và
2,464 lít khí SO2 (ở đktc, l{ sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, giá trị gần nhất của m là
A. 10,259.
B. 11,245.
C. 14,289.
D. 12,339.
Câu 22. Cho 10 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, S, FeS2 v{ CuS trong đó O chiếm 16% khối lượng hỗn hợp X tác dụng
vừa đủ với 0,4 mol H2SO4 đặc (đun nóng) sinh ra 0,31 mol khí SO2 và dung dịch Y. Nhúng thanh Mg dư v{o Y sau khi
các phản ứng xảy ra hoàn toàn lấy thanh Mg ra cân lại thấy tăng 2,8 gam (Giả sử 100% kim loại sinh ra bám vào thanh
Mg). Đốt cháy hoàn toàn 10 gam X bằng lượng vừa đủ V lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm O2 và O3 tỷ lệ mol 1:1. Giá trị của
V gần nhất là
A. 1,5232.
B. 1,4784.
C. 1,4336.

D. 1,568.
Câu 23. Cho 24,06 gam hỗn hợp X gồm Zn, ZnO, ZnCO3 có tỉ lệ số mol tương ứng là 3:1:1 tan hoàn toàn trong dung dịch
Y gồm H2SO4 và NaNO3, thu được dung dịch Z chỉ chứa 3 muối trung hòa v{ V lít khí T (đktc) gồm NO, N2O, CO2 và H2
(Biết tỉ khối hơi của T so với H2 là 218/15). Cho dung dịch BaCl2 dư v{o dung dịch Z, đến khi các phản ứng xảy ra hoàn
toàn thu được 79,22 gam kết tủa. Còn nếu cho Z tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thì lượng NaOH đ~ phản ứng là
1,21 mol. Giá trị của V gần với giá trị n{o sau đ}y nhất?
A. 3
B. 4.
C. 5.
D. 2,6.
Câu 24. Cho 27,04 gam hỗn hợp chất rắn gồm Fe, Feo, Fe3O4, Fe2O3, và Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,88 mol HCl và
0,04 mol HNO3, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra ho{n to{n thu được dung dịch Y (không chứa ion NH4+) và 0,12 mol
hỗn hợp khí Z gồm NO2 và N2O. Cho dung dịch AgNO3 đến dư v{o dung dịch Y, thấy thoát ra 0,02 mol khí NO (sản phẩm


khử duy nhất); đồng thời thu được 133,84 gam kết tủa. Biết tỉ lệ mol của FeO, Fe3O4, Fe2O3 trong X lần lượt là 3 : 2 : 1.
Phần trăm SỐ MOL của Fe trong hỗn hợp ban đầu gần nhất với:
A. 48%
B. 58%
C. 54%
D. 46%
Câu 25. Hòa tan 17,32 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe3O4 và Fe(NO3)2 cần vừa đúng dung dịch hỗn hợp gồm 1,04 mol HCl
và 0,08 mol HNO3, đun nhẹ thu được dung dịch Y và 2,24 lít hỗn hợp khí Z (đktc) có tỉ khối hơi đối với H2 là 10,8 gồm
hai khí không m{u trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Cho dung dịch Y tác dụng với một lượng dung dịch
AgNO3 vừa đủ thu được m gam kết tủa và dung dịch T. Cho dung dịch T tác dụng với một lượng dư dung dịch NaOH, lọc
kết tủa nung đến đến khối lượng không đổi thu được 20,8 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m

A. 150,32.
B. 151,40.
C. 152,48.

D. 153,56.
Câu 26. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4, Fe(OH)2, FeCO3 (trong đó Fe3O4 chiếm 25% số mol hỗn
hợp) bằng dung dịch HNO3 dư, khi phản ứng ho{n to{n thu được dung dịch Y chứa (m + 284,4) gam muối và 15,68 lít
(đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO và CO2. Tỉ khối của Z so ới H2 bằng 18. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị
của m là?
A. 151,2
B. 102,8
C. 78,6
D. 199,6
Câu 27. Hòa tan hết 17,76 gam hỗn hợp X gồm FeCl2, Mg, Fe(NO3)2, Al vào dung dịch chứa 0,408 mol HCl thu được
dung dịch Y và 1,6128 lit khí NO. Cho từ từ AgNO3 vào Y đến phản ứng ho{n to{n thì lượng AgNO3 phản ứng là 0,588
mol, sau phản ứng thu được 82,248 gam kết tủa và 0,448 lit NO2 và dung dich Z chứa m gam muối. Giá trị của m gần
nhất với:
A. 42
B. 41
C. 43
D. 44
Câu 28. Cho 39,84 gam hỗn hợp F gồm Fe3O4 và kim loại M vào dung dịch HNO3 đun nóng, khuấy đều hỗn hợp để phản
ứng xẩy ra ho{n to{n thu được 4,48 lít NO2 sản phẩm khử duy nhất (ở đktc), dung dịch G và 3,84 gam kim loại M. Cho
dung dịch NaOH dư v{o dung dịch G thu được kết tủa K. Nung K trong không khí đến khối lượng không đổi thu được
40 gam chất rắn R. Biết M có hóa trị không đổi trong các phản ứng trên. % khối lượng của M trong F gần nhất với giá
trị n{o sau đ}y:
A. 50%.
B. 10%.
C. 32%.
D. 40%.
Câu 29. Cho m gam hỗn hợp A gồm FexOy, Fe, Cu tác dụng hết với 200 gam dung dịch chứa HCl 32,85% và HNO3
9,45%, sau phản ứng thu được 5,824 lit NO( sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X chứa (m+60,24) gam chất tan.
Cho a gam Mg vào dung dịch X, kết thúc phản ứng thu được (m-6,04) gam chất rắn và thấy thoát ra hỗn hợp khí Y gồm
hai khí, trong đó có một khí hóa nâu trong không khí, tỉ khối của Y so với He là 4,7. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào

sau đ}y
A. 21
B. 22.
C.23
D. 24
Câu 30. Cho 1,62 gam kim loại M có hóa trị không đổi vào dung dịch chứa 200 ml HCl 1,3M và HNO3 0,2M tới khi khí
ngừng thoát ra thu được dung dịch B và 1,12 lít hỗn hợp khí D gồm 3 khí không màu có khối lương 1,08 gam. Trộn
1,12 lít khí D với 1 lít khí oxi, sau khi phản ứng hoàn toàn dẫn khí thu được đi qua dung dịch Ba(OH)2 dư thì thể tích
khí còn lại là 1,448 lít. Cho 100 ml dung dịch NaOH aM vào dung dịch B đun nóng nhẹ, không có khí thoát ra và thu
được 3,12 gam kết tủa.
1. X|c định các khí trong D và kim loại M, biết trong D có 2 khí có thể tích bằng nhau, c|c khí đo ở đktc.
2. Tinh a?
Phần 3
Câu 1. Cho 33,35 gam hỗn hợp A gồm Fe3O4, Fe(NO3)3, Cu tác dụng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,414 mol H2SO4
(lo~ng) thu được khí NO duy nhất và dung dịch B chỉ chứa 2 muối. Cô cạn B thu được bao nhiêu gam muối khan?
A. 64,4 hoặc 61,520
B. 65,976 hoặc 61,520
C. 73,122 hoặc 64,4
D. 65,976 hoặc 75,922
Câu 2. Hỗn hợp X gồm Al, Fe3O4 v{ CuO, trong đó oxi chiếm 25% khối lượng hỗn hợp. Cho 1,344 lít khí CO (đktc) đi qua
a gam X nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 18. Hòa tan hoàn
toàn Y trong dung dịch HNO3 lo~ng (dư), thu được dung dịch chứa 3,08a gam muối và 0,896 lít khí NO (ở đktc, l{ sản
phẩm khử duy nhất). Giá trị a gần giá trị nào nhất sau đ}y ?
A. 9,5
B. 8,5
C. 8,0
D. 9,0


Câu 3. X là hỗn hợp gồm Al và Al2O3( trong đó nguyên tố Oxi chiếm 10% khối lượng), Y là dung dịch gồm H2SO4 và

NaNO3. Cho 9,6 gam X hòa tan ho{n to{n v{o Y, thu đc dung dịch Z chỉ chứa các muối sunfat trung hòa và hỗn hợp khí
gồm khí T và 0,15 mol H2. Cho dung dịch BaCl2 dư v{o Z, thu đc 125,82 gam kết tủa, dung dịch Z phản ứng tối đa với
1,31 mol NaOH. Tìm công thức của T
Câu 4. Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ thu được hỗn hợp X gồm CO2; CO; H2; H2O. Dẫn X đi qua 25,52 gam hỗn hợp
Fe3O4 và FeCO3 nung nóng thu được chất rắn Y gồm Fe; FeO; Fe3O4; hơi nước và 0,2 mol CO2. Chia Y làm 2 phần bằng
nhau:
– Phần 1: Hòa tan hết trong dung dịch chứa a mol HNO3 và 0,025 mol H2SO4 thu được 0,1 mol khí NO duy nhất
– Phần 2: Hòa tan hết trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được dung dịch chứa hai muối có số mol bằng nhau và 0,15
mol khí SO2 duy nhất. Giá trị của a là:
A.0,4 mol
B.0,45 mol
C.0,35 mol
D.0,50 mol
Câu 5. Cho 17,28g hỗn hợp gồm Al, Al2O3 và Al(NO3)3 vào dung dịch chứa NaHSO4 và 0,1 mol HNO3. Sau khi kết thúc
phản ứng thu được dung dịch X chỉ chứa các muối trung hòa và m gam hỗn hợp khí Y (trong đó có chứa 0,03 mol H2).
Cho từ từ dung dịch NaOH 1,6M vào dung dịch X đến khi kết tủa cực đại thì đ~ dùng 775ml. Nếu phản ứng tối đa c|c
chất tan có trong dung dịch X cần dùng dung dịch chứa 1,64 mol NaOH. Giá trị gần nhất của m là:
A. 3,00
B. 3,50
C. 3,25
D. 3,75
Câu 6. Hỗn hợp A gồm Mg và kim loại R hóa trị n. Hòa tan hoàn toàn 5,85 gam A bằng dung dịch HNO3 lo~ng thu được
1,68 lít N2O sản phẩm khử duy nhất (đktc).
1. X|c định R là kim loại nào trong số: Na, Al, Fe, Zn, Ca, K, Cu.
2. Nếu đem hòa tan 5,85 gam A bằng 450 ml dung dịch chứa hỗn hợp HNO3 0,2M và H2SO4 0,2M ta có thể thu được tối
đa bao nhiêu lít khí N2O (đktc).
Câu 7. Hòa tan hết 13,52 gam hỗn hợp X gồm Mg(NO3)2, Al2O3, Mg và Al vào dung dịch NaNO3 v{ 1,08 mol HCl (đun
nóng). Sau khi kết thức phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối v{ 3,136 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2O và
H2. Tỷ khối của Z so với He bằng 5. Dung dịch Y tác dụng tối đa với dung dịch chứa 1,14 mol NaOH, lấy kết tủa nung
ngoài không khí tới khối lượng không đổi thu được 9,6 gam rắn. Phần trăm khối lượng của Al có trong hỗn hợp X là :

A. 31,95%
B. 19,97%
C. 23,96%
D. 27,96%
Câu 8. Cho 40,72 gam hỗn hợp gồm Mg, Fe3O4, Mg(NO3)2 vào dung dịch chứa 2,2 mol HCl và 0,15 mol NaNO3. Sau khi
kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y và 0.15 mol hỗn hợp khí Z gồm NO và N2O. Cho dung dịch AgNO3 dư v{o dung
dịch Y đến khi phản ứng hoàn toàn thấy thoát ra 0,02 mol khí NO sản phẩm khử duy nhất và 322,18 gam kết tủa. Cho
dung dịch NaOH dư v{o dung dịch Y lấy kết tủa ra ngo{i không khí nung đến khối lượng không đổi thu được 44 gam
chất rắn. Tính % khối lượng Fe3O4 trong hỗn hợp ban đầu?
A. 52,43%
B. 28,487%
C. 17,24%
D. 49,82%
Câu 9. Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 và Fe(NO3)2 tan hết trong 320 ml dung dịch KHSO4 1M. Sau phản ứng thu
được dung dịch Y chỉ chứa 59,04 gam muối trung hòa v{ 0,896 lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Cho dung dịch
NaOH dư v{o Y thì có 0,44 mol NaOH phản ứng. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Fe
trong X gần giá trị nào nhất sau đ}y?
A. 3,5%. B. 2,0%. C. 3,0%.
D. 2,5%
Câu 10. Cho hỗn hợp gồm 16,0 gam Fe2O3, 16,0 gam Cu và 10,8 gam Ag vào dung dịch HCl thì thu được dung dịch X và
26,0 gam chất rắn không tan Y. Cho AgNO3 dư v{o dung dịch X thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 1,35 gam
B. 80,775 gam
C. 87,45 gam
D. 64,575 gam
Câu 11. Đốt cháy 1,2 gam C trong bình kín chứa 1,344 lít O2 (đktc) thu được hỗn hợp khí X. Cho toàn bộ X qua ống sứ
nung nóng chứa CuO, FeCO3 và một oxit sắt. Khí thoát ra khỏi ống sứ được dẫn v{o bình đựng dung dịch KOH đặc dư
thấy khối lượng bình tăng 4,84 gam. Lấy toàn bộ rắn còn lại trong ống sứ hòa tan trong dung dịch HNO3 lo~ng dư thu
được dung dịch Y v{ 896 ml (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO và N2O có tỉ khối so với X bằng 185/156. Cô cạn dung dịch Y
thu được 46,24 gam muối khan trong đó nitơ chiếm 16,955% về khối lượng. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công

thức của oxit sắt là
A. FeO.
B. Fe3O4.
C. Fe2O3.
D. FeO hoặc Fe3O4.
Câu 12. Hòa tan hết 22,8 gam hỗn hợp gồm Fe, Fe3O4 và Cu trong 348 gam dung dịch HNO3 15,75% thu được dung
dịch X v{ 0,784 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm NO và N2O. Mặt khác hòa tan hết 22,8 gam hỗn hợp trên trong dung dịch


HCl lo~ng thu được dung dịch Z chứa 3 chất tan có khối lượng 40,4 gam (không thấy khí thoát ra). Trộn dung dịch X và
dung dịch Z thu được dung dịch G. Cho AgNO3 dư v{o G thu được x gam kết tủa. Biết rằng trong dung dịch Z số mol
cation Cu2+ gấp 2 lần số mol cation Fe3+. Giá trị của x là
A. 126,4 gam
B. 142,2 gam C. 124,8 gam D. 136,2 gam
Câu 13. Hòa tan hoàn toàn 1,95 gam hỗn hợp bột Al và Fe trong 0,16 lít dung dịch HNO3 a mol/l thu được 0,896 lít khí
NO (đktc) v{ dụng dịch X (không chứa muối amoni). Thêm tiếp 0,54 gam Al vào dung dịch X đến khi Al tan hết thu
được dung dịch Y và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5 và trong dung dịch Y không còn HNO3). Thêm NaOH vào Y
đến khi toàn bộ muối sắt chuyển hết thành hidroxit thì vừa hết 0,2 lít dung dịch NaOH 0,825 mol/l. Lọc kết tủa nung
trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 3,165 gam chất rắn M. X|c định giá trị của a?
Câu 14. Hòa tan hết hỗn hợp X gồm 5,6 gam Fe; 27 gam Fe(NO3)2 và m gam Al trong dung dịch HCl. Sau khi phản ứng
xảy ra ho{n to{n thu được dung dịch Y chỉ chứa 47,455 gam muối trung hòa v{ 2,352 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO,
N2O. Tỉ khối của Z so với H2 là 16. Nếu cho Y phản ứng với KOH thì lượng KOH phản ứng tối đa l{ 0,82 mol. Gi| trị của
m là
A. 1,35.
B. 1,08.
C. 1,62.
D. 0,81.
Câu 15. Cho m gam Ba tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3, thu được dung dịch X và 5,376 lít khí Y (ở đktc, phản ứng
chỉ tạo một sản phẩm khử duy nhất của N+5). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn cho tiếp m gam Ba vào dung dịch X
(đun nóng nhẹ), thu được 43,008 lít Z (ở đktc). Tìm gi| trị m.

