Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tran lam m3418028 luat tuc va nhung van de lien quan quy dinh thu hoi dat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.02 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SAU ĐẠI HỌC

HỌC PHẦN

PHÁP LUẬT VỀ QUY HOẠCH, BỒI THƯỜNG
VÀ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG

BÀI BÁO KHOA HỌC
LUẬT TỤC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
QUY ĐỊNH THU HỒI ĐẤT

Giảng viên giảng dạy
PGS.TS.GVCC. Phan Trung Hiền

Học viên thực hiện
Trần Lãm
MSHV: M3418028
Lớp Cao học Luật K25 (Cuối tuần)
Email:

Lớp: Cao học Luật K25

Cần Thơ, tháng 5 năm 2019

1


LUẬT TỤC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN QUY ĐỊNH THU HỒI ĐẤT
Tóm tắt
Quá trình thu hồi đất ở Việt Nam hiện nay gặp nhiều khó khăn vướng mắc,


những quy định pháp luật còn nhiều khe hở, những công cụ thực hiện còn kém hiệu
quả, đặc biệt là thu hồi đất đối với những vùng đồng bào dân tộc thiểu số là vấn đề vô
cùng “nhạy cảm”, bởi đời sống của họ gắn liền với đất đai, hơn hết họ có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau bởi những phong tục, tập quán trong đời sống sinh hoạt hằng ngày,
họ tự quản lý trật tự cộng đồng bởi những luật riêng bên cạnh pháp luật của quốc gia,
những quy tắc xử sự đó có giá trị áp dụng gần gũi với họ, chính những Luật tục của
đồng bào dân tộc thiểu số đã góp phần điều chỉnh các mối quan hệ trong cộng đồng
làng, thôn, bản,...
1. Đặt vấn đề
Những thực trạng về thu hồi đất luôn được quan tâm bởi những nhà nghiên cứu
khoa học pháp lý dưới nhiều góc độ khác nhau, mỗi vấn đề liên quan đều mang những
màu sắc mới mẻ cho những công trình nghiên cứu riêng của mỗi cá nhân. Song, hầu
hết những công trình mang tính đặc thù trong hoạt động thu hồi đất vẫn còn nhiều khe
hở, bởi nó không đòi hỏi ở việc hoàn thiện những quy định pháp luật, mà nó yêu cầu
phải có những công cụ hỗ trợ pháp luật trong quá trình thực thi, Luật tục chính là công
cụ đáp ứng yêu cầu đó đối với những trường hợp thu hồi đất tại vùng đồng bào dân tộc
thiểu số. Chính những sắc thái, bản sắc riêng của những người đồng bào dân tộc thiểu
số đã tạo nên những nét văn minh mà nhà nghiên cứu cần xem xét, những giá trị nhân
văn sâu sắc tồn tại trong đời sống của họ trong việc xử sự của con người với các yếu tố
tạo thành môi trường, trong đó có đất đai đã được gắn bó lâu đời, nó được tích lũy qua
thời gian và truyền tai nhau, từ đó đúc kết thành những Luật tục rất riêng biệt cho một
cộng đồng đồng bào dân tộc của người Êđê, M’nông, Raglai,...hay đối với người Việt
là những hương ước, quy ước của làng, thôn, ấp.
Những giá trị của nó không tồn tại dưới dạng vật chất, mà nó ẩn trong những tinh
thần mà đòi hỏi chúng ta cần phải có sự tìm hiểu nghiêm túc để vận dụng vào trong
quá trình quản lý đất đai, nó sẽ bổ trợ cho những khe hở pháp luật mà những quy phạm
pháp luật không thể lắp hoặc lắp không hoàn thiện, bởi Luật tục vừa mang tính mềm
dẻo, linh hoạt vừa mang tính nghiêm khắc, bắt buộc sẽ tạo nên sự đa dạng pháp luật,
đóng góp to lớn trong quá trình nghiên cứu cũng như áp dụng vào thực tiễn.
Trong quá trình nghiên cứu, người viết vận dụng các phương pháp diễn dịch, quy

nạp, liệt kê, so sánh và các phương pháp nhằm thể hiện khái quát về Luật tục để chỉ rõ
những mối liên quan giữa Luật tục và luật pháp, đặc biệt là trong lĩnh vực đất đai, từ
đó chỉ ra những vấn đề có thể vận dụng, hỗ trợ của Luật tục trong việc lắp những khe
hở trong quá trình thu hồi đất đối với người đồng bào dân tộc thiểu số và đưa ra những
giải pháp hoàn thiện, đóng góp vào quá trình nghiên cứu đối với lĩnh vực này.

