Tải bản đầy đủ (.ppt) (46 trang)

Bài giảng Kỹ năng nghiệp vụ công tác Đoàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (526.42 KB, 46 trang )

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TỈNH THÁI NGUYÊN
BCH ĐOÀN HUYỆN PHÚ LƯƠNG

KỸ NĂNG NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC ĐOÀN


NỘI DUNG
1

MỘT SỐ KỸ NĂNG CƠ BẢN

2

MỘT SỐ NHIỆM VỤ THƯỜNG XUYÊN CỦA NGƯỜI CÁN BỘ ĐOÀN

3

KỸ NĂNG TỔ CHỨC TRÒ CHƠI


PHẦN I: MỘT SỐ KỸ NĂNG CƠ BẢN
I. MỘT SỐ KỸ NĂNG CẦN CÓ CỦA CÁN BỘ ĐOÀN

1. Kỹ năng tham mưu, lãnh đạo
- Tham mưu với cấp uỷ Đảng, Đoàn cấp trên những
vấn đề liên quan đến công tác thanh niên, những vấn
đề phát sinh cần sự hỗ trợ giúp đỡ.
- Lãnh đạo trong công tác, định hướng hoạt động của
chi đoàn.
- Lãnh đạo về mặt tư tưởng, nắm bắt tư tưởng đoàn
viên thanh niên




2. Kỹ năng điều hành, quản lý
- Điều hành sinh hoạt chi đoàn, hoạt động của
Ban chấp hành, phân công nhiệm vụ cho ủy
viên Ban chấp hành.
- Quản lý cán bộ chi đoàn về công việc, về tư
tưởng.
- Quản lý hồ sơ đoàn viên, cán bộ, sổ chi đoàn,
các văn bản quyết định.


3. Kỹ năng tổ chức hoạt động
- Biết thiết kế nội dung chương trình một hoạt động,
đợt hoạt động, tổ chức phát động một phong trào.
- Biết làm công tác đoàn vụ, các hội nghị, buổi lễ kết
nạp, trưởng thành Đoàn, đại hội, hội nghị chi đoàn.
- Biết phân công đoàn viên phụ trách các công việc
trong chương trình hoạt động
- Tổ chức sinh hoạt trò chơi, múa, hát, sinh hoạt tập
thể, kể chuyện, đọc, ngâm thơ
- Thiết kế một tiết mục sân khấu hóa, tiểu phẩm.


4. Kỹ năng soạn thảo văn bản, trình bày, triển
khai một vấn đề
- Soạn thảo các loại văn bản của chi đoàn như:
chương trình, kế hoạch, báo cáo, kiểm điểm, biên
bản
- Biết tổ chức triển khai trình bày một nội dung, một

chủ trương, quan điểm, nghị quyết của Đoàn,
Đảng.


5. Kỹ năng ứng xử, xử lý các mối quan hệ
- Xử lý các tình huống trong công tác Đoàn.
- Xử lý các tình huống phát sinh trong quan hệ cá
nhân của đoàn viên thanh niên.
- Xác định vai trò, vị trí của chi đoàn, Bí thư chi đoàn
trong mối quan hệ với với Đoàn cấp trên, với cấp
ủy, với các tổ chức đoàn thể khác.


6. Kỹ năng trình bày
- Trong rất nhiều kỹ năng cần thiết đối với người cán bộ
Đoàn, một kỹ năng không thể thiếu được đó là kỹ năng
trình bày.
- Để trình bày tốt một vấn đề đặt ra, người cán bộ Đoàn cần
có các kỹ năng sau:
+ Lắng nghe chăm chú
+ Diễn đạt đơn giản
+ Định nghĩa trong sáng, rõ ràng
+ Quan tâm đến phản ứng của người nghe
+ Gây ảnh hưởng
+ Giải quyết thắc mắc


II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ NĂNG TỔ CHỨC MỘT HỘI THI
1. Công tác chuẩn bị
1.1. Xây dựng kế hoạch hội thi.