Câu 16. Lấy 16 gam hỗn hợp Mg và M (có cùng số mol) tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch
A chứa 84 gam muối v{ 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm NO và NO2 (tỉ lệ 1:1 về số mol). Nếu lấy 22,4 gam kim loại M
tác dụng hoàn toàn với 300ml dung dịch H2SO4 1M thì thu được V lít khí (đktc). Gi| trị của lớn nhất của V là?
A. 8,96
B. 6,72
C. 12,544
D. 17,92
Câu 17. Đun nóng m gam hỗn hợp Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng tương ứng 7 : 3 với một lượng dung dịch HNO3. Khi các
phản ứng kết thúc thu được 0,75m gam chất rắn, dung dịch X và 5,6 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO2 (không có
sản phẩm khử khác của N +5). Biết lượng HNO3 đ~ phản ứng là 44,1 gam. Gía trị của m:
A. 44,8
B. 40,5
C. 33,6
D.50,4
Câu 18. Hỗn hợp X gồm MgO, CuO, FeO và Fe3O4; trong đó MgO chiếm 14,7% về khối lượng. Cho khí CO đi qua ống sứ
đựng 27,2 gam hỗn hợp X nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn Y. Dẫn khí đi ra khỏi ống sứ vào dung dịch
Ba(OH)2 dư, tạo thành 37,43 gam kết tủa. Cho Y tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư (dung dịch Z) thu được dung dịch
T v{ 3,584 lít NO (đktc). Nhúng thanh Al vào dung dịch T đến phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng thanh Al tăng thêm
9,59 gam v{ có 0,672 lit NO (đktc) tho|t ra. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 và giả thiết toàn bộ lượng kim
loại sinh ra đều bám vào thanh Al. Số mol HNO3 trong Z là
A. 1,28 mol.
B. 1,16 mol.
C. 1,08 mol.
D. 1,20 mol.
Câu 19. Cho 29,2 gam hỗn hợp X gồm Al, Cu, Al2O3, CuO vào dung dịch HCl dư, thu được 5,6 lít H2 (đktc), chất rắn Y và
dung dịch Z chỉ chứa hai chất tan. Cho toàn bộ Y vào dung dịch HNO3 dư, thu được 8,96 lít NO2 (đktc, sản phẩm khử
duy nhất). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Số mol HCl đ~ phản ứng là
A. 1,6.
B. 1,0.
C. 1,2.

D. 0,8.
Câu 20. Cho 20 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeCO3, Fe2O3 vào ống sứ nung nóng và dẫn từ từ 0,2 mol hỗn hợp khí Y gồm CO
và H2 (tỉ khối so với H2 bằng 4,25) qua ống sứ, sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn X1 và khí Y1. Cho khí Y1 hấp thụ
vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 7 gam kết tủa và 0,06 mol khí Y2 (tỉ khối so với H2 bằng 7,5). Hoà tan X1 bằng dung
dịch HNO3 (đặc, nóng, dư), thu được dung dịch Z và 0,62 mol hỗn hợp 2 khí, trong đó có một khí m{u n}u đỏ là sản
phẩm khử duy nhất của N+5. Nếu cho X tác dụng với dung dịch H2SO4 (đặc, nóng, dư) thì thu được 0,225 mol hỗn hợp 2
khí. Phần trăm khối lượng của Fe2O3 trong X là
A. 32%.
B. 48%.
C. 16%.
D. 40%.
Câu 21. Hòa tan hết 11,54 gam hỗn hợp rắn X gồm Al, Mg, Al(NO3)3, Mg(NO3)2 trong dung dịch chứa H2SO4 và 0,1 mol
NaNO3 (đun nhẹ), kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối sunfat (không chứa ion NH4+) và hỗn hợp
khí Z gồm NO, N2O và N2. Tỉ khối của Z so với He bằng 99,5/11. Cho dung dịch NaOH 1,5M vào dung dịch Y đến khi kết
tủa đạt cực đại thì đ~ dùng 480 ml. Lấy kết tủa nung ngo{i không khi đến khối lượng không đổi thu được 12,96 gam
rắn. Phần trăm khối lượng của N2O có trong hỗn hợp Z là
A. 66,3%
B. 49,7%
C. 55,3%
D. 44,2%


Câu 22. Hòa tan hoàn toàn 44,31 gam hỗn hợp gồm Fe, Zn, Cu, ZnO, CuO và Fe3O4 vào V lít dung dịch HNO3 1M (lấy dư
25% so với lượng phản ứng) đun nóng, sau phản ứng thu được 2,24 lít hỗn hợp khí X gồm 2 khí N2O, NO (ở đktc) v{
dung dịch Y (không chứa muối amoni). Cô cạn cẩn thận Y thu được 129,25 gam muối khan Z, tiếp tục đun nóng Z đến
khối lượng không đổi thu được 48,15 gam chất rắn. Giá trị gần nhất của V là
A. 1,6
B. 2,5
C. 2,0
D. 1,7

Câu 23. Hòa tan m gam hỗn hợp A gồm Mg, Al, MgO, Al2O3 bằng dung dịch HCl vừa đủ thì được dung dịch chứa (m +
70,295) gam muối. Cho m gam hỗn hợp A tác dụng dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 13,328 lít SO2 (đktc, sản
phẩm khử duy nhất). Nếu cho m gam hỗn hợp A tác dụng HNO3 lo~ng dư thu được 3,808 lít hỗn hợp khí NO, N2O có tỉ
khối hơi so với H2 là 318/17 và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 162,15 gam muối khan. Giá trị m là:
A.30,99
B.40,08
C. 29,88
D.36,18
Câu 24. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm 18,76 gam hỗn hợp rắn gồm Al, Fe3O4, CuO, MgO đến khi các phản ứng xảy ra
ho{n to{n thì thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan X vào dung dịch NaOH dư, sau phản ứng thu được dung dịch Y, hỗn hợp
rắn Z và thấy thoát ra 3,75a mol khí H2. Sục khí CO2 dư v{o dung dịch Y thu được 15,6 gam kết tủa. Hòa tan hết hỗn
hợp rắn Z trong dung dịch HNO3 lo~ng, dư, đun nóng; sau phản ứng thu được dung dịch T và thấy thoát ra 2,75a mol
khí NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3 – . Cô cạn dung dịch T thu được 42,22 gam muối khan. Biết c|c khí đều đo ở
đktc và các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của CuO trong hỗn hợp rắn ban đầu gần nhất với?
A. 17,1%
B. 12,8%
C. 8,5%
D. 21,3%
Câu 25. Trong ống sứ chứa hỗn hợp X gồm MgO, Fe3O4, CuO có khối lượng 62,8 gam. Nung nóng ống sứ, rồi cho luồng
khí CO đến dư đi qua, thu được hỗn hợp Y. Toàn bộ Y hòa tan hết trong dung dịch chứa NaNO3 v{ HCl thu được 500 ml
dung dịch Z chứa 5 muối clorua có khối lượng 149 gam và 11,2 lít khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất; đktc). Cho
dung dịch Ba(OH)2 dư v{o dung dịch Z, lọc lấy kết tủa, nung ngo{i không khí đến khối lượng không đổi được 64,0 gam
rắn. Nồng độ mol/lít của muối FeCl2 có trong dung dịch Z là?
A. 0,5M
B. 0,2M
C. 0,3M
D. 0,4M
Câu 26. Cho 35,68 gam hỗn hợp gồm Cu và hai oxit sắt vào dung dịch HCl lo~ng dư thu được dung dịch X có chứa 48,9
gam muối và còn lại 7,68 gam kim loại không tan. Mặt khác hòa tan hết 35,68 gam hỗn hợp trên trong dung dịch chứa
NaNO3 v{ HCl đun nóng, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối clorua có khối lượng m gam và

thoát ra 0,08 mol khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của m gần nhất với
A. 68
B. 70
C. 72
D. 75
Câu 27. Trộn 16,48 gam hỗn hợp gồm Al và Cr2O3 với 3,10 gam hỗn hợp gồm Cr và Al2O3 thu được hỗn hợp X. Nung X
trong khí trơ, sau một thời gian thu được hỗn hợp Y, trong đó oxi chiếm 22,063% về khối lượng. Chia Y làm 2 phần
bằng nhau. Phần 1 tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,09 mol NaOH loãng. Phần 2 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl
đun nóng, thu được 2,688 lít khí H2 (đktc) v{ dung dịch Z. Dung dịch Z phản ứng tối đa với dung dịch chứa a mol KOH.
Giá trị của a là.
A. 0,68
B. 0,64
C. 0,60
D. 0,70
Câu 28. Hòa tan hết hỗn hợp rắn gồm Fe3O4 và Cu trong dung dịch HCl lo~ng dư thu được dung dịch X. Cô cạn dung
dịch X thu được 61,92 gam hỗn hợp chứa 2 muối. Mặt khác hòa tan hết rắn trên trong 280 gam dung dịch HNO3 36,0%
(dùng dư) thu được dung dịch Y. Cho từ từ đến hết 750 ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch Y, lọc bỏ kết tủa, cô cạn
dung dịch nước lọc, sau đó nung tới khối lượng không đổi thu được 100,6 gam rắn. Nồng độ C% của Fe(NO3)3trong
dung dịch Y là.
A. 27,82%
B. 28,32%
C. 28,46%
D. 27,54%
Câu 29. Nung nóng 74,4 gam hỗn hợp A gồm Mg, Fe(NO3)2, MgCO3 trong bình kín chứa 1,6 gam O2 một thời gian thu
được 72,88 gam rắn B và hỗn hợp khí X: CO2, NO2 có tỉ khối so với H2 bằng 156/7. Hòa tan rắn B trong dung dịch chứa
2,44 mol HCl thu được dung dịch C chỉ chứa các muối (trong đó có 0,01 mol NH4+ và không chứa Fe2+) và 0,55 mol hỗn
hợp khí Y gồm CO2, NO. Phần trăm về khối lượng của Mg trong hỗn hợp A là
A. 20,97.
B. 21,61.
C. 22,26.

D. 22,58.
Câu 30. Hỗn hợp X gồm Cu, Fe2O3 và Fe3O4 trong đó oxi chiếm 52/305 về khối lượng. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng
với dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y có tổng khối lượng chất tan là 39,42 gam và còn 5,12 gam chất rằn không
tan. Lọc bỏ chất rắn rồi cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được m1 gam hỗn hợp kết tủa và có
0,896 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất của N+5) thoát ra. Giá trị của m1 gần nhất với:


A. 95
B. 115
C. 108
D. 105
Phần 4
Câu 1. Hòa tan hoàn toàn 1180m gam hỗn hợp H gồm FeS2, FeS, FexOy, FeCO3 vào dung dịch chứa 2 mol HNO3, kết thúc
phản ứng thu được 549m gam hỗn hợp khí T gồm CO2, NO, NO2 và dung dịch X. Cho X tác dụng tối đa với 20,16 gam Cu
thì thu được dung dịch Y va khí NO thoát ra; khối lượng chất tan trong Y nhiều hơn khối lượng chất tan trong X là
18,18 gam. Mặt khác dung dịch X cũng phản ứng tối đa với 500ml dung dịch Ba(OH)2 1,74M sau phản ứng thu được
90,4 gam kết tủa. Biết trong H oxi chiếm 24,407% về khối lượng và sản phẩm khử của N+5 chỉ có NO, NO2. Phần
trăm khối lượng của NO2 trong T gần nhất với?
A. 30%
B. 23%
C. 55%
D. 28%
Câu 2. Hòa tan hết 7,08 gam hỗn hợp gồm Mg và Al có tỉ lệ mol tương ứng 4 : 3 trong dung dịch chứa KHSO4 và x mol
HNO3, sau khi kết thúc phản ứng, thu được dung dịch X chỉ chứa các muối trung hòa và hỗn hợp Y gồm hai đơn chất khí
có tỉ khối so với H2 bằng 7,5. Cô cạn dung dịch X thu được 105,0 gam muối khan. Giá trị của x là.
A. 0,08
B. 0,10
C. 0,06
D. 0,12
Câu 3. Trộn 0,04 mol Fe3O4 với hỗn hợp gồm Mg, Al, Fe, FeCO3, MgCO3 thu được 16,26 gam hỗn hợp X. Hòa tan hoàn