2


2. Khái quát về Luật tục
2.1. Khái niệm Luật tục
Tùy theo từng nước, thuật ngữ dùng để chỉ luật được nhân dân các nước sử dụng,
lưu truyền trong dân gian theo các tục lệ được sử dụng khác nhau để áp dụng cho các
quan hệ xã hội phát sinh trong cộng đồng như: customary law (luật tục), folk law (luật
dân gian), indigenous law (Luật bản địa), local law (luật địa phương), living law (luật
hiện tại tồn tại trong dân gian), tribal law (luật bộ lạc), primitive law (luật sơ khởi, luật
nguyên thủy), unwitten law (luật không thành văn), native law (luật bản địa),
traditional law (luật truyền thống, luật cổ truyền)... Các thuật ngữ trên đều chỉ một
loại luật tục phân biệt với luật tục nhà nước (State law).
Tuy có nhiều cách gọi khác nhau, nhưng thuật ngữ customary law - luật tục được
sử dụng phổ biến hơn cả1
Tại Việt Nam, Luật tục tác động đến nhiều lĩnh vực đời sống của người đồng bào
dân tộc thiểu số như: hôn nhân và gia đình, sở hữu và thừa kế tài sản, đất đai, môi
trường... dựa trên những phong tục, tập quán lâu đời nhằm tạo ra các quy tắc xử sự
điều chỉnh mối quan hệ xã hội giữa các thành viên trong cộng đồng, từ đó tổ chức hiệu
quả và quản lý cộng đồng trong tộc người của buôn làng, chủ yếu là người đồng bào
dân tộc Ê Đê, M’Nông, Thái, Chăm,... đối với người Việt thì luật tục thể hiện dưới
dạng là hương ước. Luật tục không thuần túy như những phong tục, tập quán mà là
những quy ước hàng ngày của cộng động người đồng bào dân tộc thiểu số, trong đời
sống của người đồng bào dân tộc thiểu số, luật tục gắn liền với đời sống của họ, góp

phần giữ vững trật tự cộng đồng bởi tính huyết thống và dòng họ của các gia đình
trong buôn làng.
Theo Tiến sĩ Trương Tiến Hưng, “Luật tục là hệ thống quy phạm xã hội bao gồm
các quy tắc xử sự, chứa đựng những tiêu chí về đạo đức, luân lý, cách ứng xử, phong
tục, tập quán, lễ nghi, tín ngưỡng, tôn giáo được nhiều thế hệ trong cộng đồng người
có quan hệ huyết thống xây dựng và lưu truyền cho tới ngày nay, nhằm điều chỉnh các
mối quan hệ xã hội trong cộng đồng, được mọi thành viên trong cộng đồng đó thực
hiện một cách tự giác”2.
2.2. Đặc điểm Luật tục3
Luật tục hình thành và phát triển một cách tự phát, nhằm điều chỉnh các quan hệ
trong cộng đồng, do nhu cầu của cộng đồng, mà trước hết, trên cơ sở của phong tục,
tập quán, các tín điều tôn giáo và quay lại bảo vệ có hiệu quả các phong tục, tập quán,
các tín điều tôn giáo đó. Luật tục là phong tục, tập quán, nhưng không phải phong tục,
tập quán nào cũng trở thành luật tục, mà chỉ những phong tục, tập quán quan trọng và
1 GS.TS. Ngô Đức Thịnh, Luật tục trong đời sống các tộc người ở Việt Nam (Tái bản lần thứ nhất), Nhà xuất
bản Tư pháp, 2014, trang 24.
2 TS. Trương Tiến Hưng, Vận dụng luật tục dân tộc Chăm trong quản lý nhà nước của chính quyền địa
phương, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2014, trang 15.
3 Người viết tham khảo các đặc điểm theo TS. Trương Tiến Hưng, Vận dụng luật tục dân tộc Chăm trong quản
lý nhà nước của chính quyền địa phương, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2014, trang 15-16.

3


gắn liền với một số quan hệ xã hội then chốt mới trở thành luật tục (hôn nhân và gia
đình, thừa kế, môi trường,..), nó được duy trì và truyền từ đời này sang đời khác thông
qua truyền miệng, từ những trí nhớ, hoạt động sinh hoạt, kinh nghiệm được đúc kết, từ
đó góp phần giữ vững những truyền thống qua các thế hệ, áp dụng như một công cụ để
điều chỉnh những hành vi sai trái của cá nhân. Chính vì thế, tính ổn định của Luật tục
có phần nào hạn chế, bởi nó mang tính không thành văn, hình thức của Luật tục cũng

không thống nhất theo một cách trình bày chung mà nó phụ thuộc vào mỗi cộng đồng,
mỗi địa phương mà có những cách thể hiện khác nhau, đối với người Việt thì hình thức
thể hiện của Luật tục trình bày dưới dạng hương ước, việc lưu giữ còn tản mạn, không
đầy đủ, nên đòi hỏi phải thu thập thông qua thực địa thì mới có thể hoàn chỉnh, trong
khi nhiều làng xã lại không lưu giữ hương ước của làng mình mà phải tìm kiếm tại
Lưu trữ quốc gia, thư viện hay các tỉnh.
Luật tục thường gắn với các truyền thuyết, phong tục, tập quán, tín điều tôn giáo,
để trước hết khuyên răn con người làm những điều nên làm, phải làm hay không được
làm, nhằm bảo vệ môi trường sống, bảo vệ và điều hòa những quan hệ xã hội trong
một cộng đồng người. Luật tục vừa mang tính răn đe, vừa mang tính hướng dẫn, điều
chỉnh, dạy dỗ trong đời sống hàng ngày của cộng đồng, Luật tục mang tính định hướng
mỗi cá nhân tự nhận thức những hành vi của bản thân, làm cho mình tự cảm thấy băn
khoăn, cắn rứt và tự điều chỉnh hành vi phù hợp với phong tục, tập quán của cộng
đồng.
2.3. “Đa dạng pháp luật” và sự kết hợp của Luật tục và luật pháp
- Luật tục và luật pháp có những nét tương đồng và khác biệt nhất định, nhưng
chúng hỗ trợ lẫn nhau trong điều chỉnh các mối quan hệ xã hội
Bản chất của Luật tục cũng chứa đựng các quy tắc xử sự của con người nhằm
điều chỉnh một số quan hệ xã hội nhất định, chính về thế mà giữa Luật tục và luật pháp
có những nét tương đồng về cơ cấu, tính chất (như hình thức xử lý, hình thức xét xử
trong các trường hợp quy định về tội, tang chứng, chế tài,...), qua đó luật tục hỗ trợ
pháp luật trong điều chỉnh hành vi của con người. Tuy nhiên, phạm vi áp dụng của
Luật tục khá hẹp bởi nó chỉ giới hạn trong một cộng đồng trong khi luật pháp mang
quy tắc xử sự chung cho toàn xã hội, xuất phát từ cơ sở hình thành của Luật tục cũng
thể hiện những nét khác biệt trong hình thức, nội dung giữa Luật tục và luật pháp, giữa
sự tích lũy những kinh nghiệm truyền thống qua từng thế hệ với những văn bản được
ban hành theo trình tự, thủ tục, trình bày theo những hình thức cố định.
- “Đa dạng pháp luật” và sự kết hợp của Luật tục và luật pháp
“Đa dạng pháp luật” là khuôn khổ của một xã hội nhất định, tồn tại những cơ chế
pháp luật khác nhau, được áp dụng trong những hoàn cảnh giống nhau, ban đầu việc