- Kế hoạch phải thật chi tiết, xác định rõ chủ đề hội thi mục đích yêu cầu của hội thi,
qui mô, thời gian, địa điểm và đối tượng thành phần dự thi (kỹ năng soạn thảo,
triển khai, trình bày).
- Các nội dung chính của hội thi bao gồm: Thể lệ cuộc thi; quyết định thành lập Ban
tổ chức, Ban giám khảo, Ban thư ký, kèm theo giải thưởng và các biện pháp thực
hiện cho hội thi.
- Báo cáo chủ trương, kế hoạch hội thi với cấp uỷ và lãnh đạo địa phương, đơn vị;
báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Đoàn cấp trên (nếu hội thi không phải Đoàn cấp
trên tổ chức). Tranh thủ sự trợ giúp kinh phí, vật chất và các điều kiện khác của
các ngành, các đoàn thể, các tổ chức kinh tế, xã hội (Kỹ năng tham mưu)
- Triệu tập cuộc họp cán bộ Đoàn mở rộng và các đại diện của các đơn vị tham gia
hội thi quán tiệt chủ trương, phổ biến, triển khai kế hoạch và bàn biện pháp thực
hiện. (kỹ năng lãnh đạo, điều hành)
 - Chọn địa điểm, thời gian thích hợp với chủ đề của hội thi, Xây dựng chương trình,
makét phải đảm bảo nêu bật được chủ đề, tính hấp dẫn của hội thi (kỹ năng điều
hành, tổ chức hoạt động).
- Thiết kế chương trình công diễn, tổ chức tổng duyệt chương trình, thiết kế kịch bản
theo đúng chương trình hội thi (nếu có).


2. Tổ chức hội thi.
Hội thi được tiến hành qua vòng loại, chung khảo, sơ khảo.
Để hội thi đạt kết quả cao cần lưu ý một số vấn đề sau.
2.1. Bài trí sân khấu
- Phông màn nên chọn gam màu sáng để tạo sự tươi trẻ phù
hợp với makét trang trí đã được duyệt. Đảm bảo được hệ
thống đèn màu, đèn chiếu sáng để điều phối phù hợp với
nội dung cuộc thi. Nên trang trí khung cảnh sân khấu phù
hợp với thiên nhiên như  đưa các cây cảnh lên sân khấu để
đảm bảo khung cảnh diễn ra của hội thi

- Âm thanh, micrô phải đảm bảo chất lượng vì đây là yếu tố
quyết định của thành công của  cuộc thi.
- Sắp xếp chỗ ngồi cho BGK hợp lý đảm bảo cho việc theo
dõi thí sinh biểu diễn từ đầu đến cuối hội thi. Thí sinh phải
có chỗ trang điểm, thay trang phục (kỹ năng điều hành).


2.2. Tiến hành hội thi.
- Khai mạc hội thi, giới thiệu đại biểu, giới thiệu người dẫn
chương trình.
- Người dẫn chương trình giới thiệu BGK, BTK và điều
khiển thực hiện nội dung theo kịch bản.
- Các thí sinh tham gia phần thi. (Trong các phần thi nên xen
kẽ các tiết mục VN)
- Trong lúc chờ đợi BTC tổng kết để trao thưởng nên đưa
vào các tiết mục văn nghệ của khán giả để tạo không khí
sôi nỗi.
- Công bố kết quả và trao thưởng.
- Bế mạc hội thi.


2.3. Một số điều cần lưu ý.
- Đối với thí sinh.
Cần bình tĩnh, tự tin trước khán giả; cần tránh những biểu hiện như vùi đầu, lè lưỡi,
rụt cổ, bặm môi hoặc cười toe toét trên sân khấu. Tránh chào và chúc khán giả và
BGK quá nhiều...
- Đối với người DCT.
Cần nghiên cứu trước đối tượng dự thi, chuẩn bị thật kỹ kịch bản từ lời giới thiệu,
thuyết minh ngắn gọn, dí dỏm, hấp dẫn, đưa vào một vài lời bình để chuyển nội
dung hợp lý. Không nên tự thay đổi kịch bản làm thí sinh mất bình tĩnh thiếu tự

tin. Nên đọc rõ ràng, ngắn gọn kết hợp với ánh mắt, nụ cười để tạo cho thí sinh
niềm tin, bình tĩnh, không nên đánh giá chất lượng tiết mục của thí sinh.
- Đối với BTC.
Cần chỉ đạo việc thực hiện nội dung, chương trình kế hoạch đã được thống nhất,
khéo léo xử lý tình huống phát sinh, đảm bảo hội thi đạt mục tiêu, yêu cầu như đã
xác định.
Bố trí thời gian để giải đáp những vấn đề thí sinh còn vướng mắc trong qúa trình diễn
ra hội thi.
Xác định được việc tổ chức hội thi để tạo phong trào thi đua sôi nỗi của ĐVTTN
hướng tới hội thi. Mặt khác không phải hội thi nào cũng được tổ chức công diễn ở
sân khấu mà tuỳ vào mục đích, tính chất, nội dung của từng hội thi để BTC hội thi
quyết định hình thức và biện pháp tiến hành cho thích hợp.