toàn X trong dung dịch chứa x mol HNO3 v{ 0,64 mol HCl thu được 2,464 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm CO2, H2, NO với
tổng khối lượng 2,6 gam và dung dịch Z chỉ chứa 33,6 gam hỗn hợp muối. Giá trị của x là:
A. 0,02
B. 0,03
C. 0,04
D. 0,05
Câu 4. Hòa tan hoàn toàn 2,88 gam kim loại M (có hóa trị a không đổi, hiđroxit tương ứng không có tính lưỡng tính)
trong 100 gam dung dịch HNO3 25,2%, thu được dung dịch Y (trong đó nồng độ của muối nitrat của M là 17,487%) và
khí Z. Cho 400 ml dung dịch NaOH 0,9M vào dung dịch Y, thu được dung dịch E và kết tủa G (không thấy có khí thoát
ra). Cô cạn dung dịch E, thu được chất rắn F. Nung F ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được 24,26 gam chất
rắn. X|c định kim loại M.
Câu 5. Cho 0,6 mol hỗn hợp X gồm FeCO3, Fe(NO3)2, FeCl2, FeO vào dung dịch H2SO4 lo~ng dư thu được dung dịch Y và
9,856 lít hỗn hợp Z gồm 2 khí (đktc). Cho AgNO3 đến dư v{o Y thì thu được 53,14 gam kết tủa (không có Ag2SO4) và
0,896 lít khí (đktc). Còn nếu cho Ba(OH)2 dư v{o Y thì có 0,86 mol phản ứng. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5
trong cả quá trình. Tổng phần trăm khối lượng của FeCO3 và Fe(NO3)2 trong X là
A. 67,06%
B. 66,71%
D. 65,92%
D. 69,34%
Câu 6. Hòa tan hoàn toàn 19,4 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu trong dung dịch chứa 1,2 mol HNO3, sau khi các kim loại
tan hết thu được dung dịch Y (không chứa NH4+) và V lít (ở đktc) hỗn hợp khí Z gồm hai khí có tỉ lệ mol 1 : 2. Cho 500
ml dung dịch KOH 1,7 M v{o Y thu được kết tủa D và dung dịch E. Nung D trong không khí đến khối lượng không đổi,
thu được 26 gam chất rắn F. Cô cạn cẩn thận E thu được chất rắn G. Nung G đến khối lượng không đổi, thu được 69,35
gam chất rắn khan. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
A. 10,08.
B. 11,20.
C. 13,44.
D. 11,20.
Câu 7. Cho 39,84 gam hỗn hợp F gồm Fe3O4 và kim loại M vào dung dịch HNO3 đun nóng, khuấy đều hỗn hợp để phản
ứng xẩy ra ho{n to{n thu được 4,48 lít NO2 sản phẩm khử duy nhất (ở đktc), dung dịch G và 3,84 gam kim loại M. Cho

dung dịch NaOH dư v{o dung dịch G thu được kết tủa K. Nung K trong không khí đến khối lượng không đổi thu được
40 gam chất rắn R. Biết M có hóa trị không đổi trong các phản ứng trên. % khối lượng của M trong F gần nhất với giá
trị n{o sau đ}y:
A. 50%.
B. 10%.
C. 32%.
D. 40%.
Câu 8. Hòa tan hoàn toàn 8,6 gam hỗn hợp Al, Mg, Fe, Zn vào 100 gam dung dịch gồm KNO3 1M và H2SO4 2M, thu được
dung dịch X chứa 43,25 gam muối trung hòa (không chứa Fe3+) và hỗn hợp khí Y (trong đó H2 chiếm 4% khối lượng Y).
Cho một lượng KOH v{o X, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và kết tủa Z (không có khí thoát ra). Nung Z trong
không khí đến khối lượng không đổi được 12,6 gam chất rắn. Nồng độ phần trăm của FeSO4 trong X gần giá trị nào
nhất sau đ}y?
A. 7,25%.
B. 7,75%.
C. 7,50%.
D. 7,00%.
Câu 9. Hòa tan hết 35,4 gam hỗn hợp gồm Mg và FeCO3 trong dung dịch HCl lo~ng dư thu được 20,16 lít hỗn hợp khí X
(đktc). Mặt kh|c cũng hòa tan hết 35,4 gam hỗn hợp trên cần dùng dung dịch chứa H2SO4 0,25M và HNO3 0,75M đun
nóng. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z gồm 2 khí không m{u trong đó có 1 khí hóa
nâu. Tỉ khối của Z so với He bằng 8,8125. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối. Giá trị m là.


A. 148,12 gam
B. 140,84 gam
C. 142,72 gam
D. 144,46 gam
Câu 10. Cho hỗn hợp X có khối lượng 44,64 gam gồm kim loại R (hóa trị không đổi), FeO và Cu2O (trong đó số mol R
gấp đôi tổng số mol hai oxit) tan hoàn toàn trong 300 gam dung dịch axít HNO3 dư thu được dung dịch Y và thoát ra
3,584 lít hỗn hợp khí Z (đktc) có tỉ khối so với He là 7,25 gồm hai khí không m{u, trong đó có một khí hóa nâu trong
không khí. L{m bay hơi nước một cách cẩn thận dung dịch Y thì thu được 183,28 gam muối khan. Biết rằng có 2,605

mol HNO3 đ~ tham gia phản ứng. Nồng độ phần trăm của muối nitrat của kim loại R trong dung dịch Y có giá trị gần
nhất với giá trị n{o sau đ}y:
A. 25,8%
B. 13%
C. 29,6%
D. 29,9%
Câu 11. Hòa tan hết hỗn hợp Mg, Al và 0,04 mol Fe2O3 trong dung dịch chứa 0,68 mol NaHSO4, và a mol NaNO3. Kết
thúc phản ứng thu được dung dịch X chứa các muối trung hòa của kim loại có khối lượng là 105,16 gam và 0,04 mol
hỗn hợp khí N2, N2O. Cho dung dịch NaOH dư v{o X (không có oxi) thấy lượng NaOH phản ứng l{ 27,2 gam v{ lượng
kết tủa tạo ra là 12,76 gam. Tính giá trị của a.
Câu 12. Đốt cháy 16,8 gam bột Fe trong V lít (đktc) hỗn hợp khí gồm Cl2 và O2, thu được hỗn hợp rắn X gồm các oxit và
muối (không thấy khí thoát ra). Hòa tan X trong 480 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y. Cho dung dịch AgNO3
dư v{o Y, thấy thoát ra 0,03 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5); đồng thời thu được 132,39 gam kết tủa. Giá
trị của V là.
A. 6,272 lít
B. 7,168 lít
C. 6,720 lít
D. 5,600 lít
Câu 13. Cho 41,2 gam chat ran A gom Mg, FeO, Mg(NO3)2 vao hỗn hợp dung dich B chưa Al(NO3)3 va HCl thu đươc
dung dich C chưa 96,095 gam muoi (trong đo N chiem 224/19219 khoi lương muoi) va thoat ra 5,264 l t kh D gồm
NO, N2O (x mol), NO2, N2 (y mol) co t khoi so vơi He la 449/47. Cho AgNO3 dư vao C th thu đươc 279,145 gam ket tua.
Mat khac, neu cho NaOH dư vao C th thu đươc 54,5 gam chat ran. Biet cac kh đo ơ đktc va x y 0,035. Tong so mol
cac chat trong A va B la:
A. 2,71
B. 2,72
C. 2,73
D. 2,74
Câu 14. Hòa tan hết 24,018 g hỗn hợp rắn X gồm FeCl3, Cu(NO3)2, Fe(NO3)2 và Fe3O4 trong dung dịch chứa 0,736 mol
HCl, thu được dung dịch Y chỉ chứa ba muối và 0,024 mol khí NO. Cho dung dịch AgNO3 dư v{o dung dịch Y, thu được
115,738 g kết tủa. Biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn và khí NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Phần trăm

tổng số mol Cu(NO3)2 và Fe(NO3)2 trong hỗn hợp X có giá trị gần giá trị nào nhất sau đ}y?
A. 11%.
B. 29%.
C. 18%.
D. 24%.
Câu 15. Trộn m gam Al vào 14,96 gam hỗn hợp A gồm CuO, MgO, Fe2O3, Fe3O4 thu được hỗn hợp rắn B. Tiến hành phản
ứng nhiệt nhôm hỗn hợp rắn B đến khi các phản ứng xảy ra ho{n to{n thu được hỗn hợp rắn C. Chia C thành 2 phần
bằng nhau.
+ Phần một tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thấy tho|t ra 24V lít (đktc) khí H2 và còn lại
một phần rắn không tan.
+ Phần hai tác dụng với dung dịch HNO3 (dư, đun nóng) thì thấy có 0,69 mol HNO3 đ~ tham gia phản ứng. Sau phản ứng
thu được dung dịch D chứa 45,43 gam muối; đồng thời thấy thoát ra 29V lít hỗn hợp khí E gồm NO, N2O có tỷ khối so
với H2 bằng 456/29. Cho dung dịch NaOH v{o D đến khi thu được khối lượng kết tủa lớn nhất thì dừng lại, sau đó lấy
kết tủa đó nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 12,7 gam chất rắn. Phần trăm khối lượng của CuO
trong hỗn hợp rắn A gần nhất với:
A. 8%
B. 6%
C. 16%
D. 12%
Câu 15. Cho m gam hỗn hợp gồm hai kim loại Mg và Al có tỉ lệ mol tương ứng là 4:5 vào dung dịch HNO3 20%. Sau khi
các phản ứng xảy ra ho{n to{n, thu được dung dịch A và có 6,72 lít hỗn hợp khí X gồm NO, N2O, N2 thoát ra. Thêm một
lượng O2 vừa đủ vào X, sau phản ứng, thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn từ từ Y qua dung dịch NaOH dư thì có 4,48 lít hỗn
hợp khí Z thoát ra. Tỉ khối hơi của Z so với H2 là 20. Mặt khác, cho dung dịch KOH vào dung dịch A thì lượng kết tủa thu
được lớn nhất là (m + 39,1) gam. Biết các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn v{ lượng HNO3 ban đầu dùng dư
20% so với lượng cần thiết. Tính nồng độ % của muối Al(NO3)3 trong dung dịch A.
Câu 16. Cho hỗn hợp rắn X gồm Mg, MgO, Fe(NO3)2, Fe3O4 (trong đó O chiếm 2000/67% khối lượng hỗn hợp X) tác
dụng hoàn toàn với dung dịch chứa 1,75 mol HCl và NaNO3 thu được dung dịch Y chứa các muối trung hòa và 6,95 gam
hỗn hợp Z gồm hai khí NO2 và H2 có tỉ khối hơi so với H2 là 139/7. Cho dung dịch Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch



NaOH thì thấy có 1,65 mol NaOH phản ứng v{ thu được kết tủa T. Lấy T nung trong không khí đến khối lượng không
đổi thu được 40 gam rắn G. Cô cạn dung dịch Y thu được 92,125 gam muối. Tính % khối lượng Mg trong hỗn hợp X
A. 14,925%
B. 14,31%
C. 15,23%
D. 12,66%
Câu 17. Cho 9,6 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe3O4 vào 300ml dung dịch HNO3 2M thu được dung dịch Y và 0,896 lít
(đktc) hỗn hợp N2O và NO có tỷ khối so với hidro là 16,75. Trung hòa Y cần dùng 40ml NaOH 1M thu được dung dịch A,
cô cạn A thu được m gam muối khan. Biết rằng phản ứng xảy ra hoàn toàn và khi cô cạn muối không bị nhiệt phân. Giá
trị m là:
A. 42,26.
B. 38,86
C. 40,46
D. 41,24
Câu 18. Hòa tan hết 20,84 gam hỗn hợp rấn gồm Fe và FeCl3 vào dung dịch chứa 0,06 mol HNO3 và 0,4 mol HCl, kết
thúc phản ứng thu được dung dịch X và hỗn hợp khí Y. Tỷ khối của Y so với He bằng 4. Dung dịch X hòa tan tối đa 3,2
gam bột Cu. Nếu cho dung dịch AgNO3 dư v{o X, thu được x gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn và khí NO là
sản phẩm khử duy nhất của NO3-của cả quá trình. Giá trị của x là:
A. 98,32 gam
B. 99,94 gam
C. 97,64 gam
D. 96,70 gam
Câu 19. Đốt cháy m gam hỗn hợp gồm Mg và Fe trong oxi một thời gian thu được (m + 1,92) gam hỗn hợp rắn X. Hòa
tan hết X trong dung dịch HNO3 dư, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y (không có ion NH4+), cô cạn Y thu được
(5m + 3,84) gam muối. Mặt khác hòa tan hết X trong 800 ml dung dịch HCl 1,25M thu được 0,32 mol H2 và dung dịch Z
có chứa (3m +3,4) gam muối. Cho dung dịch AgNO3 dư v{o dung dịch Z, thấy khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất)
đồng thời thu được x gam kết tủa. Giá trị của x là
Câu 20. Hỗn hợp X gồm Fe2O3, FeO và Cu (trong đó nguyên tố sắt chiếm 52,5% khối lượng). Cho m gam X tác dụng với
84 ml dung dịch HCl 2M (dư) đến khi các phản ứng xảy ra ho{n to{n, thu được dung dịch Y và còn lại 0,2m gam chất
rắn không tan. Cho dung dịch AgNO3 dư v{o Y, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 28,32 gam kết tủa.

Giá trị của m là
A. 9,1.
B. 8,8.
C. 6,4.
D. 8,0
Câu 21. Hòa tan hết m gam hỗn hợp gồm Mg, Al và Zn trong dung dịch HNO3 lo~ng (dùng dư), kết thúc phản ứng thu
được dung dịch X có khối lượng tăng m gam. Cô cạn cẩn thận dung dịch X thu được x gam hỗn hợp Y chứa các muối;
trong đó phần trăm khối lượng của oxi chiếm 60,111%. Nung nóng toàn bộ Y đến khối lượng không đổi thu được 18,6
gam hỗn hợp các oxit. Giá trị của x là?
A. 70,12.
B. 64,68.
C. 68,46.
D. 72,10.
Câu 22. Để 26,88 gam phôi sắt ngoài không khí 1 thời gian thu được hỗn hợp rắn X gồm Fe và các oxit sắt. Hòa tan hết
X trong 288 gam dung dịch HNO3 31,5% thu được dung dịch Y chứa các muối và hỗn hợp khí Z gồm 2 khí, trong đó oxi
chiếm 61,11% về khối lượng. Cô cạn dung dịch Y, sau đó nung đến khối lượng không đổi thấy khối lượng chất rắn giảm
67,84 gam. Nồng độ Fe(NO3)3 có trong dung dịch Y là?
A. 26,72%
B. 25,05%
C. 24,47%
D. 28,16%
Câu 23. Nung 19,4 gam hỗn hợp Fe(NO3)2 va AgNO3 một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho X vao nước đến
khi các phản ứng xảy ra ho{n to{n thu được chất rắn Y và dung dịch Z. Cho Y vào dung dịch HCl dư co 4,32 gam chất
rắn không tan. Cho Z tác dụng với dung dịch HCl dư thì có khí không m{u tho|t ra hóa n}u trong không khí. Phần trăm
khối lượng của AgNO3 trong hỗn hợp ban đầu là.
A. 30,94
B. 35,05
C. 22,06
D. 30,67
Câu 24. Cho bột Fe vào 400 ml dung dịch hỗn hợp NaNO3 0,2M v{ HCl đến khi phản ứng xảy ra ho{n to{n thu được

dung dịch X v{ 1,568 lít khí NO (đktc). Cho 800 ml dung dịch HCl 0,1M vào dung dịch X thu được dung dịch Y và 0,224
lít NO (đktc). Cho AgNO3 dư v{o dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Nếu cô cạn X thu được 18 gam hỗn hợp rắn khan.
Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị của m là?
Câu 25. Cho 38,55 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, ZnO và Fe(NO3)2 tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 0,725 mol H2SO4
loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra ho{n to{n, thu được dung dịch Y chỉ chứa 96,55 gam muối sunfat trung hòa và 3,92
lít (đktc) khí Z gồm hai khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Biết tỉ khối của Z so với H2 là 9. Phần trăm số
mol của Mg trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị n{o sau đ}y?
A. 25.
B. 15.
C. 40.
D. 30.