nghiên cứu “đa dạng pháp luật” chỉ hạn chế trong khuôn khổ các nghiên cứu về mối
quan hệ giữa luật tục và luật pháp Nhà nước ở các nước thuộc địa. Ngày nay, “đa dạng
pháp luật” được mở rộng ra cả luật tôn giáo, các quy định riêng của các cộng đồng sắc

4


tộc, cộng đồng địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội khác nhau, như các đảng
pháo, tổ chức xã hội - nghề nghiệp4.
Châu phi là nơi có nhiều công trình nghiên cứu về luật pháp nói chung và luật tục
nói riêng, Luật tục tạo nên một không gian nhất định cho những tục lệ về đất đai trong
khuôn khổ luật đất đai của quốc gia, nhưng cho phép cộng đồng xác định những
nguyên tắc chung của địa phương và hệ thống quản lý về đất đai mà họ sẽ tuân thủ. 5
Những giá trị trong tục lệ về đất đai và những khung quy định có thể sẽ hiệu quả hơn
so với những pháp luật quốc gia, bởi những phong tục với tính cộng đồng sẽ mang ý
nghĩa cho cộng đồng tự quản lý, điều hành đất đai và tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh
đó, tình trạng đa dạng pháp luật này cũng được Nhật Bản, Ấn Độ,... nghiên cứu
chuyên sâu, hoặc ở các nước Canada, Australia, New Zealand thì sự đa dạng pháp luật
đã đóng góp vai trò to lớn nhằm giữ gìn bản sắc dân tộc trong quá trình bị thực dân
xâm lược.
Ở Việt Nam, “đa dạng pháp luật” biểu hiện thông qua sự kết hợp giữa Luật tục và
luật pháp, sự đa dạng này được tồn tại không chỉ trong thời gian gần đây mà nó đã
được hình thành từ thế kỷ XV - Triều đại nhà Lê, trước đó nó tồn tại dưới dạng là
hương ước nhằm thực thi tại các làng xã với những hình thái khác nhau qua các thời
kỳ, về sau thì nó được biên soạn và thực thi bên cạnh với các luật pháp của Nhà nước
tạo nên sự phối hợp chặt chẽ trong quản lý nhà nước.
Nội dung của luật tục không được trái với pháp luật nhà nước, hơn thế nữa phải
thể hiện những định hướng chính trị, kinh tế và xã hội của luật pháp 6. Trong trường
hợp này, “Phép vua thua lệ làng” mang ý nghĩa là sự đồng nhất giữa quy định của pháp
luật với những nội dung của Luật tục, bản thân pháp luật không thể dung hòa được tất

cả các mối quan hệ xã hội, trong khi luật tục vừa mang tính chất pháp luật vừa mang
giá trị phong tục, tập quán, luật tục chứa đựng hệ thống các chuẩn mực, các quy ước
xã hội, điều này dễ dàng thống nhất, hòa hợp được các mối quan hệ phát sinh trong
cộng đồng, bởi nó điều chỉnh các hành vi cư xử với môi trường và xã hội.
Trong lĩnh vực đất đai, giữa Luật tục và pháp luật đất đai cũng có những điểm
tương đồng, có sự dung hòa giữa truyền thống và hiện đại, từ chế độ sở hữu đối với đất
đai cho đến những chính sách, những điều cấm đối với đất đai cũng tồn tại trong Luật
tục.
Luật tục Ê đê nghiêm cấm bất cứ ai đem đất đai, tài nguyên bán hay đổi chác:
“Tài sản ông bà hưởng hết cả làng hưởng đến cả con cháu. Nếu đem bán và đổi
chác. Ai làm người đó chịu tội”.
4 GS.TS. Ngô Đức Thịnh, Luật tục trong đời sống các tộc người ở Việt Nam (Tái bản lần thứ nhất), Nhà xuất
bản Tư pháp, 2014, trang 305.
5 Rachael S. Knight, Statutory recognition of customary land rights in Africa (An investigation into best
practices for lawmaking and implemenstation), Development Law Service FAO Legal Office, FAO Legislative
Study, 2010 (ISSN 1014-6679), page 243. “Create a space for customary land law within the national land law,
but leave communities to define for themselves the local rules and land management systems they will observe”.
6 GS.TS. Ngô Đức Thịnh, Luật tục trong đời sống các tộc người ở Việt Nam (Tái bản lần thứ nhất), Nhà xuất
bản Tư pháp, 2014, trang 306.