III. KỸ NĂNG TỔ CHỨC SINH HOẠT
CHI ĐOÀN
1. Khái niệm về sinh hoạt chi đoàn
Là một buổi sinh hoạt về chính trị, thời sự, văn
hoá, khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên
môn nhằm mục đích giáo dục của chi đoàn


2. Nội dung và hình thức sinh hoạt chi đoàn
2.1. Nội dung sinh hoạt
a. Sinh hoạt chi đoàn hoạt động theo chủ đề giáo dục
- Sau mỗi lần sinh hoạt đoàn viên phải nâng cao nhận thức của mình hoặc để lại ấn
tượng tốt đẹp
- Phải chọn đề tài gắn với vấn đề thời sự nóng bóng của cuộc sống và gắn với nhu
cầu của đoàn viên
- Đề tài phải gần gũi và phù hợp với trình độ của đoàn viên

- Đề tài phải thường xuyên thay đổi, trành nhàm chán
b. Sinh hoạt chi đoàn để xây dựng chương trình công tác
- Xây dựng chương trình công tác của chi đoàn theo quý
- Phải dự báo, tổng hợp được nhiệm vụ cơ bản của một quý
- Phải đánh giá hoạt động đã triển khai, phân tích tồn tại hạn chế và rút kinh nghiệm
c. Sinh hoạt chi đoàn để nâng cao chất lượng của tổ chức cơ sở Đoàn
- Xây dựng Đảng: Tham mưu cho đảng về công tác thanh niên, góp ý cho nghị quyết,
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; nhận xét và giới thiệu đoàn viên
ưu tú cho Đảng
- Xây dựng Đoàn: xét và tổ chức kết nạp đoàn viên; bình bầu và phân loại đoàn viên
6 tháng 1 lần; Góp ý cho lãnh đạo BCH đoàn các cấp


2.2. Hình thức sinh hoạt chi đoàn
a. Sinh hoạt trong phòng họp
b. Sinh hoạt tại nơi di tích danh lam thắng cảnh
c. Sinh hoạt tại nhà đoàn viên
- Chọn nhà đoàn viên có đủ điều kiện và quay vòng
- Phát động đóng góp cơ sở vật chất:sách, báo, loa đài cho
sinh hoạt
d. Sinh hoạt chi đoàn theo hình thức hội thảo, hái hoa dân
chủ, toạ đàm.
e. Sinh hoạt chi đoàn trên trang thông tin
f. Sinh hoạt chi đoàn vào ngày kỷ niệm, sinh nhật đoàn viên


3. Công tác chuẩn bị và tiến hành sinh hoạt chi đoàn
3.1. Công tác chuẩn bị
- Họp BCH phân công chuẩn bị nội dung, và thông báo cho đoàn viên
về thời gian sinh hoạt

3.2. Tiến hành sinh hoạt
- Ổn định tổ chức
- Điểm danh đoàn viên
- Giới thiệu chủ toạ và thư ký
- Đại diện BCH chi đoàn hoặc đoàn viên được phân công phụ trách
chuyên đề trình bày nội dung sinh hoạt
- Đoàn viên thảo luận
- Đại biểu phát biểu
- Chủ toạ tổng hợp và kết luận
- Thư ký thông qua biên bản và biểu quyết
- Bế mạc


PHẦN II: MỘT SỐ NHIỆM VỤ THƯỜNG XUYÊN
CỦA NGƯỜI CÁN BỘ ĐOÀN

1. Lập kế hoạch công tác
- Một người cán bộ Đoàn phải biết trù tính các hoạt
động của Chi đoàn. Sự trù tính này được thể hiện
qua các kế hoạch công tác (từng quý, kỳ, thời
điểm: 26/03, 20/10, 20/11 ..) phương hướng,
chương trình công tác (từng năm, nhiệm kỳ). 


2. Báo cáo
- Việc báo cáo công tác là nhiệm vụ và yêu cầu của
hầu hết các tổ chức. Báo cáo là dạng thông tin về
kết quả công việc, công tác mà cá nhân, tổ chức đã
tiến hành. Qua nội dung báo cáo, các cấp bộ Đoàn
sẽ đánh giá lại tình hình hoạt động, có cơ sở thực

hiện việc xét thi đua, khen thưởng v.v... hay xem
xét các đề xuất, kiến nghị mới.
- Báo cáo được thực hiện hàng tháng, quí, năm hay
theo từng chuyên đề.