Câu 26. Hòa tan hoàn toàn 14,88 gam hỗn hợp X chứa Mg, Fe, MgO, Fe3O4 trong dung dịch chứa 0,03 mol HNO3 và 0,64
mol HCl thu được dung dịch Y chỉ chứa m gam muối v{ 0,784 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO và H2. Nếu cho KOH dư
vào Y thấy có 21,91 gam kết tủa xuất hiện. Giá trị của m là
A. 34,1
B. 28,2
C. 32,3
D. 26,8
Câu 27. Hòa tan hết 14,76 gam hỗn hợp gồm Na và Na2O vào dung dịch chứa 0,48 mol HCl và a mol NaNO3, thu được
dung dịch X và hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He là 2,55. Cô cạn dung dịch X thu được 55,68 gam rắn khan. Dẫn toàn
bộ Y qua ống sứ chứa một ít bột Fe làm xúc t|c, nung nóng thu được 1,344 lít (đktc) khí Z duy nhất có khả năng l{m quì
tím ẩm hóa xanh. Biết các phản ứng đều đạt hiệu suất 100%. Giá trị của a gần nhất với
A. 0,1
B. 0,2
C. 0,3
D. 0,4
Câu 28. Hòa tan hoàn toàn 29,68 gam hỗn hợp X gồm Cu, Fe và Fe3O4 bằng lượng vừa đủ dung dịch HCl 1M và H2SO4
0,5M thu được 0,896 lít khí H2 đktc v{ dung dịch Y chứa m gam chất tan. Cho từ từ dung dịch BaCl2 đến khi kết tủa cực

đại thì dừng lại, cho tiếp AgNO3 vào sau phản ứng thu được 211,02 gam kết tủa. Mặt kh|c cho cùng lượng X trên tác
dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng lấy dư thu được 8,736 lít NO2 (đktc). Gi| trị gần nhất của m là
A. 55,8
B. 59,9
C. 52,2
D. 62,3
Câu 29. Đốt cháy 16,96 gam hỗn hợp gồm Fe và Mg trong oxi một thời gian thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hết X
trong 242 gam dung dịch HNO3 31,5% thu được dung dịch Y v{ 1,792 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2O và NO có tỉ khối
hơi so với He là 10,125. Cô cạn Y đem nung đến khối lượng không đổi thấy khối lượng chất rắn giảm 56,6 gam. Mặt
kh|c, cho NaOH dư v{o dung dịch Y, lấy kết tua nung ngoai khong kh đến khối lượng không đổi thu được 25,6 gam
chất rắn khan. Nồng độ phần tram cua Fe(NO3)3 trong Y gần nhất với
A. 10%
B. 13%
C. 15%
D. 16%
Câu 30. Nung nóng 24,04 gam hỗn hợp A gồm FeO, Fe(NO3)2 và Fe trong bình kín (không có không khí). Sau khi các
phản ứng xảy ra ho{n to{n, thu được hỗn hợp X chỉ gồm các oxit và 0,14 mol NO2. Cho X vào dung dịch chứa NaNO3 và
0,36 mol H2SO4 thu được dung dịch chỉ chứa các muối và 0,05 mol NO. Mặt khác, cho 24,04 gam A phản ứng vừa đủ với
dung dịch HNO3 20,16% thì thu được dung dịch Y và 0,1 mol NO. Nồng độ phần trăm của Fe(NO3)3 trong Y gần nhất với
A. 22%
B. 33%
C. 45%
D. 55%
Phần 5
Câu 1. Hòa tan hết hỗn hợp rắn X gồm Al, Fe(NO3)2, Fe vào dung dịch chứa 0,5 mol HCl và 0,03 mol NaNO3, thu được
dung dịch Y chỉ chứa 25,13 gam các muối (không chứa ion Fe3+) và thoát ra 0,05 mol hỗn hợp khí T có tỉ khối so với H2
bằng 10,6 (trong T có chứa 0,02 mol H2). Dung dịch Y phản ứng tối đa với 0,58 mol NaOH (không có không khí). Phần
trăm khối lượng Fe đơn chất có trong X là
A. 19,02%
B. 25,43%

C. 16.09%
D. 26,09%
Câu 2. Hòa tan 17,32 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe3O4 và Fe(NO3)2 cần vừa đúng dung dịch hỗn hợp gồm 1,04 mol HCl và
0,08 mol HNO3, đun nhẹ thu được dung dịch Y và 2,24 lít hỗn hợp khí Z (đktc) có tỉ khối hơi đối với H2 là 10,8 gồm hai
khí không m{u trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Cho dung dịch Y tác dụng với một lượng dung dịch AgNO3
vừa đủ thu được m gam kết tủa và dung dịch T. Cho dung dịch T tác dụng với một lượng dư dung dịch NaOH, lọc kết
tủa nung đến đến khối lượng không đổi thu được 20,8 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 150,32.
B. 151,40.
C. 152,48.
D. 153,56.
Câu 3. Hòa tan 29,52 gam hỗn hợp rắn gồm FeSO4 và Cu(NO3)2 v{o nước thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch
HCl vào dung dịch X, đun nóng đến khi thấy khí NO ngừng thoát ra thì dừng lại, thu được dung dịch Y. Dung dịch Y hòa
tan tối đa m gam Cu, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Z chứa 2 loại cation có số mol bằng nhau. Cô cạn dung dịch
Z thu được lượng muối khan là (biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5)
A. 36,56 gam
B. 22,96 gam
C. 24,88 gam
D. 32,64 gam
Câu 4. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Zn, Fe3O4 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa 1,12 mol HCl và 0,08 mol
NaNO3. Sau phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa muối clorua và 2,24 lít hỗn hợp khí Z (đktc) có tỉ khối hơi đối với
H2 là 10,8 gồm hai khí không m{u trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Nếu cũng cho dung dịch Y tác dụng với
một lượng dư dung dịch NaOH, lọc lấy kết tủa và nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 4,8 gam
chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Số mol của Fe(NO3)2 có trong m gam X là?
A. 0,03
B. 0,04
C. 0,05
D. 0,02



Câu 5. Cho 3,9 gam hỗn hợp M gồm hai kim loại X và Y có giái trị không đổi lần lượt là II và III vào dung dịch H2SO4
lo~ng (dư) sau khi c|c phản ứng xảy ra ho{n to{n thu được dung dịch A và 4,48 lít khí H2(đktc). Nếu cho 3,9 gam hỗn
hợp M trên tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch HNO3 1M, sau phản ứng thu được 0,84 lít khí B duy nhất (đktc) v{ dung
dịch C. Cô cạn cẩn thận dung dịch C được 29,7 gam muối khan. Tìm công thức phân tử của B và tính giá trị của V?
Câu 6. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa Cu, Mg, Fe3O4 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa 0,61 mol HCl thu
được dung dịch Y chứa (m+16,195) gam hỗn hợp muối không chứa ion Fe3+ và 1,904 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm H2
và NO với tổng khối lượng l{ 1,57 gam. Cho NaOH dư v{o thấy xuất hiện 24,44 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của
Cu có trong X là:
A. 15,92%
B. 26,32%
C. 22,18%
D. 25,75%
Câu 7. Cho 20,04 gam hỗn hợp X gồm Mg và Cu(NO3)2 tan vừa đủ trong dung dịch hỗn hợp chứa 1,47 mol HCl và t mol
NaNO3. Sau phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa muối clorua và 0,06 mol khí N2. Biết sau phản ứng không thu
được chất rắn. Cô cạn cẩn thận Y thu được m gam muối khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần
nhất với giá trị n{o sau đ}y?
A. 65,1
B. 82,5
C. 72,6
D. 72,9
Câu 8. Hòa tan 25,53 gam hỗn hợp X gồm Al, Al2O3 và Fe2O3 vào dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y và 3,024 lít khí
(đktc). Cô cạn dung dịch Y thu được 59,04 gam muối khan. Mặt khác cho 25,53 gam X tác dụng với NaOH dư thu được
4,704 lít khí( đktc). Nếu hòa tan hoàn toàn 25,53 gam X vào dung dịch HNO3 lo~ng dư thu được khí NO (sản phẩm khử
duy nhất) và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch z thu được m gam muối khan. Giá trị m là.
A. 100,68
B. 98,55
C. 69,51
D. 93,25
Câu 9. Để hòa tan hết 38,36 gam hỗn hợp gồm Mg, Fe3O4, Fe(NO3)2 cần 0,87 mol H2SO4 loãng, sau khi các phản ứng xảy
ra ho{n to{n thu được 111,46 gam muối sunfat trung hòa và 5,6 lit khí (dktc) hỗn hợp khí X gồm 2 khí, tỷ khối hơi của

X so với H2 là 3,8 (biết có một khí không màu hóa nâu trong không khí). Khối lượng Mg trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 6,6
B. 12,0
C. 9,6
D. 10,8
Câu 10. Hòa tan 17,73 gam hỗn hợp rắn X gồm Al, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, Cu(NO3)2 trong dung dịch chứa 0,74 mol HCl,
kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối v{ 3,36 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm hai khí không màu,
trong đó có một khí hóa nâu. Tỉ khối của Z so với He là 6,1. Cho dung dịch NaOH dư v{o Y, thấy lượng NaOH phản ứng
là 37,2 gam. Nếu cho 17,73 gam hỗn hợp rắn trên v{o lượng nước dư, còn lại x gam chất rắn không tan. Giá trị của x
gần nhất với giá trị n{o sau đ}y?
A. 12
B. 6
C. 8
D. 10
Câu 11. Nung m gam hỗn hợp T gồm FeO, Fe(OH)2, FeCO3, Fe(NO3)2 (4x mol) và Mg (x mol) trong bình kín có chứa
2,24 lít khí O2. Sau khi phản ứng xảy ra ho{n to{n, thu được 84 gam hỗn hợp rắn X gồm MgO, Fe2O3 và hỗn hợp Y gồm
3 khí v{ hơi. Cho m gam T t|c dụng với dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch C và 8,96 lít hỗn hợp khí gồm NO và
CO2. Cho C tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 2,825 mol NaOH, thu được 0,56 lít khí duy nhất. Phần trăm số mol của
FeCO3 trong T là
A. 17,17%
B. 18,18%
C. 19,19%
D. 20,20%
Câu 12. Hỗn hợp A gồm Fe(NO3)3, Al, Cu, MgCO3. Hòa tan 28,4 gam A bằng dung dịch H2SO4 được dung dịch B chỉ chứa
65,48 gam muối và V lít hỗn hợp Z (đktc) gồm NO, N2O, N2 và H2 (trong đó có 0,02 mol H2) có tỉ khối với H2 là 16. Cho B
tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 123,49 gam kết tủa. Mặt khác nếu cho từ từ dung dịch NaOH vào B thì
lượng kết tủa cực đại thu được là 31,92 gam. Giá trị của V là:
A. 3,36
B. 4,48
C. 5,6

D. 6,72
Câu 13. Hỗn hợp X gồm a mol Fe2O3, a mol Fe3O4 và 1,5a mol Cu. Hòa tan hỗn hợp X trong dung dịch HCl vừa đủ thu
được dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch NaOH dư sau đó lấy kết tủa nung trong không khí đến khối
lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được (m + 249,73)
gam kết tủa. Cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được V lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá
trị của V là
A. 4,18
B. 3,88
C. 3,29
D. 4,63
Câu 14. Hòa tan 29,52 gam hỗn hợp rắn gồm FeSO4 và Cu(NO3)2 v{o nước thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch
HCl vào dung dịch X, đun nóng đến khi thấy khí NO ngừng thoát ra thì dừng lại, thu được dung dịch Y. Dung dịch Y hòa


tan tối đa m gam Cu, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Z chứa 2 loại cation có số mol bằng nhau. Cô cạn dung dịch
Z thu được lượng muối khan là (biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5)
A. 36,56 gam
B. 22,96 gam
C. 24,88 gam
D. 32,64 gam
Câu 15. Hòa tan hết m gam kim loại M cần dùng 136 gam dung dịch HNO3 31,5%. Sau khi kết thúc phản ứng thu được
dung dịch X và 0,12 mol khí NO duy nhất. Cô cạn dung dịch X thu được (2,5m + 8,49) gam muối khan. Kim loại M là.
A. Ca
B. Mg
C. Zn
D. Cu
Câu 16. Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu có tỷ lệ mol tương ứng là nFe : nCu = 2 : 7 vào dung dịch HNO3, sau phản
ứng thấy có 0,75m gam chất rắn và thoát ra 1,1648 lít khí NO (ở đktc). Thêm tiếp vào hỗn hợp sau phản ứng 402 ml
dung dịch HCl 1M, để phản ứng xảy ra ho{n to{n thì thu được dung dịch Y. Thêm tiếp 470 ml dung dịch AgNO3 1M vào
dung dịch Y thì thu được chất rắn có khối lượng là