5


...Đối với người Thái ở Tây Bắc thì chế độ đất đai tồn tại khá điển hình. Về danh
nghĩa ruộng và rừng rú là của chung toàn mường mà người đại diện là châu đin (Chủ
đất), từ châu mường (chủ mường). Đất công đó được phân chia trước nhất cho các
chức dịch hàng mường...Dân thường cũng được chia ruộng công và chịu gánh vác việc
của mường...
Như vậy, mỗi dân tộc có sắc thái khác nhau, nhưng đều có đặc trưng chung về
quyền sở hữu về đất đai và tài nguyên. Đó là quyền sở hữu công cộng của cộng đồng

đi liền với quyền sử dụng, chiếm dụng của cá nhân mỗi thành viên trong cộng đồng.
Hay những quy định về cấm lấn, chiếm hoặc không sử dụng đất của Luật tục
Raglai:
“Phải đi thăm cái nong, cái nia, cái lưng của ông bà. Đi thăm để làm cho đất
đai mãi mãi tốt tươi, để nước không ngừng chảy, để chuối mía mọc xum xuê.
Đất đâu có phải như con ngựa không chủ, con bò không người chăn.
Đó là tập quán từ xa xưa, từ đời bà, đời ông, từ tổ tiên xa cũ.
Cứ bẩy năm, chúng tôi (Pô lăn) lại đi thăm đất, thăm bà con một lần.”
“Đất đai hắn chiếm, sông suối hắn đoạt, rừng cây, hắn xí, đất đai hắn choán,
rừng tê giác rừng voi hắn cũng chiếm lấy. Hắn là kẻ to gan lớn mật, dám vượt cả núi
cao. Như vậy có việc phải xét xử giữa người ta với hắn”7
Như vậy, Luật tục Raglai đã góp phần dạy dỗ, răn đe đối với hành vi lãng phí
nguồn lợi từ đất, lấn chiếm đất của người khác trong khai thác, sử dụng đất. Điều này
cho thấy, việc quy định hành vi này của luật tục vừa phù hợp với pháp luật về đất đai
vừa thể hiện được sự mộc mạc trong đời sống, gần gũi nhưng cũng góp phần mang
tính bắt buộc nghiêm khắc của cộng đồng.8
Bên cạnh đó, Luật tục sẽ là công cụ hữu hiệu hỗ trợ luật pháp trong hoạt động
hòa giải tại cơ sở trong cơ chế giải quyết tranh chấp đất đai. Rõ ràng, phạm vi hòa giải
ở cơ sở vẫn nằm trong khuôn khổ pháp luật, nhưng pháp luật không thể giải quyết
được những trường hợp phát sinh cụ thể, những quy phạm của pháp luật không thể
điều chỉnh được những “lệ làng” mà đòi hỏi có những công cụ gần gũi hơn, mang tính
phong tục, tập quán để có thể điều chỉnh hành vi của những cá nhân trong cộng đồng.
Nhất là, khi kết quả của quá trình hòa giải có thể được Tòa án công nhận, 9 việc này sẽ
góp phần nâng cao giá trị của hòa giải thông qua việc áp dụng Luật tục trong giải
quyết các tranh chấp, điều này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả trong cơ chế giải quyết
tranh chấp đất đai thông qua hòa giải và đồng thời giảm tải các vụ việc cần phải thụ lý
cho Tòa án.
7 GS.TS. Ngô Đức Thịnh, Luật tục trong đời sống các tộc người ở Việt Nam (Tái bản lần thứ nhất), Nhà xuất
bản Tư pháp, 2014, trang 313 - 314, 243 - 244.
8 Khoản 1 và khoản 3 Điều 12 Luật Đất đai năm 2013 quy định nghiêm cấm hành vi “lấn, chiếm, hủy hoại đất

đai” và hành vi “không sử dụng đất”.
9 Công văn số 1503/BTP-PBGDPL ngày 05/5/2017 của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn thực hiện thủ tục yêu
cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải ở cơ sở.

6


3. Luật tục và một số vấn đề liên quan quy định thu hồi đất
3.1. Thừa nhận giá trị của Luật tục trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất phải đi theo phương pháp luận về phân tích chi phí lợi
ích về cả kinh tế, xã hội, môi trường.10 Pháp luật về bảo vệ môi trường quy định quy
hoạch sử dụng đất là đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược 11, hoạt
động này nhằm phân tích, dự báo tác động đến môi trường của quy hoạch sử dụng đất
để đưa ra giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi đến môi trường, làm nền tảng và được
tích hợp trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhằm bảo đảm mục tiêu phát
triển bền vững, theo đó, sự phát triển bền vững được xác định bởi ba yếu tố: phát triển
kinh tế, tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về đất đai Việt Nam vẫn
thừa nhận giá trị của môi trường vật chất hơn là giá trị nhân văn (tinh thần) trong mối
quan hệ với các thành phần tạo thành môi trường. 12 Trong khi, trong hoạt động đánh
giá quy hoạch sử dụng đất cũng cần xét đến môi trường nhân văn 13 để giải quyết mối
quan hệ giữa cộng đồng người với thế giới tự nhiên trong quá trình con người trực tiếp
tác động đến các yếu tố tạo thành môi trường vật chất, bởi điều này rất quan trọng
trong tác động đến vấn đề thu hồi đất để thực hiện các dự án, đặc biệt là sự thu hồi đất
mang tính vĩnh viễn14. Việc này hầu như chưa được chú trọng trong quá trình tham vấn
trong đánh giá môi trường chiến lược, mà đòi hỏi cần phải nghiên cứu đến những quy
định của Luật tục nhằm đánh giá được tổng thể quy hoạch, kế hoạch đối với việc sử
dụng đất khi thực hiện tại các vùng dân tộc thiểu số.
Theo đó, tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá môi trường chiến lược 15 là
yêu cầu khi thực hiện báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, tuy nhiên, pháp luật