3. Tổ chức sinh hoạt chi đoàn
- Sinh hoạt chi đoàn là một yêu cầu bắt buộc theo qui
định của Điều lệ Đoàn. Trách nhiệm tổ chức sinh
hoạt chi đoàn thuộc về Ban chấp hành chi đoàn.
Mỗi lần sinh hoạt chi đoàn, Ban chấp hành chi
đoàn phải ghi biên bản cẩn thận theo hướng dẫn
được ghi trong Sổ chi đoàn. Nội dung biên bản
sinh hoạt chi đoàn được tập thể chi đoàn thống
nhất theo đa số được xem như Nghị quyết của chi
đoàn (triển khai các hoạt động, khi kết nạp đoàn
viên mới, giới thiệu đoàn viên ưu tú phát triển đảng


4. Ghi chép, quản lý sổ sách của đoàn
- Việc ghi chép, quản lý Sổ chi đoàn là nhiệm vụ của
Ban chấp hành các chi đoàn, thực hiện theo hướng
dẫn chung.
- Ban chấp hành chi đoàn có trách nhiệm giữ Sổ chi
đoàn, ghi chép; chuyển bàn giao cho Ban chấp hành
chi đoàn nhiệm kỳ mới sau Đại hội; bàn giao lại cho
Đoàn cấp trên khi chi đoàn giải tán.


* Một số tài liệu các cấp bộ Đoàn cần có:

1. Điều lệ Đoàn, Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn
2. Điều lệ Hội, Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Hội
3. Điều lệ Đội, Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đội
4. Sáu bài học lý luận chính trị của Đoàn
5. Hướng dẫn kỹ năng nghiệp vụ công tác tổ chức của Đoàn
6. Công tác phát triển đoàn viên mới
7. Đoàn viên cần biết
8. Các tài liệu tham khảo (tùy theo điều kiện và khả năng cụ thể của mỗi
cấp bộ Đoàn): Báo, tạp chí và Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam; quy
định thi hành điều lệ Đảng; Điều lệ các đoàn thể và một số ấn phẩm
khác. Các nghị quyết quan trọng của Đoàn, Đảng.


* Ngoài các loại sổ sách tài liệu chung trên mỗi cấp bộ Đoàn cần phải có thêm các
loại sổ sách, tài liệu sau:
- Đối với chi đoàn
1. Các loại sổ: Sổ chi đoàn và sổ đoàn viên (theo mẫu của BTC TW Đoàn)
2. Tài liệu: Sổ tay bí thư chi đoàn
- Đối với Đoàn cơ sở
1.
Các loại sổ: Sổ ghi biên bản các cuộc họp; sổ theo dõi đoàn viên (danh sách đoàn
viên, danh sách đoàn viên chuyển đi và tiếp nhận đoàn viên chuyển đến; theo dõi
các chi đoàn về việc hướng dẫn đoàn viên đăng ký “Chương trình RLĐV”; danh
sách phân loại đoàn viên; danh sách đoàn viên được trao thẻ; Sổ quản lý cán bộ
đoàn (danh sách trích ngang các UV BCH Đoàn cơ sở và UV BCH các chi đoàn;
danh sách rút tên, bổ sung BCH đoàn cơ sở và BCH các chi đoàn); sổ quản lý văn
bản và theo dõi công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật.
2.
Các tài liệu gồm: hướng dẫn đại hội đoàn các cấp; tài liệu nâng cao chất lượng tổ
chức Đoàn cơ sở; tư tưởng Hồ Chí Minh.



5. Quản lý đoàn phí
- Mức đóng đoàn phí theo Điều lệ Đoàn và Nghị quyết
số 07 NQ/TWTĐTN, ngày 25 tháng 11 năm 2010 của
Ban Thường vụ Trung ương Đoàn về việc thay đổi
mức đóng đoàn phí: đối với đoàn viên có lương là
5.000đồng/người/tháng, đoàn viên không hưởng lương
là 2.000đồng/người/tháng.
- Mức trích nộp đoàn phí: Từ cấp chi đoàn trở lên
được giữ lại 2/3 và trích nộp lên cấp trên trực tiếp là
1/3 tổng số tiền Đoàn phí do đoàn viên hoặc tổ chức
đoàn cấp dưới nộp lên.


6. Phân loại đoàn viên, giới thiệu đoàn viên ưu tú
và nhận xét đoàn viên hằng năm
- Việc phân loại đoàn viên thực hiện theo hướng dẫn
số 19-HD/TWDTN, ngày 17/3/1999 của Ban bí thư
TW Đoàn (được chia làm 4 loại: xuất sắc, khá, trung
bình, yếu kém).
- Ban chấp hành chi đoàn bình chọn những đoàn viên
xuất sắc tham gia bồi dưỡng lớp Đoàn viên ưu tú và
giới thiệu Đoàn viên ưu tú có thành tích xuất sắc nhất
với Đoàn cấp trên và Chi bộ xem xét kết nạp Đảng.


7. Tham gia đánh giá rèn luyện, tổ chức thực
hiện  công tác xã hội
- Ban chấp hành Đoàn các cấp cần chủ động, giúp đỡ

đoàn viên thực hiện việc đánh giá rèn luyện và thực
hiện công tác xã hội
- Cán bộ Đoàn các cấp cần biết phối hợp các tổ chức
trong và địa phương để thực hiện có hiệu quả công tác
này.


×