A. 65,031
B. 64,599
C. 70,567
D. 63,627
Câu 17. Nhiệt phân m gam hỗn hợp A gồm Fe(NO3)3, Cu(NO3)2, Mg trong bình kín sau một thời gian thu được 55,6 gam
rắn B và 5,6 lít một khí duy nhất (đktc). Hòa tan ho{n to{n B v{o dung dịch C chứa 1,6 mol HCl thu được dung dịch D
và 5,152 lít hỗn hợp khí E gồm NO và NO2 (đktc) có tỉ khối so với H2 là 385/23. Dung dịch D hòa tan tối đa được 6,72
gam Cu thấy thoát ra khí NO duy nhất v{ thu được dung dịch F chứa 98,74 gam muối. Phần trăm khối lượng Mg gần
nhất với
A. 18%.
B. 17%.
C. 16%.
D. 15%
Câu 18. X là hỗn hợp gồm Mg v{ MgO (trong đó Mg chiếm 60% khối lượng). Y là dung dịch gồm H2SO4 và NaNO3. Cho 6
gam X tan ho{n to{n v{o Y, thu được dung dịch Z (chỉ chứa ba muối trung hòa) và hỗn hợp hai khí (gồm khí T và 0,04
mol H2). Cho dung dịch BaCl2 dư v{o Z, thu được 55,92 gam kết tủa. Biết Z có khả năng t|c dụng vừa đủ với dung dịch
chứa 0,44 mol NaOH. Khí T là
A. NO.
B. N2.
C. NO2.
D. N2O.
Câu 19. Hoa tan 24,91 gam hỗn hợp X gom Fe3O4, ZnCO3, Al trong dung dịch chưa KHSO4 va HNO3 (0,54 mol) thu đươc
dung dịch Y va hon hơp kh Z gồm CO2, NO2, NO với tỉ lệ mol tương ứng la 4 : 5 : 6. Neu cho 10 gam Cu vao dung dịch Y
thay thoat ra 1,568 l t NO2 đồng thời thu được dung dịch T va 0,08 gam chất rắn không tan. Cho tiep dung dịch
Ba(OH)2 dư vao T thu đươc 190,57 gam ket tua. Biết Y khong chưa muối NH4+. Khối lượng của Al có trong X là?
Câu 20. Hòa tan hoàn toàn 21,5 gam hỗn hợp X gồm Al, Zn, FeO, Cu(NO3)2 cần dùng hết 430 ml dung dịch H2SO4 1M
thu được hỗn hợp khí Y (đktc) gồm 0,06 mol NO; 0,13 mol H2; đồng thời thu được dung dịch Z chỉ chứa các muối
sunfat trung hòa. Cô cạn dung dịch Z thu được 56,9 gam muối khan. Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp X có
giá trị gần giá trị nào nhất?
A. 25,5%

B. 18,5%
C. 20,5%
D. 22,5%
Câu 21. Hỗn hợp X gồm 2 oxit sắt. Dẫn từ từ khí H2 đi qua m gam X đựng trong ống xứ đ~ nung nóng đến nhiệt độ thích
hợp, thu được 2,07 gam nước và 8,48 gam hỗn hợp Y gồm 2 chất rắn. Hòa tan Y trong 200ml dung dịch H2SO4 1M thu
được dung dịch Z và 1,792 lít khí H2. Cho Z tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa T, cho tiếp xúc với không
khí để chuyển T hoàn toàn thành chất rắn G, khối lượng của T và G khác nhau 1,36 gam. Tỷ lệ mol các ion Fe2+ và Fe3+
trong dung dịch Z là.
A. 3 : 4
B. 4 : 3
C. 8 : 5
D. 1 : 2
Câu 22. Hoa tan 24,91 gam hỗn hợp X gom Fe3O4, ZnCO3, Al trong dung dịch chưa KHSO4 va HNO3 (0,54 mol) thu đươc
dung dịch Y va hon hơp kh Z gồm CO2, NO2, NO với tỉ lệ mol tương ứng la 4 : 5 : 6. Neu cho 10 gam Cu vao dung dịch Y
thay thoat ra 1,568 l t NO2 đồng thời thu được dung dịch T va 0,08 gam chất rắn khong tan. Cho tiep dung dịch
Ba(OH)2 dư vao T thu đươc 190,57 gam ket tua. Biết Y khong chưa muối NH4+. Khối lượng của Al có trong X là?
Câu 23. Hỗn hợp X gồm Al, Al2O3, Fe và các oxit của sắt trong đó O chiếm 18,49% về khối lượng. Hòa tan hết 12,98 gam
X cần vừa đủ 627,5 ml dung dịch HNO3 1M thu được dung dịch Y và 0,448 lít hỗn hợp Z (đktc) gồm NO và N2 có tỉ lệ
mol tương ứng l{ 1:1. L{m bay hơi dung dịch Y thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 60,272. B. 51,242. C. 46,888.
D. 62,124.
Câu 24. Trộn 10,17 gam hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2 và Al với 4,64 gam FeCO3 được hỗn hợp Y. Cho Y v{o lượng vừa đủ
dung dịch chứa 0,56 mol KHSO4 được dung dịch Z chứa 83,41 gam muối sunfat trung hòa và m gam hỗn hợp khí T
trong đó có chứa 0,01 mol H2. Thêm NaOH v{o Z đến khi toàn bộ muối sắt chuyển hết th{nh hiđroxit v{ ngừng khí


thoát ra thì cần 0,57 mol NaOH, lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 11,5 gam chất
rắn. Giá trị của m là:
A. 3,42
B. 2,52

C. 2,70
D. 3,22
Câu 25. Hòa tan m gam hỗn hợp rắn gồm Fe(NO3)3, Cu và Fe3O4 trong dung dịch chứa 0,52 mol H2SO4 thu được dung
dịch X chỉ chứa muối sunfat và 4,032 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Dung dịch X hòa tan tối đa 5,12 gam Cu
(không thấy khí thoát ra). Giá trị m là
A. 40,44.
B. 44,40.
C. 38,54.
D. 42,56.
Câu 26. Cho 42,24 gam hỗn hơp X gom Fe3O4, FeCO3 và Fe(OH)2 vào dung dịch HCl loang dư, thu đươc a mol kh CO2 và
dung dịch có chứa 45,72 gam FeCl2. Mặt khác hòa tan hết 42,24 gam X trên trong dung dịch chứa Fe(NO3)3 và 1,6 mol
HCl, kết thuc phan ứng thu đươc dung dịch Y. Dung dịch Y hòa tan tối đa 17,36 gam bột Fe, thay thoat ra hỗn hơp kh .
Nếu cho 800 ml dung dịch NaOH 2M vao Y, thu đươc 51,36 gam hiđroxit sắt (III) duy nhat. Biết rang kh NO la san
phẩm khử duy nhat của NO3- trong ca qua tr nh. Giá trị của a là
A. 0,12
B. 0,18
C. 0,16
D. 0,10
Câu 27. Hòa tan hoàn toàn 1,44 gam Mg cần V lit dung dịch hỗn hợp NaHSO4 2M và NaNO3 0,3M thu được dung dịch A
chứa m gam chất tan ; hỗn hợp 2 khí không màu hóa nâu trong không khí có tỉ khối so với heli là 31/6. Giá trị của V, m
là:
A. 0,1 và 27,06
B. 0,1 và 25,98
C. 0,075 và 27,96
D. 0,075 và 27,06
Câu 28. Hòa tan hoàn toàn 5,22 gam hỗn hợp bột gồm Mg, MgO, Mg(OH)2, MgCO3, Mg(NO3)2 bằng một lượng vừa đủ
dung dịch chứa 0,26 mol HNO3 thu được dung dịch X và 0,448 lít hỗn hợp khí (N2O và CO2). Dung dịch X phản ứng vừa
đủ với 250 ml dung dịch NaOH 1M thu được 6,96 gam kết tủa trắng. Tính phần trăm theo khối lượng của Mg(OH)2
trong hỗn hợp ban đầu là?
A. 11,11%

B. 22,22%
C. 33.33%
D. 44,44%
Câu 29. Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe3O4, Zn vào dung dịch chứa đồng thời HNO3 và 1,726 mol HCl, sau khi
các phản ứng xảy ra ho{n to{n thu được dung dịch Y chỉ chứa 95,105 gam các muối clorua và 0,062 mol hỗn hợp 2 khí
N2O, NO (tổng khối lượng hỗn hợp khí là 2,308 gam). Nếu đem dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu
được 254,161 gam kết tủa. Còn nếu đem dung dịch Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được 54,554 gam kết
tủa. Giá trị m gần nhất với giá trị n{o sau đ}y?
A. 46,0.
B. 56,7.
C. 38,0.
D. 43,0.
Câu 30. Nung hỗn hợp gồm a mol KNO3 và b mol FeCO3 trong bình kín không chứa không khí, sau khi các phản ứng xảy
ra ho{n to{n thu được hỗn hợp X gồm 2 chất rắn và hỗn hợp Y gồm 2 khí, tỉ khối của Y so với hiđro l{ 20,8. Biểu thức
liên hệ giữa a và b là
A. 3a = 2b. B. 2a = b. C. a = b. D. a = 2b.
Phần 6
Câu 1. Hòa tan hoàn toàn 5,22 gam hỗn hợp bột gồm Mg, MgO, Mg(OH)2, MgCO3, Mg(NO3)2 bằng một lượng vừa đủ
dung dịch chứa 0,26 mol HNO3 thu được dung dịch X và 0,448 lít hỗn hợp khí (N2O và CO2). Dung dịch X phản ứng vừa
đủ với 250 ml dung dịch NaOH 1M thu được 6,96 gam kết tủa trắng. Tính phần trăm theo khối lượng của Mg(OH)2
trong hỗn hợp ban đầu là?
A. 11,11%
B. 22,22%
C. 33.33%
D. 44,44%
Câu 2. Nhiệt phân 5,99 gam hỗn hợp gồm Al, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)3 (%O = 34,725%) sau một thời gian thu được rắn X
và 0,672 lít hỗn hợp khí. Hòa tan hoàn toàn X bằng một lượng dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y (không có
NH4+) và 0,448 lít hỗn hợp khí H2 và NO có tỉ khối so với He là 4. Dung dịch Y phản ứng vừa đủ với 0,2 mol AgNO3 thu
được m gam kết tủa và giải phóng 0,224 lít khí NO duy nhất. Giá trị m là?
Câu 3. Hoà tan hết m gam hỗn hợp chứa Mg, MgCO3 và FeCO3 trong dung dịch HCl lo~ng dư thu được hỗn hợp khí X và

dung dịch chứa các chất tan có cùng nồng độ mol. Mặt kh|c đun nóng m gam hỗn hợp trên cần dùng dung dịch chứa
1,02 mol HNO3, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm 2 khí có tỉ khối so với H2
bằng 22. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được (2m + 17,8) gam muối khan. Giá trị của m là
A. 54,00 gam
B. 30,50 gam
C. 27,00 gam
D. 35,15 gam


Câu 4. Cho 29,2 gam hỗn hợp X gồm Al, Cu, Al2O3, CuO vào dung dịch HCl dư, thu được 5,6 lít H2 (đktc), chất rắn Y và
dung dịch Z chỉ chứa hai chất tan. Cho toàn bộ Y vào dung dịch HNO3 dư, thu được 8,96 lít NO2 (đktc, sản phẩm khử
duy nhất). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Số mol HCl đ~ phản ứng là
A. 1,6.
B. 1,0.
C. 1,2.
D. 0,8.
Câu 5. Cho 12,55 gam hỗn hợp rắn X gồm FeCO3, MgCO3 và Al2O3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 và NaNO3
(trong đó tỷ lệ mol của H2SO4 và NaNO3 tương ứng l{ 19:1) thu được dung dịch Y (không chứa ion NO3-) và 2,464 lít khí
Z (đktc) gồm NO, CO2, NO2 có tỷ khối hơi so với H2 là 239/11. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch NaOH đến khi
thu được kết tủa cực đại thấy có 0,37 mol NaOH tham gia phản ứng. Mặt khác, khi cho dung dịch Y tác dụng dung dịch
NaOH dư đun nóng không thấy khí bay ra. Phần trăm về khối lượng của FeCO3 trong hỗn hợp X có giá trị gần nhất với
giá trị n{o sau đ}y?
A. 46,2 %.
B. 40,63 %.
C. 20,3 %.
D. 12,19 %
Câu 6. Hòa tan hết 15,0 gam hỗn hợp gồm Mg, Al, Al2O3 trong dung dịch chứa NaHSO4 và 0,22 mol HNO3, kết thúc phản
ứng thu được dung dịch X chỉ chứa muối trung hòa và hỗn hợp khí Y gồm N2O, N2 và 0,06 mol khí H2. Tỉ khối của Y so
vơi H2 bằng x. Cho từ dung dịch NaOH 1,6M vào dung dịch X đến khi kết tủa đạt cực đại thì đ~ dùng hết 900 ml, đồng
thời thu được 37,36 gam kết tủa. Nếu tác dụng tối đa với các chất tan có trong dung dịch X thì cần dung dịch chứa 1,8

mol NaOH. Giá trị của x là:
A. 10
B. 6
C. 12
D. 8
Câu 7. Hòa tan hết 15,84 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Al2O3 và MgCO3 trong dung dịch chứa 1,08 mol NaHSO4 và 0,32
mol HNO3, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa muối trung hòa có khối lượng 149,16 gam và 2,688 lít
(đktc) hỗn hợp khí Z gồm 2 khí có tỉ số khối với He bằng 11. Cho dung dịch NaOH đến dư v{o dung dịch Y, lấy kết tủa
nung ngo{i không khí đến khối lượng không đổi, thu được 13,6 gam chất rắn khan. Phần trăm khối lượng của Al đơn
chất có trong hỗn hợp X là:
A. 20,45%
B. 17,04%
C. 27,27%
D. 23,86%
Câu 8. Nhúng lá sắt vào 150 ml dung dịch chứa CuCl2 1M và HCl 2M. Sau một thời gian thu được 2,24 lit H2 (đktc) v{ l|
sắt lấy ra có khối lượng thay đổi 5,2 gam so với ban đầu. Thêm tiếp 2,125 gam NaNO3 vào dung dịch X kết thúc phản
ứng thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m gần nhất là
A. 32,5
B. 37
C. 36,5
D. 17
Câu 9. Hòa tan hết hỗn hợp chứa 6,72 gam Mg và 9,28 gam FeCO3 trong dung dịch chứa NaNO3 và 0,44 mol H2SO4, kết
thúc phản ứng thu được dung dịch X chứa các muối trung hòa, trong đó nồng độ phần trăm (C%) của muối Fe (III) là
4% v{ 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm CO2, NO, H2. Tỉ khối của Y so với He bằng 6,1. Nồng độ phần trăm (C%) của
muối amoni trong dung dịch X là.
A. 0,99%
B. 1,32%
C. 0,80%
D. 1,60%
Câu 10. Cho 58,2 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Cu tác dụng với dung dịch HNO3 35%, sau phản úng xảy ra

ho{n to{n thu được dung dịch Y chỉ chứa 186,5 gam muối và hỗn hợp khí Z. Cho dung dịch chứa 95 gam NaOH vào Y
lọc bỏ kết tủa, đem phần nước lọc cô cạn rồi nung nóng đến khối lượng không đổi thu được 160,25 gam chất rắn T.
Thành phần phần trăm khối lượng oxi trong X là
A. 26,36%
B. 17,42%
C. 19,24%
D. 23,24%
Câu 11. Hòa tan hết 12,48 gam hỗn hợp gồm Fe và các oxit sắt trong 1,48 lít dung dịch HNO3 0,5M (dư), thu được
1,792 lít NO (đktc) v{ dung dịch Y. Dung dịch Y hòa tan tối đa x gam Cu. Biết khí NO là sản phẩm khử duy nhất của các
quá trình và các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của x là
A. 8,64 gam
B. 15,84 gam
C. 10,08 gam
D. 2,88 gam
Câu 12. Hỗn hợp X gồm Fe, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3. Cho m gam X vào bình chân không rồi nung bình ở nhiệt độ cao để
phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 75,2 gam chất rắn Y gồm các oxit. Hoà tan hết Y trong dung dịch H2SO4 loãng vừa
đủ thu được dung dịch Z. Thêm tiếp 12 gam Mg vào Z, sau khi các phản ứng hoàn toàn thì thu được 16,8 gam chất rắn.
Giá trị của m là.
A. 130.4
B. 134.2
C. 121.2
D. 125.8
Câu 13. Hòa tan hoàn toàn a mol Al vào dung dịch HNO3 (loãng, vừa đủ), thu được b mol khí N2 duy nhất và dung dịch
Y chứa (27a + 39,6) gam muối. Nếu cho dung dịch NaOH dư v{o Y thì có 0,83 mol NaOH tham gia phản ứng. Giá trị của
(a + b) là