chưa quy định rõ về việc tham vấn, trên thực tế thì việc tổ chức lấy ý kiến được thông
qua UBND cấp xã, tuy nhiên chúng ta nên đặt ra câu hỏi: Người dân đã hiểu biết gì về
10 GS.TSKH. Đặng Hùng Võ, Tham luận Những khoảng trống pháp luật trong cơ chế Nhà nước thu hồi đất
theo quy hoạch -, Kỷ yếu Hội thảo lấy ý kiến chuyên gia của Dự án “Đào tạo nâng cao năng lực và nghiên cứu
hoàn thiện quy trình thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại thành phố Cần Thơ”, Khoa Luật - Trường Đại
học Cần Thơ, 18/10/2017, trang 27.
11 Xem mục 4.2.7 Phụ lục I kèm theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định
về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo
vệ môi trường.
12 Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 đưa ra khái niệm “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật
chất tự nhiên và nhân tạo có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”.

13 Từ điển giải thích luật học (Luật kinh tế, Luật môi trường, Luật tài chính, Luật ngân hàng), Đại học Luật Hà
Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân, 2000, trang 176 đưa ra khái niệm “Môi trường nhân văn là một hệ thống
phức hợp bao gồm cả thế giới vật chất và tinh thần, là sản phẩm vật chất và trí tuệ do con người tạo ra
Môi trường nhân văn được hình thành nhằm giải quyết mối quan hệ cơ bản sau đây:
- Giải quyết mối quan hệ giữa con người với con người phát sinh trong mọi lĩnh vực trong đó có lĩnh vực
bảo vệ các yếu tố môi trường tự nhiên và yếu tố môi trường nhân tạo.
- Giải quyết mối quan hệ giữa cộng đồng người với thế giới tự nhiên trong quá trình con người trực tiếp
tác động đến các yếu tố tạo thành môi trường vật chất”.
14 Theo PGS.TS. Phan Trung Hiền (Chủ biên), ThS. Châu Hoàng Thân - ThS. Trần Vang phủ, Giáo trình
Pháp luật về quy hoạch và giải phóng mặt bằng, nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật, 2017,trang 14: “Thu
hồi đất nhằm thực hiện quy hoạch, kế hoạch là việc Nhà nước dịch chuyển quyền sử dụng đất vĩnh viễn từ người
sử dụng đất sang Nhà nước một cách bắt buộc theo thủ tục hành chính không do lỗi của người sử dụng đất”
15 Khoản 8 Điều 15 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.

7


quyền của mình trong việc tham vấn đối với quy hoạch sử dụng đất? Cơ quan nhà

nước được giao lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược có nghiên cứu về Luật tục
nếu như tác động đến đời sống của những người dân tộc thiểu số? Điều này sẽ kéo
theo những hệ quả về sau đối với quá trình thu hồi đất, nhất là trong quá trình bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư.
“Quy định về lấy ý kiến trong quá trình lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư. Tại Điểm a khoản 2 Điều 69 Luật Đất đai năm 2013 quy định về Tổ chức làm
nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức
lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư với người dân trong khu vực có
đất thu hồi; Điều này có nghĩa là Luật không có quy định cụ thể rõ ràng khó thực hiện
để xác định sự đồng thuận của người dân về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
về tiêu chí cụ thể bao nhiêu (%) trên tổng số người dân lấy ý kiến, cũng như trong diện
tích bao nhiêu (1/2 hay 2/3) của người dân có đất thu hồi để được coi là đồng ý hoặc
không đồng ý với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và từ đó tổ chức đối thoại
để điều chỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho phù hợp. Sự khiếm khuyết
này nói lên việc bảo vệ quyền lợi và hợp pháp của người có đất thu hồi”.16
Ví dụ: Trong quá trình triển khai Dự án thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A,
nếu việc thu hồi đất nhằm phục vụ Dự án thì sẽ có nhiều câu hỏi đặt ra đối với đời
sống của cộng đồng người dân nơi đây: người dân sẽ sống như thế nào khi tổ tiên họ
đã gắn bó tác động đến sinh kế của người dân sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy
sản và đánh bắt cá vùng hạ du, đặc biệt là các dân tộc ít người như: Châu Ro, Châu
Mạ, STiêng , M'Nông…
Các điểm trọng tâm phân tích về kinh tế - xã hội trong đánh giá tác động môi
trường
Cần hết sức lưu ý nghiên cứu về các dân tộc ít người, bởi vì họ thường có điều
kiện kinh tế, văn hóa kém phát triển hơn người đa số và thường khó thích nghi với
việc thay đổi môi trường sống và phương thức sản xuất...Trên đây là các điểm cốt lõi
trong phân tích xã hội đối với nghiên cứu ĐTM (Đánh giá tác động môi trường) do
ngân hàng thế giới khuyến cáo. Các điểm này về cơ bản là phù hợp với yêu cầu về
ĐTM của Việt Nam. Trong dự báo tác động KT-XH của dự án, các vấn đề dự án nhạy