A. 0,236.
B. 0,215.
C. 0,225.

D. 0,228.
Câu 14. Đốt m gam hỗn hợp X gồm Fe, Cu, Mg, Zn trong oxi thu được 29,70 gam hỗn hợp chất rắn Y. Hòa tan hết Y bằng
dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được 17,92 lít khí NO2 (đktc). Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch H2SO4
đặc, nóng, dư thu được dung dịch Z chứa 84,10 gam muối và khí SO2. Biết rằng NO2 và SO2 là các sản phẩm khử duy
nhất của HNO3 và H2SO4. Giá trị của m là
A. 23,30.
B. 20,10.
C. 20,90.
D. 26,50.
Câu 15. Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Mg, FeCl2 và MgO vào 200 gam dung dịch HCl 29,93% và KNO3
15,15% thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối clorua và 7,6 gam hỗn hợp khí N2O, NO, N2. Nếu thêm dung dịch NaOH
dư v{o Y thấy thoát ra 0,448 lít khí duy nhất. Biết Y hoà tan tối đa 3,2 gam Cu. Khối lượng MgCl2 trong Y gần nhất với:
A. 48
B. 52
C. 55
D. 58
Câu 16. Hòa tan hết 14,76 gam hỗn hợp gồm Mg, Al, MgCO3, Al(NO3)3 trong dung dịch chứa 0,05 mol HNO3 và 0,45
mol H2SO4, sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch X chỉ chứa các muối trung hòa và hỗn hợp khí Y gồm CO2, N2,
N2O, H2 (0,08 mol), dY/He = 135/29. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thấy lượng NaOH phản ứng là
40 gam, thu được 16,53 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng N2 trong Y là:
A. 20,74%.
B. 25,93%.
C. 15,56%.
D. 31,11%.
Câu 17. Hỗn hợp rắn X gồm FeS, FeS2, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Hòa tan hết 31,76 gam X vào dung dịch chứa 1,51 mol HNO3,
sau phản ứng thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z chỉ chứa các sản phẩm khử của nitơ (% khối lượng của oxi trong
Z là 60,7595%). Cô cạn dung dịch Y thì thu được 77,42 gam hỗn hợp muối khan. Mặt khác nếu cho Ba(OH)2 dư v{o
dung dịch Y, lấy kết tủa thu được đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được 88,58 gam chất rắn
khan. Dung dịch Y ho{n tan được hết m gam Cu thì thu được dung dịch T. Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn
dung dịch T gần nhất với giá trị n{o sau đ}y

A. 95.
B. 92.
C. 89
D. 98
Câu 18. X là hỗn hợp chứa 0,1 mol Fe, 0,1 mol Cu, 0,05 mol Fe3O4. Để hòa tan hết hỗn hợp X trên cần dùng ít nhất V lít
dung dịch loãng chứa hỗn hợp H2SO4 1,6M và KNO3 0,25M. (NO sản phẩm khử duy nhất). Tính V
A. 0,4
B. 0,5
C. 0,25
D. 0,3
Câu 19. Cho hỗn hợp gồm m gam bột Cu và 4,64 gam Fe3O4 vào dung dịch HCl lo~ng dư thấy tan ho{n to{n thu được
dung dịch X. Để oxi hóa hết Fe2+ có trong dung dịch X cần dùng 0,018 mol khí Cl2. Giá trị của m là
A. 0,640
B. 0,320
C. 0,512
D. 0,256
Câu 20. Hòa tan hết 22,88 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe3O4, Mg(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,84 mol HCl, thu được dung
dịch Y và 0,15 mol hỗn hợp khí T gồm NO, NO2, N2O, H2 (0,03 mol) có tỉ khối so với He là 9. Cho Y phản ứng với 38 gam
NaOH đun nhẹ, sau các phản ứng thu được dung dịch chỉ chứa 2 muối của natri và 16,83 gam kết tủa, đồng thời thoát
ra 0,01 mol khí. Mặt khác, cho Y tác dụng hết với dung dịch AgNO3 dư thu được khí NO duy nhất và 124,32 gam kết tủa.
Phần tram số mol của NO trong T là
A. 4,67%.
B. 5,33%.
C. 3,33%.
D. 6,67%
Câu 21. Hòa tan hoàn toàn 18,68 gam hỗn hợp X gồm Mg, MgCO3, Fe, FeCO3, Fe3O4 (Trong đó nguyên tố Mg chiếm
3,854% về khối lượng) bằng m gam dung dịch HNO3 47,25% (đun nóng), thu được dung dịch Y (chỉ gồm các muối
nitrat của ion kim loại) v{ 1,96 lít (đktc) khí Z gồm 3 khí không màu A, B, C (MA < MB < MC; tỉ lệ mol nA : nB : nC = 1 : 4 :
20). Cho lượng dư dung dịch AgNO3 v{o Y đến khi phản ứng ho{n to{n thu được 13,284 gam kết tủa. Giá trị của m gần
với số n{o sau đ}y:

A. 50
B. 74
C. 64
D. 71
Câu 22. Hòa tan hết 34,24 gam hỗn hợp X gồm FeCO3, Fe3O4 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa NaNO3 và NaHSO4, kết
thúc phản ứng thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z gồm CO2 và NO (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 3). Dung dịch Y hòa tan
tối đa 10,92 gam bột Fe, thấy thoát ra 672 ml khí NO duy nhất (đktc). Nếu cho dung dịch Ba(OH)2 dư v{o Y thu được
237,14 gam kết tủa. Biết khí NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3- trong cả quá trình. Phần trăm khối lượng của Fe3O4
trong hỗn hợp X là:
A. 33,88%
B. 40,65%
C. 27,10%
D. 54,12%
Câu 23. Hòa tan 10,4 gam hỗn hợp Cu và CuO vào 63 gam dung dịch HNO3 50% thu được dung dịch X và V lít khí. Cho
X tác dụng hết với 250 ml dung dịch NaOH 2M, thu được 14,7 gam kết tủa và dung dịch Y. Cô cạn Y thu được chất rắn Z.
Nung Z đến khối lượng không đổi, thu được 31,6 gam chất rắn. Giá trị V là?


Câu 24. Hòa tan 54,24 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe3O4, MgCO3 và Fe(NO3)2 (trong đó oxi chiếm 31,858% về khối lượng
hỗn hợp) vào dung dịch chứa 0,04 mol NaNO3 và 2,24 mol HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra ho{n to{n, thu được dung
dịch Y và 0,16 mol hỗn hợp khí Z gồm 2 khí có tỉ khối so với He bằng 11. Cho dung dịch AgNO3 dư v{o dung dịch Y, kết
thúc phản ứng, thấy thoát ra 0,02 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất); đồng thời thu được 334,4 gam kết tủa. Nếu cô
cạn dung dịch Y thu được 111,44 gam muối. Phần trăm khối lượng Fe3O4 trong hỗn hợp X là
A. 25,66%.
B. 24,65%.
C. 34,56%.
D. 27,04%.
Câu 25. Cho hỗn hợp A có khối lượng 111,4 gam gồm Fe(NO3)2, FeCO3, Fe3O4 và kim loại T (số mol của T gấp 14 lần số
mol Fe3O4) tan hoàn toàn trong dung dịch NaHSO4 vừa đủ thu được dung dịch G chỉ chứa bốn ion (không kể sự phân li
của nước) v{ tho|t ra 17,92 lít (đktc) hỗn hợp khí B gồm 3 khí không màu, có một khí hóa nâu trong không khí. Nạp oxi

vừa đủ v{o B được hỗn hợp C sao cho trong C cũng có 3 khí. Dẫn toàn bộ lượng hỗn hợp khí C đi qua dung dịch
Ba(OH)2 dư thấy có khí L (đơn chất) tho|t ra, đồng thời thu được 49,25 gam kết tủa, lọc bỏ kết tủa, được dung dịch
trong suốt có chứa 61,25 gam muối. Dẫn hai khí L tho|t ra trên đi qua bột CuO nung nóng nhưng không thấy bột CuO
chuyển màu. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư v{o 1/8 dung dịch G thì được m gam kết tủa ? Giá trị của m gần nhất với giá trị
n{o sau đ}y?
A. 114,0
B. 111,5
C. 106,2
D. 116,4
Câu 26. Hoà tan hết m gam hỗn hợp X gồm Mg (0,28 mol), Fe3O4, Fe(OH)2 và Cu(OH)2 vào dung dịch chứa 1,8 mol HCl
và m gam NaNO3, thu được dung dịch Y chỉ chứa (2m + 42,82) gam muối và hỗn hợp khí Z gồm 0,04 mol N2O và 0,05
mol NO. Cho dung dịch NaOH lo~ng dư v{o Y, kết thúc các phản ứng, lọc kết tủa nung nóng trong không khí tới khối
lượng không đổi, thu được 43,2 gam rắn. Phần trăm số mol Mg trong X là:
A. 45,95%
B. 46,08%
C. 47,36%
D. 48,28%
Câu 27. Cho 102,96 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe(NO3)3, Cu tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 1,2 mol H2SO4 (loãng)
thì thu được khí NO sản phẩm khử duy nhất và dung dịch Y chỉ chứa 2 muối. Cô cạn Y thu được m gam muối khan. Giá
trị của m có thể là
A. 221,404.
B. 172,296.
C. 156,26.
D. 188,16.
Câu 28. Nung 4,39 gam hỗn hợp rắn X gồm Al, Fe(NO3)2, Fe3O4 sau phản ứng thu được hỗn hợp rắn Y chỉ gồm các kim
loại và oxit của chúng và 0,56 lít hỗn hợp khí ở đktc. Hòa tan ho{n to{n hỗn hợp Y bằng 150 ml dung dịch HCl 1M sau
phản ứng thu được dung dịch Z và bay ra 0,336 lít khí H2. Cho dung dịch AgNO3 dư v{o dung dịch Z sau phản ứng thu
được 22,065 gam kết tủa và 0,112 lít khí NO duy nhất. Phần trăm theo khối lượng của Al trong hỗn hợp X gần nhất là
A. 6,15%.
B. 12,32%.

C. 18,45%.
D. 16,44%.
Câu 29. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm a mol Fe, b mol Cu và c mol Fe(NO3)2 trong dung dịch HCl. Sau khi kết thúc
phản ứng thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chứa 2 muối. Khi lượng khí NO thoát ra là không
nhiều nhất thì biểu thức liên hệ giữa a, b, c là:
A. c = 3a – b
B. b = 3(2c – a)/2
C. a = 3c – b
D. b = 3(2c – a)
Câu 30. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm FeS2 và Fe3O4 bằng 100g dung dịch HNO3 a% vừa đủ thu được 15,344 lít hỗn
hợp khí gồm NO và NO2 có khối lượng 31,35 gam và dung dịch chỉ chứa 30,15 gam hỗn hợp muối. Giá trị của a gần nhất
với
A. 57
B. 63
C. 46
D. 43
Phần 7
Câu 1. Cho 58,35 gam hỗn hợp X gồm Al, Al2O3, Al(NO3)3 (oxi chiếm 34,962% về khối lượng) vào dung dịch chứa 3,95
mol NaHSO4 và 0,1 mol NaNO3 đến khi phản ứng ho{n to{n thu được dung dịch Y chỉ chứa muối trung hòa và 0,45 mol
hỗn hợp khí Z gồm N2O, N2 và H2. Cho Y tác dụng tối đa với 5,1 mol NaOH. Vậy phân trăm thể tích của N2O trong Z là
A. 11,11%
B. 22,22%
C. 33,33%
D. 44,44%
2+
2+
Câu 2. Dung dịch X chứa Fe (0,25 mol), Cu , Cl- và NO3-. Dung dịch Y chứa Na+ (0,08 mol), H+ và Cl-. Cho dung dịch X
vào dung dịch Y thu được dung dịch Z và 0,06 mol khí NO. Cho dung dịch AgNO3 đến dư v{o dung dịch Z, thấy thoát ra
0,02 mol khí NO; đồng thời thu được 133,1 gam kết tủa. Nếu nhúng thanh Fe vào dung dịch X thì khối lượng thanh Fe
tăng m gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn; NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 trong cả quá trình. Giá trị m là