cảm dự án đây cần được lưu ý đặc biệt:
- Các vấn đề KT-XH của các dân tộc ít người;
- Các vấn đề tái định cư bắt buộc;17
16 Lê Thanh Lộc, Tham luận Hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất,
Kỷ yếu Hội thảo lấy ý kiến chuyên gia của Dự án “Đào tạo nâng cao năng lực và nghiên cứu hoàn thiện quy
trình thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại thành phố Cần Thơ”, Khoa Luật - Trường Đại học Cần Thơ,
18/10/2017, trang 40 - 41.
17 PGS.TS. Phạm Văn Minh, Giáo trình Đánh giá tác động môi trường, Trường Đại học Nông Lâm, Nhà xuất
bản Nông nghiệp, 2013, Trang 60 - 61.

8


Như vậy, từ quá trình lập quy hoạch cho đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư vẫn
chưa thể hiện được quyền của người dân được tham vấn trong quá trình này. Điều này
cần phải có những giải pháp để đảm bảo quyền của người dân:
Thứ nhất, việc tham khảo các nguồn để làm căn cứ cho quá trình quy hoạch sử
dụng đất tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhất định phải có tham khảo Luật tục.
Theo khoản 4 Điều 4 Luật Quy hoạch năm 2017 về nguyên tắc cơ bản trong hoạt động
quy hoạch thì “Bảo đảm tính nhân dân, sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cộng đồng,
cá nhân; bảo đảm hài hòa lợi ích của quốc gia, các vùng, các địa phương và lợi ích
của người dân, trong đó lợi ích quốc gia là cao nhất; bảo đảm nguyên tắc bình đẳng
giới” Luật tục là cơ sở quan trọng trong việc lập quy hoạch, bởi nó là “tinh thần” của
cộng đồng. Điều này cũng mang tính phòng ngừa cần phải được áp dụng trong quá
trình lập quy hoạch sử dụng đất, hoạt động đánh giá môi trường chiến lược đối với quy
hoạch sử dụng đất phải quan tâm đến đời sống tinh thần của đồng bào người dân tộc
thiểu số, bỏi sự tác động về vật chất sẽ kéo theo sự tác động về tinh thần, kể cả những
công trình mang giá trị làm di sản văn hóa mà sử thi, luật tục của buôn làng gìn giữ.
Luật tục được tham khảo ở đây chỉ bao gồm những Luật tục truyền thống mang
giá trị phù hợp với những tiến bộ, không trái với pháp luật của Nhà nước. Việc thể chế

hóa Luật tục trong pháp luật đất đai cần phải được thực hiện nhằm phù hợp với Quyết
định số 22/2018/QĐ-TTg ngày 08/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, thực
hiện hương ước, quy ước. Theo đó, cần có cơ chế phổ cập kiến thức pháp luật cho
người đồng bào dân tộc thiểu số, chương trình phổ cập sẽ đòi hỏi phải có sự lồng ghép
giữa pháp luật với những luật tục của cộng đồng (thông qua các đề án, chương trình,
kế hoạch,...), cần có hướng dẫn về áp dụng luật tục để đưa nâng cao giá trị của Luật
tục trong chính sách đất đai và hoàn thiện các khoảng trống pháp luật về đất đai. Hoạt
động thiết thực kết hợp giữa Luật tục và luật pháp, một mặt nếu làm tốt sẽ từng bước
phổ cập luật pháp trong nhân dân các dân tộc, mặt khác, sẽ khai thác tốt những mặt
tích cực loại bỏ dần các mặt tiêu cực của luật tục cổ truyền.
Thứ hai, đối với những trường hợp thu hồi đất tại vùng dân tộc thiểu số sẽ cần
phải có sự tham gia của người đại diện cho cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số theo
Luật tục của từng dân tộc (Polăm đối với người Êđê, Tombri đối với người M’nông,
Pochưp đối với người Raglai,...), uy tín của người giữ làng, giữ buôn sẽ là tiếng nói
chung cho cả cộng đồng, bên cạnh những người đại diện ở cơ sở (trưởng thôn, ấp,...),
cần thiết phải phổ cập kiến thức pháp luật và những kỹ năng cho những người đại diện
nhằm có sự am hiểu pháp luật quốc gia kết hợp với những Luật tục của dân tộc. Điều
này chưa quy định cụ thể tại pháp luật đất đai, mà theo đó sự đồng ý cho cộng đồng
chỉ được quy định thông qua Ủy ban nhân dân cấp xã, việc triệu tập thành phần đại
diện cộng đồng đòi hỏi phải bám sát với ý chí chung cho tất cả đồng bào, nếu thực tiễn
thiếu đi những thành phần này thì sẽ tạo nên khiếm khuyết lớn trong quá trình tham
vấn cộng đồng, ý nghĩa của nó không mang lại giá trị hữu hiệu.

9


3.2. Vận dụng Luật tục trong bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất
- Bồi thường, hỗ trợ thỏa đáng với những giá trị nhân văn từ việc thu hồi đất
Bồi thường, hỗ trợ đối với người dân trong quá trình thu hồi đất vẫn còn nhiều

bất cập, nếu như đối với việc thu hồi đất của người dân ở khu vực thành thị sẽ ảnh
hưởng chủ yếu đến lợi ích về kinh tế, thì đối với việc thu hồi đất ở vùng đồng bào dân
tộc thiểu số sẽ ảnh hưởng đến đời sống tinh thần, bởi nó là sắc thái, bản sắc riêng của
truyền thống làng, bản, thôn,...việc bồi thường về giá trị quyền sử dụng đất sẽ không
phản ánh đúng bản chất, bởi giá trị quyền sử dụng đất ở những vùng đồng bào dân tộc
thiểu số không thể hiện ở giá trị bằng vật chất 18 (trên thực tế, những vùng đất này
không mang giá trị về kinh tế cao, chủ yếu nhằm phục vụ những sinh hoạt, nhiều khu
vực đất không có giá trị dinh dưỡng cao, chỉ sử dụng chủ yếu để cung cấp lương thực,
đổi hàng hóa phục vụ cho đời sống hàng ngày...), mà nó tồn tại trong ý thức của người
đồng bào dân tộc thiểu số bằng những truyền thống từ đời ông cha để lại, những cây
cối, những khe suối, những gì gắn liền với đất đai họ sống được Luật tục thể hiện qua
các lối văn thơ và con cháu có trách nhiệm giữ gìn.
Sự hỗ trợ của người bị thu hồi đất là người dân tộc thiểu số tại các làng, bản,
thôn,...tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn chưa có sự khác biệt lớn đối với
những đối tượng khác. Quy định về hỗ trợ đối với những trường hợp thu hồi đất được
thể hiện khá rõ trong pháp luật về đất đai, tuy nhiên, liệu rằng đã có đánh giá hiệu quả
sau khi hỗ trợ trong học tập, việc làm của người dân tại các vùng đồng bào dân tộc
thiểu số, bởi mục đích của việc hỗ trợ nhằm ổn định đời sống, sản xuất và phát triển.
Một số trường hợp cho thấy sự bất cập trong việc đánh giá hiệu quả hỗ trợ sau thu hồi
đất:
“Việc triển khai các phương án hỗ trợ sản xuất, thay đổi phương thức canh tác và
công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư chưa được quan tâm đúng mức.
Việc chuyển đổi nghề, tạo việc làm cho người dân sau TĐC còn gặp khó khăn; có
rất ít lao động tại địa phương vào làm việc ở các công ty thủy điện.
Đến nay, hàng chục dự án thủy điện đã đi vào vận hành, nhưng chỉ có tám người
dân trong huyện Nam Giang (tỉnh Quảng Nam) được nhận vào làm việc, còn các địa
phương khác chưa ai có việc làm từ các dự án thủy điện này.” 19
Như vậy, quy định của pháp luật về những chính sách bồi thường, hỗ trợ cho
đồng bào dân tộc thiểu số vẫn chưa đáp ứng đúng nhu cầu của họ, cách thức thực hiện
không mang lại hiệu quả cho trường hợp này, điều này sẽ tạo nên những vấn đề “nhạy

cảm” bởi những giá trị bù đắp là chưa phù hợp, sự thiếu trách nhiệm trong việc tìm
hiểu những phong tục, tập quán kèm theo những cứng nhắc trong quá trình thực hiện
18 Khoản 20 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 đưa ra khái niệm “Giá trị quyền sử dụng đất là giá trị bằng tiền của
quyền sử dụng đất đối với một diện tích đất xác định trong thời hạn sử dụng đất xác định”.
19 Bất cập trong tái định cư thủy điện ở Quảng Nam, Báo điện tử của Tổ chức Con người và Thiên nhiên, truy
cập ngày 06/5/2019, />
10


sẽ không chỉ gây lãng phí về những giá trị vật chất mà còn kéo theo sự mất mác những
giá trị truyền thống văn hóa lịch sử - những giá trị khó có thể bồi thường, hỗ trợ.
- Tái định cư “đặc thù” dành cho những người đồng bào dân tộc thiểu số
Trong tái định cư theo pháp luật Việt Nam chưa có những cơ chế đặc thù, chưa
có phương án bố trí phù hợp đối với những vùng đồng bào dân tộc thiểu số. “Đặc thù”
được đề cập là những giá trị sắc thái, bản sắc truyền thống của một dân tộc nhất định 20,
gắn liền với đó là những Luật tục mang tính tự quản trong phạm vi cho phép của pháp
luật, điều này sẽ góp phần hài hòa giữa việc bố trí tái định cư, vừa giữ gìn được bản
sắc mà vẫn đảm bảo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.
Trên thực tế, nhiều trường hợp người dân không thích nghi được với những khu
tái định cư do Nhà nước cấp:
“Phần lớn các khu, điểm TĐC được bố trí gần các trục đường giao thông, thuận
lợi cho việc xây dựng lưới điện nông thôn và các công trình công cộng. Hệ thống kết
cấu hạ tầng từng bước được đầu tư xây dựng, đáp ứng một phần nhu cầu sinh hoạt, đi
lại và sản xuất của người dân..
...Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hiện tại công tác tổ chức di dân,
TĐC từ các công trình thủy điện trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số hạn chế. Vấn đề môi
trường, xã hội, sản xuất cũng như việc giữ gìn, bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng
bào dân tộc thiểu số… đã bộc lộ một số bất cập cần được quan tâm giải quyết.”21
“Khu tái định cư Pù Pết, ở xã Bằng Vân được xây dựng với mức đầu tư gần
mười tỷ đồng nhằm tái định cư cho 10 hộ dân sinh sống ở lòng hồ Bản Chang. Mỗi hộ