A. 0,32
B. 0,40
C. 0,48
D. 0,24


Câu 3. Cho 4,68 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 vào bình chứa 400 ml dung dịch HCl 0,1M vừa đủ, phản ứng xong thu
được dung dịch Y và còn một phần rắn không tan. Thêm tiếp dung dịch AgNO3 đến dư v{o bình phản ứng, sau khi các
phản ứng xảy ra ho{n to{n thu được kết tủa Z. Tính khối lượng kết tủa Z.
A. 14,72 gam.
B. 12,42 gam.
C. 18,16 gam.
D. 7,36gam
Câu 4. Hòa tan hoàn toàn 29,64 gam hỗn hợp X gồm Cu, Fe, ZnO và FexOy bằng lượng vừa đủ dung dịch HCl 2a M và
H2SO4 aM thu 0,896 lít khí H2 (đktc) v{ dung dịch Y chứa m gam muối. Cho từ từ dung dịch BaCl2 đến kết tủa cực đại
dừng lại, cho tiếp AgNO3 dư v{o, sau phản ứng thu 212,1 gam kết tủa. Mặt kh|c cho lượng X tác dụng với dung dịch
HNO3 đặc nóng, dư thu 8,96 lít NO2 (đktc). Gi| trị m là?
A. 59,98
B. 65,4
C. 78,2
D. 49,6
Câu 5. Hòa tan hết 5,2 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 bằng dung dịch HCl (dùng dư 25% so với lượng cần
thiết), thu được dung dịch Y. Cho dung dịch chứa 0,24 mol AgNO3 (dư) v{o Y, tạo thành 30,86 gam kết tủa và dung dịch
Z. Cho 5,2 gam bột Zn vào Z, thu được m gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và NO là sản phẩm khử duy
nhất của N+5 trong các quá trình. Giá trị của m là
A. 4,12
B. 2,16
C. 2,72
D. 3,84
Câu 6. Cho hỗn hợp H gồm Fe2O3 và Cu tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch X chứa 40,36 gam chất

tan và một chất rắn không tan. Cho một lượng dư dung dịch AgNO3 vào dung dịch X đến khi phản ứng kết thúc thì thu
được 0,01 mol khí NO và m gam kết tủa Z. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị của m là :
A. 113,44
B. 91,84
C. 107,70 D. 110,20
Câu 7. Hòa tan hết hỗn hợp gồm Mg, Fe3O4 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa 1,44 mol HCl, kết thúc phản ứng, thu
được dung dịch X chỉ chứa các muối clorua có tổng khối lượng 75,28 gam và 3,584 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm NO và
H2 có tỉ khối so với H2 bằng 11,5. Cho dung dịch NaOH dư v{o X (không có mặt oxi), thu được 47,24 gam kết tủa. Nếu
cho dung dịch AgNO3 dư v{o X, thu được x gam kết tủa. Giá trị gần nhất của x là:
A. 220
B. 179
C. 245
D.167
Câu 8. Cho 52,54 gam hỗn hợp rắn X dạng bột gồm Zn; FeCl2; Fe(NO3)2; Fe3O4 v{ Cu (trong đó phần trăm khối lượng
của Fe chiếm 19,1854% về khối lượng) vào dung dịch chứa 1,38 mol HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu
được dung dịch Y có chứa các muối có khối lượng là 86,79 gam và hỗn hợp khí Z gồm 0,06 mol khí N2O và 0,05 mol khí
H2. Cho dung dịch AgNO3 dư v{o dung dịch Y, kết thúc phản ứng thấy thoát ra 0,03 mol khí NO (sản phẩm khử duy
nhất); đồng thời thu được 212,75 gam kết tủa. Phần trăm số mol của Zn có trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau
đ}y?
A. 32%.
B. 22%.
C. 45%.
D 31%
Câu 9. Cho 46,37 gam hỗn hợp H gồm Al, Zn, Fe3O4, CuO vào dung dịch chứa H2SO4 36,26% và HNO3 3,78%, khi các
phản ứng xảy ra ho{n to{n thu được 0,11 mol hỗn hợp khí T gồm H2, NO và dung dịch X (không chứa ion Fe3+ và ion
H+) chứa 109,93 gam các chất tan. Cho X tác dụng vừa đủ với dung dịch Ba(NO3)2, thu được dung dịch Y chứa 130,65
gam các chất tan. Cô cạn Y và nung chất rắn thu được trong không khí đến khối lượng không đổi thì được 51,65 gam
chất rắn mới. Nồng độ % của Al2(SO4)3 có trong X gần nhất với
A. 7%
B. 10%

C. 13%
D. 16%
Câu 10. Hỗn hợp H gồm Al, Al2O3 (3a mol), FexOy, CuO (7a mol). Dẫn 4,48 lít (đktc) khí CO qua 28,12 gam H, đun nóng,
sau một thời gian thu được hỗn khí X; tỉ khối của X so với H2 bằng 21,2 và hỗn hợp rắn Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào
dung dịch HNO3 dư (số mol HNO3 phản ứng là 1,55 mol), khi phản ứng kết thúc thu được 0,16 mol NO; 0,12 mol NO2;
dung dịch T chứa 99,16 gam muối. Cho toàn bộ T tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 26,56 gam kết tủa. Phần
trăm khối lượng của FexOy trong hỗn hợp H là
A. 30,73%
B. 36,50%
C. 14,47%
D. 34,23%
Câu 11. Hòa tan hết hỗn hợp gồm Mg, Al và Al(NO3)3 trong dung dịch chứa NaHSO4 và 0,06 mol NaNO3. Kết thúc phản
ứng thu được dung dịch X chứa các muối trung hòa có khối lượng 115,28 gam v{ V lít (đktc) hỗn hợp khí T gồm N2O và
H2 (tỉ lệ 1:1). Cho dung dịch NaOH dư v{ X thấy lượng NaOH phản ứng l{ 36,8 gam, đồng thời thu được 13,92 gam kết
tủa. Giá trị của V là
A. 1,344
B. 1,792.
C. 2,24.
D. 2,106.
Câu 12. Cho 15 gam bột Zn vào dung dịch hỗn hợp KNO3 và H2SO4, đun nhẹ, trong điều kiện thích hợp, đến khi phản
ứng ho{n to{n thu được dung dịch X chứa m gam muối; 1,792 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm 2 khí không m{u, trong đó


có một khí hóa nâu trong không khí và còn lại 2,65 gam chất rắn không tan. Biết tỉ khối của Y so với H2 là 11,5. Giá trị
của m là
A. 34,25.
B. 27,96.
C. 28,34.
D. 38,87.
Câu 13. Hỗn hợp X gồm Na và Al. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với nước dư thu được 8,064 lít H2 (đktc), dung dịch Y

và chất rắn không tan Z. Chất rắn Z tác dụng vừa đủ với 892,5 ml dung dịch HNO3 1M thu được hỗn hợp khí gồm NO và
N2O có tỉ khối so với hiđro l{ 16,4 v{ dung dịch T chứa 49,89 gam muối. Giá trị của m là
A. 14,94
B. 15,21
C. 15,48
D. 14,67
Câu 14. Hỗn hợp X gồm Mg, Cu và Al. Cho 19,92 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 9,856 lít H2
(đktc) v{ còn m1 gam chất rắn không tan. Cho 19,92 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 lo~ng dư thu được V
lít NO (đktc) v{ dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 97,95 gam muối khan. Cho m1 gam chất rắn không tan tác
dụng với dung dịch HNO3 lo~ng dư thu được 0,32V lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Phần trăm khối lượng Mg
trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị n{o sau đ}y?
A. 10%
B. 12%
C. 11%
D. 9%
Câu 15. Hòa tan hết 9,84 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa HNO3 18,9%, thu được dung dịch X
chỉ chứa các muối có tổng khối lượng 34,2 gam và hỗn hợp khí Y gồm 0,02 mol NO và 0,03 mol N2O. Thu toàn bộ lượng
muối trong X cho v{o bình ch}n không nung đến khối lượng không đổi thấy khối lượng chất rắn giảm 24,4 gam. Giả sử
nước bay hơi không đ|ng kể. Nồng độ phần trăm của muối Fe(NO3)3 trong dung dịch X là
A. 1,44%
B. 2,56%
C. 1,76%
D. 2,93%
Câu 16. Hòa tan hoàn toàn 13,48 gam hỗn hợp Mg, Al, Cu bằng dung dịch HNO3 vừa đủ thu được dung dịch Y chứa các
muối có khối lượng bằng 69,64 gam và 2,24 lit khí Z gồm N2 và NO có tỉ khối so với He bằng 7,2. Dung dịch Y tác dụng
tối đa với dung dịch chứa 1,02 mol NaOH. Nếu cho 13,48 gam X v{o HCl dư thu được a mol H2. Tính giá trị của a
A. 0,34
B. 0,38
C. 0,44
D. 0,36

Câu 17. Hòa tan hoàn toàn 20,94 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Fe, FeCO3, MgCO3 trong dung dịch chứa x mol HNO3 và
0,84 mol NaHSO4 thu được 6,048 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm CO2, H2, NO với tổng khối lượng 7,68 gam và dung dịch Z
chỉ chứa 112,44 gam hỗn hợp muối trung hòa. Có 4 phát biểu sau đ}y:
(a) Trong Y số mol CO2 lớn hơn tổng số mol 2 khí còn lại.
(b) Giá trị của x là 0,06 mol.
(c) Trong Z có chứa 0,03 mol ion NH4+.
(d) Số mol NO trong Y là 0,04 mol.
Tổng số phát biểu đúng l{
A. 3
B. 4
C. 1
D. 2
Câu 18. Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ thu được hỗn hợp khí X gồm CO, CO2 và H2 có tỉ khối so với H2 bằng 7,8. Dẫn
toàn bộ X qua ống sứ chứa 0,28 mol hỗn hợp Fe2O3 và FeCO3 nung nóng thu được hỗn hợp khí v{ hơi Y. Hấp thụ toàn
bộ Y vào dung dịch KOH đặc dư thấy khối lượng dung dịch tăng m gam. Hòa tan hết rắn còn lại trong ống sứ gồm Fe và
các oxit sắt có khối lượng 26,8 gam bằng dung dịch HNO3 lo~ng thu được dung dịch Z chỉ chứa 2 muối có cùng nồng độ
mol và 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5; đktc). C|c phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị gần đúng m l{
A. 8,70 gam. B. 15,75 gam. C. 11,80 gam. D. 14,55 gam.
Câu 19. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Mg, MgO, Cu, Fe3O4 trong dung dịch chứa HNO3 dư thu được dung
dịch Y chứa 127,58 gam muối v{ 3,808 lít khí NO (đktc) tho|t ra. Cho lượng vừa đủ 1,6 lít dung dịch KOH 1M vào dung
dịch Y thu được kết tủa Z. Lọc kết tủa Z nung ngo{i không khí đến khối lượng không đổi thu được 40,4 gam chất rắn T.
Phần trăm khối lượng của oxi trong hỗn hợp X có giá trị gần nhất với
A. 18%
B. 19%
C. 21%
D. 20%
Câu 20. Cho 20,96 gam hỗn hợp X gồm Mg, MgO, Mg(NO3)2 và Al tan hoàn toàn trong dung dịch chứa KHSO4 và 0,9 mol
HCl loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra ho{n to{n, thu được dung dịch Y chỉ chứa mgam hỗn hợp các muối trung hòa và
hỗn hợp 2,016 lít khí Z gồm H2, N2 và NO có tỷ lệ mol tương ứng l{ 6 : 1 : 2. Cho NaOH dư v{o Y thì thấy có 1,52 mol
NaOH phản ứng đồng thời xuất hiện 13,92 gam kết tủa. Giá trị của m là:

A. 94,16
B. 88,12
C. 82,79
D. 96,93


Câu 21. Cho m gam Al và Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa a mol H2SO4 và 0,05 mol NaNO3 thu được 65,71 gam muối và
0,06 mol hỗn hợp NO và N2. Dung dịch sau phản ứng tác dụng tối đa với 0,62 mol Ba(OH)2 thu được 119,36 gam kết
tủa. Nung kết tủa trong ch}n không thu được 117,11 gam rắn. Tính phần trăm khối lượng của Fe(NO3)2?
Câu 22. Hòa tan hết x gam hỗn hợp X gồm FeCO3, MgCO3 và Mg vào dung dịch HCl lo~ng dư thu được 1,06 mol hỗn hợp
khí. Mặt khác lấy x gam X tác dụng hết với 700 gam dung dịch HNO3 31,05% (lấy dư 25% so với phản ứng), thu được
dung dịch Y và hỗn hợp khí Z gồm CO2, NO và N2O (số mol khí CO2 bằng 1/3 lần số mol khí Z). Cô cạn dung dịch Y, thu
được 171,08 gam muối khan, lấy lượng muối n{y đem nung đến khối lượng không đổi thu được 46.4 gam chất rắn.
Tìm phần trăm khối lượng NO trong Z?
Câu 23. Cho hơi nước qua than nóng đỏ thu được hỗn hợp khí X gồm CO, H2 và CO2 có tỉ khối so với H2 bằng 7,8. Dẫn
toàn bộ hỗn hợp X qua ống sứ nung nóng chứa CuO và một oxit Fe (dùng dư) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Hỗn
hợp khí v{ hơi tho|t ra khỏi ống sứ được hấp thụ v{o bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 14,2
gam. Lấy toàn bộ rắn còn lại trong ống sứ hòa tan trong dung dịch HNO3 lo~ng dư thu được dung dịch Y v{ 5,6 lít (đktc)
hỗn hợp khí Z gồm NO và N2O có tỉ khối so với X bằng 82/39. Cô cạn dung dịch Y thu được 220,4 gam muối khan trong
đó oxi chiếm 56,624% về khối lượng. Công thức của oxit sắt là
A. Fe3O4.
B. FeO.
C. Fe2O3.
D. Fe2O3 hoặc Fe3O4.
Câu 24. Oxi hóa 24,4 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu trong không khí một thời gian thu được m gam hỗn hợp B gồm các
oxit và kim loại còn dư. Hòa tan hết B trong dung dịch HNO3 lo~ng dư thu được dung dịch X và 1,568 lít hỗn hợp khí Y
gồm NO và N2O có tỉ khối so với He bằng 8,75. Cho dung dịch NH3 dư v{o dung dịch X, lọc lấy kết tủa nung ngoài không
khí đến khối lượng không đổi được 12,0 gam rắn. Giá trị m là.
A. 30,56 gam B. 29,32 gam C. 30,40 gam D. 30,00 gam
Câu 25. Hòa tan hết m gam bột Zn vào dung dịch chứa 0,075 mol NaNO3 v{ NaOH thu được 8,4 lít (đktc) hỗn hợp X

chứa 2 khí. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp chứa 0,6m gam Mg và m gam Zn trong dung dịch HNO3 loãng (lấy dư 20% so
với phản ứng) thu được dung dịch Y và 3,36 lít khí Z duy nhất (đktc). Cô cạn dung dịch Y thu được (7m + 1,2) gam
muối khan. Số mol HNO3 đ~ dùng l{.
A. 4,536 B. 4,254 C. 4,356 D. 4,635
Câu 26. Cho dòng khí CO đi qua ống sứ chứa 0,12 mol hỗn hợp gồm FeO và Fe2O3 nung nóng, phản ứng tạo ra 0,138
mol CO2.Hỗn hợp chất rắn còn lại trong ống nặng 14,352 gam gồm 4 chất. Hòa tan hết bốn chất này vào dung dịch
HNO3 dư được V lít khí NO (spk duy nhất).Giá trị của V là?
A. 0,224 B. 0,672 C. 2,248 D. 6,854
Câu 27. Cho 43,04 gam rắn X gồm Cu và các oxit Fe vào dung dịch HCl lo~ng dư thấy có 0,96 mol HCl phản ứng; đồng
thời thu được 7,68 gam rắn không tan. Hòa tan hết 43,04 gam X bằng dung dịch HNO3 dư thấy có 1,76 mol HNO3 phản
ứng và thu được V lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm NO và N2O. Giá trị của V là.
A. 2,688 lít
B. 3,136 lít
C. 3,360 lít
D. 3,584 lít
Câu 28. Hòa tan hết 35,56 gam hỗn hợp gồm Fe, FeCO3 và FeS vào dung dịch HCl lo~ng dư thu được 8,96 lít (đktc) hỗn
hợp khí X. Mặt khác hoàn tan hết 35,56 gam hỗn hợp trên trong dung dịch HNO3 lo~ng dư thu được dung dịch Y và V lít
khí NO (sản phẩm khử duy nhất; đktc). Cho Ba(OH)2 dư v{o dung dịch Y, lọc lấy kết tủa nung ngo{i không khí đến khối
lượng không đổi được 62,29 gam rắn. Giá trị của V là.
A. 10,080 lít
B. 12,880 lít
C. 12,544 lít
D. 13,440 lít
Câu 29. Hỗn hợp X gồm Mg, Al, Al2O3 và MgCO3 (trong đó oxi chiếm 25,157% về khối lượng). Hòa tan hết 19,08 gam X
trong dung dịch chứa 1,32 mol NaHSO4 và x mol HNO3, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối
trung hòa có khối lượng 171,36 gam và hỗn hợp khí Z gồm CO2, N2O, H2. Tỉ khối của Z so với He bằng 7,5. Cho dung
dịch NaOH dư v{o Y, thu được 19,72 gam kết tủa. Giá trị của x là :
A. 0,10
B. 0,18
C. 0,16

D. 0,12
Câu 30. Hòa tan hoàn toàn 6,98 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Fe, FeCO3, MgCO3 trong dung dịch chứa x mol HNO3 và
0,28 mol NaHSO4 thu được 2,016 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm CO2, H2, NO với tổng khối lượng 2,56 gam và dung dịch Z
chỉ chứa 37,48 gam hỗn hợp muối trung hòa. Phát biểu n{o sau đ}y đúng?
A. Trong Y số mol của H2 lớn nhất.
B. Giá trị của x lớn hơn 0,03.
C. Trong Z có chứa 0,01 mol ion NH4+.


D. Số mol NO trong Y là 0,015.
Phần 8
Câu 1. Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm Mg, FeCl2 và Fe(NO3)2 cần vừa đúng 220 ml dung dịch HCl 2M, đun nhẹ thu được
dung dịch Y và 1,792 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm hai khí không m{u trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Tỉ
khối hơi của Z so với H2 là 8. Cho dung dịch Y tác dụng với một lượng dung dịch AgNO3 vừa đủ thu được 83,6 gam kết
tủa và dung dịch T. Cho từ từ đến đến dư dung dịch NaOH vào T, lọc kết tủa nung đến khối lượng không đổi thu được
13,2 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị n{o sau đ}y?
A. 15.
B. 16.
C. 17.
D. 18.
Câu 2. Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, CuO, MgO, FeO, Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 3,36
lit khí SO2 (dktc), sản phẩm khử duy nhất. Mặt kh|c đun nóng m gam X với chất khí CO dư thu được chất rắn Y và hỗn
hợp khí Z. Cho Z vào dung dịch Ca(OH)2 dư sau phản ứng xảy ra ho{n to{n thu được 35g kết tủa. Hòa tan Y trong dung
dịch HNO3 đặc nóng dư thu được V lit khí NO2 (dktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là:
A. 33,6 B. 11,2 C. 44,8 D. 22,4
Câu 3. Cho 12,56 gam hỗn hợp X gồm Mg và Mg(NO3)2 tan vừa đủ trong dung dịch Y chứa 0,98 mol HCl và x mol KNO3.
Sau phản ứng thu được dung dịch Z chỉ chứa muối clorua và 0,04 mol N2. Cô cạn cẩn thận dung dịch Z thu được m gam
muối khan. Giá trị của m là (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn):
A. 46,26 gam B. 52,12 gam C. 49,28 gam D. 42,23 gam
Câu 4. Hòa tan 22,6 gam hỗn hợp gồm Al, Cu vào V (ml) dung dịch hỗn hợp A gồm Fe(NO3)3 1,5M và HCl 6,875M thì

thu được dung dịch B chứa m(g) chất tan và thấy xuất hiện 19(g) chất rắn C, đồng thời thấy thoát ra 5,6(l) khí không
màu hóa nâu trong không khí ở đktc. Dung dịch B tác dụng tối đa với 2,07(l) dung dịch KOH 1,25M thu được 6,75(g)
kết tủa X
a. Tính %Al trong hỗn hợp đầu
b. Tính giá trị V, m
Câu 5. Hòa tan hết 12,32 gam hỗn hợp Fe và Cu có tỉ lệ mol tương ứng 2 : 1 trong dung dịch chứa 0,5 mol HCl và 0,15
mol HNO3, thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 đến dư v{o dung dịch X thu được m gam kết tủa. Biết các phản
ứng xảy ra hoàn toàn và khí NO là sản phâm khử duy nhất. Giá trị gần nhất của m là
A. 80
B. 79
C. 78
D. 77
Câu 6. Hòa tan hết 5,52 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe(NO3)2 và FeCO3 bằng 160 ml dung dịch HCl 1M. Sau phản ứng thu
được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z gồm NO và CO2. Cho dung dịch Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 sau phản
ứng thu được 24,58 gam kết tủa và có thoát ra 0,224 lít khí NO. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất. Thành phần % về
khối lượng của Fe trong X có giá trị gần nhất với:
A. 25%
B. 30%
C. 50%
D. 20%
Câu 7. Hỗn hợp X gồm Al, Al2O3, Zn, ZnO trong đó oxi chiếm 21,192% khối lượng hỗn hợp. Cho 30,2 gam hỗn hợp X tác
dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 2,24 lít hỗn hợp khí N2 ,N2O, NO (đktc) có tỉ khối so với hiđro l{ 15,6 (trong đó
số mol N2 bằng số mol N2O) và dung dịch B. Cô cạn cẩn thận dung dịch B thu được m gam muối khan. Nung muối khan
n{y trong không khí đến khối lượng không đổi 36,6 gam chất rắn khan. Giá trị gần nhất của m là :
A. 123,1
B. 120,8
C. 127,4
D. 129,6
Câu 8. Hòa tan hỗn hợp X gồm Zn, FeCO3, Ag bằng lượng dư dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí A gồm 2 chất khí có
tỷ khối đối với H2 bằng 19,2 và dung dịch B. Cho B tác dụng hết với dung dịch NaOH dư tạo kết tủa. Lọc kết tủa đem

nung ở nhiệt độ cao đến khối không đổi được 5,64g chất rắn. Khối lượng hỗn hợp X? Biết trong X số mol FeCO3 bằng số
mol Zn; mỗi chất trong X khi tác dụng với dụng với dung dịch HNO3 ở trên chỉ cho 1 sản phẩm khử.
Câu 9. Nung m gam hỗn hợp gồm Mg và Cu(NO3)2 trong điều kiện không có không khí, sau một thời gian thu được chất
rắn X v{ 10,08 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO2 và O2. Hòa tan hoàn toàn X bằng 650 ml dung dịch HCl 2M, thu được
dung dịch Y chỉ chứa 71,87 gam muối clorua và 0,05 mol hỗn hợp khí Z gồm N2 và H2. Tỉ khối của Z so với He bằng 5,7.
Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đ}y?
A. 50.
B. 55.
C. 45.
D. 60.
Câu 10. Đốt cháy m gam hỗn hợp gồm Al, Fe trong 16,128 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm Cl2 và O2, sau một thời gian thu
được (2m + 10,36) gam hỗn hợp rắn X (không có khí thoát ra). Hòa tan hết X trong 1 lít dung dịch gồm HCl 1,26 M và
NaNO3 0,15M, sau khi các phản ứng xảy ra ho{n to{n thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối clorua và thấy thoát ra


2,688 lít (đktc) khí NO duy nhất. Dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 261 ml dung dịch KMnO4 2M trong môi trường axit
H2SO4. Phần trăm của Fe trong hỗn hợp rắn ban đầu gần nhất với
A. 43%
B. 53%
C. 73%
D. 58%
Câu 11. Cho hỗn hợp rắn X gồm Mg, ZnO, Fe(NO3)2, Fe3O4 (trong đó oxi chiếm 512/19% khối lượng hỗn hợp). Cho X
tác dụng với dung dịch chứa 1 mol H2SO4 và 0,15 mol KNO3 thu được 0,15 mol NO2; 0,05 mol NO và dung dịch Y chứa
136,05 gam các muối trung hòa (không chứa ion NO3-). Cho Y tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2 thu được hỗn hợp T.
Cho hỗn hợp T tác dụng vừa đủ với dung dịch AgNO3 dư thu được 525,4 gam kết tủa (bỏ qua Ag2SO4). Tính % số mol
ZnO trong hỗn hợp.
Câu 12. Cho m gam hỗn hợp gồm Zn, Mg và Fe3O4 (oxi chiếm 25% về khối lượng hỗn hợp) vào dung dịch chứa 4,704
mol HNO3 (lấy dư 20% so với lượng phản ứng), sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch X và thấy thoát ra
3,696 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO, N2 có tỷ khối so với H2 bằng 491/33. Cô cạn dung dịch X thu được (3m + 15,13)
gam muối. Nếu cho 4,789 lít dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X, sau đó lấy kết tủa thu được nung trong không khí

đến khối lượng không đổi thu được a gam chất rắn. Giá trị của a gần nhất với
A. 98 gam B. 92 gam C. 100 gam D. 101 gam
Câu 13. Hòa tan hết 68,64 gam hỗn hợp rắn gồm Mg, FeCO3 và Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa HCl và 1,02 mol HNO3. Sau
khi kết thúc phản ứng, thu được dung dịch X và 0,32 mol hỗn hợp khí Y gồm CO2, NO và N2O. Tỉ khối của Y so với He
bằng a. Dung dịch X hòa tan tối đa 14,4 gam bột Cu, thấy thoát ra 0,03 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Nếu tác
dụng tối đa c|c chất tan có trong dung dịch X cần dùng dung dịch chứa 2,2 mol NaOH, thu được 66,36 gam kết tủa. Giá
trị gần nhất của a là
A. 9,7
B. 9,8
C. 9,6
D. 9,9
Câu 14. Hòa tan hết 31,8 gam hỗn hợp rắn X gồm Mg, Al, Al2O3 và MgCO3 trong dung dịch chứa 1,96 mol HCl, thu được
dung dịch A chỉ chứa 2 chất tan v{ 17,92 lít (đktc) hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 bằng 4,54375. Mặt khác cho 31,8
gam rắn X vào dung dịch chứa NaHSO4 và 0,25 mol HNO3. Sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y chứa các
muối trung hòa và 10,64 gam hỗn hợp khí Z gồm 5 khí không m{u, trong đó có 0,03 mol khí N2. Để tác dụng tối đa c|c
chất tan có trong dung dịch Y cần dùng dung dịch chứa 2,3 mol NaOH. Phần trăm khối lượng của khí NO có trong hỗn
hợp Z là
A. 16,8%
B. 15,2%
C. 13,7%
D. 14,1%
Câu 15. Cho 1,98 gam Mg vào 100 ml dung dịch hỗn hợp chứa Fe(NO3)3 0,2M, Cu(NO3)2 0,2M và H2SO4 0,8M. Khuấy
đều tới khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V lít khí NO (đktc), 0,64 gam chất rắn và dung dịch X. Tổng khối
lượng muối có trong X là:
A. 16,25
B. 17,25
C. 18,25
D. 19,25
Câu 16. Cho 30 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, ZnO và Fe(NO3)2 tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 0,725 mol H2SO4
loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra ho{n to{n, thu được dung dịch Y chỉ chứa 90,4 gam muối sunfat trung hòa và 3,92

lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2 và H2. Biết tỉ khối của Z so với H2 là 33/7. Phần trăm khối lượng Al trong hỗn hợp X gần
nhất với giá trị n{o sau đ}y?
A. 14,15%
B. 13%
C. 13,4%
D. 14,1%
Câu 17. Thêm dung dịch chứa m gam AgNO3 vào 200ml dung dịch hỗn hợp gồm FeCl2 xM và HCl yM. Sau phản ứng
ho{n to{n thu được dung dịch A, 28,7 gam AgCl kết tủa (chất rắn duy nhất) và 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc). Cô cạn
dung dịch A thu được 64,1 gam muối. Giá trị của x và y lần lượt là:
A. x = 1,5 và y = 2.
B. x = 1,5 và y = 2,4.
C. x = 2 và y = 2,4.
D. x = 2 và y = 2.
Câu 18. Để m gam X gồm (Al, Mg, Fe) trong không khí sau một thời gian thu được hỗn hợp Y có khối lượng là 1,1905m
gam. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch T gồm H2SO4 và HNO3 có tỷ lệ mol tương ứng l{ 1 : 0,263 thì thu được dung
dịch Z chỉ chứa muối sunfat trung hòa và 3,48 gam hỗn hợp G chỉ chứa 4 khí là sản phẩm khử của N+5. Trong G, oxi
chiếm 25% tổng số nguyên tử. Cho 850 ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào dung dịch Z thu được 235,2875 gam kết tủa và
một dung dịch H. Biết khi thổi CO2 dư v{o dung dịch H thu được kết tủa. Giá trị của m gần nhất với
A. 21,8.
B. 22,7.
C. 28,6.
D. 26,4.
Câu 19. Hỗn hợp X gồm kim loại M, Fe và FeCO3. Cho 8,98 gam X tác dụng với 500ml dụng dịch HNO3 đun nóng, thu
được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z gồm hai chất khí. Trộn Z với 2,8 lít O2 rồi cho hỗn hợp hấp thụ vào dung dịch NaOH


×