được cấp 300 m2 đất ở, 700 m2 đất sản xuất/khẩu, hứa hẹn hình thành một khu dân
cư mới, tốt hơn nơi ở cũ. Thế nhưng, chúng tôi đến Pù Pết chỉ thấy một vài căn nhà
khóa cửa im ỉm, cỏ mọc đầy do chủ nhà đã bỏ về nơi ở cũ. Chủ tịch UBND xã Bằng
Vân Nông Hồng Quảng cho biết: Công trình cấp nước sạch giờ đã hỏng, bỏ không;
dân không quen sống cảnh san sát như ở phố, trong khi đất ruộng thì chẳng canh tác
nổi cho nên đã bỏ về nơi cũ.22
Chính sách tái định cư cần phải đưa ra việc xây dựng khu tái định cư có đầy đủ
cơ sở hạ tầng và điều kiện sinh hoạt cho người dân với định mức, tiêu chuẩn theo quy
định. Theo đó, cơ sở hạ tầng và điều kiện sinh hoạt phải đảm bảo được tính truyền
thống của cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số, việc quản lý tại khu tái định cư sẽ có
những quy ước (Luật tục) riêng nhằm ban hành để quản lý cộng đồng. Muốn thực hiện
hiệu quả được điều này, cần phải đánh giá lại kết quả lấy ý kiến của cộng đồng người
dân trong quá trình lập phương án tái định cư, từ đó có phương án thực hiện tối ưu
20 Người viết thể hiện cơ chế đặc thù phù hợp với Luật tục, bởi một số quy định về chính sách đặc thù hỗ trợ
phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020 được quy định tại Thông tư số
02/2017/TT-UBDT ngày 22/5/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc.
21 Bất cập trong tái định cư thủy điện ở Quảng Nam, Báo điện tử của Tổ chức Con người và Thiên nhiên, truy
cập ngày 06/5/2019, />22 Tuấn Sơn, Lãng phí lớn từ những khu tái định cư ở Bắc Cạn, Báo Nhân dân điện từ,
/>
11


mang tính đặc thù của cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số tại vùng bị thu hồi đất, sự
am hiểu Luật tục trong quá trình này là điều cần thiết, bởi nó tạo nên những sắc thái,
bản sắc truyền thống riêng biệt.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. VĂN BẢN PHÁP LUẬT
1. Luật Quy hoạch năm 2017;
2. Luật Bảo vệ môi trường năm 2014;

3. Luật Đất đai năm 2013;

12


4. Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về
quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
5. Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg ngày 08/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về
xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước;
6. Thông tư số 02/2017/TT-UBDT ngày 22/5/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy
ban dân tộc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội
vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020;
7. Công văn số 1503/BTP-PBGDPL ngày 05/5/2017 của Bộ Tư pháp về việc
hướng dẫn thực hiện thủ tục yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải ở cơ sở.
II. SÁCH, GIÁO TRÌNH
8. PGS.TS. Phan Trung Hiền (Chủ biên), ThS. Châu Hoàng Thân - ThS.
Trần Vang phủ, Giáo trình Pháp luật về quy hoạch và giải phóng mặt bằng, nhà xuất
bản Chính trị quốc gia sự thật, 2017;
9. GS.TS. Ngô Đức Thịnh, Luật tục trong đời sống các tộc người ở Việt Nam
(Tái bản lần thứ nhất), Nhà xuất bản Tư pháp, 2014.
10. TS. Trương Tiến Hưng, Vận dụng luật tục dân tộc Chăm trong quản lý nhà
nước của chính quyền địa phương, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2014.
11. PGS.TS. Phạm Văn Minh, Giáo trình Đánh giá tác động môi trường,
Trường Đại học Nông Lâm, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2013;
12. Từ điển giải thích luật học (Luật kinh tế, Luật môi trường, Luật tài chính,
Luật ngân hàng), Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân, 2000.
III. TÀI LIỆU KHÁC
13. Kỷ yếu Hội thảo lấy ý kiến chuyên gia của Dự án “Đào tạo nâng cao năng lực

và nghiên cứu hoàn thiện quy trình thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại thành
phố Cần Thơ”, Khoa Luật - Trường Đại học Cần Thơ, 18/10/2017, trang 27;
14. Rachael S. Knight, Statutory recognition of customary land rights in Africa
(An investigation into best practices for lawmaking and implemenstation),
Development Law Service FAO Legal Office, FAO Legislative Study, 2010 (ISSN
1014-6679).
15. Bất cập trong tái định cư thủy điện ở Quảng Nam, Báo điện tử của Tổ chức
Con
người

Thiên
nhiên,
truy
cập
ngày
06/5/2019,
/>
13


16. Tuấn Sơn, Lãng phí lớn từ những khu tái định cư ở Bắc Cạn, Báo Nhân dân
điện từ, />
14



×